Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ MẠNH TƯỚC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ MẠNH TƯỚC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành

Quản trị kinh doanh

Mã số

60340102


Quyết định giao đề tài:

Số 1224/QĐ-ĐHNT ngày 28 /12/2015

Quyết định thành lập hội đồng:

Số 729/QĐ- ĐHNT ngày 09/09/2016

Ngày bảo vệ:

19/09/2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ KIM LONG
Chủ tịch hội đồng:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Khoa sau đại học:

Khánh Hòa - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đế tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Kiên Giang, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

NGÔ MẠNH TƯỚC


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận được sự giúp đỡ của quí phòng
ban Trường Đại học Nha Trang,... đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Kim Long đã giúp tôi hoàn thành tốt đề
tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Để có được những số liệu, kiến thức thực tế phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tôi
trân trọng cảm Ban lãnh đạo, cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh
tỉnh Kiên Giang, Ban lãnh đạo, cán bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Phú Quốc, và các Ngân hàng bạn trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn !

Kiên Giang, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

NGÔ MẠNH TƯỚC

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................11
1.1. Lý thuyết về cạnh tranh ..........................................................................................11
1.1.1. Khái niệm Cạnh tranh (Competition) ..................................................................11
1.1.2. Năng lực cạnh tranh.............................................................................................11
1.1.3. Năng lực cốt lõi và Lợi thế cạnh tranh (Core competencies and Competitive
Advantages) ...................................................................................................................12
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tranh của doanh nghiệp ...............13
1.2.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ....................................13
1.2.2. Môi trường vĩ mô.................................................................................................13
1.2.3. Môi trường vi mô.................................................................................................15
1.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ...............................................................................16
1.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành ...........................................................17
1.2.3.3. Các sản phẩm thay thế ......................................................................................17
1.2.3.4 Áp lực từ khách hàng (người mua)....................................................................18
1.2.3.5. Áp lực từ phía nhà cung ứng ............................................................................19
1.3. Các vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại ........................................................19
1.3.1. Khái niệm về NHTM..........................................................................................19
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của NHTM .........................................................................21
1.3.3. Vai trò và chức năng của NHTM ........................................................................23
1.3.3.1. Vai trò ...............................................................................................................23
1.3.3.2. Chức năng.........................................................................................................24
1.3.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................................25
v



1.4. Các mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng...............27
1.4.1. Mô hình 6M của Phillip Kotler ...........................................................................27
1.4.2. Phân tích các thành tố từ Mô hình CAMELS .....................................................28
1.5. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ..................31
1.5.1. Năng lực tài chính................................................................................................31
1.5.2. Năng lực hoạt động..............................................................................................33
1.5.3. Năng lực quản trị - điều hành ..............................................................................33
1.5.4. Năng lực công nghệ thông tin .............................................................................34
1.5.5. Năng lực cung ứng dịch vụ..................................................................................34
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV PHÚ QUỐC
.......................................................................................................................................35
2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TM VN trong những năm qua
.......................................................................................................................................35
2.1.1. Đặc điểm kinh tế thế giới ....................................................................................35
2.1.2. Kinh tế trong nước...............................................................................................36
2.1.3. Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng .........................................................37
2.2. Tình hình hoạt động của BIDV Phú Quốc .............................................................39
2.2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)...........................................................................................................................39
2.2.1.1. Thông tin khái quát...........................................................................................39
2.2.1.2. Lược sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............41
2.2.2. Giới thiệu tổng quan về BIDV Phú Quốc ...........................................................43
2.2.2.1. Giới thiệu về BIDV Phú Quốc .........................................................................43
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của BIDV Phú Quốc...................................................44
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc.....................46
2.3.1. Môi trường bên trong ..........................................................................................46
2.3.2. Môi trường bên ngoài ..........................................................................................52
2.4. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc ...............................59
2.4.1. Năng lực tài chính................................................................................................59

2.4.2. Năng lực hoạt động..............................................................................................61
2.4.3. Năng lực quản trị - điều hành – nhân sự..............................................................62
vi


