CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTƯ
Bộ đội Biên phòng
BĐBP
Chính trị quốc gia
CTQG
Chủ nghĩa đế quốc
CNĐQ
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Chủ quyền an ninh
CQAN
Công tác đảng, công tác chính trị
CTĐ,CTCT
Di cư tự do
DCTD
Học viện Chính trị Quân sự
HVCTQS
Khu vực biên giới
KVBG
Lực lượng vũ trang
LLVT
Nhà xuất bản
Nxb
Quân đội nhân dân
QĐND
Quân nhân chuyên nghiệp
QNCN
Trang
tr
Uỷ ban nhân dân
UBND
Vận động quần chúng
VĐQC
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng nhân dân; nhân dân luôn là lực lượng có ý nghĩa quyết
định đối với sự thành bại của cách mạng.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh đại
đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh to lớn để giành thắng lợi trong các cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm để bảo vệ CQAN biên giới của Tổ quốc cũng như trong xây
dựng đất nước. Đảng và quân đội ta luôn coi nhiệm vụ VĐQC nhân dân tham gia
bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là yêu cầu khách quan và cấp bách trong mọi
giai đoạn của cách mạng.
BĐBP là LLVT cách mạng của Đảng và Nhà nước, là lực lượng nòng cốt
chuyên trách bảo vệ CQAN biên giới quốc gia. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
thiêng liêng đó, BĐBP đã vận dụng nhiều biện pháp khác nhau; trong đó biện pháp
cơ bản quan trọng và có hiệu quả nhất là vận động nhân dân tham gia bảo vệ biên
giới. Gần nửa thế kỷ qua, BĐBP luôn vận dụng tốt biện pháp VĐQC xây dựng
phòng tuyến nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên KVBG.
KVBG các tỉnh Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của cả nước. Trong nhiều năm
qua, CNĐQ và các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn chống phá cách mạng
nước ta làm ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở KVBG Tây Nguyên. Một trong những biểu hiện của tình trạng mất
ổn định trên KVBG các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là hiện tượng DCTD của nhân
dân từ địa bàn này sang địa bàn khác, từ nội địa ra biên giới và cả tình trạng vượt
biên giới trái phép sang cư trú, làm ăn trên lãnh thổ nước láng giềng.
Vận động đồng bào các dân tộc KVBG Tây Nguyên phòng, chống DCTD
trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp bách nhằm quản lý, bảo vệ CQAN lãnh
thổ quốc gia và ổn định tình hình dân cư ở KVBG.
BĐBP đã VĐQC nhân dân phòng, chống DCTD và thu được những kết quả
quan trọng góp phần xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ biên giới quốc gia.
Tuy nhiên hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các
tỉnh Tây Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác VĐQC
phòng, chống DCTD ở KVBG các tỉnh Tây Nguyên hiện nay có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiệu quả công tác dân vận của QĐND Việt Nam nói chung và công tác
VĐQC tham gia bảo vệ CQAN biên giới quốc gia của BĐBP nói riêng luôn là vấn
đề lớn được các nhà khoa học cũng như đội ngũ cán bộ hoạt động thực tiễn trong
và ngoài quân đội nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp
to lớn về lý luận và được vận dụng tốt trong hoạt động thực tiễn. Tiêu biểu là: Thạc
sĩ Phạm Văn Đáng, “Nâng cao chất lượng công tác VĐQC của BĐBP tỉnh Lào
Cai hiện nay”, đề tài khoa học cấp khoa, HVCTQS, 2000. Tiến sĩ Đặng Vũ Liêm,
“Nâng cao hiệu quả công tác VĐQC của BĐBP trong đấu tranh phòng, chống
truyền đạo trái phép ở địa bàn biên giới Tây Bắc hiện nay”, đề tài khoa học cấp
TCCT, Hà Nội, 2002. Tiến sĩ Đặng Vũ Liêm, “BĐBP với công tác đấu tranh
phòng, chống truyền đạo trái phép và DCTD ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
KVBG Tây Bắc, Tây Nguyên”, đề tài khoa học cấp TCCT, Hà Nội, 2002. Nguyễn
Minh Mẫn, “Công tác VĐQC Công giáo tham gia bảo vệ CQAN vùng biển - đảo
của BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong tình hình mới”, đề tài cấp Bộ tư lệnh
BĐBP, 2001.
Những công trình khoa học trên đã nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về
công tác VĐQC tham gia bảo vệ CQAN biên giới quốc gia của BĐBP, đây là
những tài liệu khoa học có giá trị giúp cho tác giả nghiên cứu tham khảo, chọn lọc
và kế thừa.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống hiệu
quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD của BĐBP ở các tỉnh Tây Nguyên. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài: “Hiệu quả công tác vận động quần chúng phòng chống
di cư tự do ở khu vực biên giới của bộ đội biên phòng các tỉnh Tây Nguyên hiện
nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả công
tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG
của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên.
- Nhiệm vụ:
+ Luận giải làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức công tác VĐQC
và hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh
Tây Nguyên.
+ Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua, rút ra nguyên nhân
và những bài học kinh nghiệm.
+ Xác định phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu
quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên.
+ Phạm vi nghiên cứu: các hoạt động VĐQC và hiệu quả VĐQC phòng,
chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên trong đó đặc biệt đi sâu
vào công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở khu vực này từ năm 1998 đến 2002.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
quần chúng và công tác VĐQC; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ Quân sự
Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ tư lệnh BĐBP về lãnh đạo,
chỉ đạo công tác dân vận của LLVT nói chung và đối với công tác VĐQC tham gia
bảo vệ CQAN biên giới của BĐBP nói riêng; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên; các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo
chuyên đề về công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG và kết quả điều tra,
khảo sát thực tế của tác giả ở một số đơn vị BĐBP Tây Nguyên.
- Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác –
Lênin, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp cấu
trúc, phương pháp sử dụng chuyên gia, phương pháp so sánh, tổng hợp và coi
trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
5. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa học để giúp cấp uỷ,
người chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ BĐBP các tỉnh Tây Nguyên lãnh đạo, chỉ đạo và
thực hiện có hiệu quả các nội dung, biện pháp, hình thức công tác VĐQC phòng,
chống DCTD ở KVBG.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ,CTCT ở các nhà trường trong quân đội.
6. Kết cấu của luận văn
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VẬN
ĐỘNG QUẦN CHÚNG PHÒNG, CHỐNG DI CƯ TỰ DO Ở KHU VỰC
BIÊN GIỚI CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
1.1. Công tác vận động quần chúng phòng, chống di cư tự do và hiệu quả công
tác vận động quần chúng phòng, chống di cư tự do ở khu vực biên giới của bộ
đội biên phòng các tỉnh Tây Nguyên
1.1.1. Di cư tự do và công tác vận động quần chúng phòng, chống di cư tự
do ở khu vực biên giới của bộ đội biên phòng các tỉnh Tây Nguyên
* Di cư tự do ở KVBG các tỉnh Tây Nguyên
Hiện tượng du canh du cư vốn là tập quán lạc hậu lâu đời của các dân tộc
thiểu số sống theo phương thức canh tác đốt nương làm rẫy ở các vùng rừng núi
nước ta. Do thói quen du canh, du cư còn nặng nề, đời sống khó khăn; bên cạnh đó
lại có sự tác động từ các phần tử xấu nên tình hình DCTD ở KVBG của một bộ
phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang có diễn biến phức tạp. Thời gian qua,
hiện tượng DCTD diễn ra đồng thời ở nhiều khu vực với nhiều hình thức khác
nhau, có cả người từ nơi khác đến KVBG và có cả người cư trú ở KVBG DCTD
đến địa bàn khác.
Di cư theo Đại từ điển Tiếng Việt là “dời, chuyển đến nơi khác để sinh
sống”[42,533]; còn “tự do” theo nghĩa trong cụm từ “DCTD” được hiểu là “tự do
chủ nghĩa” tức là “chỉ muốn làm theo ý riêng, không chịu sự ràng buộc vào những
nguyên tắc tổ chức dẫn đến vô tổ chức, vô kỷ luật”[42,1763].
Từ những thành tố trên, có thể hiểu “DCTD ở KVBG” là hiện tượng nhân
dân tự động di chuyển chỗ ở, nơi sản xuất từ nội địa vào KVBG, hoặc vượt biên
giới trái phép sang cư trú, làm ăn ở nước láng giềng vì mục đích kinh tế, vì quan hệ
dân tộc, thân tộc, dòng họ hoặc do kẻ địch và các phần tử xấu lừa gạt, thúc ép phải
di chuyển, gây nên tình hình phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
ở KVBG.
Hiện tượng DCTD diễn ra hết sức phức tạp, không theo một chiều hướng nhất
định nào. Có thể có sự di chuyển của một bộ phận nhân dân từ các tỉnh, huyện ở nội
địa vào làm ăn, cư trú ở KVBG; lại có bộ phận nhân dân (chủ yếu thuộc dân tộc
H’Mông) từ KVBG các tỉnh phía Bắc di chuyển vào tạo thành cụm dân cư bất hợp
pháp ở KVBG các tỉnh Tây Nguyên (số này chủ yếu ở KVBG các tỉnh Lai Châu, Sơn
La, Thanh Hoá, Nghệ An vào KVBG tỉnh Đắc Lắc).
Theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến nay đã có 4.656 hộ với 24.487 khẩu
từ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên. Riêng 3 tháng đầu năm 2002 đã có 483 hộ với
2.692 khẩu di cư vào Đắc Lắc. Đồng thời lại xảy ra hiện tượng đồng bào các dân
tộc thiểu số ở KVBG các tỉnh Tây Nguyên tự ý vượt biên giới sang cư trú và sinh
sống bất hợp pháp trên lãnh thổ nước bạn Lào và Vương quốc Campuchia. Đặc
biệt sau vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên tháng 02 năm 2001, số người ở KVBG
các tỉnh Tây Nguyên vượt biên giới trái phép sang Campuchia tăng lên một cách
đột biến trong thời gian ngắn. Đồng thời tình trạng “vượt biên giới ngược”, nhân
dân nước láng giềng vượt biên giới vào lãnh thổ Việt Nam cư trú và làm ăn ở
KVBG; số người này chủ yếu từ các xã, bản biên giới của nước bạn Lào vượt biên
giới sang KVBG tỉnh Kon Tum. Trong 6 tháng đầu năm 2003 đã có 40 hộ 62 khẩu
là người Lào vượt biên giới sang cư trú trái phép ở KVBG tỉnh Kon Tum, số người
này chủ yếu tập trung ở huyện Sa Thầy.
Các hoạt động DCTD ở KVBG đều trái với chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trái với quy định của địa phương, trái với quy chế
về cư trú, hoạt động trong KVBG và quy định về qua lại biên giới.
Qua nghiên cứu cho thấy DCTD có nguyên nhân sâu xa từ tập quán truyền
thống lạc hậu của một bộ phận các dân tộc thiểu số, sống chủ yếu dựa vào phát
nương rẫy, săn bắt và khai thác lâm sản. Khi nguồn tài nguyên sẵn có đã trở nên
cạn kiệt họ lại tiếp tục ra đi tìm vùng đất mới. Trong khi đó ở KVBG các tỉnh Tây
Nguyên cho đến nay vẫn đang tồn tại những vùng rừng núi hoang dã chưa có sự
khai phá của con người. Nguồn tài nguyên rừng ở đây còn phong phú và đa dạng,
đó chính là “miền đất hứa” đối với bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số quen sống du
canh du cư, phá rừng để sinh sống.
Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng DCTD là do điều kiện kinh tế khó
khăn, đất đai canh tác bạc màu, năng suất lao động quá thấp, sản xuất hàng hoá
chưa phát triển; các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giành cho vùng
cao, vùng sâu, vùng xa hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến đáng kể
trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra cho thấy trong
tổng số 3125 hộ = 15625 khẩu DCTD từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên thì có
1108 hộ = 5540 khẩu (chiếm 35,45%) là vì lý do kinh tế, đời sống.
Một nguyên nhân quan trọng khác là CNĐQ đứng đầu là Mỹ cấu kết với các
thế lực phản động trong và ngoài nước luôn tìm mọi thủ đoạn tinh vi thâm độc
nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng đặc biệt coi trọng thực hiện chiến
lược “DBHB” để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Lừa phỉnh, dụ dỗ
đồng bào dân tộc thiểu số “đi tìm Tổ quốc” hoặc lợi dụng thần quyền, giáo lý để ép
buộc đồng bào di cư đến những khu vực có đạo Tin lành, truyền bá trái phép đạo
“Tin lành Đề Ga” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở KVBG. Qua điều tra của
BĐBP những năm qua thấy rằng tình trạng DCTD của người dân tộc thiểu số các
tỉnh biên giới phía Bắc vào Tây Nguyên đều có liên quan đến hoạt động của đạo
Tin lành. Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm 1999 đến 3 tháng đầu năm 2002 đã
có 2017 hộ với 11.320 khẩu là người dân tộc H’Mông ở các tỉnh biên giới phía Bắc
DCTD vào tỉnh Đắc Lắc. Hiện nay 9/10 huyện của tỉnh Đắc Lắc có đồng bào dân
tộc H’Mông di cư đến, trong đó có 921 hộ với 5234 khẩu là tín đồ đạo Tin lành.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, theo số liệu thống kê đến hết tháng 6 năm 2002,
số lượng tín đồ theo đạo Tin lành có khoảng 56.000 người trong đó số tín đồ là
người dân tộc thiểu số có khoảng 40.000 người. Tình trạng DCTD phát triển rất
phức tạp và liên quan chặt chẽ với hoạt động truyền bá trái phép đạo Tin lành. Kết
quả điều tra cho thấy 10/10 xã, thị trấn của huyện Chư Sê thường xuyên có người
vượt biên giới trái phép sang Ô Đa Đao (Campuchia) để nghe truyền đạo và lấy
kinh thánh. Người Việt Nam sang đây đều được bọn cốt cán trong đạo Tin lành
gặp gỡ, bồi dưỡng kiến thức về đạo Tin lành và kích động để chống lại sự tuyên
truyền và quản lý của chính quyền ta.
Một nguyên nhân nữa là sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong công tác quản lý
của chính quyền các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Phần lớn đội ngũ làm công tác quản
lý ở cơ sở còn bị hạn chế về năng lực và nghiệp vụ chuyên môn. Có cán bộ còn
thiếu gương mẫu trong chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước (trong đó có chính sách định canh, định cư) gây mất lòng tin
của dân; sự tác động khác từ bên ngoài làm cho một số đồng bào dân tộc thiểu số
phải di cư đến khu vực khác để cư trú và sinh sống.
Bên cạnh đó, công tác nắm tình hình, phát hiện các dấu hiệu DCTD của
BĐBP còn nhiều hạn chế; chưa thật sự nhạy bén trong hoạt động làm tham mưu
cho cấp uỷ, chính quyền địa phương cũng như trong phối hợp với các ngành, đoàn
thể để tuyên truyền vận động nhân dân nhằm phòng ngừa và ngăn chặn từ gốc hiện
tượng DCTD.
Tình trạng DCTD, kể cả DCTD từ nơi khác đến và từ KVBG đi nơi khác
đều gây nên hậu quả phức tạp và nặng nề. DCTD gây nên tình trạng lộn xộn về
phân bố dân cư trái với chủ trương định canh, định cư của Đảng và Nhà nước. Một
bộ phận những người DCTD là đối tượng có tiền án, tiền sự ở quê cũ, lợi dụng di
cư đến các KVBG xa xôi, hẻo lánh để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Mặt
khác, số người vượt biên giới trái phép sang làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ nước
láng giềng là vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế, làm phức tạp mối quan hệ
đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với hai nước Lào và Campuchia.
Hiện tượng DCTD còn tạo cơ hội cho các phần tử chống đối lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi và lòng tin mù quáng của
đồng bào các dân tộc thiểu số vào “Chúa trời”, vào “Đấng khai sáng”, gây nên sự
mất ổn định về trật tự xã hội trong KVBG.
DCTD ở KVBG còn là điều kiện để các loại tệ nạn xã hội hoạt động một
cách tự do, nhất là những cụm dân cư mới hình thành một cách tự phát, chưa được
đưa vào quản lý trong các đơn vị hành chính. Hiện tượng DCTD còn gây tác
động xấu đến môi trường, tài nguyên sinh thái; tài nguyên rừng bị xâm hại, môi
trường và nguồn nước bị ô nhiễm do điều kiện sống tạm bợ và mất vệ sinh gây
nên; trẻ em không được đến trường, tình trạng mù chữ, đói thông tin trở nên khá
phổ biến. Đây là miếng đất “màu mỡ” để kẻ địch và các phần tử xấu gieo rắc,
nuôi dưỡng những hạt giống phản loạn, chống đối chế độ, âm mưu lật đổ chính
quyền.
* Công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên
Bảo vệ CQAN biên giới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của
các ngành, các cấp và các đoàn thể xã hội, trong đó BĐBP là lực lượng nòng cốt
chuyên trách. Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng BĐBP trong tình hình mới
đã xác định: “BĐBP là LLVT cách mạng của Đảng và Nhà nước, là một thành phần
của QĐND Việt Nam, làm nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ CQAN lãnh thổ
quốc gia theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đồng thời là một thành viên của
khu vực phòng thủ biên giới”[11,3].
Với chức năng quan trọng đó, Đảng và Nhà nước giao cho BĐBP 7 nhiệm
vụ cơ bản, toàn diện trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Để thực
hiện thắng lợi 7 nhiệm vụ cơ bản được giao, BĐBP vận dụng một cách linh hoạt
sáu biện pháp công tác cơ bản là VĐQC, biện pháp trinh sát biên phòng, biện
pháp kiểm soát hành chính, biện pháp tuần tra vũ trang, biện pháp công trình kỹ
thuật và biện pháp đối ngoại biên phòng.
