Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 41 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
- Vị trí : Môn học được bố trí trong học kỳ 1, năm thứ ba của chương trình đào
tạo.
- Tính chất: Là môn học đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo cao
đẳng nghề Hệ thống điện.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị, phụ kiện đường dây tải điện trên không
như: kéo lại cột bị nghiêng, thay xà, thay cách điện, thay dây dẫn...
- Bảo dưỡng và sửa chữa đường cáp điện lực khi xảy ra sự cố
- Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ đối với các thiết bị điện trong trạm biến áp như
máy cắt, dao cách ly, máy biến áp, máy biến dòng điện, máy biến điện áp, thiết bị
chống sét, đo điện trở tiếp đất, thay sứ đầu ra...
- Thực hiện các biện pháp an toàn khi bảo dưỡng sửa chữa đường dây và trạm
biến áp.
- Sử dụng được các thiết bị kiểm tra khi thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Thời gian
STT

Tên các bài trong môn học

Tổng
số



thuyết

Thực
hành

1

Bảo dưỡng, sửa chữa móng và cột điện

08

01

07

2

Bảo dưỡng, thay xà đường dây trên không

16

02

14

3

Thay dây dẫn điện


08

01

07

4

Bảo dưỡng, sửa chữa dây dẫn

08

01

07

1


5

Bảo dưỡng,sửa chữa thay thế chống sét van

08

01

07

6


Bảo dưỡng, sửa chữa dao cách ly

08

01

07

7

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nối đất trạm
biến áp

08

01

07

8

Sửa chữa đường cáp ngầm

08

01

07


9

Kiểm tra kết thúc môn học

03

03

0

Cộng

79

12

67

2


BÀI 1
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÓNG VÀ CỘT ĐIỆN
Thời gian: 8 h (LT: 1h; TH: 7 h)

Mục tiêu:
-

Nắm được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đối với từng loại móng và cột điện
(cột thép, cột gỗ, cột bê tông).

Xác định được các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với móng và cột điện.
Vận dụng thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa đạt yêu cầu kỹ thuật.

I. Bảo dưỡng, sửa chữa móng cột.
1. Kết cấu móng cột
- Móng cột trên các tuyến đường dây chủ yếu được đúc bằng bê tông cốt thép.
- Các đơn vị xây lắp thi công theo bản vẽ thiết kế dưới sự giám sát của cán bộ kỹ
thuật bên chủ đầu tư.
-

Với móng cột điện bê tông, mặt trên của móng thường chôn cách mặt đất
khoảng 0,5m.

-

Khi cột bê tông dựng xong, xung quanh gốc cột thường được đắp một lớp đất
dày 0,3m , diện tích tương đương diện tích mặt bê tông móng (lốc móng).

-

Đối với cột thép một phần bê tông trụ móng lằm nổi trên mặt lốc móng.

-

Bu lông thép để kết nối cột vào móng thường được mạ kẽm chống gỉ.

-

Đất xung quanh móng phải được đầm chặt.


-

Những móng cột ở vị trí dễ bị sạt lở thường được kè đá hộc xung quanh để bảo vệ
chân móng.

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với móng cột
Móng cột phải có độ bền vững cao, muốn vậy phải đảm bảo độ chôn sâu của
móng, đúng kích thước móng, không bị rỗ, không rạn nứt, không lún, không nghiêng.
Để đạt yêu cầu này khi đổ móng cột ở những vùng đất xốp, ẩm ướt, áp suất đất ở đáy
móng không đạt yêu cầu phải tìm cách chống lún.
3. Các hư hỏng thường gặp ở móng cột điện:
- Lớp đất đắp móng bị mưa trôi.
- Đất xung quanh móng bị lún, sạt lở.
- Bê tông móng cột bị vỡ, rạn nứt vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Cốt thép bị hở ra ngoài do lớp bê tông bảo vệ bị hư hỏng.
- Móng cột bị nghiêng, lún.
- Bu lông của móng cột thép bị han gỉ.
3


- Bê tông móng bị tác động hóa học của môi trường bị ăn rỗ bề mặt.
- Những vị trí móng có kè đá bảo vệ, kè đá bị sạt lở.
Những sai hỏng trên thường do tác động của thiên nhiên, môi trường và do một
số các công trình thi công gần móng gây nên. Do vậy khi kiểm tra nếu có hiện sai
hỏng ta phải có phương án để xử lý kịp thời.
4. Các biện pháp xử lý các hư hỏng thường gặp ở móng cột.
a) Đánh giá mức độ hư hỏng của móng để lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa.
- Khảo sát địa hình vị trí móng cần sửa chữa.
- Tiến hành làm các biện pháp an toàn trước khi thực hiện sửa chữa móng.
- Trong trường hợp phải đào đất xung quanh móng , phải chằng néo cột trước khi

đào.
b) Đối với trường hợp bê tông bị rỗ nhiều ở bề mặt, cốt thép bị hở ra, ta phải đổ
-

thêm lớp bê tông để bảo vệ , muốn vậy ta phải tiến hành theo các bước sau:
Đào đất để lộ phần bê tông của móng cần xử lý, vệ sinh toàn bộ mặt bê tông

-

móng.
Rửa nước và đổ 1 lớp vữa ximăng mỏng nguyên chất để cho lớp bêtông mới dễ

-

bám.
Làm cốppha xung quanh móng được sửa chữa, cốppha làm bằng gỗ ván có kích

-

thước phù hợp.
Chỗ giáp nối các ván cốppha không được có khe hở vì bê tông khi đổ có thể

-

chảy qua khe hở đó.
Đổ vữa bêtông vào cốppha hoặc giếng bulông néo theo từng lớp có đầm kỹ sau

-

khi đổ mỗi lớp dày 15-20cm.

