Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.36 KB, 76 trang )

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Th.s-GVC
Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo ở các
trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc: trường tiểu
học Liên Minh, trường tiểu học Đống Đa, trường tiểu học Ngô Quyền đã giúp
đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu về trường tiểu học.
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Thoa

§inh ThÞ Thoa

1

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Các số liệu,


kết quả thu thập được trong khóa luận là : trung thực, rõ ràng, chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Thoa

§inh ThÞ Thoa

2

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Khách thể nghiên cứu4
5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
7. Giả thuyết khoa học.................................................................................. 4
8. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................... 4

9. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
10. Kế hoạch triển khai................................................................................. 5
11. Cấu trúc đề tài ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ................................................................................................. 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .......................................... 7
1.1. Một số vấn đề về kĩ năng sống............................................................... 7
1.1.1. Khái niệm kĩ năng sống ...................................................................... 7
1.1.2. Phân loại kĩ năng sống ....................................................................... 8
1.1.2.1. Cách phân loại theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ............................ 8
1.1.2.2. Cách phân loại của Tổ chức Qũy nhi đồng Liên hợp quốc ............... 8
1.1.2.3. Cách phân loại của UNESCO.......................................................... 9
1.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ......................................... 9
1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ........... 9

§inh ThÞ Thoa

3

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

1.2.2. Quan niệm giáo dục kĩ năng sống ....................................................... 12
1.2.3. Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống ................................................ 14
1.2.3.1. Các nguyên tắc thay đổi hành vi ...................................................... 14
1.2.3.2. Các nguyên tắc quan trọng đối với giáo dục kĩ năng sống ............... 15
1.2.4. Các con đường giáo dục kĩ năng sống ................................................ 16
1.2.4.1. Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trước hết trong quá trình

giáo dục ở nhà trường .................................................................................. 16
1.2.4.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp cận bốn
trụ cột trong giáo dục ................................................................................... 17
1.2.4.3. Học kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức
hoạt động ngoài giờ lên lớp.......................................................................... 18
1.2.4.4. Thông qua dịch vụ tham vấn ............................................................ 20
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống ............. 21
1.2.5.1. Tương tác giữa người dạy và người học .......................................... 21
1.2.5.2. Nội dung chương trình và tài liệu tham khảo ................................... 21
1.2.5.3. Qúa trình và môi trường học tập ..................................................... 22
1.2.6. Giáo dục tiểu học với vấn đề giáo dục kĩ năng sống ........................... 23
1.2.6.1. Kĩ năng giao tiếp ............................................................................. 23
1.2.6.2. Kĩ năng tự nhận thức ....................................................................... 23
1.2.6.3. Kĩ năng tự bảo vệ ............................................................................ 24
1.2.6.4. Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối................................................ 24
1.2.6.5. Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng .................................... 24
1.2.6.6. Kĩ năng ra quyết định ...................................................................... 24
Chương 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 ............................................... 25
2.1. Mục tiêu chương trình môn Khoa học lớp 4, 5 ...................................... 25
2.1.1. Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực ................................... 25

§inh ThÞ Thoa

4

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


2.1.2. Một số kĩ năng cơ bản ........................................................................ 25
2.1.3. Một số thái độ và hành vi ................................................................... 25
2.2. Những điểm mới trong cấu trúc nội dung chương trình môn Khoa
học lớp 4, 5 .................................................................................................. 26
2.2.1. Chủ đề về Con người và sức khỏe ....................................................... 26
2.2.2. Chủ đề về Vật chất và năng lượng ...................................................... 26
2.2.3. Chủ đề về Thực vật và động vật .......................................................... 26
2.2.4. Chủ đề về Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ................................ 26
2.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 .......................................................... 27
2.4. Chương trình môn Khoa học lớp 4, 5 với việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học .................................................................................... 28
2.4.1. Chương trình môn Khoa học lớp 4 với việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học .................................................................................... 28
2.4.2. Chương trình môn Khoa học lớp 5 với việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học .................................................................................... 29
2.5. Các phương pháp thường sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ...................... 31
2.5.1. Phương pháp động não....................................................................... 31
2.5.2. Phương pháp quan sát ........................................................................ 32
2.5.3. Phương pháp đóng vai........................................................................ 34
2.5.4. Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ ................................................. 35
2.5.5. Phương pháp trò chơi học tập ............................................................ 37
Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 Ở KHU
VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC......................................... 39
3.1. Thực trang đội ngũ giáo viên ................................................................. 39

