Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN THCS: Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học chạy ngắn ở trường THCS Nga Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.33 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay xã hội không ngừng phát triển và đổi mới, đòi
hỏi con người trong xã hội cũng không ngừng tìm tòi nghiên cứu đưa ra những
khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho con người. Cùng với sự phát triển
đó thì giáo dục con người phát triển toàn diện là mục tiêu hàng đầu. Dưới sự
quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp các ngành, môn Thể dục ngày nay đã
được chú trọng và quan tâm đúng mức trong hầu hết các trường học đặc biệt là
THCS là nền móng cơ bản để các em học tập và phát huy khả năng phát triển
toàn diện của bản thân, để có sức khỏe tốt tham gia vào học tập lao động sản
xuất.
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định : "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu : "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối
tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
của học sinh". Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu
cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên
lớp và nâng cao sức đề kháng.
Năm học 2014 - 2015 là năm học thứ mười ba thực hiện giảng dạy
chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào
tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích


cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với
xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên
THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều
khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các
kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua
sự dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu
thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ
thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm
hiểu và nghiên cứu đưa đề tài này áp dụng trong năm học. “Phát huy tính tích

1


cực của học sinh lớp 9 trong dạy học chạy ngắn ở trường THCS Nga Thái” nơi
tôi đang công tác.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Dạy học thể dục được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển
toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu
nước”. Với tư cách là một trong những bộ phận giáo dục toàn diện, dạy thể dục
trong nhà trường THCS có một ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục
khác như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động.
Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm .
Trong phương pháp tổ chức, người học, đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng
thời là chủ thể của hoạt động “học”, được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điêu mà

mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những trí thức đã được
giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người
học trược tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo
cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được
phương pháp “làm ra” kiến thức kỹ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu
sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này, giáo
viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Nội
dung và phương pháp dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và
tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng, thực hiện thầy
chủ đạo, trò chủ động. “Hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn
ào hiệu quả”.
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học
sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu
dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin,
khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển nhự vũ bão, thì không thể nhồi nhét
vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho trẻ
phương pháp học ngay từ cấp Tiểu học và càng lên cấp học cao hơn càng phải
chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì
sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh
mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học
tập thụ động sang tự học chủ động.
Chương trình thể dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhằm bước
đầu giúp học sinh ý thức được việc rèn luyện thể dục thể thao có ảnh hưởng
như thế nào đối với học sinh THCS, cũng như về biên soạn và phân bổ thời
gian để học sinh luyện tập rèn luyện các tư thế cơ bản, các bài tập thể dục rèn
2



luyện chung, nhằm một mục đích chung đó là khích lệ tinh thần học tập, tinh
thần đoàn kết, hoạt động tập thể và nâng cao tính tích cực, tự giác và kỷ luật
cho học sinh vấn đề này cần phải đòi hỏi học sinh phải nỗ lực rất nhiều và phụ
thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy cho học sinh như thề nào cho phù
hợp với từng đối tượng, từng khu vực nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh.
Trong các phương pháp giáo dục thể dục thể thao thì sử dụng rộng rãi
nhiều phương pháp. Trong đó làm mẫu kết hợp với phân tích là phương pháp
giảng dạy đặc thù của bộ môn thể dục. Nhiều kỹ thuật động tác đòi hỏi giáo
viên phải làm mẫu chuẩn, làm mẫu nhiều lần xen kẽ với quá trình giảng dạy kỹ
thuật cho học sinh luyện tập đồng thời còn phải kết hợp với phương pháp trò
chơi tạo cho giờ học sôi động “chơi mà học, học mà chơi”.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh,
cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp luyện
tập cho phù hợp. Học sinh THCS bắt đầu và đang bước vào thời kỳ dậy thì nên
cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tố chất thể lực
cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này TDTT, dinh
dưỡng có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc phát triển toàn diện cơ thể. Đối
với giáo viên bộ môn cần tìm hiểu và học tập những phương pháp luyện tập
tiên tiến để áp dụng trong giờ dạy. Đặc biệt dạy “chạy ngắn” là nội dung luyện
tập với cường độ cao đòi hỏi người học phải vận động nhiều, làm học sinh
nhanh mệt mỏi các nhóm cơ đôi lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết
để phát triển sức nhanh.
Nhà trường ở một vị trí xa trung tậm văn hóa của huyện, hầu hết các em
tiếp cận TDTT muộn hơn đối với những trường bạn, trong khi đó là xã ven biển
dân số đông đa số theo đạo thiên chúa giáo, điều kiên kinh tế khó khăn nên
thường không mấy khi tổ chức được các hội thi TDTT nào trong năm, mà học
sinh chỉ được học trong trường thông qua các giờ học thể dục.Vì vậy các em

