Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Môi trường địa lý đảo Phú Quý – Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 68 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................1
KEY WORDS AND SUMMARY................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................8
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................68


-2-

KEY WORDS AND SUMMARY
KEY WORDS
1.
2.
3.
4.
5.

Phu Quy Island (Đảo Phú Quý)
Touring resourses (Tài nguyên du lịch)
Historical monument ( Di tích lịch sử)
Famous landscape ( Danh lam thắng cảnh)
Folk festival ( Lễ hội dân gian)

SUMMARY
Tourism is one of the economic sectors which is important in a country.
Environmental geography is used to evaluate potential tourism development
of Phu Quy Island. Touring resources are basis of tourism development so touring
resources are as many as attractive. Phu Quy Island is not only many natural
touring resources but also many humanistic touring resources. In Phu Quy Island


humanistic touring resources include Van An Thanh, Linh Quang pagoda, Ngu
Ong festival, etc. Besides Phu Quy Island has many famous landscapes such Tranh
inland, Bai Nho – Ganh Hang, Trieu Duong beach, etc.
Touring resources are important for economic development of Phu Quy
Island. Therefore there should have many projects in order that tourism can quick
and strong development.


-3-

PHẦN MỞ ĐẦU


.1 1. Lý do chọn đề tài
Đảo Phú Quý là một trong những đảo biển trọng điểm khởi đầu được Chính
phủ quan tâm đầu tư xây dựng về kinh tế - quốc phòng và hệ thống cơ sở hạ tầng
trên đảo trong vài năm gần đây. Nhiều hạng mục công trình với mức đầu tư lớn đã,
đang và sẽ tiếp tục được thi công xây dựng, sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Ðặc biệt là cảng biển, hệ thống đường giao thông vành đai liên xã, nhà máy điện,
trung tâm y tế, trung tâm quân - dân y kết hợp… đã kịp thời hoàn thành và đưa vào
khai thác phục vụ nhu cầu dân trí, phát triển kinh tế của đảo. Ðây là những yếu tố
thuận lợi cho môi trường địa lý du lịch của đảo Phú Quý phát triển kinh tế trong
tương lai. Tuy có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, nhưng du lịch Phú Quý vẫn
còn ở dạng tiềm năng, chưa khai thác triệt để.
Từ thực tế nói trên, đồng thời với mong muốn tìm hiểu về các đảo của Việt
Nam cũng như để tích luỹ thêm tư liệu làm hành trang cho bản thân nhằm phục vụ
cho công tác giảng dạy sau này em chọn đề tài em chọn đề tài “Môi trường địa lý
đảo Phú Quý – Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ” làm đề tài nghiên
cứu cho tiểu luận môn Môi trường địa lý để qua đó nhằm tìm hiểu về tiềm năng du
lịch của đảo. Qua đó, đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển du lịch đảo Phú

Quý trong những năm tới góp phần phát triển kinh tế toàn diện của đảo Phú Quý.

.2 2. Mục đích nghiên cứu
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm củng cố, vận dụng và mở rộng những kiến
thức đã học trong nhà trường vào thực tế. Qua đó, có thể cụ thể hóa kiến thức môi
trường địa lý đã học được để giải quyết một số vấn đề mang tính thực tiễn trong đời
sống và phát triển kinh tế xã hội.
- Tìm hiểu, đánh giá các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn để phát triển
du lịch ở đảo Phú Quý cũng như đánh giá sơ bộ hiện trạng phát triển du lịch của đảo
Phú Quý, để từ đó đưa ra các định hướng và các giải pháp để phát triển du lịch
trong những năm tới ngày càng hợp lí, lâu dài và bền vững.

.3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập tài liệu, phân tích, xử lý tổng hợp các số liệu, tài liệu trên tất cả
các phương tiện sách, báo, tạp chí, các trang web… có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.


-4- Sử dụng khái niệm và công cụ địa lý môi trường đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch của hệ thống di tích Địa lý - lịch sử - văn hóa, lễ hội, danh lam thắng
cảnh đảo Phú Quý.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống Địa di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, Địa
sinh cảnh đảo Phú Quý phục vụ phát triển du lịch sinh thái hay kết hợp du lịch sinh
thái và du lịch văn hóa;
- Xây dựng những sản phẩm đặc trưng Vùng địa lý, phục vụ phát triển du
lịch
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo cho
sự phát triển lâu dài, bền vững và hiệu quả trong hoạt động du lịch.


.4 4. Giới hạn đề tài
Để có cái nhìn tổng quát về tiềm năng du lịch của đảo cũng như hiện trạng
phát triển du lịch nên đề tài sử dụng các nghiên cứu, các tài liệu thống kê từ năm
2009 – 2011. Không gian nghiên cứu trong phạm vi hành chính đảo Phú Quý tỉnh
Bình Thuận.
Đề tài tập trung vào việc phân tích tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn
của đảo Phú Quý, hiện trạng phát triển du lịch qua đó đánh giá khả năng phát triển
ngành du lịch trong tương lai trên cơ sở thu thập tài liệu và xử lý, tổng hợp và đánh
giá dưới góc độ địa lý môi trường.

.5 5. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, các nghiên cứu khoa học về du lịch rất thường gặp. Đặc biệt là các
đề tài nghiên cứu du lịch sinh thái, du lịch theo quan điểm phát triển bền vững… Ở
khoa Địa lý trường Đại học các khóa trước cũng có các đề tài nghiên cứu du lịch
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Chẳng hạn: “Du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận, Hiện
trạng và hướng phát triển – Dương Thị Tưởng”, “Định hướng khai thác du lịch
sinh thái Tỉnh Bình Thuận – Nguyễn Thị Gương”, “Du lịch Huyện Hàm Thuận
Nam – Tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải pháp – Nguyễn Thị Kiều Oanh”… Hầu
hết các đề tài này đều nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch trên một
địa bàn ở đất liền. Sau đó đề xuất định hướng phát triển du lịch trong tương lai.
Tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá du lịch trên cơ sở địa lý môi trường còn
khá mới mẻ. Và đảo Phú Quý có lẽ rất xa lạ đối với ai chưa từng đặt chân lên mảnh
đất này. Được mệnh danh là hòn đảo tiền tiêu của đất nước, là vùng đất – đất lành
chim đậu, nên việc phát triển kinh tế - xã hội nơi đây là điều cần thiết, đặc biệt là du
lịch.
Em nghiên cứu đề tài này, với mong muốn sẽ tìm hiểu được đời sống của
người dân trên đảo so với đất liền. Nghiên cứu tiềm năng vốn có của huyện đảo Phú


-5Quý, những tập tục kì lạ, con người hiền lành chất phát ở Phú Quý. Qua đó, đưa ra

những định hướng cho sự phát triển du lịch trên cơ sở địa lý môi trường – một
ngành khá mới mẻ của vùng đất này.