Bêtông sau khi trộn xong phải đổ ngay vì nếu để lâu sẽ bị đông cứng.
Sau khi đổ bê tông 3-5 ngày đêm ( tùy thuộc vào nhiệt độ và thời tiết tại vị trí

-

đó) mới được tháo cốppha.
Nếu lớp bê tông mới nằm ngập trong đất thì phải quét 1 lớp bitum nóng để bảo
vệ móng khỏi bị tác dụng của nước ngầm ăn mòn.
- Lớp bảo vệ bên ngoài cũng được khôi phục như vậy.
- Lấp đất, đắp lốc cột chắc chắn.
- Những vị trí cột bị lún lấp lại đất và đầm thật kỹ.
- Sơn, mạ lại các bulông của cột thép nếu bị han gỉ.
- Kè lại các vị trí móng kè bị vỡ lún.

II.Bảo dưỡng, sửa chữa cột điện.
1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cột điện:
- Cột thẳng đứng không bị nghiêng lệch.
4


-

Cột điện phải đảm bảo chiều cao theo thiết kế cho từng tuyến đường dây và

-

từng cấp điện áp.
Cột điện phải đảm bảo độ bền cơ giới theo yêu cầu ở từng vị trí mà không bị
phá hỏng khi có tải trọng cơ giới tác dụng lên cột như trọng lượng bản thân của


-

cột, dây dẫn và các phụ kiện khác khi có tác dụng lực cơ giới bên ngoài.
Không bị phá hoại do môi trường xung quanh tuyến đường dây đi qua.
Đối với cột bê tông không bị nứt vỡ, mặt chịu lực của cột phải đúng theo quy

-

trình quy phạm cho từng vị trí cột nhất là đối với cột chữ H và chữ K.
Đối với cột thép bulông của các thanh giằng phải chắc chắn, lớp sơn hoặc mạ

không bị tróc, han gỉ.
2. Những hư hỏng thường gặp ở cột điện nguyên nhân và cách khắc phục.
- Cột bị nghiêng do các tải trọng trên cột như trọng lượng của dây dẫn, dây chống
sét, sứ, phụ kiện và các chi tiết của cột tạo nên các mômen uốn, làm giảm khả
năng chịu tải cột.
- Phần lớn cột bị hư hỏng do xe va vào hoặc đè lên cột và do các tác dụng cơ khí
khác, vì vậy các cột đặt gần đường thường được chôn thêm các cọc chắn để bảo
vệ.
- Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho cột bị nghiêng là chôn cột ở
những nền đất không tốt, có mạch nước ngầm, đặc biệt là những năm đầu sau
khi đặt cột. Gió làm cho cột bị dao động, tạo nên xung quanh móng những khe
hở, những khe này ngày càng phát triển do đó làm cho cột bị nghiêng.
- Cột thép và cột bê tông cốt thép có thể bị rung do tác động của gió làm cho dây
dẫn bị rung, do đó những chỗ bắt giữ các chi tiết bị nới lỏng, các êcu bắt bulông
bị lỏng ra.
- Đối với các bulông bắt giữ cột thường bị han gỉ hoặc đứt ren vì vậy chúng phải
được bôi mỡ,sơn chống gỉ hoặc mạ kẽm.
- Đối với các cột kim loại phải đặc biệt chú ý đến các bulông móng và êcu bắt
giữ cột vào móng.

- Các cột có dây chằng là những kết cấu bản lề, chúng được giữ ở vị trí làm việc
là do sức căng của dây chằng. Nếu chốt ở dưới đế cột bị cong sẽ làm cho cột bị
lệch khỏi đế và cột có thể bị đổ. Tim cột và tim đế cột không trùng nhau là điều
nên tránh và phải khắc phục khi đặt cột. Đế cột làm việc chịu uốn do đó nếu cột
và đế cột không trùng tim nhau có thể làm cho cột bị gãy .
- Khi bắt giữ dây chằng vào các cột néo phải đặc biệt chú ý. Dây chằng bị trượt
khỏi kẹp giữ có thể làm cho cột bị đổ. Khi đi kiểm tra đường dây phải kiểm tra
độ căng dây của dây chằng nếu cần thiết phải tăng điều chỉnh để dây chằng có
độ căng cần thiết.
- Trước khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa cột phải thực hiện đầy đủ các biện
pháp an toàn khi làm việc với đường dây đang vận hành
- Trường hợp cột bị nghiêng do móng ta phải kéo cột thẳng sau đó mới tiến hành
xử lý móng.
- Bổ xung dây néo để kéo giữ cột.
- Xiết chặt lại các bu lông, êcu đối với cột thép.
5


-

Sơn, mạ lại các thanh kim loại bị han gỉ.

