Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.75 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa lý luận chính trị

TIỂU LUẬN
Môn: Nguyên lý Mac - Lenin I

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở
Việt Nam

Họ và tên sinh viên

:

Lê Thị Thanh Tâm

Lớp

:

Anh 6-TC Khối 2-K48

Giáo viên hướng dẫn :

Trần Huy Quang


Hà Nội, tháng 11 năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa lý luận chính trị



TIỂU LUẬN
Môn: Nguyên lý Mac - Lenin I

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở
Việt Nam

Họ và tên sinh viên

:

Lê Thị Thanh Tâm

Lớp

:

Anh 6-TC Khối 2-K48

2


Hà Nội, tháng 11 năm 2009

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu


3

I Lý luận chung :
1.

Các khái niệm

4

2.
2.1
2.2

Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
Tự nhiên- tiền đề của xã hội
Tác động của xã hội đến tự nhiên

4,5
5

3.

Môi trường- vấn đề của toàn nhân loại

5,6

II Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:
1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam
1.1 Tài nguyên khoáng sản của nước ta
1.2 Việt Nam với việc khai thác và sử dụng tài nguyên

1.3 Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
2.
2.1
2.2
2.3

Bảo vệ môi trường- yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội
Thế giới và những giải pháp
Việt Nam và những giải pháp
Chung tay hành động

7
7,8
8,9
9,10
10,11
11,12

Kết luận

13

Tài liệu tham khảo

14

3


Mở đầu

Từ lâu, khái niệm Trái đất đã đi liền với sự sống. Đó chính là điểm khác biệt
giữa Hành tinh xanh với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời. Và điều làm nên sự
khác biệt ấy không gì khác chính là tự nhiên. Bởi lẽ, những yếu tố tự nhiên đặc biệt
ở Trái Đất đã tạo điều kiện cho sinh vật, trong đó có con người, tồn tại và phát triển.
Và con người đã nhờ đó mà xây dựng nên xã hội. Vậy xã hội của con người đã có
tác động thế nào đối với thế giới tự nhiên?.
Trước khi có câu trả lời cho vấn đề trên, có lẽ chúng ta cần phải hiểu rõ hơn
mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người. Ngay từ khi xuất hiện, mối quan hệ
này đã mang lại khá nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
Có những người cho rằng tự nhiên và xã hội tồn tại độc lập với nhau và
không hề có tác động qua lại hay ảnh hưởng lẫn nhau. Có lẽ chính vì vậy mà không
ít người chẳng mảy may quan tâm tới môi trường xung quanh. Họ coi tự nhiên là
nguồn tài sản quí giá vô tận để rồi mặc sức khai thác đến kiệt quệ nguồn tài nguyên
ấy. Họ sử dụng và thậm chí lạm dụng tự nhiên để phục vụ cho lợi ích trước mắt mà
không nghĩ tới thế hệ tương lai- những người có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng
nề hơn của ô nhiễm và thiên tai…
Tuy nhiên, thực tế lý luận và khoa học đều đã chứng minh rằng tự nhiên và
xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng cùng nằm trong một tổng thể bao
gồm tự nhiên, con người và xã hội. Tự nhiên, như đã nói ở trên, là điều kiện tiên
quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Nhưng chính trong quá
trình phát triển ấy của con người thì nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy. Đăc biệt là
trong thời đại hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và dân số toàn cầu
đang bùng nổ thì tự nhiên và môi trường càng bị phá hủy mạnh mẽ hơn.
Trong những thập niên gần đây, dường như con người cũng đã dần nhận ra
được mối quan hệ sâu sắc của tự nhiên- xã hội và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ
môi trường. Bởi lẽ, nhân loại toàn cầu đã và đang phải gánh chịu biết bao hậu quả
khôn lường từ thiên nhiên như lũ lụt, sóng thần, hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí
hậu và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… Vấn đề đặt ra cho thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng là phải bắt đầu hành động, hành động một cách dứt khoát và
kiên quyết để cứu lầy Hành tinh xanh, cứu lấy ngôi nhà chung duy nhất của nhân

loại hiện nay!.
Bài tiểu luận này dược xem như một đóng góp nhỏ bé vào hành động chung
của toàn nhân loại bằng việc nêu lên quan điểm của Triết học Mac-Lenin về mối
quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội; hi vọng từ đó có thể thay đổi nhận thức
cũng như hành động của một số cá nhân, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam.

