Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MỔ LẤY THAI VÀ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM TỶ LỆ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.06 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MỔ LẤY THAI VÀ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM
TỶ LỆ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ
Ths.Bs.Hoàng Ngọc Tú, Ths.BsCKII.Bạch Cẩm An, BSCKII.Phan Viết Tâm
NHS.Phan Lê Vy Phương, CN.NHS.Ngô Hoàng Hiếu, NHS.Nguyễn Thị Đông Hiền

Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình và giải pháp làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai. Đối tượng và
phương pháp: Gồm tất cả các sản phụ vào sinh tại khoa Phụ sản BVTW Huế được chỉ định
mổ lấy thai, trong khoảng thời gian nghiên cứu kể từ 01/2015 - 12/2015. Mô tả cắt ngang hồi
cứu. Kết quả: Tỷ lệ mổ lấy thai 57,57%, trong đó các nhóm 1, 2, 3 và 5 theo phân loại
Robson có tỷ lệ đóng góp cao nhất với 47,57%. Các biến chứng thường gặp trong và sau
mổ lấy thai: rách cơ tử cung đoạn dưới 1,13%, thương tổn bàng quang 0,85%, đờ tử cung
0,75%, rối loạn chức năng ruột 16%, nhiễm trùng đường tiểu 8,8% và nhiễm trùng vết mổ
4,4%. Đối với con: chỉ số Apgar thấp 1,7%, suy hô hấp 5,6% và nhiễm trùng sơ sinh
3,01%. Với trường hợp vết mổ cũ: tỷ lệ rau tiền đạo gia tăng ý nghĩa ở những sản phụ có
vết mổ cũ lấy thai (1,76%) so với những người không có vết mổ cũ lấy thai (0,87%)
(RR.2); tỷ lệ rau cài răng lược không có sẹo mổ cũ là 3,14% tăng lên 44,44% ở sẹo mổ cũ.
Kết luận: Tình hình mổ lấy thai ở bệnh viện TW Huế gia tăng rất nghiêm trọng, hệ lụy kéo
theo nhiều biến chứng. Giải pháp giảm tỷ lệ mổ lấy thai là làm giảm tỷ lệ 3 nhóm đầu tiên
trong phân loại 10 nhóm.
RESEARCH OUTCOMES OF CESAREAN SECTION AND
HOW TO REDUCE CESAREAN SECTION RATE
Abtracts
Objective: State of cesarean section and how to reduce cesarean section rate. Subjects and
Method: Include all the records of women which hospitalized and delivered by cesarean
during the 1-year period from 1/2015 to 12/2015 were reviewed. Retrospective crossstudy. Results: Ratio 57.57% caesarean section, in which groups 1, 2, 3 and 5 in the
classification Robson have the highest contribution rate to 47.57% . Common complications
during and after cesarean section: tearing the lower segment of the uterus 1.13%, 0.85%
bladder injuries , 0.75% uterine , bowel dysfunction 16%, urinary tract infection 8.8% and
4.4% incisions. For children: a low Apgar score of 1.7 %, 5.6 % respiratory failure,
neonatal infections 3.01%. With having previous cesarean: The incidence of placenta