III. Các biện pháp an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa móng và cột điện:
-

Thực hiện đúng trình tự các bước và tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ
huy.
Trong quá trình kiểm tra sửa chữa móng và cột điện những người không có
nhiệm vụ không được đi vào khu vực làm việc.
Sử dụng đầy đủ trang phục bảo hộ lao động như: giầy, mũ, quần áo bảo hộ và

găng tay cá nhân.
Kiểm tra các thiết bị nâng hạ, tời kéo đảm bảo khả năng mang tải trước khi sửa
chữa cột.
Kiểm tra các vị trí dây hãm, cọc hãm phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trước khi
làm việc.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nêu những hư hỏng thường gặp ở móng cột điện?
Câu 2.Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng ở móng cột?
Câu 3. Nêu các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cột điện?
Câu 4. Trình bày những hư hỏng thường gặp ở cột điện, nguyên nhân và cách khắc
phục.

6


BÀI 2

BẢO DƯỠNG, THAY THẾ XÀ ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG
Thời gian:16 h (LT: 02 h; TH: 14 h)
Mục tiêu:
-

Xác định được khối lượng bảo dưỡng và thay thế xà các loại của đường dây trên
không.
Nắm được quy trình bảo dưỡng hoặc thay thế xà các loại trên đường dây.
Xác định được tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xà.
Thực hiện bảo dưỡng hoặc thay thế xà đúng kỹ thuật.

I. Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, vật tư, thiết bị để thực hiện bảo dưỡng thay thế xà.

STT

Tên dụng cụ vật
tư, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Quy cách

Phù hợp với cột

A

Dụng cụ

1

Xà phụ

bộ

01

2

Giá đỡ puly

bộ


01

3

Puly mở má

cái

01

4

Dây chão

cuộn

02

5

Cọc hãm

cái

01

6

Cờlê hoặc mỏ lết


cái

04

7

Kìm vạn năng

cái

01

8

Dây da an toàn

bộ

04

9

Guốc trèo

bộ

04

10


Thước lá

cái

01

11

Mũ công tác

cái

06

12

Tiếp đất di động

bộ

02

13

Búa tạ

cái

01

7

Ghi chú

l=20m

Cho 1 nhóm
500V

500mm

5kg


B

Vật tư

1

Xà trọn bộ

bộ

01

Đúng chủng loại

2


Dây nhôm

mét

01

φ = 4mm

C

Nhân lực

người

06

II. Các tiêu chuẩn kỹ thuật khi kiểm tra chất lượng của xà

-

Xà phải có khả năng chịu lực tốt không bị uốn cong khi có sự cố đứt đường
dây.
Chiều dài của xà phải phù hợp với từng cấp điện áp của đường dây để đảm bảo
khoảng cách giữ các dây pha.
Điểm cố định xà trên cột không bị dịch chuyển.

-

Cánh xà, gông kèm không bị nghiêng và luôn ở vị trí cân bằng


-

- Tiếp đất của xà với hệ thống nối đất của cột phải đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Lớp sơn hoặc mạ của xà còn nguyên vẹn không bị trầy xước.
- Không bị phá hủy do môi trường xung quanh.
III. Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế xà
-

Đối với xà sắt có khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ cao thường dùng cho các

-

đường dây cao, hạ áp nhưng hay bị han gỉ vì vậy ta cần phải sơn lại xà.
Với những xà không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải kiểm tra thay thế xà khác

-

hoặc thay thế bulông bắt xà theo đúng chủng loại thiết kế.
Kiểm tra lại các bulông bắt giữ xà và tiếp đất xà.

IV. Phương pháp đặt tiếp đất di động.
Mục đích của việc đặt tiếp đất di động là để tạo ra vùng sửa chữa không có điện thế
rơi trên đó nhằm đảm bảo an toàn cho người thi công khỏi bị tai nạn điện giật.
1. Yêu cầu khi lắp đặt.
- Sau khi đã cắt điện và kiểm tra không còn điện nữa mới tiến hành đặt tiếp đất di
-

động.
Vị trí đặt tiếp đất di động phải đặt ở những bộ phận đã được ngắt điện và về
phía có khả năng dẫn điện đến, nếu là đường dây trên không phải đặt cách chỗ

làm việc ít nhất là một khoảng cột.
8


-

Số lượng tiếp đất di động phải chọn sao cho đủ để bảo vệ được khu vực sửa

-

chữa của người thi công.
Nơi đặt tiếp đất phải rõ ràng, chắc chắn, dễ quan sát, không ảnh hưởng đến

công việc đang thi công.
2. Tiêu chuẩn đặt tiếp đất di động.
- Trên tuyến đường dây không có nhánh phải đặt tiếp đất ở hai đầu đoạn đường
dây cần sửa chữa. Nếu chiều dài khu vực sửa chữa dài quá 2km phải đặt thêm
-

một bộ ở giữa.
Trên tuyến đường dây có nhánh mà nhánh không cắt được dao cách ly thì mỗi

-

nhánh phải đặt một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
Đối với tuyến có 2 lộ đường dây đi chung một cột, nếu sửa chữa một đường
(đường kia vẫn vận hành) thì 2 bộ tiếp đất đặt xa nhau không quá 500m. Riêng
đốí với khoảng vượt sông thì ngoài 2 bộ tiếp đất đặt ở 2 cột hãm ra phải đặt

-


thêm một bộ tiếp đất ở ngay cột vượt sông.
Đối với những nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200m, cho phép đặt thêm
một bộ tiếp đất ở đầu nhánh và đầu kia nhất thiết phải cắt cầu dao cách ly của

-

máy biến áp.
Đối với đường cáp ngầm khi sửa chữa phải đặt tiếp đất ở 2 đầu của đường cáp

-

đó.
Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất hạ áp.

