Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận môn lý thuyết công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.2 KB, 13 trang )

Mục lục
* Lời mở đầu.............................................................................................. 2
1. Hiểu biết về lý thuyết thực hành công tác xã hội................................... 3
2. Các lý thuyết ứng dụng.......................................................................... 4
2.1 Lý thuyết nhu cầu................................................................................. 4
2.2 Lý thuyết vai trò................................................................................... 5
2.3 Lý thuyết sinh thái................................................................................ 6
3. Ứng dụng................................................................................................ 7
3.1 Mô tả thân chủ...................................................................................... 7
3.2 Mô tả vấn đề thân chủ.......................................................................... 7
4. Ứng dụng lý thuyết................................................................................. 8
4.1 Lý thuyết nhu cầu................................................................................. 8
4.2 Lý thuyết sinh thái............................................................................... 10
4.3 Lý thuyết vai trò.................................................................................. 13
* Kết luận................................................................................................... 13

1


Lời mở đầu
Gia đình là nơi nuôi dưỡng, là nền tảng, là cái nôi để con người hình thành
nhân cách đạo đức. Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình
trạng khủng hoảng trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình.
Nó đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, vi phạm đến quyền con
người, đến danh dự ,nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân,làm xói mòn
đạo đức và ảnh hưởng đến cả thế hệ tương lai.
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng
đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và
để làm được điều đó đó người nhân viên xã hội không những cần những kiến
thức kỹ năng chuyên nghành mà còn cần có một hệ thống lý thuyết đầy đủ cần
thiết cho hoạt động trợ giúp thân chủ. Lý thuyết công tác xã hội như là kim chỉ


nam trong hoạt động thực hành trong công tác xã hội, nó giúp cho nhân viên xã
hội xác định vấn đề một cách chính xác hơn, toàn diện hơn, giúp cho thân chủ
nhận biết được vấn đề họ đang gặp phải. Để giúp đối tượng giải quyết những
khó khăn của mình nhân viên xã hội có thể sử dụng hệ thống lý thuyết như lý
thuyết nhu cầu, lý thuyết sinh thái, lý thuyết vai trò....
Vì vậy em xin chọn đề tài “ Ứng dụng lý thuyết công tác xã hội đối với phụ
nữ bị bạo hành” làm đề tài viết tiểu luận.

2


1. Hiểu biết về lý thuyết thực hành công tác xã hội:
- Khái niệm : Lý thuyết công tác xã hội được hiểu là những quan điểm được vận
dụng một cách khoa học nhằm giải thích các vấn đề và hành vi của thân chủ hay
hệ thống thân chủ trong bối cảnh đặc thù của Công tác xã hội. Lý thuyết công
tác xã hội được hình thành thông qua những kiểm nghiệm thực chứng và định
hướng cho các hoạt động thực hành của nhân viên Công tác xã hội.
- Chức năng:
+ Lý thuyết hỗ trợ NVXH hiểu, giải thích hoặc cảm nhận về hoàn cảnh và hành
vi của thân chủ và cung cấp tín hiệu về cái có thể đã xảy ra trong quá khứ hoặc
có thể xảy ra trong tương lai.
+ NVXH có trách nhiệm đạo đức và chuyên nghiệp trong quan sát, tiếp nhận
phản hồi và can thiệp với thân chủ và môi trường của họ theo cách dựa trên nền
tảng lý thuyết và phương pháp đã cho thấy sự đáng tin và phù hợp với giá trị
CTXH.
- Ý nghĩa :
+ Mỗi lý thuyết có một vai trò khác nhau, áp dụng những lý thuyết đó giúp nhân
viên CTXH có cái nhìn tổng quát hơn về tình huống và thân chủ.
+ Lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXh hiểu sâu sắc hơn về thế giới của thân
chủ theo từng khía cạnh cụ thể.

