GVHD: Ths.Trần Văn Tiến sg
Nhóm 1 – Lớp MO1303
Page 1
GVHD: Ths.Trần Văn Tiến sg
Nhóm 1 – Lớp MO1303
Page 2
Nhóm 1 – Lớp MO1303
Thành viên nhóm
MSSV
1. Đoàn Thị Ninh
91302851
2. Phạm Thị Thanh
91303611
3. Phạm Văn Thành
91303685
4. Hoàng Thu Thảo
91303701
5. Nguyễn Thị Nguyên
91302636
6. Trương Đức Khôi Nguyên
91302656
7. Trần Thị Thu
91303986
8. Nguyễn Thị Thu
91303985
9. Nguyễn Trung Nghĩa
91302542
10.Võ Quốc Thới
91303977
Page 3
z
MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu đề tài .............................................................................. 5
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 5
1.2 Thực trạng rác thải ở Việt Nam .................................................................... 5
Phần 2: Công nghệ Seraphin......................................................................... 6
2.1 Giới thiệu về công nghệ Seraphin ................................................................ 6
2.2 Đặc điểm ..................................................................................................... 6
2.3 Qui trình công nghệ Seraphin ...................................................................... 7
2.4 Ưu điểm và nhược điểm ............................................................................ 14
2.5 Tthành tựu .................................................................................................. 16
Phần 3:TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 17
Page 4
Phần 1:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Rác thải là một vấn đề nóng của Việt Nam. Nước ta là một quốc gia đang phát triển,
có thu nhập thấp, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và
toàn cầu, Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Quá
trình đó đã gây sức ép lớn tới môi trường. Cùng với sự phát triển đó thì một số
lượng lớn chất thải lớn được thải ra môi trường bên ngoài. Nếu con người ngày hôm
nay không làm gì hoặc trì hoãn mỗi ngày việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để
giảm ô nhiễm môi trường thì không chỉ ngày hôm nay mà ngay cả thế hệ mai sau
cũng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Từng ngày, từng giờ chúng ta
phải đối mặt với vấn nạn đó. Chúng ta không thể sống mà không quan tâm tới môi
trường xung quanh. Và công nghệ Seraphin được xem là giải pháp tối ưu hiện nay.
1.2 Thực trạng rác thải ở Việt Nam
Hiện nay hầu hết rác thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị không được phân loại
nguồn mà thu lẫn lộn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn tính chung toàn quốc vào khoảng
70%. Trong khi đó tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng rác thải.
Các nhà máy chế biến rác sản xuất phân compast đã được triển khai ở một số
đô thị, nhưng phần lớn được đầu tư bằng vốn ODA, giá thành rất đắt. Việc xử lý
chất rắn ở các đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp rác. Mới chỉ có 13/63
tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, còn hầu hết các bãi chôn lấp rác ở
các đô thị hiện nay, về thực chất là những bãi tự nhiên, lộ thiên và không có sự
kiểm soát mùi hôi và nước rỉ từ bãi lấp là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Mỗi năm Nhà nước tốn đến 15.000 tỷ đồng và 5.000 ha đất để... chôn rác.
Nếu không được chú ý tập trung giải quyết, chỉ vài năm nữa các đô thị và khu công
nghiệp của ta sẽ lâm vào tình trạng "khủng hoảng rác". Căn cứ vào thực tế đó, tập
thể các nhà khoa học thuộc Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh đã tự
nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ xử lý rác mang tên Seraphin,
phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ đầu
nguồn.
Page 5
Phần 2: CÔNG NGHỆ SERAPHIN
2.1/Giới thiệu công nghệ Seraphin
Seraphin ( theo tiếng Do Thái cổ có ý nghĩa là ý tưởng từ tự nhiên mà có)
- Là một công nghệ hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới có
khả năng tái sinh 100% rác thải để mang lại nhiều nguồn lợi cho cuộc sống con
người.
- Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt (hay còn gọi là Công nghệ Seraphin)
được Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 20-6-2002 cho Công ty cổ phần Phát triển môi
trường xanh . Đây là công nghệ được lắp đặt trọn vẹn tại nhà máy xử lý rác Đông
Vinh (trước đây đã từng được lắp đặt thử nghiệm tại nhà máy rác Thủy Phương,
Huế).
- Nó là công nghệ do người Việt Nam đề xuất, phát triển và chủ động chế tạo thiết
bị nhằm phục vụ nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt của các đô thị Việt Nam.
- Công nghệ Seraphin đã nhận được hàng loạt giải thưởng như cúp vàng quốc gia và
Huy chương vàng tại triển lãm Tuần lễ xanh (Huế, tháng 8-2003), hội
chợ triển lãm Vietbuild 2003 tại TP Hồ Chí Minh, và mới nhất là Huy
chương vàng hội chợ thiết bị công nghệ Techmart 2003 tại Hà Nội.