4


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm:
Tự nhiên (hay còn gọi là Thiên nhiên, thế giới vật chất và thế giới tự nhiên)
là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất. Tự nhiên bao gồm từ
những thứ thật lớn như vũ trụ tới những thứ nhỏ bé như nguyên tử. Như vậy, tự
nhiên gồm có thực vật, động vật và khoáng vật; gồm tài nguyên, thiên tai và cả
những hành vi của thú vật sống cũng như những quá trình liên quan đến chất vô
sinh.
Còn xã hội hay xã hội loài người lại là một tập thể, một nhóm người được
phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, bằng mối quan hệ đặc trưng,
chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa. Một cách trừu tượng hơn, xã hội được
coi là mạng lưới của những mối quan hệ của các thực thể. Một xã hội đôi khi cũng
được coi là một cộng đồng mà các cá nhân trong cộng đồng ấy phụ thuộc lẫn nhau.
Tuy nhiên, các nhà xã hội học cũng luôn mong muốn sẽ tìm được ranh giới giữa xã
hội và cộng đồng.
Theo triết gia C.Mac: “Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội
biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau”.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
2.1 Tự nhiên- tiền đề của xã hội

Như chúng ta đã biết, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan.
Vì vậy, con người, với tư cách là một sinh thể, cũng là một bộ phận nằm trong thế
giới vật chất ấy. Nói cách khác, con người là một phần của tự nhiên.
Do vậy, có thể nói: nguồn gốc của con người là tự nhiên. Con người tồn tại
và phát triển được là nhờ có những điều kiện ưu đãi của tự nhiên. Tự nhiên cung
cấp cho con người thức ăn, nước uống để duy trì sự sống..., cho con người đất đai,
ruộng nương để “an cư lạc nghiệp”... Dần dần, nhờ có lao động mà con người tiến
hóa và trở nên hoàn thiện hơn để tạo lập nên mối quan hệ cộng đồng mà chúng ta
thường gọi là xã hội. Quá trình lao động ấy cũng vẫn là sự tương tác giữa con người
với giới tự nhiên mà trong đó, tự nhiên cung cấp cho con người tư liệu sản xuất và
đồng thời chịu tác động ngược trở lại từ hoạt động sống ấy của con người. Như vậy,
có thể nói xã hội xuất hiện nhờ có sự góp mặt của tự nhiên.
Không những đóng vai trò là nguồn gốc mà tự nhiên còn là môi trường cho
sự tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội loài người. Bởi lẽ, như đã nêu ở
trên, con người được thiên nhiên cung cấp “đầu vào” là những điều kiện cần cho sự
sống như: không khí, thức ăn… và cho quá trình lao động như : công cụ lao động,
nhiên liệu, nguyên liệu để sản xuất... Đồng thời, môi trường cũng là nơi chứa đựng,
đồng hóa “đầu ra” của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống.
Trong một tác phẩm đầu tay của mình mang tên “ Bản thảo kinh tế- triết học
năm 1844”, C.Mac cũng từng khẳng định mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.
Ông viết: “Giới tự nhiên – cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó
không phải là thân thể của con người – là thân thể vô cơ của con người. Con người
sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người,

5


thân thể mà với nó, con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để
tồn tại”. Vì vậy, cũng có thể nói : “ Con người không thể sáng tạo ra cái gì nếu
không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài ”. Rõ ràng, con

người đã, đang và chắc chắn sẽ luôn phải dựa vào tự nhiên để tồn tại và phát triển
hơn nữa.

2.2 Tác động của xã hội đến tự nhiên
Xã hội và tự nhiên, dù là hai phạm trù khác biệt, nhưng luôn có sự tương tác
lẫn nhau theo hai chiều. Nếu thiên nhiên tác động tới con người qua những thay đổi
của khí hậu và môi trường thì xã hội loài người cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thiên
nhiên qua quá trình lao động và tiến hóa của mình.
Trước tiên, cần khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên. Vì
vậy, mỗi một hoạt động của xã hội đều có ảnh hưởng tới tự nhiên, đặc biệt là lao
động. Cùng với lao động, con người làm biến đổi vật chất mà môi trường cung cấp,
dẫn đến làm thay đổi điều kiện môi trường. Ví như khi chúng ta đốt nương làm rẫy
để phục vụ cho việc canh tác thì vô tình chúng ta đã tàn phá môi trường tự nhiên
vốn có, làm mất cân bằng sinh thái và gây ảnh hưởng xấu tới tự nhiên.
Hơn nữa, khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học- kĩ thuật ngày càng tiên
tiến thì công cuộc công nghiệp hóa cũng đã khiến mọc lên ngày càng nhiều những
nhà máy, những khu công nghiệp lớn với hàng ngàn ống khói đang từng ngày, từng
giờ thải ra môi trường hàng tấn khí thải độc hại. Cùng với đó là sự mất đi vĩnh viễn
của những cánh rừng, những đồng lúa để nhường lại cho những dự án đầu tư mở
rộng hoặc xây mới các khu công nghiệp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế…
Khi luận giải mối quan hệ con người- tự nhiên và sự tác động qua lại giữa
con người với tự nhiên, C.Mac cũng từng nhấn mạnh vào hoạt động lao động sản
xuất. Theo ông, lao động sản xuất là quá trình mà con người sử dụng “những lực
lượng bản chất” của mình để tác động vào giới tự nhiên, biến tự nhiên thành cơ sở
của đời sống.
Và trong tác phẩm chủ yếu nhất của mình - “Tư bản”, C.Mac đã chỉ rõ: con
người đối diện với những thực thể vật chất của tự nhiên với tư cách một lực lượng
của tự nhiên. Do vậy, để chiếm hữu được những thực thể tự nhiên ấy dưới dạng
những vật thể có ích cho đời sống của mình, con người đã sử dụng sức mạnh tự
nhiên thuộc về thân thể họ để tác động vào tự nhiên, qua đó làm thay đổi tự nhiên.

