Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

(Da sua) con duong hoi nhap van hoa viet nam thanh, yen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 12 trang )

Con đường hội nhập văn hóa Việt Nam
I.

Thời kỳ Bắc thuộc

Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, một trong những chính sách có tính chất xuyên
suốt, liên tục của chính quyền đô hộ là chính sách đồng hóa. Mục tiêu cuối cùng của
phong kiến Trung Hoa là nhằm thiết lập trên đất nước ta một cơ cấu xã hội, một thể chế
chính trị, một phương thức canh tác và một phong tục tập quán giống như Trung Hoa và
độc ác hơn chúng muốn thủ tiêu văn hóa bản địa như phong tục, lễ nghi, trang phục…
a. Các biện pháp được chúng thi hành:
Một là, truyền bá đạo Nho vào nước ta nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thống
trị của phong kiến phương Bắc.

Hai là, giai cấp thống trị đã mở trường để dạy học, truyền bá đạo Nho trong xã hội
Việt Nam và đào tạo đội ngũ quan lại người Việt phục tùng nhà Hán, làm công cụ tay sai
cho thiên triều.
Triệu Đa bắt dân ta học chữ Hán ngữ nhằm đồng hóa ta bằng ngôn ngữ. Về sau tất
cả các triều đại người Hán cai trị đều thi hành chính sách đồng hóa. Triều nhà Minh còn
tìm cách tiêu diệt nền văn hóa của ta, như tiêu hủy toàn bộ các thư tịch do người Việt viết,
bắt nhân tài, thợ giỏi người Việt sang Trung Hoa phục dịch
Mặt khác, chúng đưa dân Trung Quốc di cư sang nước Việt hòng mang sang phong
tuc, tập quán, lễ nghi, quy phạm đạo đức phong kiến Trung Quốc để truyền bá văn hóa
một cách tự nhiên vào nước ta thông qua giao tiếp đời sống thường nhật.


Có thể nói trong khoảng thời gian này, phong kiến phương Bắc đã đồng hóa văn
hóa của chúng vào nước ta chủ yếu qua con đường ép buộc, cưỡng bức thực hiện. Người
phương Bắc đã đưa vào nhiều thứ lễ giáo của phương Bắc và điều đó có ảnh hưởng nhất
định tới người Việt. Tuy nhiên, những nếp sinh hoạt truyền thống trong đời sống của
người Việt vẫn được duy trì và hơn hết dân tộc Việt không những không bị diệt vong,


không bị đồng hóa, mà còn lớn lên về mọi mặt để có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần
chiến thắng chủ nghĩa đại Hán, giành độc lập dân tộc. Biểu hiện rõ nét là sự bảo tồn tiếng
nói của dân tộc, tiếng mẹ đẻ, và xây dựng hệ thống ngôn ngữ văn học. Nhân dân ta đã tiếp
thu ảnh hưởng của Hán ngữ độc đáo và sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng cách
dùng, cách đọc, tạo thành lớp từ sau này gọi là từ Hán – Việt, sau đó lắp ráp chữ Hán để
tạo nên chữ Nôm.
II.

Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ:

Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng các chính sách nô dịch về
văn hóa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Những chính sách
này đã làm cho nền văn hóa Việt xuất hiện những đặc điểm không thuần nhất, lai căng, trì
trệ.... Tuy nhiên bên cạnh đó, những tinh hoa của nền văn hoá phương Tây cũng đã có
những tác động tích cực đến văn hoá nước ta. Ở Việt Nam đã xuất hiện các trào lưu văn
hoá có sự giao thoa giữa Á - Âu, Đông - Tây.
Thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá
văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình.
Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo
đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa,


đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ
Hán. Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện
và bậc trung học ở tỉnh. Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc
được trang bị các kiến thức khoa học phổ thông còn phải học tiếng Pháp. Các bậc học
càng cao thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc.
Các khoa thi Hương, Hội, Đình vẫn được tổ chức như cũ.

Trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực dân Pháp

đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là chương trình
truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt Nam “mất gốc”,
không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ để từ đó
phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của thực dân.
Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách
đầu độc, truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn. Những
thói hư tật xấu được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng.
Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế. Ngoài
những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ chức quy mô ở Chợ Lớn, Lạng
Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ
phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...


