A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nói và viết, không phải ai cũng sử dụng thành thạo vốn từ ngữ để
đạt được mục đích giao tiếp đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học. Ngữ pháp
tiếng Việt rất phong phú, đa dạng không phải ai học cũng hiểu.
Ngay từ khi lọt lòng, cha mẹ từng dạy cho con cái phải ăn nói lễ phép có
đầu, có đuôi (tức trong nhà trường gọi là câu có đủ thành phần).Vậy phải nói
thế nào cho vừa đúng cấu trúc ngữ pháp, vừa cho người nghe, người đọc hiểu rõ
ý của mình là cả một vấn đề mà mọi người chúng ta phải học tập. Việc này cần
phải được rèn luyện ngay từ khi mới bước vào bậc Tiểu học.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng.
Môn học này giúp học sinh biết đọc thông, viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một
cách chuẩn xác và có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Những kiến thức của môn Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận
với các môn học khác. Bên cạnh việc đọc thông, viết thạo, học tốt về câu, sử
dụng câu chính xác sẽ bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, có ý
thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì
vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, đặc biệt là dạy về câu luôn
được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng Tiếng
Việt, học sinh tiểu học còn mắc rất nhiều lỗi sai: Lỗi về dùng từ, lỗi thiếu thành
phần câu, lỗi dùng quan hệ từ chưa đúng khiến cho việc diễn đạt, suy nghĩ của
các em còn hạn chế, gây nhiều khó khăn trong hoạt động học tập, lao động hay
trong sinh hoạt đời sống.
Trước thực trạng đó, thông qua việc học tập và giảng dạy trong những
năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách hướng dẫn HS
lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp qua ®Ò tµi: “ Một số biện pháp
về nâng cao kỹ năng viết câu đúng cho học sinh lớp 5 ” nhằm tìm ra được
phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất cho quá trình
giảng dạy.
B. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
1
I. Cơ sở lí luận
Khi nói đến vấn đề ngữ pháp thuộc bất kì ngôn ngữ nào cũng luôn là vấn
đề hay và khó. Đặc biệt là ngữ pháp thuộc ngôn ngữ Tiếng Việt . Để học sinh
hiểu đúng và hiểu trúng các vấn đề về ngữ nghĩa của câu thì trước hết học sinh
phải hiểu được cấu trúc ngữ pháp của câu đang sắp diễn đạt (sắp nói hoặc viết ).
Thực ra đây là vấn đề khó không chỉ khó đối với học sinh mà còn đối với cả
giáo viên đang giảng dạy vấn đề này bởi cùng với sự phát triển của thời gian, hệ
thống ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển và biến đổi, kéo theo đó là sự biến
đổi về nhận thức và tư duy của người học. Chính điều này, đã thôi thúc mỗi
người giáo viên luôn luôn phải tự nghiên cứu bài dạy đặc biệt vấn đề cấu trúc
ngữ pháp của câu để tự đối chiếu so sánh với các câu mà các em sử dụng khi nói
hoặc viết.
Việc nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp là hết sức quan trọng. Nó
không chỉ giúp các em thể hiện đúng, đầy đủ và hay ý tưởng của mình. Nó còn
làm cho người đọc, người nghe hiểu được điều các em muốn thông báo. Nó còn
giúp cho suy nghĩ của trẻ ngày càng sâu sắc và có hệ thống.
Câu là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành kiến thức và thể hiện
kiến thức một cách có hệ thống cho học sinh. Chính vì vậy, việc giúp học sinh
nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp là một vấn đề hết sức quan trọng.
II. Thực trạng
Trong nhiều năm qua, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy ở khối 5, việc giúp
học sinh hiểu sâu sắc về câu, sử dụng câu thành thạo đúng ngữ pháp là một vấn
đề khó không chỉ đối với học sinh mà cả một bộ phận giáo viên nếu chưa dành
hết tâm huyết để nghiên cứu về đơn vị kiến thức thì khó có thể xây dựng được
bài dạy theo các bước và hình thức dạy học đạt hiệu quả nên về phía GV và HS
vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
a) Đối với giáo viên:
2
Trường Tiểu học Thị Trấn - nơi tôi đang công tác, phần lớn giáo viên
đều không ngừng tìm tòi nghiên cứu, tích cực học tập kinh nghiệm phương pháp
giảng dạy, nâng cao kiến thức để dạy sao cho học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng cấu
trúc cú pháp Tiếng Việt trong khi nói và viết của mình để quá trình giao tiếp đạt
hiệu quả cao. Trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn được Ban giám hiệu nhà
trường phân công dạy khối 4,5 được gần gũi với các đồng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm quý báu trong dạy học. Đặc biệt trong những tiết dạy LTVC cho học
sinh giáo viên mở rộng thêm kiến thức về từ, về câu cho học sinh . Chính vì vậy
học sinh tiếp thu bài nhanh và vận dụng vào làm bài tập tốt và yêu thích môn
học.
Câu và hiểu biết sâu sắc về câu không phải là một mảng kiến thức đơn
giản nếu như giáo viên chưa tìm hiểu kĩ lưỡng về nó. Chính vì vậy, một số giáo
viên còn lúng túng và ngại bởi việc vận dụng linh hoạt các hiểu biết về câu trong
mọi trường hợp không phải là điều dễ dàng.
- Khi lập kế hoạch bài dạy giáo viên chưa lồng phần chữa câu sai cho học
sinh và cách sửa.
- Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
điều này có ảnh hưởng không tốt đến cách học và khả năng tiếp thu bài của học
sinh.