Và hiển nhiên đó là quá trình diễn ra đồng thời với sự sống của con người. Nghĩa là
chừng nào con người còn tồn tại thì chừng đó chúng ta sẽ còn tiếp tục tác động vào
tự nhiên như thế.
Như vậy, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là một thể
thống nhất hữu cơ không thể tách rời. Do đó, mọi hành vi phá hoại tự nhiên, phá vỡ
sự hài hoà trong mối quan hệ con người – tự nhiên, theo C.Mac, luôn đồng nghĩa
với sự tự huỷ hoại cuộc sống của bản thân con người, đe doạ sự sống còn của mỗi
người và của toàn nhân loại.

3.

Môi trường- vấn đề của toàn nhân loại

Thế nhưng, chúng ta đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc duy
trì sự cân bằng trong mối quan hệ của tự nhiên và xã hội. Để rồi, thời gian cứ trôi đi
và hàng ngày, hàng giờ, thiên nhiên vẫn phải gồng mình gánh chịu những tác động
mạnh mẽ tới từ con người trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Cho tới một
ngày, khi sự chịu đựng đã vượt khỏi giới hạn cho phép, tự nhiên đã có lời đáp trả

6


cho thái độ thờ ơ của nhân loại lâu nay bằng hàng loạt những thảm họa như : sóng
thần, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng băng tan hay cháy rừng và đặc biệt là nạn ô nhiễm
môi trường. Hậu quả tất yếu xảy ra với con người là: mất mùa, đói kém và bệnh
tật…
Vậy là Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề lớn thu hút mối quan tâm của
toàn cầu trong những thập niên gần đây. Và câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để
hạn chế những tác động xấu của xã hội tới môi trường mà vẫn đảm bảo được sự
phát triển bền vững của nền kinh tế hiện đại?.

Nhưng rõ ràng là nhân loại chưa thể ngay lập tức có được một chiến lược
toàn diện để đồng thời việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường bởi dường
như giữa hai vấn đề này cũng ít nhiều chứa đựng mâu thuẫn. Thật khó để vừa có thể
xây dựng nên những khu công nghiệp hiện đại với qui mô lớn lại vừa có thể bảo vệ
được không gian xanh của những rừng cây rậm rạp hay những cánh đồng lúa bạt
ngàn. Và trong khi chờ đợi những giải pháp tối ưu nhất, chúng ta buộc phải lựa
chọn: Kinh tế hay Môi trường sẽ là vấn đề được ưu tiên hàng đầu?. Và câu trả lời tất
nhiên sẽ là ưu tiên bảo vệ môi trường và song song với đó là phát triển kinh tế một
cách phù hợp với điều kiện tự nhiên. Bởi lẽ, nền kinh tế suy thoái vẫn có cơ hội
phục hồi, còn tự nhiên là thứ không thể dễ dàng khôi phục lại được. Nó giống như
một sinh thể mà một khi đã cạn kiệt sức sống thì sẽ không bao giờ còn tái sinh lần
nữa.
Và công cuộc bảo vệ môi trường đã được phát động trên toàn cầu. Nhân loại
đã được đánh thức sau một thời gian dài thờ ơ trước sự hi sinh của thiên nhiên để
phục vụ cho sự phát triển chung của thế giới. Hưởng ứng cuộc vận động chung ấy,
Việt Nam- một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi
trường cũng đã và đang làm hết sức mình để góp phần gìn giữ và phục hồi phần nào
những điều kiện tự nhiên vốn có của mình.

