Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giáo án lớp 5 tuan 26+27 doc buổi chiều theo mô hình vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.48 KB, 22 trang )

Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

TUẦN 26
NS: 11 /3 /2016
NG: Thứ hai, ngày 14 / 3 /2016

ÔN NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU

KT: Củng cố cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
KN: Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán có liên
quan.
TĐ: Có ý thức ôn tập.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách THT5 q2 tr34
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí: 1p
- Lớp hát 1 bài.
2. Kiểm tra hoạt động ứng dụng: 0p
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.
3. Giới thiệu bài: 1p
- HS ghi đầu bài.
4. Hoạt động thực hành: 29p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY



*Bài 1.9p
- Nhóm trưởng điều hành các
bạn đọc YC.
- Bài YC gì?
* Gợi mở:
- Các phép tính bài 1 có đặc
điểm gì?
- Để tính được kết quả dựa vào
kiến thức gì?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm
đúng.

Phạm Thanh Mai
Dương

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động nhóm
- Đọc YC
- Tính
- Là các phép nhân số đo thời gian với 1 số tự
nhiên.
- Dựa vào quy tắc nhân số đo thời gian với 1 số
tự nhiên.
- Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
* Đáp án:
5 giờ 15 phút

×
3
15 giờ 45 phút

86

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
12 giờ 20 phút
5
60 giờ 100 phút
(100phút = 1giờ 40phút )
Vậy 12giờ 20phút × 5 = 61 giờ 40phút
× 24 phút 19 giây
8
192 phút 152 giây
(152 giây = 2 phút 32 giây
192phút = 3giờ 12phút )
Vậy 24phút 19giây × 8 = 3giờ 14phút 32 giây
15,75 giờ
×
18
238,50 giờ
Vậy 15,75 giờ × 18 = 238,50 giờ
29,05 phút
×

33
958,65 phút
Vậy 29,05 phút × 33 = 958,65 phút
4,55 giây
×
23
104,65 giây
Vậy 4,55 giờ × 23 = 104,65 giờ
×

GV chốt
- Muốn nhân số đo thời gian - Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta đặt
với 1 số ta làm như thế nào?
tính rồi thực hiện tính lần lượt từng số đo thời
gian nhân với số đó.
* Bài 2: 10p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các - Đọc YC
bạn đọc YC.
+ Bài cho biết gì?
- 1 sản phẩm: 5 phút 20 giây
+ Bài yêu cầu gì?
- 45 sản phẩm: … thời gian?
* Gợi mở:
- Để biết làm được 45 sản phẩm - Để biết làm được 45 sản phẩm cần bao nhiêu
cần bao nhiêu thời gian thì ta thời gian thì ta lấy thời gian làm 1 sản phẩm
làm như thế nào?
nhân với 5
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
tự làm bài - chia sẻ kết quả

- Nhóm trưởng chốt bài làm * Đáp án:
đúng.
Làm 5 sản phẩm như thế cần số thời gian là:
5 phút 20 giây × 5 = 26 phút 40 giây
Đáp số: 26 phút 40 giây
87
Phạm Thanh Mai
Trường Tiểu học Mông
Dương


Líp 5A2
GV chốt
- Vận dụng kiến thức gì để tính
kết quả bài toán?
* Bài 3: 10p
- Nhóm trưởng điều hành các
bạn đọc YC.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài yêu cầu gì?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm
đúng.

Năm học : 2015- 2016
- Vận dụng cách nhân số đo thời gian với 1 số
Hoạt động nhóm
- Đọc YC
- 1 vòng : 20 phút 15 giây

- 12 vòng: … thời gian?
- Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
* Đáp án:
Ca bin đó chuyển động 12 vòng thì hết số thời
gian là:
20 phút 15 giây × 12 = 243 phút
Đổi 243 phút = 4 giờ 3 phút
Đáp số: 4 giờ 3 phút

GV chốt
- Muốn nhân số đo thời gian - Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta đặt
với 1 số ta làm như thế nào?
tính rồi thực hiện tính lần lượt từng số đo thời
gian nhân với số đó.
5. Củng cố kiến thức: 3p
- Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta làm như thế nào?
(Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta đặt tính rồi thực hiện tính lần lượt từng số
đo thời gian nhân với số đó.)
6. Bài tập ứng dụng: 1p
- Về nhà làm các bài tập chia sẻ cho người thân nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
________________________________
NS: 12 /3 /2016
NG: Thứ ba, ngày 15 / 3 /2016
TIẾNG VIỆT


