Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

văn bản chí phèo đề thi tài liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.68 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT CHÍ PHÈO KHI THỨC DẬY
TỪ SAU KHI GẶP THỊ NỞ
Bài làm:
Số phận khổn khổ của người nông dân là đề tài quen thuộc của văn học hiện thực
(1930-1945). Là một cây bút sáng tạo là yêu cầu sống còn của văn chương, Nam
Cao có những tìm tòi, đổi mới đáng trân trọng. Không dừng lại ở nỗi khổ sưu cao
thuế nặng như các tác phẩm cùng thời “Tắt đèn”, “Bước đường cùng”, Nam Cao đi
sâu vào hiện tượng người nông dân bị ta hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Đồng
thời, Nam Cao phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân bị
tha hóa. Những sáng tạo của Nam Cao được kết tinh từ nhân vật Chí Phèo. Đặc
biệt là trong những trang văn diễn tả tâm trạng Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở.
Có thể nói, dấu mốc quan trọng nhất tạo nên bước ngoặt quyết định trong cuộc đời
Chí Phèo đó là cuộc gặp gỡ với Thị Nở. Trước khi gặp Thị Nở, từ cố nông luong
thiện, Chí bị đẩy xuống và nhấn chìm trong vũng bùn tha hóa. Sau khi gặp Thị, Chí
đã vực dậy rũ bùn tha hóa, thức tỉnh hoàn lươn. Vậy Thị Nở là ai? Là người như
thế nào mà lại có tác động lớn lao đến cuộc đời Chí Phèo như vậy? Theo ngòi bút
của Nam Cao, Thị Nở là người xấu ma chê quỷ hờn, ngẩn ngơ như người đần trong
truyện cổ tích. Lại sinh ra trong gia đình nghèo truyền kiếp, có mả hủi. thị chẳng
khác gì con vật lạ. Nhưng Thị lại là người duy nhất trong làng Vũ Đại vô tình, vô
cảm ấy đã tự nguyện kết thân yêu thương Chí chân thành. Dĩ nhiên, không phải
ngay từ khi gặp Thị, tâm hồn Chí đã thức tỉnh, cái lốt quỷ dữ được lột bỏ. Là một
nhà văn am tường sâu sắc tâm lí nhân vật, Nam Cao đã khám phá, miêu tả, phân
tích diễn biến nội tâm của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở một các chân thực, sống
động và đầy xúc cảm.
Ban đầu, cuộc chung chạm với Thị Nở chỉ đánh thức bản năng gã đàn ông cho Chí
Phèo. Nhưng sau đó, sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc
mà chân thành của người đàn bà khốn khổ ấy đã làm bản chất lương thiện trong
con người Chí thức dậy. Tâm hồn Chí Phèo dần thức tỉnh rồi hối sinh mãnh liệt.
Nhưng ngay sau đó, Chí Phèo lại lâm vào bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời mình,
là bi kịch từ chối, cự tuyệt quyền làm người. Sau đêm ái ân với Thị Nở, Chí Phèo
tỉnh dậy muộn, hết say và hoàn toàn tỉnh táo. Sau bao nhiêu năm sống trong u mê


dằng dặc, lần đầu tiên những cảnh vật, âm thanh của cuộc sống bỗng dội vào tâm
hồn Chí tạo nên những vang động sâu xa. Chí thấy nắng rực rỡ, tiếng chim hót vui
vẻ quá, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng anh thuyền chèo đuổi cá. Lòng chí
bâng khuẩng, mơ hồ buồn.


Tỉnh rượi rồi Chí tỉnh ngộ, từ chỗ tê liệt ý thức, Chí bỗng ngộ ra bao điều về đời
mình. Chí đã có cái nhìn chính xác về cuộc đời dằng dặc của mình từ quá khứ, hiện
tại, tương lai. Nghĩ về những ngày xa xôi, Chí nao nao buồn. Hình như có một
thời, Chí ao ước có một gia đình nho nhỏ , chồng quốc mướn, cày thuê, vợ dệt
vải… Nhưng ước mơ nhỏ bé giản dị ấy đã tuột khỏi tay Chí từ lúc nào, về phương
trời xa xăm nào. Ngẫm về hiện tại, Chí thấy buồn thay cho đời. Chí đã già, đã tới
cái dốc bên kia của cuộc đời mà vẫn cô độc, trắng tay. Chí không nhà, không cửa,
không vợ, không con. Đời chí đâu chỉ là con số 0 tròn trĩnh mà còn là con số âm
khủng khiếp, đời Chí chồng chất biết bao nhiêu là tội ác. Tương lai phía trước còn
đáng buồn hơn. Chỉ có tuổi già đói rét, ốm đau và cô độc. Và chí sợ nhất là sự cô
độc, mà sợ cô độc nghĩa là Chí thèm khát tình người. Thèm khát tình người đồng
nghĩa với việc là tính người đang trở lại trong Chí.
Có thể nói ‘‘Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh hồn Chí sau đêm gặp gỡ với
Thị Nở là một đoạn tuyệt bút đầy chất thơ và tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo
sâu sắc, bất ngờ của ngòi bút Nam Cao”. Không chỉ dừng lại ở đó, những diễn biến
tâm trạng vô cùng phức tạp tinh vi của Chí Phèo đã được nhà văn diễn tả chân
thực, chính xác, tài tình đến cảm động. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo, giá trị
hiện thực và nhân đạo của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc mới mẻ và lớn lao.
Tìm kiếm : phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo, Chí Phèo thức dậy gặp Thị Nở,
phân tích tâm trạng nhân vật Chí phèo khi thức dậy gặp Thị Nở,