7


PHẦN II: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam
1.1 Tài nguyên khoáng sản của nước ta
Việt Nam là một trong những quốc gia được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi với
nguồn tài nguyên, khoáng sản vô cùng đa dạng và phong phú. Đó không những là
niềm tự hào mà còn là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp đất nước chúng ta phát triển

kinh tế trên nhiều lĩnh vực.
Tài nguyên rừng: Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh,
lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới
12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh
chi, mộc nhĩ, mật ong...
Tài nguyên đất: Tổng cộng diện tích đất của nước ta lên tới trên 33 triệu ha,
trong đó có 16 triệu ha đất feralit, 3 triệu ha đất phù sa và 3 triệu ha đất mùn vàng
giàu dinh dưỡng…Tài nguyên đất phong phú và đa dạng cũng góp phần tạo nên một
nền nông nghiệp phát triển ở nước ta với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Tài nguyên nước: Việt Nam có hơn 2.345 con sông dài trên 10 km với hai hệ
thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Sông suối, hồ, đầm, kênh rạch,
biển… ở nước ta cũng chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông đường thủy,
thủy điện và thủy lợi. Bên cạnh đó, hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước
ngầm cũng rất phong phú.
Tài nguyên khoáng sản: Do nằm trên vành đai sinh khoáng của Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa
dạng gồm: than (trên 6 tỉ tấn); dầu khí ( dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt
khoảng 50-70 tỷ m3); U-ra-ni (khoảng 200-300 nghìn tấn); kim loại đen (sắt, măng
gan, titan…); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim
(apatit, pyrit...)… Trong đó, chúng ta có tới 1.500 mỏ khoáng sản với hơn 80 loại
khoáng sản khác nhau.
Tài nguyên biển: Đường bờ biển nước ta dài 3.260km với nhiều vũng, vịnh
đẹp cùng hơn 4000 đảo lớn nhỏ rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Vùng đặc quyền
kinh tế rộng 1 triệu km2 cung cấp cho nước ta nguồn thủy hải sản phong phú.
Đa dạng sinh học: Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo nên cho nước ta nguồn
động- thực vật đa dạng. Về thực vật, nước ta có hơn 800 loài rêu. Về động vật, ước
tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 2.000 loài cá, 100 loài tôm, 300 loài thú, 280
loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng…
Như vậy, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nguồn tài
nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú vào bậc nhất thế giới. Đây chính là thuận

lợi lớn giúp chúng ta có được nguồn lực tự nhiên phục vụ cho công cuộc phát triển
kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà Việt Nam càng phải xây
dựng được những chiến lược dài hơi cho vấn đề khai thác, sử dụng và gìn giữ nguồn
tài nguyên ấy sao cho hợp lý nhất.

1.2 Việt Nam với việc khai thác và sử dụng tài nguyên
Tuy rằng chúng ta đều đang cố gắng để nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhưng thực trạng khai

8


thác tài nguyên ở Việt Nam trong khoảng mười năm trở lại đây dường như lại phản
ánh điều ngược lại. Sự thật là chúng ta đã và đang khai thác kiệt quệ nguồn sản vật
tự nhiên nói trên mà không hề tính toán cho tương lai sau này. Cụ thể là: Theo TS
Lê Minh Đức, phó vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên và Môi trường, tổn
thất trong khai thác khoáng sản ở nhiều ngành ở nước ta trong những năm gần đây
lên đến trên 50%. Ví dụ như trong: khai thác than hầm lò, tổn thất là 40%- 60%;
khai thác apatit là 26%- 43%; quặng kim loại là 15%- 30%...
Không những vậy, ở Việt Nam hiện nay nổi cộm lên là vấn đề khai thác tài
nguyên rừng và nguồn động- thực vật một cách ồ ạt khiến các cơ quan chức năng
khó có thể kiểm soát hết. Điều này dẫn đến tình trạng hàng tấn gỗ quý bị buôn lậu
ra nước ngoài làm thất thoát hàng tỉ đồng của Nhà nước và rất nhiều loài động thực
vật bị săn bắt, khai thác liên tục, ngay cả ở mùa sinh sản (đối với động vật), khiến
chúng gần như tuyệt chủng… Minh chứng rõ nét nhất là từ năm 1943 đến 1983,
diện tích đất phủ xanh ở nước ta giảm từ 37% xuống còn 23,6%.
Bên cạnh những thất thoát trong khai thác, tổn thất trong chế biến khoáng
sản cũng rất cao. Khai thác vàng là một ví dụ: độ thu hồi quặng vàng trong chế biến
chỉ đạt khoảng 30%- 40%. Ngoài ra, trên thế giới, để sản xuất 1 lít bia trung bình sử
dụng khoảng 4 lít nước, song ở Việt Nam, con số ấy cao hơn gấp ba lần ( khoảng 13

