SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TỈNH THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN (TRƯỜNG MN NGA LĨNH)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CÁC
BÀI ĐỒNG DAO CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI
.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Chung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Lĩnh
SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2015
1
A . ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam có rất nhiều
loại hình khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú như: Âm nhạc, câu đố, thơ ca,
hò vè, ca dao, đồng dao…Có thể nói rằng đồng dao là một di sản quý báu của
dân tộc. Nó được kết thành qua quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của con
người, được tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sướng của bao thế hệ con người. Từ
thưở ấu thơ, mỗi chúng ta đều lớn lên qua tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ bằng lời
của các bài ca dao, đồng dao làm lay động tâm hồn mỗi con người. Đặc biệt, đối
với trẻ em, đồng dao chứa đựng những cảm xúc đặc biệt, mang lại cho thế giới
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích. Đồng thời, đưa các em về đúng nghĩa “Tuổi
thơ đầy sự hồn nhiên và trong sáng”. Nó làm cho thế giới xung quanh của trẻ
đẹp hơn, rộng mở hơn, tuổi thơ của trẻ trở thành kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc
đời, dù là đi đâu, về đâu hình bóng cây đa, bến nước, con đò sẽ không bao giờ
phai mờ trong tâm trí của chúng ta. Chính vì vậy, những bài đồng dao có tác
dụng to lớn trong việc giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, rèn cho trẻ về thể
chất khi được kết hợp với các trò chơi dân gian thú vị. Sâu xa hơn, đây còn là
cách giúp bảo tồn và duy trì tiếp nối những giá trị văn hóa, truyền thống của dân
tộc Việt qua các thế hệ. Ngày nay, những bài đồng dao và các trò chơi dân gian
cho trẻ đang dần chìm khuất giữa muôn vàn trò chơi máy tính, điện tử của thời
đại kỹ thuật số cùng với quỹ thời gian eo hẹp của cha mẹ. Bởi vậy, các nhà giáo
dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ thực
sự có hiệu quả. Đó là những tác phẩm đồng dao sẽ làm thỏa mãn nhu cầu và tâm
sinh lý của trẻ. Vì những bài đồng dao thường có lối kết cấu, gieo vần đặc biệt
đối với trẻ, giàu tính nhân văn, ngôn ngữ nghệ thuật, biểu cảm và đều được viết
theo một chủ đề. Hơn nữa, đồng dao còn là một phương tiện phục vụ cho một
trong những nhu cầu cần thiết của trẻ thơ: nhu cầu giải trí, nhu cầu vui chơi tập
thể...
Chính vì vậy, đồng dao có tầm quan trong đặc biệt và có giá trị giáo dục rất
lớn giúp trẻ nhận biết về môi trường xung quanh, có cảm hứng về âm nhạc, biết
yêu thiên nhiên, đất nước, con người, yêu cái đẹp và ước mơ sáng tạo ra cái đẹp
…Qua những bài đồng dao giúp trẻ phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực:
* Về phát triển thể chất: Thông qua các bài đồng dao kết hợp với trò chơi dân
gian giúp trẻ phát triển thể chất, biết yêu lao động và biết tự phục vụ mình. Qua
đó hình thành cho trẻ tính tích cực trong khi chơi.
* Về phát triển nhận thức: Nhờ có hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
nói chung và các bài đồng dao nói riêng đã giúp trẻ khám phá được thế giới
xung quanh, từng bước tích luỹ kinh nghiệm sáng tạo và phát triển trí tuệ thoả
mãn nhu cầu tinh thần của trẻ.
* Về phát triển ngôn ngữ: Qua các bài đồng dao giúp trẻ học ăn, học nói, mở
rộng vốn từ, cung cấp từ mới phát triển ngôn ngữ giàu hình ảnh, ngôn ngữ nghệ
thuật cho trẻ. Khuyến khích trẻ đưa ra những nhận xét đúng sai, những phán
quyết xác thực từ hiểu biết của mình qua đó giúp trẻ cách dùng từ nói đúng câu,
rõ ràng mạch lạc, diễn đạt một cách biểu cảm làm giàu ngôn ngữ cho trẻ. Hướng
trẻ đến cái chân, thiện, mỹ.
2
* Về phát triển thẫm mỹ: Trẻ nhận biết được cái đẹp và khám phá cái đẹp của
thế giới xung quanh qua các bài đồng dao góp phần giáo dục thẩm mỹ, trẻ biết
cái hay cái đẹp và hướng tới cái đẹp.
* Về phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội: Qua các bài đồng dao giúp trẻ hình
thành cảm xúc ban đầu trong tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những gì tốt đẹp
nhất về phẩm chất đạo đức, hiểu được một cách sâu sắc về mối quan hệ xã hội.