Nếu không có tiếp đất hạ áp thì cho phép đấu tắt các dây pha với dây trung tính.
3. Kỹ thuật đặt tiếp đất di động.
- Khi lắp tiếp đất di động phải đấu một đầu vào hệ thống tiếp đất trước sau đó
mới lắp 3 đầu kia vào 3 pha của dây dẫn. Khi thực hiện phải mang găng tay
-

cách điện và dùng sào cách điện để lắp 3 đầu kia vào 3 pha của dây dẫn.
Khi tháo tiếp đất di động thì phải tháo theo trình tự ngược lại.
 Chú ý:
Khi đấu dây tiếp đất vào hệ thống nối đất của cột hoặc cọc tiếp đất thì không

được vặn xoắn đầu dây mà phải bắt bằng bulông.
V. Phương pháp thay xà trên đường dây đang vận hành

Dây dẫn


Xà chính
1. Trình tự thay xà:
- Thực hiện biện pháp an toàn: làm thủ tục cắt điện tuyến đường dây cần thay xà,

kiểm tra điện thế, lắp tiếp đất di động tại hai đầu vị trí cột thay xà. Mọi công
Xà phụ

việc phải thực hiện đúng theo phiếu công tác trên đường dây do bên quản lý vận
-

hành đường dây cấp.
Treo
Đếnpuly
tời vào xà, luồn dây thừng qua puly.
9


-

Buộc dây thừng vào giá đỡ puly, đưa giá đỡ puly lên treo vào ngọn cột đồng
thời móc puly vào giá đỡ.
10


-

Dùng puly đưa xà phụ lên lắp đặt.

Yêu cầu: Xà phụ phải được lắp ngay ngắn, chắc chắn, cách xà chính một khoảng

thuận tiện cho việc thi công lắp đặt xà chính.
-

Tháo dây dẫn ra khỏi sứ, cố định dây dẫn trên giá đỡ puly.
Tháo sứ ra khỏi xà, hạ sứ xuống đất.
Buộc một đầu dây vào xà chính đồng thời buộc một dây kéo lánh. Tháo xà
chính ra khỏi cột hạ xuống đất để tiến hành thay xà mới.
Đưa xà mới lên để lắp đặt được thực hiện như việc lắp mới xà.
Sau khi thay thế xà xong ta tiến hành lắp sứ vào xà, cố định dây dẫn trên đỉnh
sứ, tháo xà phụ, hạ giá đỡ puly, thu dọn dụng cụ, vật tư, tháo dây tiếp đất, vệ
sinh công nghiệp tại vị trí công tác và làm thủ tục khóa và trả phiếu công tác

cho bên quản lý vận hành đường dây.
 Chú ý:
- Đối với cột trung gian thì không cần phải néo xà, cột ở vị trí kế cận mà chỉ
-

việc cố định dây dẫn trên ngọn cột là đủ.
Đối với cột góc, cột hãm:
+ Phải néo xà, cột ở cột kế tiếp để cột không bị đổ, xà không bị xoay.
+ Với cột hãm đầu, hãm cuối trong một khoảng néo khi thực hiện thay xà

phải tháo các dây lèo do vậy khi thay xà xong ta phải lấy lại độ võng.
2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật khi lắp xà trên cột điện
- Xà phải được lắp đúng chủng loại theo thiết kế.
- Các bulông lắp xà phải có long đen, đai ốc khi vặn phải thừa ra ngoài từ 2 ÷ 3
-

vòng ren.
Khi thay thế xà xong, độ võng của đường dây không bị thay đổi đúng như độ


võng ban đầu.
3. Các biện pháp an toàn khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao.
- Thực hiện đúng trình tự các bước trong quy trình, chế độ phiếu công tác trong
quá trình thay thế xà.
- Trước khi tháo xà, nới dây dẫn ra khỏi sứ phải tiến hành néo cột, dây dẫn ở
-

nhữngvị trí cần thiết.
Để đảm bảo an toàn trước khi tháo xà, công việc lắp xà phụ, treo puly ở vị trí
thích hợp trên ngọn cột để đưa xà cũ xuống và kéo xà mới lên là bắt buộc.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nêu các tiêu chuẩn kỹ thuật khi kiểm tra chất lượng của xà?
11


Câu 2. Trình bày phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế xà?
Câu 3. Nêu phương pháp thay thế xà khi đường dây đang vận hành?
Câu 4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư để thực hiện thay thế xà?
Câu 5. Hãy thực hiện thay thế bộ xà X1 tại vị trí cột trung gian đường dây 35kV?

BÀI 3

THAY DÂY DẪN ĐIỆN
Thời gian:08 h (LT: 01 h; TH: 07 h)
Mục tiêu:
I.