Tệ uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một
loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước. Loại rượu
này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm
chất hoá học.
Thuốc phiện đã trở thành một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt là
giới trẻ. Chúng mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc phiện một cách công
khai.

Nạn nghiện thuốc phiện
Cùng với mức độ và quy mô của công cuộc khai thác của thực dân là các thành tựu
khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật từ phương Tây thông qua sách báo đã ồ ạt tràn vào
nước ta. Tầng lớp trí thức được đào tạo trong nền giáo dục Tây học là những người trực
tiếp chịu ảnh hưởng và đã tiếp thu làn sóng văn hoá, văn minh mới đó. Giai đoạn này có
thể thấy đã diễn ra sự giao thoa, đan xen và tồn tại đồng thời giữa những yếu tố văn hoá
truyền thống và văn hoá phương Tây.
Có thể thấy hầu hết các tác phẩm văn học nghệ thuật trong thời gian này đều thể
hiện cái nhìn của tầng lớp trí thức tây học, văn nghệ sĩ hướng vào mục đích phê phán tình

trạng thối nát của xã hội đương thời, nêu lên những xung đột giữa các quan điểm phong
kiến và tư tưởng tư sản vừa mới nảy sinh, đả kích những kẻ trưởng giả học làm sang, phơi
bày những cảnh lầm than khốn khó của quần chúng lao động bị bọn thực dân, địa chủ,
quan lại ức hiếp, bóc lột; đồng thời nói lên tình cảm yêu nước thương nòi và sự bất lực
chán chường của một số người ở thành thị trước thời cuộc.


Trong các ngành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc cũng có những biến đổi
nhất định. Nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và nhà ở cho người Pháp đã khai
sinh ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam và để lại những công trình kiến trúc độc
đáo. Các mô típ và tư tưởng nghệ thuật phương Tây ngày càng có ảnh hưởng sâu đậm
trong phương pháp tư duy và sáng tác của các nghệ sỹ Việt Nam.

Những tòa nhà mang phong cách Pháp còn tồn tại đến ngày nay
Cũng dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp mà thể loại tiểu thuyết và kịch nói ra đời.
Các thể chế nghệ thuật khác như nhà hát Opera Hà Nội, Opera Saigon, Opera Hải Phòng,
rạp chiếu phim Cinema Palace (nay là rạp Công Nhân),… và tiếp tục tồn tại tới ngày nay.

Nhà hát Opera Hà Nội
Văn hóa ẩm thực Pháp còn thẩm thấu mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam để những thói
quen mới được hình thành như uống cà phê, rượu vang, bánh mì, pa tê, các món trứng và
thói quen dùng dao, nĩa.


Ẩm thực Pháp còn in dấu ở Việt Nam
Sự giao lưu không phải chỉ một chiều khi nhiều từ ngữ tiếng Pháp đã được người
Việt Nam tiếp thu như các từ ăc quy (accus), ăng ten (antenne), ba lê (ballet), ban công
(balcon)…
Rõ ràng, song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiện
những chính sách nô dịch về văn hoá hết sức phản động hòng xô đẩy nhân dân vào vòng

ngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần. Những truyền thống tốt đẹp,
tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm. Nền văn hoá dân tộc đã bị chà đạp một cách thô
bạo. Tuy nhiên thực dân Pháp không thể ngăn trở được những trào lưu văn hoá dân tộc
tiến bộ đã xuất hiện và phát triển trong thời gian này.
III.

Thời kì hiện đại.
a. Âm nhạc

Hiện nay, nhạc nước ngoài đang rất phát triển ở Việt Nam và nó đang được rất
nhiều bạn trẻ yêu thích. Ví dụ: nhạc Hàn, nhạc Âu Mỹ, nhạc Nhật Bản, nhạc Thái, nhạc
Trung Quốc,…