- Một số ít giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu kiến thức
dạy cho học sinh chỉ lệ thuộc vào sách hướng dẫn vì thế cũng không gây hứng
thú học tập và chưa đạt hiệu quả cao trong tiết dạy.
b) Đối với học sinh :
Đa số học sinh ở trường Tiểu học Thị Trấn là con nhà cán bộ, các em đều
chăm ngoan và có ý thức học tập tốt, ăn nói lễ phép, tiếp thu bài nhanh và có
tính kiên trì trong học tập.
3
Bờn cnh nhng hc sinh cú ý thc hc tp tt vn cũn mt s em cha
hiu ht v trớ, tm quan trng, tỏc dng ca cõu nờn cha dnh thi gian thớch
ỏng u t cho cỏc kin thc ny.
- Hc sinh khi gp l lm luụn m cha c k yờu cu bi, cha cú
thúi quen phõn tớch cõu xỏc nh ch sai.
- a s hc sinh khi phõn tớch cõu cũn nhm nhm trng ng vi ch ng,
v ng, cõu vit thiu b phn ch ng hoc v ng, dựng cp quan h t cha
phự hp.
- Nhiu hc sinh khi hi n lớ thuyt thỡ tr li rt trụi chy,chớnh xỏc
nhng khi lm bi tp thc hnh thỡ lỳng tỳng v lm bi khụng t yờu cu.
iu ú th hin hc sinh nm kin thc mt cỏch mỏy múc, th ng v t ra
yờỳ kộm, thiu chc chn.
c) Kho sỏt kt qu.
Vi 29 hc sinh, kim tra kho sỏt v vit cõu ỳng c phõn loi c
th cỏc li nh sau:
Li
cõu thiu CN,VN
thiu c CN-VN
SL
%
17
58,6
Li v dựng t
SL
10
%
34,4
Li dựng QHT khụng
ỳng
SL
2
%
6,8
Xut phỏt t thc t trờn, khi ging dy cu trỳc v cõu, giỏo viờn khụng
nghiờn cu k bi dy a ra c cỏch dy khoa hc, phự hp vi i tng
hc sinh, hoc khụng lng cỏc li sai cỏc em thng mc phi trong quỏ trỡnh
dy thỡ cỏc em s khụng t nhn ra li sai v t ú s khụng t phõn bit c
nh th no l cõu sai, cõu ỳng. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu các tài liệu cng
vi s tham kho kinh nghim ca cỏc ng nghip v a ra c mt s bin
phỏp nhằm nâng cao kỹ năng viết câu đúng cho học sinh lớp 5 tạo nền tảng cho
các em học tốt tiếng việt ở các lớp trên và mnh dn trong khi giao tiếp .
III. Gii phỏp v t chc thc hin
4
Trong chương trình bậc Tiểu học, kiến thức về câu thường được bố trí rất
khiêm tốn, phần lớn là lồng ghép khi dạy nội dung các tiết ở các phân môn trong
bộ môn Tiếng Việt. Chính vì vậy khi giảng dạy về cấu trúc câu, giáo viên cần
nghiên cứu kĩ bài dạy, tham khảo tài liệu để đưa ra được cách dạy khoa học, phù
hợp với mọi đối tượng học sinh thì các em sẽ không phân tích chính xác các bộ
phận trong câu, chưa nhận biết các dạng lỗi trong câu sai , chưa biết sửa câu sai
thành câu đúng ngữ pháp. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh nhận biết và
sử dụng câu đúng ngữ pháp bằng các kiểu hình thức và kĩ năng khi học sinh học
về câu được rèn luyện thông qua lí thuyết và bài tập thực hành nhằm giúp học
sinh hiểu rõ thế nào là câu đúng, thế nào là câu sai và cách sửa câu sai thành câu
đúng.
1. Hướng dẫn học sinh phân tích chính xác bộ phận nòng cốt trong
câu
Đối với học sinh lớp 5, để phân tích câu đúng, học sinh cần hiểu được
nòng cốt câu chính là hai bộ phận chính : chủ ngữ - vị ngữ. Trong khi dạy học,
tôi cho học sinh nắm chắc về hai bộ phận chính của câu. Chủ ngữ nêu sự vật
nói đến trong câu; vị ngữ chỉ hoạt động hoặc trạng thái, tính chất, vị trí, để miêu
tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.
Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Có câu chỉ có một chủ
ngữ, một vị ngữ.
Ví dụ :
Em / đi học.
CN
VN
Nhưng cũng có thể do nhiều kết cấu chủ ngữ- vị ngữ hợp thành.
Ví dụ:
Tiếng trống trường/ vang lên,/ học sinh các lớp/ ùa ra sân như bầy ong vỡ
tổ.
CN
VN
CN
VN
Chủ ngữ và vị ngữ luôn có mối quan hệ gắn bó khăng khít, có chủ ngữ thì
phải có vị ngữ và ngược lại . Vì vậy cần xác định đúng ranh giới giữa chủ ngữ
và vị ngữ.
5
Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thể có thành phần phụ.
Những từ ngữ nêu ra chi tiết, ý cụ thể thêm cho sự vật được nêu ở danh từ trong
câu. Danh từ có thể có thành phần phụ trước hoặc sau thành phần phụ đứng
trước chỉ về số lượng, khối lượng, còn thành phần phụ đứng sau chỉ đặc điểm
riệng của danh từ.
Ví dụ :
29 học sinh lớp 5C (trong cụm danh từ này học sinh là danh từ trung tâm
còn 29 là thành phần phụ chỉ về số lượng, lớp 5C là thành phần phụ đứng sau
học sinh phân biệt với các học sinh của lớp khác).
Còn những từ ngữ nêu chi tiết, ý cụ thể thêm cho hành động, trạng thái,
tính chất của động từ và tính từ trong câu gọi là thành phần phụ của cụm động
từ và tính từ.
