TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
===S q CQg 3===
LÊ TH Ị PH Ư Ơ N G LINH
T H ự C TRẠNG GIÁO DỤC KĨ N Ă NG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚ P 2 TH Ô NG QUA DẠY HỌC M ÔN
T ự NH IÊN - XÃ H Ộ I Ở M Ộ T SỐ TRƯ Ờ NG TIỂU HỌC
TH UỘ C H U Y ỆN VĨN H TƯ Ờ NG - TỈNH V ĨN H PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Hà N ội, 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
===£oC3g8===
LÊ TH Ị PH Ư Ơ N G LINH
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ N Ă NG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚ P 2 TH Ô NG QUA DẠY HỌC M ÔN
T ự NH IÊN - XÃ H Ộ I Ở M Ộ T SỐ TRƯ Ờ NG TIỂU HỌC
TH UỘ C H U Y ỆN VĨN H TƯ Ờ NG - TỈNH V ĨN H PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Giảng viên hướng dẫn khoa học: Ths. TRẦN THANHH TÙNG
Hà N ội, 2016
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn ThS. Tràn Thanh
Từng tôi đã thực hiện đề tài “Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
lớp 2 thông qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở một số trường Tiểu học
thuộc huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc”.
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và rèn luyện ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Trần Thanh Tùng đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đàu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học tiếp
cận vói thực tế giảng dạy cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được.
Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thày, Cô giáo và các bạn để khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Phương Linh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Thanh Tùng. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả ừong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ thực tế tại 2 Trường tiểu học
An Tường 1 - An Tường 2.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số khái niệm của các tác giả,
cơ quan tổ chức khác nhau đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Phương Linh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tà i.......................................................................................1
2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài.............................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 4
4. Khách thể nghiên cứu.............................................................................. 4
5. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 4
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài......................................................... 4
7. Giả thuyết khoa học...................................................................................5
8. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 5
9. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
10.
Kế hoạch triển khai nghiên cứu........................................................... 5
11.
Cấu trúc đề tài........................................................................................6
NỘI DUNG........................................................................................................7
CHƯƠNG 1........................................................................................................7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC............................................................... 7
1.1. Một số vấn đề về kỹ năng sống............................................................ 7
1.1.1. Khái niệm kỹ năng........................................................................ 7
1.1.2. Khái niệm kỹ năng sống................................................................ 7
1.1.3. Phân loại kỹ năng sống................................................................. 8
1.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học................................... 10
1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học... 10
1.2.2. Quan niệm về giáo dục kỹ năng sống......................................... 12
1.2.3. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống....................................... 14
1.2.4. Các con đường giáo dục kỹ năng sống....................................... 16
1.2.5. Các yêu tố ảnh hướng đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống .... 20
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
1.2.6. Nhà trường vói vấn đề giáo dục kỹ năng sống............................22
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 26
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA
DẠY HỌC MÔN T ự NHIÊN VÀ XÃ H Ộ I.................................... .............26
2.1. Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 .........................26
2.1.1. Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực.............................26
2.1.2. Một số kỹ năng cơ bản..................................................................26
2.1.3. Một số thái độ, tình cảm ................................................................ 27
2.2. Ý nghĩa thực tiễn cuả việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
thông qua môn Tự nhiên và xã hội lóp 2 .................................................... 27
2.3. Chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 vói việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh Tiểu học.......................................................................... 29
2.4. Các phương pháp thường sử dụng trong quá trình giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Tự nhiên - xã hội lớp 2 ........... 30
2.4.1. Phương pháp động não................................................................... 30
2.4.2. Phương pháp quan sát..................................................................... 31
2.4.3. Phương pháp đóng v ai.................................................................... 32
2.4.4. Phương pháp Họp tác theo nhóm nhỏ........................................... 33
2.4.5. Phương pháp Trò chơi học tập....................................................... 34
CHƯƠNG 3......................................................................................................35