§inh ThÞ Thoa


5

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

3.1.1. Thực trạng trình độ giáo viên khố 4, 5 ................................................ 39
3.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên với vấn đề giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học trong một số trường thuộc khu vực thành phố
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc................................................................................... 41
3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ........................ 45
3.2.1. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một số trường tiểu học khu vực
thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc .................................................................. 45
3.2.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên
– Vĩnh Phúc .................................................................................................. 47
3.2.3. Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học trong giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực
thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc .................................................................. 49
3.2.4. Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học trong giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở
một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc................. 51
3.4.4. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong môn
Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số
trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ............................ 52
Chương 4: NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4,
5 Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC ........................ 57
4.1. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 57
4.2. Những biện pháp cần thiết ..................................................................... 59
4.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí ................................. 59

§inh ThÞ Thoa

6

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

4.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo
viên .............................................................................................................. 60
4.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục....................................... 60
4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tiểu học..... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 62
1. Kết luận .................................................................................................... 62
2. Kiến nghị.................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC

§inh ThÞ Thoa

7

K32A – GDTH



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhà trường tiểu học không
chỉ quan tâm dạy chữ mà còn phải dạy cho các em cách sống, cách làm người,
hay nói cách khác là giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng sống là năng lực để học
sinh thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày,
giúp các em có thể đáp ứng với mọi biến đổi của cuộc sống để có thể sống
một cách an toàn và khỏe mạnh.
Kĩ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, nó giúp các em chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin
thành giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, tính
xây dựng, đồng thời giúp họ có được sự thành công trong học tập, lao động và
rèn luyện. Kĩ năng sống như là cây cầu giúp học sinh vượt qua những bến bờ
thử thách, ứng phó với thay đổi của cuộc sống hàng ngày, giúp các em thực
hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cá nhân, tập thể và xã hội. Nhờ có kĩ
năng sống mà các em làm chủ trong mọi tình huống, thích nghi với cuộc sống
không ngừng biến đổi.
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói
quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có tri thức, giá trị, thái độ và các kĩ
năng thích hợp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể tiến hành bằng hai
con đường: tổ chức kĩ năng sống, tiếp cận kĩ năng sống cho học sinh thông
qua nội dung các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục.
Môn Khoa học ở tiểu học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học
thực nghiệm (Vật lí, Hóa học, Sinh học), khoa học về sức khoẻ, về môi


§inh ThÞ Thoa

8

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

trường. Vì vậy, có nhiều ưu thế trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học, nhất là chủ đề “Con người và sức khỏe”.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn học cụ thể
là việc làm cần thiết trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Môn Khoa học là
một môn học chiếm ưu thế để tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh. Hình thức tích hợp tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung của từng bài
học, tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí của học sinh nhằm nâng cao khả năng tâm
lí xã hội cho học sinh, giúp các em có thể đáp ứng với những thay đổi của
cuộc sống hàng ngày. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua
dạy học môn khoa học còn giúp các em có bản lĩnh để chống lại sự cám dỗ
hay tác động xấu của môi trường xung quanh. Vì vậy, cán bộ quản lí giáo dục,
giáo viên dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học cần có nhận thức đúng về
vai trò và ý nghĩa của nó, đồng thời có nghệ thuật tích hợp nội dung giáo dục
kĩ năng sống với nội dung các bài học môn Khoa học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện ở học sinh tiểu học, đáp ứng được yêu cầu của xã
hội hiện nay về nhân cách người học.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thông qua dạy học môn Khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Bước đầu
tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua
môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” để
nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học nói riêng là đề tài được nhiều tác giả đề cập đến trong đó phải kể đến:
1. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống”. NXB
Đại Học Sư Phạm, 2009.