1. Giải thích quan niệm của I.X Tuocghenhev:

Ý tưởng của I.XTuocghenhev khá rõ.Nhà văn khẳng định yếu tố quan trọng làm
nên tài năng của một nhà văn là cách viết, cách thể hiện riêng đầy cá tính sáng tạo
(mà I.X Tuocghenhev đã diễn đạt đầy ấn tượng là tiếng nói của mình, là cái giọng
riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người
nào khác). Ở quan niệm của mình, I.X Tuocghenhev đã đề cao phong cách nghệ
thuật của người viết văn (tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn gắn
liền với một quan niệm nhất định về con người và cuộc đời, kéo dài thành vệt đậm
đầy cảm hứng trong chuỗi sáng tác của họ).
2. Chứng minh cái giọng riêng biệt (phong cách) của Thạch Lam qua truyện
ngắn “Hai đứa trẻ”.
Thể hiện ở việc chọn loại truyện “không có chuyện” (không giàu sự tình, không
thiên về cốt truyện, hành động mà chỉ đi sâu vào tâm trạng, không khí). Cốt
truyện“Hai đứa trẻ” (như rất nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam) nhẹ nhàng,
gần như không có cốt truyện nhưng khó quên. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, con
người, nhịp điệu cuộc sống hiện ra đều đều không thay đổi, không có gì khiến bạn
đọc phải hồi hộp chờ đợi. Tất cả thoang thoảng, man mác và vẩn vơ theo tâm trạng
nhân vật Liên. Chính điều đó lại làm nên nét riêng của tác phẩm.
Thể hiện ở tài miêu tả những nét tinh tế, nhẹ nhàng của cảm xúc, tâm trạng, tình
cảm: tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống, canh khuya (lúc
chuyến tàu đêm băng qua phố huyện nghèo). Liên vừa nhận ra nét nên thơ,thân
thuộc lẫn nét lặng lẽ, man mác buồn của cảnh chiều và đêm; mong ngóng chuyến
tàu đổ xuống bao khát khao về ảnh hình một chút thế giới trong mơ tưởng…(học
sinh biết so sánh Thạch Lam với Nam Cao và Nguyễn Tuân, hai tác giả cùng thời
với Thạch Lam cũng rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, từ đó làm
nổi bật lên nét riêng của Thạch Lam ở phương diện này).
Thể hiện ở những câu văn và những miêu tả giàu chất thơ: Thạch Lam người vừa
hiện thực vừa lãng mạn. Chất thi vị của đời sống có mặt trong “Hai đứa trẻ” qua
các trang viết về chiều tà, đêm tối.
Thể hiện ở những nhân vật không có sự phức tạp của nội tâm, cũng dường như
không có tính cách gì sắc nét không phân tuyến chính diện phản diện như các tác

phẩm của những nhà văn cùng thời, mà là những con người đang lặng lẽ đắm chìm
trong tăm tối, buồn bã với những tâm trạng không rõ ràng, những ranh giới tình
cảm mong manh. Liên trong “Hai đứa trẻ” là một nhân vật như vậy.
3. Đánh giá
Quan niệm của I.X Tuocghenhev là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về mặt lý
thuyết và thực hành sáng tạo văn học. Quan niệm trên phù hợp với quy luật muôn
đời của hoạt động nghệ thuật mà Nam Cao tâm đắc: người nghệ sĩ phải “khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.


Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của
Nam Cao.
19/09/2016 By trinhquynh
Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của
mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể
vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân
chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản
mênh mông.
(Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ
thuật)
Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm; Nxb Giáo dục, Hà Nội; 2007; trang
395)
Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.
Gợi ý
1. Giải thích
a. Mỗi nghệ sĩ… riêng mình
Câu nói đề cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống bằng văn chương của
mỗi người nghệ sĩ: mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao?
+ Vì đời sống là đối tượng khám phá của NT, của văn chương. Cuộc đời là nơi

xuất phát của văn học.
+Đứng trước HT cuộc sống phong phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy
ngẫm, lí giải khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài
khác nhau để đặt ra những vấn đề khác nhau. Và đó là con đường riêng họ tạo ra
cho mình. Đó cũng là yêu cầu xuất phát từ đặc trưng của VHNT: lĩnh vực của sự
sáng tạo. Đó cũng là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ. Nam Cao
tâm niệm: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…”.
Nếu không tạo ra con đường riêng của mình thì sao? Tác phẩm của họ sẽ trở thành
sự sao chép, sẽ chết, sẽ dẫm lên vết chân của người đi trước. Nghĩa là nó sẽ chẳng
mang đến chút gì mới lạ cho văn chương.


Tác dụng: Tạo ra con đường riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự đa dạng
trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định sức sống của mỗi tác phẩm, vị trí, phong
cách của nhà văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời.
Có thể lấy ví dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn.
a. Tư duy nghệ thuật, quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản
Đây là vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật – một vấn đề đặt ra như một nhu cầu bức
thiết, sống còn của nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi
mới nghệ thuật. Đổi mới cái gì?Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong…
Quan trọng là đổi mới tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời.
Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài quy luật chân, thiện, mĩ. Cái chân,
cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái đích hướng đến của mọi khám phá, sáng
tạo nghệ thuật. Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là giới
hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Nói
cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật.
Văn học sở dĩ là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, vì nó
là lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sống của con người. Văn học có nhiều chức năng
(nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…); có nhiều quan niệm cổ kim đông
tây, nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân thiện mĩ, những vấn đề mang

tính nhân bản nhân văn của đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức
năng nhận thức của văn học; văn học phải chân thực. Cái thiện là nói đến chức
năng giáo dục, cảm hóa của văn học. Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức
năng cơ bản nhất, chất keo kết dính các chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện mĩ
là văn học đạt tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người.
b. Sứ mệnh nhà văn chân chính… đại dương nhân bản mênh mông
Đây là vấn đề trăn trở của nhiều cây viết. Chữ dùng có thể khác nhau, nhưng thực
chất vẫn là một. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có
những phát biểu về vấn đề này. Đó là vấn đề cái tâm của người cầm bút. Ở đây
người nói đặt vấn đề: “khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản
mênh mông” – ý tưởng độc đáo. Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như
mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người,
nhân sinh,nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học
nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng
tạo, nhưng đều hướng tới là để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh.


Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà
văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản.
2. Chứng minh qua một vài tác phẩm
Cách đến với cuộc sống của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một phố
huyện buồn, những đứa trẻ nghèo với tâm hồn nhân ái, giàu mơ ước. Qua đó nhà
văn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc mang tính nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng
sống của con người; … Tác phẩm lấp lánh tư tưởng nhân văn theo cách viết của
Thạch Lam
Cách đến với cuộc sống của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”: Chuyện về số phận
bi thảm của người nông dân, về khát vọng lương thiện của con người – quỷ dữ. Dù
đến muộn trên văn đàn, nhưng Nam Cao vẫn tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng
bạn đọc chính nhờ hướng khám phá và phát hiện đời sống của riêng mình. Chí
Phèo sở dĩ trở nên bất hủ chính nhờ tài năng và tâm huyết cũng như phong cách

của Nam Cao.
Cả hai tác phẩm đều chạm tới vấn đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá vẻ
đẹp con người, chất người, tức là đạt tới chân thiện mĩ… Tuy nhiên mỗi tác giả
trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm
nên giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền
văn học.
Kết luận: khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo; đặc biệt
là cái đích muôn đời của văn chương.

Câu Ý
Nội dung Điểm
1
Phải chăng, người muốn là mình mà không dám là mình thì dần dần
có thể sẽ đánh mất mình?8,0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí
sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và
khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.


– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng, được tự do bày tỏ quan niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân
thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

a.

Yêu cầu cụ thể
Giải thích 1,5

– Muốn là mình: là khao khát thể hiện, bộc lộ và khẳng định bản thân.

– Không dám là mình: là không đủ bản lĩnh, dũng khí và sự tự tin để thể hiện, bộc
lộ và khẳng định mình.
– Đánh mất mình: không còn là chính mình.
-> Câu hỏi đặt ra ở đề bài là băn khoăn về sự nguy hại của lối sống không dám là
mình.

b.

