Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu cụm công nghiệp và dịch vụ đồng đình huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

TRẦN TUẤN ANH
Đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CỤM
CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG ĐÌNH
HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

TRẦN TUẤN ANH
Đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CỤM
CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG ĐÌNH
HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành : Khoa học Môi Trường
Mã số



: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Binh

THÁI NGUYÊN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Tuấn Anh, học viên cao học lớp Khoa học môi
trường K22, khoá 2014 - 2016. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề
tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công
nghiệp và dịch vụ Đồng Đình huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS. Phan Đình Binh. Số liệu và kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng
để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Trần Tuấn Anh

năm 2016



ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Môi trường và các thầy giáo, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại
học của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Để hoàn
thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Phan
Đình Binh người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Ban Giám đốc các công ty, chủ xưởng sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại khu
cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình huyện Tân Yên đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn
tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Trần Tuấn Anh

năm 2016


iii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Yêu cầu nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 5
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại ................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại .................................................. 6
1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại .................................................................... 7
1.1.4. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ ............... 11
1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải nguy hại .................................. 13
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản lý chất thải nguy hại .......... 13
1.2.2. Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại ...................... 15
1.2.3. Các QCVN và công ước quốc tế về chất thải nguy hại ........................ 18
1.3. Công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và Việt Nam ............... 20
1.3.1. Tình hình công tác quản lý chất thải nguy hại tại các nước trên thế giới. 20
1.3.2. Công tác quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ................................ 25
1.3.3. Công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Bắc Giang ....................... 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................ 33
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 33


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 34
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 34
2.3.3. Phương pháp tính toán lượng chất thải nguy hại của các ngành nghề đang sản
xuất tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình, huyện Tân Yên Bắc Giang . 36
2.3.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 36
2.3.5. Phương pháp khảo sát trực tiếp ............................................................. 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 37
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................... 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................. 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 38
3.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện Tân
Yên giai đoạn 2011- 2015 ............................................................................... 41
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp
và dịch vụ Đồng Đình, tỉnh Bắc Giang ........................................................... 46
3.2.1. Tình hình chấp hành pháp luật về BVMT các doanh nghiệp trong khu
Cụm công nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình ....................................................... 46
3.2.2. Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và
Dịch vụ Đồng Đình ......................................................................................... 48
3.2.3. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tại
khu Cụm CN và DV Đồng Đình ..................................................................... 51
3.2.4. Công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại khu cụm Công
nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình ........................................................................ 57


v

3.2.5. Kết quả phân tích mẫu nước tại một số vị trí khu Cụm công nghiệp và
Dịch vụ Đồng Đình ......................................................................................... 59
3.2.6. Đánh giá Công tác quản lý CTNH của khu Cụm công nghiệp và dịch vụ
Đồng Đình qua ý kiến cộng đồng dân cư xung quanh và công nhân các nhà máy
......................................................................................................................... 62
3.3. Đánh giá khái quát công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công
nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ......................................................................... 65
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 65
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu
Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình........................................................ 66
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và
dịch vụ Đồng Đình .......................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69
1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

