Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.39 KB, 20 trang )

A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch đã từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ
vang hay không, dân tộc việt nam có được vẻ vang, sánh vai với các cường quốc
năm châu hay không phần lớn chính là nhờ vào công học tập của các cháu” Vậy
làm thế nào để hình thành, tạo cho trẻ niềm đam mê học tập, sáng tạo và bảo tồn
những thành quả đó ngay từ nhỏ, từ khi trẻ bắt đầu hình thành những kĩ năng
sống, học tập và lao động. Làm thế nào để trẻ hứng thú, tích cực, hăng say và
sáng tạo trong học tập ngay từ nhỏ. Là một giáo viên mầm non tôi đã suy nghĩ
và trăn trở về vấn đề này.
Như chúng ta đã biết: Việc học tập cũng như việc vui chơi của trẻ mẫu giáo
thì điều quan trọng và không thể thiếu được đó là Đồ chơi vì đồ chơi là người
bạn thân thiết của trẻ thơ,là nguồn gốc của niềm vui sướng và là cuộc sống của
Trẻ nhỏ.
Đồ chơi làm cho trẻ vui vẻ,sung sướng,khêu gợi ở trẻ thái độ tích cực với
thế giới xung quanh,hình thành ở trẻ tình cảm thân ái, gắn bó với đồ chơi và dần
dần trẻ quý trọng những vận dụng. Đồ chơi cũng là đối tượng nghệ thuật gần gũi
với trẻ,khêu gợi ở trẻ những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh và phong phú để dần
dần hình thành ở trẻ những thị hiếu nghệ thuật đúng đắn sau này. Nhưng điều
mà các cô giáo mầm non quan tâm ở đây là: Những đồ dùng, đồ chơi (ĐDĐC)
của trẻ được bắt nguồn từ đâu? mang lại lợi ích gì?
Hiện nay đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về
phương diện giáo dục thì chúng không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục
đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Bên cạnh đó việc phải mua
quá nhiều đồ chơi cho trẻ cũng ảnh hưởng lớn đến tiền bạc của các bậc phụ
huynh, nhà trường.Hơn nữa nó còn làm cho trẻ cảm nhận một cách áp đặt, trong
khi đó xung quanh ta các phụ phế phẩm từ cuộc sống, trong sinh hoạt ..... đang
sẵn có và có rất nhiều và qua sự khéo léo của đôi bàn tay, cùng với sự sáng tạo
nó trở thành những món đồ chơi hết sức hấp dẫn đối với trẻ. Trò chơi với những
đồ chơi tự tạo luôn gần gũi với trẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chơi của trẻ. Khi trẻ
được tự tay làm ra những đồ chơi trẻ sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn so
với những đồ chơi mua sẵn. Việc tạo ra những đồ dùng đồ chơi cũng là một hình


thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động từ khi còn bé. Đặc biệt là đối với các
vùng nông thôn còn nghèo việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ
còn nhiều hạn chế, vì vậy việc tạo ra đồ dùng đồ chơi là một nhu cầu lớn của trẻ
mang lại lợi ích thiết thực.
1


Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số
nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết
trước những nguyên vật nào mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo
viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản
các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà
qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mà nhất là tại thành phố lớn như thành phố
Hồ Chí Minh, các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: lõi giấy vệ
sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí…
là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi
cho mình.
Tất cả những suy nghĩ đó cùng với kết quả đạt được trong công tác chăm
sóc, giảng dạy đã giúp tôi thấy rằng. Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì ngoài
việc chăm sóc - giáo dục, tạo ra những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ, người
giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi đặc biệt là trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi, có như vậy mới kích thích ở trẻ sự tò mò, sáng tạo, lòng đam mê
ham hiểu biết, hơn nữa nó còn giúp trẻ biết trân trọng, yêu quý những gì mình
tạo ra. Với những lí do trên sau đây tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh
nghiệm của mình với đề tài : “ Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm đồ dùng
đồ chơi”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đối với bậc học mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi,

chơi mà học. Khi học cũng như khi chơi và nhu cầu đồ chơi là rất cần thiết đối
với trẻ.
Một trong những yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non được ban
hành theo thông tư 17/2009/ TT - BGDĐT ban hành ngày 25/7/2009 đó là: Tạo
điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi,khám phá mọi lứa tuổi. Khi dạy
trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm
mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích trẻ tính độc lập,sáng tạo,
đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Luật giáo dục năm 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005, ở
điều 23 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMNcũng nhấn mạnh : Phương
pháp giáo dục mầm non phải chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động
vui chơi để trẻ phát triển toàn diện . Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng , đồ chơi
đáp ứng cho trẻ, ngoài nguồn đồ chơi giáo viên cung cấp thì đồ dùng đồ chơi do
2


trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú. vì thế cần hướng cho trẻ tạo
nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Để làm được điều đó giáo viên cần phải định hướng , xác định được một số
nguồn vật liệu cần thiết, tiếp theo giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ
huynh để nắm bắt được khả năng của trẻ có thể sưu tầm được những nguồn
nguyên vật liệu nào. trên cơ sở đó giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ
cách sưu tầm, thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu. Từ đó giúp trẻ hiểu ra
rằng, để làm được những đồ dùng đồ chơi bước đầu tiên là phải làm gì? làm như
thế nào? đặt sản phẩm ra sao? Sử dụng sản phẩm như thế nào? Điều này giúp trẻ
định hướng được cách làm và biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi đó.
II - THỰC TRẠNG:
Năm học 2014 - 2015 tôi tiếp tục giảng dạy tại lớp MG 5 - 6 tuổi việc
chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và nghiên cứu từ
đó hướng dẫn trẻ một cách phù hợp và hiệu quả.