+ Áp dụng lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXH có thể hiểu vì sao đối tượng
lại hành động như vậy.
+ Áp dụng lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXH thấy trước được các hậu quả
có thể xảy ra của một vấn đề. Điều này sẽ giúp nhân viên CTXh có được những
can thiệp phù hợp để từ đó làm giảm tối đa các hậu quả đó.
+ Áp dụng lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXH xác định được những nguồn
lực hữu hiệu hoặc những rủi ro, nguy cơ của thân chủ.
* Tổng quan về nhóm các lý thuyết CTXH:
- Nhóm các lý thuyết về tác động của môi trường trong CTXH: Lý thuyết sinh
thái, hệ thống

3


- Nhóm các lý thuyết can thiệp hành vi trong CTXH: lý thuyết học tập xã hội,
thay đổi, hành vi và nhận thức hành vi.
- Lý thuyết về các giai đoạn phát triển chung của con người trong can thiệp
CTXH: lý thuyết Eric Erison, lý thuyết của Piaget, lý thuyết của Freud
- Nhóm các lý thuyết can thiệp chung trong CTXH: lý thuyết nhu cầu, vai trò,
trao đổi xã hội, phân tâm.
2. Các lý thuyết ứng dụng :
2.1 Lý thuyết nhu cầu – Maslow :
2.1.1 Tác giả lý thuyết :
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học gốc Do Thái nhập cư từ
Nga vào Mỹ, ông là người đáng chú ý nhất khi đề xuất bậc tháp bậc thang
nhu cầu và ông được xem như là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm
lý học.
2.1.2. Nội dung lý thuyết : - Ông cho rằng các nhu cầu này được sắp xếp
theo thứ bậc thang từ nhu cầu cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và ý nghĩa
quan trọng nhất với con người tới nhu cầu cao hơn và ở vị trí thứ bậc tiếp

theo.
-> Vì vậy người ta còn gọi lý thuyết của A.Maslow là bậc thang nhu cầu.
- Trong cách tiếp cận của ông, con người luôn có xu hướng thỏa mãn trước
tiên những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó
mới hướng tới thỏa mãn nhu cầu cao hơn, ở vị trí bậc thang cao hơn.
- Maslow đã chứng minh rằng khi các nhà khoa học kiểm chứng lần cuối
những ví dụ cao quý về phát triển con người, họ có thể khám ra rằng con
người về cơ bản là đáng tin, có khả năng tự bảo vệ và tự quản lý.
a. Nhu cầu về vật chất : Đó là các nhu cầu về đồ ăn nước uống, không khí,
nhu cầu tình dục.... Ông cho rằng, muốn tồn tại trước hết con người cần
4


được ăn, uống, hít thở. Nếu nhu cầu này ở con người không được đáp ứng
thì sự sinh tồn của họ sẽ bị đe dọa.
b. Nhu cầu an toàn : Khi con người về cơ bản hài lòng với nhu cầu thể chất,
họ trở nên được thúc đẩy bởi nhu cầu an toàn, bao gồm bảo vệ thân thể, sự
ổn định, độc lập, phòng vệ và tự do từ những nguy cơ chiến tranh, khủng
bố, bệnh tật, sợ hãi, lo lắng, nguy hiểm, xung độ và thảm họa tự nhiên.
c. Nhu cầu gắn bó và yêu thương : A.Maslow xem đó như là nhu cầu thuộc
về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các
thành viên trong nhóm xã hội. Sau khi con người cơ bản hài lòng với hai
nhu cầu trên, họ sẽ hình thành nhu cầu yêu thương và gắn bó ví dụ như
thiết lập tình bạn; kết hôn;... Nhu cầu này cũng bao gồm một vài khía cạnh
của tình dục và cũng như sự cho và nhận tình cảm.
d. Nhu cầu tôn trọng : Đây cũng là một nhu cầu quan trọng của con người.
Con người luôn cần được bình đẳng, được lắng nghe, không bị coi thường.
Để dánh giá con người hài lòng với nhu cầu gắn bó yêu thương, họ có
quyền theo đuổi mưu cầu sự tôn trọng, tự tin, Maslow chỉ ra hai mức độ
của nhu cầu tôn trọng, đó là thanh danh và sự tôn trọng.