previa was significantly increased in those with the previous cesarean section
(1.76%) compared with those with an unscarred uterus (0.87%) (R.R.2); the incidence
of placenta accreta was 3,14% among patients with placenta previa, 44,44% being in
patients with previous cesarean section. Conclusion: The situation of cesarean section
increased very serious , consequences entail many complications. Solutions to reduce the
rate of Caesarean section rate is reduced in the first 3 groups classified 10 groups.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập niên trở lại đây, cùng với những tiến bộ trong y học về trình độ tay nghề,
kỹ thuật mổ lấy thai, trình độ gây mê hồi sức và kháng sinh nên vấn đề mổ lấy thai ngày
nay tương đối an toàn, thuận lợi hơn trước. Chỉ định mổ lấy thai càng được mở rộng hơn.
Cùng với đó sự xuất hiện của rau tiền đạo, rau tiền đạo cài răng lược ở sản phụ có vết mổ
cũ lấy thai ngày càng gia tăng, gây ra rất nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm cho mẹ và
con không chỉ trong thời gian mang thai mà cả trong giai đoạn chuyển dạ và xử trí [6],[10].
Từ năm 1985, cộng đồng y tế quốc tế đã coi tỷ lệ lý tưởng cho mổ lấy thai là giữa 10%
và 15%. Kể từ đó, mổ lấy thai ngày càng trở nên phổ biến ở cả các nước phát triển và đang
phát triển. Khi chỉ định hợp lý vì vấn đề y khoa, sinh mổ có thể ngăn chặn hiệu quả tỷ lệ tử
vong và bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy những
lợi ích của mổ lấy thai ở những sản phụ hay ở trẻ sơ sinh không có nhu cầu về thủ thuật.
Cũng như với bất kỳ phẫu thuật nào, mổ lấy thai có liên quan với nguy cơ ngắn hạn và dài
hạn có thể kéo dài nhiều năm vượt ra ngoài lần sinh hiện tại và ảnh hưởng đến sức khỏe
của sản phụ, của trẻ sơ sinh, và những lần có thai trong tương lai. Những rủi ro này còn cao
hơn ở những phụ nữ ít được chăm sóc sản khoa toàn diện [10].
Trong những năm gần đây, chính phủ và các bác sĩ đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng
về số lượng ca sinh mổ và những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, cộng đồng quốc tế ngày càng cần thiết phải xem xét lại tỷ lệ được khuyến cáo
năm 1985. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai và giải
pháp làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai tại BVTW Huế” nhằm:
1. Tìm hiểu một số vấn đề trong chỉ định mổ lấy thai theo phân loại Robson, biến

chứng, kết cục và dự hậu của mổ lấy thai.
2. Rút ra giải pháp làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai.
VÀI NÉT VỀ TỔNG QUAN
1. Phân nhóm và chỉ định mổ lấy thai.
1.1. Hệ thống phân loại 10 nhóm (TGCS)(phân loại Robson)
Hiện nay không có sự chấp nhận quốc tế về hệ thống phân loại mổ lấy thai trong đó cho
phép so sánh ý nghĩa và mối liên quan của tỷ lệ mổ lấy thai trên những cơ sở, ở các thành
phố hoặc những khu vực khác nhau. Trong số các hệ thống hiện có được sử dụng để phân
loại mổ lấy thai, việc phân loại 10 nhóm (còn được gọi là ‘phân loại Robson’) trong những
năm gần đây trở nên sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Trong năm 2014, WHO đã tiến hành
một sự đánh giá mang tính hệ thống về kinh nghiệm của người dùng với phân loại Robson
để đánh giá những ưu và nhược điểm của nó, thực hiện và giải thích, và để xác định các
rào cản, hỗ trợ và sự thích ứng với tiềm năng sử dụng hay phải sửa đổi thêm [7],[10].
WHO đề xuất hệ thống phân loại Robson như một tiêu chuẩn toàn cầu để đánh giá, theo
dõi và so sánh tỷ lệ mổ lấy thai ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe theo thời gian, và giữa
những cơ sở với nhau. Để hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc áp dụng phân loại Robson, WHO
sẽ phát triển những hướng dẫn cách sử dụng nó, bổ sung và diễn giải, bao gồm cả chuẩn
hóa các thuật ngữ và định nghĩa.


Phân loại Robson dựa trên cơ sở các thông tin về dịch tễ, kết cục mẹ và con, chi phí và
cách tổ chức thực hiện. Nó có nhiều ý nghĩa lâm sàng hơn. Theo phân loại Robson, mổ lấy
thai được sắp xếp trong 10 nhóm:
1. Con so, đơn thai, ngôi đầu, >= 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên.
2. Con so, đơn thai, ngôi đầu >=37 tuần, khởi phát chuyển dạ/MLT trước khi chuyển dạ.
3. Con rạ (không có VMC), đơn thai, ngôi đầu >=37 tuần, chuyển dạ tự nhiên.
4.Con rạ (không có VMC), đơn thai, ngôi đầu >=37 tuần, khởi phát chuyển dạ/MLT trước khi chuyển dạ
5. VMC, đơn thai, ngôi đầu >= 37 tuần.
6. Tất cả các trường hợp con so, ngôi mông.
7. Tất cả các trường hợp đa thai, ngôi mông (bao gồm có VMC).

