Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo kết hợp đấu TRANH QUÂN sự , CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO GIÀNH THẮNG lợi QUYẾT ĐỊNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ, cứu nước (1969 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.33 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã lùi xa gần 30 năm.
Từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cơ quan và các nhà khoa học ở trong nước
và trên thế giới đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam thắng Mỹ ? Nhìn
chung kết quả của các công trình, những tổng kết đã lý giải dưới nhiều góc độ khác
nhau, giải đáp được nhiều vấn đề, song còn những điều tiếp tục phải làm rõ.
Kéo dài 21 năm trường kỳ, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử, lúc thuận lợi lúc khó khăn. Trong đó giai đoạn 1969 - 1973
có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít những khó khăn, đòi hỏi Đảng ta phải
có chủ trương đúng đắn đưa cách mạng miền Nam vượt qua những thách thức đi
đến thắng lợi.
Thắng lợi của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1969 - 1973 là thành quả
tổng hợp của nhiều yếu tố tạo nên, một trong những yếu tố góp phần quyết định
đến thắng lợi là Đảng đã kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến. Đảng đã khéo léo chỉ
đạo kết hợp các hình thức đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao giành thắng lợi
quyết định phù hợp với thực tiễn so sánh lực lượng giữa ta và địch, phù hợp với
tình thế thời cuộc lúc bấy giờ, tạo điều kiện cơ bản đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi hoàn toàn. Đó là nghệ thuật tổ chức, chỉ đạo chiến tranh đầy tính sáng tạo
của Đảng ta. Ngay từ khi cuộc chiến bắt đầu, Đảng chỉ đạo kết hợp đấu tranh giữa
quân sự, chính trị và ngoại giao. Sự kết hợp chặt chẽ nhất, phát huy cao nhất sức
mạnh của các mặt đấu tranh đã được Đảng và nhân dân ta thực hiện trong giai
đoạn 1969 - 1973. Chính sự kết hợp đó tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trực tiếp
làm nên thắng lợi quyết định vào đầu năm 1973. Để góp phần làm sáng tỏ về cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước oanh liệt của nhân dân ta, đã đặt ra việc nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị với
đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn 1969 - 1973 là vấn đề cần thiết.
Từ năm 1975 đến nay, Đảng ta xác định: "Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của



Đảng. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn
dân của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại" [22. tr.40]. Qua nghiên cứu kinh nghiệm, phát huy sức
mạnh tổng hợp của các mặt đấu tranh, trong giai đoạn 1969 - 1973 có giá trị hiện
thực trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Với những lý do trên, tác giả chọn
vấn đề "Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao giành
thắng lợi quyết định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 - 1973)" làm
đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi
đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phần lớn các công trình đã tập trung làm rõ
vai trò lãnh đạo của Đảng; làm rõ bản chất cách mạng khoa học của đường lối
kháng chiến; làm rõ nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang của Đảng... Từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho sự lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật
lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp các hình thức đấu tranh cách mạng, đặc biệt là kết hợp
đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong giai đoạn 1969 - 1973 chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) được công bố ở các thể loại khác nhau, trong
đó có đề cập đến giai đoạn 1969 - 1973. Cuốn sách Mười tám nămchống Mỹ cứu
nước thắng lợi của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1974. Cuốn
sách đã đề cập đến quá trình xâm lược của đế quốc Mỹ đối với ba nước Đông
Dương và thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân
ta từ 1954 - 1972. Cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập II của Viện
lịch sử quân sự Việt Nam, do Nhà xuất bản Sự thật, xuất bản năm 1991. Cuốn sách
đã đề cập đến sự chỉ đạo của Đảng trên các mặt đấu tranh, đặc biệt là viết rất rõ về
các trận đánh, các chiến dịch. Cuốn Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước thắng lợi và bài học của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ
Chính trị do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1995. Cuốn sách đã



khái quát toàn bộ cuộc kháng chiến và chỉ rõ những kinh nghiệm từ cuộc kháng
chiến. Cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954 - 1975) của Viện
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1995. Từ chương VIII đến chương XII, cuốn sách
đã dựng lên bức tranh tương đối hoàn chỉnh của cuộc kháng chiến, chương XI
cuốn sách dành riêng để lột tả sự chỉ đạo của Đảng và cuộc đấu tranh của quân và
dân ta từ năm 1969 đến tháng 1-1973. Phần kết của cuốn sách các tác giả đề cập
đến ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến. Cuốn sách Cuộc
đàm phán Pari về Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành Lê, người đã có vinh dự là
nhân chứng lịch sử, thành viên kiêm phát ngôn báo chí của đoàn đàm phán của
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Pari. Cuốn sách được Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1998, trong đó tác giả đã đề cập đến diễn biến
của cuộc đàm phán qua các giai đoạn. Cuốn Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ
môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2001. Trong các chủ đề đề cập đến cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước có một chủ đề khái quát giai đoạn 1969 - 1973. Cuốn Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập VI, "Thắng Mỹ trên chiến trường ba
nước Đông Dương" của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Bộ Quốc phòng, do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2003. Toàn bộ cuốn sách với 4 chương
đều đề cập một cách rõ nét cuộc kháng chiến của nhân dân ta giai đoạn 1969 - 11973...
Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án của các nhà khoa học Lịch sử viết về
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều công trình, bài viết của các nhà khoa
học, tập thể các nhà khoa học, các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước, các tướng
lĩnh trong quân đội trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc kháng chiến viết về diễn biến
các trận đánh, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của dân tộc ta.
Nhìn chung những công trình được công bố đã đề cập ở các mức độ, góc độ

khác nhau về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đặc biệt là sự kết hợp giữa các hình
thức đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu


nước nhưng chưa có công trình nào đi sâu làm rõ Đảng lãnh đạo kết hợp giữa đấu
tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong giai đoạn 1969 - 1973. Tuy nhiên kết quả
của các công trình này là nguồn tư liệu quý để tác giả kế thừa, vận dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng kết hợp đấu
tranh quân sự, chính trị, ngoại giao giành thắng lợi quyết định trong kháng chiến
chống Mỹ cứu, nước giai đoạn 1969 - 1973. Từ đó rút ra những kinh nghiệm qua
sự lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong giai
đoạn này, làm cơ sở để vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Trình bày chủ trương của Đảng về kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh
chính trị với đấu tranh ngoại giao, trước yêu cầu mới của tình hình.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo của Đảng thực hiện kết hợp đấu tranh quân sự và
đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao trong những năm 1969 - 1973 giành
thắng lợi quyết định.
- Nêu ra và làm rõ những bài học kinh nghiệm về sự kết hợp đấu tranh quân sự
và đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn 1969 - 1973, làm cơ sở
vận dụng vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của sử học mác-xít,
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
quan điểm của Đảng.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgíc; và sự kết hợp hai phương pháp đó; phương pháp phân kỳ lịch sử;
phương pháp so sánh và phương pháp tổng kết thực tiễn...