ANTT


An ninh trật tự

2

BVMT

Bảo vệ Môi trường

3

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

4

BTCT

Bê tông cốt thép

5

COD

Nhu cầu oxy hóa học

6

CTR


Chất thải rắn

7

DO

Lượng oxy hòa tan

8

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

10

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

11

MPN

Số vi khuẩn có thể lớn nhất

12

MĐT


Mức đầu tư

13

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

14

PL

Pháp lý

15

QLNN

Quản lý Nhà nước

16

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

17

CTNH


Chất thải nguy hại

18

SCR

Song chắn rác

19

TCCN

Tiêu chuẩn cấp nước

20

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

21

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

22

XLNT


Xử lý nước thải


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà) .................................... 8
Bảng 1.2: Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước thải................. 9
Hình 1.1: Các thành phần cơ bản và sự tương quan của các thành phần trong
một hệ thống quản lý chất thải nguy hại ............................................. 15
Bảng 1.3: Mô hình xử lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ ............................ 21
Bảng 1.4: Chất thải phát sinh tại một số tỉnh thành phố 2014 ........................ 27
Bảng 1.5: Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay......... 30
tại Việt Nam ........................................................................................ 30
Bảng 3.1: Hiện trạng hoạt động các công ty, doanh nghiệp tại khu Cụm công
nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....... 44
Bảng 3.2: Việc thực hiện thủ tục pháp lý về về BVMT của doanh nghiệp
trong khu cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ............................ 47
Bảng 3.3: Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp năm 2015 .... 49
Bảng 3.4: Thống kê CTNH Công ty điện tử Daeyang Hà Nội ....................... 50
Bảng 3.5: Tình hình quản lý CTNH tại doanh nghiệp năm 2015 ................... 52
Bảng 3.6: Tình hình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại .................... 54
Bảng 3.7: Một số doanh nghiệp thực hiện vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang ............................................................................................ 55
Bảng 3.8: Một số đơn vị trong cụm CN Đồng Đình chuyển giao CTNH ...... 55
Bảng 3.9: Hiệu suất quá trình quản lý CTNH ................................................. 56
Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số Công
ty trong cụm CN và DV Đồng Đình, tháng 5/2016 ............................ 61

Bảng 3.12: Công tác bảo vệ môi trường và quản lý CTNH của cụm CN Đồng
Đình thông qua ý kiến cộng đồng dân cư ........................................... 62
Bảng 3.13: Tình hình tập huấn quy chế quản lý chất thải .............................. 63
tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ............................... 63
Bảng 3.14: Tình hình phân loại, thu gom chất thải nguy hại .......................... 64
tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ............................... 64


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế
giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi
trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể
phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ
môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện
nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực
tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế
hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt
động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề
và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô
nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên
nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao
gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải
bỏ vào môi trường, gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiệm trọng do chất
thải nguy hại.

Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có
diện tích tự nhiên 20.660,86 ha. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế; Phía Đông
giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc
Giang; Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác
kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cách thủ đô Hà Nội 60
km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm sát


2
thành phố Bắc Giang ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế, văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện.
Hiện nay huyện đã quy hoạch phát triển 03 khu cụm công nghiệp,trong
đó cụm CN Đồng Đình tại địa bàn xã Cao Thượng và một phần của xã Việt
Lập có tổng diện tích 36,6 ha, gồm có 12 công ty đang sản xuấ t với các liñ h
vực sản xuấ t linh kiê ̣n điện tử, may mă ̣c, chế biến thực phẩm… Cụm CN
Đồng Đình đang trong quá trình phát triển, đã và đang đóng góp to lớn vào sự
phát triển kinh tế của địa phương, tạo công an việc làm cho hàng nghìn lao
động, nhưng bên cạnh đó cụm CN Đồng Đình cũng phát sinh nhiều vấn đề
môi trường, trong đó CTNH là một vấn đề đang được quan tâm.
Các nhà máy xí nghiê ̣p sản xuấ t nằm trong cụm CN Đồng Đình, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũng bước đầ u có ý thức thức trong viêc̣ thu gom,
phân loa ̣i CTNH, các đơn vi ̣ đã ký hợp đồ ng xử lý các loa ̣i chấ t phát sinh từ
quá trình sản xuất của đơn vi ̣ mình. Nhưng vẫn còn mô ̣t số doanh nghiêp̣
thiếu ý thức trong việc quản lý CTNH phát sinh từ quá trình sản xuấ t của đơn
vi ̣, việc quản lý CTNH vẫn còn mang tính chất chống đối, tính hình thức gây
nguy cơ tiềm ẩn cho vấn đề môi trường của khu công nghiệp và địa bàn xung
quanh khu vực. Hậu quả là các CTNH không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu
dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí,
ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con

người . Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTNH gây ra đã và đang trở
thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Tân Yên hiện
nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng quản lý CTNH
trên địa bàn huyện.
Chính vì những lý do kể trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch
vụ Đồng Đình huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” nhằm mục đích quản lý
chất thải nguy hại có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất thải nguy hại
và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại
khu cụm CN và dịch vụ Đồng Đình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng tình hình quản lý chất thải nguy hại phát sinh
từ khu công nghiệp.
Đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý CTNH tại cụm CN và
dịch vụ Đồng Đình.
Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho
hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất
thải nguy hại tại khu công nghiệp.
3. Yêu cầu nghiên cứu
Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm bảo
độ tin cậy. Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi
trường và công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp.
Các giải pháp đề xuất xuất phát từ các kết quả nghiên cứu tại địa bàn và

phù hợp với tình hình tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực
tiễn.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các hoạt
động liên quan đến quản lý CTNH tại huyện Tân Yên . Ngoài ra đề tài là tài
liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra về công tác quản lý chất