Nhà trường nói chung và các nhóm lớp nói riêng luôn được địa phương
cùng các cấp các nghành quan tâm, ủng hộ và đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy và học.
Bản thân cũng được tham gia lớp học chuyên đề đồ dùng đồ chơi do
PGD tổ chức và thông qua các đợt ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội thi đồ
dùng đồ chơi giữa các lớp từ các nguyên vật liệu sẵn có. Từ đó giúp tôi có thêm
kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi và hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi

Hình ảnh dự thi đồ đùng đồ chơi cấp trường của lớp Hoa Hồng
3


Bên cạnh đó bản thân còn được học hỏi kinh nghiệm của một số trường bạn
trong quá trình học lớp chuyên đề ĐDĐC tự tạo như Trường MN Thị Trấn,
Trường MN Nga Bạch, trường MN Nga Giáp, Trường mầm non Nga Mỹ.........
Trong lớp trẻ luôn chăm ngoan nghe lời cô giáo trong mọi hoạt động, các
bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm đến việc học của con em mình.

Hình ảnh thi đồ dùng đồ chơi cấp trường năm 2013 - 2014
Tuy nhiên trong thực tế trường MN Nga Yên nói chung và lớp học Hoa
Hồng mà tôi đang trực tiếp giảng dạy nói riêng vẫn đang còn gặp nhiều khó
khăn về việc sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
Đầu năm tôi còn gặp phải một số khó khăn như:
- Chưa đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng theo ý tưởng
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu, học hỏi làm thêm những đồ
dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn
- ĐDĐC tạo ra luôn bị hư hỏng do các cháu trong quá trình chơi và sử
dụng chưa biết trân trọng, giữ gìn và bảo quản
- Quá trình làm đồ chơi giáo viên còn phải tính toán đến kinh phí, lượng
phế phẩm thu lượm, và hiệu quả sử dụng

- Bước đầu trẻ chưa hứng thú, chưa sáng tạo trong quá trình tham gia làm
ĐDĐC cùng cô, một số trẻ tiếp thu bài còn hạn chế

4


- một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ
Từ những khó khăn trên điều làm cho tôi luôn băn khoăn và suy nghĩ đó
là: Phải làm sao để khắc phục. chỉ còn cách đó là: hướng dẫn trẻ để trẻ cùng cô
làm ĐDĐC tự tạo để kích thích trẻ sáng tạo, đam mê trong moi hoạt động,tăng
thêm phần phong phú, đa dạng nguồn đồ chơi của trẻ.
Đầu năm học 2014-2015 tôi cũng đã mạnh dạn hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC
tự tạo để khảo sát thực tế mức độ Trẻ trong lớp và kết quả thu được như sau:
Số trẻ
Tổng
Số trẻ đạt Tỉ lệ %
số trẻ
trong lớp
1
Ý thức thu thập NVL có sẵn
16 cháu
53
Trẻ hứng thú trong việc làm
30
2
15 cháu
50
ĐDĐC
Trẻ sáng tạo, linh hoạt trong việc
3

13 cháu
43
làm ĐDĐC
ý thức biết giữ gìn và bảo quản
4
30
17 cháu
57
sản phẩm do mình làm ra
Sự quan tâm của các bậc phụ
5
30
18 cháu
60
huynh
Vậy làm thế nào để khắc phục kết quả trên? làm thế nào để việc làm ĐDĐC
tự tạo của trẻ đạt kết quả cao? Làm thế nào để lôi kéo sự quan tâm của phụ
huynh đến việc học của con trẻ?
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trước tiên tôi đưa ra mục tiêu,xác định trẻ làm được đồ dùng đồ chơi đó thì
ĐDĐC đó phải:
- Đơn giản,dễ làm,có tính chất rèn luyện được các kỹ năng và phù hợp với
khả năng của trẻ.
- Nguyên vật liệu trẻ có thể tự sưu tầm,hoặc tìm cùng bố mẹ,cô giáo.
- Các bước làm đồ chơi phải rõ ràng,dễ hiểu
- Trẻ cùng nhau trưng bày hay nghĩ ra cách sử dụng đồ chơi đó
- Sắp xếp thời gian để trẻ có thể làm đồ chơi ở những hoạt động nào cho phù
hợp.
1. Phương pháp phối kết hợp – chọn nguyên vật liệu để làm:


5


Như chúng ta đã biết ĐDĐC tự tạo có ưu điểm là sẵn có, ít tốn kém,
thường xuyên đổi mới, đa dạng phong phú về màu sắc, kiểu dáng và đặc biệt là
luôn sáng tạo.
Để việc làm ĐDĐC của trẻ có chất lượng và hiệu quả thì công việc tiến
hành đầu tiên đó là cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết, sẵn có
ở địa phương như: Hột hạt, vỏ ốc, lá cây, hộp giấy, cọng rơm, áo bắp ngô ......
tiếp theo giáo viên phải phối kết hợp với phụ huynh để biết được khả năng sưu
tầm nguyên vật liệu của từng trẻ, trên cơ sở đó cô giao nhiệm vụ và hướng dẫn
trẻ cách sưu tầm, thu gom và bảo quản nguyên vật liệu. Tuỳ vào từng nhiệm vụ
và điều kiện cụ thể của trẻ mà quy định thời gian thực hiện ngắn hay dài.
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào và đa dạng cô phải phối kết hợp
cùng với phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong cuộc sống hàng ngày thì
mới có được. Vậy làm thế nào để thu hút được sự quan tâm ủng hộ từ các bậc
phụ huynh. Ngày nay với cuộc sống bộn bề đã làm cho không ít phụ huynh
không còn có thời gian chăm sóc con cái,không có thời gian chơi cùng với con
mà thay vào đó là những đồ chơi hiện đại được sản xuất trên dây chuyền công
nghiệp hiện đại. Trên thị trường đồ chơi trung quốc và nước ngoài chiếm đa
số,bên cạnh những đồ chơi có ích cũng không ít những đồ chơi không an
toàn,kích động tính hiếu chiến ở trẻ. Chính vì thế việc tuyên truyền đến phụ
huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ chơi từ nghuyên vật liệu thiên nhiên
và các nghuyên vật liệu có sẵn,rẻ tiền là rất thiết thực
Việc tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng giúp
giáo viên và nhà trường vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí, vừa có thể phối hợp
với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trong năm học có thể chia làm
nhiều đợt huy động phụ huynh. Có thể huy động đầu năm học rồi đến các chủ đề
huy động thêm . Việc lựa chọn nguyên vật liệu để làm ĐDĐC cần chú ý:
+ Lựa chọn các nguyên vật liệu phải sạch, đảm bảo an toàn.

+ Tận dụng những nguyên vât liệu phổ biến, rẻ tiền.
+ Những vật liệu dễ vận động từ phụ huynh học sinh đóng góp, có thể sử
dụng vào nhiều nội dung giáo dục.
+ Đảm bảo tính phù hợp, vật liệu có màu sắc đẹp, có kích thước phù hợp
với tầm tay trẻ.
+ Đảm bảo tính sáng tạo. từ một vật liệu có thể tạo ra nhiều đồ chơi khác
nhau.
Khi hướng dẫn trẻ làm giáo viên không nên đặt ra trước loại sản phẩm
bắt trẻ phải làm theo mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng ma
6


trẻ thích sau đó giáo viên mới hướng dẫn trẻ cụ thể phương pháp thực hiện cụ
thể với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu hoặc tập thể.
Ví dụ: Từ những chiếc vỏ hộp sữa tôi đưa ra và hỏi trẻ ý tưởng của trẻ có
thể làm được những đồ dùng, đồ chơi gì ? sau đó tôi gợi ý cho trẻ làm theo ý
tưởng của trẻ.
Khi gợi mở trẻ làm ĐDĐC tôi cũng luôn chú ý đến khả năng của từng trẻ
và nhu cầu ĐDĐC đang cần để hướng trẻ làm đồng thời rèn kĩ năng cho trẻ
thông qua từng loại ĐDĐC.
Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật, từ những chiếc lá cây, hay từ
những mảnh xốp tôi hướng trẻ tạo những con vật thật đáng yêu và ngộ nghĩnh,
trẻ có thể phân loại lá to, lá nhỏ, trẻ sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp để tạo
thành sản phẩm đẹp mắt,hay từ những mảnh xốp màu trẻ lượn kéo để tạo ra
những con vật mà trẻ dã hình dung.

Con trâu được tạo từ những chiếc lá

Con công tạo từ giấy xốp


Kết quả: Qua đây ta thấy từ những nguyên vật liệu rất đơn giản, đồ vật sẵn có
trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế
mà chúng ta cần phải quan tâm, đặc biệt là các cô giáo Mầm non.
2. Phương pháp tiến hành các bước làm đồ chơi rõ ràng, dễ hiểu.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của trẻ mầm non là thích tò mò, khám
phá. Vì thế ĐDĐC tự tạo phải đảm bảo tính an toàn, không gây thương tích và
có độ bền cao. Đặc biệt, các ĐDĐC phải đẹp và bắt mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú
khi sử dụng.

7


Khi tôi làm ĐDĐC tôi thường kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ dùng đẹp,
sinh động, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành thấp
tiết kiệm, hiệu quả sử dụng cao. Một trong những chất liệu đó là xốp màu, chính
vì thế mà trong việc làm ĐDĐC tôi thường lựa chọn xốp màu làm nguyên liệu
chính. Xốp màu có thể tạo đồ chơi có thể dùng kết hợp với những nguyên liệu
khác tạo nổi bật, đẹp mắt.

Hình ảnh những con cá được tạo từ giáy xốp

Hình ảnh ĐDĐC tự tạo được làm từ xốp màu và kết hợp
với nguyên liệu khác
8


Khi hướng dẫn cho trẻ làm, chúng ta phải biết cách gợi ý cho trẻ làm
ĐDĐC sao cho đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ, đặc biệt trẻ mẫu giáo
lớn. Nên cho trẻ làm từ dễ đến khó, từ đó giản đến phức tạp, đồ chơi làm phải
phù hợp với tình hình của lớp, địa phương, và phải phát huy được sự sáng tạo,

giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Trong khi hướng dẫn trẻ làm đồ chơi phải có các bước cụ thể, rõ ràng, dễ
hiểu để trẻ có thể làm được như :
- Đầu tiên là ý tưởng làm ĐDĐC gì?
- Cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì?
- Khi thực hiện gồm những bước như thế nào?
Tuy nhiên trong khi trẻ làm cô không nên yêu cầu trẻ làm hết mà cô
cần giúp đỡ, hỗ trợ cùng trẻ.
Ví dụ Phương pháp thực hiện: “Mô hình đàn gà”
*.Nguyên vật liệu:
Vải vụn, lông gà mái thật, hạt bông, hạt vòng màu đen, vỏ hộp nước rửa
bát, sốp mầu, kéo, các dụng cụ cắt tỉa, keo 502, len màu vàng, dây thép.
*.Cách làm
Thiết kế mô hình đàn gà vẽ và cắt hình gà mẹ từ miếng vải vụn, sau đó
khâu lại. Nhồi bụng gà mẹ bằng hạt bông gạo, sau đó dùng dao dọc giấy vẽ và
cắt cánh gà, mỏ gà bằng vỏ lọ nước rửa bát sau đó cài vào thân gà mẹ để tạo
cánh gà và mỏ gà, dùng kim chỉ để khâu hạt vòng làm mắt gà. Dùng kéo cắt
mào gà bằng sốp. Tiếp tục lấy keo 502 để gắn lông gà với nhau tao thành hình
gà mẹ.
Gà con được làm bằng len màu vàng, cắt gắn và buộc lại. Sau đó dùng kéo cắt
mỏ, mào gà con bằng xốp, chân gà được uốn bằng dây thép và bọc lại bằng len.
Ngoài ra tạo thêm khung cảnh cho sinh động: Ngôi nhà, đống rơm, bụi chuối,
cổng, hàng rào, ao sen, vườn rau xanh ...
*Ứng dụng:
Có thể sử dụng cho các giờ học như khám phá khoa học cho trẻ làm quen
với một số động vật nuôi trong gia đình, thu hút sự chú ý của trẻ như: Hoạt động
làm quen với toán nhận biết 1 và nhiều, đếm trong phạm vi 10; làm quen văn
học dạy thơ “Đàn gà”, “Thăm nhà bà”, “Mười quả trứng tròn”, kể chuyện sáng
tạo: “Gà con không vâng lời”; giờ chơi hoạt động góc “Xây dựng trại chăn nuôi”
và được áp dụng ở các chủ đề: Gia đình, thế giới động vật,...


9


Hình ảnh: Mô hình đàn gà
Phương pháp thực hiện “Ô cửa bí mật”
* Vật liệu:
Phooc, gỗ, các miếng sốp màu, đề can màu các loại.
* Cách làm
Dùng các thanh gỗ bào nhẵn và phooc đóng thành một tấm bảng, phía trên bảng
đóng một đường rãnh ngang có độ dốc khoảng 5-10o để khi thả, viên bi sẽ lăn từ
từ rồi rơi xuống các rãnh dọc bất kì. Từ đường rãnh phía trên nối thông với các
đường rãnh dọc gắn với các hộp ở phía dưới. Nền trong bảng có thể dán hình
ảnh các con vật ngộ nghĩnh hoặc các loại hoa khác nhau để đồ dùng sinh động,
hấp dẫn.
- Dán số vào mặt trước cửa các hộp phía dưới (trên hình là 5 hộp).
* Cách sử dụng
- Giáo viên có thể sử dụng cho trẻ ôn luyện trong các giờ làm quen với toán, làm
quen với chữ viết, khám phá khoa học.
Ví dụ: Cho trẻ lăn viên bi vào trong đường rãnh phía trên, viên bi rơi vào ô cửa
nào, trẻ mở ô cửa đó và lấy đồ vật, chữ cái, chữ số ra, gọi tên.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ mẫu giáo.
- Chủ đề sử dụng: Các chủ đề trong năm học

10


Hình ảnh ô cửa bí mật
Phương pháp thực hiện “Phương tiện và biển báo giao thông”
* Vật liệu

Vỏ can nước rửa chén, bát; hộp nước xả giặt, con chuột máy tính hỏng, quả
bowling, thép, gỗ, keo nến, sốp, giấy đề can,
* Quy trình làm đồ dùng phương tiện và biển báo giao thông
Thuyền buồm: Từ can nước rửa bát rửa sạch, dùng dao, kéo, cắt phần đáy làm
thân thuyền, lấy phần thân hộp cắt làm cánh buồm, lắp hộp làm chân cột buồm,
dùng keo nến gắn các bộ phận vừa cắt tạo thành hình những chiếc thuyền.
- Máy bay: Cắt các miếng nhựa từ bình đựng nước rửa chén bát đã rửa sạch
thành cánh máy bay, quả bowling làm thân máy bay. Dùng keo gắn cánh với quả
bowling thành hình máy bay.
- Xích lô: Cắt phần dưới của can nước rửa chén bát, uốn cong tạo hình xích lô,
gắn phần mái che, tay cầm, bánh xe tạo thành xích lô.
- Xe đạp: Cắt phần thân can nước rửa bát làm bánh xe, luồn que sắt vào trong
ống mút uốn cong theo hình khung xe đạp, gắn các bộ phận lại tạo thành xe đạp.
- Tàu hoả: Cắt gọt các miếng gỗ vụn thành khối chữ nhật, khoan lỗ luồn que sắt
qua phần dưới của khối chữ nhật và gắn bánh xe, dùng giấy đề can trang trí các
khoang tàu, làm móc nối các khoang tàu lại với nhau.
- Biển báo: Cắt các miếng nhựa từ các vỏ hộp dầu xả theo các hình biển báo,
dùng que tre gắn chân đế, dùng giấy đề can trang trí theo các loại biển báo.
11


