Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA LIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
DÂN GIAN CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON NGA LIÊN

Người thực hiện: Phạm Thị Hậu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Liên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Chuyên môn.

THANH HOÁ NĂM 2015
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mần non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con
người có ích, thành những con người mới.
Trong những năm gần đây bậc học mầm non tiến hành đổi mới chương
trình giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng tổ chức các hoạt
động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động
một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi. Đồng thời tạo điều kiện cho
giáo viên phát huy khả năng của trẻ một cách linh hoạt, thực hiện theo phương
châm “ Học mà chơi – Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một
cách toàn diện về mọi mặt
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động
vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà


quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và
nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các “Trò
chơi dân gian” là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Di sản văn hoá
truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò
chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết
thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian
với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều
điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được
chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung
quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ
niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các
em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu
trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn
trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có
hiệu quả nhất.
Chính vì vậy để giúp trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn
nhiên, vui tươi; đồng thời tạo điều kiện cho giáo vên phát huy trẻ một cách
linh hoạt tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nga Liên” với mong muốn góp
sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
mầm .
2


B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam đã nói: " Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi.

Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân
gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo,
mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không
có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em
không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày
trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố
mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các
trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết".
Trò chơi dân gian góp phần hình thành ý chí kiên cường, sức dẻo dai
và ý thức vươn lên giành chiến thắng cuả mỗi con người, cộng đồng, tạo nên
bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc.
Thông qua trò chơi trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã
hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo
viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói
riêng.
Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: "
Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" trong đó có nội dung đưa
trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò
chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài
toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì khả năng
chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò
chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ) Vậy làm thế nào để khắc phục
những vấn đề đó tôi đã tìm hiểu thực trạng để đưa ra các biện pháp để nâng
cao chất lượng của trò chơi dân gian cho trẻ lớp mình.
II - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

1. Thuận lợi:
Trường mầm non xã Nga Liên là trường chuẩn quốc gia, điều kiện cơ

sở vật chất, môi trường, đồ dùng đồ chơi cho trẻ đa dạng thuận tiện cho việc
tổ chức các trò chơi.
3


Mặt khác trường nằm trên địa bàn là một xã có các bậc phụ huynh đã có
tinh thần trách nhiệm với việc học tập của con em bậc học mầm non.
Ban giám hiệu và chuyên môn nhà trường luôn khuyến khích giáo viên
tìm tòi và áp dụng các phương pháp, hình thức sáng tạo trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ. Tạo điều kiện tối đa cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình. Mặt khác ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức giao
lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp.
Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo và nhiệt tình
giúp đỡ nhau trong công tác.
Bản thân là một giáo viên có năng lực chuyên môn tốt và trách nhiệm
trong công việc, luôn tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ.
Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò
chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên bản thân chưa sưu tầm được nhiều trò chơi dân gian mới,
phù hợp với vùng miền, với chủ đề.
Chưa có nhiều sáng tạo, nâng cao kỹ năng chơi cho trẻ.
Chưa làm nhiều đồ dùng, đồ chơi và dạy cho trẻ thuộc được nhiều lời
ca cho các trò chơi dân gian mới lạ.
Trẻ chưa thuộc được nhiều lời ca trong một số trò chơi mới, bởi khi
chơi trò chơi dân gian thường kết hợp với lời ca.
Từ những thực trạng trên năm hoc 2014-2015 tôi bắt đầu đi vào khảo
sát chất lượng trẻ để nắm bắt được khả năng của trẻ lớp mình và kết quả đạt
như sau :
Bảng khảo sát trẻ đầu năm học 2014-2015

T
T

1

2

Nội dung khảo
sát

Tổng
số trẻ

Trẻ nhớ tên các 32
trò chơi dân gian
cho lứa tuổi
Trẻ thuộc lời ca
các trò chơi dân 32
gian
Trẻ biết sử dụng

Đạt
Khá

Tốt
Số
trẻ

%


Số
trẻ

Chưa đạt

TB
%

8

25

9

28.1

Số
trẻ
11

7

21.9

9

28.1

10


%

Số
trẻ

%

34.4

4

12.5

31.2

6

18.8

4


3

4

5

các đồ dùng phù 32
hợp với trò chơi

dân gian
Trẻ chơi thành
thạo một số trò 32
chơi dân gian
Trẻ hứng thú khi 32
tham trò chơi
dân gian