Ngoài hai thành phần chính, câu còn có một thành phần phụ thường đứng
ở đầu câu, bổ sung ý nghĩa về tình huống câu gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ có thể
chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, ….
Ví dụ:
Sáng nay, / em / làm bài tập Tiếng Việt.
TN
CN
VN
Để giúp học sinh nắm vững phần này, tôi thường cho các em nắm vững lí
thuyết sau đó vận dụng làm bài tập với các dạng sau:
Dạng 1: Yêu cầu chỉ ra các thành phần câu (chủ ngữ và vị ngữ)
a) An hát rất hay.
b) Học sinh khối 4,5 đang lao động.
c) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
Bước 1: HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm cá nhân
- 3 HS lên bảng
- Nhận xét bài làm sau đó ở dưới đổi vở chéo nhau kiểm tra kết quả.
* GV chốt bằng cách đặt các câu hỏi để HS khắc sâu:
- CN ở các câu trên do từ loại nào đảm nhiệm ?
- CN trả lời cho câu hỏi nào?
- VN ở các câu trên do từ loại nào đảm nhiệm?
-Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
-Em có nhận xét gì về vị trí của chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trên.
Về cấu trúc, tôi lưu ý cho HS thêm chủ ngữ có thể là từ, cụm từ hay kết cấu chủ
vị.
6
-Ở câu a, chủ ngữ là một từ : ( An)
- Ở câu b,c chủ ngữ là một cụm từ.( Học sinh khối 4,5 ; hình anh lúc nắng
chiều)
Vị trí của chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ nhưng do mục đích tu từ ,vị
ngữ có thể đảo lên trước chủ ngữ.( câu b)
Rất đẹp/ hình anh lúc nắng chiều.
VN
CN
Qua dạng bài trên, muốn xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu, tôi cho
học sinh hiểu:
Chủ ngữ, vị ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ -vị . Trong mối quan
hệ này, chủ ngữ nêu đối tượng thông báo còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông
báo về đối tượng ấy.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: “ai”, “cái gì”, “con gì”,..
Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: “làm gì”, “như thế nào”, “ra sao”…
Ngoài quan hệ ngữ pháp, tôi còn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về quan hệ
ý nghĩa giữa chủ ngữ, vị ngữ như:
+ Chủ ngữ gọi tên sự vật (người, vật, sự việc ) còn vị ngữ miêu tả hoạt
động của sự việc đó.Vì vậy cần xác định đúng ranh giới giữa chủ ngữ và vị
ngữ. Từ những vấn đề trên tôi giúp học sinh đi sâu vào từng trường hợp cụ
thể như sau:
Tôi đưa ra 2 ví dụ:
Ví dụ 1:
Em hãy xác định ranh giới chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
-Những chú chim họa mi đậu trên cành cây cất tiếng hót líu lo.
+ Một số học sinh cho rằng:
Những chú chim// họa mi đậu trên cành cây cất tiếng hót líu lo.
(1)
CN
VN
+ Một số khác cho rằng:
Những chú chim họa mi //đậu trên cành cây cất tiếng hót líu lo.
(2)
CN
VN
Từ hai ý kiến trên của học sinh, tôi đã hướng dẫn tìm ra cách xác định nào
là đúng. Trước hết, tôi yêu cầu học sinh dựa vào quan hệ giữa chủ ngữ, vị ngữ ta
thấy rằng: Nhũng chú chim có thành phần phụ kèm theo là đậu trên cành câycụ
thể hóa ý nghĩa cho danh từ trung tâm, cụm từ “đậu trên cành cây” trả lời cho
câu hỏi : “ những chú chim họa mi nào?” như vậy cách làm (2) là đúng.
7
Ví dụ 2
Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
Lần này vẫn có hai trường hợp mà học sinh đưa ra:
-“Những con voi //về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.” (1)
CN
VN
- “Những con voi về đích trước tiên// huơ vòi chào khán giả.” (2)
CN
VN
Từ cách hiểu của học sinh như trên, tôi phải tiếp tục hướng dẫn cho học
sinh dựa vào đặc trưng về cấu tạo của cụm danh từ. Ta nhận thấy tổ hợp những
con voi bao giờ cũng phải có thành phần phụ kèm theo sau nhằm hạn định, cụ
thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm (ở đây “con voi” là danh từ trung tâm )
còn cụm từ: “về đích trước tiên” trả lời cho câu hỏi: những con voi nào? có như
thế ta được cụm từ hoàn chỉnh, cụ thể hoá (Những con voi về đích trước tiên)
chứ không phải ( những con voi về đích cuối cùng hay về thứ hai, thứ ba nào
đó), cả cụm danh từ đó mới đảm nhiệm chức năng làm bộ phận chủ ngữ của câu.
Như vậy, cách làm (2) mới đúng.
Trong quá trình phân tích và tìm hiểu các ví dụ trên, tôi nhận thấy rằng
phần đông học sinh đã nhầm thành phần phụ đứng sau của các cụm danh từ trên
là vị ngữ của câu. Bởi vì các em nhận thấy: Về hình thức và nội dung thì “về
đích trước tiên “ có nhiều nét tương đồng với vị ngữ của câu. Vì vị ngữ đứng sau
danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ cũng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, cũng chỉ
hoạt động hoặc đặc điểm, trạng thái,…của sự vật nêu lên trong danh từ làm chủ
ngữ.
Từ những thực trạng phổ biến của học sinh như vậy, tôi đã phân tích rõ
hơn để học sinh nắm được:
Tuy thoạt nhìn giữa bộ phận phụ đứng sau” và vị ngữ có những nét
giống nhau như vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về cấp bậc, về chức năng
và tác dụng là thành tố phụ của danh từ trung tâm thuộc bậc cụm từ (có thể
khuyết – tuy nhiên ở một số trường hợp nếu không có thành phần phụ câu văn
sẽ thiếu thông tin) còn vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu (là
thành phần không thể thiếu trong câu ).