Từ đó có thái độ tình cảm, các hành vi ứng xử đúng đắn với mọi người xung
quanh.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc dạy đồng dao cho trẻ Mầm Non còn nhiều
hạn chế. Qua thực tế việc dạy đồng dao cho trẻ ở trường Mầm Non tuy có thực
hiện nhưng chưa thường xuyên chú ý khai thác các ưu thế của đồng dao đối với
sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để dạy đồng dao
cho trẻ, kết hợp lồng ghép vào trong giờ dạy, giờ chơi sẽ giúp cho giờ học không
trở nên khô khan cứng nhắc mà ngược lại nó sẽ thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực
với bài học và dễ dàng cảm nhận tiếp thu giá trị giáo dục sẵn có trong những bài
đồng dao. Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ
Mầm Non bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy tôi
luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa
trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hóa dân gian. Vì vậy, tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động làm quen với các bài đồng dao cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đồng dao là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con được truyền
miệng từ thế hệ này sang thế thế hệ khác. Đó giống như những bài hát gieo vần
không kèm trò chơi và những bài hát kèm trò chơi. Muốn cho trẻ phát triển được
tốt về mọi mặt điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm cho trẻ thoả mãn mọi
nhu cầu vui chơi, một trong những nhu cầu cần thiết của trẻ là hoạt động vui
chơi giữ vai trò chủ đạo. Các trò chơi dân gian của trẻ phần lớn đều gắn với các
bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức năng của nền văn hóa truyền
thống của dân tộc. Ngược lại, đồng dao có vai trò rất lớn trong trò chơi của trẻ,
bởi thiếu nó trò chơi sẽ tẻ nhạt, vô vị. Lời đồng dao đóng góp quan trọng đến
việc thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui chơi của trẻ, với những
nhiệm vụ rất đa dạng: giáo dục nhận thức, đức, trí, thể, mĩ; luyện phát âm, cung
cấp vốn từ ngữ; bồi dưỡng tình cảm; giữ nhịp cho thao tác chơi... Từ đó, phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Ngoài ra, đồng dao đóng vai trò quan trọng
trong đời sống trẻ thơ. Đó là những câu tục ngữ, ca dao có nội dung gần gũi với
trẻ như: làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ…Trẻ nhỏ có tâm hồn trong
sáng, bay bổng, giàu tưởng tượng, giàu cảm xúc, ham hoạt động, thích vui chơi.
Do đó các em dễ hòa nhập vào các trò chơi một cách hồn nhiên vô tư. Tác phẩm
đồng dao đã thỏa mãn nhu cầu này của các em.
Vì vậy, đồng dao là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non là phương
tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy
gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế việc dạy trẻ làm quen
3
với các bài đồng dao còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả
năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.Thông qua đó trẻ còn biết phê phán thói hư
tật xấu, học được cái tốt cái hay.Trong mỗi bài đồng dao thế giới mới của cuộc
sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt,
truyền đạt trong những hình thức đa dạng, độc đáo. Qua các bài đồng dao, trẻ
bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình
bạn, tình cô cháu…Trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với
nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Đây cũng là
đối tượng miêu tả của đồng dao làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống
tinh thần mỗi con người. Qua các bài đồng dao, trẻ dần dần tiến tới hiểu được
nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng mà tác giả muốn
truyền đạt đến người nghe.
Với những đặc điểm nổi bật như vậy, đồng dao thực sự là một món ăn tinh
thần không thể thiếu của trẻ em nói chung và lứa tuổi mầm non nói riêng.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng
học phù hợp với các nhóm lớp, đầy đủ các tủ góc, đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ,
tài liệu phục vụ cho các chủ đề.
* Về bản thân:
Năm học 2014 - 2015 được sự phân công của BGH nhà trường tôi được
đứng lớp 4 - 5 tuổi, bản thân tôi luôn cố gắng học tập không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, chuẩn bị đầy đủ
các bài đồng dao cho trẻ theo chủ đề.
* Về học sinh:
- Đối với nhóm lớp 4 - 5 tuổi tôi trực tiếp phụ trách phần đông là các cháu đã
học qua lớp mẫu giáo bé. Trẻ đi học đều, đúng theo độ tuổi của mình, trẻ rất
hăng say khi được cô giáo cho tìm hiểu và làm quen với các bài đồng dao.
* Về phụ huynh :
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em mình.
Phụ huynh rất vui khi trẻ đọc thuộc các bài đồng dao vì những bài đồng dao đều
mang tính giáo dục cao, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mĩ một
cách tự nhiên, đáng yêu.
2 . Những khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên không còn ít những khó khăn mà trong quá trình
thực hiện hoạt động cho trẻ.
* VÒ c¬ së vËt chÊt:
- Các trang thiết bị đồ dùng, phương tiện, tài liệu phục vụ cho chủ đề còn
hạn chế.
- Số lượng bài đồng dao tuyển chọn cho trẻ mầm non còn ít chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới khi thực hiện theo chủ đề của chương trình giáo dục mầm
non.
* Về bản thân:
4
- Dạy đồng dao cho trẻ với số lượng ít dưới hình thức tôi đọc cho trẻ nghe
trong giờ trả trẻ và qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi nên chưa vận dụng được
đồng dao để phát triển ở mọi lĩnh vực cho trẻ.
- Chưa biết lựa chọn đưa đồng dao vào dạy theo chủ đề nên những năm
trước kết quả chưa cao.