Công tác VĐQC tham gia bảo vệ CQAN biên giới của BĐBP: là tổng thể
các hoạt động, các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, nghiệp vụ do BĐBP
tiến hành để tuyên truyền, giải thích, động viên, tổ chức, hướng dẫn cho nhân
dân ở KVBG tự nguyện tham gia cùng BĐBP bảo vệ đường biên giới, mốc giới;
bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, chính trị, trật tự xã hội, chống
xâm nhập và vượt biên giới trái phép, buôn lậu qua biên giới; bảo vệ tài nguyên
đất nước, xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị hợp tác phát triển với nước
láng giềng [41,9].
Tiếp thu và phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng, luôn nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng vai trò, sức mạnh của quần chúng,
đặt quần chúng vào vị trí trung tâm của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định “lực lượng của dân rất to”. Vì thế “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém
thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[36, 700].
Sự lớn mạnh và trưởng thành của Đảng ta và cách mạng Việt Nam hơn 70
năm qua luôn gắn với vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Đảng ta luôn coi
công tác VĐQC là một nhiệm vụ cơ bản thường xuyên, quan trọng, là trách nhiệm
của toàn thể đảng viên, các tổ chức đảng. Vận động thuyết phục quần chúng phục
vụ cách mạng là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh và sự trường tồn của
Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “Công tác
VĐQC luôn luôn là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược trong mọi thời kỳ của
cách mạng”[8, 250].
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của đồng bào
dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước, đồng bào các dân tộc thiểu số đã đoàn kết chặt chẽ, góp phần to lớn vào
sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên cương của Tổ quốc, đánh bại các cuộc xâm lược
của kẻ thù.
Trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, BĐBP phải
đương đầu với nhiều loại đối tượng, các loại kẻ thù có tổ chức, có âm mưu thâm
độc và có thủ đoạn xảo quyệt tinh vi. Để đấu tranh có hiệu quả thì trước hết nhân
dân và các lực lượng đứng chân trên KVBG phải được tuyên truyền giáo dục, phải
được tổ chức chặt chẽ, được trang bị kiến thức nghiệp vụ cần thiết mới có thể hành
động thống nhất, mới giành được thắng lợi.
- Công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG là một hoạt động cơ bản
của công tác VĐQC tham gia bảo vệ CQAN biên giới của BĐBP, bao gồm các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giải thích, động viên, tổ chức hướng dẫn
nhân dân ở KVBG chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về định canh, định cư và quy chế KVBG, tham gia xây dựng,
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, góp phần ổn định sản xuất và đời sống nhân
dân. Phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương phát hiện, ngăn chặn các
trường hợp di cư trái phép, giáo dục cảm hoá những người vi phạm và cảnh
cáo, răn đe các phần tử kích động, bọn cầm đầu ngoan cố; làm tham mưu cho
cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết các vụ việc liên quan đến DCTD ở
KVBG, xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị với nước láng giềng.
Công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP là một hoạt động
quan trọng trong công tác VĐQC của Đảng và của quân đội. Trong khi vấn đề
DCTD của đồng bào các dân tộc thiểu số ở KVBG các tỉnh Tây Nguyên đang có
chiều hướng gia tăng và trở nên phức tạp, thì công tác VĐQC của BĐBP càng trở
thành một mũi nhọn xung kích để đấu tranh giữ vững CQAN biên giới. Nhận thức
sâu sắc vấn đề trên, BĐBP các tỉnh Tây Nguyên xác định công tác VĐQC phòng,
chống DCTD ở KVBG là một hoạt động quan trọng của công tác VĐQC tham gia
bảo vệ CQAN biên giới.
- Nội dung, biện pháp công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG Tây
Nguyên của BĐBP là: căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách định canh, định cư, chính sách dân tộc,
chính sách tôn giáo, chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với
những quy định, quy chế của Chính phủ Việt Nam về cư trú, hoạt động trong
KVBG để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức mọi mặt cho đồng bào các
dân tộc thiểu số. Trên cơ sở giúp đồng bào nhận thức đúng đắn về chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, BĐBP tiến hành động viên, tổ chức
hướng dẫn nhân dân ở KVBG ổn định sản xuất, đời sống, tích cực tham gia các
phong trào hành động cách mạng của địa phương; chủ động phối hợp với BĐBP
phát hiện, đấu tranh với các thế lực thù địch và các phần tử xấu kích động đồng
bào DCTD hay tuyên truyền phát triển đạo trái phép ở KVBG.
Nội dung công tác VĐQC phòng, chống DCTD của BĐBP còn là sự phối hợp
chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cấp, các ngành tham gia xây
dựng phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đây là nội dung quan
trọng có ý nghĩa quyết định trong phòng, chống DCTD ở KVBG.
DCTD của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn bắt nguồn từ sự
kích động, phá hoại của các phần tử thù địch. Vì vậy, nội dung, biện pháp công tác
VĐQC phòng, chống DCTD của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên còn là sự kết hợp
chặt chẽ với các biện pháp nghiệp vụ biên phòng khác, đặc biệt là biện pháp trinh
sát biên phòng để kịp thời phát hiện những phần tử tuyên truyền, kích động lôi kéo
đồng bào di cư. Cảnh cáo răn đe và đưa ra kiểm điểm công khai trước nhân dân
nhằm vạch trần bản chất phá hoại của chúng đồng thời qua đó giáo dục, cảm hoá
những người bị kích động, lôi kéo.
DCTD trên KVBG gây nên tình trạng phức tạp về mọi mặt, BĐBP phải chủ
động nắm bắt và xử lý tốt các vụ khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến lợi ích của
đồng bào các dân tộc thiểu số, phát hiện kịp thời và giải quyết thoả đáng các mâu
thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân. Làm trong sạch nội bộ đảng, chính quyền và
các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức
cơ sở đảng, hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền và vai trò to lớn của các đoàn
thể xã hội trong VĐQC phòng, chống DCTD của đồng bào các dân tộc thiểu số ở
KVBG.
* Công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên có những đặc điểm sau:
- Các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ diễn ra trong điều kiện địa lý, tự nhiên
rất phức tạp. Tây Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng về
chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Diện tích của Tây Nguyên là 56.000 km 2,
địa hình rất đa dạng gồm đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau. Địa bàn
Tây Nguyên có nhiều khu rừng nguyên sinh trải dài từ Đông sang Tây, dân cư thưa
thớt, đường sá đi lại rất khó khăn; khu vực này là căn cứ cách mạng của ta trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhưng hiện nay lại là nơi để các lực lượng
phản động ẩn náu, xâm nhập và móc nối hoạt động chống phá. Thời tiết, khí hậu ở
KVBG các tỉnh Tây Nguyên rất khắc nghiệt; mỗi năm chia thành hai mùa rõ rệt: 6
tháng mùa khô nắng nóng và hạn hán, 6 tháng mùa mưa gây khó khăn nghiêm
trọng cho giao thông, thông tin liên lạc nói chung và cho hoạt động quản lý bảo vệ
CQAN biên giới của BĐBP nói riêng.
- Công tác VĐQC phòng, chống DCTD của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên
chịu ảnh hưởng quan trọng của tình hình dân cư và điều kiện kinh tế, văn hoá,
chính trị, quốc phòng, an ninh ở KVBG.
Tuyến biên giới Tây Nguyên có chiều dài 591 km thuộc 3 tỉnh Kon Tum,
Gia Lai và Đắc Lắc. Toàn tuyến có 24 xã biên giới thuộc 11 huyện với 21 dân tộc
anh em sinh sống; dân số trong KVBG có 16.952 hộ = 83.974 khẩu trong đó có
10.970 hộ = 57.376 khẩu là đồng bào các dân tộc thiểu số (chiếm 68% dân số).
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ xưa đến nay luôn có truyền thống
yêu nước. Từ ngày có Đảng, đồng bào một lòng theo Đảng, sức mạnh đại đoàn kết
các dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy, đồng bào luôn gắn bó và ủng hộ
BĐBP, có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp với BĐBP quản lý, bảo vệ
CQAN biên giới. Bản tính chung của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là
trung thực, mạnh mẽ, chân thật, chịu đựng được gian khổ thiếu thốn, đó là những
điều kiện rất thuận lợi đối với công tác VĐQC của BĐBP.
Tuy nhiên, tình hình phân bố dân cư trên tuyến biên giới các tỉnh Tây
Nguyên cũng có những tác động không thuận lợi đến hoạt động của BĐBP nói
chung và công tác VĐQC phòng, chống DCTD nói riêng. Do việc các dân tộc sinh
sống thành từng khu vực tương đối rõ nét, số lượng các thành phần dân tộc không
đều nhau, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán riêng, điều đó dễ dẫn đến mâu
thuẫn giữa các dân tộc, dòng họ, gây khó khăn cho BĐBP trong quản lý, giáo dục,
vận động thuyết phục và giúp đỡ đồng bào.
