Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hoa như quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.62 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC – LÊ-NIN 1

Đề tài:
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỀ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN
TÍCH MỐI LIÊN HỀ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TRẦN HUY QUANG

HOA NHƯ QUỲNH
Lớp: Anh 6 – TC – K48

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC – LÊ-NIN 1

Đề tài:
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỀ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN


TÍCH MỐI LIÊN HỀ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên thực hiện:
HOA NHƯ QUỲNH
Lớp: Anh 6 – TC – K48

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2009

2


MỤC LỤC

Mục lục
Lời mở đầu
I. Khái quát về phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Sự ra đời của phép biện chứng
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
2.2. Các tính chất của mối liên hệ
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
2. Tác động của các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến môi trường
2.1. Trong nông nghiệp
2.2. Trong công nghiệp
2.3. Trong du lịch
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
4. Giải pháp giải quyết

Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
3
4
5
5
5
5
6
6
7
7
7
7
8
10
11
11
13
14

3


LỜI MỞ ĐẦU
Con người đang sống trong một xã hội rộng lớn mà ở đó có rất nhiều những
mối liên hệ và sự liên kết. Cũng như một tập thể muốn lớn mạnh thì cần có những sự
liên hệ, liên kết chặt chẽ, đoàn kết lẫn nhau, con người muốn có một cuộc sống bền

vững thì cần phải biết chú trọng vào các mối liên hệ trong xã hội. Điển hình trong các
mối liên hệ của con người là sự liên hệ với môi trường – nhân tố đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, theo vòng xoáy của sự phát triển kinh tế, môi
trường đang bị tàn phá càng ngày càng nghiêm trọng bởi chính con người. Đồng hành
với nó là sự mất đi tính bền vững của các nguồn tài nguyên cũng như sự bền vững của
cuộc sống con người về lâu dài.
Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng đang từng ngày thực
hiện các chính sách tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, trải qua một quá trình phát triển
kinh tế đem lại lợi ích về nhiều mặt, chúng ta đang phải đối mặt với sự suy giảm
nghiêm trọng của môi trường tự nhiên: sự gia tăng ô nhiễm đất, nước, không khí và
đặc biệt hơn là làm gia tăng mức tiêu thụ, sự phân hóa giàu nghèo,… Chính từ những
điều đó mà môi trường – mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ.
Chọn đề tài “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích
mối lên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”, em muốn góp
tiếng nói riêng của mình vào công tác bảo vệ môi trường cũng như góp phần nhỏ bé
giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, do phạm vi vấn đề “tăng trưởng kinh tế” và “bảo vệ môi trường sinh thái”
là rộng lớn và phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong đề tài
này. Em hi vọng sẽ nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn quan tâm đến vấn
đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


I. KHÁI QUÁT VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
1. Sự ra đời của phép biện chứng:
Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời. Phép biện chứng có ba hình
thức cơ bản trong quá trình phát triển của triết học, đó là phép biện chứng chất phác,

phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
Thời cổ đại, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển,
nên các nhà triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp, mang tính trực quan, cảm
tính để khái quát bức tranh chung của thế giới và đưa ra phép biện chứng chất phác.
Do thiếu căn cứ khoa học, phép biện chứng này đã bị phép siêu hình, xuất hiện từ nửa
cuối thế kỉ XV thay thế.
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học Cantơ và hoàn thiện trong
triết học của Hêghen - một đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức ở cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX. Với một hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ bản,
Hêghen đã là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm. Tính chất
duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ: Ông coi “ý niệm tuyệt
đối” có trước và trong quá trình vận động phát triển, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành
giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần.
Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó, dựa trên cơ
sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sử loài
người cũng như thực tiễn xã hội vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng
lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lênin
phát triển. Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật
thống nhất hữu cơ với nhau trong phép biện chứng ấy. Chính vì vậy nó đã khắc phục
được những hạn chế, thiếu sót của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và phép biện
chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ
bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật
trở thành một khoa học.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên
lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực.
Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý khái
quát nhất. Theo định nghĩa của Ph.Ăngghen: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên,
của xã hội loài người và của tư duy”.
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến:
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