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 2
THÔNG QUA DẠY HỌC T ự NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC............ 36
3.1. Giới thiệu về khảo sát..........................................................................36
3.1.1. Mục đích..........................................................................................36
3.1.2. Nội dung.......................................................................................... 36
3.1.3. Phương pháp, đối tượng khảo sát................................................... 37
3.1.4. Địa bàn khảo sát.............................................................................. 37
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kỹ năng sống và giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh............................................................................... 38
3.2.1. Thực ttạng về trình độ giáo viên các lớp khối 2 ............................ 38
3.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về tầm quan trọng của
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay 40
3.2.3. Thực trạng hiểu biết của giáo viên về khái niệm kỹ năng sống....42
3.2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về khả năng lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống của các môn học trong trường tiểu h ọ c.............. 43
3.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lóp 2 thông qua việc dạy
học môn Tự nhiên - xã hội ở các trường Tiểu học khu vực tỉnh Vĩnh Phúc 44
3.3.1. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
lớp 2 thông qua việc dạy môn Tự nhiên - xã hội ở một số trường Tiểu học
khu vực tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................... 44
3.3.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
lớp 2 thông qua dạy học Tự nhiên - xã hội ở khu vực tỉnh Vĩnh Phúc .... 46
CHƯƠNG 4......................................................................................................50
NGUYÊN NHÂN CỦA THựC TRẠNG VÀ MỘT SỐ B Ệ N PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP
2 THÔNG QUA DẠY HỌC T ự NHIÊN - XÃ HỘI Ở MỘT s ố TRƯỜNG
TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN VĨNH TƯỜNG VĨNH PHÚC...................... 50
4.1. Nguyên nhân của thực trạng................................................................. 50
4.2. Những biện pháp cần thiết.................................................................... 52
4.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí............................52
4.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên
.......... ..............................................................................................
52
4.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo d ụ c.................................53
4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tiểu học53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................57
PHỤ LỤC
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhà trường tiểu học không
chỉ quan tâm dạy chữ mà còn phải dạy các em cách sống, cách làm người, hay
nói cách khác là giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng sống là năng lực để học sinh
thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày, giúp
các em có thể đáp ứng với mọi biến đổi của cuộc sống để có thể sống một
cách an toàn và khỏe mạnh.
Kỹ năng sống có vai ưò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, nó giúp các em chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin
thành giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, tính
xây dựng, đồng thòi giúp họ có được sự thành công trong học tập, lao động và
rèn luyện. Kỹ năng sống như là cây cầu giúp học sinh vượt qua những bến bờ
thử thách, ứng phó với thay đổi của cuộc sống hằng ngày, giúp các em thực
hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ với cá nhân, tập thể và xã hội. Nhờ có kỹ năng
sống mà các em làm chủ trong mọi tình huống, thích nghi với cuộc sống
không ngừng biến đổi.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói
quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có tri thức, giá trị, thái độ và các kỹ
năng thích họp. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể tiến hành theo hai
con đường: tổ chức kỹ năng sống, tiếp cận kỹ nắng sống cho học sinh thông
qua các hoạt động giáo dục.
Môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học tích họp kiến thức của các lĩnh vực
tự nhiên, xã hội... (Vật lí, hóa học, địa lí...). Vì vậy có nhiều ưu thế trong
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, nhất là chủ đề “Con ngưòi và
sức khỏe”.
Lê Thị Phương Linh
1
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn học cụ thể
là việc làm cần thiết trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Môn Tự nhiên và
xã hội là một môn học chiếm ưu thế để tích họp nội dung giáo dục Kỹ năng
sống cho học sinh. Hình thức tích họp tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung của
từng bài học, tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí của học sinh nhằm nâng cao khả
năng tâm lí xã hội cho học sinh, giúp các em có thể đáp ứng vói những thay
đổi của cuộc sống hàng ngày. Tích họp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thông qua dạy môn Tự nhiên và xã hội còn giúp các em có bản lĩnh để chống
lại sự cám dỗ hay tác động xấu của môi trường xung quanh. Vì vậy cán bộ
quản lí giáo dục, giáo viên dạy môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học cần
có nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của nó, đồng thời có nghệ thuật tích
họp nội dung giáo dục kỹ năng sống vói nội dung các bài Tự nhiên và xã hội
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở học sinh tiểu học, đáp ứng
được yêu cầu của xã hội hiện nay về nhân cách người học.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tích họp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội, tôi chọn đề tài: “Thực
trạng giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Tự
nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện Vĩnh Tường - Vĩnh
Phúc”.
