Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

QLTHPT19;Kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mói kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn khoa học xã hội nhân văn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.79 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) học tập của học sinh là một khâu rất quan
trọng trong quá trình dạy học, nhằm xác định kết quả học tập của học sinh và
giảng dạy của giáo viên. từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học, thúc đẩy học sinh đổi mới phương pháp học tập. Thông qua KTĐG
để tạo điều kiện cho giáo viên nắm được tình hình học tập, trình độ học lực của
học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng
học sinh giỏi.
Trước nhu cầu bức thiết phải đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổ chức các cuộc Hội thảo về "Đổi mới
kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội nhân văn ở các
trường phổ thông" để chuyển biến mạnh theo hướng: phát triển tính tích cực, trí
thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng các kiến
thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế. Nói chung là việc KTĐG
phải thoát khỏi phương pháp dạy và học thụ động để từng bước chuyển sang dạy
và học tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thực tế, lâu nay đối với các môn khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) ở
các trường THPT có hiện tượng thiên về KTĐG mức độ học thuộc lòng, kiểm
tra trí nhớ một cách đơn thuần. Người ra đề thường dùng lại ở mức độ KTĐG
kiến thức lý thuyết, khả năng ghi nhớ, ít đặt ra yêu cầu KTĐG mức độ thông
hiểu và kỹ năng vận dụng tri thức. Đề kiểm tra thường đòi hỏi học sinh phải nhớ
nhiều sự kiện, con số, nhưng không hiểu được mục đích ghi nhớ ngoài mục đích
1




ứng phó với kiểm tra, thi cử. Cách KTĐG đó gây nên tình trạng học tủ, học vẹt,
ghi nhớ máy móc nhưng không nắm vững bản chất, thiếu kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Tình trạng đó là hệ quả của lối dạy học cũ truyền thụ một
chiều từ giáo viên đến học sinh và kèm theo đó khi kiểm tra học sinh thường
thiên về yêu cầu tái hiện kiến thức, xem nhẹ kiểm tra mức độ thông hiểu và kỹ
năng vận dụng kiến thức, ít đòi hỏi học sinh phân tích, suy luận, khái quát.
Kiểm tra đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít
tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá
còn mang nặng tính chủ quan do chưa xác định rõ mục tiêu KTĐG nên kết quả
đánh giá của mỗi giáo viên, thường khác biệt nhau. Một bộ phận giáo viên còn
chưa thấy hết vai trò của KTĐG, do vậy trong kiểm tra bài cũ, 15 phút, 45 phút,
việc ra đề kiểm tra nhiều khi còn qua loa, nhiều giáo viên ra đề kiểm tra với mục
đích làm sao để chấm dễ, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan.
Phần lớn giáo viên chưa quan tâm đến quy trình soạn đề kiểm tra nên các bài
kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy.
Những năm gần đây, xu thế áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm phát
triển khá mạnh trong các trường học, môn học. Hình thức kiểm tra này được giáo
viên và học sinh hưởng ứng và áp dụng khá tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa cân đối giữa hình thức tự luận với trắc
nghiệm, có biểu hiện đơn điệu thiên về câu hỏi đúng - sai, hoặc lạm dụng hình
thức trắc nghiệm làm giảm hiệu quả KTĐG.
Với những lý do trên đây, là một cán bộ quản lý có tham gia giảng dạy
môn Lịch Sử, tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở nên quyết định chọn đề tài "Kinh
nghiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mói kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh đối với các môn khoa học xã hội nhân văn ở trường THPT",
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông hiện
nay.
2. Mục đích của đề tài SKKN

2


Trên cơ sở nhìn thẳng vào thực trạng của tình hình dạy học, thi cử, kiểm tra
đánh giá học sinh hiện nay còn nhiều bất cập. Xác định rõ nguyên nhân, từ đó
đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm đổi mới cách kiển tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy-học đối với các môn KHXHNV ở trường THPT.
Qua đề tài SKKN này, là một cán bộ quản lý trường học tôi cũng muốn
đóng góp những kinh nghiệm của mình trong việc chỉ đạo điều hành các hoạt
động chuyên môn, trong đó có việc KTĐG kết quả học tập của học sinh. Nếu đề
tài được ứng dụng rộng rãi trong đồng nghiệp, là tôi đã góp một phần vào việc
đổi mới KTĐG, thúc đẩy đổi mới PPDH mà toàn ngành giáo dục hiện nay đang
quan tâm thực hiện.

3


II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của để tài SKKN
Để chỉ đạo về đổi mới KTĐG tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới PPDH ở các
môn KHXH-NV, từ năm học 2009-2010 Vụ GDTrH thuộc Bộ GD&ĐT đã định
hướng như sau:
" KTĐG phải bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng và hướng dẫn
học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, phân biệt được đúng sai, tìm ra nguyên
nhân để tự khắc phục, rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, khả năng tự học;
Khi thực hiện KTĐG, phải đảm bảo sự cân đối giữa kiểm tra kiến thức, kỹ
năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh. Kết hợp hợp lý hình thức tự luận
với trắc nghiệm; vận dụng các kiểu câu hỏi trắc nghiệm phù hợp (đúng - sai,
điền khuyết, trả lời ngắn, ghép đôi, nhiều lựa chọn,...) với nhiều phiên bản.

Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh, tiến
hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí
thuyết và thực hành, vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá qua các bước lên
lớp;
Kết hợp giữa đánh giá trong với đánh giá ngoài (lấy ý kiến của đồng
nghiệp, kiểm tra từ bên ngoài để khách quan hoá việc đánh giá...).
Quán triệt đặc trưng của các nhóm môn học để tăng hiệu quả các môn
KHXH-NV, tránh học theo kiểu thuần túy lý thuyết, coi nhẹ việc rèn luyện thói
quen và kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Định hướng đổi mới chung là:
Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức, tăng cường kiểm tra
mức độ thông hiểu và kỹ năng vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết một vấn
đề; tăng cường ra đề "mở" nhằm đòi hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng
với yêu cầu biểu đạt chính kiến khi trình bày".
Bước vào năm học 2012-2013, tại Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2012-2013 Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng đã chỉ rõ: "Tập trung chỉ đạo,
tạo được sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương
4


pháp dạy học, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của
Chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ đạo mô hình trường trung học đổi mới
đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục".
Những định hướng trên đây của Vụ GDTrH thuộc Bộ GD&ĐT và Sở
GD&ĐT Thanh Hóa là đúng đắn, phù hợp với tình hình, thực trạng hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh hiện nay.
Thực trạng về KTĐG tại trường THPT Thiệu Hóa trong những năm trước khi
chưa thực hiện đề tài SKKN.
Ưu điểm: Đa số cán bộ giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn về việc
đổi mới kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết trong

tình hình hiện nay. Ban giám hiệu đã chỉ đạo triển khai và thực hiện việc đổi
mới kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học đến đội ngũ giáo viên
trong trường. Việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, và “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” được cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường
hưởng ứng và có chuyển biến tích cực trong kiểm tra, thi cử.
Hạn chế: Công tác quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu có lúc chưa thật
chặt chẽ. Nhiều giáo viên vẫn làm theo phương pháp truyền thống lâu nay. Việc
kiểm tra, cho điểm, đánh giá học tập của học sinh đều do giáo viên bộ môn tự ra
đề kiểm tra, tự cho điểm và lấy kết quả. Có giáo viên kiểm tra tuỳ hứng không
theo quy định của phân phối chương trình. Tổ chuyên môn chưa thành lập được
ngân hàng đề thi, đề kiểm tra. Chưa vận dụng tốt công nghệ thông tin vào việc
KTĐG kết quả học tập của học sinh.
Phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được vai trò chủ động,
tích cực của học sinh. Thầy là nguồn kiến thức duy nhất, vì vậy, việc kiểm tra
đánh giá vẫn chủ yếu theo phương pháp cũ. Khi kiểm tra đánh giá, giáo viên
mới chỉ chú ý đến mặt nắm kiến thức, coi nhẹ việc hiểu nội dung. Phương pháp
kiểm tra ôm đồm, ít phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. Cách đánh giá kết
quả học tập của học sinh thiếu cơ sở thực tế và khoa học. Kiểm tra đánh giá như
5


vậy dẫn đến tình trạng học sinh học đối phó, học vẹt. Mặt khác, hiện nay một số
giáo viên trong trường vẫn còn chạy theo thành tích, vì thế, việc kiểm tra đánh
giá chưa phản ánh đúng chất lượng dạy-học. Những năm gần đây, xu thế áp dụng
hình thức kiểm tra trắc nghiệm phát triển khá mạnh trong các trường học. Hình
thức kiểm tra này được giáo viên và học sinh trong trường hưởng ứng và áp dụng
khá tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa
cân đối giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm theo đặc thù bộ môn,
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy một thực trạng cần được khắc phục ở
khâu này đó là: Rất ít tổ chuyên môn đưa ra kế hoạch kiểm tra đánh giá từ đầu

năm học, chỉ kiểm tra cho đủ con điểm quy định. Giáo viên dạy ở lớp nào tự ra
đề kiểm tra ở lớp đó, dẫn đến mỗi lớp ra đề khác nhau, có sự chênh lệch nhau về
mức độ khó dễ và giáo viên chấm điểm cũng không đồng nhất….Điều này vô
tình đã tạo ra sự không công bằng trong đánh giá chất lượng học sinh và ảnh
hưởng đến quá trình đổi mới dạy học mà chúng ta đang hướng đến.
Về học sinh hiện nay có xu hướng chung là không thích học các môn khoa
học XHNV nhất là Lich Sử, Địa Lý, GDCD …Cả trường hơn 1500 học sinh
nhưng không có em nào đăng ký học ban KHXH-NV.
Thực trạng lâu nay về cách nhận xét đánh giá trong học bạ của học sinh
bậc THPT: Học bạ là nơi để lưu lại kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học
sinh trong 3 năm học, và cũng là nơi giáo viên bộ môn, giáo viện chủ nhiệm
nhận xét đánh giá về kết quả của học sinh. Nhưng những nội dung do Bộ
GD&ĐT quy định trong đó đã mấy chục năm nay cơ bản là không có thay đổi,
các mục quy định chưa phản ánh được toàn diện về học sinh. Trong khi đó giáo
viên bộ môn không có chỗ để nhận xét đánh giá học sinh về năng lực bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm thì nhận xét đánh giá chung chung, qua loa đại khái như:
Học lực - trung bình; hạnh kiểm - tốt ...
Thực trạng này đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải tập trung vào việc đổi
mới KTĐG để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự công bằng minh
bạch, toàn diện trong KTĐG, nhằm tạo hứng thú niềm tin cho học sinh trong
6


việc học tập các môn KHXHN và cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học các
môn này.
3. Các giải pháp đã thực hiện đề tài SKKN
Để thực hiện đề tài SKKN trên tôi đã thực hiện và đổi mới chỉ đạo KTĐG
bằng các biện pháp như sau:
3.1