lít)…Những thất thoát tương tự cũng xảy ra ở ngành dệt và giấy.
Nguyên nhân để giải thích cho sự lãng phí này một phần là do ý thức của con
người. Để chạy theo lợi nhuận kinh tế, không ít người đã cố tình khai thác nguồn tài
nguyên “rừng vàng, biển bạc” ở nước ta một cách trái phép gây tổn thất nặng nề cho
nền kinh tế của quốc gia. Đồng thời, cở sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho công
nghiệp khai thác ở nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu nên chưa thể cải tiến dây chuyền
chế biến cho năng suất cao hơn và tiết kiệm hơn.
Và theo thời gian, tất cả những tác động nêu trên của chúng ta đều đã có
những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường thiên nhiên ở Việt Nam, dẫn đến tình
trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt gây mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

1.3 Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ở bất cứ nơi đâu tại Việt Nam, vấn đề được cho
là nóng hổi nhất và luôn được bàn luận chính là nạn ô nhiễm môi trường- vấn nạn
phổ biến mà ta có thể dễ dàng bắt gặp trong đời sống hàng ngày.
Hàng loạt diện tích rừng bị chặt phá, những không gian xanh ngày càng bị
thu hẹp dần, nhường chỗ cho công cuộc hiện đại hóa cũng đồng nghĩa với việc lá
phổi xanh của Việt Nam ngày càng có nhiều lỗ hổng. Và hậu quả tất yều là ô nhiễm
môi trường vì khói bụi quá nhiều ở các khu công nghiệp lớn nhỏ ở ven đô và ngay
cả ở trong các thành thị lớn. Tại các khu đô thị, 70- 90% nguồn ô nhiễm là do một
lượng lớn cácbon điôxit và các chất độc hại khác lẫn trong khí thải từ các phương
tiện tham gia giao thông. Điều này dẫn đến việc các chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên gấp bội, với dày đặc các chất Benzene
và Sulfur Dioxite. Bụi mịn lơ lửng trong không khí với mật độ cao gấp nhiều lần
cho phép, gấp đôi so với Bangkok và gấp 10 lần so với tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế
Thế giới WHO đưa ra.

9



Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công
nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô
nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có hệ
thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không được
qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như Tô Lịch,
Kim Ngưu và sông Sài Gòn đều hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cũng theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và
thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường thì về nồng độ bụi, hai thành
phố lớn nhất Việt Nam chỉ đứng sau các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, New
Delhi và Dhaka.
Và theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại
học Yale (Hoa Kỳ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất
trong số 8 nước Đông Nam Á được đưa vào nghiên cứu này.
Không chỉ có ô nhiễm không khí mà ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước, ô
nhiễm đất hay ô nhiễm rác thải gần đây cũng trở thành những vấn đề làm đau đầu
những chuyên gia qui hoạch đô thị cũng như những chuyên gia về môi trường tại
Việt Nam.
Vấn đề được đặt ra là : Làm thế nào để ngăn chặn ô nhiễm gia tăng khi mà,
như chúng ta đều biết, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống, trong
đó có con người?. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch,
viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết
mỗi ngày. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có
thể gây ung thư. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp…
Không những vậy, đioxit lưu huỳnh và các oxit nito có thể gây mưa axit, làm
giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm sẽ trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây
trồng. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng Mặt trời mà thực vật tiếp nhận trong quá
trình quang hợp. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện giao thông
còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến Trái Đất ngày càng nóng lên và làm biến đổi
khí hậu toàn cầu…

Rõ ràng, vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã trở thành vấn nạn
nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của con người cũng như
là trở ngại lớn nhất ngăn cản sự phát triển kinh tế của nước ta.

2. Bảo vệ môi trường- yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội
2.1 Thế giới và những giải pháp
Ô nhiễm môi trường, như chúng ta đã biết, hoàn toàn không phải là vấn đề
của riêng Việt Nam hay bất kì một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào. Đó là vấn đề
mang tính toàn cầu. Bởi vậy việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác và học
hỏi lẫn nhau của mọi dân tộc.
Và đánh dấu bước đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường thế giới chính là
sự ra đời của Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên
quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention
on Climate Change) mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng
12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba, nhóm họp tại Kyoto, và
chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.