“Phương tiện và biển báo giao thông”
Phương pháp thực hiện mô hình “Một số đồ chơi dân gian”
* Cấu tạo đồ chơi
Quả còn, quả pao dây kéo co, đèn lồng, quang gánh, cột ném còn, bàn chơi ô ăn
quan, nỏ, cung tên, đền ông sao, mặt lạ, chuyền, ném vòng cổ chai, cà kheo,
nhảy sạp. Các chi tiết được cắt tỉa khéo léo, không sắc nhọn, đảm bảo an toàn
cho trẻ
*.Vật liệu
Vải vụn, gỗ, dây thừng, giấy bóng, bóng nhựa, len, đề can, tre, …

* Quy trình làm bộ đồ chơi dân gian
- Quả còn: Dùng vải vụn cắt nhỏ sac đó khâu lại để ra 1 đoạn không khâu
sau đó nhồi bông vào sau đó khâu dây vào thành quả còn
- Quả pao: Dùng vải vụn cắt nhỏ khâu lại để ra 1 đoạn không khâu sau đó nhồi
bông vào và khâu lại thành quả pao
- Quả cù: Dùng miếng gỗ gọt thành hình quả cù
- Dây kéo co: Dùng dây thừng dài khoảng 15m sau đó dùng đề để can trang trí.
- Đèn lồng: Dùng thiếp cuốn vòng quanh lại sau đó dùng len tranh trí lại thành
cái đèn lồng

12


- Quang gánh: Dùng tre vót nhẵn sau đó uốn thành cái quang, dùng tre vót đòn
gánh
- Cột ném còn: Dùng cây tre vót nhẵn sau đó uốn vòng tròn để phía trên thành
cột ném còn
- Chuyền: Dùng các bông chít già lấy phần đuôi chặt ngắn làm các que chuyền,ở
ngoài
- Cà kheo: Dùng cây tre cưa thành các đoạn ngắn, sau đó đục lỗ ở phần giữa đút
đoạn tre ngắn vào để chân dùng đề can trang trí xung quang thành cái cà kheo
- Nhảy sạp: Dùng cây tre cưa thành các đoạn ngắn sau đó dùng đề can trang trí
các đoạn tre lại
- Bàn chơi ô ăn quan: Dùng giấy bìa cứng cắt thành các bàn ô ăn quan sau bàn ô
ăn quan thành 2 nửa bằng nhau dùng bút sáp kẻ 10 ăn quan;
- Mặt nạ: Dùng tre vót thành các lan nhỏ sau đó đan nhau mảnh nhỏ sau đó uốn
vòng tròn làm miệng, dùng sơn phía ngoài trang trí thành hình cái mặt nạ.
- Ném vòng cổ trai: dùng các trai nước mắt đã dùng hết, lấy giấy đề can trang trí
phía ngoài, vót các mảnh tre uốn thành các vòng nhỏ.
- Cung tên, nỏ: Dùng tre vót nhỏ một đầu nhọn thành cái nỏ, vót tre uốn thành

cái cung tên;
*Ứng dụng
Dạy trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi mới, các hoạt động tập thể, các hội
thi bé vui khỏe, bé chơi trò chơi dân gian…
- Bộ đồ chơi dân gian được sử dụng chủ yếu trong chơi trò chơi mới, hoạt động
ngoài trời ở các chủ đề trong năm học. Thông qua những đồ dùng này cho trẻ
làm quen với tên gọi, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng, cách giữ gìn đồ chơi.
- Ngoài ra bộ đồ chơi dân gian này còn được sử dụng làm các nội dung tích hợp
trong các tiết dạy khám phá khoa học, các hội thi của trẻ
Khi làm các đồ chơi có nhiều đồ chơi khác nhau, có nhiều kỹ năng tôi đã
chia nhỏ ra từng loại đồ dùng, từng bộ phận và chia nhỏ nhóm trẻ để làm. Sau
đó, tổng hợp lại tạo thành đồ chơi lớn dưới nhiều hình thức.

13


Một số đồ dùng đồ chơi dân gian
Kết quả: Khi trẻ làm ĐDĐC tự tạo tôi thấy trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng
nghe, tích cực đưa ra ý kiến sáng tạo vì được hoạt động, khám phá với đồ vật,
điều trẻ yêu thích. Qua đó, các kiến thức cô cung cấp thêm cho trẻ, được trẻ tiếp
thu nhanh hơn.
Trẻ làm ĐDĐC phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao thêm kiến thức,
đưa giờ học, giờ chơi thêm thích thú, bổ sung, củng cố kiến thức cho trẻ một
cách nhẹ nhàng và hiệu quả cao.
3. Làm ĐDĐC sao cho thời gian thực hiện phù hợp:
Như chúng ta đã biết chương trình học mầm non, ngoài các hoạt động học
có chủ định còn có hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, mọi lúc, mọi nơi… Vì
vậy, tuỳ từng loại đồ chơi dễ, ít hay nhiều mà giáo viên có thể sắp xếp vào các
hoạt động cho phù hợp để hướng dẫn trẻ làm một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Làm bông hoa, con cá tôi đưa vào hoạt động học để hướng dẫn

từng bước cụ thể cho trẻ thực hiện. Trong hoạt động góc hay mọi lúc, mọi nơi
thì tôi cho trẻ làm tàu hoả, ô tô, cây cối, ngôi nhà…để phát huy tính sáng tạo,
độc lập của trẻ. Trong hoạt động sáng hay chiều tôi cho trẻ thực hiện làm các
ĐDĐC có kỹ năng đơn giản hơn như tạo tranh từ đá sỏi, cắt dán các hình ảnh từ
sách báo cũ để làm sách tranh theo các chủ đề...
Làm ĐDĐC sao cho thời gian thực hiện phù hợp là điều kiện giúp trẻ có
khả năng tư duy, sáng tạo, không gò ép, tạo sự hứng thú trong lúc làm ĐDĐC.
4. Sử dụng sản phẩm trong mọi hoạt động:
14