Đổi mới công tác chỉ đạo kiểm tra đánh giá học sinh: Trước hết tôi cùng

BGH đã nhận thức sâu sắc các văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT về đổi
mới KTĐG để thúc đẩy đổi mới PPDH. Đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tang
cường ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới PPDH và KTĐG. Lồng ghép
với kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động "Hai không" và phong trào thi
đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở đơn vị.
Từ năm học 2009-2010, tôi đã chỉ đạo tổ chức hội thảo "Đổi mới kiểm tra
đánh giá học sinh, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học" theo nội dung: Thực
hiện kiểm tra, đánh giá học sinh đảm bảo tính chính xác, công bằng và khách
quan. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát mục tiêu chung của giáo dục, mục
tiêu của môn học được thể hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức và kĩ năng của các
đơn vị kiến thức. (Tài liệu chuẩn kiến thức của các môn đã được pôtô, phát cho
từng giáo viên). Thực hiện nghiêm túc các chuyên đề đổi mới kiểm tra, đánh giá
theo hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Tôi cùng Ban giám hiệu đã chỉ đạo: tất cả các đề thi, đề kiểm tra và đáp án
từ 1 tiết trở lên đều được các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn tham gia xây
dựng, thảo luận và thẩm định kỷ càng. Tổ trưởng lưu giữ đề và đáp án kiểm tra 1
tiết. Đề kiểm tra học kỳ (Kể cả các môn không thi chung) được lưu tại ngân
hàng đề của trường do Phó Hiệu trưởng phụ trách. Các tổ, nhóm chuyên môn lập
đề cương ôn thi học kỳ, thi thử tốt nghiệp và hướng dẫn học sinh ôn tập trước kỳ
thi 2 tuần.
Sau mỗi kỳ thi do nhà trường tổ chức, các tổ nhóm chuyên môn họp để
nhận xét đánh giá về đề thi, đáp án biểu điểm, rút kinh nghiệm trong công tác ra
7


đề, chấm thi, phân tích xử lý kết quả để tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao
chất lượng học tập ở giai đoạn tiếp theo.
Một trong những khâu rất quan trọng của người cán bộ quản lý là kiểm tra,

nhắc nhở, đôn đốc thường xuyên đến các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên.
Tôi cùng BGH thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và
việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên bằng nhiều hình thức như: Kiểm
tra đột xuất và định kỳ việc ghi điểm kiểm tra miệng trong sổ đầu bài, cập nhật
điểm hàng tháng vào sổ điểm lớn, kiểm tra túi đựng bài kiểm tra của học sinh...
để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ và từng giáo viên.
Nếu giáo viên nào làm chưa tốt, không đúng quy chế sẽ bị nhắc nhở, phê bình
ngay. Với cách làm này nề nếp chuyên môn của giáo viên từng bước chuyển
biến tích cực.
3.2 Đổi mới việc ra đề thi, đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ
Xây dựng Ngân hàng đề thi, đề kiểm tra: Thay mặt Ban Giám hiệu tôi đã
chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra và đáp án
chấm điểm cho từng môn, từng khối lớp. Tất cả giáo viên dạy bộ môn đều tham
gia ra đề theo những yêu cầu chung của chuẩn kiến thức của từng bài, từng môn
học. Tổ chuyên môn tổ chức thẩm định, đánh giá đề công khai, chọn lọc, chỉnh
sữa các câu hỏi để đưa vào Ngân hàng đè thi. Giao cho tổ trưởng chuyên môn
chịu trách nhiệm về chất lượng của các đề thi, đề kiểm tra.
Kinh nghiệm xây dựng đề thi tập trung, đề kiểm tra 1 tiết trở lên:
Xây dựng ma trận khi ra một đề thi, đề kiểm tra. Vì thông qua việc thiết
lập ma trận, giáo viên sẽ có cái nhìn tổng thể về những nội dung kiến thức cần
kiểm tra, về các mức độ cần đạt được đồng thời chủ động kết hợp các hình thức
kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm). Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa quen, thậm
chí chưa biết cách thiết lập ma trận nên thường bỏ qua khâu này dẫn đến việc
thiết kế một đề kiểm tra chưa thật khoa học.
Khi ra đề phải đảm bảo độ tin cậy, tính toàn diện trong đề. Muốn thực
hiện được mục tiêu này, phải giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi đến mức tối
thiểu. Diễn đạt đề bài rõ ràng để mọi học sinh có thể hiểu đúng tránh những câu
8



hỏi rườm rà, tối nghĩa. Ra nhiều câu hỏi, bao quát đến mức tối đa các vấn đề cần
kiểm tra, vừa có phần nhận biết, vừa có phần thông hiểu, vận dụng, phân tích,
tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên phải căn cứ vào tính chất của kì thi hay kiểm tra
mà lựa chọn các mức độ trên cho phù hợp. Đối với những bài kiểm tra thông
thường (15 phút, 45 phút, học kì...) cho học sinh đại trà thì chỉ nên dừng ở 3
mức độ đầu là nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Còn đối với bài thi đại học, thi
học sinh giỏi thì phải đảm bảo cả 6 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá (lưu ý là trong một đề kiểm tra, đôi khi các mức độ
này không tách bạch một cách tuyệt đối mà thường đan xen,có lúc đi liền với
nhau).
- Đầu tư nhiều cả về công sức, trí tuệ cho việc biên soạn một đề kiểm tra. Đối
với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân nên chú ý đến việc ra
các dạng đề mở. Chú trọng đến các câu hỏi buộc học sinh phải suy nghĩ, trả lời
theo ý kiến cá nhân của mình. Điều này được áp dụng cả cho câu hỏi tự luận và
câu hỏi trắc nghiệm.
Đối với môn Lịch sử, một trong những nguyên nhân để học sinh không
muốn học, sợ học môn Lịch sử vì phải học thuộc bài, mà chương trình môn Lịch
sử thì quá nhiều kiến thức và sự kiện. Do vậy khi ra đề kiểm tra, đề thi nên hạn
chế các câu hỏi thuộc bài, mà trên cơ sở những kiến thức học sinh được nghe
giảng trên lớp, được đọc sách tài liệu và nghe nhìn, để trình bày các nội dung có
liên quan đến bài học.Ví dụ khi kiểm tra về nội dung Cách mạng tháng Tám
1945 ở Việt Nam, tôi không ra các câu hỏi trình bày lại diễn biến của cuộc cách
mạng như thế nào mà có thể hỏi: Em có những ấn tượng như thế nào về cuộc
cách mạng tháng 8-1945 ở nước ta ? Hoặc khi kiểm tra về nội dung cuộc Chiến
tranh thế giớ thứ hai, không nên đưa ra loại câu hỏi trình bày diễn biến của cuộc
chiến tranh, giáo viên có thể ra câu hỏi: Thông qua những hiểu biết về 2 cuộc
chiến tranh thế giới, em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về chiến tranh.
Từ đó liên hệ với xu thế mới trong quan hệ quốc tế hiện nay. Muốn trả lời được
câu hỏi này, học sinh phải nắm vững những kiến thức về 2 cuộc chiến tranh,
thấy được những hậu quả nặng nề, sự tàn khốc mà chiến tranh đã gây ra cho