* Về học sinh:
- Trẻ 4 - 5 tuổi vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng về tâm lý hay làm theo ý
thích của mình. Vì vậy tôi phải dành nhiều thời gian để tạo ra nhiều tình huống
hấp dẫn để lôi cuốn trẻ.
- Nhiều trẻ phát âm chưa rõ ràng còn nói ngọng, nói bé, trẻ chưa tự tin, mạnh
dạn khi tham gia các hoạt động .
* Về phụ huynh
- Đa số trẻ là con em trong gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp nên nhận thức
còn hạn chế, ít quan tâm đến con và chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc
đưa trẻ đến trường họ đang xem nhẹ nghành học mầm non. Đặc biệt đối với
việc cho trẻ làm quen với các bài đồng dao.
3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát :
Qua việc đánh giá thực trạng của lớp tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát
Không đạt
Cháu đạt
T
K
TB
Y
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
trẻ
trẻ
trẻ
trẻ
1
Trẻ thuộc đồng dao
28
8
29
7
25
2
TrÎ hiểu nội dung bài
đồng dao
28
5
17
5
17
3
Khả năng cảm thụ
28
5
17
6
21
5
8
7
17
8
29
29
10
37
25
10
37
Trẻ có khả năng phát
28
5 17
5 17 7
25
11 41
âm rõ ràng, mạch lạc
Như vậy, nhìn vào kết quả trên ta thấy việc cho trẻ học đồng dao ở độ tuổi 4 - 5
tuổi kết quả chưa cao.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sưu tầm các bài đồng dao phù hợp với lứa tuổi để giáo dục trẻ trong các
chủ đề.
- Để có vốn phong phú về các bài đồng dao, bản thân tôi thường xuyên tìm tòi
qua ti vi, sách báo tập san, qua những người lớn tuổi, chuẩn bị các bài đồng dao
cho trẻ làm quen theo chủ đề.
- VD: Chủ đề “Trường mầm non” tôi đã sưu tầm được bài, “Dung răng dung
dẻ’’, bài “Lộn cầu vồng’’, “Rồng rắn lên mây’’, “Nu na nu nống’’… Đó là
4
5
những bài kết hợp với trò chơi dân gian và tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ học
thuộc các bài đồng dao, kết hợp chơi các trò chơi đạt kết quả tốt.
Hình ảnh trò chơi " Rồng rắn lên mây" kết hợp với lời đồng dao
- VD: Chủ đề “Bản thân” tôi sưu tầm được bài "Thằng bờm", "Chú cuội"...
- VD: Chủ đề “Gia đình” tôi sưu tầm được bài “Đi cầu đi quán”, “ Bà còng đi
chợ trời mưa”…
- VD: Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi đã sưu tầm được bài "Nhớ ơn", "Tay đẹp",
Rềng rềng ràng ràng"...
- VD: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi đã sưu tầm các bài; “Con vỏi ,con
voi’’, bài “Tiếng chim tu hú’’, bài “Cái bống’’, “Con công hay múa’’, “Con
rùa’’, “Con cò lặn lội bờ sông’’, “Con vịt con vạc’’, “Ếch dưới ao’’….
- VD: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” tôi cũng đã sưu tầm bài “Lúa ngô là cô
đậu nành’’, “Nhà tôi có một cây cau”, “Mẹ em đi chợ đàng trong”….
- VD: Chủ đề “Giao thông” tôi đã sưu tầm được bài "Dung dăng dung dẻ",
"Đi đâu mà vội mà vàng", "Đi cầu đi quán"...
- VD: Chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” tôi cũng cho trẻ đọc bài “Mùng một lưỡi
trai’’, “Ông sảo, ông sao’’……
- VD: Chủ đề “Quê hương Đất nước - Bác Hồ” tôi sưu tầm được bài " Đồng
đăng có phố kỳ lừa", " Nhiễu điều phủ lấy giá gương"...
2. Sử dụng đồ dung, đồ chơi khi dạy các bài đồng dao cho trẻ
Các tác phẩm đồng dao rất giàu tính tưởng tượng, thường là những con vật,
cỏ cây, hoa, lá ...Rất gần gũi thân thương với trẻ trong cuộc sống sát với nhận
thức đã học, tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp cử chỉ điệu bộ làm cho
giờ học thêm sinh động. Gây hứng thú cho trẻ bằng các loại đồ dùng như :
Tranh ảnh, rối tay, vật thật và những đồ dùng có liên quan đến bài dạy.
Ví dụ: Bài đồng dao “ Con gà cục tác lá chanh”, “Câu ếch”, “Lúa ngô là cô
đậu nành”… Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ khám phá trải nghiệm
qua đồ dùng, đồ chơi.
6
Hình ảnh đồ dùng tự làm các con vật, cây cối, cỏ, hoa
Để có đồ dùng trực quan một cách khoa học tôi luôn tạo ra những điều
mới lạ, bất ngờ nhằm đánh thức tính tò mò hiếu kỳ của trẻ giúp trẻ hứng thú học
tập hơn.