5. Ý nghĩa của luận văn
Thông qua nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước giai đoạn 1969 - 1973, luận văn góp phần làm rõ thêm những cơ sở khoa học


của chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao và nghệ thuật chỉ đạo
kết hợp các hình thức đấu tranh đó giành thắng lợi quyết định.
Những kinh nghiệm được rút ra có thể vận dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ
quốc ngày nay. Đặc biệt là hiện nay Đảng ta chủ trương xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ các yếu tố chính trị, quốc
phòng, an ninh với đối ngoại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử Đảng trong các nhà trường quân đội hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
Chương 1
TÌNH HÌNH MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA
ĐẢNG KẾT HỢP ĐẤU TRANH QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO
GIAI ĐOẠN 1969 - 1973
1.1.Tình hình cách mạng miền Nam sau Tổng tiến công và nổi dậy năm
1968
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, đánh dấu sự thất bại của chiến
lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ. Thất bại liên tiếp trong cuộc chiến tranh Việt
Nam, đã đẩy nước Mỹ vào thời kỳ khủng hoảng kéo dài nhất kể từ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ hai. Chi phí cho cuộc chiến tranh ngày càng tăng, trong "chiến
tranh cục bộ" Mỹ chi phí trung bình hàng năm hơn 30 tỷ USD, làm cho ngân sách
của chính phủ thâm hụt lớn, đưa gánh nợ của chính quyền liên bang tăng thêm 58

tỷ USD trong năm 1968. Tỷ trọng ngoại thương giảm mạnh từ 48% xuống 10%
sau 21 năm (1948 - 1969), lạm phát tăng 6,1% năm 1969, giá sinh hoạt leo thang,
năng suất lao động xuống tới mức thấp nhất so với các nước tư bản phát triển , đội
quân thất nghiệp ngày càng đông.


Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, lính Mỹ thương vong ngày càng
nhiều, điều đó đã gây nên sự lo ngại và tâm lý bi quan trong nhân dân Mỹ. Tình
hình trên làm cho các mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ phát triển gay gắt thêm,
đưa sự chống đối của các tầng lớp nhân dân với chính quyền lên cao, nội bộ giới
lãnh đạo cao cấp Mỹ phân hoá sâu sắc, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng xã hội và
chia rẽ về chính trị.
Trong tình hình đó, ngày 20-1-1969 Níchxơn bước vào Nhà Trắng làm Tổng
thống, thừa nhận: "Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước
Mỹ không riêng về kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị, sự bất đồng cay
đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như
thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành" [8.tr. 188].
Những khó khăn ở trong nước và thất bại của Mỹ trên thế giới nhất là ở Việt
Nam đã và đang làm biến đổi cán cân trên thế giới không có lợi cho Mỹ. Tổng
thống Mỹ Níchxơn và những người cầm quyền nước Mỹ chủ trương phải có một
chính sách đối ngoại mới trong một thế giới đã thay đổi, hòng tiếp tục thực hiện
tham vọng bá chủ toàn cầu bằng việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính sách
chiến tranh ở Việt Nam. Níchxơn thay mặt chính phủ Mỹ công bố chiến lược toàn
cầu mới mang tên "Học thuyết Níchxơn" Mục tiêu tập trung của học thuyết mới
này là ra sức phá hoại phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản thế giới, tìm
mọi cách đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, duy trì chủ nghĩa thực dân mới, giữ
vững địa vị lãnh đạo của Mỹ trong "thế giới tự do", thực hiện tham vọng làm bá
chủ toàn cầu, bảo đảm cho Mỹ đặc quyền, đặc lợi nô dịch và bóc lôt thế giới.
"Học thuyết Níchxơn" dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: "tập thể tham gia", "sức
mạnh của Mỹ", "sẵn sàng thương lượng". Trong đó "sức mạnh của Mỹ" là nguyên

tắc quan trọng nhất nhằm vẫn duy trì lực lượng quân sự mạnh làm nhiệm vụ "răn
đe", trên cơ sở cùng nhau chia xẻ trách nhiệm của Mỹ với đồng minh đối phó với
phong trào cách mạng thế giới, giúp cho Mỹ bớt gánh nặng về quân sự và kinh tế .
ứng dụng học thuyết Níchxơn vào Việt Nam, chính quyền Mỹ điều chỉnh chủ
trương "phi Mỹ hoá" của Giônxơn thành chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh",
"phi Mỹ hoá" là kế hoạch thuần tuý về quân sự nhằm tránh cho quân Mỹ khỏi bị


thất bại nặng nề bằng cách duy trì cục diện chiến trường không bị xấu đi, đồng thời
tiến hành thương lượng hòng rút khỏi chiến tranh trong danh dự."Việt Nam hoá" là
một chiến lược hoàn chỉnh về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục
thực hiện âm mưu cơ bản của Mỹ là bám giữ lấy miền Nam Việt Nam, giảm bớt sự
dính líu của quân chiến đấu Mỹ trên bộ, nhưng phải giành thế mạnh trên chiến
trường để kết thúc chiến tranh bằng thương lượng theo những điều kiện của Mỹ.
Thực chất của "Việt Nam hoá chiến tranh" là chủ trương dùng người
Việt Nam đánh người Việt Nam với tiền bạc, vũ khí trang bị của Mỹ và do Mỹ chỉ
huy. Bằng "sức mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị và
ngoại giao rất xảo quyệt hòng giành thế mạnh cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng
chiến của nhân dân ta"[20.tr.18].
"Việt Nam hoá chiến tranh" không nhằm kết thúc chiến tranh mà tiếp tục kéo
dài và mở rộng chiến tranh với mục tiêu cơ bản là: Rút quân Mỹ khỏi cuộc chiến
tranh; bình định miền Nam Việt Nam; đưa cuộc chiến tranh đến "tàn lụi"; Mỹ vẫn
ở lại miền Nam Việt Nam bằng chế độ thực dân kiểu mới với chính quyền tay sai
Sài Gòn.
Đế quốc Mỹ dự định thực hiện "Việt Nam hoá chiến tranh" qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Làm cho ta suy yếu nghiêm trọng, từng bước chuyển giao nhiệm
vụ chiến đấu trên bộ cho quân nguỵ, rút đại bộ phận quân Mỹ ra khỏi miền Nam
nước ta.
Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên không cho quân nguỵ.
Tăng cường sức mạnh toàn diện cho quân đội Việt Nam cộng hoà, bảo đảm cho

quân đội này đủ sức đối phó với lực lượng vũ trang giải phóng trên chiến trường
miền Nam Việt Nam và Đông Dương.
Giai đoạn 3: Hoàn thành những mục tiêu của "Việt Nam hoá chiến tranh"
củng cố kết quả đã đạt được. Miền Nam Việt Nam trở thành một "quốc gia tự do"
dưới sự lãnh đạo của Mỹ, ngăn chặn có hiệu quả chủ nghĩa cộng sản "bành trướng"
xuống khu vực Đông Nam Á.


Trong ba giai đoạn trên, giai đoạn 1 là giai đoạn được Mỹ coi là quan trọng
nhất, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến
tranh". Giai đoạn này dự định thực hiện trong thời gian từ đầu năm 1969 đến hết
năm 1972, với ba bước:
Bước 1: Bắt đầu từ năm 1969 đến tháng 6 - 1970, Mỹ sẽ bình định một số
vùng đông dân cư quan trọng, xoá bỏ toàn bộ cơ sở cách mạng trong vùng do
chính quyền Sài Gòn kiểm soát, thanh lọc dân cư. Rút một số đơn vị chiến đấu Mỹ
ra khỏi Nam Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi lực lượng vũ trang giải phóng ra xa
các vùng nông thôn và đô thị, hạn chế đến mức tối đa những hoạt động quân sự
của cách mạng.
Bước 2: Từ tháng 7-1970 đến tháng 6-1971, bình định hết các vùng đông dân
quan trọng ở Nam Việt Nam, làm cho lực lượng vũ trang giải phóng phải phân tán
nhỏ, không thể hoạt động được quy mô cấp đại đội trở lên. Hoàn thành kế hoạch
hiện đại hoá quân đội Việt Nam cộng hoà, rút phần lớn quân Mỹ về nước.
Bước 3: Từ tháng 7-1971, cơ bản bình định xong miền Nam Việt Nam. Lực
lượng vũ trang giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên
giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia. Quân đội Việt Nam cộng hoà đủ sức
đương đầu với quân chủ lực miền Nam Việt Nam. Rút đại bộ phận quân chiến đấu
Mỹ về nước.
Hoàn thành bước này là cơ bản hoàn thành "Việt Nam hoá chiến tranh", phục
vụ cho Níchxơn thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11- 1972.
Trong báo cáo về đường lối ngoại giao ngày 25-2-1971, Níchxơn cho rằng