chưa có động cơ học tập cũng như chưa hiểu được hết tác dụng của TDTT có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của cơ thể như thế nào? Từ thực tế
trong giờ dạy môn học thể dục đối với học sinh các em ngại vận động, tập
luyện theo hình thức có vì chạy cho hết quãng đường, chay không thẳng đường,
chạy bằng cả bàn chân, trong lúc đang chạy tay giữ áo, đánh tai sáng hai bên
làm ảnh hưởng đến tốc độ, thành tích giảm nhiều.
Qua thực tế thì nhìn lại mọi vấn đề mới hiểu được, việc dạy và học còn
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, xã hội thay đổi nhiều trò chơi nảy sinh cuốn hút
các em, dẫn tới nhiều học sinh ngại vận động măt khác điều kiện sân tập nắng
nóng bóng cây không có, đồ dùng học tập ít kém chất lượng, trang phục của
học sinh không đảm bảo, quần áo chật, giầy không có ảnh hưởng đến học tập.
Cho nên là một giáo viên dạy bộ môn thể dục mới được điều động về trường
đầu năm học, nhận thức thấy được điều đó, với kết quả học tập của học sinh
năm học trước của bộ môn, bản thân tôi luôn luôn cố gắng giảng giải phân tích
3


các kiến thức cơ bản để các em hiểu được tác dụng của TDTT, đối với sự phát
triển toàn diện của con người, tổ chức hướng dẫn cách tập luyện cho học sinh
thông qua những tiết dạy trên lớp, những buổi tập ngoài giờ, hướng dẫn học
sinh nắm được luật tất cả các môn thể thao, để học sinh có thể áp dụng luật vào
kiểm tra, thi đấu ở giải cấp huyện tỉnh, tạo cho các em hứng thú với môn học
hơn.
Để đạt được hiệu quả của đề tài đang nghiên cứu bước đầu tôi tiến hành
chia khối 9 thành hai lớp 9A,D. 9BC, kiểm tra khảo sát chất lượng cho học sinh
ngay từ tuần thứ hai theo phân phối chương trình thấy được thành tích của học
sinh như sau:
Lớp
9A,D
9B,C


Chạy ngắn 100m
Thành tích trung bình học sinh
Thành tích trung bình học sinh
nam tính bằng (giây)
nữ tính bằng (giây)
S
S
13 40 - 14 10
14 S57 – 15S-59
13 S 30 - 14S 03
14 S50 – 15S 58

Qua bảng thành tích A thì thấy thành tích của học sinh giữa hai lớp 9A,D
thành tích trung bình thấp hơn so với 9B,C. Tôi tiến hành thực hiện áp dụng đề
tài “Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học chạy ngắn ở trường
THCS Nga Thái” vào thực nghiệm cho học sinh lớp 9A,D ngay ở tiết 2 theo
phân phối chương trình, lớp 9B,C học bình thường theo chương trình
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu phương pháp dạy học “Phát huy tính
tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học chạy ngắn ở trường THCS Nga Thái”
Tôi cần trang bị cho học sinh về kiến thức, nêu được nội dung và phương pháp
cơ bản để tập luyện chạy ngắn. Mô tả được các tập phát huy tính tích cực, yêu
cầu về bài tập cách tập đối với học sinh. Lựa chọn các biện pháp dạy học hợp
lí, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, địa phương, tạo mọi điều
kiện khắc phục khó khăn cần thiết cho học sinh hứng thú tập luyện. Sử dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học và tổ chức lớp hợp lí để các em dễ tiếp thu
và nâng cao hiệu quả bài tập. Tạo được tính liên tục trong buổi tập, liên tục
theo dõi khả năng vận động “Cụ thể từng học sinh, từng nhóm theo tuần theo
tháng, cả năm để giáo viên điều chỉnh và lựa chọn bài tập và phương pháp cho

phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng,
nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc
trực tiếp với điều kiên ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí…
Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ
chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp
với nguyên tắc sư phạm chung . Tác động của buổi tập phải toàn diện về các
mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy
ngắn có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói
4


chung và sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết cho các hoạt động
sống.
Thực hiện dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy
học truyền thống. Trong hệ thống các phương pháp giáo dục quen thuộc được
đào tao trong các trường sư phạm nước ta từ mấy thập kỷ gần đây cũng có
nhiều phương pháp tích cực. Các sách lý luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt
động nhận thức, thì phương pháp thực hành là “tích cực” chính vì vậy là một
giáo viên giảng dạy bộ môn qua những năm công tác tôi được học hỏi kinh
nghiệm của đông nghiệp đúc rút tìm tòi nghiên cứu để đưa ra phương pháp dạy
học cho bản thân vận dụng vào trong năm học 2014 – 2015.
* Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy tôi thường sử dụng phương pháp
sư phạm sau:
- Phương pháp phân tích và giảng giải.
-Phương pháp phân đoạn.
- Phương pháp hợp nhất.
- Phương pháp trực quan trực tiếp.
- Phương pháp tập luyện tổng hợp.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.

* Đối với học sinh tôi thường đưa ra mục tiêu yêu cầu của từng tiết học, học
sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao, ghi nhớ những nội dung đã học và được
đánh giá nhận xét trực tiếp sau giờ học.
1. Qúa trình dạy học kỹ thuật chạy ngắn
Trong giờ học thể dục, môn học chạy ngắn của học sinh lớp 9 là môn học có
rất nhiều phương pháp luyện tập hiệu quả, nhưng quá trình dạy chạy ngắn tôi
thường tuân theo các bước sau:
* Làm mẫu
Giáo viên xây dựng được khái niệm, giới thiệu, làm mẫu kết hợp với
giảng giải để học sinh có khái niệm về môn học thường đưa ngay vào phần đầu
của tiết học đầu tiên môn học, đồng thời cho học sinh hiểu được tác dụng của
việc tập luyện chạy ngắn có ảnh hưởng đối với cở thể con người, giáo viên đưa
ra yêu cầu cho học sinh hiểu về thành tích đòi hỏi cao hơn đối với những đối
tượng học sinh có thể chất tốt hơn các em học sinh khác trong lớp, hướng cho
các em con đường phát triển thể thao theo thời đại mới.
* Day học phân đoạn
- Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng kết hợp với các động tác bổ trợ chạy, kĩ thuật
đánh tạy, chạy tăng tốc độ tập kĩ thuật chạy giữa quãng, chạy lặp lại các đoạn
đường 35- 50m vừa sức, hết sức, chạy tốc độ cao 25 – 30 - 45m.
- Dạy kỹ thuật xuất phát
+ Dạy kỹ thuật xuất phát thấp, cách bố trí và đóng bàn đạp, xuất phát cao,
xuất phát theo khẩu lệnh còi,cờ. khẩu lệnh hô của giáo viên, học sinh cán sự
lớp.
- Dạy xuất phát và chạy lao sau xuất phát chạy lao 20 - 30m không và có bấm
giờ.
5


- Dạy kỹ thuật về đích
+ Dạy kĩ thuật chạy về đích và đánh đích và giới thiệu kĩ thuật, chạy chậm