8

25

9

28.1

9

28.1

6

18.8

5

.21.9

7


21.9

10

31.2

8

25

8

25

9

28.1

11

34.4

4

12.5

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sưu tầm trò chơi dân gian phù hợp với trẻ 4-5 tuổi.
Việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi lớp
mình là một công việc cần thiết trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục

cho trẻ. Nếu giáo viên có một nguồn trò chơi dân gian phong phú sẽ có thể dễ
dàng lựa chọn được những trò chơi phù hợp, mới lạ, kích thích trẻ hứng thú
tìm tòi, khám phá… tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng lực khác
nhau. Khi sưu tầm trò chơi dân gian để tổ chức các hoạt động giáo dục, người
giáo viên cần chú ý một số yêu cầu như: sưu tầm và sử dụng trò chơi gắn với
nội dung của chủ đề. Các trò chơi có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của
trẻ. Trò chơi mang đến cho trẻ nhiều cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động.
Nội dung chơi, cách thức chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện công việc này rất quan
trọng, giáo viên cần chủ động trong việc sưu tầm các trò chơi dân gian, định
hướng được các kênh có thể cung cấp nguồn trò chơi dân gian có thể sử dụng
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Chú ý phân loại các trò chơi dựa trên mục
tiêu giáo dục, đặc điểm tấm sinh lý trẻ, đồng thời, lựa chọn, sử dụng trò chơi
dân gian phù hợp với chủ đề.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều
độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định
khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù
hợp với từng độ tuổi. Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 4-5 tuổi nên tôi đã lựa chọn các
trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp mình.
Mặt khác kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú
và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế,
5


giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và
cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, mang tính giáo dục.
Việc sưu tầm các trò chơi dân gian phụ thuộc vào mỗi giáo viên nhưng
tôi đã sưu tầm và lựa chọn các trò chơi ở các nguồn: sách , báo, internet, qua
phụ huynh, qua các chuyến tham quan, du lịch, các ngày lễ hội…..
Kết quả: Trong năm qua tôi đã sưu tầm cho mình được 100 trò chơi dân

gian và đã tổ chức cho trẻ chơi được 40 trò chơi dân gian trong năm học 20142015.
2. Phân loại trò chơi dân gian phù hợp với tính chất các hoạt động
và chủ đề.
Trò chơi dân gian cũng có khác biệt với tính chất các hoạt động, và nội
dung của từng chủ đề. Do vậy khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ tôi
thực hiện theo các tiêu chí sau:
* Với hoạt động ngoài trời: tôi tận dụng không gian rộng và thoáng,
giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời, vận động nhằm rèn
luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”,
” Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, ” Thả đỉa ba ba”…

( Hình ảnh tôi tổ chức chơi trò chơi mèo duổi chuột ở hoạt động ngoài trời)

6


* Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo
nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: ” Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải
ranh”, “Chuyền thẻ”, …
* Với hoạt động học và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng
nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho
trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”,
“Vấn đáp”, “Đếm sao”, ” Đọc câu”, “Kéo cưa lửa xẻ”…
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động học, giáo viên cần lựa
chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng hoạt động.

( Hình ảnh tôi tổ chức chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ ở hoạt động chiều)
Ví dụ: Với hoạt động thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động
nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi
hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức

khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh
và năng động.
Chẳng hạn:
+ Với trò chơi ” Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: ” Xin
khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm ” đuôi”( đứng sau cùng ) phải
chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị ” thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người
khác hoặc lại phải làm” thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
7


+ Trò ” Nhảy dây”, ” Trồng nụ trồng hoa”, ” Nhảy lò cò” có nhiều nấc
chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười ( Nhảy lò cò ); từ một nụ,
một hoa…đến tám hoa ( Trồng nụ trồng hoa )…Trẻ phải vượt qua dần từng
nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
+ Trò ” Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh
miệng vì nếu câu cuối bài là ” ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp
tay ra,ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
Ví dụ: Với hoạt động KPKH, toán, văn học: khi lựa chọn các trò chơi
cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ
năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Chẳng hạn:
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: ” Con ruồi có cánh – Đòn gánh có mấu –
Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một
số con vật và đồ vật quen thuộc.
+ Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng

động
của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại
” Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm…”
+ ” Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là
bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên
và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai,
cái hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn ” đôi tôi, đôi chị…”, “ba
lá đa, ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có thể giúp trẻ
đếm thành thạo trong phạm vi 10.
Ví dụ: Với hoạt động “âm nhạc” nên chọn các trò chơi có giai điệu và
lời hát như các trò chơi: ” Tập tầm vông” , ” Hát chuyền sỏi”, ”…
8


Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động học, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài và chủ
đề của bài dạy chẳng hạn :
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: ”
Đồng dao hỏi tuổi xứ Quảng”, ” Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, ” Bịt mắt bắt
dê”, ” Phụ đồng ếch”, ” Thi tìm những con vật có từ láy”…
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi:
” Trồng nụ trồng hoa”, ” Mít mật mít gai”, ” Làm nón mão bằng lá”…
Ví dụ: Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu
cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như “Ném còn”,
” Cướp cờ”, ” Bịt mắt đập niêu”, ” Đẩy gậy”, ” Chơi đu”,” Múa lân”…" Thả

đỉa ba ba", " Ô ăn quan", " Chuyền thẻ", " Hát chuyền sỏi", " Trốn tìm", "Đếm
sao", " Kéo co", " Rồng rắn lên mây", "Chồng đống chồng đe", " Trồng nụ
trồng hoa", " Ném còn", " Cướp cờ" ...
Kết quả: Với cách thức phân loại các trò chơi như trên tôi thấy rất dễ
dàng cho các hoạt động trong năm học và các năm tiếp theo tôi không còn khó
khăn khi lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với hoạt động và chủ đề nữa.
3. Lựa chọn không gian phù hợp để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
dân gian
Không gian chơi trò chơi dân gian rất quan trọng khi tổ chức trò chơi,
mỗi một trò chơi cần có một không gian rộng hẹp khác nhau, mặt khác do tâm
sinh lý của trẻ mầm non rất thích thay đổi không gian chơi. Việc thay đổi
không gian chơi sẽ làm tăng hứng thú chơi của trẻ, giúp trẻ tăng cường khả
năng tìm tòi, khám phá, thích nghi cho trẻ. Với mỗi không gian chơi khác
nhau, trẻ đều có dự định chơi khác nhau sao cho phù hợp. Chính điều đó đã
giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, trẻ được làm những điều mà trẻ muốn. Tận
dụng được không gian chơi, tăng cường các cơ hội chơi cho trẻ.
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có
những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người
tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng, có những
trò chơi chỉ cần một góc sân , phòng nhỏ.
Để sử dụng không gian cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, người giáo
viên cần khảo sát và phân loại được không gian chơi gắn liền với các loại trò
chơi, từ đó lập kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian trong chủ đề cho phù
hợp theo các bước:
9


Bước 1: Khảo sát không gian chơi cho trẻ để nắm được các vị trí chơi
cho trẻ để nắm được các vị trí chơi đó có thể tổ chức theo những hình thức
nào: Nhóm nhỏ, nhóm lớn, cá nhân hay tổ chức tập thể, không gian chơi đó có

thể cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh hay động.
Bước 2: Xác định các vị trí tổ chức chơi cho trẻ sao cho mỗi vị trí trẻ
chơi đều có sự giám sát của cô để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi
Bước 4: Rút kinh nghiệm sau khi trẻ chơi, điều chỉnh các nội dung,
hình thức chơi nếu thấy không gian chơi chưa phù hợp. Giáo viên có thể tổ
chức cho trẻ chơi luân phiên, thay đổi các vị trí để trẻ chơi được nhiều nhất,
hứng thú nhất.
Ví dụ: Những trò chơi cần diện tích rộng như:
" Kéo co", " Rồng rắn lên mây", " Thả đỉa ba ba", " Trồng nụ trồng hoa".....
Tôi phải tìm không gian rộng cho trẻ không có nhiều cây để tổ chức chơi cho
trẻ, tôi đứng ở trung tâm để quan sát trẻ chơi, khi chơi xong tôi có thể nhận
xét được tất cả mọi trẻ.