4
thải nguy hại và giúp cho các nhà quản lý về môi trường có những chính sách
và định hướng quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại
một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Tìm hiểu được mức độ ảnh hưởng của chất thải nguy hại, đưa ra những
định hướng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần
đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ,
sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát
triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan
điểm của mỗi nước hiện nay trên thế giới mà CTNH được định nghĩa khác

nhau theo nhiều cách trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường.
Chẳng hạn như:
* Theo UNEP

Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có
hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc
có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp
xúc với các chất thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:
Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao
gồm trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát
chất phóng xạ theo quy ước, điều khoản, quy định riêng.
Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít
chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở
một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác
sinh hoạt [12].
* Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA)
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc
các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải
bỏ,hoặc bằng những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp
tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng


6
hồi phục sức khỏe của người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con
người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương lai [12].
* Theo định nghĩa của Philipine
CTNH là chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể
cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật.
* Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất

có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác
với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức
khoẻ con người.
Tuy nhiên, quy chế này chưa nêu rõ về các đặc tính, cách thức xác
định CTNH nên trong Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam
năm 2014 CTNH được định nghĩa là: Chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng
xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính
nguy hại khác.
So sánh các định nghĩa nêu trên, định nghĩa về CTNH của Việt Nam
với định nghĩa của các quốc gia khác cho thấy định nghĩa của nước ta có
nhiều điểm tương đồng với dịnh nghĩa của UNEP và của Mỹ. Qua đó, đã
nhấn mạnh đến tính chất nguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải
ra với khối lượng nhỏ thì CTNH cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương
mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải
nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể
do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc chất thải có
thể là hay vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các


7

nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải
nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp(ví dụ sản xuất thuốc kháng sinh sử
dụng dung môi metyhul chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ
sâu sử dụng dung môi là toluene hay xelene…)

- Từ các hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình xuất nhập khẩu các hàng hóa độc hại không
đạt yêu cầu cho sản xuất hay quá hạn sử dụng…)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động
nghiên cứu khoa học…)
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát
sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc vào nhiều loại hình công nghiệp.
So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính
thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát thải dân dụng hay từ thương
mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố
hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các
hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất
khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực [4].
1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại:
Theo tính chất, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách
như sau: Có một số cách phân loại CTNH như sau:
* Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động
- Loại 1: Các chất nổ
- Loại 2: Các dung dịch có khả năng cháy
- Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm)


8
- Loại 4: Các chất ăn mòn
* Phân loại CTNH theo trạng thái vật lý
CTNH theo trạng thái vật lý như: CTNH dạng rắn, bùn, lỏng, khí.
* Phân loại CTNH theo liều lượng tác động

Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc
lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động
của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da.
* Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng
tác động
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau. Mức độ
gây độc theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau. Để xác định
mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập khác nhau vào cơ thể động vật
và con người thường sử dụng đến chỉ số LD50 [16].
Bảng 1.1: Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà)
Qua miệng

Qua da

Phân nhóm độc

Ia. Độc mạnh
Ib. Độc
II. Độc trung bình
III. Độc ít
IV. Không độc

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng


5

20

10

15

5-50

20-200

10-100

40-400

50-500

200-2000

100-1000

400-4000

500-2000

2000-3000

1000


4000

>2000

>3000

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993)


9
* Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng
hoặc qua da. Đó là lượng độc chất gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính
bằng kg). LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.
* Phân loại chất thải nguy hại theo môi trường chất độc tồn tại
+ Các chất độc trong môi trường nước:
- Các chất độc hóa học làm ô nhiễm nước tự nhiên và nước thải bao
gồm những chất độc tồn tại ngay tròn các vật liệu, chất thải sử dụng/ tiếp xúc,
thải ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên và nước
thải.
Bảng 1.2: Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước thải
STT Nguyên tố
1

As

Nguồn thải

Tác dụng

Quặng, thuốc trừ sâu.


Rất độc, gây ung thư
Đảo ngược vai trò hóa sinh

Chất thải nguy hại
2

Cd

mỏ, mạ kim loại, ông
dẫn nước

của enzym
Gây cao huyêt áp, hỏng thận,
phá hủy các mô và hồng cầu có
tính độc đối với thực vật dưới
nước

Than đá, năng lượng
3

Be

hạt

nhân



công


nghiệp vũ trụ

Độc tính mạng và bền, có khả
năng gây ung thư

Than đá, sản xuất chất

4

B

tẩy rửa, chất thải nguy Độc với một số loại cây.
hại

5

Cr

Mạ kim loại

Cr(VI) có nguy cơ gây ung thư

Mạ kim loại, chất thải Không độc lắm với động vật,
6

Cu

sinh


hoạt



nghiệp, khử kiềm

công độc với cây cối ở nồng độ trung
bình


10

Các nguồn địa chất tự
7

F

nhiên, chất thải, chất
xử lý nước

Ở nồng độ 1mg/l ngăn cản sự
phá hủy răng. Nồng độ 5ml/l gây
sự phá hủy xương và gây vết ở
răng.