Ví dụ : Trong giờ ôn luyện buổi chiều tôi thường tổ chức cho trẻ ôn luyện các
bài đồng dao đã học, tôi vẽ tranh lô tô các con vật, các cây cối, hoa quả, trăng
sao các đồ dùng…Và tôi tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ, từng tổ lên lấy tranh và
đọc bài đồng dao đúng với hình trong tranh vẽ .
Tranh vẽ về các con vật
3. Hướng dẫn trẻ học các bài đồng dao qua các hoạt động có chủ định
* Với Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Như chúng ta đã biết các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp
trong mối quan hệ giữa con người với con người, vẻ đẹp cao thượng của các
nhân vật trong tác phẩm.
VD: Chủ đề “Gia đình”. Đề tài: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
Tôi sẽ lựa chọn những bài đồng dao nói về tình cảm gia đình yêu thương, kính
trọng và giúp đỡ nhau. Trong phần gây hứng thú tôi cùng trẻ đọc bài đồng dao
“Bà còng đi chợ trời mưa”. Khi trẻ đọc xong tôi hỏi trẻ:
7
- Trong bài đồng dao có những nhân vật gì?
- Những ai đã giúp đỡ bà Còng?
- Khi bà làm rơi tiền cái tôm, cái tép đã làm gì?
- Nếu là con khi nhìn thấy người khác đánh rơi tiền các con sẽ làm thế nào?
- Qua bài đồng dao này các con phải như thế nào với ông bà của mình? Và
với mọi người xung quanh?
- Tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: “Bà còng đi chợ trời mưa” qua tranh minh
họa
Hình ảnh tranh minh hoạ bài đồng dao "Bà còng đi chợ trời mưa"
Cuối giờ học tôi có thể củng cố bài học bằng cách cho trẻ thi đua theo tổ,
nhóm, cá nhân đọc các bài đồng dao nói về gia đình tổ nào thuộc nhiều bài
đồng dao thì tổ đó chiến thắng. Bằng biện pháp này trẻ tham gia một cách
tích cực hào hứng sôi nổi mà không gò bó, ép buộc giúp trẻ nhớ lâu nội dung
bài dạy và thuộc nhiều bài đồng dao.
* Với hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Mỗi bài đồng dao là một bài học đơn giản ban đầu về thế giới xung quanh
trẻ. Đó là thế giới về các loài chim, loài vật, về cây cối, hoa quả, trăng sao …
Thế giới thiên nhiên trong đồng dao trong trẻo, tươi sáng và hồn nhiên, rực rỡ và
nhiều sắc màu kỳ lạ .
- VD: Chủ đề "Thế giới động vật"
Tôi có thể chọn một trong các bài đồng dao kể về loài chim để gây hứng thú
cho trẻ vào giờ học. Phần gây hứng thú tôi cho trẻ đọc bài đồng dao “Mau mau
thức dậy”. Khi trẻ đọc xong tôi hỏi trẻ :
- Trong bài đồng dao các con vừa đọc có những loài chim gì ?
- Ngoài những loài chim đó ra, bạn nào biết còn có những loài chim nào nữa ?
- Và sau đó giao nhiệm vụ cho trẻ, rồi tôi và trẻ tiếp tục đi khai thác từng vấn đề
trong tiết học, tìm hiểu về họ nhà chim .
8
- Hoặc trong phần dạy bài mới: Tôi cho trẻ quan sát hình ảnh về các loài chim
và cho trẻ khám phá bằng hệ thống hỏi mở để trẻ được khám phá và trải
nghiệm :
Hình ảnh con Công
- Bạn nào còn biết có những loài chim gì nữa ( cho trẻ kể). Đồng thời yêu cầu trẻ
nói tên một bài đồng dao, ca dao về loài chim đó ?
- Trẻ đọc bài : ‘‘Con công hay múa …”, ‘‘Con cò bay lả bay la”.
- Cuối giờ học tôi có thể củng cố bài học bằng cách cho trẻ thi đua theo tổ, đọc
các bài đồng dao nói về họ nhà chim, tổ nào thuộc nhiều bài và kể tên được
nhiều loài chim thì tổ đó chiến thắng. Bằng biện pháp này trẻ tham gia một cách
tích cực hào hứng sôi nổi mà không gò bó, ép buộc giúp trẻ nhớ lâu nội dung bài
dạy và thuộc nhiều bài đồng dao .
Ví dụ : Chủ đề : Thế giới động vật
Đề tài : Tìm hiểu các loài côn trùng
Khi tìm hiểu về con kiến : Đầu tiên tôi cho trẻ đọc bài đồng dao “Con Kiến”.
Tôi đặt câu hỏi :
- Các con vừa đọc bài đồng dao gì ?
- Con Kiến
- Các con biết gì về con kiến ?
- Nhỏ nhưng hay leo cây...
- Cuối cùng tôi cho trẻ quan sát qua hình ảnh, hoặc tranh vẽ để đàm thoại về con
kiến.