2.2/.Đặc điểm
- Công suất kinh tế của dây truyền xử lý rác thải là 150 – 250 tấn/ ngày. Song có thể
cung cấp các dây chuyền có công suất xử lý tới 1000 tấn/ ngày. - Có thể xử lý triệt
để đến 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu
xây dựng ; chỉ còn khoản 10% khối lượng rác là sạn sỏi, sà bần tro xỷ phải chôn
lấp, dẫn đến tiếc khiệm diện tích bãi trôn lấp rác đang là nỗi bức xúc của các đô thị.
- Công nghệ SERAPHIN không chỉ xử lý được rác thải thu gom hàng ngày ( rác
tươi) mà còn xử lý được rác đã chôn tại bãi chôn lấp ( rác khô).
Page 6
2.3.Qui trình công nghệ Seraphin:
Seraphin là ứng dụng công nghệ vi sinh cơ khí hoá dây chuyền, tuyển từ,
gió...là sự kết hợp giữa công nghệ chủ yếu:
• Công nghệ xé, tách và tuyển rác?
• Công nghệ ủ vi sinh?
• Công nghệ tái chế đối với vật liệu chất dẻo và các phế thải khác để tận
dụng tối đa. Việc tận dụng nilon, nhựa từ rác thải là hết sức cần thiết, đây
chính là thành phần không phân huỷ, hạn chế sự phân huỷ các thành phần
khác khi chôn lấp.
-Có thể tóm tắt quátrình xử lí rác thải như sau: Ban đầu rác từ khu dân cư
được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử
mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới
máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút
sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng.Sàng lồng có nhiệm vụ tách
chất thải mềm, dễ phân hủy, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác
hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc
biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân hủy nhanh và
diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời
gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân hủy nhanh
cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới
hệ thống nghiền và sàng. Phần trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt
nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hóa học.
Phần dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày. Do lượng
rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lí
phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lí rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo
đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai
đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn,
sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao.
Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp
pha, gạch bloc... Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg
seraphin (chất thải vô cơ không hủy được) và 250 - 300kg phân vi sinh. Loại phân
này hiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/kg.
Page 7
Page 8
Xử lí chất thải rắn
Qui trình xử lí rác tươi
Page 9
Sau đây là sơ đồ một số qui trình :
Page 10
Qui trình công nghệ ủ compost :
Page 11
Tái chế chất dẻo, tạo sản phẩm
Xử lý nhiệt, đốt các CT hữu cơ khó phân hủy, tạo nhiệt cho các khâu sấy khô
Page 12
Quy trình công nghệ đóng rắn
Page 13
2.4.Ưu điểm và nhược điểm
1. Ưu điểm:
• Chi phí xây dựng và lắp đặt thấp:
Do là công nghệ của Việt Nam sản xuất nên chi phí xây dựng một nhà máy xử lý
rác thải sinh hoạt rẻ hơn và phù hợp với đặc thù rác thải Việt Nam so với các giải
pháp nhập ngoại. Thêm vào đó, vốn đầu tư cho nhà máy xử lý rác theo công nghệ
Seraphin chỉ bằng 30 - 40% so với dây chuyền thiết bị tương tự nhập khẩu: Thí dụ:
nhà máy xử lý rác Thuỵ Phương (TP Huế) với công suất 150 tấn/ngày, chi
phí xây dựng 30 tỷ đồng. Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP Vinh) với công suất xử
lý 200 tấn/ngày được hoàn tất với chi phí xây dựng khoảng 45 tỷ .Đồng thời, thời
gian từ khi đầu tư xây dựng đến khi đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động được rút
ngắn đáng kể (chỉ từ 6 tháng đến 1 năm). Riêng phần máy móc, thiết bị được chế
tạo trong nước nên khâu bảo hành, bảo trì ít tốn kém và thuận tiện.
• Tết kiệm diện tích bãi chôn lấp rác:
Đây là công nghệ xử lý rác thải đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam
nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản xuất, có khả năng tái chế tới 90%
lượng rác thải gồm cả rác vô cơ và hữu cơ. Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong
ngày nên giảm được diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm được đất đai..
Với công nghệ Seraphin, các đô thị Việt Nam có thể xử lý đến 90% khối
lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng.
Chỉ còn 10% khối lượng rác là sạn sỏi, tro xỉ... phải chôn lấp nên có thể tiết kiệm
được diện tích bãi chôn lấp rác thải vốn đang là vấn đề bứcxúc ở các đô thị lớn.Do
vậy chúng ta có thể xóa bỏ khoảng 52 bãi rác lớn,
thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn.
Thí dụ:sau bốn năm, nhà máy xử lý rác Đông Vinh sẽ giải quyết núi rác...
nửa triệu tấn tại bãi Hưng Đông, trả lại đất cho TP Vinh để xây công viên.