ĐỌC HIỂU: HỘP THƯ MẬT
I. MỤC TIÊU

1. Kỹ năng
- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: lần nào, liên lạc, bu-gi, trỏ vào, lần này,
náo nhiệt ...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chuyện, thay đổi giọng linh hoạt, phù hợp với
diễn biến câu chuyện.
Phạm Thanh Mai
Dương

88

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
2. Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Hai Long, chữ V, bu-gi, cần khởi động, động cơ...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động
trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất
sắc và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
3. Thái độ:
- Biết ơn những người có công với Cách mạng.
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Bảng nhóm
2.Học sinh:
- Sách HDHTV, vở THTV tr28
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTUD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới (32p)
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn làm bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

A/ Luyện đọc: 15p
- Gọi một học sinh đọc toàn bài
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của
bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát
âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Đọc nối tiếp lần 2 - Giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp lần 3 –đánh giá nhận xét
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

Hoạt động lớp

- 1 học sinh đọc
- 4 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Hai Long phóng xe .... đáp lại.

+ HS 2: Anh dừng xe ... ba bước chân.
+ HS 3: Hai long tới ... về chỗ cũ.
+ HS 4: Công việc ... náo nhiệt.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo
cặp

B/ Đọc hiểu nội dung bài: 14p
Bài 1: 4p
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài
- Bài YC gì?
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chú Hai Long
dừng xe tháo chiếc bu-gi ra xem?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài.
- Làm cá nhân.
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án: + Vờ xem bu-gi để quan sát
xét- chốt kết quả đúng.
phía sau.
Bài 2: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
Phạm Thanh Mai
Dương

89

Trường Tiểu học Mông



Líp 5A2
YC bài .
- Bài YC gì ?

Năm học : 2015- 2016
- Trả lời câu hỏi: Những vật đánh dấu
hình chữ V gợi lên điều gì?
- Làm cá nhân

- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài

- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án:
xét- chốt kết quả đúng.
- Cả hai điều trên. ( đó là gợi lên tên
Tổ quốc Việt Nam và là lời chào chiến
thắng.)
Bài 3: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài.
- Bài YC gì?
- Trả lời câu hỏi: Chú Hai Long gửi
thư trả lời bằng cách nào?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài
- Làm cá nhân
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận
xét- chốt kết quả đúng.
* GV chốt nhóm:
- Hoạt động trong vùng địch của các
chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào

đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?

- Nêu nội dung chính của bài?

Đáp án:
- Dùng lại hộp thư và chỗ giấu cũ.
- Hoạt động trong vùng địch của các
chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan
trong đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc. Những thông tin mà chú lấy
được từ phía kẻ địch, giúp quân ta hiểu
ý đồ của địch để có biện pháp ngăn
chặn, đối phó kịp thời
+ Ca ngợi ông Hai Long và những
chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng
địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững
đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc
và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

* Mở rộng:
+ Em có suy nghĩ gì về công việc của - Nối tiếp nhau trả lời theo ý hiểu:
các chiến sĩ tình báo ?
+ Hoạt động trong vùng địch của các
chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan
trong đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc. Những thông tin mà chú lấy
được từ phía kẻ địch, giúp quân ta hiểu
ý đồ của địch để có biện pháp ngăn
chặn, đối phó kịp thời.
4. Củng cố kiến thức ( 2p)

- Nêu nội dung chính của bài?
Phạm Thanh Mai
Dương

90

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
(Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã
dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc và sự nghiệp
bảo vệ tổ quốc.
5. Chuẩn bị cho bài sau: 1’
- Chia sẻ với người thân nội dung bài Hộp thư mật.
IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
___________________________________
NS: 13 /3 /2016
NG: Thứ tư, ngày 16 / 3 /2016
TIẾNG VIỆT

ÔN CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

KT: Củng cố lại cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
KN: Xác định cặp từ hô ứng, tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
TĐ: Có ý thức ôn tập.
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên
- Bảng phụ
2.Học sinh:
- Vở THTV tr29-30
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTUD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới (32p)
* Giới thiệu bài
A/ Hoạt động thực hành: 29p
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

Bài 1: 10p

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động nhóm

- Nhóm trưởng điều hành các - Đọc YC
bạn đọc YC.
+ Bài yêu cầu gì?
- Đọc đoạn văn và gạch dưới câu ghép có cặp
từ hô ứng.