9
Hình ảnh "Con Kiến"
Đồng dao tạo điều kiện để dẫn dắt trẻ hòa nhập vào cuộc sống giúp trẻ có
những cơ hội gần gũi với thế giới xung quanh. Từ những bài đồng dao còn giúp
trẻ biết thể hiện, bộc lộ tình cảm trước cái đẹp, sáng tạo cái đẹp. Những bài đồng
dao mang tính giáo dục cao và phù hợp với lứa tuổi mầm non. Nó còn nâng cao
tình cảm tâm hồn của các em. Trẻ biết yêu cảnh thiên nhiên quê hương, trẻ cảm
nhận trách nhiệm bảo vệ và làm đẹp thêm cho quang cảnh sống xung quanh
mình .
* Với hoạt động khám phá khoa học Làm quen với Toán :
- Trong quá trình tổ chức hoạt động tôi không giải quyết ngay vào vấn đề như
thế sẽ làm cho tâm lý trẻ trở nên nặng nề và kiến thức truyền đạt đến với trẻ trở
nên cứng nhắc. Mà tôi đã lồng ghép đan xen các bộ môn khác, ở đây tôi có thể
sử dụng những bài đồng dao có nội dung liên quan đến bài dạy, tôi cho trẻ đọc
hoặc hát các bài đồng dao ở phần giới thiệu bài nhằm gợi cảm xúc gây ấn tượng.
Đồng thời gián tiếp giao nhiệm vụ luôn cho trẻ, từ đó kích thích trẻ hướng sự
chú ý của mình vào bài học sẽ tốt hơn
Ví dụ : Chủ đề : Thế giới động vật
Đề bài ;‘‘Dạy trẻ xác định phía trước , phía sau của trẻ và của bạn khác”. Để
hướng trẻ vào bài học một cách say mê tôi cho trẻ đọc bài đồng dao “ Con vỏi
con voi” và cùng tôi làm điệu bộ con voi theo lời của bài đồng dao .
- Con vỏi con voi => Làm con voi cúi khom người .
- Cái vòi đi trước => Lấy bàn tay đưa ra trước đầu vẫy vẫy giả làm vòi voi
- Hai chân trước đi trước => Hai tay chia thẳng xuống đất kẽ đưa đi đưa lại làm
bước đi
- Hai chân sau đi sau => Hai chân bước đi
- Còn cái đuôi đi sau rốt => Bàn tay đưa lại phía sau giả làm đuôi ve
Sau khi đọc và làm điệu bộ tôi hỏi :
10
- Các con vừa đọc bài đồng dao gì ? ( con vỏi con voi )
- Và làm điệu bộ của con gì ? (Con voi )
- Với con voi có cái vòi ở đâu?( Đằng trước )
- Con voi có cái đuôi ở đâu ? (Đằng sau )
Từ những bộ phận trên người con voi tôi có thể xác định được các phía trước
-phía sau, từ đó giúp trẻ định hướng trong không gian các sự vật hiện tượng
xung quanh trẻ hoặc trẻ khác .
Và sau đó tôi giao nhiệm vụ cho trẻ: Vậy hôm nay tôi sẽ dạy các con xác định
phía trước – phía sau của mình và của bạn nhé .
Tôi có thể gây hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ qua bài đồng dao “Tay đẹp”
* Với hoạt động phát triển ngôn ngữ :
Giai đoạn này khả năng phát âm của trẻ còn hạn chế do đó chúng ta phải
luyện phát âm cho trẻ từ dễ đến khó, nghĩa là luyện các nguyên âm trước sau đó
mới luyện cho trẻ phát âm các phụ âm .
Ví dụ : Bài “Con Ba Ba”
Thương con ba ba
Đội nhà đi trốn
Gặp con nước cuốn
Trôi tuột ra khơi
Gặp lúc yên trời
Đội nhà đi dạo
Cho trẻ đọc và giúp trẻ phối hợp các cơ quan phát âm để trẻ có thể dễ dàng
phát âm đúng “ a, u, i, ô…” Khi đọc tôi cần nhấn mạnh vào những từ có các
nguyên âm cần luyện như: “Ba ba”, “cuốn”, “tuột” …
Sau khi luyện cho trẻ phát âm các nguyên âm qua đồng dao được thành thạo tôi
đã tiến hành luyện cho trẻ phát âm các phụ âm qua việc dạy đồng dao. Chọn các
bài đồng dao có chứa nhiều phụ âm theo mục đích luyện tập .
Ví dụ : Bài "Trăng mọc"
Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng ba câu liêm
Mùng bốn lưỡi liềm
Mùng năm liềm giật
.....
Khi đọc tôi hướng dẫn cho trẻ nhấn mạnh vào các phụ âm cần luyện tập khi đọc
phải cong lưỡi uốn lưỡi như: Lưỡi trai, lá lúa, lưỡi liềm ...
Dạy trẻ phát âm bằng hình thức này giúp trẻ say mê, hào hứng luyện tập vì
vừa được học vừa được chơi. Trẻ có điều kiện nghe đi nghe lại, đọc đi đọc lại
làm cho cơ quan phát âm được luyện tập nhiều lần .
Bên cạnh đó, tôi còn cho trẻ xem hiện tượng về trăng trên màn hình để trẻ được
trải nghiệm về những hiện tượng của trăng trong thiên nhiên.
11
Hình ảnh về "Trăng"
Với các bài học khác tôi cũng có thể sử dụng những bài đồng dao bằng mọi
hình thức và ở mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ những bài học bổ ích một cách
hợp lý và phù hợp.