2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài
Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống là vấn đề nghiên cứu tương đối
mới ở Việt Nam:
- Năm 1996, thuật ngữ kỹ năng sống được biết đến thông qua cách tiếp
cận về 4 trụ cột trong giáo dục của thế kỉ 21: “Học để biết, học để làm, học để
cùng chung sống, học để tự khẳng định”. Sau đó, thuật ngữ này được đề cập
đến trong chương trình của UNICEF tại Việt Nam: “Giáo dục kỹ năng sống
để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và
Lê Thị Phương Linh
2
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
ngoài nhà trường”.
- Năm 2000, theo chương trình hành động “Giáo dục cho mọi người” tại
diễn đàn giáo dục thế giói, giáo dục kỹ năng sống đã được xem như một nội
dung của chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Năm 2003, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục ở Việt Nam mới hiểu
đày đủ hơn về Kỹ năng sống sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng
sống” do UNESCO tổ chức tại Hà Nội.
- Năm 2005, nhóm các tác giả của Viện Chiến lược và chương trình giáo
dục đã có công trình nghiên cứu đầu tiên: “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt
Nam”. Trong công trình nghiên cứu này các tác giả đã đề cập đến các nội
dung cơ bản: các quan niệm về kỹ năng sống; cơ sở pháp lý của giáo dục Kỹ
năng sống; đánh giá về giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam; những thách thức
và định hướng giáo dục kỹ năng sống trong tương lai. Đây là công trình
nghiên cứu quan họng, làm cơ sở, làm nền tảng cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo về Kỹ năng sống ở Việt Nam.
- Ở bậc tiểu học, vấn đề giáo dục Kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng
chỉ được thực hiện tích họp thông qua các môn học ở trong nhà trường trong
đó phải kể đến:
1. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống.
NXB Đại học Sư phạm, 2009.
2. Nguyễn Thị Thu Hằng: Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học, Tạp chí giáo dục số 204 (kì 2 - 12/2008).
3. Đỗ Khánh Nam: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
môn Khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, Tạp chí
giáo dục số 206 (kì 2 - 1/2009) Tr 47.
4. Nguyễn Đức Thạc: Rèn kỹ năng sống cho học sinh - một cách tiếp
cận về chất lượng, hiệu quả giáo dục, Tạp chí giáo dục số 226 (kì 2 -
Lê Thị Phương Linh
3
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
11/2009) Tr 52.
5. Phan Thanh Vân: Giáo dục kỹ năng sống - Điều càn cho trẻ, Tạp
chí giáo dục số 225 (kì 1 - 11/2009) Tr 23.
6. UNESCO: Kỹ năng sống - cầu nối tới khả năng con người, Tiểu
ban giáo dục, UNESCO - 2003.
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống ở
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học, các tác giả mới chỉ đề cập đến sự càn thiết phải giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh như thế nào mà chưa đi sâu tìm hiểu thực
trạng thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ừong nhà trường phổ
thông.
3. Mục đích nghiền cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở một số
trường tiểu học khu vực tỉnh VTnh Phúc. Từ đó, đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua dạy học môn này.
4. Khách thể nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
5. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học môn Tự nhiên và xã hội.
6. Giói hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Giới hạn: Do hạn chế về thời gian, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu
thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn
Tự nhiên và xã hội.
- Phạm vi: Học sinh khối lớp 2 ở một số trường tiểu học thuộc huyện
Lê Thị Phương Linh
4
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc: Trường Tiểu học An Tường 1 và Trường Tiểu
học An Tường 2.
7. Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 đã được chú ttọng
nhưng hiệu quả của nó chưa được cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng nói trên: do nhận thức của giáo viên, do nội dung chương trình không
phù họp, do sử dụng phương pháp chưa họp lí, hình thức tổ chức dạy học
chưa phù họp...