10


Kể từ tháng 11 năm 2007 đã có 175 nước kí kết tham gia chương trình này,
trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một).
Các nước tham gia được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà
họ đã cam kết cụ thể trong nghị định. Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước
đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ.
Singapore, quốc đảo sư tử nổi tiếng với danh hiệu quốc gia sạch nhất thế
giới, cũng đã và đang tiếp tục cố gắng để duy trì thế mạnh ấy của mình bằng việc
ban hành những đạo luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, có thể kể tới: Đạo luật về
hệ thống cống tiêu thoát nước; đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy

hiểm…
Tuy nhiên, điểm mấu chốt khiến những đạo luật trên phát huy hiệu quả lại
chính là nhờ vào chế tài hình phạt nghiêm khắc mà chính phủ Singapore đưa ra.
Trong đó, hình phạt tù là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi
phạm ngoan cố, khi mà hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà
người đó gây ra nhằm thu những khoản lợi nhuận cao.
Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm
nhỏ và đặc biệt là hạn chế những lần tái phạm sau này.
Song song với chế tài hình sự là biện pháp hành chính và dân sự đã và đang
hỗ trợ đắc lực cho chính phủ Singapore bảo vệ hình ảnh đẹp của Quốc đảo Sử tử không gian trong sạch bậc nhất thế giới.
Và không chỉ Singapore mà rất nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang nỗ
lực đưa ra những chiến lược lâu dài và hữu hiệu hơn nhằm cân bằng lại môi trường
sinh thái ở đất nước mình.
Minh chứng là từ năm 1991, Thái Lan đã đưa ra kế hoạch loại bỏ dần chì,
sunfua và các chất độc hại khác ra khỏi xăng dầu sử dụng hàng ngày và chỉ đến năm
2005 thì kế hoạch đã hoàn thành. Cựu thị trưởng Bangkok, ông Bhichit Rattakul,
khi nhậm chức năm 1996 đã cho trồng thêm 400.000 cây xanh và loại dần các loại
xe tải gây ô nhiễm. Ông cũng từng quyết định biến một sân golf ở ngoại vi thành
phố thành một công viên khổng lồ dù vấp phải sự phản đối của hàng trăm người
chơi golf ở đây.
Đồng thời, trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng
cường đầu tư cho một ngành công nghiệp còn khá mới mẻ- ngành công nghiệp bảo
vệ môi trường. Và tính đến năm 2008, Trung Quốc đã có hơn 35 nghìn doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp này với số vốn đầu tư 300 tỷ nhân dân tệ được
trích trong 4.000 tỷ tệ dùng để mở rộng kích cầu trong nước. Trong năm tới, Chính
quyền Bắc Kinh cũng dự định sẽ tiếp tục đầu tư 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ cho công
cuộc bảo vệ môi trường thành phố. Theo kế hoạch này, các nhà máy xử lý nước thải
sẽ được xây dựng tại 10 lưu vực sông để giảm bớt tác động tiêu cực của nước thải
với đời sống của cư dân các thành phố…
Như vậy, cả thế giới đã nhập cuộc, sẵn sàng đón nhận và giải quyết một cách

triệt để những vấn đề tiêu cực mà ô nhiễm môi trường đã và đang gây ra cho cuộc
sống của chúng ta.

2.2 Việt Nam và những giải pháp
Trong công cuộc bảo vệ môi trường chung của thế giới, Việt Nam với tư
cách là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm môi
trường, cũng không thể đứng ngoài. Hơn nữa, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
đã chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững phải gắn với việc bảo vệ môi

11


trường sinh thái”. Không phải phát triển kinh tế bằng mọi giá mà phải đặt lợi ích
của toàn xã hội, lợi ích của cả cộng đồng lên trên hết.
Trên thực tế, từ năm 2005, Chính phủ Việt Nam cũng đã bổ sung vào
chương VI trong Luật bảo vệ môi trường, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường
ở đô thị và các khu dân cư; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư
tập trung, nơi công cộng, đối với hộ gia đình và quy định về tổ chức quản lý bảo vệ
môi trường.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Quy định rõ hộ gia đình có
trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường như: Thu gom và chuyển
chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường quy định; xả
nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo
vệ môi trường theo quy định của pháp luật…
Để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nơi công
cộng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý bằng các biện pháp sau đây: phạt tiền, buộc lao
động vệ sinh môi trường có thời hạn, tạm giữ phương tiện có liên quan gây ô nhiễm
môi trường.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã lập nên Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hay là
Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia. Quỹ có chức năng tiếp nhận các nguồn vốn từ
ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường
trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, ngoài việc đưa ra những đạo luật về môi trường hay lập nên các
tổ chức vì môi trường, Việt Nam cũng cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc
hơn đối với những hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường để góp phần giảm thiểu ô
nhiễm cũng như đưa Luật bảo vệ môi trường tới gần hơn với đời sống, biến luật
pháp trở thành thói quen của người dân. Điều này cần tới sự hỗ trợ của ngành giáo
dục trong việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai. Đồng thời,
việc tuyên truyền, phát động phong trào bảo vệ môi trường ở các khu dân cư cũng
rất cần thiết với các hoạt động như: dọn vệ sinh nơi ở hàng tuần, thành lập quĩ bảo
vệ môi trường và bố trí thùng rác công cộng ở mỗi cụm dân cư…
Nếu song song với những chế tài xử phạt nghiêm minh, chúng ta tăng cường
việc giáo dục và đầu tư đúng cách thì chắc chắn vào một ngày không xa ô nhiễm
môi trường sẽ được giảm thiểu đáng kể và màu xanh sẽ dần trở lại không chỉ ở Việt
Nam mà trên toàn Trái Đất.