( Hình ảnh tôi đang sử dụng không gian rộng tổ chức chơi trò chơi “ Rồng
rắn” là kết quả của 4 bước)
Ví dụ: Những trò chơi cần diện tích nhỏ như:
" Chi chi chành chành", " Tập tầm vông", "Rải ranh", " Chuyền thẻ", " Ô ăn
quan" “ Nu na nu nống”......
10


( Hình ảnh tôi đang sử dụng không gian hẹp tổ chức chơi trò chơi “ chi
chi, chành chành)
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm
của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức
cho trẻ chơi.
4. Hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi, học lời ca
a. Cho trẻ tự làm đồ chơi:
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian là trò chơi xuất phát từ cuộc

sống lao động. Các nguyên liệu để chơi các trò chơi dân gian có rất nhiều từ
cuộc sống xung quanh trẻ. Trẻ có thể tự tìm tòi, sưu tầm, tự phân loại để biến
chúng thành những nguyên liệu chơi phục vụ cho các trò chơi của trẻ. Còn gì
thích bằng tự tay trẻ vừa là người tự tìm kiếm, tự mày mò, tự kết hợp những
thứ tưởng như bỏ đi ấy thành những đồ chơi cho mình, cho bạn bè cùng chơi.
Cho trẻ tự tìm nguyên liệu, tự làm đồ chơi để phục vụ cho trò chơi của mình
sẽ góp phần nâng cao hứng thú của trẻ, hình thành những khát khao chơi cho
trẻ (Khát khao từ khi tìm kiếm nguyên liệu đến lúc tạo đồ chơi cho đến khi
được chơi).
Đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian được làm từ phế liệu, các
nguyên liệu thiên nhiên thậm chí đồ chơi chỉ là cái gậy, hòn đá, que tre, viên
11


gạch, hòn bi… những đồ chơi như vậy dễ gợi cho trẻ những xúc cảm thẩm
mỹ, tính thông minh, sự hài hước và thị hiếu thẩm mỹ xuất phát từ những màu
sắc, hình khối chân thực của cuộc sống.
Để làm tốt công việc này, tôi đã phối hợp tốt với phụ huynh sưu tầm
nguồn nguyên vật liệu, giúp phụ huynh hiểu được ý nghĩa của các nguyên vật
liệu thiên nhiên, các phế liệu tận dụng trong cuộc sống để cùng trẻ tìm kiếm,
làm sạch các nguyên liệu đó giúp cho cô và trẻ. Với nguồn vật liệu đó tôi cùng
trẻ phân loại, trẻ làm đồ chơi và chơi với các đồ chơi do trẻ tự làm được.
Ví dụ :Như trò: "Chơi chuyền" đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ
vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non...Trò chơi " Ném còn"
không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó.
Hay đơn giản như trò chơi " Bịt mắt bắt dê" cũng không thể được tổ chức nếu
không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt...
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào
đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có
hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị

đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
b. Cho trẻ học thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng
dao):
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không
bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa
kết hợp với lời ca hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó
khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn, trẻ dễ chơi hơn. Mỗi một bài
đồng dao nào cũng có ý nghĩa, phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
Để dạy trẻ học thuộc lời ca tôi tận dụng mọi thời điểm trong ngày để
dạy trẻ. Với các hình thức tôi ghi băng những lời ca và mở cho trẻ nghe hoặc
đọc trực tiếp cho trẻ nghe.
Sau đây là lời ca mới của một số trò chơi dân gian của vùng Thanh
Hoá mà tôi đã dạy cho trẻ.
Ví dụ 1: Trò chơi “Lặc lò cò”
Lặc lò cò/ Mò cuốc cuốc/ Cò chân trước/ Cuốc chân sau/ cùng rủ nhau/
Sang đây chơi/ Ngồi đây hát/ Mỏ dính cát/ Thì xuống sông/ Bùn dính lông/
Thì đi rửa/ Chân dẫm lúa/ Cù keo à ập/
Ví dụ 3: Trò chơi “Dệt vải”
12


Dích dắc dích dắc/Khung cửi mắc go/ Xâu go từng sợi/ Chân thì đạp
vội/ Chân thì đạp vàng/ Mặt vải mịn màng/ Đến mai trời nắng/ Đem ra mà
phơi/ Đến mai đẹp trời/ Đem ra mà phơi/ Dích da dích dắc.
Ví dụ 4: Trò chơi “Giã gạo”
Giã chày một/ Hột gạo vàng/ Sang chày đôi/ Đôi thóc mẩy/ Giã chày
bẩy/ Đầy chầy ba/ Các cô nhà ta/ Đi ra mà giã.
Ví dụ 5: Trò chơi “Đi chợ”
Đi canh hai/ Đi canh ba/ về canh ba/ đi canh tư/ về canh tư/ đi canh
năm/ về canh năm/ Thật khổ thân/ Là thân khổ.

Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian
trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt
động chiều, hoạt động ngoài trời...
Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế mà trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia
trò chơi.
5. Phát triển nâng cao kỹ năng chơi trò chơi dân gian.
Phát triển các trò chơi dân gian là làm tăng những yếu tố, yêu cầu mới
đối với những trò chơi đã quá quen thuộc với trẻ. Việc tăng thêm các yếu tố
mới lạ cho trò chơi không những làm tăng hứng thú, kích thích trẻ khám phá,
tìm tòi mà còn giúp giáo viên sử dụng được các trò chơi cũ, giúp trẻ không
nhàm chán, đáp ứng được yêu cầu phát triển của trò chơi dân gian.
Để phát triển các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, người giáo viên
cần nghiên cứu nội dung của trò chơi, nội dung của đề tài, của hoạt động dự
kiến tổ chức, trên cơ sở đó xác định được mục tiêu của việc phát triển trò chơi
này nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục gì và mục tiêu đạt được là gì.
Ví dụ: Trong trò chơi “Nhày lò cò” giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi
cùng với việc thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động làm quen với toán. Đó là trẻ
vừa nhảy lò cò, vừa kết lại thành những nhóm bạn là 5 người hoặc cao hơn là
kết thành những nhóm bạn có số bạn nữ nhiều hơn bạn nam là 1- 2 người hay
ngược lại …Sau khi nghiên cứu nội dung chơi, hình thức chơi giáo viên phân
định được những ưu thế cũng như hạn chế của từng trò chơi. Dự kiến được
việc phát triển trò chơi. Dự kiến được việc phát triển trò chơi theo các hướng
13


khác nhau để đạt được những mục đích khác nhau. Có rất nhiều cách để phát
triển trò chơi đó là:
+ Nâng cao dần yêu cầu của trò chơi: Với mỗi trò chơi dân gian đều có

những cách chơi, luật chơi nhất định, phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Là
giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên hiểu trẻ của mình đã đạt
đến mức độ nào, chơi trò chơi như thế nào thì phù hợp. tuy nhiên, không phải
tất cả trò chơi dân gian đều đáp ứng được những yêu cầu đó, nhiều trò chơi
dân gian nếu giáo viên chỉ cần lưu ý một chút, nâng cao dần độ khó của trò
chơi thì sẽ mang đến những hiệu quả tốt cho trẻ.
Ví dụ Với trò chơi “ném vòng cổ chai” khi thấy khoảng cách từ vạch
ném đến cổ chai là 1m trẻ ném rất thành thạo, giáo viên có thể nâng cao yêu
cầu của trò chơi bằng cách tăng thêm khoảng cách từ vạch ném đến các cổ
chai là 1.2m; 1.4m…
+ Kết hợp một số trò chơi tạo thành những luật chơi mới: việc kết hợp
các trò chơi dân gian không những cùng một lúc trẻ được tham gia nhiều hoạt
động mà thực chất sự kết hợp này còn làm tăng hứng thú của trẻ khi tham gia
hoạt động. Thông thường đây là những bài luyện tập, đánh giá kết quả hoạt
động của trẻ mà không làm trẻ nhàm chán.
+ Sáng tác lời đồng dao mới trên nền các lời đồng dao quen thuộc cho
phù hợp với nội dung của chủ đề mà giáo viên tiến hành chuẩn bị tổ chức cho
trẻ.
Tóm lại: Để thực hiện tốt nội dung này theo tôi người giáo viên cần:
Nắm được nhu cầu hứng thú trình độ và năng lực nhận thức, khả năng hoạt
động của trẻ, trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức chơi phù hợp với tập thể, nhóm và với từng cá nhân trẻ. Hơn nữa giáo
viên cần nắm được nội dung, mục đích giáo dục trẻ để phát triển trò chơi cho
phù hợp với nội dung, mục đích ấy. Hiểu rõ trò chơi, nhìn thấy được ưu điểm
và hạn chế của từng trò chơi để đặt chúng vào những yêu cầu khác nhau trong
quá trình tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
6. Tổ chức ngày hội trò chơi dân gian .
Qua nhiều năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực trường mầm non Nga Liên đã đạt nhiều thành tích
đáng kể. Năm học 2014 – 2015 Phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn đã chọn