Thành phần phụ trong cụm danh từ còn có nhiệm vụ hạn định, cụ thể
hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm còn vị ngữ nêu nội dung thông báo do chủ
ngữ biểu thị.
Vì vậy, trong ví dụ trên “về đích trước tiên” chỉ là thành phần phụ đứng
sau cụm danh từ và chính cả cụm danh từ đó mới được coi là chủ ngữ của câu.
8
Với cách giảng dạy cặn kẽ như trên nên học sinh rất dễ hiểu bài, hiểu một
cách thấu đáo về cách phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu, kết quả học tập của
học sinh tiến bộ rõ rệt.
Sau khi học sinh nắm vững lý thuyết và cách làm tôi cho học sinh làm thêm các
dạng bài tập sau để học sinh khắc sâu kiến thức và các bước làm.
Dạng 2: Kết hợp, thêm các thành phần câu hoặc quan hệ từ để tạo thành
câu
Dạng bài tập này yêu cầu các em kết hợp các thành phần câu ,thêm các thành
phần câu để tạo câu.
Để làm được các dạng bài tập này, các em phải xác lập được sự phù hợp về
nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ; giữa trạng ngữ và vế câu; giữa các thành phần
phụ với danh từ , động từ , tính từ.
Chẳng hạn đề bài yêu cầu ghép từng bộ phận chủ ngữ ở bên trái với bộ phận
vị ngữ ở bên phải để tạo thành câu; ghép từng trạng ngữ ở bên trái với vế câu
thích hợp bên phải.
Các ví dụ nhiều đáp án sẽ tạo ra độ khó và thú vị của các bài tập dạng này.
Ví dụ 1:
Cho vế câu thứ nhất “ trời mưa”, tìm các cặp từ hô ứng và vế câu thứ hai để
tạo thành các câu ghép khác nhau.
Trước hết tôi yêu cầu học sinh nhớ lại phần lý thuyết vế cặp từ hô ứng sau
đó học sinh đặt câu theo yêu cầu bài tập.
- Với dạng bài tập này cho học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh trình bày bài làm (Khuyến khích học sinh đặt các câu khác nhau)
- Trời càng mưa, nước ở sông càng lên cao.
- Trời mưa bao nhiêu, lúa bị ngập bấy nhiêu.
- Trời mới mưa, đường đã ngập đầy nước.
Đối với dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý cho học sinh hiểu cần nắm chắc
được ý nghĩa của cặp từ hô ứng , sau đó tìm vế câu đúng nghĩa với cặp từ này.
Ví dụ 2: Thêm trạng ngữ để mở rộng nòng cốt câu sau:
Mặt trời mọc.
*Đối với dạng bài tập này tôi hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
Bước 1: Xác định thành phần chính chủ ngữ , vị ngữ.
Bước 2: Thêm các thành phần phụ đứng trước hoặc sau chủ ngữ ,vị ngữ.
Với dạng bài tập này khó hơn đối với dạng bài thứ nhất tôi cho HS thảo luận
nhóm để nhiều học sinh được trình bày bài làm của mình trong nhóm.
- Cho HS nêu yêu cầu đề bài.
9
-
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày .
Nhận xét.
GV chốt : Cho một học sinh nêu lại cách làm
Bước 1: Xác định thành phần câu ( chủ ngữ -vị ngữ)
Mặt trời / mọc.
CN
VN
- Bước 2: HS thêm các thành phần phụ cho câu
- Bước 3: Kiểm tra lại các thành phần câu.
Từ phía chân trời, /mặt trời buổi sớm / đang từ từ mọc lên.
TN
CN
VN
*Khác với dạng bài thứ nhất ở dạng bài tập này mức độ khó hơn học sinh khá,
giỏi có thể tiếp cận nhanh nhưng đối với học sinh đại trà tôi đã yêu cầu học sinh
làm thêm nhiều dạng bài này để khắc sâu các bước, chấm chữa tay đôi với học
sinh .
Dạng 3: Đặt câu với từ, cụm từ giữ chức vụ ngữ pháp đã cho.
Những bài tập yêu cầu đặt câu với từ , cụm từ là những bài tập mở , có
nhiều đáp án thường trong đề người ta thêm yêu cầu quy định chức vụ ngữ pháp
của từ , cụm từ để đặt câu.
Ví dụ : Đặt ba câu với yêu cầu
a) Một câu có cụm từ” năm nay” là bộ phận trạng ngữ;
b) Một câu có cụm từ “ năm nay” là bộ phận chủ ngữ;
c) Một câu có cụm từ “ là năm nay” là bộ phận vị ngữ.
*Đối với dạng bài tập này tôi hướng dẫn như sau:
- HS nêu yêu cầu:
- HS làm bài cá nhân
- 1 HS làm phiếu lớn
- HS nêu kết quả
- Dán bài làm phiếu lớn trên bảng cho hS nêu lại cách làm .HS nhận xét.
- Sau đó GV có thể dán một bài đã làm mẫu cho HS quan sát lại cách trình
bày .
- Câu có cụm từ “năm nay” là thành phần trạng ngữ:
Năm nay , em sẽ cố gắng học giỏi.
- Câu có cụm từ “ năm nay” là thành phần chủ ngữ:
Năm nay là năm Ất Mùi.
- Câu có cụm từ “là năm nay” là thành phần vị ngữ:
10
Năm vui nhất là năm nay.