Nếu phát hiện đúng thực trạng về việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội và đề xuất những biện
pháp hợp lý để khắc phục thực hạng thì hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh lớp 2 nói chung và thông qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội nói
riêng sẽ được nâng cao.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực hạng về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2
thông qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội và nguyên nhân dẫn đến thực
trạng.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục thực trạng và nâng cao chất
lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp ừò chuyện
- Phương pháp thống kê toán học...
10. Kế hoạch triển khai nghiên cứu
Lê Thị Phương Linh
5
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
- Tháng 11/2015 - 12/2015: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương.
- Tháng 12/2015 - 1/2016: Tìm hiểu cơ sở lý luận.
- Tháng 2/2016 - 4/2016: lìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 thuộc huyện Vĩnh
Tường - Vĩnh Phúc.
11.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, nội dung chính của khóa
luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học
Chương 2: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học môn Tự nhiên và xã hội
Chương 3: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông
qua dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện
Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Chương 4: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn
Tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện Vĩnh Tường - Vĩnh
Phúc
Lê Thị Phương Linh
6
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
NỘIDUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Một sổ vấn đề về kỹ năng sống
1.1.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động hay một hoạt động nào
đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng
đắn để đạt được mục đích đề ra.
1.1.2. Khái niệm kỹ năng sống
Hiện nay, có khá nhiều quan niệm về kỹ năng sống. Tùy từng góc
nhìn khác nhau, người ta có những quan niệm về kỹ năng sống khác nhau.
Chẳng hạn:
- Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đày đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày - đó là những kỹ năng cơ bản như:
kỹ năng đọc, kỹ năng làm tính...
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan niệm: Kỹ năng sống là những kỹ
năng thiết thực mà con ngưòi cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là
những kỹ năng mang tính tâm lí xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng
trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người
khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tinh huống của cuộc sống
hàng ngày.
- Thuyết hành vi quan niệm: Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lí xã
hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ - là những
hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các
yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Lê Thị Phương Linh
7
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
Con người cần có những kỹ năng nhất định để sống (tồn tại và phát
triển) khi xem xét nó trong mối quan hệ : Con người vói chính bản thân mình;
Con ngưòi vói tự nhiên và Con ngưòi vói các mối quan hệ xã hội. Dù nhìn từ
góc độ nào, các kỹ năng sống đều nhằm giúp chủ thể học chuyển dịch kiến
thức từ những điều đã biết, đã nghĩ, đã học được trong sách vở,.. .kể cả những
thái độ, tư tưởng, tình cảm mói chỉ có được dưới dạng tiềm năng trong mỗi cá
thể, trở thành hành động trong thực tế theo cách làm hiệu quả, mang tính chất
xây dựng, nhằm giúp mỗi người có thể phát triển hài hòa, góp phàn xây dựng
xã hội lành mạnh, phát triển bền vững. Kỹ năng sống không phải năng lực cá
nhân bất biến trong mọi thời đại mà cá nhân đó sống. Kỹ năng sống vừa mang
tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc - quốc gia, vừa mang tính xã hội - toàn cầu.
- Các quan niệm khác: Tương đồng vói quan niệm của Tổ Chức Y tế
thế giói (WHO), còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lí xã
hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng được thể
hiện ra bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu càu,
các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống.
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận về kỹ năng sống. Dựa vào các góc độ,
các tiêu chí xem xét khác nhau có thể hình thành các khái niệm khác nhau về
kỹ năng sống.
1.1.3. Phân loại kỹ năng sống
+ Cách phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
WHO phân chia kỹ năng sống thành 3 nhóm lớn:
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định giá trị,
óc tư duy, sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề...
- Nhóm kỹ năng cảm xúc: Có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm
chế và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát, tự điều khiển, tự điều chỉnh cảm
xúc của bản thân.
Lê Thị Phương Linh
8
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
- Nhóm kỹ năng xã hội: Giao tiếp, cảm thông, họp tác, chia sẻ, gây
thiện cảm, nhận ra thiện cảm của người khác.