5


Cũng trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các
mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ
phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó
thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
2.2. Các tính chất của mối liên hệ:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng
của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động
lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân
chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người;
con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực
tiễn của mình.
Cũng theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay
quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ
thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là
bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối
liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. Đó chính là tính phổ
biến của các mối liên hệ của các sự vật và hiện tượng.
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ khẳng định tính
khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa
dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện
ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể

khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt
khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể
khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự
vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạnh của các mối liên hệ còn bao hàm quan
niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên
hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều
kiện không gian và thời gian cụ thể.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến:
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với
các sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức
về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến
diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay
về tính quy luật của chúng.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó
6


với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có
hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn.
Đồng thời, từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng
thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối
tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác
định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ
thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các

vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh
và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan
điểm chiết trung, ngụy biện.
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI:
1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường:
Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh thái
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người. Nó là
những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát
triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải thiện và phát
triển đời sống của con người.
Vì vậy giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện
chứng chặt chẽ. Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự
nhiên, vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người.
Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con
người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng
kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên
nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người, tăng trưởng
kinh tế phụ thuộc vào con người từ đó ta có thể thấy môi trường cũng chịu tác động
của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một
thực thể đó là con người.
Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế
diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi
ích của con người. Nhưng tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn.
Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một
ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi trường bị suy thoái. Lúc đó con
người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra. Một sản phẩm do con người
tạo ra lại phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con người không thể
sống mà không chịu sự tác động của môi trường. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế
gắn với việc bảo vệ môi trường thì không những nó làm cho đời sống của con người

7


ngày càng được cải thiện mà nó còn làm cải thiện cả môi trường do kinh tế phát triển
nhà nước có ngân sách cho những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai
thác được thay thế dần bởi các nguồn tài nguyên tự tạo.
2. Tác động của các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến môi trường:
2.1. Trong nông nghiệp:
Nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và cho đến
nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên, nông sản và
hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và hàng hoá nông lâm, thuỷ hải sản
chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ
hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường
quốc tế.Tuy nhiên đi đôi với sự gia tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng
gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng lớn.
Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được và
việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất khẩu có
thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta trong tương lai. Mặt khác, các ngành
nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để thâm canh, gia tăng sản
lượng dẫn đến việc phá huỷ tài nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và chăn
nuôi không hợp lí. Để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả… người nông dân thường
phun các loại chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu…
Trình độ nhận thức và chuyên môn của người dân còn thấp, thêm vào đó đội
ngũ cán bộ nông nghiệp còn chưa nhiều vì vậy người nông dân chưa ý thức được hành
động của họ sẽ dẫn đến hậu quả gì. Việc sử dụng các loại hoá chất và sau đó vứt ngay
các loại vỏ, bao đựng trên ruộng trước tiên gây ô nhiễm nguồn nước sau là gây nguy
hiểm cho những người sử dụng các loại rau, củ, quả đó.
Thực tế là trong năm 2002, ở miền Bắc, giá nhãn và vải đã mất giá nghiêm
trọng do Trung Quốc không nhập khẩu vì hàng chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng…

Sử dụng hoá chất không được phép trước tiên là gây ô nhiễm nguồn nước, không tiêu
thụ được hàng hoá, sau cùng là gây ra thoái hoá đất- một sự mất mát rất lớn.
2.2. Trong công nghiệp:
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt
Nam bước vào công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới này được tiến hành toàn diện,
trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế,
chính sách, thể chế quản lí hành chính… Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ
nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong gần hai thập kỷ qua, thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới nền kinh
tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Chính sách đổi mới đã mang lại
8


những thay đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn minh, công bằng và
dân chủ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình hơn 7%/năm.
Đặc biệt trong công nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có
0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên trung
bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt
17%/năm. Tỷ trọng công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công
nghiệp hoá, từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000.
Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá trong những năm qua một mặt là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng mặt
khác nó đã ít nhiều bộc lộ những mặt trái của nó mà nếu không có biện pháp bảo vệ
cụ thể thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm
trọng do chính chúng ta gây ra.
Theo ước tính hiện nay nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và doanh nghiệp
tư nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đó, hiện nay

trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính khoảng 49.000 tấn/ngày, trong đó chất
thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000tấn/ngày.
Việc quản lý chặt chẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn, không
có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí, không
có nhà máy xử lí chất thải độc. Phần lớn chất thải rắn nguy hại này thuần tuý chỉ được
chôn chung lẫn lộn với rác thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây mối
nguy hại rất lớn đối với môi trường sống.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp thường
thải ra một lượng nước thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất cũ
chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử lí
thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt, gây ô nhiễm trầm trọng đối với
nhiều dòng sông. Tiêu biểu cho trường hợp này là trong năm 2009, nhà máy sán xuất
tinh bột Vedan đã thải hàng nghìn tấn nước thải chưa qua xử lí ra sông Thị Vài, gây ô
nhiễm nguồn nước sông nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
sống trong khu vực gần con sông này.
Trong nhiều trường hợp, nuớc thải ứ đọng lâu ngày còn gây ô nhiễm không khí,
mất mỹ quan, lan truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cực khác. Nước thải công
nghiệp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường đô thị.
Khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là vấn đề cần bàn tới. Ô nhiễm môi
trường không khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, công ngiệp hoá chất gây nên. Ví
dụ nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo đều vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần.
Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7
mg/m , gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO 2,
NO2, SO2… trong không khí xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt
3

9



tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Điều này đã gây tác động xấu đối với mùa
màng và sức khoẻ của nhân dân của cả một vùng rộng lớn xung quanh các khu vực
nhà máy.
Tuy trong thời gian qua, phần lớn các nhà máy đã trang bị thiết bị xử lí bụi
nhưng số lượng các nhà máy có thiết bị xử lí khí độc hại cón rất ít mà chủ yếu được
thải thẳng ra ngoài không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng phát triển thì nhu cầu khai thác các
thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất ngày càng
tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát triển và môi trường đồng
thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm
chất lượng môi trường. Nạn khai thác gỗ trái phép gây ra sự suy giảm nghiêm trọng
độ che phủ của rừng. Nếu như năm 1945 độ che phủ nước ta đạt 43% thì tính đến
tháng 12 năm 2000 độ che phủ rừng chỉ còn 29, 8% và đang ngày càng bị thu hẹp.
Còn nhiều nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp gây ra như việc nhập khẩu các
thiết bị lạc hậu từ nước ngoài, hay tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất… mà trong phạm vi
bài tiểu luận triết học của mình em không thể trình bày hết được, trên đây là những
vấn đề mà theo em là cấp thiết và cần có hướng giải quyết kịp thời.
2.3. Trong du lịch:
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế, các phương tiện thông tin, giao thông vận
tải ngày càng dễ dàng và thuận tiện. Đây là điều kiện để hoạt động du lịch phát triển
trở nên nhanh chóng. Ngành du lịch nước ta hãy còn rất nhỏ bé so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trong 10 năm qua, cùng với quá trình đổi mới và
chuẩn bị hội nhập nền kinh tế thế giới, du lịch nước ta cũng đã có những bước phát
triển ban đầu.
Năm 2001 toàn ngành đón 2,33 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 9% so với
năm 2000, vượt kế hoạch 6% so với năm 2000. Du lịch phát triển tạo nhiều công ăn
việc làm cho dân cư và thu được một lượng ngoại tệ lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy
nhiên cũng như sự phát triển trong công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động du lịch
cũng đang tác động đến môi trường về nhiều mặt.

Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng
cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông khách sạn, các công trình thể thao, các khu
vui chơi giải trí. Điều đó gây phá hoại hoặc tổn thất tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ
sinh thái.
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước, đặc biệt là các
chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ
và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các điểm
du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng tới vệ sinh
công cộng và môi trường mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách.