* Gợi mở:
- Muốn gạch dưới câu ghép có - Cần đọc kĩ nội dung đoạn văn, phân tích
cặp từ hô ứng bạn cần làm gì?
thành phần cấu tạo từng câu để xác định câu
ghép, sau đó gạch dưới câu ghép có sử dụng
cặp từ hô ứng
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
91
Phạm Thanh Mai
Trường Tiểu học Mông
Dương


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm * Đáp án:
đúng.
Páp-lốp có tác phong làm việc thận trọng.
Các thí nghiệm của ông thường được lặp lại
nhiều lần trên các động vật trước khi áp dụng
cho người. Ông thường nói với học trò của
mình:
- Thí nghiệm càng đầy đủ bao nhiêu thì
càng hạn chế được hậu quả đáng buồn bấy
nhiêu. Mỗi việc làm của chúng ta đều có
quan hệ đến cái sống, cái chết của mỗi con
người.
+ Câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng là:
Thí nghiệm càng đầy đủ bao nhiêu thì càng

hạn chế được hậu quả đáng buồn bấy nhiêu.
GV chốt
- Nêu cặp từ hô ứng được sử - Cặp từ hô ứng:
dụng trong câu ghép vừa tìm + Càng…càng…
được?
+ Bao nhiêu…bấy nhiêu…
- Thế nào là câu ghép?
- Câu ghép là câu có từ 2 vế câu trở lên ( mỗi
vế câu là 1 cặp chủ ngữ-vị ngữ)
- Câu ghép vừa xác định được có - Câu ghép vừa xác định được bị khuyết chủ
điều gì đặc biệt?
ngữ ở vế câu thứ 2.
- Em hãy xác định chủ ngữ ở vế - Chủ ngữ bị khuyết là: “Thí nghiệm”
câu thứ 2 bị khuyết là gì?
Bài 2: 9p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các - Đọc YC
bạn đọc YC.
+ Bài yêu cầu gì?
- Gạch dưới các từ nối trong những câu ghép
dưới đây:
Cứ nơi nào đất mềm, gần gốc cây, thì
chúng dùng mũi nhọn ở cuối đuôi đào lỗ và
đẻ trứng vào đó. Khi chúng hết bụng trứng,
thì người cũng rạc hết. Trứng đẻ hết đến đâu,
thì đốt đuôi rụng theo trứng đến đấy. Rồi
mùa hè đến, ve con lột ra hàng đàn.
* Gợi mở:
- Muốn dưới các từ nối trong - Cần đọc kĩ nội dung đoạn văn, phân tích
những câu ghép ta cần làm gì?

thành phần cấu tạo từng câu để xác định câu
ghép, sau đó gạch dưới các từ ngữ có tác
dụng nối các vế câu trong câu ghép đó.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
tự làm bài - chia sẻ kết quả
Phạm Thanh Mai
Dương

92

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
- Nhóm trưởng chốt bài làm * Đáp án:
đúng.
Câu 1: Cứ nơi nào đất mềm, gần gốc
cây, /thì chúng dùng mũi nhọn ở cuối đuôi
đào lỗ và đẻ trứng vào đó.
Câu 2: Khi chúng hết bụng trứng, /thì người
cũng rạc hết.
Câu 3: Trứng đẻ hết đến đâu, /thì đốt đuôi
rụng theo trứng đến đấy.
Câu 4: Rồi mùa hè đến, /ve con lột ra hàng
đàn.
GV chốt
- Các cặp từ nối ở các câu 1,2,3
được gọi là gì?
- Nêu cặp từ hô ứng được sử

dụng trong câu ghép vừa tìm
được?

- Là các cặp từ hô ứng.
- Cặp từ hô ứng:
+ Cứ … thì…
+ Khi … thì ….
+ Đến đâu … đến đấy

Bài 3: 10p
- Nhóm trưởng điều hành các - Đọc YC
bạn đọc YC.
+ Bài yêu cầu gì?
- Điền từ hô ứng thích hợp vào mỗi chỗ
trống:
a) Khi bản công-xéc-tô … chấm dứt, cả nhà
hát … dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng
nhiệt.
b) Cốm đầu mùa khi rang qua than lửa, dậy
mùi hương thơm lựng. Chưa ăn, chỉ … ngửi
thôi, cảm giác … lâng lâng xao xuyến.
* Gợi mở:
- Muốn điền từ hô ứng thích hợp - Cần đọc kĩ nội dung câu văn, sau đó lựa
vào mỗi chỗ trống ta cần làm gì? chọn cặp từ hô ứng phù hợp với ý nghĩa của
câu văn đó.
+ Mời các bạn chia sẻ kết quả.
Đáp án:
a) Khi bản công-xéc-tô vừa chấm dứt, cả nhà
hát đã dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng
nhiệt.