e. Nhu cầu hoàn thiện : Maslow tổng kết rằng nhu cầu hoàn thiện cần trở
nên có sức thuyết phục bất cứ khi nào nhu cầu tôn trọng được đáp ứng.
Nhu cầu hoàn thiện bao gồm tự hoàn thiện, nhận diện tiềm năng và trở nên
sáng tạo trong đầy đủ giác quan.
2.2. Lý thuyết vai trò :
2.2.1. Tác giả lý thuyết : Thuyết vai trò ra đời với sự đóng góp lớn của 2
ngành khoa học xã hội học và tâm lý học. Lý thuyết này có mối quan hệ chặt
chẽ với thuyết “chức năng cấu trúc” của các tác giả Auguste Comte, Herbert
Spencer, Emile Durkheim.
5


2.2.2. Nội dung lý thuyết : Thuyết vai trò được đánh giá là phương pháp
tiếp cận hiệu quả đối với việc hiểu biết về con người và xã hội, vì vậy người
ta đề cập tới nhiều khái niệm liên quan.
- Mơ hồ trong vai trò: là hoàn cảnh một cá nhân gặp khó khăn trong việc
quyết định vai trò nào mình nên làm trong số nhiều vai trò khác nhau hoặc
khi cá nhân đó đang phải làm quen với một vai trò mới.
- Xung đột vai trò: xảy ra khi cá nhân phải đồng thời đóng nhiều vai trò khác
nhau trong khi khả năng không thể đồng thời thực hiện được cả hai hay
nhiều vai trò cùng một lúc.
- Sợ hãi vai trò: xảy ra khi vài trò đó vượt quá khả năng hoàn thành của cá
nhân.
Perman cho rằng thuyết vai trò có tầm quan trọng trong việc tìm hiểu các
mối quan hệ và nhân cách vì mỗi cá nhân trong cuộc đời mình phải thực
hiện rất nhiều vai trò. Bà cho rằng thuyết đã đưa ra lời giải thích để bổ
sung cho những hiểu biết tâm lý, nhân cách.
Lý thuyết vai trò có ứng dụng quan trọng trong CTXH cá nhân và nhóm bởi nó
giúp thân chủ tránh hoặc thay thế những nhận thức, hành vi lệch chuẩn và
đáp ứng mong đợi của xã hội.

2.3. Lý thuyết sinh thái :
2.3.1 Tác giả lý thuyết : Compton (1989)
2.3.2. Nội dung lý thuyết:
- Theo Comptom: Lý thuyết này cho rằng cả cá nhân và môi trường đều được
coi là một thể thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn
nhau rất chặt chẽ. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường cần
phải nghiên cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh nó.
6


- Tiếp cận theo hệ sinh thái có nguồn gốc từ quan niệm của Lewinian (1936)
cho rằng hành vi là một hoạt động của con người có sự tương tác với môi
trường của họ. Quan điểm này chỉ ra lát cắt của môi trường sinh thái bao
gồm ba cấp độ :
+ Cấp độ vi mô: là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân
+ Cấp độ trung mô: bao gồm cấp độ trung mô nội sinh và ngoại sinh. Cấp
trung mô nội sinh là sự tương tác giữa hai hệ thống ở cấp vi mô và có ảnh
hưởng trực tiếp lên thân chủ.
+ Cấp độ vĩ mô : là những yếu tố bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng
ảnh hưởng đến cá nhân đó.
Lý thuyết môi trường sinh thái này có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương
thức thực hành như : tham vấn, xử lý trường hợp, phát triển cộng đồng.
3. Ứng dụng :
3.1. Mô tả thân chủ:
- Hồ sơ thân chủ: Chị Nguyễn Thị Trang, sinh năm 1984, gia đình bố mẹ đẻ chị
làm nghề nông, chị buôn bán quần áo ở chợ. Chị là người bình thường, sức
khỏe tốt, chị đã tốt nghiệp cao đẳng nhưng vì không xin được nghề nên
buôn bán ngoài chợ.
- Thông tin về gia đình: Chị đã có chồng là anh Nguyễn Đình Tuấn- đang làm
kỹ sư xây dựng và một con nhỏ là cháu Khánh 9 tuổi.