* Với hoạt động thể chất .
Đồng dao có ý nghĩa rất lớn về rèn luyện thể chất cho trẻ. Qua các trò chơi
đồng dao như: Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ, Chi chi chành chành ...trẻ
được vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân như: đi, chạy, nhảy ....trẻ dược
vui chơi, vận động một cách tự nhiên thoải mái. Từ đó, được rèn luyện sự nhanh
nhẹn, sự khéo léo của đôi tay, đôi chân, phát triển cơ bắp và toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra khi học đồng dao, khi vui chơi trẻ sẽ tích lũy được kiến thức để bảo vệ
và rèn luyện sức khoẻ. Giúp trẻ tham gia mọi hoạt động khác một cách tích cực
và có hiệu quả.
Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi vận động: "Dung dăng dung dẻ".
Các trẻ nắm tay nhau vừa đi vừa hát :
“ Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
Lạy cậu lay mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
12
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây”
Khi trẻ hát đến câu cuối trẻ nắm tay nhau cùng ngồi xuống.
Hình ảnh bài đồng dao"Dung dăng dung dẻ"
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đồng dao cho trẻ
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay việc ứng dụng vào trong các
lĩnh vực đời sống không còn xa lạ với ngành giáo dục nói chung và ngành học
mầm non nói riêng. Việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là việc làm cần thiết và
được khuyến khích rất nhiều. Đặc biệt sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức
các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò
của trẻ.
Khi tổ chức cho trẻ học các bài đồng dao, tôi đã lựa chọn những bài, những trò
chơi dân gian sao cho phù hợp với trẻ trong lớp, do đó có những bài đồng dao
tôi lựa chọn lại không có tranh in sẵn. Để giải quyết được vấn đề đó tôi đã lên
mạng tìm kiếm, chỉnh sửa ghép tranh ảnh cho phù hợp với nội dung từng bài,
chèn các hình ảnh minh họa, chọn các hiệu ứng cho các nhân vật…Sau đó coppy
sử dụng phần mềm power point để trình chiếu các bài đồng dao cho trẻ. Trẻ hoạt
động rất hứng thú vì hình ảnh sống động kết hợp có âm thanh.
VD: Với bài đồng dao “Đi cầu đi quán”
13
Hình ảnh thiết kế giáo án điện tử bằng trình chiếu power point
Ngoài ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế giáo án điện tử, tôi còn sưu
tầm các hình ảnh minh họa cho các bài đồng dao và bật cho trẻ quan sát một số
hình ảnh sau:
Hình ảnh bài đồng dao "Cưỡi ngựa nhong nhong"
14
Hình ảnh bài đồng dao "Xin lửa"
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin tôi đã thu hút được trẻ vào hoạt
động rất tích cực, trẻ hứng thú hoạt động và chăm chú học bài, trẻ thuộc lời rất
nhanh và chính xác
5. Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian kết hợp với các bài đồng dao
Nếu chỉ có lời đồng dao không thôi thì chưa đủ để hấp dẫn trẻ tôi đã kết hợp
lời của các bài đồng dao đó phù hợp với các trò chơi dân gian. Như vậy, sẽ tạo
ra sự hứng thú trong khi chơi và làm cho các bài đồng dao không trở nên vô vị,
tẻ nhạt và qua các trò chơi sẽ rèn luyện sức khoẻ cho trẻ và giúp trẻ có sự phản
xạ nhanh nhạy trong các hoạt động.
- VD: Bài " Mèo đuổi chuột". Tôi cùng trẻ đọc thuộc lời bài đồng dao
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng tròn
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chàng chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy mau
Bác mèo hoá chuột.
Sau khi trẻ đã thuộc lòng lời bài đồng dao. Tôi cho trẻ đứng thành vòng
tròn, tay nắm giơ cao lên đầu và cùng hát bài đồng dao kết hợp với chơi trò chơi
bằng cách:
Tôi chọn ra hai bạn trẻ đóng vai trò "mèo" và "chuột" đứng quay lưng
vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi hát đến câu cuối thì “Chuột" bắt đầu chạy,
"mèo"
15
đuổi theo sau. "Chuột" phải nhanh nhẹn luồn qua các kẽ hở giữa các bạn để
trốn
"mèo. "Mèo" thắng khi bắt được "chuột”. Hai người lại đổi vai cho nhau hoặc
thay bằng hai bạn khác để tiếp tục trò chơi.
Hình ảnh trò chơi "Mèo đuổi chuột"
- VD: Bài "Lộn cầu vồng"
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có cậu mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng.
Tôi cùng trẻ đọc thuộc lời bài đồng dao "Lộn cầu vồng". Sau đó, tôi cho hai trẻ
đứng đối diện nhau và cầm tay nhau. Trẻ vừa đọc lời đồng dao vừa lần lượt đưa
tay sang hai bên. Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai cùng
giơ cao cánh tay (vẫn nắm tay nhau) rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua
tay, quay lưng vào nhau. Sau đó lại tiếp tục chơi như trước, đến câu cuối cùng
thì lộn lại tư thế ban đầu.