b) Cốm đầu mùa khi rang qua than lửa, dậy
mùi hương thơm lựng. Chưa ăn, chỉ vừa ngửi
thôi, cảm giác đã lâng lâng xao xuyến.
- Nhóm trưởng YC các bạn nhận
xét, chốt kết quả.
* Chốt nhóm:
Phạm Thanh Mai
Dương

93

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
- Lưu ý điều gì khi dùng cặp từ - Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế trong
hô ứng?
câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể
đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí các từ
hô ứng đi.
4. Củng cố kiến thức ( 2p)
- Cặp từ hô ứng dùng làm gì? ( Nối các vế câu ghép làm cho chúng có quan hệ chặt
chẽ với nhau)
- Các cặp từ hô ứng có phải quan hệ từ không ? (Các cặp từ hô ứng nằm trong bộ
phận vị ngữ nên nó không phải là quan hệ từ )
- Lưu ý điều gì khi dùng cặp từ hô ứng? ( Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế
trong câu ghép thì phải dùng cả hai từ , không thể đảo trật tự các vế câu cũng như
vị trí các từ hô ứng đi)
5. Chuẩn bị cho bài sau: 1p

- Chia sẻ với người thân về cách nối các vế câu trong câu ghép.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
___________________________________
NS: 15 /3 /2016
NG: Thứ sáu, ngày 18 / 3 /2016
TOÁN

ÔN: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
KN: Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
TĐ: Có ý thức ôn tập
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách THT tr37
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 3-5 p
- Ban học tập kiểm tra – báo cáo gv
3. Bài ôn: 30p

a. Giới thiệu: 1p
b. Hoạt động thực hành ( Thực hiện trong vở thực hành toán quyển 2 tr 37)
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

Bài 1: 10p
- Nhóm trưởng điều hành
Phạm Thanh Mai
Dương

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động nhóm
94

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
+ Bài YC gì ?
* Gợi mở:
- Ô trống cần điền yêu cầu tính gì?
+ Mời các bạn làm bài
- Các bạn đọc bài
- Nhóm trưởng chốt kết quả
Thời gian
15 giờ
Quãng đường
Vận tốc

270 km

18 km/giờ

Năm học : 2015- 2016
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Ô trống cần điền yêu cầu tính vận tốc
- Làm cá nhân
- Đáp án:
1,25 giờ

3
giờ
4

20 phút

68,75 km
55 km/giờ

60 km
80 km/giờ

5000 m
250 m/phút

* Chốt nhóm
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế - Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia
nào?
cho thời gian.
Bài 2: 9p
Hoạt động nhóm

- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc YC
đọc YC.
+ Bài cho biết gì?
Quãng đường: 117km
Thời gian: 2 giờ 10 phút
+ Bài yêu cầu gì?
Vận tốc: … ?
* Gợi mở:
- Muốn tính vận tốc của ô tô đó ta - Muốn tính vận tốc ô tô đó ta lấy quãng
làm như thế nào?
đường chia thời gian.
- Nhận xét gì về đơn vị đo thời gian - Thời gian ô tô đi là số đo gồm 2 đơn vị đo
của ô tô đi?
nên trước khi tính vận tốc cần chuyển về số
đo thời gian có 1 đơn vị đo.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Đổi 2 giờ 10 phút =

13
giờ
6

Vận tốc của ô tô đó là:
117 :

13
= 54 (km/giờ)

6

Đáp số: 54 km/giờ
GV chốt
- Vận dụng kiến thức gì để tính kết - Vận dụng cách tính vận tốc.
quả bài toán?
Bài 3: 10p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc YC
đọc YC.
+ Bài cho biết gì?
Quãng đường: 35 km
Thời gian ca nô: 1 giờ 45 phút
Phạm Thanh Mai
Dương

95

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
Thời gian thuyền: 5 giờ
Mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn thuyền: … km?