- Các vấn đề liên quan: Chị Trang kết hôn và sống cùng bố mẹ chồng, thu nhập
gia đình khá ổn định.
- Điểm mạnh: Chị Trang là người hiền lành, hòa đồng với mọi người, làm việc
chu đáo cẩn thận. Chị nhiệt tình chịu khó, sức khỏe tốt.
7


- Điểm hạn chế : Chị nhu nhược, hay chịu đựng đòn roi của chồng mà không
lên tiếng, trình độ học vấn của chị còn nhiều hạn chế.
3.2 Mô tả vấn đề của thân chủ:
Sau khi kết hôn với anh Tuấn, thời gian đầu gia đình chị rất hạnh phúc
nhưng sau này vì anh Tuấn không nhận được nhiều công trình nên thu
nhập thấp, anh bỏ bê công việc và thường hay cáu gắt chửi mắng vợ con.
Thêm vào việc bạn bè thường hay rủ rê đi nhậu nên sau khi uống say anh
về nhà vô cớ đánh đập vợ. Chị Trang bị chồng đánh với khá nhiều vết thâm
bầm tím trên mặt, nhiều vết thương ở tay và chân nhưng chị luôn nhẫn
nhịn không kêu than một câu. Bố mẹ chồng chị Trang ngay từ đầu đã
không thích gì chị vì nhà chị nghèo nên thường trì chiết chửi bới chị một
cách xúc phạm, đồng thời nói xấu chị không tôn trọng bố mẹ chồng mỗi khi
anh Tuấn về nhà để anh đánh đập chị. Tuy nhiên bố mẹ chồng chị vẫn chăm
sóc con trai chị chu đáo vì đó là cháu đích tôn của gia đình. Chị đi làm về thì
thường phải ăn cơm thừa canh cặn, làm việc nhà quần quật cả đêm. Chị
thường hay buồn phiền và chán nản cuộc sống ở gia đình nhà chồng. Tuy
nhiên chị là người luôn nhẫn nhịn mọi việc và vì thương con còn nhỏ nên
dù bị chồng đánh đập nhưng chị vẫn không có ý định ly hôn với chồng.
4. Ứng dụng lý thuyết :
4.1 Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow:
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật
chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa
dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn

chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận
thức và vị trí xã hội của họ.

8


- Xét trong trường hợp của chị Trang, Sau khi kết hôn, vào thời gian đầu chị
vẫn có một mái ấm hạnh phúc, có cái ăn cái mặc , có chỗ ở. Tuy thời gian sau
này chị sống vất vả hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh lý cơ bản. Nhu
cầu thiết yếu nhất đấy là nhu cầu sinh lý đã được đáp ứng.
- Vấn đề của chị gặp phải nằm trong nhu cầu thứ Hai là nhu cầu an toàn, cuộc
sống của chị lẽ ra đã vui vẻ hạnh phúc hơn nhiều dưới mái ấm gia đình bên
chồng và con. Tuy nhiên chị lại thường xuyên bị chồng đánh đập gây thương
tích. Cuộc sống của chị đang bị đe dọa ,nhu cầu an toàn không được đáp ứng.
- Sau khi kết hôn chị vẫn được chồng yêu thương quan tâm vào thời gian đầu,
tuy nhiên thời gian sau chị bị chồng chửi mắng nhiều hơn, bên cạnh đó không
nhận được sự quan tâm yêu thương từ phía bố mẹ chồng khiến chị không
cảm nhận được tình yêu thương. Theo bậc thang nhu cầu, từ nhu cầu an toàn
của chị chưa được đáp ứng, dẫn đến nhu cầu bậc cao hơn là nhu cầu được
yêu thương và nhu cầu tôn trọng cũng như nhu cầu hoàn thiện đều không
được thỏa mãn khi chị sống trong sự đe dọa về tính mạng và không có tình
yêu thương.
=> Khi đã tìm thấy được nhu cầu cần đáp ứng của thân chủ, nhân viên xã hội
cần phải đặt đối tượng và vấn đề của đối tượng vào vị trí trung tâm, tìm
hướng giải quyết vấn đề cho thân chủ. Trong trường hợp này khi đã xác định
được nhu cầu cấp thiết của chị Trang là nhu cầu an toàn nhân viên xã hội cần
giúp đỡ chị hiểu rõ hơn về nhu cầu này. Bên cạnh đó có thể đưa ra các giải
pháp khắc phục như :
+ Nhân viên xã hôi tìm gặp chị Trang để giúp chị hiểu rõ hơn vấn đề về an
toàn mà chị đang gặp phải. Nếu như tình trạng bạo lực gia đình diễn ra ngày