8. Tất cả các trường hợp đa thai (bao gồm có VMC).
9. Tất cả các trường hợp ngôi bất thường (bao gồm có VMC).
10. Tất cả các trường hợp đơn thai, ngôi đầu, <=36 tuần (bao gồm có VMC)
1.2. Chỉ định khởi phát chuyển dạ và nguyên nhân mổ lấy thai
Những chỉ định khởi phát chuyển dạ, giống như chỉ định cho việc mổ lấy thai, đang trở
nên khó kiểm soát, trong đó có chỉ định không phải lý do y khoa như yêu cầu của bệnh
nhân và gia đình... Những chỉ định thường khó xác định, dẫn đến sự không thống nhất
trong việc áp dụng chúng. Các nguyên tắc về chỉ định được chấp nhận là một số nhóm chỉ
định được xem là cần thiết. Mỗi nhóm chỉ định cho khởi phát chuyển dạ có thể được phân
tích chi tiết hơn, nếu cần thiết, để xác định các chỉ định cụ thể riêng biệt.
Các nguyên tắc đã được chấp thuận về chỉ định mổ lấy thai trước khi có chuyển dạ. Lý
tưởng nhất, mổ lấy thai trước khi có chuyển dạ nên được chia thành chỉ định về thai nhi, về
mẹ, và không có chỉ định y khoa. Tuy nhiên, có sự khó khăn để xác định vì sự chồng chéo
lên nhau và do đó khó thực hiện.
Việc sử dụng oxytocin như là điểm phân biệt giữa lý do thai nhi và đẻ khó. Có hai loại
phổ biến của chuyển dạ đẻ khó dẫn đến mổ lấy thai: chuyển dạ tiến triển ở mức dưới 1 cm
mỗi giờ (hoạt động tử cung không hiệu quả, IUA) và những tiến triển ở mức hơn 1 cm mỗi
giờ ban đầu và rồi sau đó tiến triển thất bại (hoạt động tử cung hiệu quả, EUA). IUA và
EUA sau đó được chia nhỏ thành các phân mục.
Đối với đẻ khó, phân mục IUA, đáp ứng kém (Dys/IUA/PR) là khi oxytocin được sử
dụng và theo lý thuyết đạt đến liều tối đa theo hướng dẫn của đơn vị sinh đẻ, nhưng chuyển
dạ không tiến triển gì nhiều hơn 1 cm mỗi giờ. Phân mục IUA, không có khả năng điều trị
trên cơn go tử cung (Dys/ IUA/ITT/OC) là khi oxytocin được sử dụng và không thể đạt
được liều tối đa vì tử cung go cường tính. IUA, không có khả năng điều trị, thai nhi không
dung nạp (Dys/IUA/ITT/FI) là khi oxytocin được sử dụng và không thể đạt được liều tối
đa vì thai nhi không chịu đựng được oxytocin. Cuối cùng IUA, không dùng oxytocin
(IUA/không oxytocin) là khi có sự tiến triển kém (ít hơn 1 cm mỗi giờ) nhưng không có
oxytocin được sử dụng vì thay đổi lý do lâm sàng. Hoạt động tử cung hiệu quả (EUA)
được chia thành bất tương xứng đầu chậu/chuyển dạ đình trệ (EUA/CPD/đình trệ) hoặc
ngôi bất thường (EUA /ngôi bất thường) [7].

Việc phân loại trên được xây dựng để có thể sử dụng ở bất kỳ đơn vị sinh đẻ nào. Các khái
niệm đằng sau phương pháp này đảm bảo chất lượng là, như TGCS, kết quả sẽ kích thích sự
thảo luận về tiến bộ của đơn vị này (quản lý chuyển dạ) khi so sánh nó với các đơn vị khác.
2. Biến chứng mổ lấy thai.


So với sinh ngã âm đạo, thì tỷ lệ tử vong mẹ và đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh tăng lên với mổ
lấy thai xấp xỉ gần gấp đôi. Một phần của sự gia tăng này về tỷ lệ tử vong có liên quan với
phẫu thuật nói chung, và một phần liên quan đến các nguyên nhân đã dẫn đến chỉ định mổ lấy
thai. Nguyên nhân chính của tỷ lệ bệnh tật và tử vong có thể liên quan đến di chứng của nhiễm
trùng, bệnh tắc mạch do huyết khối, biến chứng gây mê, và thương tổn do phẫu thuật [6].
1.2. Những biến chứng trong mổ
- Rách tử cung
- Thương tổn bàng quang
- Thương tổn niệu quản
- Thương tổn ruột
- Đờ tử cung
1.3. Những biến chứng sau mổ
- Nhiễm trùng vết mổ
- Hở thành bụng
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Rối loạn chức năng ruột
- Biến chứng về tắc mạch
- Viêm tắc mạch chậu
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung sau mổ.
2. Kết cục và dự hậu
2.1. Đối với mẹ
Bệnh nhân trải qua sinh mổ thường mất nhiều thời để phục hồi hoàn toàn so với những người
sinh qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, các tình trạng chung tổng thể về dài hạn của bệnh nhân không bị
ảnh hưởng quá trầm trọng. Đôi khi, một số bệnh nhân có thể bị đau vùng chậu liên quan viêm dính