Page 14
• Xử lý rác không cần phân loại từ nguồn:
Rác Việt Nam là rác tạp chủng. Ở nước ngoài, rác đều đã được phân loại
ngay từ các túi ni-lon đặt trước cửa từng nhà, thế nên khi xử lý rất tiện lợi. Trước
năm 2000, rất nhiều nhà máy rác áp dụng công nghệ nước ngoài, hoặc công nghệ
trong nước mới xây dựng nhưng đều nhanh chóng trở thành...đống rác. Khi
đi nghiên cứu tìm hiểu, thì thấy rằng, máy móc công nghệ nước ngoài tuy rất
tốt nhưng hỏng chỉ bởi vì các nhà thiết kế không hiểu rác Việt Nam. Đơn giản
như chuyện tách đinh. Máy "tuyển từ" nước ngoài không hút được đinh ra bởi
vì người dân cẩn thận quá, trước khi ném đinh ra bãi rác còn bọc đến ba - bốn lần ni
lon, vải giấy. Máy nước ngoài đưa vào sử dụng một thời gian là quằn dao, hóc băng
tải... không cần phân loại từ nguồn.Rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ
xuống nhà tập kết, nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi
sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi
loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại
khác) rồi lọt xuống sàng lồng. Sau đó tiếp tục quy trình.
• Biến rác thành tài nguyên:
Công nghệ Seraphin tái chế rác thải sinh hoạt thành những sản phẩm có ích cho đời
sống như:
+ phân ủ hữu cơ (compost),
+ sản phẩm nhựa và vật liệu xây dựng.
+ Các sản phẩm phân bón :
Phân bón hữu cơ sinh học MTX
Phân bón hữu cơ khoáng MTX
Phân bón hữu cơ vi sinh vật
+Các sản phẩm tái chế :
+Hạt nhựa nguyên liệu sử dụng cho các quá trình sản xuất
+Nhiên liệu, năng lượng
+Các sản phẩm hóa rắn
Page 15
• Giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
Ngoài việc minh chứng về một loại nguyên vật liệu mới, công nghệ seraphin đã giải
quyết được vấn nạn về ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Bởi thay vì chôn lấp
hoặc đốt theo phương pháp truyền thống, bằng các phương pháp tách lọc và tái chế,
toàn bộ rác thải sinh hoạt sẽ được chế biến 100%. Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày, chứ không chôn lấp rác
tươi nên không còn mùi hôi và tuyệt đối không còn nước rỉ rác ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
• Vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi và khô:
Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là do có
thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày)
và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tác
lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học,
những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về một
bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống, bát đựng mủ cao
su và các loại xô chậu...
2. Nhược điểm:
• Thiết bị được chế tạo trong nước nên chưa ôn định về giá thành và độ bền
• Tính đồng bộ, ổn định và hiện đại hóa chưa cao do những khó khăn về khả năng
tập trung đầu tư và nhân lực.
2.5. Thành tựu
-Công nghệ này đã được Cục Sở hữu tri tuệ cấp bằng sáng chế.
-Với công nghệ Seraphin, các đô thị Việt Nam có thể xử lý đến 90% khối lượng rác
để tái chế thành phân hữu cơ và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng.
-Đặc biệt, Dự án xây dựng mới Nhà máy Xử lý rác thải Đông Vinh đã chứng tỏ sự
thành công của công nghệ này. Dây chuyền số 1 xử lý rác khô đã được vận hành từ
tháng 6/2004, đạt 70 tấn/ngày, tách lọc rác khô thành mùn hữu cơ và nguyên liệu
Page 16
thô để sản xuất vật liệu xây dựng. Dây chuyền số 2 xử lý rác tươi đã đi vào hoạt
động từ tháng 9/2004, với công suất xử lý 150 tấn/ngày.
Phần 3:TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty Cổ phần Công nghệ Môi Trường Xanh SERAPHIN - 229, P. Vọng, Q.
Hai-Bà-Trưng,Hà-Nội,VN.[/http://]www.greenseraphin.com/technology_V.html
[2] Xử lý rác thải bằng công nghệ SERAPHIN (Cục Môi trường) 5/2005 /Truy cập/
/>[3]Công nghệ SERAPHIN giải pháp xử lý triệt để rác thải sinh hoạt ( 4/2005)/Truy
cập/ />[4] Xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ SERAPHIN (Trang web T.p Hải
Phòng)
[5]Cong-nghe-seraphin-qui-trinh-xu-ly-rac-thai-o-viet-nam.Truy cập 04/05/2014/
/>[6] Công nghệ SERAPHIN-Theo: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng.Truy cập
02/05/2014/ />asp?ID=2961&langid=1
Page 17
Page 18