ST
T

Xác định được mức độ hư hỏng và khối lượng cần thay dây dẫn điện, tìm nguyên
nhân và cách xử lý.
Nắm được quy trình thay dây dẫn trong một khoảng néo và toàn bộ tuyến đường
dây.
Lập được phương án tổ chức thi công thay dây dẫn điện.
Trình bày được các thủ tục để tiến hành thi công.
Tổ chức thực hiện thay dây dẫn bị hư hỏng.
Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, thiết bị, vật tư, phương tiện để lấy độ võng,
nối dây, néo dây, rải dây.
Tên dụng cụ vật
tư, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

12

Quy cách

Ghi chú


A

Dụng cụ
Loại chuyên

dùng

1

Giá đỡ rulô

bộ

02

2

Kìm vạn năng

cái

10

3

Puly mở má

cái

10

4

Khóa CK


cái

02

5

Guốc trèo

bộ

04

6

Khóa kẹp dây

cái

01

7

Dây chão

cuộn

04

8


Túi đựng dụng cụ

cái

10

9

Mũ công tác

cái

17

10

Dây da an toàn

Bộ

08

11

Thiết bị căng dây
lấy độ võng

cái

01


Tời, palăng
xích, typho

Thước ngắm

cái

02

Dùng căng dây

Thiết bị ép ống
nối

cái

01

12

13
B

Vật tư

1

Cặp cáp 3 bulông


bộ

2

Dây buộc cổ sứ

m

3

Dây dẫn trần

m

4

Dây dẫn bọc PVC

m

5

Ống nối chuyên
dùng

cái

6

Dây làm băng

nhôm

m

Phụ thuộc
khoảng lấy độ
võng

Φ2 ÷Φ2,5
01
10

13

Φ1 ÷Φ1,5


C

II.

Nhân lực

Cho 1 vị trí lắp

1

Nhóm thi công

người


15

2

Giám sát an toàn

người

01

3

Chỉ huy

người

01

Xác định được mức độ hư hỏng và khối lượng cần thay thế

Kiểm tra thực tế hiện trường đường dây để xác định khối lượng dây dẫn cần
chuẩn bị để thay thế ( chiều dài, tiết diện, chủng loại dây...).
Căn cứ vào chiều dài, đặc điểm địa hình của tuyến dây cần thay, lập phương án
tổ chức thi công, biện pháp an toàn trước khi thay dây.
Chuẩn bị đầy đủ số lượng dây dẫn, phụ kiện cần thiết đến vị trí thi công.
III.
Phương pháp tháo dây dẫn cũ
- Làm thủ tục cắt điện, kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất di động theo phiếu công
tác.

- Néo xà, cột tại các vị trí cột hãm , để giữ cột khỏi đổ về phía đối diện.
- Tháo dây dẫn ra khỏi sứ ở vị trí cột trung gian đưa xuống xà.
- Dùng tời hoặc palăng để tháo dây dẫn khỏi sứ ở vị trí cột hãm.
- Đưa dây dẫn ở các vị trí cột xuống đất.
- Quấn gọn dây dẫn, đưa về nơi tập kết.
IV.
Kỹ thuật vận chuyển dây
- Khi nâng và hạ các rulô dây cần bảo vệ tránh làm hư hỏng dây dẫn. Không được
-

quẳng rulô dây từ trên xe xuống đất.
Trên tuyến đường dây các rulô tang trống có dây dẫn cần được phân bố sao cho khi
rải hết dây của rulô này gần đến vị trí bắt đầu của lô dây mới. Việc vận chuyển dây
dẫn trên tuyến được tiến hành theo bảng liệt kê định trước có tính tới chiều dài dây
dẫn của mỗi rulô dây, mặt cắt tuyến, trạng thái đường, có đường đi lại cắt ngang

hay không, hướng và biện pháp rải dây.
V.
Kỹ thuật căng dây lấy độ võng
1. Đối với đường dây dùng sứ đứng
- Dùng tời, palăng xích hoặc typho để lấy độ võng, khi lấy độ võng phải néo chắc
chắn các vị trí cột đầu và cuối (néo xà, cột) và làm lèo cột đầu đảm bảo đúng kỹ
thuật.

14


-

Khi ngắm độ võng (f) ta dùng thước ngắm. Độ võng (f) đã cho theo thiết kế, nó

phụ thuộc vào 3 yếu tố: chiều dài khoảng cột, tiết diện dây dẫn và nhiệt độ môi
trường tại thời điểm lấy độ võng.
f

Cột đầu
Néo côt

Cố định dây: Sau khi lấy độ võng xong ta tiến hành cố định dây dẫn tại vị trí cột
cuối và buộc dây dẫn tại các vị trí cột trung gian trong khoảng lấy độ võng.
 Chú ý:
Các vị trí dây dẫn tiếp xúc với sứ phải cuốn băng nhôm để chống sự mài mòn
của dây dẫn.
2. Đối với sứ chuỗi.
- Néo xà cột trước khi lấy độ võng.
- Khoá dây cột đầu khoảng lấy độ võng bằng khoá chuyên dùng cho sứ chuỗi.
- Khi căng dây lấy độ võng đạt yêu cầu ta phải đánh dấu dây dẫn ở vị trí cột cuối
và đo chiều dài chuỗi sứ ở vị trí cột cuối. Sau đó hạ dây dẫn xuống tiến hành
khoá dây dẫn vào vị trí đã tính toán.
- Kéo sứ và dây dẫn lên tiến hành khoá sứ vào xà lúc đó độ võng trở lại như lúc
ban đầu đã lấy.
- Khoá dây dẫn vị trí cột trung gian bằng cách đánh dấu dây dẫn tại vị trí cột
trung gian đưa dây dẫn vào máng đỡ dây cột trung gian và xiết khoá hãm dây.
- Cuối cùng ta treo khoá hãm dây vào chuỗi sứ ở vị trí cột trung gian
3. Các biện pháp an toàn khi thay dây
- Khi thay thế dây dẫn phải chú ý làm thủ tục cắt điện, lắp tiếp địa di động.
- Đảm bảo đúng quy trình, quy phạm khi làm việc trên cao, cụ thể: Đeo dây da an
-