Big Bang- nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc
Đặc biệt âm nhạc Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, sự phát triển về
âm nhạc này kéo theo những ảnh hưởng về mặt văn hóa như: Sự thay đổi về quan niệm
cái đẹp của giới trẻ, sự tìm hiểu sâu và rộng về văn hóa, con người Hàn Quốc, xu hướng
học tiếng Hàn cũng đang nở rộ ở Việt Nam. Tiếp đến là âm nhạc Âu Mỹ đặc biệt là thể
loại nhạc rap, nhạc điện tử và nhạc rock đang có tác động khá lớn đến văn hóa của người
Việt. Nghe và tiếp nhận thể loại nhạc mới giúp các chúng ta tiếp cận gần hơn với các
nước trên thế giới, đồng thời nghe nhạc Âu Mỹ cũng giúp các bạn trẻ có đam mê với tiếng
Anh đồng thời những thể loại đặc sắc này cũng giúp làm phong phú hơn kiến thức về âm
nhạc cho người Việt.
Bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực cần phải quan tâm như nhiều bạn trẻ sẵn
sàng ăn mặc theo phong cách hip hop hay phong cách Hàn Quốc giống với những ca sĩ
mà họ yêu thích- vốn không hợp với văn hóa Việt Nam hay hiện tượng lạm dụng từ tiếng
Anh cũng một phần do âm nhạc ảnh hưởng đến. Có thể kể thêm về vấn đề biểu hiện sự
đam mê với âm nhạc của mình một cách thái quá, thiếu khôn ngoan của một số lượng
người trẻ tuổi. Xét về góc độ nghệ thuật việc du nhập của các nền âm nhạc từ các nước

khác cũng làm cho hạn chế sự sáng tạo của các nghệ sĩ mà thay vào đó là sự sao chép, đạo
nhạc.


Fan cuồng nhạc Hàn Quốc.
b. Điện ảnh
Cũng như âm nhạc điện ảnh ảnh hưởng đến Việt Nam thể hiện rõ qua 2 mặt tiêu
cực và tích cực
-Tích cực: Trước tiên, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tích cực của
nhiều bộ phim nước ngoài được phát trên sóng truyền hình, các rạp chiếu phim trong
thành phố như một số bộ phim lịch sử của Trung Quốc, phim tình cảm, tâm lý Hồng
Kông, Hàn Quốc,… có nội dung hay, hình ảnh đẹp, gần gũi với văn hóa Việt Nam, mang
tính giáo dục cao giúp người xem tiếp thu những nhân tố tích cực, tiến bộ, nhân văn của
văn hóa nước ngoài, tạo nên mối giao lưu văn hóa sinh động, khơi nguồn sáng tạo và làm
nảy sinh các giá trị văn hóa mới… Đối với giới trẻ, những bộ phim hay của nước ngoài có
nội dung phù hợp với lối sống của con người, dân tộc Việt Nam, có tính giáo dục cao giúp
họ tìm hiểu những nét đẹp của những nền văn hóa trên thế giới, trong đó cuộc sống xã hội
của giới trẻ các nước được các bạn trẻ vô cùng quan tâm tìm hiểu, giúp họ học hỏi, định
hướng một lối sống đẹp, hình thành cá tính, phát triển tài năng, định hình thị hiếu thẩm
mỹ lành mạnh. Đó là chúng ta chưa nói tới những điều mà các nhà làm phim, đạo diễn,
quay phim, diễn viên của ta học hỏi được rất nhiều về nghệ thuật làm phim từ những bộ
phim lịch sử hoành tráng, những bộ phim dài tập có những cảnh quay đẹp, những tình
huống diễn xuất sáng tạo, bất ngờ… Với sự tiếp sức của phương tiện nghe nhìn, tác động
của phim ảnh nước ngoài đến với người xem chưa bao giờ lan tỏa sâu rộng, thu hút được
lượng người xem đông đảo như bây giờ, đặc biệt là giới trẻ..


Se-ri phim “Người máy biến hình” nổi tiếng của Hollywood.
-Tiêu cực: Như trên đã nêu về tính tích cực của văn hóa nước ngoài đem lại cho
giới trẻ hiện nay, lẽ ra phải là điều hết sức đáng mừng, nhưng với thực tế chất lượng cũng