muốn bảo đảm cho "Việt Nam hoá chiến tranh" thắng lợi phải có bốn cái mạnh:
quân đội Sài Gòn mạnh; chính quyền Sài Gòn mạnh; bộ máy cảnh sát (bình định)
mạnh và nền kinh tế mạnh. Níchxơn đặc biệt nhấn mạnh hai điểm: Tăng cường lực
lượng vũ trang Nam Việt Nam về số lượng trạng bị, khả năng chỉ huy, nghệ thuật
tác chiến, năng lực toàn diện và mở rộng chương trình bình định [8.tr.192].
Thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" từ năm 1969, Mỹ đã tăng
cường viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn (năm 1969: 1,7 tỷ USD;
năm 1970: 2 tỷ USD; năm 1971: 2,5 tỷ USD; năm 1972: 3 tỷ USD) (36.tr.65). Đẩy


nhanh việc xây dựng các sư đoàn chủ lực quân đội Sài Gòn thành lực lượng cơ
động tác chiến chiến lược đảm nhiệm vai trò xương sống của "Việt Nam hoá chiến
tranh". Trong 4 năm (1969 - 1972) địch đã nâng quân chủ lực, quân địa phương
(bảo an, dân vệ) từ 70 vạn lên 110 vạn, lực lượng bán vũ trang (phòng vệ dân sự)
từ 150 vạn lên 200 vạn, tạo thành đội quân tay sai đông nhất so với quân đội các
nước chư hầu của Mỹ. Gấp rút hiện đại hoá phương tiện chiến tranh, vũ khí cho
quân đội Sài Gòn. Đến năm 1972 quân đội Sài Gòn được trang bị 1.100 chiếc máy
bay chiến đấu các loại, 1.897 xe tăng và thiết giáp, 1.300 khẩu pháo, 1.600 tàu
chiến.
Mỹ vừa gấp rút tăng cường lực lượng quân ngụy, củng cố nguỵ quyền các cấp
vừa dùng mọi biện pháp, thủ đoạn mua chuộc, tập hợp lực lượng hậu thuẫn cho
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Tăng cường hệ thống chỉ đạo "hội đồng bình định
xây dựng" các cấp, tổ chức "uỷ ban phượng hoàng" từ trung ương đến địa phương
chuyên đánh phá các cơ sở của ta (phụ lục 1). Chuyển Nha cảnh sát thành Bộ tư
lệnh cảnh sát trực thuộc Phủ Tổng thống. Chia nhỏ địa bàn bình định bằng cách
thành lập các phân chi khu để tăng cường hệ thống kìm kẹp.
Sử dụng biện pháp viện trợ và cho vay để ổn định nền kinh tế, tài chính Sài
Gòn. Thi hành một số biện pháp cải cách điền địa, tạo cơ sở xã hội cho chính
quyền tay sai.
Tháng 3 - 1970, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành "Luật người cày có

ruộng" với mục đích tạo điều kiện "hữu sản hoá" các tá điền, trong đó có cả một số
gia đình binh sĩ Sài Gòn, phân hoá và chuyển một bộ phận địa chủ có sở hữu lớn
ruộng đất sang lối kinh doanh tư bản. Việc cấp "bằng chứng khoán" được dự định
tiến hành từ năm 1970 trở đi, dự trù lúc đầu cấp phát là 34.000 mẫu.
Cuối năm 1969 đầu năm 1970, Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai giai
đoạn 1 của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Hai lực lượng chiến lược Mỹ
và quân đội Sài Gòn được kết hợp thành sức mạnh tối đa với những thủ đoạn quân
sự, chính trị, kinh tế bằng chiến tranh tâm lý, tình báo gián điệp tạo thành một thứ
bạo lực phản cách mạng hết sức tàn bạo và thâm độc. Chúng tiến hành cùng một
lúc ba loại chiến tranh "chiến tranh giành dân", "chiến tranh bóp nghẹt" và "chiến


tranh huỷ diệt", nhằm mục tiêu trung tâm là bình định nông thôn miền Nam. Mỹ và
chính quyền Sài Gòn coi bình định nông thôn miền Nam, không chỉ là biện pháp
mà còn là mục đích của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và là chìa khoá
quyết định thắng lợi, nhằm đạt tham vọng "kiểm soát được tối đa dân chúng" xoá
bỏ cơ sở cách mạng, xây dựng cơ sở chính quyền Sài Gòn vững mạnh, bảo đảm
kiểm soát cả nông thôn và thành thị.
Như vậy, từ cuối năm 1969 trở đi, đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh cả về
quân sự, chính trị và ngoại giao, điều đó gây cho cách mạng miền Nam không ít
khó khăn, trở ngại.
Về phía ta, thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968),
hướng chính nhằm vào các cơ quan đầu não của Mỹ và của chính quyền quân đội
Sài Gòn ở một loạt các thành phố, thị xã và hầu khắp các vùng nông thôn rộng lớn
toàn miền Nam. Quân và dân ta đã giáng một đòn bất ngờ lớn vào cố gắng chiến
tranh của Mỹ, đẩy Mỹ và chính quyền Sài Gòn vào tình trạng lúng túng, bị động về
chiến lược. Giônxơn phải tuyên bố đơn phương ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ
tuyến 20 trở ra vào ngày 31 - 3 - 1968. Nhận đàm phán với ta tại Pari và tuyên bố
không ra ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo. Tiếp sau đó, ngày 01 - 11 - 1968, đế quốc Mỹ
phải tuyên bố xuống thang chiến tranh, chấm dứt không điều kiện việc ném bom

và mọi hành động chiến tranh khác chống miền Bắc Việt Nam, đây là sự thừa nhận
công khai sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở miền Nam Việt
Nam.
Tuy nhiên, sau tiến công và nổi dậy qua các đợt trong năm 1968, lực lượng
của ta bị tổn thất nghiêm trọng: lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng đặc công,
biệt động nói riêng bị thiệt hại nặng, lực lượng chính trị của quần chúng (bao gồm
cả bộ phận công khai; bí mật và bộ phận hợp pháp, không hợp pháp) bị địch phát
hiện và thẳng tay đàn áp. Nhiều chi bộ, cấp uỷ và đoàn thể quần chúng cách mạng
ở vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp bị tan vỡ, các vùng giải phóng rộng lớn ở
nông thôn bị thu hẹp dần. Thế trận chiến tranh nhân dân trên cả ba vùng chiến lược
bị suy giảm, mất dần bàn đạp tiến công, chỗ đứng chân cũng bị thu hẹp dần, nhiều
đơn vị lực lượng vũ trang địa phương và chủ lực, các cơ quan lãnh đạo và chỉ huy


các mặt trận, các địa phương phải cơ động lên biên giới hoặc sang đất bạn tạm
đóng quân, tổ chức lại đội hình, bổ sung lực lượng và vũ khí trang bị để tiếp tục
chiến dấu. Ở mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, nơi ta tập trung nhiều đơn vị bộ
đội chủ lực mạnh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu hút và giam chân bộ phận
lớn lực lượng cơ động chiến lược của Mỹ, tạo điều kiện cho các địa phương trên
toàn Miền thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, năm 1968 đã có 10.779 cán bộ,
chiến sĩ ta hy sinh và bị thương..[5]. Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết là
do ta "chủ quan trong việc đánh giá tình hình, cho nên ta đã đặt ra yêu cầu chưa
thật sát với tình hình thực tế" [2]. Mặt khác sau đợt Tổng tiến công mùa xuân ta đã
không kịp thời rút kinh nghiệm ,chậm chuyển hướng và không thấy hết được âm
mưu và thủ đoạn mới của địch. Trong khi ta dồn lực lượng đánh vào thành thị bị
tổn thất và bị đẩy ra xa các thành phố, thị xã, bỏ ngỏ vùng nông thôn chỗ đứng
chân cơ bản của ta, nên Mỹ và quân đội Sài Gòn tập trung lực lượng đánh vào
nông thôn đồng bằng. Chúng huy động lực lượng chủ lực, quân địa phương, các
lực lượng kìm kẹp của quân Sài Gòn và quân Mỹ yểm trợ mở các cuộc tiến công
rộng lớn vào vùng nông thôn, đặc biệt là các khu vực trọng điểm xung quanh Sài