.6 6. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
.6.1. Hệ quan điểm

.6.1.1. Quan điểm hệ thống
Tính hệ thống được hiểu là sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp, lôgic giữa các bộ
phận của sự vật, hiện tượng. Bất kì sự vật, hiện tượng địa lý nào đều có tính hệ
thống. Cần phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng toàn diện, nhiều mặt để thấy vai trò
của từng mặt trong hệ thống, thấy được sự liên kết giữa các bộ phận thành hệ thống
và yếu tố nào là yếu tố kết cấu liên kết bộ phận.
Đảo Phú Quý là một bộ phận của biển Đông. Hoạt động du lịch của huyện
đảo cũng nằm trong mối tương quan thống nhất trong vấn đề phát triển kinh tế của
huyện nói riêng và cả tỉnh Bình Thuận và định hướng “Hướng ra biển Đông”nói
chung của Đảng và Nhà nước ta.
Tìm hiểu hoạt động du lịch của đảo Phú Quý để thấy được những tiềm năng
của nó đối với sự phát triển kinh tế nhằm tiến tới phát triển bền vững. Từ đó, khai
thác có hiệu quả hoạt động du lịch với những nguồn lợi vô cùng quý giá của mà
thiên nhiên đã ban tặng.
Khi nghiên cứu chúng ta cần cô lập từng mặt, từng bộ phận trong hệ thống
để rồi liên kết các mặt đó, các bộ phận đó, cuối cùng nhìn sự vật, hiện tượng trong
một chỉnh thể. Để làm tốt nhà khoa học vừa phải có cái nhìn tổng thể, vừa phải có
óc phân tích sâu sắc.

.6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tài nguyên du lịch cũng như những hoạt động của ngành này có sự phân bố
không giống nhau theo không gian. Chính sự phân bố đó đã dẫn đến những nơi
khác nhau sẽ có những loại hình, những hoạt động không giống nhau. Vì vậy khi
nghiên cứu cần phải tìm ra nét đặc trưng của vùng trong đó có sự kết hợp nhất định

giữa các loại tài nguyên và các loại hình hoạt động.
Tuy nhiên chúng ta biết rằng tổ chức lãnh thổ ngày nay không chỉ gắn liền trên
lãnh thổ (có ranh giới cụ thể) mà còn phát triển theo không gian ba chiều (xuống
sâu trong lòng đất, vươn cao lên bầu trời, vượt ra ngoài biển khơi, thềm lục đia…)
và trong nền kinh tế thị trường mở theo xu thế toàn cầu hóa, các mối liên hệ kinh tế
- xã hội – môi trường còn vượt ra ngoài ranh giới quốc gia có những tác dụng lớn
không thể xem thường.


-6Cũng như phát triển du lịch ở đảo Phú Quý cũng là một mắt xích quan trọng
trong hệ thống phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời, khi nghiên cứu tiềm năng của
đảo Phú Quý, sẽ cho thấy sự khác biệt về tiềm năng giữa các huyện trong tỉnh Bình
Thuận. Từ đó, sẽ đưa ra những định hướng, giải pháp thích hợp để du lịch đảo Phú
Quý trở thành tâm điểm trong sự phát triển kinh tế - môi trường của tỉnh Bình
Thuận.

.6.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Bất kỳ một đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội nào cũng có một quá trình
phát sinh, phát triển. Mỗi một hiện tượng đều tồn tại trong một thời gian nhất định.
Nói cách khác các hiện tượng này có quá trình phát sinh phát triển và suy vong.
Trong quá trình nghiên cứu, khi xem xét hay đánh giá cần phải đứng trên quan điểm
lịch sử.
Hơn nữa, cần có cái nhìn viễn cảnh để đánh giá và xây dựng chiến lược,
phương hướng phát triển du lịch ở đảo Phú Quý trong tương lai.

.6.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo
sự bền vững về cả ba phương diện kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển bền
vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở đút rút kinh nghiệm phát
triển của các quốc gia trên hành tinh, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định

hướng cho tương lai của nhân loại. Đối với việc nghiên cứu địa lý môi trường phát
triển bền vững có thể coi vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu để không chỉ
góp phần khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân
văn nhằm đạt hiệu quả về kinh tế mà qua đó còn tạo ra nền tảng cho sự bền vững về
xã hội, bền vững về môi trường hướng tới phát triển bền vững một cách toàn diện.
.6.2. Phương pháp nghiên cứu

.6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu như du lịch, các nhân
tố ảnh hưởng đến du lịch cũng như tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của đảo
Phú Quý, sự phát triển và phân bố các cơ sở du lịch trên đảo cùng các vấn đề có liên
quan…Nguồn cung cấp gồm các đề tài nghiên cứu, các báo cáo, sách, báo,
Internet…

.6.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý các số liệu, phân tích, tổng
hợp tài liệu đã thu thập được để đánh giá, liên hệ, so sánh và rút ra nội dung cần
trình bày.


-7-

.6.2.3. Phương pháp sinh thái
Khi nghiên cứu tiềm năng của điều kiện tự nhiên và nhân văn đối với sự phát
triển du lịch trên phạm vi một lãnh thổ nhất định và sự phát triển kinh tế, chúng ta
nên xem xét mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với con người trong
khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn cũng như sản xuất và phục vụ cho con
người.
Bên cạnh việc khai thác và sử dụng các điều kiện tự nhiên con người còn phải
có biện pháp bảo vệ, cải tạo điều kiện tự nhiên và nhân văn, để có thể phát triển các

ngành kinh tế một cách toàn diện nhưng vẫn giữ cân bằng sinh thái, cân bằng môi
trường.

.6.2.4. Phương pháp biểu đồ – bản đồ:
Phương pháp bản đồ là một phương pháp truyền thống của khoa học Địa lí –
“bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ”. Phương pháp bản đồ đựơc sử dụng trong tất cả
các khâu của quá trình nghiên cứu nhằm xác định ranh giới nghiên cứu một cách cụ
thể, chính xác, tranh sư nhầm lẫn về không gian.
Phương pháp bản đồ được áp dụng nhiều trong chương 2 và chương 3. Qua
những bản đồ, sơ đồ…chúng ta sẽ khái quát và làm rõ dược những nội dung cần
thiết như đánh giá chất lượng, mức độ ảnh hưởng của môi trường và sau cùng là
phân chia vùng..
Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu bản thân thường sử dụng và phân tích
các biểu đồ, các bảng số liệu thống kê… nhờ đó việc nghiên cứu sẽ cụ thể và mang
tính trực quan hơn.


-8-

PHẦN NỘI DUNG


.1 CHƯƠNG 1: ĐỊA LÝ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH
TẾ XÃ HỘI ĐẢO PHÚ QUÝ
.1.1. Địa lý môi trường tự nhiên đảo Phú Quý

.1.1.1. Vị trí địa lý
Đảo Phú Quý (còn gọi là Cù Lao Thu) có diện tích tự nhiên 17,82 km 2, là
một phần đảo gồm 10 đảo nhỏ: Phú Quý, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đen, Hòn
Giữa, Hòn Đỏ, Hòn Đồ lớn, Hòn Đồ nhỏ, Hòn Tí và Hòn Hải. Trong đó, đảo Phú

Quý có diện tích lớn nhất, Hòn Hải nằm trên đường cơ sở để tính lãnh hải của Việt
Nam là phần nhô ra xa nhất của đường viền nội thuỷ Việt Nam ở phần Đông Nam
của biển Đông, Huyện đảo Phú Quý có toạ độ địa lý:
+ Từ 10º28´58˝ đến 10º33΄35˝ vĩ độ Bắc
+ Từ 108º55΄13˝ đến 108º 58΄12˝ kinh độ Đông.
• Cách thành phố Phan Thiết khoảng 56 hải lí (hơn 100 km) về hướng
Đông Nam.
• Cách quần đảo Trường Sa 540 km về phía Tây Bắc.
• Cách thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150km (về phía Nam).
• Cách Côn Đảo 330km (về phía Đông Bắc).
• Cách thành phố Vũng Tàu 200km (về phía Đông).
Huyện đảo Phú Quý có 3 xã:
• Long Hải: thôn Tân Hải, Quý Hải, Đông Hải, Phú Long.
• Ngũ Phụng (huyện lỵ): thôn Phú An, Thương Châu, Quý Thạnh.
• Tam Thanh: thôn Mỹ Khê, Hội An, Triều Dương.