Hàng ngày, hoạt động của trẻ diễn ra từ lúc đón trẻ đến khi trả trẻ. Vì thế
việc trẻ tự làm ĐDĐC cô cần hỏi trẻ sẽ tư duy như thế nào đối với sản phẩm của
mình làm ra. Khi trẻ tự làm ĐDĐC, tạo ra các sản phẩm mới thì cô cần cố gắng
ưu tiên phục vụ cho nhiều hoạt động. Hoạt động học, hoạt động góc, trang trí
các mảng tường, lớp học và cho trẻ trải nghiệm thật nhiều trên sản phẩm của
mình làm ra, Từ đó để trẻ thấy được sản phẩm làm ra của mình thật có ích. Khi
sử dụng nhiều tạo cho trẻ động cơ phấn khởi để tiếp tục học làm những đồ chơi
về sau.
Ví dụ: Trong hoạt động học có chủ định Khám phá khoa học "Làm quen
với toán" về các khối. Để trẻ dễ liên hệ số lượng với các khối đã học, tôi đã tận
dụng những ngày sinh nhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các khối do
cô và trẻ sưu tầm để trẻ quan sát và nhận xét (số lượng các khối bằng tháng sinh
của trẻ). Từ đó trẻ được trải nghiệm, sử dụng có hiệu quả và ghi nhớ đặc điểm
của bản thân.
Ví dụ: Trong hoạt động góc trẻ sử dụng đồ chơi của mình làm ra, xây
dựng mô hình theo chủ đề, từ đó trẻ thấy được các ĐDĐC tuy giống nhau nhưng
có thể sử dụng được với các chủ đề khác nhau, tạo ra các mô hình phù hợp các
chủ đề đó. Trẻ biết cách giữ gìn, biết bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm, thấy
được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.

Sản phẩm đồ chơi của trẻ cần được trưng bày nơi đẹp, dễ quan sát để trẻ
có thể giới thiệu sản phẩm của mình với người thân, bạn bè.
5.Phối hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ sử dụng và bảo quản đồ dùng
đồ chơi đúng cách
Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng: Trò chơi liên quan đến sự phát triển nhân
cách và xã hội tính của trẻ. Nhiều phẩm chất được củng cố qua hành vi ứng xử
khi tham gia trò chơi: trung thực, quan tâm và tôn trọng người khác, cởi mở,
khiêm tốn, chủ động... Khi chơi, trẻ biết điều chỉnh giọng nói, cách dùng từ,
cách xưng hô thế nào cho hợp lý.
Nhưng ngày nay, các bậc cha mẹ bận rộn thường sinh ít con, chỗ ở chật chội,con
cái ít được chơi trò chơi sáng tạo và vận động cần thiết, ít được chơi trong các
nhóm có độ tuổi khác nhau mà dành quá nhiều thì giờ để chơi điện tử. Hầu hết
trẻ phải chơi một mình. Mặt tích cực là trẻ có thể tập trung vào trò chơi, dễ dàng
sử dụng và triển khai ý tưởng mới theo cách của mình mà không bị chi phối bởi
người cùng chơi (lắp ráp, xâu hạt, ghép hình,...). Những trò chơi cá nhân giúp trẻ
nhận biết mặt mạnh - mặt yếu của mình và có những nhận thức về bản thân: phát
15


hiện “tài lẻ”, chức năng của các giác quan, sự thay đổi và các tư thế của cơ thể
khi vận động, tăng khả năng tự lực, tự tin, mạnh dạn và sáng tạo, phát triển nhân
cách.. Cùng với việc quan tâm phòng tránh tai nạn cho trẻ khi chơi (chọn đồ
chơi làm bằng vật liệu an toàn, không dễ vỡ, không sắc nhọn, phù hợp lứa tuổi,
kích thước đủ lớn để bé không thể nuốt). Chính vì vậy mà có những điều cha mẹ
cần phối hợp với giáo viên để quan sát và uốn nắn tính khí cho con khi ở nhà
*“Có mới nới cũ”: Có trẻ hay mè nheo, vòi vĩnh đòi mua đồ chơi mới liên tục.
Lúc đầu, vì yêu chiều hoặc sợ con mình “thua kém bạn bè” nên nhiều phụ huynh
sẵn sàng nhân nhượng và đáp ứng mọi yêu cầu của con, để rồi sự thái quá của
cha mẹ vô tình biến con thành trẻ hư lúc nào không hay. Khi trẻ nhõng nhẽo
không đúng lúc, đúng chỗ, cha mẹ phải phân tích để trẻ biết hành động đúng –