Về văn hoá - xã hội: ở những buôn làng giáp đường biên giới vẫn tồn tại
nhiều phong tục, tập quán lạc hậu; nhiều khi luật tục của dân tộc, dòng họ còn có
sức nặng hơn luật pháp. Quan hệ dòng họ vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ quốc
gia, nhân dân hai bên biên giới có những nét tương đồng về lịch sử, phong tục, tập
quán, ý thức về tộc người, dòng họ có khi còn sâu sắc hơn ý thức về biên giới quốc
gia. Nếu khai thác tốt điểm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng mối
đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống và góp phần xây dựng biên giới
hoà bình, hữu nghị.
Ở các xã biên giới hiện đang tồn tại 4 tôn giáo chính là Công giáo, Tin lành,
Phật giáo và Cao đài với tổng số tín đồ 15.015 người chiếm 17,88% dân số; có 5
cơ sở thờ tự và 73 chức sắc tôn giáo (trong số này có đến 62 người được phong trái
với quy định của Chính phủ). Nổi cộm trong hoạt động của các tôn giáo ở KVBG
Tây Nguyên hiện nay là vấn đề phát triển trái phép đạo Tin lành. Dưới tên gọi “Tin
lành Đề Ga”, bọn phản động đội lốt các nhà truyền đạo đang ráo riết đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyền phát triển đạo làm cho đạo Tin lành ở KVBG phát triển
một cách đột biến. Hiện nay 11 trong tổng số 24 xã biên giới có đạo Tin lành hoạt
động. Đây là một vấn đề mới nảy sinh rất phức tạp và gây ảnh hưởng không thuận
lợi đến công tác quản lý bảo vệ CQAN biên giới và công tác VĐQC phòng, chống
DCTD.
Về mặt kinh tế: KVBG các tỉnh Tây Nguyên là một trong những khu vực có
tiềm năng kinh tế dồi dào nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức vì vậy trình
độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn ở mức thấp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân còn rất khó khăn. Theo số liệu thống kê năm 2002, trên 24 xã biên giới Tây
Nguyên có 3.855 hộ thường xuyên thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng trong một năm, 5.021
hộ thuộc diện hộ nghèo (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 90%); hiện nay
mới có 8/24 xã có điện lưới quốc gia. Trẻ em trong độ tuổi đến trường bị thất học
còn nhiều, hiện tượng mù chữ, tái mù chữ giảm không đáng kể (hiện đang có 4.329
trẻ em bị thất học; 16.053 người bị mù chữ và tái mù chữ, trong đó 87% là con em
đồng bào dân tộc thiểu số).
Về cơ sở chính trị: trên 24 xã biên giới của Tây Nguyên hiện có 18 đảng bộ,
139 chi bộ với 1.223 đảng viên trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm
hơn 80%. Đây là điểm thuận lợi quan trọng đối với công tác VĐQC xây dựng cơ
sở chính trị ở KVBG, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Qua phân
loại phong trào bảo vệ CQAN biên giới hàng năm số xã khá và vững mạnh tăng
lên; theo kết quả phân loại, đến nay chất lượng phong trào bảo vệ CQAN biên giới
của các xã biên giới Tây Nguyên không còn xã yếu kém (cụ thể: vững mạnh: 4;
khá:16 và trung bình:4).
Tổ chức công an, dân quân xã hàng năm được huấn luyện theo chương trình
quy định; lực lượng công an và dân quân cơ sở thường xuyên phối hợp với BĐBP
tuần tra bảo vệ biên giới và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội trong KVBG.
Tuy nhiên, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền ở một số xã chưa thực sự vững mạnh,
năng lực lãnh đạo còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên trình độ văn hoá
thấp, kinh tế gia đình còn khó khăn nên trong lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực
hiện các chương trình công tác của địa phương chưa có hiệu quả cao.
Về an ninh chính trị: trong những năm qua, để thực hiện chiến lược
“DBHB”, CNĐQ đứng đầu là Mỹ cùng với các thế lực thù địch thường xuyên đẩy
mạnh các hoạt động chiến tranh tâm lý, gieo rắc hoài nghi, gây hoang mang trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ở KVBG, làm cho họ giảm sút niềm tin
vào Đảng, vào chế độ và cơ quan lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể địa phương.
Chúng triệt để lợi dụng đặc điểm vùng dân tộc thiểu số dân trí thấp, thông tin kém
phát triển để khai thác những vấn đề lịch sử, những khó khăn hiện nay, nhất là
những sơ hở thiếu sót của ta trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Chúng ra
sức kích động, dụ dỗ, lôi kéo quần chúng và những phần tử thoái hoá biến chất
trong cán bộ, đảng viên để tập hợp lực lượng, khi có thời cơ là nổi dậy gây rối tiến
tới gây bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân.
Dân tộc và tôn giáo đang là những vấn đề nổi lên hiện nay, các thế lực thù
địch đang thực hiện chiến lược “DBHB” trên hai lĩnh vực nhạy cảm này ở KVBG
Tây Nguyên. Hoạt động của đạo Tin lành ở Tây Nguyên những năm qua đều
thường xuyên nhận được sự tài trợ của nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ. Các tổ chức
Tin lành quốc tế do Mỹ thao túng luôn chú trọng phát triển đạo Tin lành lên Tây
Nguyên nhằm nhanh chóng thành lập các hội thánh trực thuộc. Mặt khác chúng
tăng cường đưa bọn phản động Fulrô được Mỹ huấn luyện xâm nhập trở lại địa
bàn để thực hiện chủ trương Fulrô hoá Tin lành, tập hợp lực lượng và hoạt động hợp
pháp. Chủ trương hợp nhất lực lượng Fulrô hoá Tin lành để nâng cao hiệu quả hoạt
động cả trong và ngoài nước nhằm gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam thừa
nhận tư cách pháp nhân của đạo Tin lành và “Nhà nước Đề Ga độc lập”.
Từ hoạt động truyền đạo trái phép, các thế lực thù địch và bọn phản động lợi
dụng đạo Tin lành đã dựa vào lòng tin mù quáng của quần chúng đối với giáo lý
của cái gọi là “Tin lành Đề Ga” để lôi kéo, thúc ép đồng bào di cư tạo nên làn sóng
người DCTD. Hiện tượng DCTD ở KVBG Tây Nguyên có quan hệ chặt chẽ với
vấn đề dân tộc và tôn giáo, hơn nữa đằng sau nó có bàn tay chống phá của các thế
lực thù địch với những mưu đồ chính trị hết sức thâm độc.
- Công tác VĐQC phòng, chống DCTD của BĐBP Tây Nguyên được tiến
hành trong một hệ thống tổ chức tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ
sở (gồm Bộ tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh và các đồn biên phòng).
Đảng uỷ, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ
Bộ tư lệnh BĐBP, vừa chịu sự lãnh đạo của tỉnh uỷ. Các đồn biên phòng đặt dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; đồn biên phòng là đơn vị
cơ sở của BĐBP, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về nhiệm vụ
công tác biên phòng. Tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh ở địa phương.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của BĐBP, các đồn biên phòng có quân
số, trang bị, biên chế tổ chức theo quy định của QĐND Việt Nam; có sự lãnh đạo,
chỉ huy chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong hệ thống tổ chức của
BĐBP, lực lượng chuyên trách làm công tác VĐQC cũng được bố trí theo hệ thống
dọc; ở Bộ tư lệnh BĐBP có phòng VĐQC; ở Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh có ban
VĐQC và các đồn biên phòng có đội VĐQC chuyên trách. Đội VĐQC biên chế sĩ
quan chỉ huy làm đội trưởng, đội phó; số còn lại chủ yếu là QNCN và chiến sĩ.
Quân số đội VĐQC thường biên chế từ 7 đến 9 đồng chí; do biên chế thành các tổ
công tác nên rất thuận tiện trong cơ động bám sát địa bàn, bố trí hoạt động đến tận
từng buôn làng giáp biên để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, do quân số ít lại phải
đảm nhiệm những địa bàn rộng lớn, dân cư thưa thớt nên cũng có nhiều khó khăn
trong công tác bám, nắm địa bàn và tiến hành tuyên truyền vận động.
Đội ngũ chuyên trách công tác VĐQC ở các đồn biên phòng tuyến Tây
Nguyên luôn phải hoạt động ở những nơi khó khăn gian khổ, ít có điều kiện để
nghiên cứu, tiếp cận với những kiến thức mới để nâng cao trình độ. Một bộ phận
cán bộ, chiến sĩ chuyên trách VĐQC là người Kinh, chưa thạo tiếng dân tộc, hiểu
biết và nắm phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên gặp
rất nhiều khó khăn trong tiếp xúc, tuyên truyền vận động nhân dân. Mặt khác, phần
lớn đội ngũ chuyên trách VĐQC từ khi ra trường về đơn vị công tác đều không có
điều kiện đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chưa đổi mới nội dung, hình thức
phương pháp tuyên truyền, vận động, tài liệu sử dụng cho tuyên truyền thiếu làm
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG các tỉnh
Tây Nguyên.
1.1.2. Hiệu quả công tác vận động quần chúng, phòng chống di cư tự do
ở khu vực biên giới của Bộ đội biên phòng các tỉnh Tây Nguyên
* Quan niệm hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD.