GV lưu ý thêm về cách trình bày của học sinh kết thúc câu cần ghi dấu
chấm nếu trong câu đã đặt mà chưa có dấu chấm thì chưa phải là câu đúng ngữ
pháp.
Mặt khác khi học sinh đã làm thành thạo các dạng bài tập trên nhiều học
sinh có thể tự ra đề và làm sau đó đổi vở chéo kiểm tra bài làm của nhau.
Với cách làm trên việc nhận biết câu đúng ngữ pháp là một bài tập khó
đối với học sinh tiểu học nhưng với cách dạy trên tôi đã đúc rút qua nhiều năm
trực tiếp dạy lớp 5 tôi thấy kỹ năng nhận biết về câu đúng của các em được năng
lên rõ và các em thấy phấn khởi và yêu thích môn học.Bên cạnh việc giúp học
sinh nhận biết câu đúng tôi còn cho các em nhận ra câu sai do những nguyên
nhân gì, các lỗi nào thường gặp trong câu sai và cách sửa từng loại lỗi mắc phải.
2. Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai
Câu sai là câu có cấu trúc cú pháp không phù hợp với quy tắc cấu tạo câu
của Tiếng Việt hoặc nội dung câu chưa hợp lí về mặt lô gíc và ngữ nghĩa.Trong
quá trình dạy học, tôi nhận thấy lỗi các em gặp phải khi viết câu khá phức tạp và
đa dạng. Ở đây, tôi chỉ giới thiệu một số lỗi phổ biến mà các em thường mắc
phải, cần chú trọng khắc phục ngay.
2.1.Lỗi về dùng từ
Loại lỗi này khá phổ biến do nhiều nguyên nhân thực tế trong quá trình nói ,
viết, đặt câu các em còn hiểu sai nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từng thành tố
cấu thành từ Hán-Việt.
Ví dụ 1 :
Chúng tôi xin thông phong.
*Với dạng bài tập này tôi cũng hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước
sau:
-Bước 1: Yêu cầu HS chỉ ra từ dùng sai (thông phong)
-Bước 2: HS sửa lại từ . (xung phong)
-Bước 3: HS viết lại :Chúng tôi xin xung phong.
Ví dụ 2 :
Vườn nhà em có nhiều cây lá xanh xao.
Tương tự các bước làm trên yêu cầu HS trình bày từ dùng sai.
Từ sai từ xanh xao (Chỉ đi với danh từ chỉ người)
Cách sửa:
Vườn nhà em có nhiều cây lá tươi tốt.
11
Đặc biệt phổ biến hơn cả là loại lỗi về câu, tức là loại câu xây dựng không
đúng quy tắc. Người giáo viên ngoài việc dạy cho học sinh viết đúng ngữ pháp
còn phải giúp các em biết phát hiện và chữa câu sai. Việc tránh câu sai, sữa chữa
câu sai góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ngày càng chuẩn mực, đủ
sức thể hiện những tư tưởng khoa học của loài người ngày càng phát triển.
2.2. Lỗi thiếu thành phần câu
a) Câu thiếu chủ ngữ
Câu thiếu chủ ngữ xuất hiện nhiều các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả
những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy các em viết câu
không có thành phần chủ ngữ. Đây là loại phổ biến, thường gặp nhất. Loại lỗi
này chiếm 60% trong những loại lỗi về câu.
Ví dụ:
Qua truyện “ Hươu và Rùa”cho ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất
đẹp.
Câu trên do quan hệ từ mở đầu nên mới chỉ có trạng ngữ mà người viết
nhầm tưởng là chủ ngữ. Phần đi sau là vị ngữ.
Có thể biểu thị qua sơ đồ sau:
Tr( qua…)
? // cho ta thấy..
Cách sửa:
+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ quan hệ từ:
Truyện “ Hươu và Rùa”cho ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
+ Thêm chủ ngữ từ ngoài vào:
Qua truyện“ Hươu và Rùa”, người xưa cho ta thấy tình bạn giữa Hươu và
Rùa rất đẹp.
+ Vẫn giữ quan hệ từ nhưng bỏ động từ cho ở bộ phận vị ngữ:
Qua truyện “ Hươu và Rùa”, ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
b)Câu thiếu vị ngữ
- Câu thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có một ngữ danh từ.
Học sinh đã nhầm tưởngcâu trên đã có giá trị thông báo, trong khi đó nó
mới chỉ nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo.
Ví dụ 1 :Đôi mắt hiền hậu với đôi lông mày cong cong.
Dạng bài tập này tôi hương dẫn học sinh theo các cách như sau:
+ Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu.
Đôi mắt hiền hậu với đôi lông mày cong cong/trông rất đẹp.
Cách 2: Chuyển thành phần phụ đứng sau danh từ thành vị ngữ.
12
Đôi mắt cô thật hiền hậu dưới đôi lông mày cong cong.
Ví dụ 1: Mùa hè, những tán lá xanh um.
Cách chữa.
+ Thêm vị ngữ từ ngoài vào.
Mùa hè, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
C) Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Những câu thiếu cả hai thành phần chính thường là những câu chỉ có bộ
phận trạng ngữ .Trong trường hợp này, câu mới chỉ có kết cấu giới từ hoặc cụm
danh từ chỉ thời gian, vị trí, địa điểm, phương tiện, … Thông thường, trong
Tiếng Việt, các tổ hợp này thường đóng vai trò trạng ngữ, không thể gánh chức
năng cấu trúc cơ bản của câu. Bởi vậy câu vẫn chưa xác lập được cấu trúc cơ
bản.
Ví dụ : Khi mùa hè đến
Câu trên chỉ có một trạng ngữ nên còn thiếu nòng cốt câu.