+ Bài yêu cầu gì?
* Gợi mở:
- Muốn biết mỗi giờ ca nô đi nhanh - Muốn biết mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn

hơn thuyền bao nhiêu ki-lô-mét em thuyền bao nhiêu ki-lô-mét em cần tính
cần tính được gì?
được vận tốc của ca nô và vận tốc của
thuyền.
- Nhận xét gì về đơn vị đo thời gian - Đơn vị đo thời gian của ca nô là số đo gồm
của ca nô?
2 đơn vị đo nên trước khi tính vận tốc cần
chuyển về số đo thời gian có 1 đơn vị đo.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Vận tốc của ca nô là:
35 : 1,75 = 20 (km/giờ)
Vận tốc của thuyền là:
35 : 5 = 7 (km/giờ)
Mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn thuyền số ki-lômét là:
20 – 7 = 13 (km)
Đáp số: 13 km
GV chốt
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế - Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia
nào?
cho thời gian.
4. Củng cố kiến thức: 3’
- Nêu công thức tính vận tốc? ( v = S : t)
5. Hoạt động ứng dụng :1’
- Chia sẻ với người thân cách tính vận tốc.
IV. RÚT KINH NGHIÊM SAU GIỜ DẠY.


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
_________________________________

Phạm Thanh Mai
Dương

96

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

TUẦN 27
NS: 18 /3 /2016
NG: Thứ hai, ngày 21 / 3 /2016
TOÁN

ÔN TẬP VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều)
KN: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
TĐ: Học sinh tự giác tích cực làm bài
II. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách THT tr38
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 3-5 p
- Ban học tập kiểm tra – báo cáo gv
3. Bài ôn: 30p
a. Giới thiệu: 1p
b. Hoạt động thực hành ( Thực hiện trong vở thực hành toán quyển 2 tr 38)
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bài 1: 10p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc YC
đọc YC.
Phạm Thanh Mai
Dương

97

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

+ Bài cho biết gì?
+ Bài yêu cầu gì?
* Gợi mở:
- Muốn tính vận tốc của ô tô đó ta
làm như thế nào?
- Để tính được vận tốc ta cần biết
gì?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự
làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.

Năm học : 2015- 2016
Quãng đường: 13,5 km
Đi từ nhà lúc 7 giờ 30 phút đến ngân hàng
lúc 8 giờ 15 phút
Vận tốc: … ?
- Muốn tính vận tốc ô tô đó ta lấy quãng
đường chia thời gian.
- Cần biết thời gian đi là bao nhiêu.
- Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
* Đáp án:
Thời gian người đó đi xe đạp từ nhà đến
ngân hàng là:
8 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 45 phút
Đổi 45 phút = 0,75 giờ
Vận tốc của ô tô đó là:
13,5 : 0,75 = 18 (km/giờ)
Đáp số: 18 km/giờ

GV chốt

- Muốn tính vận tốc ta làm như thế - Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia
nào?
cho thời gian.
Bài 2: 9p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc YC
đọc YC.
+ Bài cho biết gì?
Quãng đường: 54 km
Thời gian ô tô đi: 1 giờ 12 phút
Thời gian xe máy đi: 1 giờ 48 phút
+ Bài yêu cầu gì?
Vận tốc xe nào lớn hơn: … ?
* Gợi mở:
- Để biết vận tốc của xe nào lớn hơn - Để biết vận tốc của xe nào lớn hơn và lớn
và lớn hơn bao nhiêu km/giờ ta cần hơn bao nhiêu km/giờ ta cần biết vận tốc
biết gì?
của từng xe
- Nhận xét gì về đơn vị đo thời gian - Thời gian từng xe đi là số đo gồm 2 đơn vị
của từng xe đi?
đo nên trước khi tính vận tốc cần chuyển về
số đo thời gian có 1 đơn vị đo.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Đổi 1 giờ 12 phút = 1,2 giờ
1 giờ 48 phút = 1,8 giờ
Vận tốc của ô tô là:
54 : 1,2 = 45 (km/giờ)

Phạm Thanh Mai
Dương

98

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
Vận tốc của xe máy là:
54 : 1,8 = 30 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi nhanh hơn vận tốc xe
máy và nhanh hơn số km/giờ là:
45 – 30 = 15 ( km/giờ)
Đáp số: 15 km/giờ

GV chốt
- Vận dụng kiến thức gì để tính kết - Vận dụng cách tính vận tốc.
quả bài toán?
Bài 3: 10p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc YC
đọc YC.
+ Bài cho biết gì?
Quãng đường từ nhà đến bến xe: 800 m
Quãng đường từ nhà đến quê: 12,8 km
Thời gian đi ô tô: 2 giờ 20 phút
+ Bài yêu cầu gì?