Thuật ngữ hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, cả trong xã
hội cũng như trong hoạt động quân sự. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hiệu quả có
nghĩa là “kết quả đích thực”[42,806]. Nói tới hiệu quả hoạt động cụ thể của con
người, bao giờ cũng phải tính đến một cách toàn diện các yếu tố, trong đó tập trung
vào mục đích của hành động đó nhằm đạt tới điều gì, kết quả thu được như thế
nào, chi phí thực tế cho hoạt động đó trong một điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.
Hiệu quả chính là kết quả thu được so với mục đích hoạt động đó đã được xác định
từ đầu. Kết quả đạt được càng gần với mục đích đề ra ban đầu tức là hiệu quả càng
cao. Công tác VĐQC là một hoạt động của khoa học chính trị xã hội, khi nghiên
cứu hiệu quả của nó cần phải đề cập đến những yếu tố đặc thù.
- VĐQC là hoạt động chính trị - xã hội, đó là loại hoạt động ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển tốt hay không tốt, nhanh hay chậm, đúng định hướng hay
không đúng định hướng chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống DCTD ở
KVBG. Đối tượng của công tác VĐQC là con người (cụ thể là đồng bào các dân
tộc thiểu số ở biên giới) và tổ chức (gồm cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức chính
trị, xã hội trên địa bàn biên giới). Xem xét hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống
DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên phải căn cứ vào kết quả của việc
thực hiện mục tiêu tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số ở KVBG
thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước,
không tự ý di cư hoặc lôi kéo người khác di cư làm thước đo để đánh giá. Điều đó
có nghĩa là xem xét hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của
BĐBP các tỉnh Tây Nguyên phải căn cứ vào hiệu quả chính trị, xã hội, kinh tế,
quốc phòng, an ninh so với chi phí về công sức và tiền của, lực lượng, phương tiện,
cơ sở vật chất bỏ ra. Cần tránh khuynh hướng chỉ chú ý đến những chi phí vật chất
của hành động đó so với kết quả đạt được bằng những con số mang tính định lượng
thuần tuý.
Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên phải căn cứ vào việc thực hiện mục đích,
nhiệm vụ, nội dung công tác đã được xác định; thể hiện ở việc giữ vững ổn định
chính trị, xây dựng được hệ thống cơ sở chính trị ở các buôn làng, xã biên giới
vững mạnh; về kinh tế, quốc phòng, an ninh phải tạo được sự ổn định dân cư, ổn
định và phát triển sản xuất gắn với bảo vệ vững chắc CQAN biên giới quốc gia và
củng cố, xây dựng khu vực phòng thủ trên biên giới.
- Khi xem xét hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của
BĐBP các tỉnh Tây Nguyên cần phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét hoạt
động đó trong tổng thể vì hoạt động này là một chỉnh thể thống nhất bao gồm
nhiều yếu tố hợp thành như chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình
thức, phương tiện. Nói đến hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên là phải nói đến hiệu quả hoạt động của
từng yếu tố đó; yếu tố nào, bộ phận nào có hiệu quả thấp sẽ ảnh hưởng không tốt
tới hiệu quả của toàn bộ hoạt động. Vì vậy trong đánh giá phải nghiên cứu từng
mặt, từng yếu tố cấu thành của nó; nhưng mỗi mặt, mỗi yếu tố lại có chức năng,
nhiệm vụ cụ thể nên lại phải có phương pháp xem xét cụ thể.
Trên đây là phương pháp luận để nhận biết, xác định hiệu quả của một hoạt
động nói chung. Trong thực tế, mỗi loại hoạt động cụ thể khác nhau thì phương
pháp đánh giá hiệu quả cũng khác nhau. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động
của một công trình khoa học xã hội khác với phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt
động của một công trình khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, người ta có thể sử dụng các phương tiện kỹ
thuật hiện đại để xác định hiệu quả một cách nhanh chóng thông qua các chỉ số
được đo đạc chính xác. Còn trong lĩnh vực khoa học xã hội hiệu quả hoạt động
thường không thể thấy được trực tiếp mà phải thông qua nhiều yếu tố khác; hiệu
quả có khi thể hiện ngay nhưng cũng có khi phải sau một thời gian dài mới thấy
được. Công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên là sự tác động vào con người và tổ chức, hiệu quả của nó bao gồm cả phần
định tính và định lượng. Khi xem xét hiệu quả của công tác này phải dựa trên kết
quả hiện thực như số lượng đồng bào được tuyên truyền, giáo dục, số người có
chuyển biến tốt, tự nguyện chuyển về quê cũ, số người cam kết không tự ý di
chuyển, số lượng cơ sở chính trị được xây dựng, củng cố; mức sống của đồng bào
các dân tộc thiểu số ở KVBG năm sau so với năm trước như thế nào... Việc theo
dõi, nghiên cứu, thu thập, phân tích, tổng hợp và xác định về mặt định lượng các
thông số chính là cơ sở để rút ra những kết luận cần thiết về hiệu quả hoạt động
của công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG chủ yếu phải căn cứ vào mặt định tính; đó chính là những thông số phản
ánh kết quả tác động của công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG đạt được
so với mục tiêu đề ra thể hiện ở mức độ nhận thức, tình cảm, niềm tin... của đồng
bào các dân tộc thiểu số ở KVBG Tây Nguyên với sự lãnh đạo và quản lý của cấp
uỷ, chính quyền địa phương, sự quan tâm giúp đỡ đối với BĐBP trong hoạt động
đấu tranh phòng chống DCTD nói riêng và trong quản lý, bảo vệ CQAN biên giới
quốc gia nói chung.
- Xem xét hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của
BĐBP các tỉnh Tây Nguyên phải đặt trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể,
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tiến hành công tác VĐQC phòng, chống DCTD
chịu sự chi phối, tác động của ngoại cảnh, của những biến đổi về kinh tế, chính trị,
xã hội trên biên giới cũng như của đất nước. Vì vậy khi xem xét hiệu quả của nó
phải tính đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và các yếu tố
khác cả khách quan và chủ quan như hình thức, nội dung, phương pháp tiến hành
VĐQC, năng lực hoạt động của chủ thể, khả năng tiếp nhận của đối tượng và sự
chống phá của kẻ thù. Có như vậy việc xác định đánh giá hiệu quả mới thực sự
trung thực, khách quan, chính xác, tránh được những kết luận cảm tính.
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Hiệu quả công tác VĐQC
phòng chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên là tổng hợp kết
quả hoạt động lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp
VĐQC của các đơn vị BĐBP so với mục tiêu đặt ra, là việc huy động và sử dụng
một cách tốt nhất các lực lượng, phương tiện hiện có vào thực hiện công tác
VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG Tây Nguyên.
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tiêu chuẩn là “Điều được quy định dùng làm
chuẩn để phân loại đánh giá”[42,1640]. Tiêu chuẩn được thể hiện ở các chỉ số,
thông số, chỉ tiêu dùng làm thước đo, dựa vào đó để so sánh, đánh giá kết quả hoạt
động. Các chỉ số, thông số, chỉ tiêu càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì việc đánh
giá càng chính xác bấy nhiêu.
Từ quan niệm về hiệu quả và phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả, có thể
xác định hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống
DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên bao gồm:
Thứ nhất, đánh giá khả năng của các chủ thể trong công tác VĐQC phòng,
chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên thể hiện ở sự trong sạch,
vững mạnh của tổ chức đảng (trước hết là chi uỷ, chi bộ đồn biên phòng), sự quan
tâm của tổ chức đảng đối với công tác VĐQC phòng, chống DCTD thông qua việc
thường xuyên đưa nội dung, nhiệm vụ VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG vào
các nghị quyết lãnh đạo hàng tháng, hàng quý, ra các nghị quyết chuyên đề khi cần
tập trung lãnh đạo; vai trò của người chỉ huy từ cấp tỉnh tới cấp đồn biên phòng đối
với việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng uỷ, của chi bộ đồn biên phòng.
Mọi cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị BĐBP đều có bản lĩnh chính trị kiên định
vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng và người chỉ huy,
có năng lực thực hiện nhiệm vụ giỏi, nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của
đồng bào các dân tộc và có kiến thức tổng hợp về kinh tế, văn hoá, xã hội đủ khả
năng làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong những vấn đề liên
quan đến công tác biên phòng. Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương có chủ
trương, biện pháp tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn nhân dân tham gia đấu tranh
phòng, chống DCTD, giúp đỡ BĐBP trong bảo vệ CQAN biên giới.
Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp
công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên: thể hiện qua việc BĐBP đã triển khai những hình thức, biện pháp công
tác nào để tất cả các tổ chức ở KVBG được xây dựng, củng cố một cách vững chắc;
tổ chức đảng luôn giữ được vai trò là hạt nhân lãnh đạo đối với mọi tổ chức và mọi
hoạt động của địa phương. Các tổ chức chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội
hoạt động đúng chức năng, luôn giữ vững bản chất XHCN, củng cố khối đại đoàn
kết giữa các dân tộc, chống lại âm mưu chia rẽ, lôi kéo của kẻ thù, phát động được
phong trào tự quản bảo vệ buôn làng và biên giới Tổ quốc, không DCTD và vượt
biên giới trái phép. Quần chúng nhân dân có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của
Đảng, luôn vững vàng trước mọi điều kiện hoàn cảnh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của
cấp uỷ, sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương; tin vào khả năng xây
dựng phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đạt được điều đó chứng tỏ rằng các nội dung, hình thức,
biện pháp VĐQC của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên là phù hợp và có hiệu quả.