Gòn, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Khu V với các kế hoạch "bình
định cấp tốc" (cuối năm 1968 đến giữa năm 1969)," bình định xây dựng "(giữa
năm 1969 đến giữa năm 1970), "bình định đặc biệt" (từ hè 1970). Mỗi tháng trung
bình địch mở 337 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn ở Đông Nam Bộ và 427 cuộc hành
quân ở đồng bằng sông Cửu Long. Địch tập trung, lực lượng tổ chức những cuộc
hành quân để yểm trợ bình định với số lượng ngày càng tăng: Năm 1968 có 2.192
cuộc, năm 1969 có 4.344 cuộc và 10 tháng đầu năm 1970 đã có 6.745 cuộc. Phối
hợp cùng với các cuộc hành quân bình định, địch tăng cường hành quân càn quét,
dùng máy bay, pháo binh bắn phá, tung biệt kích phá hoại kho tàng, căn cứ của ta.
Kết hợp đánh phá ác liệt tuyến vận chuyển chiến lược Trường Sơn, với phong toả
bịt các cửa khẩu thu mua, tiếp tế lương thực của ta từ hướng

Campuchia, thực

hiện bóp nghẹt cách mạng miền Nam. Vì trên hướng này 40% gạo xuất cảng của
Campuchia giao cho ta, 70% đồ tiếp tế của ta đưa qua cảng Sihanúcvin. Ở Khu V
từ chỗ có 42 cửa khẩu thu mua, ta chỉ còn duy trì được vài ba cửa khẩu [10.tr.331].
Địch đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, gián điệp, tình báo bằng phương thức hoạt động


của các tổ chức Phượng Hoàng, Thiên Nga. Hàng chục nghìn nhân viên của các tổ
chức này được tung về xã, ấp hoạt động chỉ điểm ám sát, thủ tiêu cán bộ, đánh phá
các cơ sở cách mạng.
Ở khu vực đô thị, dưới danh nghĩa "bài trừ may tuý", chống lưu manh, gái
điếm... chúng phát động nhiều hình thức thanh lọc và phân lọai quần chúng, triệt
phá những cơ sở bí mật của ta, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng,
mua chuộc, lừa mị bằng kinh tế. Vì thế, các bàn đạp tiến công của ta bị mất, lực
lượng vũ khí và trang bị kỹ thuật, lực lượng, thực phẩm và thuốc men bị tiêu hao
nhiều nhưng chưa được bổ sung, sức chiến đấu của bộ đội giảm sút. Trong những
tháng cuối năm 1968 và đầu năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của

quân và dân ta ở miền Nam đứng trước một tình thế đầy thử thách phức tạp và khó
khăn chồng chất khó khăn.
Vào Xuân - Hè năm 1969 ta chủ trương tiếp tục tổng công kích, tổng khởi
nghĩa giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn. Trên thực tế ta đã mở được
những đợt tiến công đồng loạt trong tháng 2 và tháng 5 năm 1969, thu được những
kết quả nhất định, nhưng ta cũng gặp nhiều khó khăn tổn thất.
Về phía địch, mặc dù bị giáng một đòn quyết định, ý chí xâm lược của chúng
giảm sút buộc phải đơn phương xuống thang chiến tranh, song với bản chất hiếu
chiến và ngoan cố, Mỹ vẫn khẩn trương tăng cường sức mạnh quân sự để tiếp tục
bám giữ miền Nam Việt Nam bằng việc chuyển nhanh từ "phi Mỹ hoá chiến tranh"
sang "Việt Nam hoá chiến tranh". Trong khi đó, ta chuyển chậm từ tổng công kích,
tổng khởi nghĩa sang tập trung chống phá bình định nông thôn trong chiến lược
chiến tranh mới của chúng. Từ cuối năm 1968, Mỹ và chính quyền Sài Gòn kết
hợp triển khai kế hoạch "bình định cấp tốc" và chiến lược "Việt Nam hoá chiến
tranh". Hành quân càn quét là hình thức hoạt động chủ yếu để thực hiện bình định
(phụ lục 2).
Mỹ nguỵ khai thác triệt để những khó khăn của cách mạng miền Nam, lợi
dụng mùa mưa, việc tiếp tế của ta khó khăn, chúng tập trung lực lượng phản kích
quyết liệt nhằm tiêu diệt và đẩy lực lượng vũ trang của ta ra xa thành phố, thị xã
lùng sục, triệt phá các cơ sở bí mật của ta ở thành phố, thị xã. Trọng điểm là nhằm
vào đánh phá vùng biên giới, giới tuyến, các căn cứ, mật khu, các vùng lõm nằm


sâu trong vùng chúng kiểm soát, nhất là ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng
Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Công Tum, Đắc
Lắc ở miền Trung; Long Khánh, Phước Long, Bình Long, Tây Ninh, đặc biệt là
chiến khu Đ và C ở miền Đông Nam Bộ; Kiên Giang, Kiến Tường, Kiến Hoà đặc
biệt là vùng U Minh, Bảy Núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian này, hoạt động của địch trên chiến trường với tính chất phản
công quyết liệt; huỷ diệt tàn khốc hơn khi tiến hành "chiến tranh cục bộ" làm cho

cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề. Trên toàn miền Nam, đến cuối năm 1969
địch lập dược 5.800 ấp chiến lược, kiểm soát 10 triệu dân. Năm 1968 vùng giải
phóng và vùng làm chủ của ta gồm 1.140 xã với 7,7 triệu dân, đến cuối năm 1969
tụt xuống còn 590 xã với 4,7 triệu dân. Phần lớn vùng đồng bằng Nam Bộ bị địch
chiếm. Tại hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long vùng giải phóng từ 182 ấp, chỉ còn lại
1 ấp. Riêng Khu V địch kiểm soát thêm 46 vạn dân, lập thêm 237 khu dồn dân lập
ấp chiến lược, ta chỉ còn 84 vạn dân trong vùng giải phóng . Ở miền Trung Nam
Bộ (khu VIII) trong năm 1969 ta có 123 xã và 1.000 ấp giải phóng đến cuối năm
1969 ta chỉ còn 4 xã, 312 ấp. Từ năm 1969 đến đầu năm 1970, địch cho là thời kỳ
bình định đạt kết quả tốt nhất (phụ lục 3).
Trước sự phản kích đánh phá quyết liệt của kẻ thù, lực lượng vũ trang của ta ở
miền Nam bị thương vong nhiều. Trong khi đó, quân số tuyển tại chỗ để bổ sung
được rất ít, cả Nam bộ chỉ tuyển được 100 chiến sĩ mới (năm 1968 tuyển được
16.000 người). Khu V bộ đội địa phương giảm 2.000 người so với năm 1968 [10.
tr.341], trong khi đó chỉ tuyển được 1.500 người (năm 1968 tuyển được 8.000
người). Bộ đội địa phương ở các huyện, nhiều đại đội chỉ còn 10 chiến sĩ, có nhiều
tiểu đoàn tập trung của các tỉnh chỉ còn 100 chiến sĩ. Các sư đoàn chủ lực Miền bị
tổn thất không còn địa bàn đứng chân ở miền Nam phải trú chân trên đất bạn
Cămpuchia. Các đơn vị chủ lực ở Trị Thiên phải kéo ra Quảng Bình để củng cố,
một số đơn vị phải giải thể. Chỉ trong 2 năm 1968 đến 1970 có tới 10 vạn cán bộ,
chiến sĩ cơ sở của ta bị thương vong, con số thương vong trong thời gian này xấp
xỉ với số thương vong trong cuộc kháng chiến chống Pháp [3.tr. 327]. Do số quân
bị thiếu hụt nên các quân khu giảm đầu đơn vị. Khu VIII có 2 trung đoàn dồn lại
thành 1 trung đoàn. Khu IX có 3 trung đoàn dồn lại còn 1 trung đoàn và 1 tiểu