-9-

Hình 1.1 Bản đồ hành chính đảo Phú Quý – tỉnh Bình Thuận
(Nguồn:Tác giả thiết lập bằng MapInfo)
• Lợi thế
Phú Quý với vị trí là trung tâm của ngư trường Bình Thuận. Phú Quý có
nhiều ưu thế để trở thành một trung tâm khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề
cá không chỉ riêng Bình Thuận mà cả nước. Đồng thời qua việc phát huy các ưu thế
này sẽ góp phần khẳng định chủ quyền vùng biển quốc gia của Tổ Quốc.
Phú Quý nằm tiếp cận với các đường hàng hải quốc tế quan trọng với lượng
chu chuyển hàng hoá rất lớn (đó là các tuyến từ Đông Bắc Á tới vùng Vịnh Thái
Lan, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương) và gần khu vực khai thác dầu khí lớn
nhất nước ta hiện nay. Với vị trí địa lý như vậy, đảo Phú Quý có ưu thế lớn về phát

triển và cung ứng các loại dịch vu vận tải đường biển (dịch vụ đóng, sửa chữa tàu


-10thuyền, dẫn đường, cung cấp các dịch vụ hàng hải khác…), cung cấp các dịch vụ
thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác hải sản, đánh bắt xa bờ, dịch vụ tìm kiếm
cứu hộ, cứu nạn…
Với vị trí địa lý đó đã cho phép Phú Quý phát triển các loại hình du lịch, nổi
bật nhất vẫn là hình thức tham quan và nghỉ dưỡng.
• Hạn chế
Quy mô kinh tế nhỏ bé, trình độ phát triển thấp, nền kinh tế mang đặc trưng
của một nền kinh tế làng chài (ngư nghiệp). Dân số tập trung khá cao trên một diện
tích không gian nhỏ (mật độ trên 1.466 người/km 2, năm 1010), diện tích đất đá hạn
chế, các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân còn rất hạn chế.
Vì nằm giữa biển khơi, nên các phương tiện di chuyển từ đất liền ra đảo cũng
rất khó khăn. Đặc biệt là các tháng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão. Vì
vậy, các tiềm năng du lịch của Phú Quý vẫn chưa được khai thác một cách triệt để.
Nên việc phát triển du lịch ở đây là vấn đề rất khó khăn.

.1.1.2. Đặc điểm địa chất
1.1.2.1 Đặc điểm địa tầng
Một số công trình có nghiên cứu, điều tra địa chất, địa chất thủy văn ở một
số công trình đã phản ánh một số đặc điểm địa chất:
Ở một số độ sâu nhất định, vùng đảo Phú Quý được tạo thành bởi các hoạt
động núi lửa và các thành tạo nguồn gốc biển, gió có tuổi từ Pleistocen đến
Holocen. Từ dưới lên trên gồm có các thành tạo địa chất sau:
Hệ tầng Phan Thiết, trầm tích biến tuổi Pleistocen giữa, tướng bar cát ở trung
tâm đảo. Thành phần trầm tích gồm: Cát thạch anh hạt vừa – thô lẫn ít sét – bột màu
nâu đỏ.
Trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, tướng bar cát “cát dính kết Phú Quý”
(mbQ13)2: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam và Nam đảo với diện tích khoảng

3km2. Thành phần trầm tích: cát, cát sạn thạch anh, dính kết chắc màu xám trắng
chứa vụn sinh vật biển, san hô, di tích Foramifera và di tích bào tử, phấn hoa…
Trầm tích biển tuổi Holocen sớm – giữa (mQ21-2): Phân bố dọc bờ biển của
đảo với diện tích khoảng 4km2. Thành phần trầm tích gồm: Cát hạt vừa màu xám,
gắn kết yếu, chứa vụn san hô, bột sét màu xám xanh, có chứa bào tử phấn hoa, tảo
biển.
Trầm tích gió tuổi Holocen sớm – giữa (vQ 21-2): Phân bố trên mặt sườn và
chân các đồi thấp, chủ yếu phần phía đông của đảo, với diện tích khoảng 5km 2.
Thành phần trầm tích gồm: cát thạch anh có chứa ít vụn nhỏ sạn hô, vỏ sò có màu
vàng nhạt, vàng da cam, hạt mịn đến vừa, chọn lọc tốt.


-11Trầm tích biển tuổi Holocen muộn (mQ 22-3): Phân bố thành những dải nhỏ
gần sát mép nước biển, với diện tích khoảng 1km 2. Thành phần trầm tích gồm: Cát
thạch anh chứa vụn sinh vật biển; màu xám hạt vừa thô, chọn lọc trung bình đến tốt.
Trầm tích gió tuổi Holocen muộn (vQ 22-3): Có diện phân bố hẹp, tạo những
cồn cát cao 5 – 10m. Thành phần trầm tích gồm: cát thạch anh chứa ít vụn sinh vật
biển; màu trắng xám, vàng nhạt; hạt mịn đến vừa, chọn lọc tốt. Dày 3 – 7m.
Trầm tích biển tuổi Holocen muộn (mQ 23): Phân bố thành những dải nhỏ sát
mép nước biển, với diện tích khoảng 1km 2. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát sạn
chứa vụn san hô màu xám trắng hạt vừa – thô.
1.1.2.2 Đặc điểm kiến tạo và khoáng sản
Đảo Phú Qúy với vị trí là phần chuyển tiếp giữa vùng nâng Đà Lạt và vùng
sụt lún Biển Đông. Kế thừa những giai đoạn kiến tạo trước, vào Pleistocen, vùng
đảo Phú Quý chịu chế độ sụt lún mạnh và biển tiến. Đầu Pleistocen muộn, toàn
vùng được nâng lên: bề mặt địa hình bị bóc mòn mạnh và kèm theo các hoạt động
núi lửa. Vào cuối Pleistocen muộn, trở lại quá trình sụt lún, biển tiến. Đầu Holocen,
toàn vùng vẫn tiếp tục sụt lún; ở các hố trũng ven rìa, thực vật phát triển khá mạnh.
Qua các tài liệu đã điều tra ở đảo Phú Quý chưa phát hiện được loại khoáng
sản nào có giá trị có khả năng khai thác ở quy mô lớn ngoài các loại:

Than bùn: Trong tầm tích biển Holocen dưới, giữa khu vực xã Ngũ Phụng
nhưng chưa đánh giá được trữ lượng và quy mô.
Đá xây dựng: trong phun trào Bazan Pleistocen trung lượng và phun trào
Bazn holocen có thể phục vụ làm vật liệu xây dựng.Tuy nhiên do nguồn đá hạn chế,
phải bảo vệ cảnh quan môi trường (chống xói mòn, sạt lở) nên hiện nay huyện Phú
Quý nghiêm cấm việc khai thác đá này trên đảo.
Cát nén: Là một nguồn vật liệu xây dựng của huyện. Nguồn cát này phân bố
trên 3 xã có bề dày từ 3- 4m. Hiện nay do bảo vệ chống xói mòn và xâm thực của
biển nên huyện Phú Quý nghiêm cấm việc lấy nguồn cát trên.