Ngược lại, nếu những tiêu chuẩn trên chưa đạt được, có nghĩa là nội dung, hình
thức, biện pháp VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.
Thứ ba, đánh giá tác dụng thực tế của công tác VĐQC đối với thực hiện
nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên, hay nói cách khác thông qua hoạt động thực tiễn của quần chúng để đánh
giá hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh
Tây Nguyên.
Công tác VĐQC là sự tác động của nhiều biện pháp, nhiều con đường vào
nhận thức của con người để làm chuyển biến nhận thức của họ. Tuy nhiên nếu chỉ
dừng lại ở nhận thức thì chưa khẳng định đầy đủ, chính xác hiệu quả của công tác
VĐQC phòng, chống DCTD mà cần phải thông qua hành động của đối tượng thì
mới đánh giá đúng hiệu quả. Lênin đã chỉ ra rằng: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để
xét đoán tư tưởng và tình cảm thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên căn cứ ấy
chỉ có thể là hành động của các cá nhân ấy”[25,172]. Đây chính là biểu hiện khách
quan của hiệu quả công tác VĐQC nói chung và của công tác VĐQC phòng,
chống DCTD ở KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Như vậy thông
qua công tác tuyên truyền, vận động của BĐBP, trình độ nhận thức và kiến thức
của quần chúng nhân dân được nâng lên, từ đó chuyển biến thành hành động thực
tế như tích cực ủng hộ và bảo vệ các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể quần
chúng, bảo vệ cán bộ, đảng viên và các thành viên của các đoàn thể đó. Thực hiện
nghiêm chỉnh các chủ trương, biện pháp, quy định của pháp luật Nhà nước và của
địa phương về phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi, biên giới, thực hiện
xoá đói giảm nghèo, tích cực tăng gia sản xuất ổn định đời sống, không du canh du
cư, không vượt biên giới trái phép, không bao che hoặc tiếp tay cho phần tử xấu
hoạt động phá hoại. Có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan Nhà
nước và lực lượng vũ trang đóng ở địa phương. ủng hộ BĐBP trong xây dựng đơn
vị vững mạnh, trong đấu tranh phòng, chống DCTD ở KVBG và trong xây dựng,
củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với nước láng giềng. Đây được coi là tiêu
chuẩn quan trọng nhất đánh giá hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên.
1.2. Hiệu quả công tác vận động quần chúng phòng, chống di cư tự do ở
khu vực biên giới của bộ đội biên phòng các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua,
thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm
1.2.1. Thực trạng công tác vận động quần chúng và hiệu qủa công tác vận
động quần chúng phòng, chống di cư tự do ở khu vực biên giới của bộ đội biên
phòng các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua
* Những ưu điểm
- Lãnh đạo, chỉ huy các cấp của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên nhận thức đúng
đắn về vị trí, vai trò công tác quần chúng và công tác VĐQC phòng, chống DCTD
ở KVBG.
Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ CQAN biên giới 3 tỉnh
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc; BĐBP các tỉnh Tây Nguyên luôn nhận thức đúng đắn
vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quần chúng nói chung và công tác
VĐQC tham gia bảo vệ CQAN biên giới của BĐBP. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp
nhận rõ tính chất phức tạp, nguy hiểm trong âm mưu phá hoại của CNĐQ và các
thế lực thù địch luôn gắn vấn đề DCTD ở KVBG với vấn đề dân tộc, tôn giáo để
chống phá cách mạng nước ta. Nhờ vậy, trong những năm qua, cấp uỷ và chỉ huy
các cấp của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên luôn quán triệt sâu sắc quan điểm đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ, Bộ tư
lệnh BĐBP về công tác quần chúng nói chung và công tác VĐQC phòng, chống
DCTD nói riêng. Từ đó đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các đơn
vị cơ sở làm tốt công tác VĐQC, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân,
xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc CQAN biên giới
và phòng, chống DCTD ở KVBG có hiệu quả.
Sau khi có Nghị quyết 8b của BCHTƯ Đảng khoá VI (ngày 27/3/1990) về
“Đổi mới và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân”, Đảng uỷ BĐBP
đã ra Nghị quyết số 73 (ngày 11/6/1990) và Bộ tư lệnh BĐBP ban hành Chỉ thị số
17 (ngày 27/6/1990) về “Tăng cường đổi mới công tác VĐQC xây dựng nền biên
phòng toàn dân vững mạnh”. Quán triệt và thực hiện tinh thần các Nghị quyết của
trên, Đảng uỷ và chỉ huy BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã kịp thời đề xuất, tham
mưu với tỉnh uỷ, UBND các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc xác định phương
hướng, mục tiêu, nội dung cụ thể giúp lãnh đạo các địa phương phối hợp, triển
khai tổ chức thực hiện các hoạt động VĐQC trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt khi
tình hình an ninh chính trị ở địa bàn biên giới Tây Nguyên có những diễn biến
phức tạp, nổi lên là hoạt động truyền đạo trái phép và kích động, lôi kéo DCTD,
vượt biên giới trái phép, Bộ tư lệnh BĐBP đã phối hợp với tỉnh uỷ, UBND của 3
tỉnh có biên giới ở Tây Nguyên tổ chức hội nghị “Công tác VĐQC của BĐBP
trên KVBG Tây Nguyên những năm qua” nhằm kiểm điểm, đánh giá những mặt
được và chưa được trong tiến hành công tác VĐQC ở KVBG, tìm ra nguyên nhân
và xác định những phương hướng, giải pháp công tác VĐQC trong giai đoạn hiện
nay. Thực hiện các kết luận của hội nghị này, Đảng uỷ và Bộ chỉ huy BĐBP các
tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương
thống nhất các phương án hành động nhằm nâng cao hiệu quả công tác VĐQC
trên KVBG nói chung và VĐQC phòng, chống DCTD nói riêng; các đơn vị
BĐBP cũng đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ra các
nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương (nhất
là với các huyện, xã có biên giới) tích cực đẩy mạnh công tác VĐQC phòng,
chống DCTD. Cho đến đầu năm 2002, cả 3 tỉnh đều đã có nghị quyết chuyên đề
về đấu tranh phòng, chống DCTD. Mọi cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị BĐBP
các tỉnh Tây Nguyên đều được học tập quán triệt và có nhận thức đầy đủ về tính
chất phức tạp của vấn đề DCTD ở KVBG cũng như vị trí, tầm quan trọng của
công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP.
- Trong những năm qua, công tác VĐQC phòng, chống DCTD của BĐBP các
tỉnh Tây Nguyên đã đổi mới về hình thức, phương pháp và tổ chức sử dụng lực lượng
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống DCTD trong tình hình mới.
Từ các tổ, đội công tác đến các đồn biên phòng, các đơn vị cơ động và Đảng
uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh đã thường xuyên làm tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền các cấp trên mọi lĩnh vực hoạt động như xây dựng, củng cố cơ sở kinh tế văn hoá - xã hội, tham gia giải quyết các vụ tranh chấp đất đai liên quan đến
DCTD, xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị...
BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động phối hợp, hiệp đồng với các ngành,
các lực lượng cùng tham gia VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG; bằng những
chủ trương và dự án đầu tư cụ thể, thiết thực gắn với việc bồi dưỡng, hướng dẫn
tạo điều kiện cho các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương hoạt động đúng chức
năng, đúng định hướng làm cho công tác tuyên truyền VĐQC phòng, chống DCTD
ở KVBG trở nên đa dạng, phong phú, sâu sắc và hiệu quả.
Đồng thời, BĐBP các tỉnh Tây Nguyên gắn chặt giữa việc tập trung lực
lượng giải quyết các điểm nóng, nơi có tình hình tranh chấp phức tạp, có dấu hiệu
phá hoại của địch với giải quyết những vấn đề thường xuyên. Kết hợp giữa xây và
chống, coi trọng xây dựng điển hình tiên tiến, thường xuyên sơ tổng kết rút kinh
nghiệm và nhân rộng điển hình, thực hiện khen thưởng và xử phạt kịp thời, nghiêm
minh.
Hiệu quả công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG của BĐBP trong
những năm vừa qua được thể hiện trên những mặt sau:
Công tác tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số ở KVBG
tham gia phòng chống DCTD: ở biên giới các tỉnh Tây Nguyên, vấn đề DCTD
luôn gắn với vấn đề dân tộc và tôn giáo. Giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả
nhất chỉ có thể thông qua tuyên truyền VĐQC nhân dân. Những năm qua, BĐBP
các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung tuyên truyền cho quần chúng nhân dân ở KVBG
về đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo và chính sách định canh, định cư.