thực hiện kĩ thuật đánh đích.
- Dạy học hoàn chỉnh kĩ thuật kết hợp với sửa chữa động tác sai, chạy đủ cự li,
sửa động tác sai chung và cá biệt. “Như xuất phát chậm, hoặc cướp xuất phát,
chạy không thẳng đường, tạy đánh không dúng, đầu ngửa ra sau, chạy chân tiếp
súc bằng cả bàn chân, về đích nhảy lên”
- Tổ chức dạy học như thi đấu hoặc kiểm tra, phổ biến cách tổ chức thi và luật
thị đấu, tập luyện như thi đấu hoặc kiểm tra.
2. Phát huy tính tích cực tự giác trong quá trình học tập
Các biện pháp tập luyện cần đưa ra yêu cầu phù hợp để áp dụng vào tiết
học mà phát huy tính tích cực của học sinh. Tính tích cực của học sinh có mặt
tự phát và mặt tự giác: “Mặt tự phát của tính tích cự là yếu tố tiềm ẩn, thể hiện
ra ngoài có những dấu hiệu như; tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi
nổi trong hành vi ở mức độ khác nhau, cần nuôi dưỡng yếu tố tự phát này và
phát triển chúng trong dạy học. Mặt tự giác của tính tích cực là trang thái tâm lí
tính tích cự có mục đích và đối tượng cụ thể, tính tích cực tự giác thể hiện ở óc
quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học...Tính tích cực nhận
thức phát sinh không phải chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả những nhu cầu bậc
thấp như nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mĩ, nhu cầu giao lưu văn hóa
vv.. Điều đó được học sinh thể hiện trong quá trình tập luyện, như sự chú ý học
tập của học sinh không phải thông qua một nội dung trò chơi mà thông qua một
nội dung học tập. (Vi dụ, thể hiện ở chỗ xung phong thực hiện một động tác
hoặc bài tập hay giơ tay phát biểu ý kiến ghi chép …vv) Hoàn thành nhiệm vụ
được giao của tập thể hay cái nhân mà giáo viên giao, thực hiện động đúng đẹp,
có thể thực hiện tính sáng tạo của bản thân. Như vậy tính tích cực là tập hợp
các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ
động, từ đối tựơng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao
hiệu quả bài tập. Tính tích cực của học sinh còn thể hiện sự khao khát tự
nguyện tham gia tập luyện, hay thắc mắc về một động tác chưa hiểu, đòi hỏi
giáo viên thị phạm phân tích căn kẽ chi tiết của một nội dung nào đó. Từ bản
thân muốn đóng góp với thầy, với bạn những bài tập mới từ nguồn khác, có

vượt ra ngoài phạm vi bài học môn học.
Trong giờ học giáo viên bám sát động viên kịp thời tinh thần tập luyện
của học, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tính tích cực học tập
có quan hệ mật thiết tới hứng thú nhận thức vì hứng thú về nội dung, hình thức
học tập một cách bền vững sẽ làm cho học sinh tự giác. Hứng thú và tự giác là
yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và động lập sáng tạo trong học tập. Ngược
lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng tới sự phát triển
hứng thú và tực giác. Trong dạy học thể dục, việc giáo dục thái độ tự giác và
hứng thú tập luyện phải thường được quan tâm, thông qua hoạt động học tập,
có thể quan sát bề ngoài của tính tự giác và tích cực, như: học sinh gắng sức,

6


khắc phục khó khăn (thời tiết lượng vận động) sáng tạo trong việc giải quyết
nhiệm vụ tập luyện.
Trên cơ sở đó thì quá trình học tập của học sinh có tính tự giác tích cực
hay không cò phụ thuộc vào việc giáo viên chọn lọc những nội dung học hấp
dẫn phong phú đa dạng, điều chỉnh số lần lặp lại của mỗi bài tập, điều chỉnh
thời gian thực hiện và thời gian nghỉ giữa các lần tập, đơn giản hoặc phức tạp
hóa điều kiện thực hiện bài tập.
3. Tổ chức dạy học theo nhóm
Phân chia nhóm tập luyện và thi đấu hợp lý, tập theo nhóm, phân nhóm
quay vòng, sắp xếp đội hình học tập cũng liên quan mật thiết đến việc thực hiện
các bài tập. Trong chỉ đaọ nói chung có ảnh hưởng tốt đến việc tập luyện tích
cực, tổ chức tập luyện có hoàn cảnh giống như khi thi đấu thật, vận dụng như
vậy để bồi dưỡng, sửa sai kịp thời cho học yếu kém, giúp học sinh làm quen
dần và có khả năng thích nghi với điều kiện kiểm tra và thi đấu. Xây dựng một
số đề kiểm tra bám sát nội dung bài học, lựa chọ những câu hỏi ngắn gọn, dễ
nhớ, được minh họa bằng động tác hoặc những hoạt động trong tiết học, giúp