Công nghiệp mỏ, than Gây thiếu máu, bệnh thận, rối
8

Pb


đá, xăng, hệ thống loạn thần kinh, môi trường sống
ống dẫn
Chất thải nguy hại mỏ,

9

Mn

tác động vi sinh vật lên
các khoáng Mn ở pH thấp

10

Hg

11

Mo

12

Se

Chất thải nguy hại mỏ,
thuốc trừ sâu, than đá

Zn

Tương đối không độc với động vật,
độc với thực vật ở nồng độ cao

Độc tính cao

Thải công nghiệp, các Độc với động vật, cần với thực
nguồn tự nhiên

vật

Các nguồn địa chất tự Cần ở nồng độ thấp, độc ở nồng
nhiên than đá
độ cao
Chất thải công nghiệp,

13

phá hủy

mạ kim loại, hệ thống
ống dẫn

Cần với metal- enzym. Độc với
thực vật ở nồng độ cao

(Nguồn Rarm – Chemicals Handbook, 1992)
+ Các chất độc trong môi trường đất:
- Đất là nơi tiếp nhận các chất thải từ các nguồn khác nhau (sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải). Nitrat khí quyển cũng được
lắng đọng trên mặt đất theo chu trình của Nitơ. Dọc các xa lộ, lượng xe cơ
giới chạy bằng xăng đã để lại hai bên đường bụi chì và đất đai sẽ có hàm
lượng chì ngày càng cao. Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn
cho đất. Đặc biệt nghiêm trọng là các chất thải nguy hại làm ô nhiễm đất bởi

các hoá chất và kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr,Cd). Các nhà máy còn
xả vào khí quyển rất nhiều khí độc như H2S, CO2, CO, NOX....Đó là nguyên


11
nhân gây ra mưa axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật.
Hàng ngày, con người và động vật đã thải ra một khối lượng rất lớn các
chất phế thải vào môi trường đất. Đó là rác, phân, xác động vật và các
chất thải khác.
- Các chất hoá học làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi
làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa
cây trồng và đất. Nguồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những phế thải
của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử,
các nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị
phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị phóng
xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học). Bên cạnh lợi ích rất to lớn thì
phóng xạ đã gây cho con người nhiều hiểm hoạ [16]
* Phân loại theo đặc tính của chất thải
+ Theo TCVN 6706: 2009 chia CTNH thành 7 nhóm:
- Chất thải dễ bắt lửa dễ cháy
- Chất thải gây ăn mòn
- Chất thải dễ nổ
- Chất thải dễ bị oxi hóa
- Chất thải gây độc cho người và sinh vật
- Chất độc cho hệ sinh thái
- Chất thải lây nhiễm
1.1.4. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ
1.1.4.1. Tác hại của chất thải nguy hại đối với sức khỏe
Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích,
dị ứng, gây độc cấp tính và mãn tính, có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối

loạn chức năng tế bào dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và
động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền. Con người khi tiếp


12
xúc với CTNH có thể biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và
rối loạn chức năng như sau:
- Biểu hiện ở đường tiêu hóa: tăng tiết nước bọt hay khô miệng, kích
thích đường tiêu hóa, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, vàng da.
- Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi.
- Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch,
ngừng tim.
- Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và
vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm
thân nhiệt.
- Rối loạn bài tiết: vô niệu,…
Bên cạnh các ảnh hưởng độc hại đối với sinh vật sống, CTNH có thể
gây hư hại không khí, nước và đất. Chất thải thâm nhập vào không khí có thể
làm giảm chất lượng không khí một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua
việc tạo thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất độc hại hòa tan, lơ lửng hay
nổi trên mặt nước có thể cản trở việc sử dụng nguồn nước và ảnh hưởng đến
các sinh vật nước.
Đất bị ảnh hưởng bởi CTNH có thể biến đổi các tính chất vật lý, hóa
học và khả năng dinh dưỡng đối với cây trồng. Ví dụ đất bị ảnh hưởng của
nước muối đậm đặc từ ngành hóa dầu có thể trở nên không thích hợp đối
với sự phát triển của cây trồng và do vậy đất này bị cằn cỗi và dễ dàng bị
xói mòn [5].
1.1.4.2. Tác động đến môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp
các chất thải nguy hại không đúng qui cách, có liên quan đến tác động tiềm

tàng đối với nước mặt và nước ngầm. Có không nhiều những tài liệu về
những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện tiêu huỷ chất thải nguy hại
không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá tác động thực tế.