đoàn. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của ta kể từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến
nay [46.tr.394].
Trong bối cảnh chung lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cơ sở miền
Nam bị tổn thất lớn, ở Khu V, trong năm 1969 có 3.640 cán bộ, đảng viên các đảng

bộ địa phương hy sinh và bị bắt (bằng 2 lần số tổn thất năm 1968). Ở Nam Bộ, số
đảng viên bị tiêu hao trong 6 tháng đầu năm 1969 là 4.083 người, chiếm tỷ lệ 4,5%
so với tổng số (hy sinh 1.832, bị bắt 846, cán bộ là 1.080 đồng chí, chiếm tỷ lệ
4,59% so với tổng số cán bộ hiện có. Số hy sinh là 524 đồng chí trong đó có 1 khu
uỷ viên, 27 tỉnh uỷ viên; bị bắt là 229 đồng chí, trong đó có 3 khu uỷ viên, 4 tỉnh
uỷ viên [4.tr.257]. Đây là năm số đảng viên ở địa phương bị tổn thất nặng nhất
[14.tr.472]. Từ giữa năm 1969 đến đầu năm 1970 ở hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên
có 900 đảng viên, trong đó có 60 huyện uỷ viên sa vào tay địch, phần lớn bị chúng
giết hại. Ở miền Tây Nam Bộ, du kích các xã từ 85.000 người (tháng 9-1968) giảm
còn 21.000 người (tháng 9 - 1969), chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 1969 đã mất
15.000 người. Vùng nông thôn ven Sài Gòn bị lấn chiếm, lực lượng du kích ở đây
chỉ còn lại 1/3 so với năm 1968. Nhiều cơ quan huyện uỷ, tỉnh uỷ không có địa bàn
ổn định để đứng chân, phải di chuyển thường xuyên, gây trở ngại cho sự chỉ đạo
phong trào cách mạng, đường dây liên lạc khó khăn gián đoạn.
Vùng giải phóng bị thu hẹp các căn cứ bị uy hiếp, hành lang tiếp tế tại chỗ và
tuyến vận tải chiến lược 559 bị đánh phá ác liệt. Công tác tiếp tế hậu cần khó khăn
làm cho đời sống của bộ đội, nhân dân đã khó khăn thiếu thốn lại càng khó khăn
hơn. Ở Tây Nguyên, toàn bộ số gạo còn lại năm 1968 chỉ còn bằng 1/3 so với số
lượng tồn kho năm 1967. Dự trữ lương thực đến giữa năm 1969 chỉ đủ để nuôi bộ
đội trong khoảng một tuần. Lương thực dự trữ của Bộ chỉ huy Miền đến tháng 9 1969 cũng chỉ còn 2.000 tấn, số lương thực này không đủ cho bộ đội ăn trong một
tháng [9.tr.30].
Giữa lúc ta gặp nhiều khó khăn tổn thất thì địch kiểm soát được những vùng
đông dân nhiều của, bắt được nhiều lính tăng thêm lực lượng quân địa phương.
Năm 1968 chúng tuyển mộ được 171.000 quân, năm 1969 tuyển được 255. 975
quân, năm 1970 tuyển được 208.031 quân. Cả ba năm từ 1968 đến 1970 quân đội


Sài Gòn lập được 191 liên đội, 550 đại đội địa phương quân, 2337 trung đội nghĩa
quân [8.tr.199]. Mỹ nguỵ ra sức phát triển nhanh quân chủ lực, đặc biệt là các
thành phần binh chủng kỹ thật: không quân, thiết giáp, pháo binh. Năm 1968 quân

đội Sài Gòn chỉ có 30 tiểu đoàn cơ động, năm 1969 đã có tới 63 tiểu đoàn. Quân
địa phương đã đảm nhận được một phần nhiệm vụ "bình định", lực lượng cơ động
tại chỗ và cơ động chiến lược đã tăng lên 2 lần. Vì vậy, từ tháng 4 - 1969 Níchxơn
bắt đầu cho rút dần một bộ phận quân viễn chính về nước. Đến tháng 4 - 1970, 11
vạn quân chiến đấu Mỹ đã rút ra khỏi miền Nam Việt Nam (phụ lục 4).
Trước tình hình khó khăn ác liệt, trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và
chiến sĩ đã xuất hiện tư tưởng bi quan, ngại hy sinh, gian khổ có hiện tượng đào bỏ
ngũ về phía sau, thậm chí ra đầu hàng địch. Ở Nam bộ, chỉ tính trong 6 tháng đầu
năm 1969 đã có tới 37 cán bộ và 267 đảng viên đầu hàng địch [4.tr.257]. Khu IX
có 50 xã trong tổng số 250 xã có đảng viên bỏ chạy khỏi xã, 40 xã có 1 đến 2 đảng
viên, không có chi bộ. Toàn khu có 12.000 cán bộ, chiến sĩ bỏ hàng ngũ trở về nhà
(chưa tính tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh) [14.tr.471].
Trong tình hình đó, vấn đề giữ và sử dụng khối bộ đội chủ lực đặt ra gay gắt ở
tất cả các chiến trường. Mỹ nguỵ có ý đồ buộc chủ lực ta phải phân tán, đẩy chủ
lực ta ra ngoài biên giới. Trong nội bộ ta cũng nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau.
Một số cán bộ cho rằng cần thiết phải phân tán chủ lực thành những đơn vị nhỏ về
các địa phương chống bình định, giành dân vừa giải quyết khó khăn về hậu cần.
Một số khác thì cho rằng cần phải củng cố khối chủ lực để đánh tiêu diệt địch hỗ
trợ nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, nhưng việc bảo đảm hậu cần lại khó
khăn.
Cách mạng miền Nam đang đứng trước nhiều thử thách nghiêm trọng, so
sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường có sự thay đổi, "địch chiến ưu
thế hơn ta, từ thế bị động đến nay địch giành được thế chủ động. Phong trào ở
đồng bằng bị thất thế không còn ở thế tiến công liên tục rộng khắp" [40.tr. 444].
Sở dĩ có tình hình trên, là vì "về chỉ đạo chiến lược ta có nhiều khuyết điểm"
[3.tr.91]. Đó là đánh giá địch chưa đúng, chưa nhận thấy hết những âm mưu, thủ
đoạn mới của địch trong kế hoạch "bình định nông thôn", trong chiến lược "Việt