2.3 Chung tay hành động
Những thông tin nêu trên chỉ là một phần rất nhỏ để minh chứng cho một sự
thật mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống, đó là: Môi trường của
chúng ta đang ngày càng ô nhiễm nặng nề và chúng ta hay những thế hệ tương lai
sau này rất có thể sẽ mất đi ngôi nhà chung thế giới vì ô nhiễm. Chúng ta biết rõ
điều đó nhưng dường như lại thờ ơ, không hành động dứt khoát để chung tay bảo vệ
và khôi phục lại màu xanh của Trái Đất. Tại sao vậy?.

12



Có thể vì nhiều người chưa hiểu rõ được những tác hại nguy hiểm mà ô
nhiễm môi trường gây ra, có thể vì có người chưa xác định được những hành động
cụ thể mà mỗi chúng ta cần phải làm để ngăn chặn ô nhiễm. Nhưng cũng có những
người chủ động phó mặc công cuộc bảo vệ môi trường ấy cho Chính phủ, cho các
ngành chức trách và cho cộng đồng với luận điệu cho rằng một hành động nhỏ của
mình không thể làm thay đổi thực trạng môi trường thế giới. Điều này là hoàn toàn
không chính xác. Bởi lẽ, mỗi cá nhân chúng ta là một phần của xã hội. Do đó, bất kì
một tác động nào của bạn, dù là nhỏ nhất đều có ảnh hưởng tới cộng đồng. Nếu bạn
hành động một cách tích cực thì cộng đồng ấy sẽ phát triển theo hướng tích cực và
ngược lại.
Nhưng khác với những trường hợp nêu trên, vẫn có rất nhiều người nhận
thức được khá đầy đủ tác hại của ô nhiễm môi trường và đã có những hành động
thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh. Có thể kể tới ở đây là:
tổ chức Go Green với câu lạc bộ đạp xe vì môi trường mang tên Cycling For
Environment- C4E; VFEJ- diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam thành lập từ
năm 1998 với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế như WWF Đông Dương,
UNDP…với nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cộng đồng về bảo vệ môi
trường cũng như bằng kĩ năng, kinh nghiệm và tâm huyết của mình để tìm ra giải
pháp cho những vấn đề nổi cộm về môi trường mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Như vậy, vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu thật sự là một vấn đề lớn đòi
hỏi thời gian và công sức. Thế nhưng đó lại hoàn toàn không phải là một vấn đề quá
xa vời và viển vông tới mức chỉ có những chuyên gia môi trường mới có thể giải
quyết được. Trên thực tế, như đã đề cập ở trên, tôi, bạn và tất cả chúng ta, chỉ với
hành động đơn giản như: bỏ rác vào đúng nơi qui định, hưởng ứng phong trào sử
dụng xe đạp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, thường xuyên vệ sinh nơi ở… là
chúng ta cũng đã và đang chia sẻ với xã hội gánh nặng của vấn đề bảo vệ môi
trường.
Thế nhưng, trái lại, nếu chúng ta vẫn tiếp tục giữ thái độ thờ ơ và đứng ngoài
công cuộc bảo vệ môi trường chung thì không những ta đang gián tiếp hủy hoại môi
trường sống quanh mình mà còn gây cản trở cho những người đang nỗ lực hết mình

để cùng với nhân loại bảo vệ và khôi phục lại màu xanh cho hành tinh này.
Đừng để điều đó xảy ra hay tiếp diễn! Giờ là lúc chúng ta cần thẳng thắn
nhìn nhận lại vấn đề và dứt khoát lựa chọn hành động cho mình. Hãy chung tay
cùng với toàn nhân loại bảo vệ môi trường thế giới bằng một cách thật đơn giản:
Bảo vệ môi trường nơi chính bạn đang sinh sống!. Hãy hành động ngay từ lúc này
vì tương lai của thế giới!.