13
* Những mối nguy hại tác động lên cộng đồng và môi trường:
- Nguy cơ cháy: cháy sinh ra tác động chính với con người là gây
phỏng do nhiệt độ cao, gây tổn thương da, làm mất oxy gây ngạt. Các tác
động này có thể dẫn đến tử vong đối với con người và động vật. Cháy làm
phá hủy vật liệu dẫn đến phá hủy công trình. Một số chất dễ cháy hay sản
phẩm sinh ra từ quá trình cháy là chất độc nên gây ô nhiễm môi trường khí,
nước, đất.
- Nguy cơ nổ: nổ là các phản ứng hóa học xảy ra cực nhanh, giải phóng
ra một lượng khí rất lớn tạo áp suất cao cục bộ cho vùng không khí xung
quanh. Ngoài ra, bao bì của chất nổ cũng góp phần gây tác hại. Khi nổ, vỏ bị
xé vụn và bắn ra xung quanh, có thể gây thương tích cho những đối tượng
nằm trong tầm bắn của chúng.
- Các phản ứng hóa học: các phản ứng hóa học ăn mòn vật liệu, làm
hỏng hay sụp đổ công trình…Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mặt.
Chất gây ô nhiễm không khí, nhiễm độc nước, gây ô nhiễm đất [5].
1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải nguy hại
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản lý chất thải nguy hại
Trên thế giới viêc quản lý CTNH đã hình thành có những thay đổi
mạnh mẽ trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Điều này có thể thấy là hệ quả
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của các
quốc gia trên toàn cầu.
Sự phát triển của các loại hình công nghiệp, sự gia tăng như cầu tiêu
dùng, hưởng thụ vật chất…. đã dẫn đến một lượng lớn chất thải ra môi trường
trong đó các CTNH và độc hại. ngoài ra bên cạnh đó là các cuộc chiến tranh

nhằm giải quyết mâu thuẫn khu vực hay các cuộc nội chiến cũng góp một
phần đưa lượng lớn chất độc vào môi trường. Từ các nguyên nhân làm phát
sinh sự gia tăng của các loại hình CTNH có thể kể đến sư phát triển của khoa
học kỹ thuật, nhận thức của chủ thải và cộng đồng, hành vi có tình, sự yếu
kém của bộ phận quản lý… đã dẫn đến hậu quả bi thảm do CTNH gây ra.


14

* Ví dụ:
- Do thủy ngân: Ở dạng muối vô cơ, thủy ngân gây nên các rối loạn
thần kinh cho công nhân làm nón trong ngành công nghiệp làm mũ ở Hà Lan
và trở lên nổi tiếng với cụm từ “ mad as a hatter ”. Ở dạng muối hữu cơ metyl
mercury được thải ra từ nhà máy hóa chất bên cạnh vịnh minamata Nhật
thông qua con đường thực phẩm (tích lũy trong tôm, cua , sò, ốc) đã gây ra
các triệu chứng rối loạn thần kinh và được biết đến là bệnh “ Minamata ”.
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp sử dụng thuốc bảo vật có chứa thủy ngân ở
Irắc và các nước khác.
- Do PCB (polyclorinated biphenyl) và PBB (polybrominated biphenyl)
đây là những chất được dùng làm mát trong thiết bị điện, chất hóa dẻo và giấy
than. Sau khi sử dụng các chất này được thải bừa bãi vào môi trường và đã
gây ra một số sự cố nghiêm trọng. Hai sự nhiễm độc được ghi nhận xảy ra ở
châu Á tại Nhật và Đài Loan liên quan đến việc sử dụng dầu ăn có chứa hàm
lượng PCB cao. Tại Mỹ - bang Michigan việc nhiễm độc PCB được ghi nhận
liên quan đến việc sử dụng sản phẩm từ sữa cũng như trứng và các các sản
phẩm từ trứng trong khu vực ô nhiễm PCB. Tuy việc sản xuất này đã bị
ngừng lại, nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một khối lượng tương đối lớn chất
thải chưa PCBs đặc biệt tại các nước đang phát triển và nghèo đói do việc
thay thế các thiết bị biến thế quá cũ hết hạn sử dụng.
- Bên cạnh đó còn có các trường hợp nhiễm độc khác như nhiễm độc