trong ổ bụng, một tình huống có thể làm trầm trọng trọng hơn là xảy ra ở những người có nhiều
vết mổ. Trường hợp vết mổ dọc thân tử cung thì nguy cơ vỡ tử cung tăng lên xấp xĩ 1% so với vết
rạch cơ tử cung đoạn dưới [7]. Một vết mổ lấy thai trước đó có thể làm tăng nguy cơ phát triển
nhau cài răng lược nếu trong những lần sinh sau có xuất hiện nhau thai tiền đạo. Nguy cơ nhau cài
răng lược ở bệnh nhân có nhau tiền đạo là xấp xĩ khoảng 4 % so với không có mổ lấy thai trước
đó; nguy cơ này tăng lên khoảng 25 % với mổ lấy thai một lần và 40 % với mổ lấy thai hai lần [4],
[5].
2.2. Đối với con
- Trẻ sinh mổ có nguy cơ tử vong cao hơn so với sinh đường âm đạo
- Nguy cơ mắc các bệnh cao hơn (hô hấp, thần kinh).
- Hệ miễn dịch kém hơn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các sản phụ vào sinh tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế được chỉ định
mổ lấy thai, trong khoảng thời gian nghiên cứu kể từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả các sản phụ vào viện và đã sinh mổ tại khoa phụ sản.
- Tất cả các thai phụ có thai đủ tháng, hay non tháng ( ≥ 35 tuần hay ≥ 8 tháng).
Tiêu chuẩn loại trừ:


- Thai phụ trước khi ra viện hoặc chuyển viện chưa sinh con.
- Thai phụ sau đẻ nơi khác bị tai biến chuyển đến viện.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: Từ 01/01/2015 đến 31/12/2015.
- Địa điểm: Tại khoa phụ sản, Bệnh Viện Trung Ương Huế.
Phương pháp thu thập số liệu:
Dùng phiếu điều tra thu thập các dữ kiện liên quan đến nghiên cứu.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật chọn mẫu chủ định, là toàn bộ sản phụ sinh mổ trong
năm 2015 tại khoa phụ sản Bệnh Viện Trung Ương Huế.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1 Tỷ lệ sinh mổ và sinh đẻ
Trong năm 2015, có tổng cộng 8.593 trường hợp vào sinh. Trong đó có 4.947 trường hợp mổ
lấy thai chiếm tỷ lệ 57,57% và 3.646 trường hợp sinh thường qua ngã âm đạo chiếm tỷ lệ 42,43%.
1.2 Phân bố chỉ định mổ lấy thai theo Phân loại Robson:
Bảng 1. Hệ thống phân loại 10 nhóm cho mổ lấy thai
Nhóm
1
2

3
4

5
6
7
8
9
10

Mô tả
Con so, đơn thai, ngôi đầu, >= 37
tuần, chuyển dạ tự nhiên.
Con so, đơn thai, ngôi đầu >=37
tuần, khởi phát chuyển dạ/MLT
trước khi chuyển dạ.
Con rạ (không có VMC), đơn thai, ngôi

đầu >=37 tuần, chuyển dạ tự nhiên.
Con rạ (không có VMC), đơn thai,
ngôi đầu >=37 tuần, khởi phát
chuyển dạ/MLT trước khi chuyển dạ.
VMC, đơn thai, ngôi đầu >=37 tuần.
Tất cả các trường hợp con so, ngôi
mông
Tất cả các trường hợp đa thai, ngôi
mông (bao gồm có VMC).
Tất cả các trường hợp đa thai (bao
gồm có VMC).
Tất cả các trường hợp ngôi bất
thường (bao gồm có VMC).
Tất cả các trường hợp đơn thai, ngôi
đầu, <=36 tuần (bao gồm có VMC).