16
Hình ảnh Trò chơi "Lộn cầu vồng"
6. Cho trẻ làm quen với đồng dao ở mọi lúc, mọi nơi.
Vào thời điểm đón trả trẻ tôi đã tổ chức cho trẻ vừa đọc vừa chơi về các
bài đồng dao. Trong quá trình vừa chơi vừa đọc sẽ nhanh nhớ các bài đồng dao
và giúp trẻ có thêm những kiến thức xung quanh, đồng thời rèn cho trẻ tính kỹ
luật đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong khi chơi.
- VD: Khi cho trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây’’, một bạn làm cái còn các
bạn nối đuôi nhau theo...
Ngoài việc cho trẻ làm quen các bài đồng dao mới tôi còn tổ chức cho trẻ
các bài đồng dao cũ, để giúp trẻ nhớ lâu khắc sâu.
Không những cho trẻ làm quen ở mọi lúc, mọi nơi tôi còn khéo léo lồng
ghép các bài đồng dao vào các hoạt động chuyển tiết, hoạt động góc, trước giờ
ăn trưa, hoạt động chiều, từ đó tạo cho trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin hơn trong
cuộc sống.
Hoạt động ngoài trời cũng là một trong những thời điểm mà trẻ được chơi
kết hợp đọc đồng dao có kết quả nhất.
- VD: Ở chủ đề “Trường mầm non” sau khi cho trẻ quan sát có mục đích trò
chuyện về trường mầm non tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động, trò chơi dân gian
kết hợp đọc đồng dao như cho trẻ đi qua đường hẹp lên chọn đồ dùng học tập,
vừa đi vừa đọc đồng dao bài “Đi đâu mà vội mà vàng”…
VD: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi cho trẻ đọc bài: “Con rùa, Con cò lặn lội
bờ sông”…….
VD: Ở chủ đề “Bản thân” tôi cho trẻ chơi và đọc “Thằng bờm có cái quạt mo,
cái bống là cái bống bang”, “Tay đẹp”, “Bà còng đi chợ trời mưa”……
Khi xác định được tầm quan trọng của đồng dao, tôi không những dạy trẻ
trên từng tiết học mà dạy ở mọi lúc mọi nơi là phương pháp dạy tốt nhất để trẻ
tiếp thu mọi kiến thức, tạo điều kiện cho bài dạy trên lớp đạt hiệu quả .
17
Hàng ngày vào buổi hoạt động chiều tôi dành thời gian để ôn luyện cho trẻ
ngoài ra còn cho trẻ làm quen khi đi dạo đi chơi, nghe hát ru…Kết hợp với giờ
đón trả trẻ, giờ chuyển tiết, hoạt động ngoài trời và đặc biệt tôi chú trọng tổ
chức cho trẻ chơi dân gian .Vì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo “Trẻ chơi mà học, học mà chơi ”. Những trò chơi qua các bài
đồng dao gây hướng thú cho trẻ, trẻ dễ thuộc bài đồng dao, hầu như mọi trẻ đều
thích.
Ví dụ : Như trò chơi “Nu na nu nống”, “Lộn cầu vồng”, “rồng rắn lên
mây”…Qua vui chơi trẻ còn có thể được giáo dục ý thức tổ chức, tính tập thể .
7. Phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ các bài đồng dao ở nhà
Tôi đã thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để hiểu rõ việc cho trẻ
làm quen với các bài đồng dao như: Thông qua các buổi họp phụ huynh, qua góc
trao đổi với phụ huynh bằng cách dán các bài đồng dao treo lên bảng tuyên
truyền để các bậc phụ huynh hiểu thêm về đồng dao, phô tô các bài đồng giao và
phát cho các bậc phụ huynh để họ dạy trẻ khi ở nhà.Thông qua giờ đón trả trẻ
đặc biệt là thông qua các ngày hội, ngày lễ. Tôi thường xuyên phối hợp với phụ
huynh tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian kết hợp với các bài đồng dao
phù hợp
Từ đó phụ huynh hiểu được việc cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, giúp
trẻ phát triển toàn diện, ngoài tiếp thu những kiến thức hiểu biết về thế giới xung
quanh trẻ mạnh dạn tự tin trong cuộc sống.
VD: Thông qua ngày hội trăng rằm tôi đã tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ
mời phụ huynh cùng tham dự, từ đó giúp phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng
của việc dạy đồng dao cho trẻ.
Hình ảnh trẻ chơi hội trăng rằm kết hợp lời bài “Đi cầu đi quán”
Từ việc hiểu tầm quan trọng của việc dạy đồng dao, phụ huynh sẽ giúp trẻ
làm quen với đồng giao ở nhà, những bài đồng dao mà mình thuộc, từ đó làm
phong phú các bài đồng dao cho trẻ.
18
- VD: Chủ đề “Gia đình” tôi cho trẻ đọc bài “Em tôi buồn ngủ, buồn nghê’’.