.1.1.3. Khí hậu
Nằm giữa biển khơi nên Phú Quý chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ khí hậu của
biển rất rõ rệt:
- Nhiệt độ không không khí trung bình năm 27ºC, nhiệt độ trung bình cao
nhất 29ºC (tháng 5), thấp nhất 24ºC (tháng 1), biên độ nhiệt dao động trong năm
không lớn (4ºC), không có mùa lạnh.
- Lương mưa trung bình năm 1.300 mm/năm, nhưng lại phân bố không đều
trong năm. Mùa mưa thương bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (tháng 10 có lượng


-12mưa cao nhất 300 mm ). Mùa ít mưa từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lương
mưa trung bình 10 mm/tháng.
- Gió trên đảo hoạt động gồm 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trùng với mùa khô ), tốc độ trùng bình 5m/s, tốc độ
cực đại (tháng 1) có thể đạt 16 – 18 m/s; gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 (trùng với mùa khô), tốc độ trung bình 3,8 – 4,7 m/s, vào buổi chiều (17 –
20 giờ) thường có giông, có gió giật từ 14 đến 18 m/s có lúc đạt 20 đến 22 m/s.
Trong những thời gian có gió mùa và gió lớn thường tạo sóng lớn, ảnh hưởng đến
hoạt động khai thác hải sản và giao thông của huyện đảo.
- Bão: Vùng đảo Phú Quý mùa bão thường chỉ giới hạn trong vòng 2 tháng

10 và 11 và khả năng có bão ở khu vực này ít hơn so với các khu vực khác, tần suất
0,66 lần/năm (trong vòng 60 năm trở lại đây). Một số cơn bão đở bộ vào đảo Phú
Quý từ năm 1968 đến nay theo số liệu thống kê đươc như sau:
+ Tháng XI năm 1968 cơn bão Mamie cấp 8, cấp 9.
+ Tháng X năm 1963 cơn bão Kim cấp 8, cấp 10, cấp 11.
+ Tháng XI năm 1994 cơn bão Tess cấp 10, cấp 11.
+ Tháng IX năm 2006 cơn bão Chan Chu.
Mặc dù ít có bão, nhưng trên đảo Phú Quý thường xuyên chịu ảnh hưởng của
áp thấp nhiệt đới và cũng chính áp thấp nhiệt đới là loại nhiễu động rất mạnh của
thời tiết trong vùng này. Bão và áp thấp nhiệt đới sinh ra rất to, mưa lớn, biển động
mạnh gây nên xói lở vùng bờ biển trên đảo làm thay đổi đường bờ, thay đổi cán cận
vật lý tại khu vực, làm thiệt hại không nhỏ cho người dân trên đảo nhất là nhiều khi
áp thấp nhiệt đới kéo dài, biển thường xuyên bị động mạnh nên nhiều tàu, thuyền
không thể ra khơi đánh bắt hải sản được.
- Độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 82% đến 84%, thấp nhất là
tháng 1 với 78% và cao nhất là tháng 9 đạt 88%. Nhìn chung không khí quanh năm
thường khô.
Khí hậu huyện Phú Quý mang tính chất của khí hậu đại dương, khá thích
nghi cho việc phát triển du lịch. Khí hậu quanh năm ấm áp, dễ chịu, điều này tạo
thuận lợi cho việc tổ chức các chuyến du lịch hoặc các hoạt động du lịch của du
khách. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của thiên tai: áp thấp nhiệt đới, gió, bão…nên
ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là phương tiện di chuyển
từ đất liền ra đảo.

.1.1.4. Thủy văn
Là một đảo diện tích không lớn, bao quanh bởi biển cả và xa đất liền, nước
ngọt cho tiêu dùng trong sinh hoạt và sản xuất là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa


-13quyết định bậc nhất sống còn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của

nhân dân trên đảo Phú Quý.
1.1.4.1
Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt trên đảo phụ thuộc vào việc tích trữ nước mưa qua các lớp
phủ thực vật. Tuy nhiên trên đảo hiện không có sông, hồ hoặc ao đầm chứa nước.
Phần lớn nước mưa, sau khi thấm thấu vào lòng dất (không được nhiều) đều chảy ra
biển bằng các dòng chảy mặt. Nguồn sinh thuỷ phụ thuộc vào lượng mưa được
thấm thấu xuống đất và độ che phủ bằng cây rừng và cây lâu năm. Việc tích tụ nước
mưa hiện nay chủ yếu là do các hộ gia đình tự lo liệu, phân tán và kết quả không
nhiều. Để tăng thêm nguồn nước mặt, cần xây dựng các hồ chứa nước và trồng
thêm nhiều cây lâu năm để giữ nước và giảm bốc hơi.
Do được bao quanh bởi biển, diện tích đảo không lớn vì vậy một phần khá
lớn nước mưa rơi trên đảo được thoát trực tiếp ra biển, đặc biệt đối với các đảo địa
hình ít phân cắt, ít các thung lũng cung như các vùng trũng có khả năng trữ nước,
giữ nước tạm thời cũng như không có các tầng cách nước để chặn nước dưới đất
không thoát trực tiếp ra biển nên trên các đảo dòng mặt không phát triển, thường chỉ
tồn tại các dòng chảy tạm thời, ít các dòng chảy thường xuyên có lưu lượng lớn.
Vùng đảo có khả năng xâm nhập nước mặm vào các tầng nước nông, gây
thêm những khó khăn về nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế, dân sinh trên huyện
đảo.
1.1.4.2 Nước ngầm
Tài nguyên nước dưới đất đóng vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp
nước phục vụ ăn uống sinh hoạt và sản xuất trên đảo. Đất đá nằm dưới mặt đất là
các bể chứa nước ngầm có vai trò trữ nước mưa để cung cấp cho đảo.
Theo kết quả dự án “Điều tra đánh giá nguồn nước ngầm vùng đảo Phú Quý
– Tỉnh Bình Thuận” do liên đoàn Địa chất thuỷ văn và Địa chất công trình miền
Trung thực hiện năm 1997 cho thấy: Trên đảo Phú Quý đã phát hiện 2 tầng chứa
nước. Tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chứa nước khe nứt có tuổi đệ tứ không phân
chia (q) chủ yếu là phun trào baza. Nguồn cung cấp chủ yếu của 2 tầng này là nước
mưa đước thẩm thấu, tích tụ lại và nhận nguồn cung cấp ở các tầng năm trên.