Vận tốc ô tô: … km/giờ?
* Gợi mở:
- Muốn tính được vận tốc của ô tô - Muốn tính được vận tốc của ô tô cần biết
em cần tính được gì?
được quãng đường ô tô đi
- Nhận xét gì về đơn vị đo thời gian - Đơn vị đo thời gian của ô tô là số đo gồm
của ô tô?
2 đơn vị đo nên trước khi tính vận tốc cần
chuyển về số đo thời gian có 1 đơn vị đo.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Đổi 2 giờ 20 phút =

7
giờ
3

800 m = 0,8 km
Quãng đường đi của ô tô là:
112,8 – 0,8 = 112 (km)
Vận tốc của ô tô là:
112 :

7
= 48 (km/giờ)
3

Đáp số: 48 km/giờ

GV chốt
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế - Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia
nào?
cho thời gian.
4. Củng cố kiến thức: 3’
- Nêu công thức tính vận tốc? ( v = S : t)
5. Hoạt động ứng dụng :1’
- Chia sẻ với người thân cách tính vận tốc.
IV. RÚT KINH NGHIÊM SAU GIỜ DẠY.

Phạm Thanh Mai
Dương

99

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
_________________________________
NS: 19 /3 /2016
NG: Thứ ba, ngày 22 / 3 /2016
TIẾNG VIỆT

NGHE VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ
I. MỤC TIÊU


KT: Nghe viết chính xác, đẹp bài Núi non hùng vĩ.
KN: Tìm và viết đúng các danh từ riêng tên người, tên địa lí Việt Nam.
TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức làm bài ,viết bài.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bảng nhóm.
2. Học sinh:
- Vở THTV5 q2tr16
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới: 30p
A. Giới thiệu bài : 1p
B. Hoạt động thực hành: 29p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

Bài 1: 20p
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- Đoạn văn cho biết điều gì?
- Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động lớp
- Một học sinh đọc, lớp đọc thầm

- Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con
đường đi đến đồn biên phòng Lào Cai.
- Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây
Bắc.

* Đoạn văn giới thiệu với chúng ta
vùng biên cương Tây Bắc của tổ
quốc, nơi giáp giữa nước ta với
Trung Quốc
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ - HS nêu trước lớp, ví dụ: Hiểm trở, lồ lộ,
lẫn khi viết chính tả.
chọc thủng, Phan-xi -păng, Mây ô-Quy
hồ....
- HS nêu trước lớp, ví dụ: Hiểm trở, - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào
lồ lộ, chọc thủng, Phan-xi -păng, vở nháp.
Mây ô-Quy hồ...
Phạm Thanh Mai
Dương

100

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
c. Nghe-viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
Bài 2:9p


Năm học : 2015- 2016

Hoạt động nhóm
- Đọc nội dung và yêu cầu bài
- Làm cá nhân vào vở

- NT điều hành các bạn chia sẻ:
+ Bài yêu cầu gì?

- Gạch dưới các tên riêng có trong đoạn thơ
và viết hoa cho đúng các danh từ riêng đó.
+ Để viết hoa cho đúng các danh từ - Cần đọc kĩ nội dung đoạn thơ, xác định
riêng có trong đoạn thơ bạn cần
được các danh từ riêng sau đó viết lại các
làm gì?
danh từ riêng đó theo đúng quy tắc viết
hoa.
+ Chia sẻ kết quả- nhận xét- chốt kết * Đáp án:
quả đúng.
Vọng về quê cũ Cheo Reo
Gió đêm chung đã qua đèo Măng Giang
Rung cành hoa đỏ Pơ Lang
Hát lên từ những cổng làng Gia Rai
Nghìn năm gương mặt đất đai
Sống trong một khúc múa này, Y Nhơn.
Chốt nhóm:
- Các danh từ riêng vừa tìm được chỉ - Các danh từ riêng vừa tìm được là các tên
gì?
địa danh Việt Nam
- Nêu cách viết hoa tên riêng địa - Viết hoa các chữ cái đầu tiên của mỗi

danh Việt Nam?
tiếng tạo nên tên địa danh đó.
4. Củng cố kiến thức: 4p
- Hãy nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? (Khi viết tên người tên điạ
lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó )
5. Bài ứng dụng :1p
- Về đọc lại bài cho người thân nghe.
IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
_________________________________
NS: 20 /3 /2016
NG: Thứ tư, ngày 23 / 3 /2016
TIẾNG VIỆT