§inh ThÞ Thoa

9

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

2. Các báo cáo tại Hội thảo về giáo dục kĩ năng sống ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương tổ chức vào tháng 10 năm 2003 tại BangKok- Thái Lan
3 . Nguyễn Thị Thu Hằng: Một số vấn đề về giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học. Tạp chí giáo dục số 204 (kì 2- 12/2008), tr.15
4 . Thu Hương: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh – Vấn đề mới. Website về
giới tính – HIV và tuổi trẻ 23/1/2009
5. Đỗ Khánh Nam: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Khoa
học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tạp chí giáo dục số
206 (kì 2- 1/2009), tr.47.
6. Lục Thị Nga: Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua
môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. NXB Giáo dục Việt Nam,
2009.
7. Nguyễn Đức Thạc: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh - một cách tiếp
cận về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạp chí giáo dục số 226 (kì 211/2009), tr. 52.
8. Phan Thanh Vân: Giáo dục kĩ năng sống – Điều cần cho trẻ. Tạp chí giáo

dục số 225 (kì 1 – 11 / 2009). Tr.23.
9. UNESCO: Kĩ năng sống - cầu nối tới khả năng con người. Tiểu ban giáo
dục. UNESCO-2003.
10. Nguyễn Quang Uẩn: Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ tâm lí học.
Tạp chí tâm lí học, Số 6 (111), 6 – 2008.
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống ở
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học, các tác giả mới chỉ đề cập đến sự cần thiết phải giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh, các quan niệm, các phương pháp giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh như thế nào mà chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng thực
hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.

§inh ThÞ Thoa

10

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông
qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, đồng
thời phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học.
4. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
5. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn
Khoa học lớp 4, 5.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: ở một số trường tiểu học thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên –
Vĩnh Phúc.
7. Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đã được chú trọng
nhưng hiệu quả của nó chưa được cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng nói trên: do nhận thức của giáo viên, do nội dung chương trình không
phù hợp, do sử dụng phương pháp chưa hợp lí, hình thức tổ chức dạy học
chưa phù hợp…
Nếu phát hiện đúng thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân thì có thể đề xuất
những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học nói
riêng, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (lớp 4, 5) nói chung.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống.
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông
qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

§inh ThÞ Thoa

11

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học

lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thống kê toán học
10. Kế hoạch triển khai nghiên cứu
- Tháng 11/2009 – 12/2009: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương.
- Tháng 12/2009 – 1/2010: Tìm hiểu cơ sở lí luận.
- Tháng 2/2010 – 4/2010: Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học khu vực thành phố Vĩnh Yên –
Vĩnh Phúc.
- Tháng 5/2010: Tổng kết số liệu và hoàn thành đề tài.
11. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung
chính của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học
Chương 2: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn
Khoa học lớp 4, 5
Chương 3: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

§inh ThÞ Thoa

12

K32A – GDTH



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Chương 4: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa
học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

§inh ThÞ Thoa

13

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1. Một số vấn đề về kĩ năng sống
1.1.1. Khái niệm kĩ năng sống
Hiện nay có khá nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Tùy từng góc nhìn
khác nhau, người ta có những quan niệm về kĩ năng sống khác nhau. Chẳng
hạn:
- Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO): Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như:
kĩ năng đọc, viết, làm tính…
(UNESCO: Kĩ năng sống - Cầu nối tới khả năng con người. Tiểu ban

giáo dục UNESCO 2003).
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực
mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng
mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình
huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
(Chu Shiu Kee- Understanding Life Swkijlls, Báo cáo tại hội thảo
“Chất lượng giáo dục kĩ năng sống”, Hà Nội 23-25/10/2003).
- Theo thuyết hành vi: Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan
đến những tri thức, những giá trị và những thái độ - là những hành vi làm cho
các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách
thức của cuộc sống

§inh ThÞ Thoa

14

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

(Lục Thị Nga: Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua
môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. NXB Giáo Dục Việt Nam,
2009, tr.10).
- Các quan niệm khác: Tương đồng với quan niệm của Tổ Chức Y tế thế giới
(WHO), còn có quan niệm kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên
quan đến những tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng được thể hiện ra
bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các
thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống.