Nước trong tầng chứa (q) là nước nhạt, ở các giếng mép biển là nước hỗn
hợp, ở trung tâm đảo thì có nước Clorua – Natri. Tầng chứa nước (q) này là nguồn
cung cấp chủ yếu cho đao Phú Quý hiện nay.
 Khai thác tổng hợp, hợp lý tài nguyên nước
Tài nguyên nước trên đảo hạn chế vì vậy để đáp ứng yêu cầu nước trên các
đảo cần phải sử dụng kết hợp sử dụng tổng hợp các nguồn nước trong đó các giải


-14pháp quan trọng là khai thác nước dưới đất kết hợp với xây dựng các công trình trữ
nước mặt và bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Để trữ nước mặt nên phát triển các ao hồ, ao nhỏ trong các vùng địa hình
thấp. Các ao hồ nhỏ không chỉ nhằm mục đích trữ nước để cung cấp cho ăn uống
sinh hoạt sản xuất mà còn góp phần cung cấp cho nước ngầm, vì vậy các công trình
trữ nước mặt có thể chỉ là công trình trữ nước tạm thời.
Bố trí các công trình khai thác nước ngầm một cách hợp lý để có thể khai
thác được tối đa dòng ngầm song không gây ra xâm nhập mặn. Vì vậy, khi thiết kế
công trình khai thác phải xác định khoảng cách từ giếng tới ranh giới mặn nhạt,
cũng như tính toán chiều sâu phân bố đới nước mặn để lựa chọn dạng công trình và
chiều sâu khai thác hợp lý.
Áp dụng các biện pháp tăng cường lượng cung cấp thấm của nước mưa cho
nước ngầm như áp dụng biện pháp canh tác hợp lý, trồng rừng, tận dụng các vùng
trũng để trữ nước ngầm làm nguồn cung cấp cho ăn uống, sản xuất cũng như để bổ
sung cho nước dưới đất.
Khai thác hợp lý tài nguyên nước tốt còn phục vụ cho việc phát triển du lịch.
Đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt của du khách: có nước ngọt để sử dụng, tắm,
giặt…
.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

.1.2.1. Lịch sử hình thành đảo Phú Quý – Thời kì đầu sơ khai
Đã từ lâu đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách

xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ
niên hiệu trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể
biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực
thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Phú Quý là
một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện
được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm. Trong quá
trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy những mộ vò lớn. Trong mộ có chôn
theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá
với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Điều này phù hợp với những giai thoại được lưu
truyền rằng trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở
đây đã có một giống người "Thượng" sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven
biển. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng
dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người
Kinh đóng vai trò chủ thể.


-15Khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm với những chiếc
thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo.
Cùng với những phần mộ còn xót lại trên đảo, sự tích công chúa Bàng Tranh chứng
tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này. Sự tích kể rằng: Bàng Tranh là một công chúa
xinh đẹp vì chống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch nên bị kết đày ra đảo.
Bên cạnh đó, do không chịu nổi sự hà khắc của chế độ nông nô, bất mãn với
triều đình phong kiến, nhiều người đã tìm đường ra đây lập kế sinh nhai. Người
Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Lúc bấy giờ, vào một thời điểm mà triều đại
phong kiến Việt Nam đang trượt nhanh trên con đường mục nát, nạn đói xảy ra ở
nhiều nơi. Ở các tỉnh miền trung lúc bấy giờ, những người cùng khổ hoặc phải bán
vợ đợ con hoặc phải phiêu dạt đi khắp nơi để kiếm sống. Và Phú Quý là một điểm
đến an lành mà họ đã tình cờ bắt gặp. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh
(1627–1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc

lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải
những trận cuồng phong khốc liệt và "xiêu" lên đảo.
Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hoà nhập vào cộng đồng cư
dân ở Phú Quý. Vào thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh sau khi chống nhà Thanh
thất bại, đã phải trốn ra nước ngoài. Từng đoàn thuyền vượt biển tiến về phía nam,
trong số đó có hàng chục thuyền đã quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý.
Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, buôn bán. Quá
trình phát triển về sau, một số người do làm ăn trở nên giàu có đã lần lượt tìm vào
các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.
Khi dân cư ngày một đông hơn thì các hình thức tổ chức xã hội cũng dần dần
được hình thành. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), chính quyền
Đàng Trong đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần
trở thành ấp và làng. Tuy số dân lúc bấy giờ chưa đông đúc nhưng Phú Quý có đến
14 làng và 1 ấp. Mỗi làng được lập trên cơ sở một nhóm nhỏ ngư dân, đôi lúc chỉ có
từ 10 đến 12 tránh đinh và thường mang những tên cũ của địa phương trước khi đến
đây lập nghiệp: Thoại Hải, Thế Hanh, Thế An, Hội Thiên, Hội Hưng, Hương Lăng,
Mỹ Xuyên, Phú Ninh, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Triều Dương, Hội An, Mỹ
Khê và ấp Quý Thạnh. Từ niên hiệu Đồng Khánh - Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1
(1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập ba
làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng:
Long Hải, Phú Mỹ, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Quý Thạnh, Triều Dương, Mỹ
Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam
Thanh.


-16Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự
cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành
nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu... Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò
chủ đạo.


.1.2.2. Dân cư, dân tộc
Về dân số: Theo niên giám thống kê năm 2010, dân số toàn huyện là 26.107
nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 1.466 người/km². Tốc độ dân số cao, nếu tính
từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng từ 1,74% năm
2000 lên 2,2% năm 2005.
Biểu đồ 1.1 Dân số trung bình đảo Phú Quý giai đoạn 2005 - 2010

24763

Bảng 1.1 Diễn biến dân số của đảo Phú Quý năm 2010
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2010

1. Tổng dân số
Dân số trung bình nam

Người
Người

26.107
13.321

Dân số trung bình nữ

Người

12.786



-17Dân số trung bình nông thôn

Người

26.107

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

2,0

2. Tổng số học sinh
Mẫu giáo

Học sinh
Học sinh

6772
1427

Tiểu học

Học sinh

2735

THCS


Học sinh

1745

PTTH

Học sinh

865

Tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt nghiệp (%)

Học sinh

74,15

Nguồn: Phòng VHTT huyện Phú Quý
Về dân tộc: Kinh chiếm đa số và một số dân tộc khác qua quá trình lập
nghiệp ở đảo: Chăm, Hoa. Cho đến nay, những di tích còn lại ở Phú Quý đã tạo
điều kiện cho các nhà nghiên cứu khoa học, các khách du lịch về đây tìm hiểu, tham
quan.
Năm 2005 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005), tình hình
kinh tế - xã hội luôn được phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày
càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng nâng lên. Tuy nhiên, trong công tác
tuyên truyền vận động còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự nhận thức của nhân
dân còn mang nặng tư tưởng “sinh con trai để nối dõi tông đường, sinh con dự
phòng..”, một số phong tục, tâp quán lạc hậu, chưa khác phục được (dựng vợ, gả
chồng quá sớm). Bên cạnh đó một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn
sinh con thứ 3 trở lên đã làm cho tốc độ tăng dân số của huyện ngày càng tăng lên.


.1.2.3. Lao động
Giai đoạn 2005 – 2010, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực,
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp – dịch
vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Hiện tại số lao động đang làm việc trong
nông, lâm nghiệp – thuỷ sản chiếm 44,6% (giảm 82%), công nghiệp xây dựng
chiếm 35,7% (tăng 6,6%) thương mại – dịch vụ 19,7% (tăng 1,6%).
Nhìn chung nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, là điều kiện thuận
lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp. Do vậy, trong tương lai
còn có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa công nghệ mới có thể
đáp ứng được nhu cầu lao động trong điểu kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển.