ÔN ĐỌC HIỂU: ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU

KN:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: năm xưa, chớm lạnh, xao xác, nắng lá, phù sa, rì
rầm....
Phạm Thanh Mai
Dương

101

Trường Tiểu học Mông



Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,
dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
KT:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất....
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình
yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
TĐ:
- Có ý thức học bài.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
Bảng nhóm.
2. Học sinh:
- Sách HDHTV, vở THTV tr41-42
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTUD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới (32p)
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn làm bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

A/ Luyện đọc: 15p
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp lần 1: 5 HS

- GV sửa từ nếu học sinh đọc sai
- GV đưa câu văn dài yêu cầu HS nêu
cách đọc và đọc
- Yêu cầu HS đọc Chú giải
- Đọc nối tiêp lần 2:Giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp lần 3:Đánh giá nhận xét
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
B/ Đọc hiểu nội dung bài: 14p
Bài 1: 4p
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc
YC bài
- Bài YC gì?

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động lớp
- 1 học sinh đọc
- 5 HS đọc theo SHDH.

- Đọc thầm chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS luyện đọc theo bàn.
- Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.

- Cảnh mùa thu ta trong hai khổ thơ
đầu có đặc điểm gì?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài.
- Làm cá nhân.
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án: Đẹp nhưng buồn.
xét- chốt kết quả đúng.

* Mở rộng:
- "Những ngày thu đã xa" được tả trong - Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát
hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy trong, gió thổi mùa thu hương cốm
102
Phạm Thanh Mai
Trường Tiểu học Mông
Dương


Líp 5A2
tìm những từ ngữ nói lên điều đó.

Năm học : 2015- 2016
mới. Những ngày thu đã xa, sáng
chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi
may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi
đầu không ngoảnh lại.
Bài 2: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài.
- Bài YC gì?
- Gạch dưới các từ ngữ (trong khổ thơ
dưới đây) diễn tả vẻ đẹp và niềm vui
của đất nước trong mùa thu mới:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.

- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài
- Làm cá nhân
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án:
xét- chốt kết quả đúng.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
* Mở rộng:
- Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả -Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân
thiên nhiên, đất trời trong mùa thu hoá làm cho trời đất cũng thay áo cũng
thắng lợi của kháng chiến?
nói cười như con người để thể hiện
niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên
nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi
của cuộc kháng chiến.
Bài 3: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài.
- Bài YC gì?
- Đoạn thơ:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
diễn tả tình cảm gì?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài
- Làm cá nhân

- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án: + Tự hào vì truyền thống bấ
xét- chốt kết quả đúng.
khuất của dân tộc.
Phạm Thanh Mai
Dương

103

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

* GV chốt nhóm
- Nội dung chính của bài thơ là gì?

- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự
hào về đất nước tự do, tình yêu thiết
tha của tác giả đối với đất nước, với
truyền thống bất khuất của dân tộc.

4. Củng cố kiến thức ( 2p)
- Bài thơ cho em biết điều gì?( Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước
tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của
dân tộc.)
5. Chuẩn bị cho bài sau: 1’
- Đọc thuộc lòng bài thơ đất nước cho người thân nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
___________________________________
NS: 22 /3 /2016
NG: Thứ sáu, ngày 25/3 /2016
TOÁN

ÔN TẬP VỀ THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Củng cố cách tính thời gian của một chuyển động. Biết quan hệ giữa thời gian,
vận tốc và quãng đường.
KN: Giải các bài toán về tính thời gian của chuyển động.
TĐ: Biết liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Vở THT tr41.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm
3.Bài ôn: 30p
* HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH ( Sử dụng VTHT5 q2 tr41 )

HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bài 1: 9p
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc YC.
- Bài toán cho biết gì?
Phạm Thanh Mai
Dương

104

* Hoạt động nhóm
- Đọc YC
Vận tốc: 15,2 km/giờ
Quãng đường: 26,6 km
Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
- Bài YC gì?
* Gợi mở:
- Muốn tìm được thời gian để người đi xe
đạp đi hết quãng đường 26,6 km ta làm như
thế nào?

Năm học : 2015- 2016
Thời gian: …?