+ Cách phân loại của Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
Tổ chức UNICEF chia kỹ năng sống thành 3 nhóm kỹ năng cơ bản:
- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác
- Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình
- Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả.
+ Cách phân loại của UNESCO
UNESCO cho rằng có thể chia kỹ năng sống thành 2 nhóm kỹ năng lớn:
Nhóm 1: Bao gồm các kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực
chung như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội.
Nhóm 2: Gồm các kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội như:
- Các vấn đề về vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng
- Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá...
- Các vấn đề về giói, giói tính, sức khỏe sinh sản
- Các vấn đề về thiên nhiên, môi trường, rủi ro, bạo lực...
- Các vấn đề về gia đình, cộng đồng...
- Hòa bình và giải quyết xung đột
- Giáo dục công dân
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ
Những cách phân loại ừên đã đưa ra bảng danh mục các kỹ năng sống
có giá trị trong nghiên cứu phát triển lí luận về kỹ năng sống và chỉ có tính
chất tương đối. Trên thực tế, các kỹ năng sống có mối quan hệ mật thiết vói
nhau bởi khi tham gia vào một tình huống cụ thể, con người cần phải sử dụng
rất nhiều kỹ năng khác nhau. Ví dụ: Khi cần quyết định một vấn đề nào đó, cá
Lê Thị Phương Linh
9
Lớp K38A - GDTH
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
nhân phải sử dụng những kỹ năng như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy
phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng kiên định...
Kết quả nghiên cứu về kỹ năng sống của nhiều tác giả đã khẳng định: Dù
phân loại theo hình thức nào thì có một số kỹ năng vẫn được coi là kỹ năng
cốt lõi như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đương đầu
với cảm xúc, căng thẳng; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; kỹ
năng tự nhận thức; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng đặt mục tiêu,...
1.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.2.1. Sự cần th ỉk phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội, của khoa học kỹ
thuật ở trinh độ cao, do đó tri thức và giáo dục được đưa lên hàng đầu. Yêu
càu của xã hội đối với con người ngày càng cao. Con người trong xã hội hiện
đại không chỉ phải học để có tri thức, học để có giá trị đạo đức, thẩm mĩ, nhân
văn đúng đắn, mà phải học để có những kỹ năng sống nhất định.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại. Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho con người để họ
có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Giáo dục kỹ năng
sống cũng cần được quan tâm và chú trọng ở mọi cấp học. Nó có quan hệ mật
thiết đối với sự phát triển toàn diện của con ngưòi, cụ thể:
- Trong quan hệ với bản thân: Giáo dục kỹ năng sống giúp con người
biến những kiến thức thành hành động cụ thể để thích ứng với cuộc sống,
vững vàng trước khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống của bản thân.
- Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh
biết quý trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân
khi đau ốm, động viên, an ủi gia quyến có chuyện chẳng lành...
- Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục kỹ năng sống góp phần thúc
những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp con ngưòi biết cách ứng xử
Lê Thi Phương Linh
GDTH
10
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
đúng đắn với bản thân, vói cộng đồng, với môi trường tự nhiên xung quanh.
Do đó góp phần giảm bớt các vấn đề sức khỏe, về tệ nạn xã hội, đồng
thời giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhu cầu vói quyền lợi của con người,
của công dân.
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại trên tất cả các lĩnh vực
đã có tác động to lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình theo cả hai chiều tích
cực và tiêu cực, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học
sinh lứa tuổi tiểu học nói riêng, ở mọi bậc học nói chung. Một số gia đình mải
miết với công việc mà bỏ bê, sao nhãng với việc quan tâm, chăm sóc con cái
khiến trẻ bị thiếu hụt về tinh thần; một số khác lại thiếu sự hiểu biết, chia sẻ
với nhau giữa bố mẹ và con cái buộc chúng phải tìm đến với bạn bè mà chúng
cho rằng có thể tìm thấy lời khuyên; hoặc có một số gia đình do hoàn cảnh
khỏ khăn, nên trẻ phải lang thang kiếm sống. Tỉ lệ li hôn gia tăng, bạo lực gia
đình, bố mẹ vướng vào các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến.. .đã khiến nhiều
trẻ bị bỏ roi và bị khủng hoảng tinh thần.