Cách chữa:
+ Cách 1: Bỏ quan hệ từ “khi” . Câu mới sẽ là: Mùa hè đến.
+ Cách 2: Thêm chủ ngữ, vị ngữ để tạo câu mới.
Khi mùa hè đến , ve kêu râm ran suốt cả ngày.
d) Câu dùng quan hệ từ không đúng.
-Trong trường hợp này dùng cặp quan hệ từ không phù hợp với nội dung
trong từng vế câu.
Ví dụ :
a) Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học.
b) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.
Cho HS nêu lại ý nghĩa của cặp quan hệ từ tuy- nhưng ; vì –nên sau đó học
sinh sửa lại.
Câu a.
- Cách 1 : Thay cặp từ chỉ quan hệ
Vì Minh đau chân nên bạn phải nghỉ học.
-Cách 2: ( Thay từ phải bằng từ không, sửa lại nội dung)
Tuy Minh đau chân nhưng bạn không nghỉ học.
Câu b.
- Cách 1: ( Thay cặp từ chỉ quan hệ)
Tuy sóng to nhưng thuyền không bị đắm.
- Cách 2: ( bớt từ không, thay đổi nội dung)
Vì sóng to nên thuyền bị đắm.
đ) Câu dùng các từ ngữ kết hợp chưa hợp lí
13
Khi học sinh viết câu, đôi khi các em chọn từ chưa hợp lí khiến cho các
thành phần trong câu không thể kết hợp được với nhau. Ở dạng này, lỗi phổ biến
nhất của các em là dùng các danh từ có nghĩa khái quát kết hợp với động từ
mang nghĩa cụ thể làm cho câu văn bị sai.
Ví dụ:
a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
c) Mẹ cháu đi chợ búa.
Trước hết tôi yêu cầu HS chỉ ra từ dùng sai , sau đó nêu cách giải thích và
sửa.
- Từ dùng sai: cơm nước, ruộng nương, chợ búa.
- Các từ này đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với các động từ
mang nghĩa cụ thể ở trước.
- Cách sửa tốt nhất là lược bỏ chữ cuối trong từng câu.
a) Bạn Vân đang nấu cơm.
b) Bác nông dân đang cày ruộng.
c) Mẹ cháu đi chợ.
2.3. Câu thừa thành phần:
Là loại lỗi do câu thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết.
Nguyên nhân của loại lỗi nàydo các em viết như nói nên câu không rành
mạch.
Ví dụ : Câu chuyện ấy tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng
nhân hậu .
Học sinh đã viết thừa từ “tác giả” hoặc cụm từ “ câu chuyện ấy”.
- Nguyên nhân: Học sinh nghĩ sao viết vậy ( Viết như nói ).Nhưng như vậy
câu văn sẽ trở nên sai vì thừa thành phần.Cả hai thành phần cùng có thể làm chủ
ngữ của vị ngữ “khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu” nhưng lại không
tương hợp với nhau về nghĩa.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Bỏ từ “tác giả”
Câu chuyện ấy muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu .
+ Cách 2: Bỏ cụm danh từ” câu chuyện ấy”
Tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu .
+Cách 3: Biến “câu chuyện ấy” thành trạng ngữ bằng cách thêm từ “ qua”:
Qua câu chuyện ấy tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân
hậu .
14
2.4. Câu không phân định rõ thành phần:
- Đây là những câu về cấu tạo, chúng ta khó xác định được các bộ phận câu
kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó rất khó xác định được các
thành phần câu.Về ý nghĩa, mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu cũng
không rõ ràng chính xác.
- Nguyên nhân của loại lỗi này là các em nhớ từ nào, cụm từ nào là viết
ngay vào bài, không tìm cách tổ chức sắp xếp, liên kết các từ, các cụm từ một
cách hợp lý để diễn đạt một cách rõ ràng nội dung mà mình cần diễn đạt.
Ví dụ : Cây bàng hàng ngày em thường ngồi ôn bài.
+ Câu trên sai do học sinh sắp xếp các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ không hợp lý. Điều này làm cho câu khó hiểu, vô nghĩa và không rõ các
thành phần ngữ pháp.
+ Nguyên nhân do học sinh nắm không vững trật tự các thành phần trong
câu.
+Cách chữa: Sắp xếp lại các thành phần.
Hàng ngày, em thường ngồi ôn bài dưới gốc cây bàng này.
Từ thực trạng trên có thể gặp một số câu sai như trên tôi đã hướng dẫn học
sinh tìm ra lỗi của câu sai và sửa câu sai thành câu đúng .
3. Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng
Việc giúp học sinh sửa câu sai thành câu đúng là một dạng bài tập khó
chính vì vậy từ những nguyên nhân cơ bản trên, tôi nhận thấy rằng phương pháp
khi đi vào chữa câu sai gồm ba bước:
Bước1: Phát hiện
Dựa vào sự nhạy cảm , dựa vào tri thức về câu đúng đã được trang bị để
nhìn thấy câu của học sinh sai ở chỗ nào.
Bước 2: Phân tích câu để xác định chỗ sai.
Thiếu chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, hay sai cặp quan hệ từ…
Bước 3: Gạt bỏ hoặc bổ sung.
Gạt bỏ chỗ thừa, bổ sung chỗ thiếu bằng cách đưa một số thành phần từ
Ví dụ 1:
Rất nhiều cố gắng trong học kỳ II, bạn Hoàng đã tiến bộ vượt bậc.
Bước 1: Phát hiện dùng sai trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( Rất nhiều cố
gắng).
Bước 2: phân tích câu
Rất nhiều cố gắng trong học kỳ II, bạn Hoàng/ đã tiến bộ vượt bậc.