- Muốn tìm được thời gian để

người đi xe đạp đi hết quãng
đường 26,6 km ta lấy quãng
đường chia cho thời gian.
VHLP = a × a × a
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự làm bài.- - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả
chia sẻ kết quả
trong nhóm
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Với vận tốc này, người đó đi
quãng đường 26,6 km hết số thời
gian là:
26,6 : 15,2 = 1,75 (giờ)
Đáp số:1,75 giờ
GV chốt
- Nêu công thức tính thời gian?
t=S:v
Bài 2: 10p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc YC.
- Đọc YC
- Bài toán cho biết gì?
Quãng đường: 266 km
Trong 2 giờ đầu đi xe máy với
vận tốc 25km/giờ
Còn lại đi tàu hỏa với vận tốc
40km/giờ.
- Bài YC gì?
Thời gian đi cả quãng đường: …?
* Gợi mở bằng câu hỏi:

- Muốn tìm thời gian đi cả quãng đường là - Cần tìm được thời gian mà
bao nhiêu ta cần tìm được gì?
người đó đi bằng tàu hỏa quãng
đường còn lại là bao lâu?
- Để tìm được thời gian người đó đi bằng tàu - Cần tìm được quãng đường mà
hỏa quãng đường còn lại là bao lâu ta cần người đó đi bằng tàu hỏa.
tìm được gì?
- Muốn tìm được quãng đường người đó đi - Ta phải tìm quãng đường người
bằng tàu hỏa ta làm như thế nào?
đó đi bằng xe máy, sau đó lấy cả
quãng đường ban đầu trừ đi quãng
đường đi bằng xe máy.
* Gợi mở bằng sơ đồ chuyển động:
Sơ đồ chuyển động:
t=?
v = 25km/giờ
2 giờ
A
Phạm Thanh Mai
Dương

v = 40km/giờ
C

B
105

Trường Tiểu học Mông



Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

266km
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự làm - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong
bài.- chia sẻ kết quả
nhóm
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Trong 2 giờ đầu người đó đi được
quãng đường là:
25 × 2 = 50 (km)
Quãng đường người đó đi bằng tàu
hỏa là:
266 – 50 = 216 (km)
Người đó đi quãng đường bằng tàu
hỏa mất số thời gian là:
216 : 40 = 5,4 ( giờ)
Người đó đi cả quãng đường hết số
thời gian là:
2 giờ + 5,4 giờ = 7,4 (giờ)
Đáp số: 7,4 giờ
GV chốt
- Vận dụng những kiến thức gì để tính - Vận dụng cách tính thời gian, quãng
làm bài này?
đường của 1 chuyển động đều.
Bài 3: 10p
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc YC
YC.

- Bài toán cho biết gì?
Quãng đường: 180 km
Xuất phát lúc 6 giờ đi với vận tốc
45km/ giờ
Nghỉ dọc đường: 20 phút
- Bài YC gì?
Đến nơi lúc: … ?
* Gợi mở bằng câu hỏi:
- Muốn biết xe khách đến quảng ninh lúc - Cần tìm được thời gian mà xe khách
mấy giờ ta cần tìm được gì?
đi từ Hà Nội về Quảng Ninh là bao
lâu.
- Lưu ý gì khi tìm thời gian mà xe khách - Vì dọc đường xe còn nghỉ 20 phút
đi hết quãng đường Hà Nội Quảng nên thời gian đi hết quãng đường HNNinh?
QN bao gồm tổng thời gian xe chuyển
động trên đường và thời gian nghỉ dọc
đường.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự làm - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong
bài.- chia sẻ kết quả
nhóm
- Nhóm trưởng chốt bài làm đúng.
* Đáp án:
Xe khách đi từ HN đến QN mất số
thời gian là:
Phạm Thanh Mai
Dương

106

Trường Tiểu học Mông



Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
(180 : 45) + 20 phút = 4 giờ 20 phút
Xe khách đó đến Quảng Ninh vào lúc:
6 giờ + 4 giờ 20 phút = 10 giờ 20 phút
Đáp số: 10 giờ 20 phút

GV chốt
- Nêu cách tìm thời điểm đến nơi?

- Thời điểm đến nơi = thời điểm xuất
phát + thời gian đi hết quãng đường.

4. Củng cố: 3p
- Hãy nêu mối quan hệ giữa quãng đường, thời gian, vận tốc?
( v = S : t;
S = v × t;
t = S : v)
5. Bài ứng dụng :1p
- Chia sẻ với người thân mối quan hệ giữa quãng đường, thời gian, vận tốc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Phạm Thanh Mai
Dương


107

Trường Tiểu học Mông



×