-


toàn, mũ công tác, quần áo, giày bảo hộ lao động.
Néo xà, cột trước khi lấy độ võng ở vị trí cột đầu, cuối.
Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động, thiết bị lấy độ võng trước khi mang vào
sử dụng.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nêu trình tự tiến hành tháo dây dẫn cũ để thay dây mới?
Câu 2. Trình bày kỹ thuật căng dây lấy độ võng của đường dây trên không?
15


Câu 3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư để thực hiện căng dây lấy độ võng?
Câu 4. Anh (chị) hãy thực hiện thay thế dây dẫn pha A đường dây 35kV?

BÀI 4

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA DÂY DẪN
Thời gian: 08 h (LT: 01 h; TH: 07 h)
Mục tiêu:
I.
STT
A

Xác định được mức độ hư hỏng và khối lượng cần bảo dưỡng, sửa chữa dây dẫn
điện, xác định cách xử lý.
Nắm được quy trình vá ép, quấn bảo dưỡng dây, ép nối dây dẫn.
Lập được phương án tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa dây dẫn điện.
Trình bày được các thủ tục tiến hành thi công.
Thực hiện vá ép, quấn bảo dưỡng dây, ép nối dây dẫn.
Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, thiết bị, vật tư, phương tiện

Tên dụng cụ,vật tư

Số lượng

Đơn vị

Quy cách

Dụng cụ. thiết bị vật


1

Cờlê hoặc mỏlết

02

Cái

2

Dây Chão

01

Cuộn

3

Găng tay bảo hộ


01

Đôi

4

Dây đeo an toàn

02

Bộ

5

Mũ bảo hộ

04

Cái

6

Túi đựng dụng cụ

01

Cái

7


Kìm vạn năng

01

Cái

16

ф25, l=30m

Ghi chú


8

Dây nhôm

01

mét

Ф2,5

9

Thước cuộn

01


Cái

5m

10

Xe ra dây

01

cái

04

Người

B

Nhân lực

1 nhóm có 4
sinh viên

II.

Kiểm tra tuyến đường dây, phát hiện vị trí hư hỏng và xác định cách xử lý
- Kiểm tra những hư hỏng nhỏ như: mối nối, dây bị đứt một số sợi, chống rung
bị trôi, gông dây dẫn với nhau bị xô lệch, cành cây, dây diều mắc trên dây dẫn.
Từ các phát hiện hư hỏng trên, đề ra các phương án xử lý phù hợp với thực tế.
III. Quy trình sử dụng xe ra dây để sửa chữa nhỏ trên đường dây


Hình 4.1. Xe ra dây chuyên dụng

1. Các biện pháp an toàn :
-

Sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cá nhân.

-

Phải kiểm tra chất lượng xe ra dây trước khi mang ra sử dụng.

-

Khi đường dây đảm bảo đã hết điện và đã được làm các biện pháp về an toàn
mới được phép lên đường dây.

-

Phải kiểm tra các chốt trên đường dây.
17


-

Không được sử dụng xe để ra dây khi có nghi ngờ vể khả năng chịu lực cơ
học của dây dẫn.

-


Phải đeo dây an toàn trong suốt thời gian trên dây dẫn.

-

Khi lắp và tháo xe ra dây tránh không được để làm tổn thương dây dẫn.

-

Trong khi đi xe phải chú ý giữ cho người luôn ở tư thế cân bằng, không để
tay, hoặc tay áo kẹt vào bánh xe.

2. Trình tự tiến hành:
TT

Các bước
tiến hành

Nội dung thực hiện
Có thể ra tiến hoặc lùi tuỳ theo độ dốc của chuỗi sứ
- Mắc móc chính dây đeo an toàn vào chuỗi sứ.
- Ngồi lên chuỗi sứ ở tư thế cân bằng, tay bám chặt vào bát sứ và

1 Ra chuỗi sứ

dịch người dần dần để ra chuỗi sứ.
- Khi ra khỏi chuỗi sứ ta có thể chọn tư thế ngồi chắc chắn trên dây
dẫn để có thể kéo xe ra dây lên bằng dây chão hoặc có thể sử dụng
dây móc phụ làm dây ngồi để ngồi và kéo xe ra dây lên bằng dây
chão.
- Dây chão được vắt qua dây dẫn, khi kéo xe ra dây đơn lên kết hợp

cả lực kéo của người ngồi trên dây và lực kéo của người phụ ở dưới.