2015
4.947/8.593
57,57%

Kích cỡ
mỗi nhóm
(%)

Tỷ lệ MLT
của nhóm
(%)

712/2.019


23,5

35,28

Đóng góp tỷ lệ
MLT mỗi
nhóm
57,57%
8,29

874/1.057

12,3

82,68

10,17

554/2.156

25,1

25,69

6,45

253/627

7,3


40,35

2,95

1695/1736
373/404

20,2
4,7

97,63
92,32

19,73
4,34

116/137

1,6

84,67

1,35

142/198

2,3

71,72


1,65

69/69

0,8

100

0,8

158/189

2,2

83,59

1,84

1.3 Những biến chứng mổ lấy thai
1.3.1 Biến chứng đối với mẹ
Bảng 2. Biến chứng trong mổ


Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ
(N = 4.947) (%)
Rách cơ tử cung đoạn dưới
56
1,13

Thương tổn bàng quang
42
0,85
Thương tổn niệu quản
2
0,04
Thương tổn ruột
1
0,02
Đờ tử cung
37
0,75
Cắt tử cung
25
0,5
Bảng 3. Biến chứng sau mổ
Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ
(N = 4.947) (%)
Nhiễm trùng vết mổ
217
4,4
Hở thành bụng
15
0,3
Nhiễm trùng đường tiểu
435
8,8
Rối loạn chức năng ruột

792
16
Biến chứng về tắc mạch
5
0,1
Viêm tắc mạch chậu
3
0,06
1.3.2

Biến chứng đối với thai
Bảng 4. Biến chứng đối với thai
Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ
(N = 4.947) (%)
Chỉ số Apgar thấp (≤ 3)
83
1,7
Suy hô hấp trong 24h
276
5,6
Nhiễm trùng sơ sinh
149
3,01
Tử vong sơ sinh
23
0,46
1.4 Đặc điểm vết mổ cũ
Bảng 5. Đặc điểm vết mổ cũ

Đặc điểm
Số lượng (n = 503) Tỷ lệ (%)
Vết mổ thành bụng dính
138
27,43
Cơ tử cung mỏng (< 5 mm)
415
82,5
Vỡ tử cung dưới thanh mạc
21
4,17
Vết mổ cũ đau
135
28,84
1.5 Rau tiền đạo và rau cài răng lược
Bảng 6. Tỷ lệ nhau tiền đạo và nhau cài răng lược

Không có
VMC
Có vết mổ


Số lượng
sinh

Nhau tiền
đạo (% của
số sinh)

8090


70 (0,87)

503

9 (1,76)

Giá trị P và
nguy cơ
tương đối
(độ tin cậy
95%)

Nhau cài
răng lược
(% của
nhau tiền
đạo)

Giá trị P và
nguy cơ
tương đối
(độ tin cậy
95%)

2 (3,14)
P<0,01
RR. 2,0
1,37-3,2


4 (44,44)

P<0,01
RR. 13,7
6,23-31,02


Tổng số

8593

79 (0,92)

6 (7,6)

BÀN LUẬN
Trong năm 2015, có tổng cộng 8.593 trường hợp vào sinh. Trong đó có 4.947 trường hợp
mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 57,57% và 3.646 trường hợp sinh thường qua ngã âm đạo chiếm tỷ lệ
42,43%. Như vậy, tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng lên rất cao, chiếm hơn một nửa trường hợp các
sản phụ vào sinh. Trong khi tỷ lệ mổ lấy thai khuyến cáo là nằm trong khoảng 10 – 15%
được xem tỷ lệ mổ lấy thai lý tưởng tại một cơ sở khám chữa bệnh [10]. Vậy nguyên do nào
làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Chúng ta sẽ phân tích thông qua hệ thống phân loại mổ lấy thai 10
nhóm (TGCS) hay còn gọi là phân loại Robson [7]. Qua đó tìm giải pháp để nhằm làm giảm
tối đa tỷ lệ mổ lấy thai về tiệm cận tỷ lệ mổ lấy thai lý tưởng nếu có thể.
Sơ lược về cách phân loại và cấu trúc các cột (Bảng 1) trong phân nhóm các trường hợp
mổ lấy thai. Cột thứ nhất thể hiện các nhóm từ 1 đến 10, cột thứ hai thể hiện đặc điểm của
mỗi nhóm. Các tiêu đề ở cột thứ ba cung cấp cho tử số về tổng số sinh mổ và mẫu số cho
tổng số sản phụ vào sinh ở bệnh viện; cột chứa các tử số và mẫu số cho số sinh mổ và những
sản phụ đã sinh thường tương ứng đối với từng nhóm. Các con số trong mỗi nhóm sẽ bổ
sung thêm vào tổng số ở phía trên. Phần trăm những sản phụ không thể phân loại được cho