14


trường tôi làm điểm về thực hiện chuyên đề “ Phát triển vận động” Trong
chuyên đề này các nội dung phát triển vận động không thể thiếu được nội
dung các trò chơi dân gian
Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian và ý nghĩa của
ngày hội trong trường học. Trường mầm non Nga Liên đã nghiêm túc thực
hiện các công văn hướng dẫn của phòng giáo dục và các ban ngành liên quan,
tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch hoạt động cụ thể, bản thân tôi đã tiếp thu và
tích cực hưởng ứng
Qua ngày hội trò chơi dân gian của lớp tôi cùng tham gia rất nhiều trò
chơi. Đây là một hoạt động hỗ trợ việc thực hiện nội dung của phong trào, thu
hút sự tham gia ngày càng đông đảo của phụ huynh, của cộng đồng, xã hội
“Ngày hội dân gian” là một sân chơi mới lạ, hấp dẫn, đầy ý nghĩa mang đậm
tính truyền thống đồng thời giúp trẻ phát tiển tốt khả năng tư duy, sáng tạo là
cơ hội để trải nghiệm chân thực nhất về văn hóa truyền thống quê hương .
Thực tế cho thấy,việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều
ý nghĩa thiết thực. Phần lớn, các trò chơi dân gian đều góp phần rèn luyện sức
khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống,
thói quen làm việc theo nhóm… Được phụ huynh rất quan tâm đồng tình
hưởng ứng đây thật sự là một điều kiện thuận lợi để trường mầm non Nga
Liên đẩy mạnh hơn nữa và đạt kết quả cao trong việc tổ chức ngày hội dân
gian cho trẻ mầm non góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cưc”.
Ngày hội dân gian có thể tổ chức trong sân trường hành lang của trẻ và
lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Nội dung thực sự phong phú,
hấp dẫn để thu hút trẻ, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia.
Từ trước nay, khi phát động tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động
giáo dục, thường giáo viên chúng tôi chỉ lồng ghép các trò chơi dân gian vào

các hoạt động như: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, sinh hoạt
chiều…. dùng để giới thiệu bài hoặc chuyển ý giữa hoạt động này với hoạt
động kia, và thường sữ dụng các trò chơi tĩnh như: chi chi chành chành, úp lá
khoai….Ngoài ra được sử dụng trong các ngày hội ngày lễ với 1-2 trò chơi
đơn giản nên chỉ có 1 số trẻ được chơi chưa phát huy rộng ra toàn trường.
Năm học này được sự chỉ đạo của nhà trường tôi lên kế hoạch tổ chức
các trò chơi dân gian vào chủ đề “ Tết và mùa xuân” với mục đích tạo cho trẻ
không khí đón xuân vui vẻ. Nội dung của ngày hội có tên gọi “Ngày hội vui
khoẻ của bé”
15


Tôi xây dựng kế hoạch “Ngày hội vui khoẻ của bé” ngay từ đầu năm
học cho ban giám hiệu duyệt, sau đó tôi thông qua ban chấp hành hội phụ
huynh của lớp, cuối cùng tôi triển khai kế hoạch tổ chức ngày hội này cho
toàn bộ phụ huynh trong lớp và được 100% phụ huynh nhất trí.
Sau đây là tóm tắt một phần trong kế hoạch “Ngày hội trò chơi dân
gian” mà tôi đã xây dựng
Ví dụ: “ Một phần kế hoạch”
+ Về mục đích:
- Giúp trẻ nâng cao thể chất, phát triển các tố chất nhanh nhẹn, mạnh,
bền, khéo léo, tăng cường tính độc lập tự chủ, mạnh dạn, sự đoàn kết, rèn kỹ
năng phối hợp hoạt động tập thể.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm huy động sự tham gua phối
hợp của các bậc phụ huynh, cộng đồng, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo
dục thể chất, tăng cường các điều kiện, cơ hội cho trẻ vận động, cùng chơi.
+ Yêu cầu:
- Sân chơi tổ chức nhằm đạt mục đích đề ra
- Sử dụng đa dạng các loại trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của
nhóm lớp