2

Lắp xe ra

- Khi xe ra dây lên sát dây dẫn, người ngồi trên sẽ đưa xe ra dây

dây lên

vào dây dẫn sao cho hai bánh xe bám trên dây dẫn, sau đó khoá chốt

dây dẫn

(đóng nắp) lại.
- Người phụ ở dưới sẽ giữ dây chão hãm cho xe không bị dịch
chuyển.
- Dùng lực của tay để đưa 2 chân vào xe sau đó đưa hông vào ngồi ở
tư thế chắc chắn.

3

Vào xe ra - Mắc dây móc phụ vào cả gông xe ra dây và dây dẫn, sau đó mới
dây đơn được tháo móc chính ra.
- Sau khi lên xe ta chỉnh lại dây an toàn cho gọn và ngồi ở tư thế cân

4

Di chuyển


bằng và tiến hành di chuyển trên dây dẫn.
- Để di chuyển xe ra dây, người ngồi trên xe có thể trực tiếp dùng

trên dây

sức tay của mình để di chuyển xe ra dây đơn hoặc có thể nhờ người
18


phụ dùng dây chão kéo đi.
- Trong quá trình đi trên dây dẫn, người ngồi trên xe phải giữ cân
bằng, không được để xe ra dây đơn bị lắc và có thể dùng phanh để
hãm ( nếu loại xe có phanh) hoặc dùng tay đeo găng tay để hãm
( nếu loại xe không có phanh).
dẫn bằng

- Khi đến điểm cần xử lý sự cố trên đường dây, người phụ sẽ giữ

xe ra dây.

dây hãm để đảm bảo xe không bị di chuyển sau đó người ngồi trên
xe tiến hành xử lý sự cố trên dây dẫn.
- Việc đi vào, xuống xe, tháo xe và vào chuỗi sứ làm ngược lại với
các bước trên.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu1. Nêu các dạng hư hỏng thường gặp đối với đường dây trên không đang vận
hành?
Câu 2. Trình bày các biện pháp an toàn khi sử dụng xe ra dây?
Câu 3. Nêu trình tự tiến hành sử dụng xe ra dây để bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trên

đường dây?
Câu 4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trên
đường dây?
Câu 5. Anh (chị) hãy sử dụng xe ra dây để thực hiện quấn, vá dây dẫn bị hư hỏng nhẹ
trên đường dây?
Câu 6. Anh (chị) hãy sử dụng xe ra dây để thực hiện điều chỉnh tạ chống rung trên
đường dây?

19


20


BÀI 5

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THAY THẾ CHỐNG SÉT VAN
Thời gian: 08h (LT: 01h; TH: 07 h)
Mục tiêu:
-

Xác định được khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế
Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại chống sét cho đường dây
Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế
Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

I. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị
STT

Tên dụng cụ vật

tư, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Quy cách

A

Dụng cụ

1

Cờlê hoặc mỏlết

cái

02

250 ÷ 300

2

Kìm vạn năng

cái

01


500V

3

Thước lá

cái

01

4

Túi đựng dụng cụ

cái

01

5

Puly

cái

01

6

Dây chão


cuộn

02

7

Guốc trèo

đôi

02

8

Dây đeo an toàn

cái

02

9

Mũ công tác

cái

04

B


Thiết bị, vật tư

1

Cặp cáp

cái

03

2

Cáp lèo

cái

03

3

Chống sét van

bộ

01
21

Ghi chú

5kg


20m

200kg

Phụ thuộc tiết
diện dây dẫn.

PB-10


4

Dây nối đất

C

Nhân lực

m

01

người

04

Đồng mềm
nhiều sợi


Theo thiết kế

Phù hợp với công
việc

II. Kiểm tra định kỳ hay đột xuất
- Chống sét van thuộc các cấp điện áp đều ở trạng thái làm việc quanh năm. Chỉ
cắt chống sét van ra khỏi lưới điện trong thời gian kiểm tra, sửa chữa và thí
nghiệm định kỳ.
- Việc kiểm tra bên ngoài chống sét van được tiến hành đồng thời với việc kiểm
tra toàn bộ thiết bị khác.
III. Xác định được tình trạng hư hỏng, mức độ cần sửa chữa
- Khi kiểm tra điều chủ yếu là phải chú ý đến tình trạng bên ngoài của cách điện
xem có bị xước, bị nứt không, đặc biệt là ở những nơi đấu nối với dây pha và
dây nối đất.

Hình 5.1. Hình dáng

bên ngoài của chống sét
van có khe hở

-

Kiểm tra xem các mối gắn xi măng có bị rạn nứt không, kiểm tra mức độ chịu
nước của các mối gắn sứ cách điện xem có đảm bảo hay không, thanh dẫn và
tiếp đất có chắc chắn không, trạng thái bộ phận chỉ thị tác động của chống sét

van.
IV. Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chống sét van.
- Nếu cách điện chống sét van bị hư hỏng nhẹ (sứ cách điện bị xước, tróc) thì dùng

xăng hoặc axêtôn rửa sạch chỗ hư hỏng. Trước hết bôi 2 lớp keo, sau khi khô thì
quét sơn chịu nước hoặc sơn lắc.
- Khi phát hiện thấy nứt ở cách điện hoặc mặt bích thì phải thay bằng chống sét van
khác.
22