học sinh làm giầu vốn kiến thức, thuật ngữ và những thông tin về thể dục thể
thao.
Tổ chức tập luyện có khoa học dành nhiều thời gian luyện tập vui chơi,
tránh những hoạt động thừa. Vi dụ, cho học sinh chơi trò chơi đá bóng ma (hay
gọi hầm bóng), đếm số, chuyển cầu lửa, trong thời gian vừa tập cang thắng để
học sinh quên đi sự căng thẳng mệt mỏi của bài tập.
4. Tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung bài học
Để giờ dạy, học sinh học tích cực các em quên đi sự mệt nhọc e thẹn với
số lần lặp đi lặp lại của chạy giữa quãng, tôi thường cho các em tập luyên bằng
hình thức trò chơi, học sinh tập luyện tích cực trong cái đang vui chơi.
Vi dụ. Chạy tiếp sức co thoi, chuyển vật tiếp sức, chạy biến tốc, , chạy tốc độ
cao chạy đuổi.
(Đội hình trò chơi chạy đuổi)

Để học sinh nắm được hiểu sâu rông về giai đoạn này, tôi thường hay
siêu tầm các đoạn video qua các cuộc thi thực tế cho học sinh xem băng hình
trong phòng nghe nhin vào những tiết trời mưa các em được quan sát trực tiếp,
tạo mội điều kiện khích thích tính tích cực của các em, chỉ cho học sinh hiểu
được là kết thúc giai đoạn chạy lao là bắt đầu giai đoạn chạy giữa quãng, nhiệm
7


vụ chủ yếu của giai đoạn này là duy trì và phát huy tốc độ cao nhất đã đạt được
để chạy về đích . Để thực hiện được điều đó, cần duy trì tần số và độ dài bước
chạy. Thời kỳ đạp sau cần hết sức tích cực phối hợp với đánh tay một cách nhịp
nhàng, tuyệt đối không để chân chạm đất bằng gót bàn chân và cần đặt mũi bàn
chân thẳng với hướng chạy. Vì sao quan trong cho học sinh tự suy nghĩ trả lời.
Giáo viên cũng nhất manh cho học sinh biết đây là giai đoạn quan trọng nhất?
kết hợp chi ra cho các em thấy được một số sai lầm thường mắc trong thi đấu từ
đó các em có được vốn kiến thức cơ bản cho bản thân, để áp dụng vào trong tập

luyện cũng như trong kiểm tra và thi đấu.
(Trò chơi chạy biến tốc)
Chạy
XP
Đi bộ

Đi bộ

XP

Chạy
(Đội hình trò chơi chạy tốc độ cao)

Ví dụ, tập một số bài tập phản xạ theo tín hiệu còi, cướp cờ, tập cho giai
đoạn xuất phát. Hoặc trong giờ học giáo viên cho học sinh chủ động mang tính
chất học sinh tự sáng tao theo hình thức trò chơi dân gian mà có ảnh hưởng
trực tiếp đến nội dung môn học mà không mang tính chất gò bó nhưng đảm bảo
an toàn trong tập luyện. Giáo viên lựa chon trò chơi và thi đấu, trực quan gián
tiếp (như tranh ảnh, băng hình)
-Giáo viên sửa sai và giúp đỡ, tạo mọi điều kiên để giúp đỡ học sinh thực hiện.

8


* Để tập luyện hiệu quả cao nhất, giáo viên phải đóng vai trò quyết định
trong việc tập luyện, có thể dạy học theo phương pháp tích cực hoá người học
đối với môn học thể dục đương nhiên rất cần có sân tập và phương tiện tốt,
đảm bảo an toàn trong tập luyện, đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị cụ
thể cho thời gian mà môn học đó diễn ra.
Việc dạy chạy ngắn, không chỉ học đóng khung ở việc dạy học kĩ thuật, quá