-18-

.2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỊA LÝ MÔI TRƯỜNG DU
LỊCH ĐẢO PHÚ QUÝ
Thời gian gần đây, nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách
du lịch đến, Phú Quý đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, bên cạnh đó
quan tâm đầu tư xây dựng mới một số khu du lịch, khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du lịch. Sở du lịch kết hợp với UBND huyện
đã tiến hành khảo sát, quy hoạch các tuyến điểm du lịch như: Khu du lịch bãi tắm
Doi dừa, Khu du lịch Bãi Nhỏ - Gành Hang, Khu du lịch nghĩ dưỡng Mộ Thầy, Khu
du lịch Vịnh Triều Dương, Khu du lịch Hòn Tranh…
Song song với các khu dịch UBND huyện cũng đã quy hoạch, hình thành các
tuyến du lịch gồm:



Tuyến Du lịch trên bển bằng ca nô (Tàu dịch vụ) câu cá gắn với tham

quan các đảo lẻ như Hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Hải, hòn Bố.

Tuyến tham quan núi cao cát, Chùa Linh Sơn, Miếu Bà Chúa Bàng
Tranh, Mộ Thầy gắn với khu nuôi trồng hải sản ở Mộ Thầy.


Tuyến tham quan ngọn Hải Đăng, Núi cấm, Chùa Linh Bửu.


Tuyến tham quan Vạn An Thạnh xem nhà trưng bày xương Cá Voi và
tham quan các chùa: Linh Quang, Thạnh Lâm, Linh Bửu.


Tuyến tham quan bè nuôi cá Mú Lạch dù và tắm biển.
.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đảo Phú Quý

.2.1.1. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là nền tảng của mọi sự phát triển, những nỗ lực của ngành
giao thông vận tải trong suốt thời gian qua đã giúp cho Phú Quý có hệ thống giao
thông hoàn thiện hơn.
Mạng lưới giao thông đường bộ trên đảo chủ yếu là các tuyến nối trung tâm
huyện với các xã, đường liên xã đã được cải tạo và nâng cấp khá tốt, bao gồm một
số tuyến chính sau:
• Tuyến vành đai xung quanh đảo Phú Quý với chiều dài toàn tuyến
16,5km chạy vòng quanh đảo.
• Các tuyến đường liên xã đang được nâng cấp, mở rộng; Tuyến cảng
Triều Dương – Trung tâm huyện ; tuyến Ngũ Phụng – Long Hải; tuyến Tam Thanh
– Long Hải. Tổng chiều dài các đường liên xã khoảng 40 km.



-19-

Hình 2.1 Đường vòng quanh đảo xã đảo Long Hải
Ngoài ra trên địa bàn huyện có khoảng 60 km đường nội bộ trong các khu
dân cư đa phần là đường đất, chất lượng kém bề rộng từ 2 đến 4 m rất khó khăn cho
giao thông đi lại khi kinh tế huyện đảo ngày càng phát triển.
Toàn huyện có 43 xe ô tô vận tải các loại đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng
hoá của đảo, việc đi lại của người dân trên đảo chủ yếu bằng xe gắn máy (90% hộ
gia đình có xe máy).
Năm 1978 huyện thành lập hợp tác xã vận tải biển có 6 thuyền với công suất
120CV, trọng tải 60 tấn. Năm 1991 toàn huyện có 12 thuyền vận tải đường biển của
các thành phần kinh tế tham gia chở hàng hóa và hành khách với 1.284 CV và 420
tấn trọng tải
Cùng với công ty vận tải biển, hợp tác xã vận tải biển đã đáp ứng nhu cầu đi
lại của cán bộ, nhân dân và vận chuyển hàng hóa. Trong quá trình khai thác, hầu hết
số thuyền máy đều tu sửa, đưa trọng tải từ 60 lên 200 tấn/ năm.
Để tạo điều kiện cho việc lưu thông dễ dàng hơn thì việc cải tiến phương tiện
giao thông là điều rất cần thiết. Các đội ngũ tàu được trang bị đầy đủ và dần dần cải
thiện. Hiện tại có các đội tàu được trang bị để phục vụ cho việc đi lại của khách
như: tàu Bình Thuận 16, 18; tàu Quê Hương, tàu Phú Quý 07…Ngoài ra, để rút
ngắn thời gian đi lại thì tầu cao tốc đã ra đời, do tư nhân làm chủ.
Trưa ngày 13/6/2011 đúng 10 giờ 15 phút, chiếc tàu cao tốc mang tên Hoàng
Phúc 01 đã cập cảng Phú Quý, đây là chiếc tàu cao tốc đầu tiên do tư nhân Phú Quý
đầu tư với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng. Tàu có chiều dài 32 m, chiều rộng 8,8 m,
chở được 255 hành khách. Tàu cao tốc này thiết kế dạng 2 thân, 2 tầng nên tàu có
thể chạy được thời tiết gió cấp 7 với vận tốc 23 hải lý/giờ, kính và cửa ra vào của



-20tàu có hệ thống chống thấm nước, toàn bộ tàu đều trang bị hệ thống máy lạnh cao
cấp tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho hành khách khi đi tàu.
Tuy nhiên, do nằm cách xa với đất liền nên việc đi lại của người dân cũng rất
khó khăn. Vào những lúc chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão…các phương
tiên di chuyển ra đảo rất khó khăn. Thiếu lương thực trên đảo, người dân bị cô lập,
ảnh hưởng đến tâm lí của các du khách. Vì vậy, ngoài việc cải tiến các tàu khách,
thì việc xây dựng sân bay cũng rất cần thiết, vừa tạo điều kiện cho việc di chuyển dễ
dàng, vừa thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh Phú Quý.

.2.1.2. Hệ thống điện nước
• Hệ thống nước
Đến nay, Nhà nước đã đầu tư cho huyện đảo hơn 120 giếng khoan bơm tay
Unicef để lấy nước sinh hoạt. Đầu năm 2009, hai nhà máy nước được xây dựng tại
xã Ngũ Phụng và Long Hải với tổng công suất 2.200m 3/ngày đêm được đưa vào sử
dụng đã đáp ứng được trên 90% nhu cầu nước ngọt của huyện đảo. Bên cạnh đó
người dân tự sắm nhiều lu vại chứa nước mưa cũng đã phần nào làm bài toán nước
ngọt cho đảo không còn nan giải nữa.
• Hệ thống điện
Trên huyện đảo hiện có trạm phát điện với 6 máy phát diezen, công suất 500
KW/máy, tổng công suất 3 MW, thực hiện phát điện liên tục 16 giờ/ ngày. Ngoài ra
còn có 2 tổ máy phát điện diezen của bưu điện và 2 tổ máy phát điện diezen của
quân đội. Về cơ bản, sản xuất điện đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của
toàn đảo, đảm bảo 100% hộ sử dụng điện với số giờ sử dụng điện được nâng lên 6
giờ/ngày năm 2001 lên 16 giờ/ngày năm 2005. Lượng điện năng tiêu thụ tính bình
quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 30KWh/người/tháng. Tuy nhiên, so với nhu cầu
sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt thì còn thiếu điện trầm trọng (mới chỉ cấp điện được
16/24 giờ/ ngày). Hiện nay đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để tăng thêm
nguồn điện cấp cho huyện đảo băng các nguồn năng lượng mặt trời và sức gió…
Đồng thời để đáp ứng cung cấp điện cho người dân, dự án Nhà máy điện gió Phú
Quý do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí đầu tư, với công suất lắp đặt 6 MW đã

được khởi công xây dựng, với tổng vốn 335 tỷ đồng. Dự kiến Nhà máy hoàn thành
vào cuối năm 2011, khi đưa vào vận hành sẽ cung cấp sản lượng điện hàng năm
25,4 triệu kW/h và được đấu nối lên đường dây 220kV, vận hành đồng bộ với Nhà
máy điện diezen hiện có, sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay .


-21-

.2.1.3. Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc của huyện trong những năm gần đây có những
bước phát triển mới. Huyện có thể gửi thư điện tử, điện thoại, fax, dịch vụ EMS…
đến tỉnh và các tỉnh khác trong và ngoài nước.
Hình 2.2 Trung tâm viễn thông Phú Quý
Phát triển mạnh nhất ở đảo hiện nay là tiếp
nhận những thông tin thông qua các hệ thống thông
tin đại chúng. Toàn đảo có trên 97% số hộ dân có ti
vi, có đài thu phát các kênh của VTV và đài tỉnh.
Tính bình quân trên đảo hiện 18 máy điện thoại/100
dân. Vùng phủ sóng điện thoại di động được mở
rộng, chất lượng dịch vụ được cải thiện, với 5 trạm
thu phát sóng (BTS) của các mạng di động. Các cơ
quan, đơn vị trên đảo đều trang bị hệ thống
ADSL...Nhờ vậy, việc tiếp cận thông tin của nhân dân, cán bộ trên đảo được nhanh
chóng và thuận lợi hơn trước. Công tác cứu hộ, cứu nạn được tiến hành chủ động,
hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của khi mưa bão xảy ra.
Đến nay, có hơn 100 tàu thuyền sử dụng tần số vô tuyến điện loại máy VTĐ
tầm xa, trong đó đã cấp phép gần 40 máy ICOM 718, trên 1.000 tàu thuyền sử dụng
loại máy vô tuyến điện tầm ngắn; hệ thống VSAT-IP được lắp đặt phục vụ công tác
phòng chống lụt bão thay thế hệ thống VSAT cũ, giúp ngư dân liên lạc về đất liền
thuận lợi, đồng thời trong mùa mưa bão, công tác thông tin phòng chống lụt bão

được nhanh chóng hơn.
Huyện đảo Phú Quý là một trong những đảo biển trọng điểm khởi đầu được
Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng về kinh tế - quốc phòng và hệ thống cơ sở hạ
tầng trên đảo trong vài năm gần đây. Nhiều hạng mục công trình với mức đầu tư lớn
đã, đang và sẽ tiếp tục được thi công xây dựng, sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Ðặc biệt là cảng biển, hệ thống đường giao thông vành đai liên xã, nhà máy điện,
trung tâm y tế, trung tâm quân - dân y kết hợp… đã kịp thời hoàn thành và đưa vào
khai thác phục vụ nhu cầu dân trí, phát triển kinh tế của đảo. Ðây là những yếu tố
thuận lợi cho du lịch Phú Quý phát triển trong tương lai.
.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đảo Phú Quý
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch là yếu tố cấu thành quan trọng của sản phẩm
du lịch, là tiêu chí quan trọng cho sự lựa chọn của du khách. Nó là yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên sự độc đáo và tạo dựng hình ảnh của khu du lịch và tạo nên


-22sự khách biệt của sản phẩm du lịch so với các khu du lịch khác. Cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch bao gồm các tiện nghi lưu trú, tiện nghi ăn uống, các tiện nghi thể thao
và vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác.

.2.2.1. Hệ thống các cơ sở lưu trú
Để tạo điều kiện cho việc nghỉ ngơi cho khách du lịch, việc xây dựng thêm
nhà nghỉ, khách sạn ở đảo Phú Quý là điều cần thiết. Mặc dù chưa có các khách sạn,
nhà nghỉ có quy mô lớn, nhưng cũng đã đủ đáp ứng được các nhu cầu của du khách.
Kết hợp vào đó là phong cách phục vụ nhiệt tình, mến khách đã để lại nhiều lưu
luyến cho khách du lịch.
Tuy nhiên, số lượng khách sạn, nhà nghỉ ở Phú Quý chiếm tỉ lệ rất ít. Chủ
yếu là các nhà trọ nhỏ, do các chủ nhà tự xây dựng và kinh doanh với quy mô nhỏ.
Bảng 2.1 Danh sách các nhà trọ trên địa bàn đảo Phú Quý
TT


Tên chủ cơ sở

Địa điểm

Bảng hiệu

Số phòng/
Số giường

1

Nguyễn Thị Thanh Thảo Triều Dương

Thanh Thảo

12/12

2

Phạm Thị Hạnh

Triều Dương

Minh Tân 1+2

12/15

3

Nguyễn Minh Duệ


Triều Dương

SoNy

03/03

4

Châu Văn Diễn

Triều Dương

Hướng Dương Lầu

09/12

5

Nguyễn Thị Phú

Triều Dương

Anh Tuấn

05/08

6

Trần Thị Lê


Triều Dương

Hồng Mai

03/04

7

Đỗ Văn Tiến

Mỹ Khê

Phượng Tiến

08/09

8

Phạm Hoàng Phú

Triều Dương Hoàng Phú
04/04
Nguồn: Phòng VHTT huyện đảo Phú Quý

.2.2.2. Các cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống trong huyện Phú Quý khá phong phú, đa dạng về loại
hình: nhà hàng sinh thái, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn… Các cơ sở có thể
nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi, hội họp và
giao lưu của khách đang lưu trú tại khách sạn. Các cơ sở ăn uống cũng có thể nằm

độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trên các bãi biển,
trong các cơ sở vui chơi giải trí…nhằm phục vụ các đối tượng khác nhau. Trong
thời gian qua, các cơ sở ăn uống phát triển tương đối nhanh.