Sai trạng ngữ chỉ nguyên nhân
CN
VN
15
Bước 3: Sửa lại
Với rất nhiều cố gắng trong học kỳ II, bạn Hoàng/ đã tiến bộ vượt bậc.
TN
CN
VN
Ví d ụ 2 :
Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả
Bước 1: phát hiện ( Câu thiếu vế)
Bước 2: Phân tích câu sai vì mới chỉ có 1 vế câu và một quan hệ từ )
Bước 3 : Bổ sung(Thêm một vế câu và 1 quan hệ từ)
Câu được sửa lại là: Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả
nhưng mẹ em trồng được rất nhiều loại rau xanh.
Ví dụ 3: Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Bước 1: Phát hiện câu thiếu thành phần.
Bước 2: Phân tích
Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
TN
Bước 3: Bổ sung chủ ngữ, vị ngữ hoặc bỏ tư “khi”
Cách sửa:
Cách 1:
+ Bỏ từ khi
Những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Cách 2
+ Thêm chủ ngữ, vị ngữ để tạo câu mới.
Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non, cây cối trong vườn
lại thêm sức sống mới.
4. Hướng dẫn học sinh kĩ năng rèn luyện viết câu văn đúng và hay
Đối với học sinh Tiểu học để rèn cho học sinh có kĩ năng viết văn tốt, sau
khi cho các em phân biệt chính xác về các bộ phận trong câu, biết các dạng lỗi
về câu, tôi lại rèn cho các em cách viết câu thành thạo bằng cách rút gọn và mở
rộng câu.
Dạng 1: Rút gọn để tìm nòng cốt câu
Tìm bộ phận cốt lõi trong câu. Tìm động từ hoặc tính từ trung tâm làm vị
ngữ của câu . Từ đó chỉ ra được lỗi và cách sửa câu đang xem xét.
Để giúp các em nắm vững bộ phận làm nòng cốt trong câu, tôi thường
cho các em làm một số bài tập về các dạng sau:
Ví dụ: Rút gọn để tìm nòng cốt trong câu sau:
16
Học sinh lớp 5A học Tiếng việt.
Từ ví dụ trên, tôi hướng dẫn các em phân tích: Học sinh lớp 5A là cụm
danh từ trong đó học sinh là danh từ trung tâm , lớp 5A là thành phần phụ chỉ
đặc điểm riêng của danh từ học sinh phân biệt với các học sinh lớp khác.
Trong câu có một động từ trung tâm duy nhất là từ “h ọc”, còn lại đều là bộ phận
phụ bổ nghĩa cho động từ “h ọc” Vậy nòng cốt câu trên sẽ là:
H ọc sinh // h ọc
CN
VN
Dạng 2: Mở rộng nòng cốt câu
Sau khi hướng dẫn học sinh rút gọn để được nòng cốt câu, tôi lại cho các
em phân tích ngược lại để mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm thành phần phụ
cho câu văn.
Ví dụ: Mở rộng nòng cốt câu sau: Gió thổi, Lá rụng,
-Yêu cầu học sinh xác định chủ ngữ ,vị ngữ
- Thêm vào các thành phần phụ để mở rộng nòng cốt câu.
Ngoài trời , gió lạnh thổi ào ào.
Mùa thu, lá khô rụng đầy vườn.
Qua các bài tập thực hành mở rộng nòng cốt câu và rút gọn câu như trên,
các em đã nắm được một cách vững vàng cách viết câu. Khi đọc, các em có thể
biết đó là câu đúng hay câu sai. Câu sai ở điểm nào, cách sửa ra sao. Từ đó kĩ
năng nói và viết câu của các em có tiến bộ rõ rệt và các em tích cực trong học
tập.
Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em
làm bài có thể tốt nhưng sẽ càng tốt hơn nữa nếu các em biết cách trình bày
đúng, sạch, đẹp.
5.Quan tâm rèn luyện nói đúng ngữ pháp cho học sinh mọi lúc, mọi
nơi.
Để giúp học sinh nói đúng ngữ pháp giáo viên không chỉ hướng dẫn cho
các em trong phân môn Tiếng Việt mà cần luôn theo dõi uốn nắn cho các em
trong cả các tiết học khác như trả lời câu hỏi phải nói đủ câu, đủ ý hoặc kể cả
trong giờ sinh hoạt ngoại khóa, trong giờ chơi, …Bởi vì những lúc chơi là lúc
các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất giáo viên cần chú ý quan sát để
phát hiện những lỗi sai cho các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học
sinh thói quen nói đúng ngữ pháp dù bất cứ nơi nào.
17
6. Kt hp vi ph huynh rốn luyn cho hc sinh vit v núi ỳng ng
phỏp.
Giỏo viờn cú th phi hp vi ph huynh ch ra cỏc li m cỏc em thng
mc phi nờu ra cỏch sa cỏc li sai ph huynh nm bt c, t ú to iu
kin thun li ph huynh hng dn con em khi nh.Ngoi ra cn nhc nh
ph huynh thng xuyờn chỳ ý li núi, din t ỳng cỏc em hc tp.Ph
huynh cn sỏt sao vi con em khụng ch v kin thc m cũn c cỏch trỡnh by
bi.
Trong quỏ trỡnh nghiờn cu, th nghim v tớch cc tỡm tũi phng phỏp
cho hc sinh nhn bit v s dng cõu ỳng, tri qua mt thi kỡ ụn tp cựng
thi gian ỏp dng phng phỏp nghiờn cu, tụi ó tin hnh kho sỏt xem s
chuyn bin ca hc sinh sau khi cỏc em c hc theo phng phỏp tụi dy.
bi kho sỏt
1. Tìm từ dùng sai trong từng câu dới đây và sửa lại cho đúng.
a) Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
b) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.