càng nhiều và trầm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị. Cần phải
tìm ra biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó hướng dẫn chị đến các trung tâm y
tế chăm sóc sức khỏe để kiểm tra về các vết thương.

9


+ Nhân viên xã hội có thể tìm gặp anh Tuấn chồng chị Trang để cùng nhau nói
chuyện về vấn đề bạo lực gia đình giúp anh Tuấn có thể nhận ra lỗi lầm của
mình.
+ Khuyên nên tổ chúc các buổi họp gia đình để góp ý… qua đây sẽ thắt chặt
tình yêu thương cho các thành viên trong gia đình
4.2 Ứng dụng thuyết sinh thái:
Theo lý thuyết sinh thái trong mỗi môi trường sinh thái, các hệ thống hoạt
động vừa có tính chất riêng biệt và phức tạp vừa có sự liên kết chặt chẽ giữa
chúng. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường(cá nhân), cần phải
nghiên cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh của nó.
Vì vậy để giải quyết vấn đề cần :
-

Tham vấn cho người chồng hiểu ra vấn đề của mình là sai.
Nhờ sự tham gia của chính quyền địa phương, họ hàng….để phân tích

-

đúng sai cho đối tượng.
Xem xét các mối quan hệ bên ngoài của anh Tuấn cũng như cách sống

-


của chị Trang đối với mọi người.
Cần phân tích cho anh Tuấn hiểu công việc cũng có lúc thuận lợi lúc khó
khăn, cần phải tìm cách khắc phục, không nên tụ tập uống rượu rồi đánh

-

đập vợ.
Đối với bố mẹ chồng chị Trang cần giúp họ thấu hiểu việc chị Trang là
người anh Tuấn đã yêu và tin tưởng lấy làm vợ, bố mẹ chồng nên yêu
thương quan tâm chăm sóc chị, không nên xúi giục anh Tuấn đánh đập
chị vì như vậy là bạo hành gia đình , là vi phạm pháp luật.

Tóm lại theo trường hợp này thì đầu tiên cần phải giải quyết vấn đề của
người chồng trước. Do công việc không thuận lợi, thu nhập không ổn định và
thường hay rượu chè nên anh Tuấn mới dẫn đến việc đánh đập chửi bới vợ.

10


Bên cạnh đó vì hoàn cảnh gia đình chị Trang khó khăn nên khi lấy chồng
không được gia đình nhà chồng thương yêu.
Nhân viên xã hội phải là cầu nối giúp thân chủ giải quyết vấn đề, áp dụng
lý thuyết sinh thái có thể giải quyết vấn đề của thân chủ theo ba cấp độ như
sau:
- Cấp độ vi mô :
+ Người chồng cần yêu thương và hiểu vợ mình hơn.
+ Bố mẹ chồng cần thấu hiểu và thông cảm với con dâu.
+ Anh Tuấn cần ổn định công việc, bớt uống rượu, bỏ thói đánh đập, chửi
mắng vợ con
+ Hòa thuận gia đình