Bảng 2.2 Danh sách các quán ăn trên địa bàn đảo Phú Quý


-23-

TT

Tên chủ quán

Số bàn/
Số ghế

Địa điểm

Ngành nghề

1

Trần Thị Mỹ Dung

8/35

Mỹ Khê

Ăn uống bình dân


2

Nguyễn Lộc

11/48

Mỹ Khê

Ăn uống bình dân

3

Huỳnh Văn Hớn

6/30

Triều Dương

Ăn uống bình dân

4

Nguyễn Thị Phửu

14/60

Triều Dương

Café-nhậu-Karaoke


5

Nguyễn Thị Kim Thanh

21/90

Triều Dương

Café - nhậu bình dân

6

Nguyến Thị Hoài Lan

12/54

Triều Dương

Nhậu bình dân

7

Nguyễn Thị Khai

13/56

Triều Dương

Café - nhậu bình dân


8

Bùi Kim

10/48

Mỹ Khê

Ăn uống bình dân

9

Đỗ Thị Quyết

12/55

Triều Dương
Ăn uống bình dân
Nguồn: Phòng VHTT huyện đảo Phú Quý

.2.2.3. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, cơ sở y tế.
Cơ sở y tế: Mạng lưới cơ sở vật chất nghành y tế từng bước đươc củng cố để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Hiện tại trên đảo có 4 sở y
tế, gồm 1 bệnh viện quân dân y kết hợp và 3 trạm y tế xã.
Cơ sở vật chất nghành y tế thông qua vốn đầu tư của chương trình biển Đông
– hải đảo đã có sự cải thiện đáng kể. Tổng số dường bệnh có 65 giường (bệnh viện
50 giường, trạm y tế xã 15 giường). Số lượng y, bác sĩ qua các năm đèu tăng, hiện
có 26 y, bác sĩ và 9 y tá, hộ lý.
Bệnh viện quân dân y kết hợp có 50 giường bệnh, được trang bị các máy
móc, thiết bị (Monitoring theo dõi bệnh nhân, máy trợ thở, máy gây mê, X-Quang,

máy siêu âm…) do ngành và dự án EU tài trợ đang phục vụ.
Tram y tế xã: Có 3 xã đều có trạm y tế được xây dựng kiên cố, có điện thắp
sáng và trang thiết bị điện thoại. Các trạm đều có trang thiết bị, dụng cụ y tế tương
đối đầy đủ, đảm bảo điều kiện cần thiết để thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
ban đầu tại trạm, 100% trạm y tế các xã có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Bình
quân có cán bộ y tế/trạm.
Y tế thôn: hầu hết các thôn đều có nhân viên y tế hoạt động nhưng chất
lượng còn nhiều hạn chế do chế độ đãi ngộ đối vối lực lượng này còn thấp.

.2.2.4. Phương tiện vận chuyển
Tuyến hàng hải nội địa Phan Thiết – Phú Quý đã hình thành từ lâu và là
tuyến vận tải chủ yếu giữa đất liền và đảo. Theo Sở giao thông vận tải Bình Thuận,


-24hiện tại, có năm tàu vận chuyển hàng hóa, hành khách chạy tuyến này, trong đó có
hai tàu của Nhà nước và ba tàu của tư nhân. Bình quân mỗi chuyến, mỗi tàu này
chở được khoảng 160 hành khách và 50 tấn hàng hóa, chạy tốc độ tối đa 10 hải lý/
giờ và có tuổi thọ bình quân khoảng 10 năm.
Năm 2010 Hợp tác xã Vận tải Phú Hưng đã đưa vào sử dụng tàu trung tốc
Phú Hưng, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại và thông thương
giữa đất liền và Phú Quý. Đầu năm 2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
và dịch vụ du lịch Hoàng Phúc đã mạnh dạn đầu tư mua tàu cao tốc Hoàng Phúc 01
trị giá 21 tỉ đồng về phục vụ nhu cầu thông thương, giao lưu kinh tế cũng như việc
đi lại của người dân. Đây có thể coi là cầu nối mới góp phần đưa Phú Quý gần hơn
với đất liền, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nơi đây phát triển.
 Nhận xét chung về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch:
Nhìn chung cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Phú Quý
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển du lịch của huyện.
Về cơ sở lưu trú, quy mô, số lượng, chất lượng còn nhỏ, hẹp, hoạt động dịch
vụ còn đơn sơ, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của mình.

Về hệ thống thương mại – dịch vụ, các tụ điểm trung tâm văn hóa, vui chơi
giải trí…còn mới bắt đầu phát triểm, cần được đầu tư trang bị hiện đại trong tương
lai.
.2.3. Hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch

.2.3.1. Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát
triển du lịch
Du lịch đem lại nguồn lợi ích rất lớn cho phát triển kinh tế và xã hội tuy
nhiên, khi phát triển ngành du lịch thì phải có các sản phẩm du lịch đi kèm và hỗ trợ
để phát triển. Các sản phẩm phục vụ đi kèm này không ít thì nhiều đều gây ảnh
hưởng đến môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái như: việc khai phá và chuyển đổi
mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu
vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch… làm mất nơi cư trú của nhiều loài
động vật hoang dã, phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên, gây suy giảm đa dạng sinh học
và làm thay đổi điều kiện địa mạo thủy vực. Chính vì vậy, phát triển du lịch cần
quan tâm đến công tác bảo tồn và lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho các hoạt
động phát triển du lịch để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra. Điều này
có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành du lịch bởi môi trường luôn là yếu tố được quan
tâm hàng đầu, tác động trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các hoạt động du
lịch.


-25Hoạt động du lịch phát triển đồng nghĩa với việc gia tăng lượng du khách tới
các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và khai
thác tài nguyên để phục vụ phát triển du lịch. Vì vậy, nếu chúng ta không quy
hoạch, quản lý tốc độ phát triển du lịch một cách hợp lý thì sẽ làm tăng áp lực của
phát triển du lịch lên môi trường, đặc biệt là vào mùa du lịch hoặc thời điểm tổ chức
lễ hội và sẽ dễ nảy sinh một trong số các vấn đề sau:
• Gia tăng lượng chất thải sinh hoạt góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm
môi trường đất, nước.

• Tăng lượng khí thải ở các khu du lịch do việc gia tăng các hệ thống
điều hòa nhiệt độ trong hệ thống khách sạn, các máy phát điện dự phòng, lưu lượng
xe chuyên chở khách ra vào khu du lịch.
• Đa dạng sinh học có nguy cơ bị đe dọa do việc săn bắt để phục vụ nhu
cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, và việc chặt phá cây rừng lấy gỗ củi, khắc tên lên cây của
du khách.
• Ngoài ra, còn có những tác động tiêu cực khác như sự lan truyền dịch
bệnh đến cộng đồng, xói mòn và thoái hóa đất.

.2.3.2. Hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch
2.3.2.1 Hiện trạng môi trường nước
Chất lượng nước chịu tác động mạnh do các hoạt động sản xuất công nghiệp,
quá trình đô thị hoá và sinh hoạt hàng ngày của người dân… Những năm vừa qua,
công nghiệp cũng như du lịch ở đảo Phú Quý còn chư phát triển do đó nguồn nước
cũng như chất lượng nước còn được bảo tồn tương đối tốt.
Nhìn chung một số kết quả phân tích về nước biển ven bờ vào thời điểm năm
2008 - 2009 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận công bố thì chất
lượng nước biển ven bờ tương đối ổn định, các chỉ tiêu có biến đổi nhưng không
nhiều.
Chất lượng nước mặt tại các điểm du lịch tương đối tốt, đa số các chỉ tiêu
được xác định là không vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT.
Hiện nay, dân số và lượng khách du lịch còn ít do đó nước thải từ các khu
dân cư, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn có tác động nhất định song chưa phải là
nguồn ô nhiễm môi trường nước mặt.
Tuy nhiên dự báo số lượng du khách sẽ tăng nhanh trong những năm tới, do
đó, nước thải cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, nơi
tiếp nhận nước thải sau xử lý, đặc biệt là nguồn nước mặt trong khu vực.
2.3.2.2 Rác thải



×