(Nguyễn Thanh Bình. Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống.
NXB Đại Học Sư Phạm, 2009)
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận về kĩ năng sống. Dựa vào các góc độ,
các tiêu chí xem xét khác nhau có thể hình thành các khái niệm khác nhau về
kĩ năng sống.
1.1.2. Phân loại kĩ năng sống
1.1.2.1. Cách phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
WHO phân chia kĩ năng sống thành 3 nhóm lớn:
- Nhóm kĩ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định giá trị, óc tư
duy, óc sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề…
- Nhóm kĩ năng cảm xúc: Có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và
kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát, tự điểu khiển, tự điều chỉnh cảm xúc
của bản thân.
- Nhóm kĩ năng xã hội: Giao tiếp, cảm thông, hợp tác, chia sẻ, gây thiện cảm,
nhận ra thiện cảm của người khác.
1.1.2.2. Cách phân loại của Tổ chức Qũy nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF)
Tổ chức UNICEF chia kĩ năng sống thành 3 nhóm kĩ năng cơ bản:
- Nhóm kĩ năng nhận thức và sống với người khác

§inh ThÞ Thoa

15

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Nhóm kĩ năng tự nhận thức và sống với chính mình

- Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
1.1.2.3. Cách phân loại của UNESCO
UNESCO cho rằng có thể chia kĩ năng sống thành 2 nhóm kĩ năng lớn:
Nhóm 1: Bao gồm các kĩ năng chung như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ
năng cảm xúc, kĩ năng xã hội.
Nhóm 2: Gồm các kĩ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội như:
- Các vấn đề về vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng
- Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá…
- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản
- Các vấn đề về thiên nhiên, môi trường, rủi ro, bạo lực…
- Các vấn đề về gia đình, cộng đồng…
- Hòa bình và giải quyết xung đột
- Giáo dục công dân
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ
Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau về kĩ năng sống. Điều đó
càng nói lên tính đa dạng, phức tạp, phong phú về các biểu hiện cụ thể của
các kĩ năng sống ở con người.
1.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội, của khoa học kĩ
thuật ở trình độ cao, do đó tri thức và giáo dục được đưa lên hàng đầu. Yêu
cầu của xã hội đối với con người ngày càng cao. Con người trong xã hội hiện
đại không chỉ phải học để có tri thức, học để có những giá trị đạo đức, thẩm
mĩ, nhân văn đúng đắn, mà phải học để có những kĩ năng sống nhất định.

§inh ThÞ Thoa

16


K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại. Chính vì vậy, giáo dục trong xã hội hiện đại ngoài việc phải hướng vào
việc trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho con người để họ có thể thích
ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì việc giáo dục kĩ năng sống
cho con người cũng cần được quan tâm và chú trọng ở mọi cấp học. Nó có
quan hệ mật thiết đối với sự phát triển toàn diện của con người, cụ thể là:
- Trong quan hệ với bản thân: Giáo dục kĩ năng sống giúp con người biến
kiến thức thành những thói quen, hành động cụ thể, lành mạnh để luôn vững
vàng trước khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống của bản thân.
- Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh biết quý
trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm
đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…
- Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy những
hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp con người biết cách ứng xử đúng đắn
với bản thân, với cộng đồng, với môi trường tự nhiên xung quanh. Do đó, góp
phần giảm bớt các vấn đề về sức khỏe, về tệ nạn xã hội, đồng thời giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa nhu cầu với quyền lợi của con người, của công dân.
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại trên tất cả các lĩnh vực
đã có tác động to lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình theo cả hai chiều tích
cực và tiêu cực, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học
sinh lứa tuổi tiểu học nói riêng, ở mọi bậc học nói chung. Một số gia đình mải
mê với công việc mà bỏ bê, sao nhãng tới việc quan tâm, chăm sóc con cái
khiến trẻ bị thiếu hụt về tinh thần; một số khác lại thiếu sự hiểu biết, chia sẻ
với nhau giữa bố mẹ và con cái buộc chúng phải tìm đến bạn bè mà chúng

cho là có thể tìm thấy lời khuyên; hoặc có một số gia đình do hoàn cảnh khó
khăn, trẻ phải lang thang kiếm sống. Tỉ lệ li hôn gia tăng, bạo lực gia đình, bố