sai. Kiên quyết nói với trẻ cái gì được, cái gì không. Khi đã nói “không” thì
không được thay đổi dù bé có khóc lóc ăn vạ (nếu được 1 lần, bé sẽ nghĩ là có
thể cha mẹ thấy bé khóc mà đồng ý, về sau bé sẽ dùng nước mắt làm vũ khí và
không ngừng... leo thang). Một mặt cha mẹ tôn trọng những thái độ và quyết
định của con, để bé tự giác trong các hoạt động cá nhân và hình thành sự tự tin
(chọn món ăn, thức uống, chọn quần áo để mặc đi chơi), mặt khác cần đặt ra
những giới hạn trong việc đòi hỏi người lớn chiều theo ý mình, mua sắm những
món đồ chơi, đồ dùng phí phạm.
* Chơi ẩu: Một đặc điểm của trẻ là tính đại khái, nhận thức vấn đề một cách sơ
sài, bỏ sót chi tiết, dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót. Trẻ dễ bị phân tán do tập trung
kém, bị nhiễu bởi tác động mới lạ, có trí nhớ tốt nhưng nhớ máy móc theo kiểu
học vẹt, vì thế cha mẹ cần hướng dẫn cách nhớ theo thứ tự để bộ nhớ của trẻ
dung nạp những gì cần thiết. Khi tham gia trò chơi, trẻ phải tập trung vào tình
huống, nội dung, chủ đề và luật chơi, nếu không, đương nhiên sẽ bị thua cuộc.
Trẻ có tư duy trực quan, cụ thể nên trò chơi cần có hình ảnh, âm thanh, vật liệu
để dễ hình dung được hiện tượng, sự vật, những khái niệm về không gian, thời
gian. Chơi với bộ khối hình chẳng hạn, bé sẽ dần rút ra được cho mình những
kết luận quan trọng: khối tròn lăn được còn khối vuông thì không hoặc từ vài em
búp bê và thú bông, bé có thể cùng bạn chơi đồ hàng, chơi trò cô giáo, bác sĩ,
chú công an giao thông,...
*. Ganh tị: Thói ganh tị là một trong những biểu hiện tâm lý bình thường của
trẻ. Trẻ so sánh mình với các trẻ con khác (chúng nhiều đồ chơi hơn, đồ chơi đắt
16


tiền hơn, được chơi nhiều hơn), từ đó nảy sinh ấm ức, căm ghét và muốn trả đũa
bằng cách giành giật, phá hoại đồ chơi. Cha mẹ cần có thái độ và cách cư xử
đúng đắn để giúp trẻ hạn chế và vượt qua tính xấu này. Bằng các phương tiện
truyền thông như tivi, báo đài hay các tấm gương cụ thể xung quanh, chỉ cho
con thấy những bạn cùng trang lứa không có điều kiện như trẻ đang có. Trẻ sẽ

hiểu mình còn may mắn hơn nhiều bạn khác và bớt tị nạnh.
* Trút giận lên đồ chơi: Một đứa trẻ tức giận, khóc lóc và la hét có thể nghĩ đó
là cách thức duy nhất chúng được hiểu và đồ chơi chính là nguồn lý tưởng để
chúng dễ dàng thể hiện cảm xúc, nổi giận, thậm chí quăng quật, giẫm đạp lên.
Cha mẹ cần giúp trẻ chấp nhận kỷ luật. Trẻ cần được yêu thương và nhanh
chóng đáp ứng nhu cầu, nhưng cũng phải hiểu rằng mình không phải là vua,
không phải cứ cần thứ gì là đòi và hét lên. Phụ huynh không thể ngờ sự trừng
phạt, trách mắng không hề giúp trẻ vâng lời hơn mà chủ yếu làm trẻ chai sạn với
các biện pháp kỷ luật. Cha mẹ hay gây gổ với nhau cũng gây hệ lụy rối nhiễu
tâm lý trẻ. Vì vậy cha mẹ cũng phải là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo
* Mau chán: Trẻ đang ở thời kỳcảm xúc không ổn định, hay thay đổi, mau giận
mau quên, “cả thèm chóng chán”. Cần rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ bằng những
đồ chơi xếp hình từ đơn giản đến khó dần, trò này đòi hỏi trẻ kiên nhẫn tìm
những mảnh ghép. Với những mẫu Lego: ban đầu bé chỉ biết xếp chúng chồng
lên nhau, về sau có thể tao nên nhiều hình thù khác nhau. Càng về sau, khả năng
tưởng tượng và sáng tạo của bé tăng lên.
Nên thay đổi trò chơi để tăng tính hấp dẫn: đá bóng, chạy, nhảy dây... là những
bài tập cần thiết cho khả năng vận động thô của trẻ. Khả năng vận động
tinh được rèn luyện qua việc phối hợp tay chân thành thục, khéo léo, ở mức độ
tinh vi hơn như đạp xe đạp hai bánh, múa hát, banh đũa, học thủ công, thêu
thùa.... Người lớn cần nhắc nhở trẻ sửa những thói quen xấu (cúi gằm mặt, bặm
môi, méo miệng, tư thế ngồi gù vẹo... )
* Chơi ăn gian: Bé muốn là người chiến thắng nên đôi khi chơi ăn gian. Dạy
con biết chấp nhận thắng-thua, học cách thừa nhận thất bại, ăn mừng chiến
thắng, chấp nhận thử thách, khách quan, chuộng lẽ phải, không để cảm tính ích
kỷ chi phối.…Tự trọng là phẩm chất quý giá của con người, từ tự trọng sẽ dẫn
đến tự giác và tự chủ.
17