Lứa tuổi học sinh tiểu học bao gồm trẻ có độ tuổi 6-7 tuổi đến 11-12
tuổi. Mỗi học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên với một nhân cách đang
hình thành, đang phát triển. Mỗi em đều có những đặc điểm chung của lứa
tuổi tiểu học nhưng cũng có những đặc điểm riêng, từ cá tính, từ tâm lí, trí tuệ,
thể chất... cho đến những nhu càu khả năng tiềm ẩn. Nhà trường càn có chiến
lược khơi dậy và phát triển đầy đủ khả năng đó. Theo chương trình mói, giáo
viên tập trung vào dạy cách học, học sinh học cách học, cách nhận biết nhu
càu và học phương pháp tự học. Giáo viên coi trọng và khuyến khích học sinh
học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài
học. Học sinh, do đó có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức: trước hết biết vận
dụng kiến thức vào việc giải bài tập trên lớp, sau đó vận dụng sáng tạo vào
việc giải quyết một cách họp lý các tình huống diễn ra trong đòi sống của bản
Lê Thi Phương Linh
GDTH
11
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
thân, gia đình và cộng đồng theo cách riêng của mình.
Ở lứa tuổi này, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các
em thường biểu hiện thất thường, bướng bỉnh. Phần lớn các em có nhiều
phẩm chất tốt như vị tha, ham hiểu biết, hiếu học, hồn nhiên, chân thật... các
em sống hồn nhiên, cả tin trong các mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa, với
người lớn, đặc biệt với thày cô giáo. Đến cuối cấp học các em dàn chuyển
sang lứa tuổi vị thành niên, vì thế tính cách có sự thay đổi lớn như có xu
hướng tò mò, thích khám phá những điều mói lạ, thích được khẳng định mình,
thích làm người lớn. Tuy nhiên kinh nghiệm sống còn ít ỏi, suy nghĩ chưa đủ
chín chắn để các em có thể trở thành người lớn, dẫn đến việc các em còn có
những ứng phó không lành mạnh trước những áp lực tiêu cực hay trước sự lôi
kéo từ bạn bè chưa ngoan, từ một số người xấu trong cộng đồng như: sa vào
các tệ nạn xã hội, sớm bị lọi dụng tình dục hoặc có những hành vi vi phạm
pháp luật một cách vô thức...
Do đó, nếu không được trang bị các kỹ năng sống cần thiết để có lối
sống lành mạnh, niềm tin, bản lĩnh sống vững vàng thì các em có thể bị mắc
vào những cạm bẫy của lối sống tiêu cực, điều đó dễ làm cho các em trở nên
căng thẳng bi quan, tự ti, mặc cảm và hành động theo cảm tính của bản thân.
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống có vai trò rất quan trọng đối vói lứa
tuổi học sinh tiểu học, nhằm giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối
với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực. Trước sức
ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa mà
các em biết ứng xử phù họp trong các tình huống của cuộc sống. Nó giúp tăng
cường khả năng tâm lí xã hội của các em, giúp các em sống khỏe mạnh về thể
chất, tinh thần và xã hội. Nó sẽ góp phần tạo ra nền tảng cho cả tiến trình phát
triển về sau của các em.
1.2.2. Quan niệm về giáo dục kỹ năng sống
Lê Thi Phương Linh
GDTH
12
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
Kỹ năng sống bao gồm ba khái niệm kỹ năng cơ bản như sau: kỹ năng
nền tảng, kỹ năng tâm lí xã hội và kỹ năng giao tiếp ứng xử. Trong mỗi nhóm
kỹ năng nêu ừên lại gồm nhiều kỹ năng khác, ví dụ như kỹ năng nhận thức,
kỹ năng đương đầu với cảm xúc, kỹ năng xử lí tình huống, kỹ năng tương tác,
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ
năng kiên định...
Giáo dục kỹ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của
người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực
chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để
nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và góp phần phát triển bền vững
cho xã hội.