Nam hoá chiến tranh" để có chủ trương đối phó phù hợp, việc đánh giá địch, ta

chưa thật đầy đủ, chưa nhận thấy hết những khó khăn sau năm 1968. Không nắm
chắc phương châm chiến lược ba vùng, "ta sơ hở và có nơi đối phó chưa kịp thời,
nên chúng cũng đã làm được một phần một phần khá quan trọng kế hoạch củng cố
phòng ngự, "bình định"nông thôn. Do đó, chúng đã tăng cường được quân nguỵ,
phát triển lực lượng kìm kẹp, đánh phá cơ sở chính trị và các tuyến tiếp tế hậu cần
của ta" [18.tr. 216], làm cho cách mạng miền Nam khó khăn tổn thất trong một
thời gian dài.
Như vậy, trong thời gian cuối năm 1968 đầu năm 1969 địch ra sức tăng cường
chiến tranh cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Những hành động và thủ đoạn
chiến tranh của địch đã gây cho ta khó khăn nhiều mặt. Tình hình mới đặt ra cho
cách mạng miền Nam phải tiếp tục xây dựng và củng cố lực lượng quân sự, lực
lượng chính trị, duy trì và đẩy mạnh kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính
trị với đấu tranh ngoại giao làm thất bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"
giành thắng lợi quyết định.
1.2. Chủ trương của Đảng đẩy mạnh và kết hợp đấu tranh quân sự,
chính trị, ngoại giao giành thắng lợi quyết định
Đế quốc Mỹ là một tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh nhất
phe đế quốc chủ nghĩa, có âm mưu thâm độc, xảo quyệt và chiến lược toàn cầu
phản cách mạng. Vì vậy, để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta chủ trương
tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, kết hợp sức mạnh của
dân tộc với sức mạnh của thời đại. Với phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng
ta là đánh lâu dài, vận dụng linh hoạt phương châm chỉ đạo đấu tranh trong từng
vùng chiến lược, ở từng giai đoạn của cuộc chiến tranh. Biết kết hợp chặt chẽ các
mặt đấu tranh, đặc biệt là đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Kết hợp đánh
Mỹ ở miền Nam với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng ta đã lãnh đạo
quân và dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, ngụy qua các
giai đoạn của cuộc kháng chiến .
Sau ngày 20-7-1954, kết hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, các hoạt
động quốc tế và đấu tranh ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta đòi địch phải chấp



hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Đảng ta chỉ đạo từng bước xây dựng lực
lượng cách mạng mọi mặt, tích cực đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ
trang tự vệ khi cần thiết và thực hiện đấu tranh quân sự đưa cách mạng miền Nam
từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến
lược Aixenhao của đế quốc Mỹ (1954 - 1960). Bị thất bại đế quốc Mỹ phải thay
đổi chiến lược chiến tranh, trước tình hình đó Đảng tiếp tục duy trì kết hợp đấu
tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Đặc biệt là Đảng quyết định đưa đấu tranh
quân sự lên song song với đấu tranh chính trị, đáp ứng và phù hợp với yêu cầu mới
của cuộc kháng chiến, từng bước làm thất bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
(1961 - 1964) của Mỹ. Liên tiếp bị thất bại buộc đế quốc Mỹ phải tiến hành một
chiến lược, chiến tranh mới, thay thế cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đó là
chiến lược "chiến tranh cục bộ" và leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân,
hải quân. Với sự chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự trên các chiến
trường và đấu tranh chính trị của quần chúng ở các thành phố, thị xã cùng hoạt
động quốc tế, đấu tranh ngoại giao của Đảng để nhân dân thế giới nhận thức đúng
và ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, mặc dù
chiến lược "chiến tranh cục bộ" với nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt song nó
cũng chỉ là sản phẩm của thế thua, thế bị động và là chiến lược chứa đầy mâu
thuẫn và bế tắc. Nên nó cũng bị phá sản trước sức mạnh tổng hợp của đấu tranh
quân sự, chính trị, ngoại giao.
Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ chấp nhận xuống thang chiến tranh, nhưng lại
cố tạo nên một thế mạnh nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược, tiếp tục duy trì chủ
nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam với hình thức mức độ khác, bằng chiến
lược "Việt Nam hoá chiến tranh ".
Trước những âm mưu thâm độc, xảo quyệt về chính trị, quân sự, và ngoại
giao trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh " của Mỹ. Để tháo gỡ tình hình
khó khăn, từng bước khôi phục lực lượng và thế trận cho cách mạng miền Nam
tiến lên giành thắng lợi quyết định. Tháng 5 - 1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã họp bàn về tình hình nhiệm vụ mới. Bộ

Chính trị nhận định: "Đế quốc Mỹ đã bị những thất bại nặng nề về mọi mặt, ý chí
xâm lược của chúng đã bị lung lay rõ rệt, chúng đã buộc phải xuống thang chiến


tranh từng bước, khó lòng duy trì cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô hiện nay
trong một thời gian dài và nhất định sẽ thất bại. Tuy nhiên bản chất chúng rất
ngoan cố, chúng còn có tiềm lực, còn có lực lượng lớn trên chiến trường, còn giữ
được vị trí và khu vực quan trọng, cho nên chúng mong muốn xuống thang trên thế
mạnh để giải quyết chiến tranh bằng thương lượng với điều kiện có lợi cho
chúng"[21.tr.126].
Phân tích tình hình thực tế diễn biến trên chiến trường, chỉ rõ nhưng âm mưu,
thủ đoạn và những hành động cụ thể của địch, Bộ Chính trị dự kiến: giới cầm
quyền Nhà Trắng và Lầu Năm góc có thể sẽ lựa chọn cách thức "kết thúc" vai trò
của Mỹ đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam theo một trong hai khả năng:
Một là, trong quá trình xuống thang chiến tranh, Mỹ càng bị tổn thất nặng nề
và gặp khó khăn lớn hơn. Vì vậy, buộc phải kết thúc chiến tranh sớm bằng một giải
pháp chính trị mà chúng không thể không chấp nhận được.
Hai là, nếu ta tiến công không đủ mạnh, Mỹ sẽ cố kéo dài cuộc chiến tranh ở
miền Nam trong một thời gian để tìm cách xuống thang trên thế mạnh, trước khi
chịu thua và chấp nhận một giải pháp chính trị. Đối với trường hợp Mỹ cố tình kéo
dài thời gian chiến tranh để gây sức ép với ta, rất có thể chúng sẽ tiến hành cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc một lần nữa bằng không quân trong một khoảng
thời gian và phạm vi hạn định, hoặc mở rộng chiến sự sang Lào và Campuchia.
Song cuộc chiến tranh dù diễn ra theo khả năng nào cũng đều phụ thuộc một
cách trực tiếp và chặt chẽ vào sức mạnh tiến công của quân và dân ta trên cả ba
mặt quân sự, chính trị, ngoại giao và những khó khăn về quân sự, chính trị, tài
chính kinh tế do cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra cho nước Mỹ. Vì vậy, Bộ Chính
trị khẳng định: "Chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên, đẩy
mạnh tiến công toàn diện và liên tục, tiến lên một buớc rất cơ bản, đánh bại ý chí
xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp

giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn"
[21.tr.134].
Để chủ động đón bắt thời cơ chiến lược lớn, Bộ Chính trị chủ trương: "Động
viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát


huy thắng lợi đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy
mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với tiến công ngoại giao, ra sức xây dựng lực
lượng quân sự và chính trị, phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên
tục và mạnh mẽ làm thất bại các mục tiêu và biện pháp chiến lược phòng ngự của
địch; đánh baị âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương "phi Mỹ
hoá" chiến tranh của chúng" [21.tr.134-135], nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
đặt ra là:
Đánh mạnh, đánh thật đau quân Mỹ, đánh cho Mỹ phải rút quân. Đánh vào
quân đội Sài Gòn, tiêu diệt bộ phận ngoan cố nhất trong bộ máy chính quyền các
cấp và quân đội của chúng, đánh cho chúng phải suy sụp không thể làm được
nhiệm vụ "quét và giữ", không thể củng cố được lực lượng để thay thế quân Mỹ.
Ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh,
bố trí trên một thế trận tiến công chiến lược ngày càng mạnh. Tiếp tục đánh đổ và
làm suy yếu hệ thống chính quyền các cấp của chế độ Việt Nam cộng hoà, thành
lập chính quyền cách mạng trung ương.
Đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải từ bỏ ý đồ kết thúc chiến tranh
trên thế mạnh và sớm chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ về nước và chấp
nhận một giải pháp chính trị.
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên, Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: các cấp,
các địa phương và lực lượng vũ trang cần kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự,
kết hợp với xây dựng và củng cố lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh chính trị và xây
dựng lực lượng chính trị; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với tiến công
chính trị nhằm giữ và tạo thế cho ta.
Để tăng cường hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền

tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đại hội Quốc dân miền
Nam đã được tiến hành vào tháng 6-1969. Đại hội đã thông qua chương trình hành
động với nội dung cơ bản là: Lãnh đạo toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, đẩy
mạnh đấu tranh quân sự và chính trị để tạo cơ sở cho việc đàm phán ở Hội nghị
Pari, Đại hội nhất trí với lập trường 5 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam.