§inh ThÞ Thoa

17

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

mẹ vướng vào các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến… đã khiến nhiều trẻ bị
bỏ rơi và bị khủng hoảng tinh thần.
Lứa tuổi học sinh tiểu học bao gồm trẻ em có độ tuổi 6 - 7 tuổi đến 1112 tuổi, mỗi học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên với một nhân cách
đang hình thành, đang phát triển. Mỗi em đều có những đặc điểm chung của
lứa tuổi tiểu học nhưng cũng có những đặc điểm riêng, từ cá tính, tâm lí, trí
tuệ, thể chất…cho đến những nhu cầu khả năng tiềm ẩn. Nhà trường cần có
chiến lược khơi dậy và phát triển đầy đủ tiềm năng đó. Theo chương trình
mới, giáo viên tập trung vào dạy cách học, học sinh học cách học, cách nhận
biết nhu cầu và học phương pháp tự học. Giáo viên coi trọng và khuyến khích
học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự phát hiện và giải quyết vấn
đề của bài học. Học sinh, do đó có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức: trước hết
biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập trên lớp, sau đó vận dụng sáng
tạo vào việc giải quyết một cách hợp lí các tình huống diễn ra trong đời sống
của bản thân, gia đình và cộng đồng theo cách riêng của mình.
Ở lứa tuổi này, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các
em thường biểu hiện thất thường, bướng bỉnh. Phần lớn các em có nhiều
phẩm chất tốt như vị tha, ham hiểu biết, hiếu học, hồn nhiên, chân thật…các
em sống hồn nhiên, cả tin trong các mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa,

với người lớn, đặc biệt với thầy cô giáo. Đến cuối bậc học các em dần chuyển
sang lứa tuổi vị thành niên, vì thế tính cách có sự thay đổi lớn như có su
hướng tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, thích được khẳng định
mình, thích làm người lớn, nhu cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi phát
triển cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm sống còn ít ỏi, suy nghĩ chưa đủ chín chắn
để các em có thể trở thành người lớn, dẫn đến việc các em còn có những ứng
phó không lành mạnh trước những áp lực tiêu cực hay trước sự lôi kéo từ bạn
bè chưa ngoan từ một số người xấu trong cộng đồng như: sa vào các tệ nạn xã

§inh ThÞ Thoa

18

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

hội, sớm bị lợi dụng tình dục hoặc có những hành vi phạm pháp một cách vô
thức…
Đối với sự phát triển của học sinh tiểu học: Những ảnh hưởng tiêu cực
của nền kinh tế thị trường, của sự bùng nổ thông tin đã dẫn đến sự du nhập
của lối sống thực dụng, buông thả đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới các em.
Do đó, nếu không được trang bị các kĩ năng sống cần thiết để có lối sống lành
mạnh, niềm tin, bản lĩnh sống vững vàng thì các em có thể bị mắc vào những
cạm bẫy của lối sống tiêu cực, điều đó dễ làm cho các em trở nên căng thẳng,
bi quan, tự ti, mặc cảm và hành động theo cảm tính bản thân.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng đối với lứa
tuổi học sinh tiểu học, nhằm giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối
với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực. Trước sức

ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa,
biết ứng sử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống. Nó giúp tăng cường
khả năng tâm lí xã hội của các em, giúp các em sống khỏe mạnh về thể chất,
tinh thần và xã hội. Nó sẽ góp phần tạo ra nền tảng cho cả tiến trình phát triển
về sau của các em.
1.2.2. Quan niệm giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng sống bao gồm 3 khái niệm kĩ năng cơ bản như sau: Kĩ năng
nền tảng, kĩ năng tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp ứng xử. Trong mỗi nhóm
kĩ năng nêu trên lại gồm nhiều kĩ năng khác, ví dụ như kĩ năng nhận thức, kĩ
năng đương đầu với cảm xúc, kĩ năng sử lí tình huống, kĩ năng tương tác, kĩ
năng làm việc theo nhóm, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đạt mục tiêu, kĩ năng
kiên định…
Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của
người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực
chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để

§inh ThÞ Thoa

19

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho
xã hội.
Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong
nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện (theo các lĩnh vực văn hóa xã hội,
theo các loại hình hoạt động của con người, theo cả bốn trụ cột trong giáo dục

thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người, học để
tự khẳng định mình) thông qua quá trình dạy học và giáo dục vừa hướng tới
mục tiêu hình thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua
những thách thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ,
hành động, phát triển toàn diện các chỉ số thông minh và các lĩnh vực trí tuệ
xúc cảm, trí tuệ xã hội.
Theo quan niệm mới trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi
trường sống, đồng thời cũng là tiền đề cho sự tương tác ấy. Trong khi tương
tác với môi trường sống, đòi hỏi con người có tương tác với môi trường xã
hội. Việc cùng sống và hoạt động trong cộng đồng với nhiều người khác đòi
hỏi phải có sự chú ý đến các quy luật xã hội, đồng thời sự chuẩn đoán phù
hợp về hành động của người khác để từ đó tổ chức, đặt kế hoạch và ra quyết
định về hành động của bản thân. Những yêu cầu này đòi hỏi con người phải
có một thành tố trí tuệ khác nữa ngoài trí thông minh (IQ) và trí sáng tạo
(CQ), đó là trí tuệ xã hội (Social Int). Trí tuệ xã hội là dạng trí tuệ được định
nghĩa là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có sự tương tác
với người khác. Nó diễn ra trong hoạt động cùng với người khác, với mục
đích, tâm lí và tính xã hội nhất định.
Từ những phân tích về kĩ năng sống và mục tiêu của giáo dục kĩ năng
sống, có thể rút ra quan niệm về giáo dục kĩ năng sống như sau: “Giáo dục kĩ
năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng

§inh ThÞ Thoa

20

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên
cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ năng thích hợp”.
1.2.3. Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống
1.2.3.1. Các nguyên tắc thay đổi hành vi
Giáo dục kĩ năng sống có thể vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành vi,
vì giáo dục kĩ năng sống chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thói quen tiêu
cực của người học.
Thay đổi hành vi luôn là một việc khó. Viện hàn lâm khoa học Mĩ
(NAS) đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình bảy nguyên tắc thay đổi hành vi
của conh người như sau:
(Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục kĩ năng sống, giáo trình cao đẳng sư
phạm, NXB ĐHSP, 2007)
- Cung cấp thông tin là, điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cố gắng mong
muốn thay đổi hành vi nào. Thông tin cần dễ hiểu và phù hợp với người học.
Đối tượng mà chúng ta muốn họ thay đổi hành vi.
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng cố
những hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người trong
cộng đồng. Cần rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để
động viên sự thay đổi hành vi.
- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian để động viên người
tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kĩ năng cần thiết
nhằm đạt được những hành vi đó, để tiếp tục củng cố những kĩ năng mới cho
đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những hành vi lành
mạnh.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn: Mỗi cá nhân
thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọ nó trong số
những phương án có thể trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra phương

§inh ThÞ Thoa


21

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

án phù hợp với mình. Cho nên phương pháp giáo dục kĩ năng sống cần hướng
tới phát triển kĩ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học được rất nhiều
sự lựa chọn khi giải quyết những tình huống khó khăn.
- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi: Vì sự thay đổi sẽ dễ
dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi đó đối với cá nhân,
nên các chương trình giáo dục kĩ năng sống cần chú trọng cộng tác với cộng
đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.
- Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng: Người mang ảnh hưởng có thể
làm thúc đẩy những thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể được bổ
sung vào các chương trình giáo dục kĩ năng sống để tạo cơ sở thuận lợi cho sự
thay đổi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác. Tập huấn cho
người có tác động ảnh hưởng để họ có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của
mình có thể giúp tăng đáng kể tác động của chương trình.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ, vì sự tái phạm có thể xảy ra, do đó cần
phải xây dựng theo con đường duy trì những hành vi lành mạnh và giúp người
tham gia đi theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi họ đã tái
phạm.
1.2.3.2. Các nguyên tắc quan trọng đối với giáo dục kĩ năng sống
- Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng trên suy nghĩ và
phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để chấp
nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.

- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những thông
điệp hoặc các kĩ năng.
- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt/ tổng kết việc học của mình, giáo
viên không tóm tắt thay họ.

§inh ThÞ Thoa

22

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào tình huống thực của cuộc
sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người
dạy và người học.
1.2.4. Các con đường giáo dục kĩ năng sống
1.2.4.1. Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trước hết trong quá trình
giáo dục ở nhà trường
Năng lực tâm lí xã hội là một quá trình học tập được thực hiện thông
qua truyền thống, văn hóa, gia đình, cộng đồng. Qúa trình học để có khả năng
tâm lí xã hội được thực hiện cả trong nhà trường cũng như thông qua các kênh
nguồn khác nhau. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế xã hội đã làm cho con
người ngày càng biệt lập và mang tính cá nhân. Gia đình trở nên nhỏ hơn và
con người ít có cơ hội để học khả năng tâm lí xã hôi qua truyền thống và văn
hóa cộng đồng hơn trước đây. Mọi người đều thiếu khả năng tâm lí xã hội và
phát triển. Vì vậy cần tăng cường năng lực tâm lí xã hội cho người học ngay
trong đời sống nhà trường thông qua giáo dục kĩ năng sống.