Đồng thời giáo dục kỹ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong
nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện (theo các lĩnh vực văn hóa, xã hội,
theo các loại hình hoạt động của con người, theo cả bốn trụ cột trong giáo dục
thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với mọi người,
học để tự khẳng định mình) thông qua quá trình dạy học và giáo dục vừa
hướng tới mục tiêu hình thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể
vượt qua những thử thách của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức,
thái độ, hành động, phát triển toàn diện các chỉ số thông minh và các lĩnh vực
trí tuệ xúc cảm, trí tuệ xã hội.
Theo quan niệm mới, trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi
trường sống, đồng thời cũng là tiền đề cho sự tương tác ấy. Trong khi tương
tác với môi trường sống, đòi hỏi con người có tương tác với môi trường, xã
hội. Việc cùng sống và hoạt động trong cộng đồng vói nhiều ngưòi khác đòi
hỏi phải có sự chú ý đến các quy luật xã hội, sự chuẩn đoán phù họp về hành
động của người khác để từ đó tổ chức, đặt kế hoạch và ra quyết định về hành
động của bản thân. Những yêu càu này đòi hỏi con ngưòi phải có một thành
Lê Thi Phương Linh
GDTH
13
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
tố trí tuệ khác nữa ngoài trí thông minh (IQ) và trí sáng tạo (CQ), đó là trí tuệ
xã hội (Social Int) . Trí tuệ xã hội là dạng trí tuệ được định nghĩa là năng lực
hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có sự tương tác với người khác. Nó
diễn ra trong hoạt động cùng người khác, với mục đích, tâm lý và tính xã hội
nhất định.
Từ những phân tích về kỹ năng sống và mục tiêu của giáo dục kỹ năng
sống có thể rút ra quan niệm về giáo dục kỹ năng sống như sau: “Giáo dục kỹ
năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng
những hành vi lành mạnh, và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên
cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kỹ năng thích họp”.
1.2.3. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sắng
1.2.3.1. Các nguyên tẳc thay đổi hành vi
Giáo dục kỹ năng sống có thể vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành vi,
vì giáo dục kỹ năng sống chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thói quen tiêu
cực của người học.
Thay đổi hành vi luôn là một việc khó. Viện Hàn lâm khoa học Mĩ
(NAS) đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình bảy nguyên tắc thay đổi hành vi
của con người như sau:
- Cung cấp thông tin là điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cố gắng
mong muốn thay đổi hành vi nào. Thông tin càn dễ hiểu và phù họp với người
học - đối tượng mà chúng ta muốn họ thay đổi hành vi.
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng
cố những hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người
trong cộng đồng. Hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để
động viên sự thay đổi hành vi.
- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần sự lâu dài về thời gian để động
viên người tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kỹ
Lê Thi Phương Linh
GDTH
14
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
năng cần thiết nhằm đạt được những hành vi đó, để tiếp tục củng cố những kỹ
năng mới cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những
hành vi lành mạnh.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn: Mỗi
cá nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọn nó
trong số những phương án có thể trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra
phương án phù hợp vói mình. Cho nên phương pháp giáo dục kỹ năng sống
vẫn hướng tới phát triển kỹ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học
được rất nhiều lựa chọn khi giải quyết những tình huống khó khăn.
- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi: Vì sự thay đổi
sẽ dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi đó đối với cá
nhân, nên các chương trình giáo dục kỹ năng sống cần chú trọng cộng tác với
cộng đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.
- Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng: Người mang ảnh hưởng có
thể làm thúc đẩy những thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể bổ sung
các chương trình giáo dục kỹ năng sống để tạo cơ sở thuận lọi cho sự thay đổi,
cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác. Tập huấn cho người có tác
động ảnh hưởng để họ có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của mình có thể
tăng đáng kể tác động của chương trình.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ, vì sự tái phạm có thể xảy ra, do
đó cần phải xây dựng theo con đường duy trì những hành vi lành mạnh và
giúp người tham gia đi theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau
khi họ đã tái phạm.
1.2.3.2. Các nguyên tẳc quan trọng đổi với giáo dục kỹ năng sổng
-Tổ chức các hoạt động cho ngưòi học để phản ánh tư tưởng trên suy
nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để
Lê Thi Phương Linh
GDTH
15
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
chấp nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.
- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những
thông điệp hoặc các kỹ năng.
- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắư tổng kết việc học của mình,
giáo viên không tóm tắt thay họ.
-Người học vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào tình huống thực tế
của cuộc sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa
người dạy và người học.
1.2.4. Các con đường giáo dục kỹ năng sống
1.2.4.1.
Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trước hết trong quá trình
giáo dục ở nhà trường
Năng lực tâm lí xã hội là một quá trình học tập được thực hiện thông
qua truyền thống, văn hóa, gia đình, cộng đồng. Quá trình học để có khả năng
tâm lí xã hội được thực hiện cả trong nhà trường cũng như thông qua các kênh
nguồn khác nhau. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế xã hội đã làm cho con
người ngày càng biệt lập và mang tính cá nhân. Gia đình trở nên nhỏ hơn và
con người ít có cơ hội để học khả năng tâm lí xã hội qua truyền thống và văn
hóa cộng đồng hơn trước đây. Mọi người đều thiếu khả năng tâm lí xã hội và
phát triển. Vì vậy cần tăng cường năng lực tâm lí xã hội cho người học ngay
trong đời sống nhà trường thông qua giáo dục kỹ năng sống.
Một số nghiên cứu nhấn mạnh rằng kỹ năng sống cần được thực hiện
trong qúa trình giáo dục ở nhà trường phổ thông.
Một số nghiên cứu nhấn mạnh rằng kỹ năng sống cần được dạy trong
chương trình của nhà trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình
bình thường của nhà trường.
Dạy kỹ năng sống còn cần phải được chứa đựng trong môn Tự nhiên và
Lê Thi Phương Linh
GDTH
16
Lớp K38A -
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tắt nghiệp
xã hội thông qua nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống
hằng ngày. Đồng thòi cần coi việc dạy kỹ năng xã hội với tư cách là một khía
cạnh của kỹ năng sống.
I.2.4.2.
Giáo dục kỹ năng sổng cho hoc sinh thông qua việc tiếp cận 4
trụ cột trong giáo dục
Hội nghị giáo dục thế giới đã làm sáng tỏ một quan điểm rằng: “Giáo
dục muốn bồi dưỡng năng khiếu và tiềm năng của cá nhân, phát triển cá tính
của ngưòi học giúp cải thiện cuộc sống của họ và làm thay đổi xã hội thì cần
phải chú trọng đến việc nắm được các kỹ năng. Bên cạnh các kỹ năng thực
hành, kỹ năng thể chất, chúng ta còn cần thêm các kỹ năng sống - những kỹ
năng làm cho con người có thể học và sử dụng kiến thức để phát triển khả
năng phân tích và phán đoán giúp làm chủ được cảm xúc, cuộc sống và có
quan hệ phù họp với người khác”.
Chương trình hành động Dakar đã tuyên bố rằng: “Tất cả thế hệ trẻ và
nhưng người lớn có quyền được hưởng một nền giáo dục đảm bảo cho con
ngưòi học “học để biết, học để làm, học để chung sống vói mọi ngưòi, học để
tự khẳng định mình”. Bốn trụ cột này chính là một cách tiếp cận kỹ năng sống
dựa trên sự kết họp giữa khả năng tâm lí xã hội (học để biết, học để chung
sống vói mọi người, học để tự khẳng định mình) vói các kỹ năng thực hành,
kỹ năng vận động (học để làm)”.
Do đó cần xác định rõ nội dung các vấn đề cần giáo dục theo cách tiếp
cận bốn trụ cột giáo dục thế kỉ XXI, nghĩa là cần xác định rõ những yêu cầu
cụ thể như những chỉ báo trong từng nội dung “học để biết”, “học để chung
sống vói mọi người”, “học để tự khẳng định mình”, “học để làm” là gì để
định hướng hoạt động, đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục kỹ
năng sống.
1.2.43. Học kỹ năng sổng thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức
Lê Thi Phương Linh
GDTH
17
Lớp K38A -