Trên cơ sở chủ trương của Bộ Chính trị (tháng 5 - 1969), để từng bước tháo
gỡ khó khăn trên chiến trường, tháng 7 - 1969, Hội nghị lần thứ chín của Trung
ương Cục miền Nam đã được tiến hành. Hội nghị một lần nữa khẳng định ý nghĩa
thắng lợi to lớn trong hơn một năm qua trên các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao
của quân và dân ta ở miền Nam. Đồng thời Trung ương Cục cũng chỉ rõ tình trạng
khủng hoảng về chiến lược của Mỹ, nguỵ bên cạnh đó cũng vạch rõ những khuyết
điểm của ta như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đòn quân sự với chính trị và
ngoại giao... Hội nghị cho rằng, nguyên nhân chính là do các cấp lãnh đạo thời
gian qua chưa nhận thức đầy đủ, chưa linh hoạt sáng tạo trong vận dụng những chủ
trương của Trung ương, Bộ Chính trị vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể, chưa thấy hết
âm mưu thủ đoạn mới của địch. Vì vậy mặc dù đã có những nỗ lực lớn, nhưng kết
quả giành được thắng lợi còn rất hạn chế.
Trên cơ sở đánh giá tình hình của cách mạng miền Nam, Hội nghị xác định
nhiệm vụ cho quân và dân miền Nam trong thời gian tới là: "Động viên nỗ lực phi
thường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, ra sức phát huy thắng lợi đã đạt
được, kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, nhược điểm, nắm vững và sáng
tạo thời cơ, tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa với ba mũi giáp
công... kết hợp với tiến công ngoại giao, khẩn trương xây dựng lực lượng quân sự
và chính trị, phát triển thế tiến công chiến lược một cách toàn diện liên tục và
mạnh mẽ..., đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp..."[12.tr.114].
Tiếp đó, tháng 1 - 1970 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng lãnh đạo của cách

mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị khẳng định những thắng lợi mà
quân và dân ta ở miền Nam đã giành được, đồng thời phân tích những khuyết điểm
và nguyên nhân trong thời gian qua. Về âm mưu thủ đoạn của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn, Hội nghị Trung ương 18 cơ bản nhất trí với nhận định, đánh giá của Bộ
Chính trị đưa ra tại hội nghị tháng 5 - 1969. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho cách
mạng miền Nam trong năm 1970 và những năm tiếp theo là: "Động viên sự nỗ lực
cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi
đã đạt đựơc, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược
tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và


tiến công chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao vừa tiến công địch vừa ra sức
xây dựng lực lượng quân sự và chính trị ngày càng lớn mạnh" [12.tr.140-141]. Về
phương châm hành động, Trung ương nhấn mạnh đến việc kết hợp chặt chẽ linh
hoạt giữa tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao.
Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đánh dấu bước
chuyển biến quan trọng về sự chỉ đạo của Đảng trước tình hình mới. Hội nghị tổng
kết thực tiễn cuộc đấu tranh đã qua, rút ra những kinh nghiệm sâu sắc trong vận
dụng đường lối chiến tranh của Đảng, mở ra phương hướng mới khắc phục những
khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho thắng lợi trong năm 1970 và những năm tiếp
theo.
Như vậy, để tháo gỡ khó khăn tiếp tục đưa cách mạng miền Nam phát triển
tiến tới giành thắng lợi quyết định, chủ trương của Đảng thể hiện trong các Hội
nghị của Bộ Chính trị, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giai đoạn này
là: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, nhất là lực lượng chính
trị, lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu
tranh ngoại giao.
Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao là chủ trương nhất
quán của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Đặc biệt là trong giai đoạn 1969 - 1973, trước âm mưu quân sự, chính trị,

ngoại giao xảo quyệt của Mỹ trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" Đảng
chủ trương đẩy mạnh sự kết hợp đấu tranh quân sự , chính trị , ngoại giao và chỉ
đạo sự kết hợp đó một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo đánh cho Mỹ phải rút hết
quân giành thắng lợi quyết định.
Chủ trương kết hợp các hình thức đấu tranh, nhất là đấu tranh quân sự, chính
trị, ngoại giao giành thắng lợi quyết định tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đó là sản phẩm của nhận thức đúng đắn về
vị trí, vai trò mối quan hệ giữa các hình thức đấu tranh trong quá trình tiến hành
chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Đó là sự kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo
những kinh nghiệm trong lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta trong điều kiện
mới. Chủ trương đó được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm sau 40 năm lãnh


đạo cách mạng của Đảng. Đó là sự vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư
tưởng tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện - nét đặc sắc độc đáo
trong tư tưởng quân sự của Người. Đó cũng là sự nhận thức và vận dụng trung
thành và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh cách
mạng trong hoàn cảnh thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai
đoạn 1969 - 1973.
Đấu tranh quân sự là "lĩnh vực đấu tranh có liên quan đến việc sử dụng vũ khí
và lực lượng vũ trang trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. Trong
chiến tranh, đây là lĩnh vực chủ yếu, giữ địa vị chi phối và được kết hợp với các
lĩnh vực đấu tranh khác như chính trị, kinh tế, ngoại giao, tâm lý tư tưởng... nhằm
tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng địch. Trong thời kỳ chuẩn bị chiến
tranh, đây là lĩnh vực đấu tranh cần thiết và quan trọng nhằm tạo nên thế và lực có
lợi hơn địch, giành chủ động trong mọi tình huống" [16.tr.196].
Đấu tranh quân sự nhằm thực hiện mục đích chính trị nhất định, bởi lẽ "chiến
tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn khác bạo lực vũ trang". Đấu tranh
quân sự là hình thức đấu tranh đặc trưng của chiến tranh, nó giữ vai trò trực tiếp
quyết định đến việc tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của đối phương.