* Không biết tự giải quyết vấn đề: Khi chơi, trẻ lúng túng, ngờ nghệch không có
cách lý giải, phản ứng. Hãy để trẻ tự làm mọi thứ cho bản thân và có trách
nhiệm với việc mình làm.Tìm ra cách giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết
rất đáng học khi còn nhỏ, vì nó giúp ích nhiều cho trẻ mai sau. Cha mẹ sẽ ngạc
nhiên phát hiện con mình tài giỏi và biết cách xoay xở khi có cơ hội giải quyết
vấn đề của bản thân theo cách riêng của mình. Thông qua việc xử lý những khó
khăn, trẻ học được những kỹ năng thiết yếu để thành công trong cuộc sống.
Vui chơi là một hoạt động kích thích toàn bộ chức năng của con người, có
tầm quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ, tâm lý, ngôn ngữ, cảm giác,
giao tiếp và quan hệ xã hội. Với trẻ em, trò chơi giúp các giác quan được tinh
nhạy hơn, tri giác, tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, cơ bắp dẻo dai, linh hoạt
hơn, sự hô hấp, tuần hoàn được tăng cường đồng thời góp phần xây dựng nhân
cách đang trưởng thành.
Kết quả: Sau khi tiến hành phương pháp phối kết hợp với phụ huynh trong
việc dạy trẻ bảo quản và sử dụng đồ chơi tôi thấy hầu hết các cháu đã biết cách
chơi và giữ gìn đồ chơi cản thận, nhận ra được giá trị của đồ chơi nên không còn
nhàm chán với những đồ chơi cũ, mỗi khi tức giận không còn đập phá và giẫm
đạp lên đồ chơi…
IV. KIỂM NGHIỆM:
1. Kết quả trên trẻ:
Trong quá trình suy nghĩ, tìm tòi và tích cực hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC và
qua một năm học áp dụng các hương pháp nêu trên tôi thấy rằng:
- Trong quá trình thực hiện các cháu đã thể hiện được tính độc lậo, sáng
tạo cao.
- Hình thành ở trẻ tính tiết kiệm, yêu qúy sức lao động, ý thức bảo vệ môi
trường
- Với việc tự làm ĐDĐC phục vụ cho hoạt động học, trang trí lớp, trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở lớp tôi phụ trách đã phát triển tốt về tư duy, tự tin, thông minh
hơn.
Kết quả cho thấy. Qua một năm thử nghiệm hướng dẫn trẻ làm đồ dùng

đồ chơi tôi đúc rút ra rằng: Việc tận dụng những đồ phế thải ở xung quanh ta
cũng rất có ích, tạo diều kiện cho trẻ được học, được chơi một cách hứng thú,
thoả mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá. Bên cạnh đó nó còn
18


giúp cô và cháu được gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn hơn. Nhờ đó mà tư duy
của trẻ phát triển hơn.
Kết quả khảo sát cuối năm học cho thấy:
Số trẻ
Tổng
Số trẻ
Tỉ lệ
số trẻ
đạt
%
trong lớp
1
2
3

Ý thức thu thập NVL có sẵn
Trẻ hứng thú trong việc làm
ĐDĐC
Trẻ sáng tạo, linh hoạt trong việc
làm ĐDĐC

4

ý thức biết giữ gìn và bảo quản

sản phẩm do mình làm ra

5

Sự quan tâm của các bậc phụ
huynh

30

28 cháu

93

27 cháu

90

27 cháu

90

28 cháu

93

29 cháu

97

2. Đối với phụ huynh

Việc cho trẻ tự làm ĐDĐC được phụ huynh hoan nghªnh, đồng tình
hưởng ứng, các bậc phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật
liệu phế thải, mặt khác phụ huynh cũng rất hứng thú trong việc làm đồ dùng đồ
chơi từ các vật liệu phế thải thay cho các đồ dùng mua trôi nổi trên thị trưòng.
Đến cuối năm có tới 97% phụ huynh tham gia thu thập nguyên vật liệu, tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
Phụ huynh luôn quan tâm động viên kịp thời tới trẻ, hướng lái trẻ nhiều
hơn tới việc làm đồ chơi và giữ gìn chúng.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua việc nghiên cứu đề tại trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là:
- Qua một năm thử nghiệm tôi thấy rằng việc tận dụng những nguyên vật
liệu phế thải ở xung quanh làm ra những ĐDĐC là một điều hết sức kỳ diệu có
trong cuộc sống. Luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi một cách hứng
thú, thoả mãn nhu cầu trong hoạt động tìm tòi, khám phá … của trẻ, giúp trẻ
phát triển nhiều kỹ năng, tư duy, biết sáng tạo và giữ gìn ĐDĐC do mình làm ra.
- ĐDĐC làm ra sử dụng được trong nhiều hoạt động.
19


- Việc hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC rất bổ ích và có nhiều ý nghĩa sâu sắc,
được các cháu tham gia nhiệt tình cũng như việc hưởng ứng, hoan nghênh rất
nhiều từ phía các bậc phụ huynh.
- Từ việc làm được ĐDĐC, giáo dục cho các cháu tính tiết kiệm, yêu quý
sức lao động , ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với phương pháp
làm công việc.
- Qua việc học - chơi trẻ sinh động hơn, thoải mái hơn, học hứng thú và
tích cực hơn. Mối quan hệ giữa cô và trẻ trở nên gần giũ, trẻ mạnh dạn, linh
hoạt, nhanh nhẹn hơn, giữa trẻ - trẻ đoàn kết, biết giúp đỡ nhau.
- Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm sách vở, các bạn đồng nghiệp để tạo
thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm cho mình.

Với những vấn đề trong bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong
đợc sự ủng hộ của các ban ngành chỉ đạo, sự thông cảm và hiểu rõ hơn về đặc
điểm, tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non, tạo thêm điều kiện về vật chất cũng như
tinh thần để mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng, được phát triển toàn diện về
mọi mặt.
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc hướng dẫn trẻ
5 - 6 tuổi tự tạo đồ dùng đồ chơi cho mình. Rất mong được sự góp ý của Hội
đồng khoa học ngành cũng như của các ban đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 06 tháng 04 năm 2015
Tôi xin cam đoan SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Mai Thị Thùy

20



×