- Tạo không khí vui vẻ, tăng cường vốn hiểu biết về các trò chơi dân
gian
- Đồ dùng đồ chơi, nội dung phải đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tham
gia các trò chơi vận động và trò chơi dân gian
+ Đối tượng tham gia: Tất cả mọi trẻ trong lớp
+ Hình thức tổ chức: Tổ chức một ngày vào cuổi chủ đề
+ Nội dung: Gồm 3 phần
Phần 1: Diễu hành
Phần 2: Đồng diễn thể dục
Phần 3: Trò chơi dân gian.
Tóm lại: Thông qua việc tổ chức ngày hội, hội thi tôi thấy: 100% trẻ
hứng thú, vui tươi khi được tham gia vào các hoạt động của ngày hội. Trẻ
được trực tiếp tham gia vào các trò chơi, được trao đổi trực tiếp, mở rộng sự
giao lưu giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh.
Các cháu tham gia nhiệt tình các trò chơi, hứng thú. Giáo dục được ý nghĩa
của nét văn hóa truyền thống Việt Nam từ lứa tuổi Mầm non. Một số kỹ năng
sống mới, đơn giản… được nẩy sinh, hình thành củng cố qua nhiều hoạt động
của ngày hội như: kỹ năng giao tiếp hợp tác ra quyết định đối phó với những
tình huống
16


( Một số hình ảnh tôi đang cùng trẻ tham gia ngày hội trò chơi dân gian)
IV. KIỂM NGHIỆM

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ làm quen với các trò chơi dân gian, tôi đã
thu được nhiều kết quả như sau:
Bảng khảo sát trẻ cuối năm học 2014-2015
17



T
T

1

2

3

4

5

Nội dung khảo
sát
Trẻ nhớ tên các
trò chơi dân gian
cho lứa tuổi
Trẻ thuộc lời ca
các trò chơi dân
gian
Trẻ biết sử dụng
các đồ dùng phù
hợp với trò chơi
dân gian
Trẻ chơi thành
thạo một số trò
chơi dân gian

Trẻ hứng thú khi
tham trò chơi
dân gian

Tổng số
trẻ

Đạt
Khá

Tốt
Số
trẻ

%

Số
trẻ

Chưa đạt

TB
%

Số
trẻ

%

Số

trẻ

%

32

12

37.4

11

34.4

9

28,2

0

0

32

12

37.4

11


34.4

9

28,2

0

0

32

12

37.4

11

34.4

9

28,2

0

0

32


12

37.4

11

34.4

8

25

1

3.2

32

12

37.4

11

34.4

9

28,2


0

0

-100% trẻ nhớ tên các trò chơi dân gian cho lứa tuổi
- 100% Trẻ thuộc lời ca các trò chơi dân gian
- 100% Trẻ biết sử dụng các đồ dùng phù hợp với trò chơi dân gian
-100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- 100% Trẻ biết cách chơi, luật chơi một số trò chơi dân gian
- Trẻ biết chơi thành thạo các trò chơi dân gian
Qua các trò chơi tôi còn thấy trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều
hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Trẻ đã biết tự làm đồ chơi cho mình.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức
và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng
động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
- Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng
cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
18


1. Kết luận
- Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của
trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp
phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ,
giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.
- Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi
thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong

cuộc sống.
- Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở trẻ
tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
của mình với bạn khác.
- Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách
chơi, luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
- Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực
hiện.
- Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng
kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và
đạt được kết quả tốt.
- Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ
được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động " Xây dựng trường
học thân thiện - Học sinh tích cực".
Thế giới của trẻ em là thế giới của những trò chơi. Làm sống lại kho
tàng trò chơi dân gian, phát triển và nuôi dưỡng nó trong tâm hồn trẻ thơ là
nhiệm vụ của mỗi cô giáo mầm non. Thời gian tổ chức các hoạt động hàng
ngày cho trẻ có hạn, để tổ chức cho trẻ trò chơi dân gian đạt hiệu quả, mỗi cô
giáo mầm non cần quan tâm đến các biện pháp tổ chức, vận dụng tích họp trò
chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày
2. Ý kiến đề xuất
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi chơi các trò chơi dân gian đã được thực hiện trong lớp, trong
trường mầm non Nga Liên

19


Tôi xin kiến nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm

non, tạo thêm về cơ sở vật chất như: các loại sách báo hướng dẫn trò chơi dân
gian cho giáo viên mầm non được tham khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Nga Liên; Ngày 15 tháng 4 năm 2015
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết sáng kiến.

Phạm Thị Hậu.

20


21



×