9


nhân loại, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, những bài học cần thiết... Càng
có nhiều câu hỏi mang tính tư duy độc lập việc đánh giá kết quả học tập của học
sinh càng chính xác, mà học sinh cũng không lo phải học thuộc bài Lịch sử nữa.
Có như vậy mới tạo được sự hứng thú học Sử cho học sinh.
Nên kết hợp cả 2 phương pháp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong các
bài kiểm tra. Bởi vì mỗi phương pháp có những ưu điểm, cũng như những hạn
chế nhất định. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi tự luận có ưu thế là “đo” được độ
sâu của kiến thức, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt, lập luận, trình bày
một vấn đề có sức thuyết phục. Điều này rất cần cho cuộc sống sau này của các
em. Nhưng hạn chế của loại câu hỏi này là do số lượng câu hỏi ít nên khó đánh
giá được kiến thức của người học đối với toàn bộ chương trình. Chấm bài lâu,
kết quả đôi khi phụ thuộc vào người chấm. Dễ dẫn đến việc học tủ và các tiêu
cực trong kiểm tra đánh giá. Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có
ưu thế là đo được độ rộng của kiến thức, chấm nhanh, đảm bảo tính khách
quan.., nhưng lại không đo được độ sâu của kiến thức, không đánh giá được khả
năng sáng tạo của học sinh. Vì vậy, nếu kết hợp cả hai hình thức này sẽ đảm bảo
được cả mặt ưu điểm, khắc phục được hạn chế, đem lại hiệu quả cao trong dạy
học cũng như trong kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang áp
dụng tỉ lệ 30% cho câu hỏi trắc nghiệm và 70 % điểm cho câu hỏi tự luận.
Đề thi tập trung: Tất cả các đề thi tập trung và đáp án (thi học kỳ, thi khảo
sát chất lượng, thi chọn học sinh giỏi…) đều do Ban giám hiệu quản lý, mà trực
tiếp là Hiệu phó phụ trách chuyên môn, phụ trách chuyên môn bốc ngẫu nhiên
trong ngân hàng đề cho từng môn thi tập trung. Đề thi này phải được bảo quản
tuyệt đối bí mật.
Đề kiểm tra 1 tiết: Tổ trưởng chuyên môn quản lý, tổ trưởng bôc ngẫu
nhiên và giao cho giáo viên dạy lớp đó lên lớp tiến hành kiểm tra.
Đề kiểm tra 15 phút và câu hỏi kiểm tra miệng: Giáo viên bộ môn dạy ở

các khối lớp tự ra đề, tự kiểm tra.
Với các biện pháp chỉ đạo xây dựng đề thi, đề kiểm tra như trên, đội ngũ
giáo viên ở đơn vị đã thông thạo, không còn lúng túng mất nhiều thời gian cho
10


việc chuẩn bị đề và đáp án như trước đây. Từ đó xuất hiện tâm lý tự tin, yên
tâm, trong đội ngũ giáo viên và học sinh.
3.3 Đổi mới việc tổ chức thi và kiểm tra đánh giá học sinh.
Kiểm tra miệng: Đây là điểm kiểm tra thường xuyên đối với học sinh, rất
dễ mang tính chất cảm tính nếu không có sự thống nhất giữa các giáo viên trong
tổ, trong trường thì tất yếu sẽ dẫn đến sự chênh lệch lớn. Có giáo viên cho điểm
kiểm tra miệng rất chặt, nhưng cũng có giáo viên lại cho điểm rất rộng. Theo tôi
để có sự thống nhất giữa các giáo viên trong tổ với nhau ta cần đi theo quy trình
sau:
Nếu học sinh học thuộc bài, trả lời được tất cả các câu hỏi dễ và khó,
chuẩn bị bài tốt (làm các bài tập về nhà) thì cho điểm tối đa, nên biểu dương,
khuyến khích những học sinh này ngay tại lớp để kích động đến những học sinh
khác. Nếu học sinh chỉ học thuộc bài mà không chuẩn bị bài tập về nhà tốt thì
chỉ cho tối đa đến 7 điểm. trường hợp không thuộc bài, và cũng không chuẩn bị
bài về nhà thì tùy mức độ cụ thể mà cho điểm.
Chú ý: những học sinh không thuộc bài cũ giáo viên không nên quát
mắng, vì như vậy sẽ làm thui chột động lực học tập của các em. Tốt nhất là chỉ
ghi nhớ và nhắc nhở sẽ cho học sinh đó có cơ hội kiểm tra lại. Trong quá trình
kiểm tra bài cũ nếu học sinh gọi lên không trả lời được thì sẽ dành quyền cho
học sinh ở dưới lớp xung phong lên trả lời, nên ưu tiên cho học sinh đã có điểm
kiểm tra miệng trước đó nhưng có điểm thấp hoặc học sinh thuộc đối tượng yếu
kém trước, sau đó mới đến học sinh khá, giỏi. Học sinh xung phong lên bảng
mỗi lần trả lời tốt được cộng thêm 1 đến 2 điểm vào cột hệ số một tùy vào mức
độ khó dễ của câu hỏi hay bài tập.