Đồng thời cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn giúp đồng bào các dân tộc nhận rõ âm mưu,
thủ đoạn của kẻ thù cùng với những luận điệu xuyên tạc đường lối, chính sách, kích
động lôi kéo, lừa bịp quần chúng nhân dân DCTD của chúng. Từ đó nâng cao tinh
thần cảnh giác cho quần chúng nhân dân, động viên đồng bào phát hiện, tố cáo các
hành vi chống phá của kẻ địch. BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động phối hợp
với các cơ quan chức năng của tỉnh uỷ và UBND tỉnh mà trước hết là ban Tuyên
giáo tỉnh uỷ biên soạn các tài liệu tuyên truyền cho phù hợp. Các đơn vị BĐBP kết
hợp chặt chẽ nhiều hình thức tuyên truyền như tổ chức họp dân để tuyên truyền,
thông qua các cuộc họp của buôn làng, các buổi sinh hoạt của các đoàn thể quần
chúng hoặc các dịp lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc
mà tuyên truyền. Qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tổ chức xem video, xem
chương trình thời sự ở những điểm thu được sóng truyền hình, các lớp xoá mù chữ
do BĐBP tổ chức, các hoạt động khám chữa bệnh cho đồng bào trong chương trình
quân dân y kết hợp và việc triển khai thực hiện các dự án kinh tế - xã hội ở địa
phương để phổ biến chủ trương, đường lối chính sách và sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với vùng cao biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số. Các đồn, trạm
biên phòng cũng đã tranh thủ và phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ cốt cán ở
các buôn làng, tộc trưởng các dòng họ, tranh thủ các chức sắc tiến bộ trong các tôn
giáo để tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc không DCTD.
Quán triệt tư tưởng chủ động tiến công kẻ địch, các đơn vị BĐBP đã tham
mưu cho địa phương và phối hợp với đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở vạch trần bản
chất phản động, lừa bịp của các phần tử xấu. Tăng cường lực lượng bám địa bàn,
bám đồng bào, tận tình hướng dẫn cho đồng bào cách làm ăn và tổ chức cuộc sống
văn minh; phổ biến rộng rãi và cùng với địa phương đẩy mạnh cuộc vận động
“toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá” góp phần ổn định và nâng cao
đời sống mọi mặt của nhân dân. Trong những năm qua, BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên đã phối hợp chặt chẽ với địa phương và các ngành, các lực lượng liên
quan tổ chức được 824 buổi tuyên truyền tập trung cho 3795 lượt người nghe. Kết
quả thăm dò ý kiến ở đơn vị cơ sở cho thấy 120/163 người được hỏi (73,61%) cho
rằng tổ chức họp dân để tuyên truyền tập trung là hình thức phổ biến và có hiệu
quả cao. Cùng với hoạt động tuyên truyền tập trung, hình thức tuyên truyền cá biệt
và tuyên truyền lồng ghép đã góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của
đồng bào các dân tộc thiểu số KVBG đối với chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước để đồng bào chủ động, cảnh giác đấu tranh có
hiệu quả với các thủ đoạn xuyên tạc, lừa gạt, kích động DCTD của kẻ địch và các
phần tử xấu.
Tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị ở các xã biên giới: BĐBP các
tỉnh Tây Nguyên đã thường xuyên nắm vững tình hình mọi mặt ở địa bàn, làm
tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở
chính trị ở các xã biên giới. Thực hiện Chỉ thị số 133 của Đảng uỷ Quân sự Trung
ương, Chỉ thị số 19/CT-TV của Đảng uỷ BĐBP về tăng cường cán bộ cho cơ sở,
BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã kịp thời triển khai các tổ, đội công tác thường
xuyên bám địa bàn, bám quần chúng, thực hiện 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm,
cùng nói tiếng dân tộc) với quần chúng nhân dân, làm tốt công tác nắm tình hình
để tham mưu cho địa phương xây dựng, củng cố cơ sở chính trị.
Đồng thời Đảng uỷ và bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh Tây Nguyên còn lựa chọn
những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực
chuyên môn giỏi, có hiểu biết sâu sắc về tâm lý, phong tục tập quán các dân tộc
thiểu số và có kiến thức toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng,
an ninh để tăng cường cho các xã biên giới. Tính đến tháng 3 năm 2001, BĐBP các
tỉnh Tây Nguyên đã lựa chọn và bố trí được 24 sĩ quan và QNCN xuống 24 xã biên
giới. Trong số 24 cán bộ BĐBP tăng cường cho các xã biên giới, đã có 7 đồng chí
được bầu vào UBND xã, 3 đồng chí tham gia HĐND xã và đều hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Thông qua việc trực tiếp ăn ở, sinh hoạt, lao động sản xuất và giải quyết
công việc cùng với nhân dân và cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ BĐBP tăng cường cho
các xã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ cơ sở nâng cao kiến thức và năng lực
hoạt động thực tiễn. Khi được hỏi về tác dụng của việc tăng cường cán bộ xuống
cùng tham gia với cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết các công việc, đa số ý
kiến (156/163 người = 95%) cho rằng đây là việc làm cần thiết, phù hợp với địa bàn
biên giới Tây Nguyên và có tác dụng rất tốt đối với hoạt động của BĐBP nói chung
và với công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở KVBG nói riêng.
BĐBP Tây Nguyên đã chú trọng tham gia xây dựng tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ chủ chốt, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp uỷ đảng, HĐND,
UBND, xây dựng và củng cố lực lượng công an, dân quân xã vững mạnh. Đồng
thời chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị, xã hội của quần chúng, đẩy
mạnh xây dựng, củng cố tổ chức, vận động phát triển đoàn viên, hội viên ở các
buôn làng và giúp đỡ, hỗ trợ các tổ, nhóm, chi hội, chi đoàn của các đoàn thể quần
chúng nâng cao chất lượng hoạt động, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên,
đoàn viên cả về vật chất và tinh thần. Theo thống kê, các đơn vị BĐBP Tây
Nguyên đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương củng cố, kiện toàn 13
lượt đảng bộ, 84 chi bộ, 22 chi đoàn thanh niên, 36 chi hội phụ nữ, 11 trung đội
dân quân, 17 ban công an xã, 121 tổ an ninh nhân dân; phát hiện và bồi dưỡng 45
thanh niên ưu tú là con em đồng bào các dân tộc thiểu số giới thiệu với địa phương
theo dõi, tạo nguồn kết nạp vào đảng và bố trí vào các cương vị quản lý, lãnh đạo ở
các buôn làng, xã biên giới [45]. Đây thực sự là biện pháp tích cực, chủ động và có
hiệu quả để thu hút tập hợp quần chúng chống lại sự kích động, lôi kéo của kẻ địch
và củng cố mối quan hệ gắn bó giữa BĐBP với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân
KVBG. Khi đánh giá về quan hệ giữa các đơn vị BĐBP với địa phương, 163/163
người được hỏi = 100% thống nhất đánh giá ở mức rất tốt.
Không chỉ chú trọng vào việc tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị ở
các xã biên giới, các đơn vị BĐBP Tây Nguyên còn thường xuyên coi trọng bồi
dưỡng lực lượng cốt cán trong đồng bào các dân tộc thiểu số, đó là những già làng,
tộc trưởng các dòng họ, trưởng buôn, trưởng làng và các chức sắc tiến bộ trong các
tôn giáo. Trong những năm qua, 100% các đồn biên phòng Tây Nguyên thường
xuyên duy trì chế độ tổ chức gặp mặt, tặng quà nhân các dịp lễ tết, trao đổi tình
hình với các già làng và những người có uy tín trong địa bàn đồn phụ trách; Bộ chỉ
huy BĐBP các tỉnh định kỳ tổ chức hội nghị biểu dương công lao các già làng, tộc
trưởng, trưởng các buôn làng và các chức sắc tiến bộ trong các tôn giáo, những
người có thành tích trong tham gia bảo vệ CQAN biên giới và trong tuyên truyền
VĐQC nhân dân phòng, chống DCTD. Nhờ tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ
của lực lượng này, nên công tác VĐQC nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia bảo vệ CQAN biên giới,
phòng, chống DCTD ở KVBG đạt hiệu quả ngày càng cao.
Coi trọng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở chính trị ở các xã biên
giới vững mạnh gắn với việc phát huy vai trò to lớn của các đoàn thể quần chúng
nhân dân và đội ngũ cốt cán ở các buôn làng biên giới, BĐBP các tỉnh Tây Nguyên
đã góp phần tích cực vào xây dựng thế trận biên phòng vững mạnh, làm cơ sở
vững chắc bảo đảm cho việc tiến hành công tác VĐQC phòng, chống DCTD ở
KVBG đạt hiệu quả.
Tham gia phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở KVBG Tây Nguyên.
Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh
tế - xã hội miền núi, về xoá đói giảm nghèo, về xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở các xã, phường biên giới, hải đảo và thực hiện
Chỉ thị số 31/CT-BTL ngày 28/5/2000 của Bộ tư lệnh BĐBP về “Tăng cường tham
gia các chương trình kinh tế - văn hoá - xã hội ở các xã, phường biên giới, hải
đảo”, BĐBP các tỉnh Tây Nguyên xác định trách nhiệm, xây dựng chương trình kế
hoạch, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tham gia xây dựng, phát triển
kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn biên giới.
BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã bám sát địa bàn, khảo sát nắm vững tình hình
kinh tế, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng, xã, huyện biên
giới. Tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với địa phương và trực tiếp tham gia
thực hiện các dự án xây dựng, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở những địa bàn
đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói
nghèo cao... bước đầu thu được những kết quả rất quan trọng. BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên còn tự mình đảm nhiệm nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
kinh tế, xã hội trên biên giới. Riêng số dự án do BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đảm
nhiệm làm chủ đầu tư đã có giá trị hơn 20 tỷ đồng. Điển hình là dự án xây dựng
thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch cho nhân dân và phát triển
chăn nuôi do BĐBP tỉnh Gia Lai đảm nhiệm có tổng số vốn lên đến 8,3 tỷ đồng.
BĐBP tỉnh Kon Tum thực hiện tốt dự án định canh, định cư cho 73 hộ/385 khẩu
đồng bào dân tộc Brâu và 78 hộ/335 khẩu đồng bào dân tộc Rơmăm là những dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Đồn biên phòng 717 Gia Lai đã đảm nhận xây dựng
một công trình thuỷ lợi, 5 phòng học, khai hoang 30 ha ruộng nước, hướng dẫn cho
đồng bào hình thành thói quen trồng lúa nước. BĐBP đã góp phần ổn định cuộc
sống, ổn định sản xuất cho đồng bào các dân tộc ở biên giới, khắc phục được tình
trạng du canh, du cư dẫn tới DCTD, giải quyết được tình trạng thiếu đói từ 3-6
tháng hàng năm của khoảng 70% số hộ dân trong địa bàn biên giới. Đồng thời các
đơn vị BĐBP Tây Nguyên còn giúp nhân dân trong địa bàn 2467 ngày công lao
động sản xuất, quyên góp ủng hộ 13.415 kg gạo, tiền và đồ dùng sinh hoạt trị giá
249,9 triệu đồng cho đồng bào các dân tộc.
Để nâng cao dân trí, BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai thực hiện rất
tốt chương trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở KVBG. Trong những
năm qua, các đơn vị BĐBP Tây Nguyên đã tích cực vận động và trực tiếp giảng
dạy cho 174 lớp xoá mù chữ với 4.035 học sinh, 93 lớp phổ cập giáo dục tiểu học
cho 2.355 học viên trong đó có nhiều học viên là cán bộ chủ chốt của các xã, buôn
làng biên giới. BĐBP các tỉnh Tây Nguyên còn vận động được 43.167 em học sinh
trong độ tuổi đến trường, ủng hộ 358 bộ bàn ghế cho các nhà trường và hỗ trợ
dụng cụ học tập trị giá hơn 100 triệu đồng cho con em gia đình chính sách và học
sinh nghèo vượt khó. Hoạt động mạnh và có hiệu quả nhất trong chương trình này
là BĐBP tỉnh Kon Tum đã tổ chức được 226 lớp xoá mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học, bồi dưỡng được đội ngũ “Thầy giáo quân hàm xanh” gồm 82 cán bộ chiến
sĩ thường xuyên trực tiếp giảng dạy trên lớp, quyên góp ủng hộ 221 bộ bàn ghế, 48
bảng đen và đồ dùng học tập cho học sinh nghèo trị giá hơn 14 triệu đồng. Các đơn
vị BĐBP tỉnh Đắc Lắc trong 5 năm qua cũng đã trích quỹ tăng gia sản xuất của đơn
vị để tặng các nhà trường và hỗ trợ học sinh nghèo số tiền lên đến 180 triệu đồng.
Thực hiện chương trình phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các tổ, đội
tuyên truyền văn hoá của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức gần 200 buổi
tuyên truyền chính sách, pháp luật kết hợp với biểu diễn văn hoá, văn nghệ với hơn
25.000 lượt người tham gia. Các đơn vị còn phối hợp với cơ quan chức năng lắp
đặt 15 ăngten parabon để đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của cán bộ, chiến sĩ và
đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu và phối hợp với cơ quan văn hoá - thông
tin các xã, huyện biên giới khôi phục được 40 đội văn hoá cồng chiêng. Đây là
nguồn vốn rất quý về văn hoá truyền thống cần được bảo tồn và phát triển. Lực
lượng này đã hoạt động rất có hiệu quả phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hoá
truyền thống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong các dịp lễ, tết cổ truyền của
đồng bào dân tộc.
Với chương trình quân dân y kết hợp, các đơn vị BĐBP Tây Nguyên đã
thường xuyên cùng cơ quan chuyên môn cấp trên tăng cường đủ số lượng quân y
cho các đồn biên phòng để góp phần xây dựng, củng cố mạng lưới y tế ở cơ sở.
Quân y các đồn biên phòng đã tiến hành khám và điều trị cho 9073 lượt người dân,
điều trị miễn phí cho bệnh nhân là đồng bào ở địa bàn biên giới trị giá hàng trăm
triệu đồng; tham gia cùng y tế tuyến cơ sở tiêm chủng mở rộng cho hàng chục
ngàn lượt người và vận động được hàng trăm phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện kế
hoạch hoá gia đình. Quân y các đơn vị BĐBP còn phối hợp với địa phương phát
hiện và dập tắt kịp thời nhiều đợt dịch bệnh nguy hiểm, hướng dẫn cho đồng bào
cách thức sinh hoạt, ăn ở hợp vệ sinh, khi ốm đau phải đến các cơ sở y tế để khám
chữa bệnh.
Việc tham gia chương trình xây dựng và phát triển văn hoá xã hội của các
đơn vị BĐBP Tây Nguyên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, ổn định và
nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở KVBG, tạo cơ sở
vững chắc để đồng bào hiểu và tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào cấp uỷ, chính quyền địa phương
và BĐBP. Đó chính là động lực thúc đẩy phong trào quần chúng tham gia bảo vệ
CQAN biên giới phát triển mạnh, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết
định hiệu quả của công tác VĐQC phòng chống DCTD ở KVBG.
Vận động tổ chức phong trào quần chúng tham gia bảo vệ CQAN biên giới và
phòng, chống DCTD: bảo vệ CQAN biên giới là nhiệm vụ của các cấp, các ngành,
các lực lượng và mọi công dân, trong đó BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong những năm qua BĐBP các tỉnh Tây Nguyên đã
huy động và tổ chức cho đồng bào tích cực tham gia các chương trình xây dựng khu
vực phòng thủ, phát quang đường biên giới, phối hợp với BĐBP tuần tra canh gác bảo
vệ buôn làng, bảo vệ CQAN biên giới.
Nhờ tổ chức phát động tốt phong trào quần chúng tham gia bảo vệ CQAN
biên giới và phòng, chống DCTD nên trong những năm qua, quần chúng nhân dân ở
các buôn làng biên giới đã trực tiếp cung cấp cho BĐBP hàng trăm nguồn tin có giá
trị phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Lực lượng dân quân và công an địa phương
thường xuyên phối hợp với các đơn vị BĐBP tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới;
cùng với BĐBP phát hiện và xử lý hàng trăm vụ vi phạm quy chế biên giới với hàng
ngàn đối tượng, tham gia tích cực đấu tranh chống xâm canh, xâm cư và xâm nhập
trái phép. Đồng bào các dân tộc và LLVT địa phương cũng phối hợp chặt chẽ với
BĐBP trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm hình sự trên biên giới, vận
động nhân dân tự giác thu nộp 65 khẩu súng và nhiều lựu đạn, chất cháy nổ.
Đặc biệt sau vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (tháng 2/2001) tình hình
vượt biên giới trái phép sang Campuchia có những diễn biến ngày càng phức tạp
do sự kích động, lừa gạt của kẻ địch. Quần chúng nhân dân đã phát hiện, cung cấp
thông tin giúp các đồn biên phòng bắt giữ được 10 vụ với 46 đối tượng là người
Việt Nam vượt biên giới trái phép sang Campuchia. Nhờ làm tốt công tác tuyên
truyền vận động, tổ chức phát động phong trào quần chúng bảo vệ CQAN biên giới
và phòng, chống DCTD nên trong khi bạo loạn chính trị xảy ra ở nhiều huyện, thị
của Tây Nguyên thì ở 24/24 xã biên giới của 3 tỉnh vẫn giữ được ổn định chính trị,
hầu như không có quần chúng nhân dân tham gia.
Công tác VĐQC trực tiếp tham gia giải quyết các vụ DCTD ở KVBG Tây
Nguyên: chấp hành ý kiến chỉ đạo của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh BĐBP về việc tăng
cường lực lượng, kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp công tác nhằm phòng ngừa và
đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng DCTD ở KVBG, BĐBP các tỉnh Tây
Nguyên đã kịp thời triển khai lực lượng tăng cường cho các địa bàn trọng điểm,
phức tạp về chính trị và có biểu hiện DCTD, nhanh chóng nắm tình hình và xử lý