một sự phản ánh về chất lượng dữ liệu. Cột thứ tư trong bảng cho kích thước của mỗi nhóm
là một tỷ lệ phần trăm và được tính bằng số lượng sản phụ trong mỗi nhóm chia cho tổng số
sản phụ vào sinh. Cột thứ năm cung cấp tỷ lệ mổ lấy thai trong mỗi nhóm bằng cách chia số
trường hợp mổ lấy thai được thực hiện trong mỗi nhóm với số lượng sản phụ trong mỗi
nhóm đó. Cột thứ sáu cung cấp sự đóng góp tuyệt đối của mỗi nhóm với tỷ lệ mổ lấy thai nói
chung. Điều này được tính bằng cách chia các số sinh mổ lấy thai trong mỗi nhóm cho tổng
số sản phụ vào sinh. Sự đóng góp với tỷ lệ mổ lấy thai nói chung bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ mổ
lấy thai trong mỗi nhóm và cũng là kích thước của nhóm. Tỷ lệ đóng góp tuyệt đối (chứ
không phải là tương đối) được khuyến cáo sử dụng trong Bảng 1. Sau đó dễ dàng để giải
thích nhanh chóng cả tỷ lệ đóng góp tuyệt đối và tương đối vào tỷ lệ mổ lấy thai.
Nhìn vào Bảng 1 chúng ta thấy rằng nhóm 1, 2, 3 và 5 có kích thước lớn nhất, chiếm đa
số các trường hợp sản phụ vào sinh. Cũng như có tỷ lệ đóng vào tỷ lệ mổ lấy thai là chủ
yếu. Còn với các nhóm 6,7,8,9 và 10 là các nhóm nhỏ, mặc dù có tỷ lệ mổ lấy thai trong
nhóm rất cao nhưng tỷ lệ phân bố thấp, các giá trị dao động thấp, khả năng đóng góp vào
tỷ lệ mổ lấy thai chung khá thấp với xấp xĩ 10% (so với 47,7% của bốn nhóm 1,2,3 và 5).
Như vậy, để giảm tỷ lệ mổ lấy thai cần nghiên cứu làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai trong các
nhóm 1, 2, 3 và 5. Đối với nhóm 5 là nhóm các sản phụ có VMC, đơn thai, ngôi đầu >=37
tuần, mặc dù có tỷ lệ đóng góp vào mổ lấy thai nói chung rất cao nhưng không thể kiểm soát
được vết mổ cũ trong quá trình chuyển dạ nên khó có thể làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai trong
nhóm này. Các nhóm 1 và 3 có đặc điểm gần tương đương nhau, chỉ khác về số lần sinh,
không có yếu tố về khởi phát chuyển dạ nên chỉ liên quan đến vấn đề đẻ khó. Còn nhóm 2 có
tỷ lệ mổ lấy thai như vậy khá cao bất thường liên quan đến quá trình khởi phát chuyển dạ hoặc
sự kém đáp ứng của cơ tử cung, cũng như sự dung nạp của thai nhi với vấn đề khởi phát.
Vậy vấn đề then chốt ở đây là để làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai nói chung cần giảm tỷ lệ mổ
lấy thai trong 3 nhóm đầu tiên. Trong 3 nhóm này nguyên nhân dẫn đến mổ lấy thai vì lý do
thai nhi (không có khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin) và lý do đẻ khó. Cần siết chặt về các


chỉ định mổ lấy thai cũng như xem xét kỹ lưỡng đối với các lý do này thì khả năng làm giảm tỷ
lệ mổ lấy thai khả thi hơn. Những chỉ định mổ lấy thai được thực hiện trong chuyển dạ tự