Một tiết dạy phải kiểm tra ít nhất được 2 học sinh trở lên. Nếu không
thường xuyên kiểm tra miệng học sinh sẽ lười học. Trong 1 tiết học tôi có thể
kiểm tra được từ 3 đến 4 học sinh. Chẳng hạn: gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu
hỏi trực tiếp với thầy, 1 học sinh khác trả lời câu hỏi bằng cách viết lên bảng,
sau đó gọi 2 học sinh dưới lớp đứng lên nhận xét trả lời của 2 bạn lên bảng, khi
nhận xét đánh giá phải nhận xét cả về nội dung kiến thức và cách diến đạt, để
11


luyện tập cách nói trước tập thể đông người cho học sinh, cho điểm công khai
qua việc trả lời và nhận xét của cả 4 em.
Để thực hiện tốt các khâu trên tôi phải chuẩn bị chu đáo như: chuẩn bị
trước các câu hỏi kiểm tra miệng và bài tập cho nhiều đối tượng học sinh, dự
kiến cả học sinh nào sẽ được kiểm tra trong tiết học sắp tới; chuẩn bị lượng bài
tập về nhà cụ thể .
Kiểm tra 15 phút:
Trong cuộc họp tổ đầu tiên của năm học nhóm chuyên môn thống nhất
với nhau về thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra và đưa vào kế hoạch chuyên
môn để thực hiện. Thường thì bài kiểm tra này được bố trí vào giữa chương
hoặc một bài có kiến thức cơ bản cần được khắc sâu. Trong các bài kiểm tra 15
phút nên báo trước cho các em ở tiết học trước đó để có sự chuẩn bị chu đáo,
nhóm giáo viên dạy cùng khối hội ý về nội dung kiểm tra để có sự công bằng
giữa các lớp. Đề kiểm tra phải có tính phân hóa để phù hợp với nhiều đối tượng
học sinh trong khối lớp đó, cụ thể như: 6 điểm dành cho học sinh trung bình,
yếu, 2 điểm dành cho học sinh khá và 2 điểm dành cho học sinh giỏi. Đề kiểm
tra 15 phút sử dụng 70% số điểm cho tự luận, 30% điểm dành cho câu hỏi trắc
nghiệm. Việc chấm trả bài kiểm tra 15 phút: giáo viên dạy lớp nào tự kiểm tra
và chấm trả bài theo lớp đó.
Kiểm tra 1 tiết quy định trong phân phối chương trình.
Việc tổ chức tốt các bài kiểm tra 1 tiết là hết sức quan trọng, đây là khâu

quyết định để đánh giá chính xác kết quả học, sự lĩnh hội kiến thức của các em.
Vì vậy, trong mỗi bài kiểm tra 1 tiết tôi chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và
giáo viên thực hiện những công việc sau:
Ra đề: Đây là bài kiểm tra mà điểm mang hệ số 2 nên học sinh rất quan
tâm về điểm số. Do vậy nếu đề kiểm tra không vừa sức thì các em bị điểm kém
sẽ dẫn đến tình trạng bi quan chán nản trong học tập. Nếu đề kiểm tra quá dễ và
coi kiểm tra không nghiêm túc thì học sinh lại chủ quan, dựa dẫm vào bạn bè
không có ý thức tự giác trong học tập. Đối với học sinh khá giỏi thì chủ quan,
coi thường, lười suy nghĩ, không có ý thức cầu tiến trong quá trình học tập
12


Đề kiểm tra 1 tiết giao cho các giáo viên dạy cùng khối trong tổ nhóm
xây dựng, nhóm chuyên môn thẩm định và giao cho Tổ trưởng quản lý để trong
Ngân hàng đề thi của tổ, nhóm., Tổ trưởng chọn đề ngẫu nhiên cho từng lớp để
kiểm tra
Coi và chấm bà kiểm tra 1 tiết: Bài kiểm tra 1 tiết do được phân phối
trong chương trình nên các lớp đều được kiểm tra trong cùng một tuần, vì vậy
đến tiết kiểm tra 45 phút giáo viên nhận đề kiểm tra từ ngân hàng đề của tổ do tổ
trưởng bôc thăm ngẫu nhiên giao cho giáo viên đó lên lớp trực tiếp kiểm tra. Bài
kiểm tra được đổi chéo cho giáo viên khác chấm, điểm kiểm tra chấm xong, giao
lại cho tổ trưởng chuyên môn lưu giữ rồi tổ trưởng mới chuyển lại cho giáo viên
trực tiếp dạy để ghi vào sổ điểm.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên phải chấm kỷ, chính xác có sửa lỗi ra lề tờ giấy
làm bài của học sinh, trong ô ghi "lời phê của thầy, cô giáo", phải ghi những lời
nhận xét đánh giá về bài làm bằng những ý cô động nhất cả về nội dung, cách
diến đạt và phương pháp làm bài. để học sinh rút được kinh nghiệm cho bài làm
lần sau. Tôi đã thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra giáo viên để hình thành nề nếp
lâu dài.
Hiện nay trong phân phối chương trình các môn Lịch Sử, Địa Lý, Giáo