trình dạy học cũng là quá trình phát triển tố chất sức nhanh, mạnh, phản xạ
nhanh. Do vậy, ngoài tác động của các động tác kĩ thuật, để tăng hiệu quả phát
triển sức nhanh cần tăng cường các nội dung trò chơi phát triển sức nhanh, các
động tác thể lực phát triển sức mạnh, tốc độ, tăng dần tần số và tập phản xạ
nhanh cho người học.
5. Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá mức độ đạt được.
Phát huy tính tích cực của học sinh không thể thiếu khâu, kiểm tra đánh giá
mức độ học tập của học sinh, khi học một bài, một chương, một học kỳ, một
năm. Cung cấp những thông tin chính xác về kết quả học tập cho học sinh, việc
kiểm tra thường xuyên, hợp lý trong quá trình dạy học sẽ góp phần làm rõ chất
lượng dạy và học. Để tạo được tính tích cực cho học sinh, giáo viên phải
thường xuyên tìm tòi nghiên cứu các bài tập phù hợp đối với độ tuổi 14- 15 là
tuổi dậy thì nên học sinh có sự e thẹn trước lớp, như vậy phải tìm cách tiếp cận
gần gũi động viên khích lệ học sinh mặc quần áo thể thao, hoặc quần áo rộng
trong những ngày có giờ thể dục để các em tập luyện dễ hợn, từ những tình
cảm gần gũi đó học sinh tự tin và quên đi mọi mặc cảm nhất là đối với học sinh
nữ thực hiện các bài tập không thoải mái với khả năng của các em.
6. Phát huy tính tích cực cần phòng tránh chấn thương trong giờ học.
Trong giờ học thể dục nói riêng và chơi thể thao nói chung giáo viên cần chú
ý quan tâm đến việc cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cần thiết để chủ
động phòng tránh, không để chấn thương xảy ra, hướng dẫn các em tuân theo
các nguyên tắc, phương pháp khoa học trong hoạt động thể dục thể thao. Trong
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thi đây cũng là một khâu quan
trọng. Ví du như trong khi chơi trò chơi chạy với tốc độ cao các em khởi động
không kỹ các khớp, cơ thể chưa thích nghi tần số, vận tốc cao, nhưng vì sự cổ
vũ của đôi mình cố gắng hết sức mình để thực hiện nhiệm vụ dấn ngã gây chấn
thương, các bạn khác nhìn vào sẽ không có hứng thú để chơi vì ngã như bạn, từ
ban này sang bạn khác ai cũng ngai, nói như vây giáo viên cần phải hết sức
quan tâm đến vấn đề này mới mang được hiệu quả trong dạy và học.
IV. KIỂM NGHIỆM:

Qua thời gian thực hiện đề tài, bản thân tôi thấy đối với công tác giảng dạy
thể dục, cần hướng cho học sinh hiểu được tính thiết thực của môn học, có tác
dụng như thế nào đối với cuộc sống hàng ngày với một môi trường sống bị ảnh
hưởng, khi tập luyện thường xuyên thì có tác dụng gì?
Trên thực tế đó tôi mạnh dạn đưa đề tài vào giảng dạy “Phát huy tính tích
cực của học sinh lớp 9 trong dạy học chạy ngắn ở trường THCS Nga Thái”
Việc phát huy tính tích cựu của học sinh trong dạy tập chạy ngắn sẽ làm tăng
9


hiệu quả rất lớn trong việc rèn luyện thể lực của học sinh, giúp các em hoàn
thành mục tiêu môn học THCS là: Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản
để tập luyện gìn giữ sức khoẻ và nâng cao thể lực góp phần rèn luyện nếp sống
lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gìn giữ vệ
sinh, có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện bản thân về
TDTT. Biết vân dụng vào thực tế, thể hiện mình trong nội dung tập luyện hoặc
thi đấu. Chính vì thế giáo viên cần hướng dẫn và phát huy tính tích cực của học
sinh, giúp học sinh hiểu được tên của nội dung trọng tâm buổi tập, mục tiêu ý
nghĩa, cách thực hiện nội dung, những yêu cầu của giáo viên hoặc tính sáng tạo
của học sinh cho là phù hợp, hấp dẫn cuốn hút học sinh cùng tập. Học sinh thực
hiện tập luyện cố gắng đảm bảo các yêu cầu đã được thống nhất trước lớp.
Đánh giá quá trình thực hiện bài tập của học sinh “ Đánh giá đối với tập
thể, cái nhân, học sinh tập luyện hoặc thi đấu và kiểm tra”
Trong một thời gian 10 tuần áp dụng đề tài tôi tiến hành kiểm tra vào tiết 20
theo phân phối chương trình thành tích của học sinh được thể hiện qua bảng
thành tích B dưới đây.
Lớp