Một số nghiên cứu nhấn mạnh rằng kĩ năng sống cần được dạy trong
chương trình của nhà trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình
bình thường của nhà trường.
( Brolin & Dalozen 1979, Cipani 1988, Cronin, Lord & Wending 1991,
Lewis & Taymens 1992)
Dạy kĩ năng sống còn cần phải được chứa đựng trong tất cả các môn
khoa học thông qua nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động
sống hàng ngày. Đồng thời cần coi việc dạy kĩ năng xã hội với tư cách là một
khía cạnh của kĩ năng sống.

§inh ThÞ Thoa

23

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

1.2.4.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp cận 4 trụ
cột trong giáo dục
Hội nghị giáo dục thế giới đã làm sáng tỏ một quan điểm rằng: Giáo
dục muốn bồi dưỡng năng khiếu và tiềm năng của cá nhân, phát triển cá tính
của người học giúp cải thiện cuộc sống của họ và làm thay đổi xã hội thì cần
phải chú trọng đến việc nắm được các kĩ năng. Bên cạnh các kĩ năng thực
hành, kĩ năng thể chất, chúng ta còn cần thêm các kĩ năng sống – những kĩ
năng làm cho con người có thể học và sử dụng kiến thức để phát triển khả
năng phân tích và phán đoán giúp làm chủ được cảm xúc, cuộc sống và có
quan hệ phù hợp với người khác.
(Nguyễn Thanh Bình. Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống,

NXB Đại Học Sư Phạm, 2009. Trang 40)
Chương trình hành động Dakar đã tuyên bố rằng: Tất cả thế hệ trẻ và
những người lớn có quyền được hưởng một nền giáo dục đảm bảo cho người
học “học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người, học để tự
khẳng định mình”. Bốn trụ cột này chính là một cách tiếp cận kĩ năng sống
dựa trên sự kết hợp giữa khả năng tâm lí xã hội (học để biết , học để chung
sống với mọi người, học để tự khẳng định mình) với các kĩ năng thực hành, kĩ
năng tâm vận động (học để làm).
(Dakar Franmework for Action. World Education Forum. Senegan,
2000).
Do đó cần xác định rõ nội dung các vấn đề cần giáo dục theo cách tiếp
cận bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI, nghĩa là cần xác định rõ những yêu
cầu cụ thể như những chỉ báo trong từng nội dung “học để biết”, “học để
chung sống với mọi người”, “ học để tự khẳng định mình”, “học để làm” là gì
để định hướng hoạt động, đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục kĩ
năng sống.

§inh ThÞ Thoa

24

K32A – GDTH


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

1.2.4.3. Học kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức
hoạt động ngoài giờ lên lớp
Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là nhằm giúp người học thay đổi
cách ứng xử của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Chỉ có cách học dựa

trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi
căn bản hành vi của mình. Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái
hơn giờ lên lớp, nên vận dụng giáo dục trải nghiệm thuận lợi hơn. Chính vì
vậy, khi thiết kế nội dung và tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp cần quan tâm khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng
đã có của học sinh.
Quá trình học nhấn mạnh đến kĩ năng sống được phân tích như sau:
(Guidelines for a Life Skills – Based Learning Approach to Develop
Health Behavior Related to and Pandemic Influenza)
Bước 1: Khám phá
- Mục tiêu: Khuyến khích người học xác định những khái niệm, kĩ năng liên
quan đến bài học
- Tiến trình: Giáo viên và người học lập kế hoạch để tạo ra trải nghiệm. Giáo
viên giúp người học xử lí các kiến thức đó
- Các kĩ thuật quan trọng bao gồm: Động não, phân loại, thảo luận, phản hồi,
những câu hỏi đóng mở. Vai trò của giáo viên là lập kế hoạch, bắt đầu, hỏi và
ghi nhận. Vai trò của người học là chia sẻ, trao đổi và phân tích kiến thức của
họ bằng cách trả lời các câu hỏi quá trình và ghi nhận thông tin.
Bước 2: Kết nối
- Mục tiêu: Giới thiệu những thông tin và kĩ năng mới bằng cách xây dựng
cầu nối để gắn kết kinh nghiệm trước đó của người học (cái đã biết) và cái

§inh ThÞ Thoa

25

K32A – GDTH



×