dục Công dân, không có tiết trả bài kiểm tra, đây là một khó khăn khi nhận xét
đánh giá kết quả làm bài kiểm tra 1 tiết của học sinh các môn này. Tôi cho rằng
tiết trả và chữa bài kiểm tra 45 phút của các môn KHXHNV là rất thiết thực và
hữu ích cho học sinh. Thường là phải sử dụng thời lượng kiểm tra miệng của tiết
tiếp theo để trả bài và nhận xét nhưng vẫn không đủ. Những khó khăn này nên
chăng phải đề nghị Bộ GD&ĐT đưa vào phân phối chương trình tiết trả các bài
kiểm tra 1 tiết trở lên.
Tổ chức các kỳ thi tập trung trong trường.
Trong một năm học cần có các kỳ thi tập trung như: thi khảo sát chất
lượng đầu năm học đối với học sinh lớp 10 đầu cấp, thi cuối học kỳ 1, kỳ 2 của
cả 3 khối, thi chọn đội tuyển học sinh giỏi, thi thử Đại học, thi thử tốt nghiệp
cho học sinh lớp 12 ( nếu sở có tổ chức)…
13


Việc tổ chức thi tập trung phải được thực hiện nghiêm túc theo quy chế
của ngành, phải thành lập Hội đồng coi thi, chấm thi. Ở trường THPT Thiệu Hóa
chúng tôi đã chỉ đạo tổ chức các kỳ thi tập trung như sau:
- Xếp lịch thi và xếp chỗ ngồi trong phòng thi : Trong một phòng thi có thể thi từ
2 đến 3 môn khác nhau nhưng trong cùng thời gian làm bài. Phòng thi xếp
không quá 24 em, học sinh của cả 2 hoặc 3 khối ngồi theo số báo danh xen kẻ
nhau.
Thành lập ban kiểm tra cho từng kỳ thi. Ban kiểm tra được chọn từ những
giáo viên nghiêm khắc trong các kỳ thi, bắt được học sinh nào vi phạm thi sẽ bị
hủy kết quả thi. Phải coi thi thật nghiêm túc, không để cho học sinh sử dụng tài
liệu, quay cóp nhìn bài của nhau… Có làm được như vậy, học sinh mới lo học
và đánh giá kết quả học tập của học sinh mới chính xác theo tinh thần "học thật",
"thi thật".
- Tổ chức làm phách và chấm thi: Sau khi rọc đầu phách, Chủ tịch hội đồng
chấm thi giao bài đã rọc phách cho tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng giao bài

cho từng giáo viên chấm. Đúng ngày quy định nộp bài đã chấm cho nhóm Thí
vụ nhà trường lên điểm bằng các phần mềm của việc ứng dụng công nghệ thông
tin, sau đó công bố điểm công khai trên trang thông tin điện tử (trang web) và
dán lên bảng tin nhà trường.
Đối với những môn không thi tập trung (của thi học kỳ), thì Tổ trưởng
chuyên môn trực tiếp nhận đề thi từ ngân hàng đề do Hiệu phó chuyên môn bốc
ngẫu nhiên. Tổ trưởng điều hành giáo viên trong tổ đến coi thi ở các lớp với
nguyên tắc giáo viên trực tiếp dạy không coi thi và chấm bài ở các lớp đó.
Với các biện pháp đổi mới trong các khâu tổ chức kiểm tra, coi thi, chấm
và trả bài trong KTĐG như trên đã có tác dụng làm chuyển biến về tâm lý và tư
duy suy nghĩ và hành động của cán bộ giáo viên và học sinh trong trường.
4. Kiểm nghiệm đề tài SKKN
4.1 Những tác dụng và chuyển biến tích cực khi thực hiện đề tài sáng kiến
kinh nghiệm .
14


Đối với giáo viên: Với các biện pháp và cách tổ chức kiểm tra đánh giá
như trên, chúng tôi quản lý được việc thực hiện chương trình của từng giáo viên.
Bản thân mỗi giáo viên có ý thức và trách nhiệm hơn về những lớp mình dạy, tự
dạy bù (nếu chậm so với tiến độ chương trình). Mỗi giáo viên tự điều chỉnh cách
dạy nếu như kết quả bài làm học sinh lớp mình yếu hơn so với lớp khác. Bản
thân giáo viên đó phải tự suy nghĩ và chịu trách nhiệm về kết quả chất lượng học
sinh trước lãnh đạo nhà trường. Từ đó tự bản thân giáo viên phải rút kinh
nghiệm về phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng chuyên môn, vì nếu
kết học tập các lớp mình dạy không tốt sẽ bị ảnh hưởng đến bình xét thi đua cuối
năm học..
Đối với học sinh: Tạo được sự công bằng trong học tập, kiểm tra, thi cử
đối với học sinh và giữa các lớp trong một khối với nhau, hạn chế được tình
trạng tiêu cực trong kiểm tra thi cử theo tinh thần của cuộc vận động “Hai

không” do Bộ GD&ĐT phát động. Học sinh thấy được những sai sót trong làm
bài và chỗ hỏng kiến thức của mình để có hướng khắc phục kịp thời. Tác động
tích cực nhất là ý thức chăm lo học tập của học sinh thay đổi theo hướng tích
cực, phải lo học nhiều hơn và nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. Kết quả đạt
được thực hơn.
Tóm lại: Ưu điểm của việc tổ chức kiểm tra như trên là: Khách quan,
công bằng, tránh được tình trạng học sinh của thầy, thầy tự kiểm tra cho điểm.
Tinh thần dạy của giáo viên sẽ phải nghiêm túc hơn, giáo viên phải lo đổi mới
PPGD để phù hợp với phương pháp kiểm tra đánh giá mới như trên. Học sinh
cũng phải lo học và chăm chỉ hơn.
Đối với công tác quản lý: Với cách KTĐG như trên Ban giám hiệu cũng
dễ phân loại được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong
trường, từ đó có kế hoạch phân công, sắp xếp chuyên môn, bồi dưỡng, đào tạo
hợp lý.
Trên đây là những chuyển biến tích cực khi thực hiện đề tài SKKN. Kết
quả đó còn được thể hiện qua việc khảo sát và kiểm chứng cụ thể
15