10


Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên thì đó cũng là điều đe doạ tới chất lượng
không khí. Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Du khách có thể đi
bằng đường bộ hoặc máy bay. Tuy nhiên không giống như ô tô, xe máy… ô nhiễm do
máy bay ít được nhận thấy trực tiếp. Thế nhưng đây lại là phương tiện gây ô nhiễm
trực tiếp lên tầng ôzôn.
Sự phát triển du lịch còn tạo nên mối đe doạ tới các hệ sinh thái như phá những
khu rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú của
các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản phẩm
phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi mồi,
san hô… tại nhiều điểm du lịch của nước ta.
Ngoài ra việc khai thác hải sản biển cũng đang ở mức báo động. Đánh cá ven
bờ giảm một cách đáng kể và số thuyền đánh cá đã tăng lên một cách nhanh chóng do
có sự khuyến khích của chính phủ. Việc khai thác dầu không hợp lí cũng là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm biển.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường:
Thực tế cho thấy, đi kèm với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta
đang phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta gây ra.

Trong vòng 7 năm trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như bão xoáy, lụt lội, hạn
hán…ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ như bão lụt ở miền Trung,
cháy rừng ở U Minh… đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, thâm hụt vào ngân
sách quốc gia hàng trăm tỷ đồng - một con số không nhỏ đối với một quốc gia còn
nghèo như Việt Nam.
Ngoài ra, đi đôi với sự suy giảm môi trường, các bệnh về thời tiết cũng gia
tăng, thiệt hại người do các bệnh về đường nước tăng như sốt rét, tiêu chảy... Các
bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh giun, bệnh sán máng, giun trong máu… các
bệnh về hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi… Cuộc sống của con người đang bị đe
doạ nghiêm trọng.
4. Giải pháp giải quyết:
Trong nhiều năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trên bước
đường hội nhập: Việt Nam là thành viên của Tố chức Liên Hợp Quốc, thành viên
ASEAN, APEC và mới đây đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây là cơ
hội lớn để chúng ta khẳng định thực lực của đất nước, đồng thời cũng là thách thức
đối với nước nhà đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để khắc phục được điều
này, chúng ta cần phải:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở công
nghiệp.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng
lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
- Bắt buộc các nhà máy mối đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng và
vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
11


- Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển công
nghiệp.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thoát nước, xử lí nước thải công nghiệp
trước khi thải ra môi trường.

- Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công nghiệp,
chất thải y tế và các loại chất thải khác.
- Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng hành
lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
- Tăng cường vai trò của nhà nước trong khâu thẩm định, kiểm tra các mặt hàng
nhập khẩu vào nước ta như máy móc, thiết bị vật tư, nguyên vật liệu, các giống mới…
- Cần bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo sự phát
triển bền vững.
- Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại cho người
sử dụng cũng như cho đất trồng.
- Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm có nhãn sinh thái.
- Có chính sách ưu đãi đối với những hộ nhận khoán rừng.
- Có hình phạt nặng hơn nữa đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép.
- Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật.
- Khai thác gỗ hợp lí.
- Cán bộ kiểm lâm có chức vụ và quyền hạn cao hơn nữa để công tác kiểm lâm
được chặt chẽ hơn, ngoài ra cán bộ kiểm lâm cần được hưởng những chính sách ưu
đãi hơn.
- Khai thác dầu hợp lí.
- Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại quý hiếm.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

12


KẾT LUẬN
Trước tình hình đất nước đang chuyển mình, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới,
vấn đề bảo vệ môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thực trạng môi trường
của Việt Nam hiện nay lại rất đáng lo ngại, chứa đựng nhiều tồn tại cần phải khắc
phục… Việc tìm hiểu và đề ra những biện pháp bảo vệ môi trường cho nước nhà sao

cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế hiện nay là hết sức cần thiết, không chỉ
đối với những nhà hoạch định chính sách mà còn đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi bạn
sinh viên.
Chúng ta bảo vệ môi trường không phải nhằm mục đích hạn chế quá trình phát
triển kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình phát
triển tất yếu này, đồng thời nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi con người
chúng ta. Do đó, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế có sự thống nhất. Bên cạnh
đó, có phát triển mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ môi trường và có bảo
vệ môi trường mới đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2004
3. T.s Trần Thanh Lâm, Một tiếp cận mới trong quản lý thương mại và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, Tạp chí Xây dưng, số 3, 2002.
4. Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan triển điểm phát bền vững, Tạp chí
Bảo vệ môi trường, số 6, 2002.
5. Trang web: />
14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×