nhiên hoặc sau khi chuyển dạ được khởi phát. Các nguyên tắc của phân loại này là để phân
biệt giữa mổ lấy thai được thực hiện vì lý do thai nhi (không có oxytocin) và mổ lấy thai được
tiến hành vì đẻ khó (chuyển dạ thất bại). Việc sử dụng nhu cầu về oxytocin như là điểm phân
biệt giữa lý do thai nhi và đẻ khó. Nó cũng mô tả hai loại phổ biến của chuyển dạ đẻ khó dẫn
đến mổ lấy thai: chuyển dạ tiến triển ở mức dưới 1 cm mỗi giờ (hoạt động tử cung không hiệu
quả, IUA) và những tiến triển ở mức hơn 1 cm mỗi giờ ban đầu và rồi sau đó tiến triển thất bại
(hoạt động tử cung hiệu quả, EUA). IUA và EUA sau đó được chia nhỏ thành nhiều phân
mục. Căn cứ vào cách phân loại các nguyên nhân mổ lấy thai này để tránh can thiệp quá mức
vào quá trình chuyển dạ, cũng như hạn chế đến mức tối đa nhu cầu mổ lấy thai.
Ở các Bảng 2, 3 và 4 là hệ lụy của tình trạng tăng tỷ lệ mổ lấy thai gây ra. Tỷ lệ rách cơ tử
cung đoạn dưới khá cao với 1,13%, nguyên nhân có thể do cơ tử cung đoạn dưới mỏng chiếm
82,5% các trường mổ lấy thai có vết mổ cũ (Bảng 4). Các biến chứng nghiêm trọng như
thương tổn niệu quản và thương tổn ruột mặc dù có nhưng tỷ lệ thấp với lần lượt với 0,04% và
0,02% (Bảng 2). Những biến chứng sau mổ thường gặp (Bảng 3) là rối loạn chức năng ruột
như liệt ruột cơ năng sau mổ, đây là biến chứng thường xảy ra đối với các trường hợp phẫu
thuật vùng bụng nói chung, chiếm tỷ lệ 16% các trường hợp. Nhiễm trùng đường tiểu chiếm
8,8% do đặt sonde tiểu và hậu phẫu kéo dài. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ chiếm 4,4% là nguyên
nhân làm tăng số ngày điều trị và chi phí nằm viện cho bệnh nhân. Các biến chứng về tắc mạch
bao gồm cả viêm tắc mạch chậu khá hiếm gặp với 8 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,16%.
Những biến chứng thường gặp đối với thai nhi (Bảng 4) là suy hô hấp trong 24 giờ sau
sinh và nhiễm trùng sơ sinh sớm với lần lượt 5,6% và 3,01%. Đối với các thai nghén mổ
lấy thai khi chưa có chuyển dạ hoặc khởi phát chuyển dạ thất bại như trong các nhóm 1 và
2 thường làm tăng các bệnh lý về hô hấp và đặc điểm miễn dịch của thai nhi thường kém
hơn là các trường hợp trẻ sinh thường. Có 1,7% số trẻ mổ lấy thai có chỉ số Apgar thấp sau
sinh, đây có thể là nguyên nhân của 0,46% trường hợp tử vong trẻ sơ sinh.
Đối với các trường hợp có vết mổ cũ với 503 trường hợp, về đặc điểm của vết mổ thể
hiện trong Bảng 5. Có đến 82,5% trường hợp vết mổ ở đoạn dưới mỏng (dưới 5 mm) và vỡ
tử cung dưới thanh mạc là 4,17%. Tỷ lệ sản phụ đau vết mổ lấy thai chiếm 28,84% và vết
mổ thành bụng dính là 27,43%. Có lẽ vì vết mổ cũ mỏng nên làm gia tăng tỷ lệ xuất hiện
rau tiền đạo và rau cài răng lược bởi sự giảm tưới máu ở nơi vị trí rau bám, bánh rau phải

tăng kích thước và độ rộng để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho thai nhi.
Theo y văn, tỷ lệ rau tiền đạo thay đổi trong khoảng 0,30% đến 1,9% [6]. Khoảng thay đổi
khá rộng đó liên quan đến sự xuất hiện rau tiền đạo theo độ tuổi của sản phụ và số lần sinh ở các
quần thể được khảo sát khác nhau. Tỷ lệ chung của rau tiền đạo trong nghiên cứu của chúng tôi ở
Bảng 6 cũng nằm trong khoảng đó, tức là 0,92%. Từ khi Bender [1] lần đầu tiên đưa ra giả
thuyết về mối quan hệ giữa mổ lấy thai trước với sự xuất hiện rau tiền đạo ở các lần mang thai
sau, đã có nhiều nghiên cứu báo cáo tỷ lệ rau tiền đạo ở những sản phụ có vết mổ cũ lấy thai gia
tăng gấp 2-5 lần tỷ lệ rau tiền ở những sản phụ không có vết mổ cũ lấy thai. Tỷ lệ rau tiền đạo
cao nhất ở sản phụ có vết mổ cũ lấy thai được Singh báo cáo là 3,9% [8]. Theo tác giả To và
cộng sự [9], tỷ lệ rau tiền đạo trên vết mổ cũ lấy thai là 1,31% so với 0,75% rau tiền đạo không
có vết mổ cũ lấy thai, tăng gấp 1,64 lần. Theo Getahun D [5], tỷ lệ đó lần lượt là 0,63% và
0,38%, tăng gấp 1,5 lần. Còn theo tác giả Chattopadhyay và cộng sự [3], thì tỷ lệ đó lần lượt là