- Trong nhiều trường hợp chỗ gắn của chống sét van bị bong từng mảng. Phải dùng
vữa xi măng để khôi phục các chỗ gắn bị bong ra. Trước khi đổ vữa gắn mới chỗ
gắn phải đánh sạch phần bị bong, sạch bụi và dùng nước rửa sạch. Ở chỗ mối gắn
khô, bôi 2 lớp sơn chịu ẩm.
- Việc đánh tẩy gỉ các chi tiết bằng kim loại của chống sét van và sơn lại chúng, lau
bẩn các nắp sứ cũng như thông các lỗ thoát nước ở các mặt bích trên của các
chống sét van, đều được tiến hành đồng thời với việc sửa chữa và làm vệ sinh các
thiết bị khác.
- Sau khi sửa chữa, cho phép đặt sử dụng lại các chống sét van đã được thí nghiệm
kiểm tra xong toàn bộ và phải có biên bản thí nghiệm kiểm tra.
Các biện pháp an toàn khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế.
Làm thủ tục cắt điện trước khi tiến hành kiểm tra sửa chữa chống sét van.
Đặt tiếp đất di động tại vị trí công tác.
Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm khi làm việc trên cao.
Sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cá nhân theo quy định.
Phải có biện pháp che chắn các bộ phận thiết bị khác ở phía dưới nếu có.
Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động.

V.
-

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nêu công dụng của chống sét van trong hệ thống phân phối điện?

Câu 2. Nêu những hư hỏng thường gặp đối với chống sét van?
Câu 3. Trình bày phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế chống sét van?
Câu 4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư, để thực hiện thay thế một bộ chống sét van
tại trạm biến áp 22kV?

BÀI 6

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA DAO CÁCH LY.
Thời gian:08h (LT: 01h; TH: 07h)
Mục tiêu:
-

Xác định được khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa dao cách ly.
Nắm được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa dao cách ly.

23


Dự trù được dụng cụ, vật tư và các chi tiết cần thiết cho bảo dưỡng, sửa chữa,
hoặc thay thế dao cách ly.
Thực hiện bảo dưỡng sửa chữa dao cách ly, dao nối đất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

-

I. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị
STT

Tên dụng cụ vật tư,
thiết bị


Đơn vị

Số
lượng

Quy cách

A

Dụng cụ

1

Cờlê hoặc mỏlết

cái

04

250 ÷ 300

2

Kìm cách điện

cái

02

500V


3

Giũa mịn

cái

01

4

Thước lá

cái

01

5

Giấy nhám mịn

Tờ

03

6

Túi đựng dụng cụ

cái


02

7

Puly

cái

01

8

Dây chão

cuộn

01

Ф25;20m

9

Dây đeo an toàn

cái

02

200kg


10

Mũ công tác

cái

06

B

Thiết bị, vật tư

1

Dao cách ly 3 pha

bộ

01

2

Vadơlin

kg

0,1

C


Nhân lực

người

06

Ghi chú

Phù hợp với
công việc

II. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa dao cách ly.
-

Trước khi sửa chữa, bảo dưỡng dao cách ly cần xem xét kỹ để phát hiện các hư
hỏng và xác định khối lượng công việc sửa chữa đồng thời phải đóng cắt thử
24


để phát hiện mức độ cong vênh các lưỡi dao, kiểm tra sự làm việc của bộ
-

truyền động.
Khi bảo dưỡng, sửa chữa làm vệ sinh lau chùi sạch sẽ phần sứ cách điện, kiểm
tra xem nếu bị, nứt, vỡ thì phải tiến hành thay thế ngay, kiểm tra bề mặt tiếp
xúc của tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh xem có bị rỗ không. Kiểm tra vị trí
bắt xiết các bulông, êcu có chắc chắn không.

Hình 6.1. Dao cách ly 3 pha điện áp 35kV


-

Nếu bề mặt tiếp xúc của dao cách ly bị gỉ, phải dùng giấy ráp mịn đánh sạch.
Nếu có vết nứt, lồi lõm hoặc bị rỗ bề mặt phải dùng rũa mịn để sửa chữa. Sau

-

khi đánh sạch hoặc rũa sạch phải bôi 1 lớp vadơlin mỏng lên bề mặt.
Mức độ cong vênh của lưỡi dao gây nên sự không ăn khớp hoặc va chạm mạnh
khi đóng, cắt. Lưỡi dao bị cong vênh ít sẽ bị va chạm vào cạnh tiếp điểm tĩnh
lúc đóng. Lưỡi dao bị cong vênh nhiều sẽ va đập vào đầu sứ đỡ tiếp điểm tĩnh,
đôi khi làm nứt vỡ sứ. Vì vậy phải nắn lại lưỡi dao cho khỏi bị cong vênh hoặc
thay đổi vị trí tương đối giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động, điều chỉnh lực
găng bộ truyền dộng cho đúng với mức quy định của lực găng đối với từng loại

-

dao cách ly.
Mức độ khít giữa tiếp điểm động và tĩnh khi đóng cầu dao phải được kiểm tra
cẩn thận. Dùng thước lá dày 0,01mm và rộng 10mm để kiểm tra độ khít này.
Thực hiện kiểm tra bằng cách đưa thước lá đó vào các khe giữa tiếp điểm tĩnh
và động (cả 3 phía), thước lá không được ngập sâu quá 4 - 5mm. Nếu thước lá

25


×