+ Giúp chị Trang ổn định tâm lý.
- Cấp độ trung mô:
+ Anh Tuấn công việc không ổn định, không chỉ ảnh hưởng mỗi anh mà còn vợ
con bị ảnh hưởng nên anh cần chấn chỉnh lại công việc của mình.
+ Chị Trang cần phải tạo lập, cải thiện mối quan hệ với bố mẹ chồng. Ngoài ra
cần quan tâm đến các mối quan hệ xã hội, làng xóm.
- Cấp độ vĩ mô:
+ Ổn định kinh tế gia đình ở mức tối đa có thể.
+ Cả hai vợ chồng chủ động làm ăn, kiếm thêm thu nhập cho gia đình, phát triển
kinh tế gia đình.
+ Quan tâm hơn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật để nâng cao
hiểu biết, để tránh tình trạng bạo lực gia đình xảy ra.
11


4.3 Ứng dụng lý thuyết vai trò :
Mỗi người đều có vai trò nhất định trong cuộc sống, đôi khi không chỉ có 1
vai trò mà họ cần đóng nhiều vai trò trong cùng 1 lúc.
- Chị Trang là một người vợ, một người con dâu của gia đình, chị đã làm hết
trách nhiệm và bổn phận của mình là lo toan chăm sóc cho cả gia đình. Tuy
nhiên chị không được bố mẹ chồng và chồng mình tôn trọng và coi chị như
người giúp việc trong nhà. Vì thế chị có thể từ chối vai trò như một người giúp
việc, chị phải được sống đúng với vai trò của mình trong gia đình. Vai trò của
nhân viên CTXH ở đây là giúp thân chủ thấy được những vai trò khác nhau họ
có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và nguồn lực có thể huy động được.
- Bên cạnh đó anh Tuấn với vai trò là một người chồng nhưng anh không làm
hết trách nhiệm, chưa làm tốt vai trò của mình mà còn thường xuyên đánh đập
vợ. Anh cần thay đổi để làm tốt vai trò của mình nhờ sự giúp đỡ từ gia đình,
chính quyền địa phương và từ nhân viên công tác xã hội để trở thành một người
chồng mẫu mực, biết lo toan cho gia đình.


12


Kết luận
Công tác xã hội là một nghề tương đối mới ở Việt Nam và vẫn đang
trong quá trình hình thành và phát triển. Có thể nói lý thuyết công tác xã hội
là một bộ phận không thể thiếu của công tác xã hội ,nó là nền tảng cho thực
hành công tác xã hội. Nhân viên xã hội sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ
của mình nếu không áp dụng lý thuyết công tác xã hội khi làm việc với đối
tượng.
Lý thuyết công tác xã hội được sử dụng như cơ sở lý luận để giải thích về
hoàn cảnh và nguyên nhân vấn đề cụ thể của cá nhân, gia đình hay cộng đồng
đang cần sự trợ giúp. Nhân viên xã hội cần kết hợp giữa kiến thức lý thuyết
công tác xã hội với các phương pháp ,kĩ năng trong công tác xã hội trợ giúp
những đối tượng yếu thế hiểu được vấn đề mà họ đang gặp phải , tăng cường
chức năng xã hội, khả năng tự giải quyết vấn đề và kết nối họ với hệ thống
các chính sách, nguồn lực trong xã hội nhằm đảm bảo an sinh cho xã hội. Để
đạt được mục tiêu đó nhân viên xã hội không chỉ áp dụng những kĩ năng
,phương pháp trong công tác xã hội để giúp đối tượng giải quyết những khó
khăn của mình mà còn sử dụng hệ thống lý thuyết công tác xã hội như lý
thuyết nhu cầu, lý thuyết sinh thái, lý thuyết vai trò...
Nhân viên xã hội sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của mình nếu
không áp dụng lý thuyết công tác xã hội khi làm việc với đối tượng.

13




×