Luận bàn 5,0
Thí sinh có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau về vấn đề muốn là mình
mà không dám là mình thì dần dần có thể sẽ đánh mất mình nhưng việc luận bàn
cần hướng đến các phương diện sau:
– Khát khao được là mình, được sống với chính mình là nhu cầu cần thiết, chính
đáng và là niềm hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào, không
phải ai cũng dám là mình.
– Chỉ ra các biểu hiện ở những dạng thức, mức độ khác nhau của lối sống không
dám là mình.


– Cần lí giải được vì sao người muốn là mình mà không dám là mình.
– Có đúng là người muốn là mình mà không dám là mình thì dần dần có thể sẽ
đánh mất mình không?

c.
Bài học nhận thức và hành động
1,5
Từ luận bàn trên, thí sinh cần phải rút ra bài học nhận thức và hành động để
thể hiện, khẳng định mình một cách chính đáng, để được sống là chính mình một
cách có ý nghĩa.
2

Cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi yêu thích để bình luận ý kiến
của nhà văn Nga K.Pau-tôp-xki 12,0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi
thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo
lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có
lí lẽ, căn cứ xác đáng.

Yêu cầu cụ thể
a.
Giải thích ý kiến 3,0
* Cắt nghĩa ý kiến:
– Chất thơ: là chất trữ tình thể hiện ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc bằng ngôn ngữ
giàu hình ảnh, nhạc điệu và sức biểu cảm.
– Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành
thô thiển: là một cuộc sống chân thực đến trần trụi, thô ráp.
– Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành
một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu
cả: là hiện thực phản ánh không mang tính định hướng, không có khả năng tác
động đến tư tưởng, tâm hồn người đọc.


-> Bằng cách nói phủ định, ý kiến đã khẳng định ý nghĩa của chất thơ trong văn
xuôi: chất thơ chính là đôi cánh nâng đỡ để cuộc sống được phản ánh vừa trở nên
thi vị, trong sáng, giàu tính thẩm mĩ vừa thúc gọi, dẫn dắt, bồi đắp những tư tưởng,
tình cảm nhân văn cho tâm hồn bạn đọc.
1,5
* Lí giải ý kiến:
– Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn xuôi là tự sự, nhà văn thường chú ý đến

xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết, tình huống. Trong khi đó phương
thức biểu đạt chủ yếu của thơ là biểu cảm, nhà thơ tập trung bộc lộ tiếng nói tâm
hồn mình bằng vần điệu. Vậy nên, khi văn xuôi chứa đựng chất thơ sẽ tạo nên
phong vị ngọt ngào, dễ lan thấm vào tâm hồn người đọc.
– Trong thực tế sáng tác, các nhà văn thường có xu hướng phối hợp, đan xen nhiều
thể loại. Đưa chất thơ vượt biên giới thể loại sang văn xuôi chính là sự vận dụng
kết hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức biểu đạt của nhà văn.
1,5
b.

Cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi yêu thích 7,0
Thí sinh được tự do lựa chọn một vài tác phẩm văn xuôi yêu thích để cảm
nhận. Tuy nhiên đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập trung
hướng sự cảm nhận vào hai phương diện:
– Chỉ ra được biểu hiện của chất thơ trong tác phẩm trên cả nội dung và hình thức
nghệ thuật.
– Phân tích được ý nghĩa của chất thơ trong việc phản ánh hiện thực ở tác phẩm
văn xuôi trên hai khía cạnh:
+ Thứ nhất, làm cho cuộc sống trong trang văn trở nên thi vị, trong sáng, vút cao.
+ Thứ hai, khiến hiện thực đó có thể định hướng, dẫn dắt tâm hồn người đọc.


3,0

4,0
c.

Bình luận ý kiến 2,0
– Khẳng định câu nói của nhà văn Nga K.Pau-tôp-xki là sự đề cao, đánh giá
ý nghĩa của chất thơ trong văn xuôi. Đồng thời cũng là sự chia sẻ kinh nghiệm quý

giá của một nhà văn đã không ngừng lao động sáng tạo viết nên những áng văn
xuôi đẹp, thấm đẫm chất thơ.
– Đây cũng chính là sự gợi nhắc, cổ vũ cho người cầm bút vận dụng kết hợp nhiều
phương thức biểu đạt để mong có được những tác phẩm văn chương giá trị.
– Đưa chất thơ vào trong văn xuôi không có nghĩa là nhà văn thoát li hiện thực
cuộc sống, tô hồng và thi vị hóa cuộc sống.
Lưu ý chung



×