như thời lượng phát hành phim ảnh nước ngoài trong mấy năm gần đây, nhất là trên
truyền hình lại đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Những bộ phim có nội dung thiếu lành mạnh. Những cảnh làm tình, gợi cảm trong
các phim truyện, những cảnh đấm đá, đấu kiếm của phim hành động Hồng Kông, Đài
Loan, Mỹ đã kích động không ít đến tâm hồn non nớt, dễ nhạy cảm của giới trẻ. Những
hình ảnh không tốt còn để lại dấu ấn sâu xa trong tâm hồn chúng. Các thủ phạm hiếp dâm
trẻ em mới đây, 70% thanh thiếu niên dưới 17 tuổi, đều khai bắt chước phim sex. Những
cuộc gây rối mất trật tự đường phố, nạn đua xe tốc độ đều do ảnh hưởng phim xã hội đen
mà ra. Văn hóa phẩm độc hại không chỉ tác động nhất thời mà còn ảnh hưởng đến nhiều
thế hệ. Vậy với phim Hàn Quốc, những ảnh hưởng có tính tiêu cực được các bạn sinh
viên đánh giá ra sao? Đã có một thời gian chúng ta bắt gặp mốt tóc nâu môi trầm kiểu
Hàn Quốc, và giai đoạn sau này màu sắc trang phục, đầu tóc và các phụ kiện đi kèm của
các diễn viên, hay các nhân vật trong các phim Hàn Quốc tươi sáng hơn, thậm chí quá rực
rỡ như: đỏ, cam, xanh lá cây..v..v…


Bộ phim 50 sắc thái gây nhiều tranh cãi của điện ảnh Mỹ
c. Văn học
Những tác phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện tranh nước ngoài luôn có sự đầu tư
công phu, nội dung hấp dẫn hơn văn học Việt Nam nên luôn được sự đón nhận không hề
nhỏ của người Việt. Văn học nước ngoài đặc biệt là tiểu thuyết phương Tây và truyện
tranh Nhật Bản luôn có những tác phẩm có tiếng vang lớn khi được xuất bản. Chúng đề
cao giá trị đạo đức của con người, đề cao cái đẹp, ca ngợi người tốt, phản ảnh bất công
trong hiện thực. Người đọc từ đó cũng cảm nhận được những vấn đề xung quanh mình
cũng như của xã hội, góp phần xây dựng những nhân cách tốt cho người đọc. Văn hóa của
người Việt được học hỏi cũng trở nên phong phú, phát triển hơn. Tuy nhiên với những tác
phẩm đẹp nhưng người đọc lại có những thái độ thái quá như đọc truyện trong thời gian
dài, cách nói năng, cư xử bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm văn học họ đọc.
Chưa kể đến những tác phẩm với nội dung không lành mạnh, nội dung dung tục,
hình ảnh đồi trụy khiến không ít người đọc có những suy nghĩ tiêu cực, hành vi không tốt

sau khi đọc.


Bộ truyện tranh Naruto Nhật Bản được nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích
d. Ẩm thực, thời trang, ngôn ngữ…
Văn hóa các nước du nhập vào Việt Nam qua nhiều con đường và biểu hiện ra
nhiều hình thái khác nhau. Sự pha trộn ngày càng đặc sắc của những món ăn Việt Nam
với các nước hay sự phát triển nhanh chóng của các nhà hàng Ấn, Nhật, Thái ở Việt Nam,
sự du nhập của phong cách thời trang Hàn Quốc, phong cách thời trang phương Tây hay
sự ăn mặc theo các ca sĩ diễn viên, sự sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh ngày càng phổ biến sự
pha trộn ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khi sử dụng…
Tất cả đều có tính chất 2 mặt, vừa làm phong phú thêm văn hóa Việt, vừa làm nhạt
nhòa, biến chất đi những giá trị văn hóa đặc sắc mà chúng ta đang có. Tuy nhiên không
thể phủ nhận những tác động tích cực vô cùng khi các nền văn hóa từ các nước khác du
nhập vào Việt. Nhờ có sự du nhập văn hóa đó, người Việt Nam hiểu biết nhiều hơn, sống
cở mở hơn, đời sống tinh thần thêm phong phú và đa dạng hơn, con người biết sống tốt
hơn, không còn kì thị những nét văn hóa khác biệt lớn với văn hóa Việt. Dù cho đang đi
trên con đường nào thì văn hóa của chúng ta đang phát triển và có những điều đáng để tự
hào.


Nhiều quán ăn Nhật Bản xuất hiện ở Việt Nam



×