13


Kết Luận
Trải qua hàng triệu năm tồn tại và phát triển, con người đã, đang và vẫn sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Bởi lẽ, tự nhiên (hay thiên nhiên) với những yếu
tố như: nước, không khí, hệ động- thực vật…chính là nền tảng, là điều kiện tiên
quyết để con người tồn tại, tiến hóa và lao động để trở thành động vật bậc cao nhất
trong giới tự nhiên. Và nhờ đó xã hội loài người đã được hình thành cũng như phát
triển qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thái khác nhau.
Tuy nhiên, tự nhiên và xã hội không chỉ tương tác với nhau theo một chiều
như trên mà cùng với sự phát triển không ngừng của mình, xã hội cũng có tác động
lớn làm thay đổi điểu kiện tự nhiên. Do đó, có thể khẳng định rằng tự nhiên và xã
hội có một mối quan hệ hai chiều, tồn tại khách quan và vô cùng khăng khít. Đó
cũng chính là chân lý đã được nhà triết học lỗi lạc của mọi thời đại- C.Mac chứng
minh qua hàng loạt tác phẩm lý luận của ông lúc sinh thời như: “Tư bản” hay Bản
thảo kinh tế – triết học năm 1844”.
Như vậy, khi đã hiểu rõ được tầm quan trọng cũng như mối quan hệ giữa tự
nhiên với xã hội loài người thì yêu cầu đặt ra cho chúng ta là cần phải biết hành
động một cách đúng đắn để vừa thúc đẩy nền kinh tế hiện đại lại vừa không làm tổn
hại tới tự nhiên, tới môi trường- ngôi nhà chung của toàn nhân loại.
Và như để đáp ứng yêu cầu cấp thiết ấy, trong những thập niên gần đây, một
cuộc vận động bảo vệ môi trường mang tính toàn cầu đã được phát động rộng khắp

và được các quốc gia trên thế giới hưởng ứng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó
không thể không kể tới sự ra đời của nghị định thư Kyoto, luật bảo vệ môi trường
và những quĩ bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia trên toàn thế giới…Không nằm
ngoài công cuộc vì môi trường ấy, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực
bằng mọi cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm nặng nề ở đất nước mình.
Nhưng chỉ có sự nỗ lực từ phía những chuyên gia là không thể đủ. Vấn nạn ô
nhiễm môi trường, với tư cách là một câu hỏi lớn đặt ra cho toàn cầu, lại đòi hỏi sự
chung tay của toàn xã hội. Nói vậy cũng có nghĩa là tôi, bạn và tất cả chúng ta cần
phải biết sẻ chia gánh nặng ô nhiễm với cộng đồng bằng mọi cách có thể, dù chỉ với
một hành động nhỏ nhặt như: không xả rác bừa bãi; thường xuyên dọn dẹp vệ sinh
nơi ở, nơi mình học tập và làm việc; hưởng ứng cuộc vận động sử dụng những
phương tiện giao thông không gắn động cơ gây ô nhiễm môi trường,… hoặc xa hơn
là chúng ta có thể thành lập những câu lạc bộ, những tổ chức phi chính phủ bảo vệ
môi trường với những hành động thiết thực hơn như trồng cây xanh, dọn vệ sinh
đường phố, tuyên truyền giúp cộng đồng hiểu hơn về mối nguy hiểm của ô nhiễm…
góp phần bảo vệ môi trường.
Bài tiểu luận này được đưa ra với mục đích không gì hơn là đóng góp một
phần nhỏ bé tiếng nói của mình để kêu gọi bạn đọc, kêu gọi xã hội hãy cùng chung
tay góp sức bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh, sạh đẹp, vì một thế giới
không còn ô nhiễm!. Đó là cách duy nhất và tốt nhất để bạn bảo vệ cuộc sống chính
bản thân, gia đình và bè bạn của mình.

14


Tài liệu tham khảo
Tên trang web:
• />
chung-giua-tu-nhien-va-xa-hoi-phan-tich-van-de-bao-ve-moitruong-hien-n.33845.html
• />name=News&file=save&sid=110

• />• />
• />
nguyen-qua-cao/20258742/193/
• />p?ml=03&mn=0101
• />%C4%91%E1%BB%8Bnh_th%C6%B0_Kyoto
• />
nid=4801
• />ruong-4-21321614.html
• />• />
15



×