Cd qua con đường thực phẩm tại Nhật gây ra bệnh được biết như là bênh Itai
– Itai. Nhiễm độc DDT (gây ung thư) do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
nhiễm độc tricloroctylen (TCE) và tetracloroctylen (PCE) do sử dụng nước
giếng bị nhiễm các chất thải tại thành phố Woburn bang Massachusetts
(Mỹ)… Hay các trường hợp về sự cố rò rỉ hóa chất độc hại (hóa chất MIC tại
nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Carbide tại Bhopal ấn độ), cháy nổ các nhà
máy hóa chất (vụ cháy công ty hóa chất Sandoz – Đức)… đã gây ra các vụ
nhiễm độc nghiêm trọng.


15
- Từ những thực tế như vậy, trên thế giới các quốc gia đặc biệt là các
nước tiên tiến như chây Âu , Mỹ, Nhật, Úc… ngày càng hoàn thiện bộ luật
bảo vệ môi trường của mình và trong đó các quy chế quản lý CTNH là các
thành phần không thể thiếu được của bộ luật. Mặc dù vẫn còn nhiều điều khác
biệt trong nội dung điều khoản của các bộ luật giữa các quốc gia khác nhau
(ví dụ như định nghĩa CTNH, sự cần thiết quản lý từng loại, trách nhiệm của
từng chủ thể tham gia vào việc quản lý chất thải…) nhưng nhìn chung các bộ
Luật đều chỉ rõ đối tượng được quan tâm của nhà nước đối với công tác quản
lý CTNH. Vượt ra ngoài biên giới quốc gia, những công ước quốc tế có liên
quan đến việc quản lý CTNH cũng lần lượt ra đời, nói lên được sự cảnh
báo cũng mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại đối với các chất thải
nguy hiểm đang tồn tại và đe dọa cuộc sống xung quanh chúng ta và cần
phải có sự phối hợp hành động của nhiều quốc gia trong việc quản lý chất
thải nguy hiểm này [18].
1.2.2. Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại
Một hệ thống quản lý CTNH thành công gồm 4 thành phần cơ bản trình
bày như

Hình 1.1: Các thành phần cơ bản và sự tương quan của các thành phần

trong một hệ thống quản lý chất thải nguy hại


16
Luật pháp: Đây là thành phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng
chi phối các thành phần còn lại.
- Triển khai và cưỡng chế: nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản
lý CTNH thì chưa đủ mà còn cần phải có các quy chế, hướng dẫn và quy định
thực hiện bàn hành kèm. Trong khi triển khai cần phải có các giải pháp cưỡng
chế thi hành luật trước khi có biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó.
- Thiết bị (Phương tiện): là các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp
để có thể quản lý thích hợp CTNH.
- Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát CTNH hiệu quả cần có một cơ sở
hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt. Cần phải có một năng lực nhất định về phòng thí
nghiệm, các thông tin kỹ thuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp…
- Qua sơ đồ trên và ý nghĩa các thành phần một cách tổng quát có thể
thấy rằng hệ thống quản lý CTNH là sự tổ hợp các nhân tố với nhau và hình
thành nên một hệ thống gồm hai phần chính: hệ thống quản lý hành chính
pháp luật và một hệ thống kỹ thuật bổ trợ. Nhìn chung tương tự như quản lý
chất thải rắn, có thể phân chia hệ thống quản lý CTNH thành một hệ thống
quản lý hành chính và một hệ thống quản lý kỹ thuật. Hai hệ thống này luôn
bổ sung cho nhau và hỗ trợ nhau trong việc quản lý CTNH. Tùy thuộc vào
khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề
cho sự phát triển của hệ thống kỹ thuật hay ngược lại. Nhìn chung mối quan
hệ của hai hệ thống là quan hệ tương hỗ và liên kết chặt chẽ với nhau [4].
1.2.2.1. Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại
- Hệ thống quản lý chính CTNH bao gồm các công tác về hoạch định
chính sach, kế hoạch chiến lược trong công tác quản lý, hoạch đinh các
chương trình giáo dục, giảm thiểu CTNH, quản lý các văn bản giấy tờ liên
quan đến loại hình thải, chủ thải, vận chuyển, lưu trữ và xử lý… Tóm lại một

yêu cầu quan trọng đối với hệ thống quản lý chặt chẽ được lượng chất thải từ


×