Bài “Mẹ em đi chợ đàng trong’’… Tôi đã phô tô gửi cho tất cả phụ huynh về
dạy các cháu ở nhà. Đồng thời ở tất cả các chủ đề có các bài đồng dao, tôi đều
phô tô phát cho các bậc phụ huynh. Kết quả tôi đã phô tô được 30 bài, gửi cho
28 phụ huynh. Phụ huynh ủng hộ tiền mua 45 cuốn sách tranh in màu tuyển
chọn các bài đồng dao và trò chơi dân gian, 2 tập tranh minh họa cho các bài
đồng dao. Ngoài ra phụ huynh còn ủng hộ số tiền 5.500.000 đ để thuê trang
phục, mua các xuất quà nhỏ làm phần thưởng cho các cháu tham gia chơi các trò
chơi dân gian ở ngày hội ngày lễ của lớp và nhà trường tổ chức.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua
các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ dạy đồng dao cho trẻ.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm và tuyển chọn các tác phẩm đồng
dao phù hợp với chủ đề.
* Đối với trẻ:
+ Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ tôi đang dạy
có khả năng phát âm rõ ràng.
+ Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích đọc và nghe
về các bài đồng dao.
* Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát
Cháu đạt
Không đạt
T
K
TB
Y
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
trẻ
trẻ
trẻ
trẻ
1
Trẻ thuộc đồng dao
28
2
TrÎ hiểu nội dung
bài đồng dao
28
10
36
3
Khả năng cảm thụ
28
10
36
15
54
9
32
8
9
4
29
32
8
6
14
0
0
29
2
7
21
3
11
Trẻ có khả phát âm
28
8 29
10 36 7
25
3 11
rõ ràng, mạch lạc
* Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học của con mình,
nhận thấy được tầm quan trọng của các bài đồng dao, có nhiều giúp đỡ cho giáo
viên trong việc sưu tầm và tuyển chọn các bài đồng dao phục vụ cho công tác
giảng dạy.
4
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
19
Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ
chức hoạt động làm quen với các bài đồng dao cho trẻ 4 - 5 tuổi trong năm học,
tôi đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi, không chỉ là thành công của
sáng kiến mà còn rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Muốn dạy trẻ đạt kết quả cao thì giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức, luôn
tìm tòi sáng tạo, sưu tầm các bài đồng dao phù hợp với chủ đề làm phong phú
kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Từ đó mới đề ra một số biện pháp tốt để
hướng dẫn cho trẻ.
- Để giúp trẻ đi vào tác phẩm và tạo sự hứng thú thì đồ dùng trực quan là không
thể thiếu. Cần tổ chức cho trẻ được thực hành, trải nghiệm qua các đồ dùng, đồ
chơi mang tính sáng tạo, luôn cải biên tạo ra sự mới lạ hấp dẫn, gây sự chú ý của
trẻ sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn về tác phẩm.
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ để trẻ hứng thú ghi nhớ nội dung
của từng bài đồng dao.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên thích thú các trò chơi dân gian kết hợp với lời
các bài đồng dao.
- Tạo môi trường hoạt động ngôn ngữ phong phú phù hợp với trẻ như: Xem
sách,
tranh, nghe đọc, xem các hình ảnh, nghe giọng thu âm các bài đồng dao để trẻ
hứng thú vào bài học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Sử dụng tốt mô hình rối, rối dẹt, rối tay và các phương tiện đồ dùng trực quan.
- Phải nắm vững phương pháp, biện pháp tổ chức.
- Lựa chọn bài đồng dao có nội dung tư tưởng rỏ ràng thái độ ca ngợi phê phán
cụ thể.
- Kết cấu câu ngắn gọn, lối gieo vần giàu hình ảnh.
- Lồng ghép các môn học một cách sáng tạo, sinh động để lôi cuốn trẻ vào giờ
học .
- Cho trẻ được đọc đồng dao ở mọi lúc mọi nơi ...
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc dạy trẻ ở nhà.
- Luôn gần gũi động viên, khuyến khích để trẻ phát triển tính tư duy, tích cực, tự
tin, mạnh dạn.
II. ĐỀ XUẤT
- Đối với nhà trường: BGH cần tham mưu tốt với lãnh đạo địa phương cũng
như việc tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ tiền để mua sắm thêm trang
thiết bị, đồ dùng đồ chơi, các tài liệu tuyển tập về bài đồng dao để phục vụ tốt
cho việc học tập của trẻ .
- Phòng giáo dục cần tổ chức các tiết dạy mẫu hoạt động dạy đồng dao để cho
giáo viên có thể học tập, học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo viên với nhau. Để từ
đó nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào hoạt động
dạy đồng dao của lớp tôi phụ trách và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực
tế của bản thân và đã đạt được kết quả như mong đợi. Trong quá trình nghiên
cứu tìm ra các giải pháp tôi tin rằng mình không thể tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế.Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên cũng như
20
của đồng nghiệp xây dựng và góp ý kiến để tôi tìm ra những biện pháp dạy đạt
kết quả cao và đúc rút ra những kinh nghiệm có hiệu quả trong quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Các ý kiến đóng góp của các đồng chí
là tạo điều kiện và giúp đỡ tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình công tác
của mình.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Lĩnh, ngày 09 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Chung
21