2. Cú th vit cỏc cõu nh di õy c khụng? Vỡ sao?
a) Ngy mai lp ta i lao ng trng cõy ci .
b) Bỏc nụng dõn ang cy rung nng.
c) Em bộ ang tp núi nng.
3. Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ , vị ngữ trong mỗi câu sau:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có
khúc ngoằn ngoèo, có khúc trờn dài.
b) Rải rác khắp thung lũng , tiếng gà gáy râm ran.
4. Chữa lại mỗi câu sai dới đây bằng 2 cách khác nhau.
a)Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.
b) Tuy Minh đau chân nhng bạn nhng bản phải nghỉ học.
5. Mở rộng nòng cốt câu sau đây: Bin p.
* Qua các dạng bài tập trên sau mỗi dạng bài học sinh đã nắm vững các
bớc làm giáo viên có thể cho học sinh tự ra bài tập theo các dạng bài . Sau khi
học sinh làm xong các em có thể kiểm tra kết quả bằng cách đổi chéo vở chữa
bài và cho học sinh nêu lại cách làm từng dạng bài nói trên. Đặc biệt khi làm văn
học sinh viết câu và diễn đạt ý trôi chảy, mạch lạc. Khi trả lời các câu hỏi nói đủ
ý và trong khi giao tiếp tự tin và mạnh dạn hơn. T ú gúp phn quan trng vo
vic hỡnh thnh nhng phm cht o c tt: tớnh cn thn, tớnh k lut, khiu
thm m.
Qua quỏ trỡnh kho sỏt, kt qu thu c nh sau: (lp cú 29 em)
Li cõu thiu c CN-VN
Li v dựng t.
Li dựng QHT khụng
Hoc nhm TN l cm
ỳng
18
chủ vị.
SL
3
%
10,3
SL
2
%
6,8
SL
/
%
/
Với kết quả khảo sát này cho thấy rõ các em đã có tiến bộ vượt bậc so với
lúc chưa áp dụng đề tài. Điều này chứng tỏ phương pháp giúp học sinh nhận biết
và sử dụng câu đúng rất quan trọng. Nó góp phần quyết định rất nhiều đến kết
quả học tập của học sinh. Học sinh phân tích chủ ngữ, vị ngữ một cách chính
xác nhất mà không hề bị nhầm lẫn với các bộ phận phụ khác trong câu. Đặc biệt
trong khi làm các bài tập về xác định các thành phần câu học sinh không bị
nhầm lẫn động từ với thành phần phụ trong cụm danh từ. Các em có thể vận
dụng kiến thức đã học về câu để viết những câu văn đúng về mặt nội dung, hoàn
chỉnh về mặt ngữ pháp. Học sinh tích cực học tập, học một cách tự giác, làm bài
nhanh, trình bày bài sạch, đẹp tiết kiệm được thời gian cho cả học sinh và giáo
viên và các em yêu thích môn Tiếng Việt. Khi học sinh đã nắm chắc kiến thức
về câu trong khi trả lời câu hỏi của các môn học khác các em nói đủ câu, đủ ý,
trong giao tiếp các em tự tin, mạnh dạn hơn. Sáng kiến này có thể vận dụng một
cách linh hoạt. Tuy nó không thay thế hoàn toàn những phương pháp cũ để tìm
hiểu về câu nhưng nó sẽ là một điểm tựa quan trọng để học sinh có thể nắm
vững các kiến thức về câu một cách dễ dàng, sâu sắc, đạt hiệu quả cao.Tuy
nhiên, tùy theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt
các giải pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy. Lớp
5 là lớp cuối cấp của bậc Tiểu học nếu học tốt kiến thức về câu đúng ngữ pháp
sẽ là nền tảng để các em học tốt ở các lớp trên.
C. KẾT LUẬN
Từ xưa, môn văn nói chung và môn Tiếng việt nói riêng luôn là môn học
hay và khó. Để thấy được cái hay, cái thú vị từ cái khó ấy mỗi người kể cả giáo
19
viên và học sinh đều phải tạo ra niềm say mê thật sự, dồn tâm huyết cho nó thì
khi nghiên cứu mới nảy sinh ra nhiều điều hay và bổ ích kể cả về mặt phương
pháp cũng như kiến thức của bài học. Cần tham khảo tài liệu để nắm chắc kiến
thức.
- Tìm ra phuơng pháp tổ chức cho phù hợp với từng dạng bài tập.
- Gợi ý cho học sinh hướng giải quyết các dạng bài khác nhau. Học sinh
cần nắm được các bước tiến hành làm một bài tập.
- Lưu ý cho học sinh cách trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Rèn chữ viết
đúng, đẹp cho các em.
-Với phương pháp tổ chức này, học sinh nắm kiến thức một cách có cơ sở,
sâu sắc và vững chắc, hình thành ở các em thói quen đọc bài, xác định yêu cầu
của đề bài; Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ, đặt câu hợp
lí, biết sử dụng câu đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh. Ngoài ra các em có thêm
thói quen kiểm tra, soát lại bài làm của mình.
- Góp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với
môn Tiếng Việt nói riêng và vận dụng trong các môn học khác, trong cuộc sống
nói chung.
Xuất phát từ kinh nghiệm bản thân khi nghiên cứu bài dạy tôi xin đưa ra
giải pháp mà tôi đã đúc kết được trong thực tế giảng dạy và đã mang lại hiệu quả
thiết thực. Hi vọng rằng với chút ít kinh nghiệm này ít nhiều sẽ góp phần vào
quá trính giảng dạy và học tập của đồng nghiệp và của học sinh hoặc đó sẽ là cơ
hội để các đồng nghiệp khác góp ý cho kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện
hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
Không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Mai Thị Thảo
20