9A,D
9B,C


Chạy ngắn 100m
Thành tích trung bình học sinh
Thành tích trung bình học sinh
Nam tính băng (giây)
nữ tính băng (giây)
S
S
12 15 - 13 30
13 S35 – 14S 15
12 S 25 - 13S 32
13 S40 – 14S 25

Nhìn vào hai bảng thành tích B một phần nào kết quả của học sinh giữa
lớp 9A,D so với 9 B,C có phần tăng lên so với bảng A, đây là cả một quá trình
dạy và hoc tập tích cực của thầy và trò, được kết hợp phương pháp dạy học
phát huy được tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên thành tích chưa khả quan
so với các trường bạn, nhưng đối với bản thân tội nhận thấy so với các năm học
trước thì đó cũng là sự cố gắng của thầy và trò được thể hiện bằng thực tế qua
kỳ thi học sinh giỏi cấp huyên và cấp tỉnh trong năm học.
*Kết quả thành tích thi học sinh giỏi năm học 2014 -2015:
Lớp
9A
9D
9B
8B
9B
9D

Họ và Tên

Trần Văn Trung
Phạm Văn Vượng
Mai Văn Đại
Trần Văn Quyết
Phạm Thị Phượng
Trần Văn Du

Môn
4x100m
4x100m
4x100m
4x100m
800m
1500m

Thành tích
Giải nhất huyện
Giải nhất huyện
Giải nhất huyện
Giải nhất huyện
Giải ba huyện
Giải nhất huyện

Thành tích
Khuyến khích tỉnh
Khuyến khích tỉnh

10



C. KẾT LUẬN
Với phương pháp đổi mới “Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong
dạy học chạy ngắn ở trường THCS Nga Thái” Việc áp dụng các phương pháp
rèn luyện tính tích cự trong quá trình giảng dạy chạy ngắn đã góp phần nâng
cao chất lượng cũng như nâng cao tố chất phát triển sức nhanh, mạnh, ý thức
rèn luyện, luyện tập của học sinh trong các giờ học.
Học sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn
luyện sức nhanh, mạnh thường xuyên. Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn
đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể lực giáo viên cần tạo cho học sinh
hứng thú trong việc học tập nói chung, tập luyện môn thể dục nói riêng. Tạo
cho học sinh ý thức tự học tự quản, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá một cách
công bằng, hợp lý như vậy mới có thể phát huy hết khả năng tố chất của học
sinh, được thể hiên rõ qua chất lượng mũi nhọn đợt thi học sinh giỏi cấp huyện
và tỉnh được nâng lên so với năm trước.
* ĐỀ XUẤT
Đề nghị nhà trường mua sắm bổ sung thêm đồ dùng dạy học như, làm
sân bóng chuyền, xà đơn, xà kép, khung bóng đá...
Đối với địa phương cần quan tâm đến công tác giáo dục thể chất như mở
rộng sân chơi, tổ chức thêm nhiều cuộc thi về thể dục thể thao trong các dịp
nghĩ hè và nghĩ tết để giảm bớt thời gian rảnh rỗi học sinh đi chơi điện tử.
Đối với ngành giáo dục: Thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho giáo viên, tổ chức thao giảng cụm để học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, từ đố sẽ rút ra được những kinh nghiệm giảng dạy tốt nhất.
Kết quả này chưa phải là nhiều so với các trường bạn song cũng đã giúp đỡ
các em học sinh trường THCS Nga Thái hiểu được vai trò của TDTT từ đó
hứng thứ tích cực tập luyện liên tục thường xuyên thành thói quen hàng ngày
trong cuộc sống, có sức khỏe tốt để lao động, bảo vệ tổ quốc.
Sau khi các đồng chí đọc bản sáng kiến kinh nghiệm này hy vọng các bạn
đồng nghiệp, các tổ chức góp ý để tôi có cơ hội hoàn thiện đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình.

Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHÂN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Thái, ngày 3 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY

Mai Văn Tuấn

Nguyễn Văn Dương

11


12



×