4.2 Kết quả qua khảo sát và kiểm chứng thực tế của đề tài SKKN:

a/ Bảng khảo sát chất lượng dạy và học khi chưa áp dụng đề tài SKKN:

Năm học

Lớp

Xếp loại học tập của học sinh

Học sinh giỏi


Giáo viên giỏi

Giỏi

Khá

Tb

Yếu Kém Trường Tỉnh

Trường Tỉnh

2006-2007

10A

1,5

36

58

4,48 0,02 25

45

28

0


2007-2008

11C

1,8

34

61

3,19 0,01 30

54

32

2

2008-2009

12E

1,9

35

60

3,1


62

34

0

0

32

b/ Bảng khảo sát chất lượng dạy và học khi đã được áp dụng đề tài SKKN:

Năm học

Lớp

Xếp loại học tập của học sinh: % Học sinh giỏi

Giáo viên giỏi

Giỏi

Khá

Tb

Yếu Kém Trường Tỉnh

Trường Tỉnh


2009-2010

10A

2,4

43

52

2,6

0

40

72

36

1

2010-2011

11C

2,8

52


44

1,2

0

47

91

36

0

2011-2012

12E

3,3

55

41

0,7

0

56


117

38

3

Qua bảng khảo sát, kiểm chứng trên cho ta thấy: Sau hai ba năm thực hiện
đề tài SKKN, chất lượng các bộ môn có sự đồng đều và đi lên, giáo viên từng
bước đổi mới được phương pháp KTĐG, phương pháp giảng dạy và tích lũy
thêm những kinh nghiệm hay trong các hoạt động chuyên môn.
Về phía học sinh: Từ khi thực hiện đổi mới KTĐG các môn KHXHNV
theo những biện pháp đa được thực hiện theo đề tài SKKN trên thì chất lượng
học tập của học sinh được có sự phân hóa rõ rệt giữa các đối tượng giỏi, khá,
trung bình, yếu, kém. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên bền vững,
nhất là tỉ lệ học sinh khá giỏi (từ NH 2009-2010 đến NH 2011-2012 qua các kỳ
thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trường THPT Thiệu Hóa được xếp từ thứ 12 đến 14
trên 104 trường THPT trong tỉnh, Học sinh giỏi cấp tỉnh các môn Lịch sư, Địa
16


lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân đạt khá cao, chiếm tới gần 50% tổng số giải của
trường. Đặc biệt Năm học 2011-2012 có 1 học sinh của trường đạt giải 3 kỳ thi
học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử), tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đi rõ rệt.
Với cách kiểm tra đánh giá như thế này đã khích lệ việc học tập của
những học sinh giỏi, khá và chăm học đồng thời những học sinh yếu kém không
ỷ lại, chủ quan. Thiết nghĩ với hình thức kiểm tra đánh giá như trên, nếu thực
hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên ở mỗi giáo viên trong suốt năm học
thì phần nào hạn chế được tình trạng tiêu cực và thiếu công bằng trong kiểm tra
đánh giá, góp phần tích cực đổi mới toàn diện công tác giáo dục hiện nay.

4.3 Khă năng ứng dụng của đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Với những kết quả đạt được tôi khẳng định đề tài SKKN này có tính thực
tiễn cao, khă năng vận dụng vào thực tế dạy học để đạt hiệu quả là rất khả quan.
Đề tài SKKN này có nhiều nội dung có thể ứng dụng cho cả các môn học
tự nhiên (trừ cách ra đề, phương pháp kiểm tra miệng,…). Đề tài có đối tượng
áp dụng rất rộng trong tất cả các cán bộ giáo viên trong và ngoài trường. Nhất là
hiện nay ngành giáo dục trong tỉnh ta cùng cả nước đang từng bước thực hiện
việc đổi mới căn bản toàn diện chất lượng giáo dục, mà trước mắt đang thực
hiện việc đổi mới Kiểm tra đánh giá học sinh để thúc đẩy đổi mới phương pháp
dạy học.
4.4 Những điểm mới của đề tài SKKN.
Nội dung đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh không phải là một
đề tài mới. Đã có nhiều bài nói về nội dung này, kể cả các văn bản hướng dẫn
thực hiện của Bộ, của Sở GD&ĐT. Nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập
giữa công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu và việc triển khai thực hiện của đội ngũ
giáo viên. Từ thực tiễn của nhiều năm dạy học và làm công tác quản lý tôi có
đưa ra trong đề tài SKKN của mình một số điểm mới sáng tạo của đề tài như
sau:

17


- Điểm mới về việc xây dựng và quản lý Ngân hàng đề thi, đề kiểm tra:
Tất cả các đề thi tập trung và đáp án (thi học kỳ, thi khảo sát chất lượng, thi
chọn học sinh giỏi,..) đều do Ban giám hiệu quản lý, mà trực tiếp là Hiệu phó
phụ trách chuyên môn bốc thăm ngẫu nhiên trong ngân hàng đề cho từng kỳ thi,
môn thi tập trung. Đề thi này phải được bảo quản tuyệt đối bí mật. Đề kiểm tra 1
tiết, Tổ trưởng chuyên môn quản lý ngân hàng đề của tổ. Đến kỳ kiểm tra, tổ
trưởng bôc thăm ngẫu nhiên và giao cho giáo viên dạy lớp đó lên lớp trực tiếp
coi kiểm tra. Bài kiểm tra 1 tiết tổ trưởng điều hành giao cho giáo viên khác

chấm (chấm chéo). Điểm của bài thi được tổ trưởng lưu lại trước khi giao cho
giáo viên trực tiếp day ghi vào sổ điểm. Đề kiểm tra 15 phút và câu hỏi kiểm tra
miệng: Giáo viên bộ môn dạy ở các khối lớp tự ra đề, tự kiểm tra và chấm bài.
- Mới về cách tổ chức các kỳ thi tập trung tại trường: sắp xếp học sinh cả 3 khối
10, 11, 12 cùng ngồi xen kẻ trong một phòng thi theo những số báo danh khác
nhau. Trong một phòng thi tập trung như vậy có 24 học sinh cùng một thời gian
làm bài, nhưng có thể thi các môn khác nhau.
Đối với các môn không thi tập trung (của thi học kỳ), Tổ trưởng nhận đề
từ BGH và điều hành giáo viên trong tổ đến coi thi ở các lớp với nguyên tắc
giáo viên trực tiếp dạy không coi thi và chấm bài ở các lớp đó.
- Mới trong việc chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn thực hiện cử giáo viên trong tổ,
nhóm của minh chấm chéo bài kiểm tra 1 tiết.
- Mới về phương pháp kiểm tra bài cù (kiểm tra miệng): Với biện pháp mới này,
trong khoảng thời gian 5-7 phút có thể kiểm tra đánh giá được từ 3-4 học sinh
mà lại động viên, kích thích được học sinh về nhà học bài làm bài tập cũ.
- Mới trong cách nhận xét đánh giá học sinh ngay trong bài thi và bài kiểm tra.
Nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối năm học trong học bạ…

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
18


Với sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa về đổi mới
KTĐG, thúc đẩy đổi mới PPDH. Từ thực trạng của việc KTĐG hiện nay, tôi đã
đi sâu tìm hiểu, khảo sát, thực nghiệm và đúc rút thành những sáng kiến kinh
nghiệm về: đổi mới chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc KTĐG kết quả học tập của
học sinh các môn khoa học xã hội nhân văn, ở trường THPT
Tôi khẳng định đề tài SKKN này là hợp lý, sát thực tiễn, rất thiết thực và
khả thi. Nó góp phần tạo ra sự nghiêm túc, công bằng trong KTĐG, nâng cao

chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, để thực hiện mục
tiêu giáo dục của nhà trường, của ngành.
Do điều kiện trong thời gian thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn.
Việc đổi mới KTĐG học sinh trong đội ngũ CBGV chưa đồng bộ, nhưng tôi đã
cố gắng thực hiện và trình bày đề tài thật gọn gàng, rõ ràng, đi sâu vào những
biện pháp chủ yếu cốt lõi mà bản thân đã thực hiện. Tuy vậy còn nhiều khía
cạnh chưa được đề cập đến, những biện pháp hay hiệu quả hơn cũng chưa được
đúc rút, đó là hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài này.
1. Đề xuất
1. Đề xuất với các cơ quan quản lý thuộc Bộ GD&ĐT
- Cung cấp thêm những tài liệu phục vụ cho việc đổi mới KTĐG như: các
nguồn dữ liệu mở về đề thi, đề kiểm tra, giáo án, tài liệu tham khảo... để giáo
viên nghiên cứu. Viết lại sách giáo khoa, trong đó phải thể hiện sự đổi mới về
KTĐG trong hệ thống các câu hỏi và bài tập
- Chỉ đạo các trường ĐHSP đổi mới nội dung KTĐG để sinh viên ra
trường có thể tiếp cận với cách thức KTĐG mới khoa học.
- Đưa thêm vào phân phối chương trình 1 tiết trả bài kiểm tra 45 phút trở
lên đối với các môn Sử, Đia, GDCD ở bậc THPT.
- Chỉnh sửa lại những nội dung trong cuốn học bạ của bậc THPT để thể
kiện sự nhận xét đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của học sinh sau
một năm học được toàn diện hơn.
19


2. Đề xuấti với Sở GD&ĐT
- Cần tổ chức hội nghị chuyên đề về đổi mới PPDH và KTĐG trong từng
năm học.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra thanh tra chuyên môn trong đó có việc
thực hiện đổi mới KTĐG, đổi mới PPGD của giáo viên, vì sau mỗi lần kiểm tra,
thanh tra sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường tốt hơn.

3. Đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các tổ chuyên môn về đổi mới KTĐG. Đưa
nội dung này vào hoạt động chuyên môn thường xuyên.
- Lồng ghép với chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc
vận động "Hai không" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực".

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện

TRẦN QUỐC TUẤN

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

20


1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề

3. Các biện pháp đã thực hiện đề tài SKKN
3.1 Đổi mới công tác chỉ đạo của BGH về KTĐG
3.2 Đổi mới việc ra đề thi, đề kiểm tra
3.3 Đổi mới việc tổ chức thi và kiểm tra đánh giá học sinh
4. Kiểm nghiệm đề tài SKKN
4.1 Những tác dụng của đề tài SKKN
4.2 Kết quả qua khảo sát và kiểm chứng thực tế của đề tài SKKN
4.3 Khả năng ứng dụng của đề tài SKKN
4.4 Những điểm mới của đề tài SKKN
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận
2. Đề xuất
- Đề xuất đối với Bộ GD&ĐT
- Đề xuất đối với Sở GD&ĐT
- Đề xuất đối với nhà trường

21



×