2,54% và 0,44%, tăng gấp 5 lần. Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ
rau tiền đạo có vết mổ cũ lấy thai là 1,76% so với rau tiền đạo không có vết mổ cũ lấy thai là
0,87%, tăng gấp 2 lần. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định rằng vết mổ cũ làm
gia tăng rau tiền đạo lên 2-5 lần và cũng phù hợp với tỷ lệ của các tác giả kể trên.
Trong nghiên cứu về rau cài răng lược bám chặt, rau cài răng lược trong cơ và xuyên cơ,
Breen [2] nhận xét việc đánh giá mô học cho thấy thiếu màng rụng là yếu tố chủ yếu trong
hầu hết các trường hợp này, và tỷ lệ rau cài răng lược gia tăng đáng kể do vết mổ cũ lấy thai.
Cũng trong nghiên cứu này, tỷ lệ rau tiền đạo mặt trước cao hơn có ý nghĩa ở những người
có một vết mổ cũ (P < 0,05) so với những người không có vết mổ cũ. Nguy cơ rau cài răng
lược ở bệnh nhân có cả rau tiền đạo và vết mổ cũ lấy thai được ước tính là 9,3% theo To [9],
15% bởi Singh [8] và 30% bởi Clark [4], còn kết quả của chúng tôi là 44,44% cao hơn so với
các tác giả trên. Điều này phản ánh đúng sự gia tăng có ý nghĩa của nhau cài răng lược khi
xuất hiện trên sản phụ có cả rau tiền đạo và vết mổ cũ, với nguy cơ tương đối là 13,7.
KẾT LUẬN
Tình hình mổ lấy thai ở Bệnh viện TW Huế gia tăng rất nghiêm trọng, hệ lụy kéo theo
các biến chứng trong và sau mổ đối với mẹ và con tăng cao, đặc biệt rau tiền đạo và rau cài

răng lược ngày càng nhiều.
Giải pháp để giảm tỷ lệ mổ lấy thai là làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai trong 3 nhóm đầu tiên
trong phân loại 10 nhóm, bằng cách nghiên cứu chỉ định khởi phát chuyển dạ và sinh khó
để có tỷ lệ mổ lấy thai hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bender S (1954), “Placenta previa and previous lower segment cesarean section”,
Surg Gynecol Obstet, 98, p.625-627.
2. Breen JL, Neubecher R, Gregori C, Franklin J (1977), “Placenta accreta, increta,
percreta: A survey of 40 cases”, Obstet Gynecol, 49, p.43-47.
3. Chattopadhyay SK, Khariff H, Sherbeeni MM (1993), “Placenta previa and accreta
after previous cesarean section”, Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 52, p.151- 156.
4. Clark SL, Koonings PP, Phelan JP (1985), “Placenta previa/accreta and prior cesarean
section”, Obstet Gynecol, 66(1), p.89-92.
5. Getahun D, Oyelese Y, Salihu H, Ananth C (2006), “Previous cesarean delivery and
risks of placenta previa and placental abruption”, Obstet Gynecol, 107(4), p.771-778.
6. Kennare R, Tucker G, Heard A and Chan A (2007), “Risks of Adverse Outcomes in the
Next Birth After a First Cesarean Delivery”, Obstetrics & Gynecology, 109(2), Part 1,
p.270-276.
7. Robson M et al., “Quality assurance: The 10-Group Classification System
(Robson classification), induction of labor, and cesarean delivery” International
Journal of Gynecology and Obstetrics, 131 (2015), S23–S27.
8. Singh PM, Rodriques C, Gupta AN (1981), “Placenta previa and previous cesarean
section”, Acta Obstet Gynecol Scand, 60, p.367-368.
9. To W, Leung W (1995). “Placenta previa and previous cesarean section”, International
Journal of Gynecology & Obstetrics, 51, p.25-31.


10.
World Health Organization. WHO Statement on Caesarean Section Rates.
WHO/RHR/15.02.Geneva:WHO;2015. />HO_RHR_15.02_eng.pdf?ua=1.




×