Cùng với đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự là hai hình thức đấu tranh cơ bản
của bạo lực cách mạng, nó luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau. Ngoài nhiệm vụ
đấu tranh tiêu diệt lực lượng và phương tiện chiến tranh của đối phương, đấu tranh
quân sự còn có nhiệm vụ quan trọng là giữ đất, giành dân, bảo vệ dân, hỗ trợ cho
quần chúng đấu tranh chính trị và nổi dậy giành chính quyền.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh quân sự vẫn là "một mặt
đấu tranh cơ bản và giữ vị trí ngày càng quan trọng. Nhiệm vụ của nó một mặt là
tiến công địch mạnh mẽ, dồn dập, phát triển thanh thế tổng công kích rộng khắp
với các đòn đánh của bộ đội chủ lực kết hợp chặt chẽ với tác chiến của bộ đội địa
phương và du kích trên các hướng và các mục tiêu nhất định, tiêu diệt nhiều sinh
lực địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, đồng thời ra sức kiềm
chế và phân tán lực lượng của địch, đánh bại chiến lược, chiến thuật phòng ngự
của chúng; một mặt phối hợp với đấu tranh chính trị và binh vận giúp sức cho khởi


nghiã giành thắng lợi ở hướng trọng điểm và các hướng khác, đánh cho Mỹ phải
rút quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp [21.tr.136].
Trong kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại
giao, đấu tranh quân sự là hình thức chủ yếu trực tiếp quyết định trong quá trình
tiến hành cuộc kháng chiến. Đây là quy luật cơ bản trong chiến tranh nhân dân
chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ thực hiện chiến tranh
xâm lược thực dân kiểu mới, giấu mặt trá hình với những âm mưu quân sự, chính
trị, ngoại giao xảo quyệt nhằm che giấu bộ mặt thật của chúng, đánh lừa dư luận
thế giới và nhân dân Mỹ. Những biện pháp cơ bản, chủ yếu xuyên suốt trong quá
trình tiến hành chiến tranh xâm lược vẫn là quân sự; đưa quân viễn chinh và chư
hầu vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường miền Nam (từ năm 1965). Điều này
phản ánh mâu thuẫn không thể khắc phục trong âm mưu thực dân mới của đế quốc
Mỹ, đó là mâu thuẫn giữa mục đích chính trị với biện pháp quân sự. Chính vì đế
quốc Mỹ sử dụng biện pháp quân sự là chủ yếu, cho nên chúng ta phải đánh thắng

địch về quân sự mới giành được thắng lợi cho kháng chiến. Lãnh đạo toàn dân tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta cũng nhận thức rõ là: chỉ
bằng sức mạnh quân sự và tiến công quân sự thì không thể thắng kẻ thù mạnh hơn
ta gấp nhiều lần, cả về kinh tế và quân sự. Mà phải tiến công địch toàn diện cả về
quân sự, chính trị, ngoại giao và các hình thức đấu tranh khác tạo sức mạnh tổng
hợp chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Đấu tranh chính trị là "phương pháp đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân
dân không vũ trang (bãi công, bãi chợ, bãi khoá, mít tinh, biểu tình thị uy...) chống
lại chính quyền nhà nước nhằm mục đích nhất định. Ở Việt Nam trong kháng chiến
chống Pháp, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đấu tranh chính trị
được tiến hành với nhiều hình thức phong phú: hợp pháp, nửa hợp pháp, không
hợp pháp; kết hợp với đấu tranh vũ trang và cùng với đấu tranh vũ trang, trở thành
một trong hai hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định đối với thắng lợi
của chiến tranh" [41.tr.257].


Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đấu tranh chính trị là một hình thức
đấu tranh cơ bản góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Đấu tranh
chính trị làm cho quần chúng hiểu rõ đường lối kháng chiến chống Mỹ, đoàn kết
một lòng xung quanh Đảng đấu tranh chống kẻ thù chung của toàn dân tộc. Đấu
tranh chính trị vạch rõ âm mưu, thủ đoạn thực dân mới của đế quốc Mỹ, và bè lũ
tay sai bán nước, làm thất bại âm mưu "ViệtNam hoá chiến tranh" của chúng. Đấu
tranh chính trị góp phần xây dựng, củng cố hậu phương chiến tranh, xây dựng cơ
sở chính trị, căn cứ địa cách mạng cho kháng chiến. Xây dựng và phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, liên minh chặt chẽ ba nước Đông Dương
chiến đấu chống kẻ thù chung. Thắng lợi của đấu tranh chính trị cùng với đấu tranh
quân sự thu hẹp vùng chiếm đóng, vùng tạm chiếm của địch, mở rộng vùng giải
phóng của ta. Đấu tranh chính trị tạo cơ sở mở rộng địa bàn hoạt động của lực
lượng vũ trang, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang, cùng với đấu tranh quân sự
giành thắng lợi quyết định, tạo thế mạnh cho đấu tranh ngoại giao.

Trong giai đoạn 1969 - 1973, đấu tranh chính trị có khả năng rất to lớn, đặc
biệt là "trong lúc địch phải xuống thang đang tìm cách rút quân Mỹ ra, tinh thần
địch đang xuống dốc, nội bộ đang mâu thuẫn gay gắt và phân hoá mạnh, tình hình
chính trị ngay trong các đô thị có thể có những chuyển biến đột ngột, tiến công
chính trị phải nắm vững thời cơ, kết hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và binh
vận, tiến công về ngoại giao, phát triển thế tiến công rộng khắp và mạnh mẽ từ
thấp đến cao, từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và thành thị tiến lên tổng khởi
nghĩa, từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi lớn nhất.
Nếu tiến công và bao vây thành thị là một thế trận mới trong thời kỳ này thì sự
phát triển mạnh mẽ của đấu tranh chính trị ở thành thị, của khởi nghĩa từng phần
tiến lên tổng khởi nghĩa là một đặc điểm quan trọng của thế trận đó để đưa cách
mạng đến thắng lợi" [21.tr.136].
Như vậy trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cũng như trong
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò
của đấu tranh chính trị. Trong giai đoạn 1969 - 1973 trước âm mưu thâm độc xảo
quyệt của đế quốc Mỹ thì vai trò của đấu tranh chính trị càng được nâng cao.


Cùng với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao luôn
được Đảng ta đánh giá đúng vị trí, vai trò và coi trọng đấu tranh ngoại giao là một
biểu hiện đặc biệt của đấu tranh chính trị dưới một hình thức khác, đấu tranh bằng
lý lẽ để góp phần chiến thắng kẻ thù.
Đấu tranh ngoại giao góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho cuộc
kháng chiến, tuyên truyền mục đích chính nghĩa tiến hành chiến tranh của nhân
dân Việt Nam, làm cho nhân dân thế giới biết đến và hiểu rõ bản chất "cuộc chiến
tranh ăn cướp bẩn thỉu" của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Từ đó tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.
Hoạt động ngoại giao thời chiến thực hiện mục tiêu thêm bạn bớt thù, tìm
kiếm thêm bạn đồng minh cho cách mạng, kể cả đồng minh chiến lược và đồng

minh có điều kiện. Đồng thời góp phần phân hoá cô lập, lợi dụng mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ thù để làm giảm sút sức mạnh của chúng, thực hiện sách lược hoà
hoãn, đàm phán trong những điều kiện cụ thể, triệt để tận dụng thời cơ để đưa cách
mạng từng bước tiến lên. Cùng với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao phát
huy tốt tác dụng sẽ góp phần đẩy nhanh và khuyếch trương thắng lợi, hạn chế
những tổn thất trong chiến tranh, giảm bớt sự đổ máu trên chiến trường, đồng thời
góp phần giữ vững nguyên tắc hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để xây
dựng đất nước.
Trong giai đoạn 1969 - 1973, đấu tranh ngoại giao là một mặt trận đấu tranh
quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Đấu tranh ngoại giao "có nhiệm vụ phát huy thế
thắng và thế chủ động của ta, tiến công một kẻ địch đang thất bại, bị động về mọi
mặt và phải xuống thang; phát huy thắng lợi quân sự và chính trị trên chiến trường,
phát huy thế mạnh của ta trên trường quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ lớn
nhất của nhân dân tiến bộ trên thế giới kể cả nhân dân Mỹ, triệt để lợi dụng những
mâu thuẫn và bế tắc của địch [21.tr.137]. Đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn này
đã làm cho tình hình hậu phương của Mỹ ngày càng bất lợi cho chúng, làm cho
chúng ngày càng bị cô lập, lúng túng và bị động. Vì vậy, đấu tranh ngoại giao phải
nắm vững thời cơ, phối hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị,


×