2.4.4. Năng lực cung ứng dịch vụ..................................................................................64
2.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV so với đối thủ cạnh tranh tại huyện đảo
Phú Quốc .......................................................................................................................66
2.5.1. Qui trình và phương pháp....................................................................................66
2.5.1.1 Xây dựng khung đánh giá của BIDV Phú Quốc ..............................................66
2.5.1.2 Lấy ý kiến các chuyên gia về các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của ngân hàng ..............................................................................................67
2.5.1.3 Lấy ý kiến của các chuyên gia bên trong ngân hàng và các đối tượng bên ngoài
ngân hàng.......................................................................................................................69
2.5.2. Kết quả nghiên cứu..............................................................................................69
2.5.2.1. Nhóm chỉ tiêu dành cho các chuyên gia bên trong ngân hàng .........................69
2.5.2.2 Nhóm chỉ tiêu dành cho các đối tượng bên ngoài ngân hàng ...........................72
2.5.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của BIDV Phú Quốc...............................................74
2.6. Đánh giá chung về ưu điểm và nhược điểm trong năng lực cạnh tranh của BIDV
Phú Quốc .......................................................................................................................77
2.6.1. Ưu điểm ...............................................................................................................77
2.6.2. Nhược điểm .........................................................................................................80
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV
PHÚ QUỐC...................................................................................................................82
3.1. Chiến lược phát triển của BIDV Phú Quốc đến năm 2020 ....................................82
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc:.............83
3.2.1. Nhóm giải pháp duy trì và phát huy những lợi thế, năng lực cốt lõi...................83
3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế những điểm yếu, bất lợi của đơn vị .............................89
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc.........90

3.3.1 Kiến nghị đối với Hội sở chính (BIDV)...............................................................90
3.3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang...........................................90
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................92
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam

BIDV PHÚ QUỐC

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam
– Chi nhánh Phú Quốc.

ACB PHÚ QUỐC

: Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Kiên
Giang - Phòng giao dịch Phú Quốc

ADB

: The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát
triển châu Á

AGRIBANK


: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam

AGRIBANK PHÚ QUỐC

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp
hội các Quốc gia Đông Nam Á.

ASIAN BANKER

Tạp chí The Asian Banker.

ATM

:Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động.

EUR

: Đồng tiền chung của Liên minh Châu Âu

IMF

: International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc
tế.


NHQD

: Ngân hàng thương mại mà vốn nhà nước chiếm
trên 51%.

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước.

NHTM

Ngân hàng thương mại.

POS

: Point of Sale – Điểm chấp nhận thẻ.

SACOMBANK PHÚ QUỐC : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi
nhánh Phú Quốc
VIETCOMBANK PHÚ
QUỐC

: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch Phú Quốc

TCTD

: Tổ chức Tín dụng.


viii


TMCP

: Thương mại cổ phần.

TMQD

: Thương mại quốc doanh.

USD

: United States dollar - Đồng đô la Mỹ.

VCB

: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VIETINBANK

: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

VIP

: Very important person – Nhân vật quan trọng.

VND

: Đồng Việt Nam.


WB

: World Bank – Ngân hàng thế giới

WTO

: World Trade Organization – Tổ chức Thương
mại Thế giới.

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................26
Bảng 2.1: Chi tiết thu nhập của BIDV Phú Quốc, 2012 - 2015 ....................................47
Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của BIDV Phú Quốc, ..........60
2012 - 2015....................................................................................................................60
Bảng 2.3: Thị phần dư nợ tín dụng tại địa bàn Phú Quốc, 2012 – 2015 .......................60
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của BIDV Phú Quốc, 2012 - 2015 ....61
Bảng 2.5: Thị phần huy động vốn tại Phú Quốc, 2012 – 2015 .....................................61
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu của BIDV Phú Quốc, 2012 - 2015 ...................................66
Bảng 2.7: Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng .............................66
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của ngân hàng ..............................................................................................68
Bảng 2.9: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố quy mô chi nhánh ...69
ngân hàng tại Phú Quốc.................................................................................................69
Bảng 2.10: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố mạng lưới phòng
giao dịch. .......................................................................................................................70
Bảng 2.11: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố chính sách đãi ngộ,

đào tạo và phát triển. .....................................................................................................70
Bảng 2.12: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố năng lực quản lý
điều hành........................................................................................................................71
Bảng 2.13: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố công nghệ .............71
thông tin. ........................................................................................................................71
Bảng 2.14: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố Năng lực ...............72
tài chính .........................................................................................................................72
Bảng 2.15: Điểm số trung bình của các chuyên gia đối với yếu tố khả năng phát triển,
đa dạng sản phẩm dịch vụ .............................................................................................72
Bảng 2.16: Điểm số trung bình của các đối tượng bên ngoài ngân hàng đối với yếu tố
uy tín thương hiệu..........................................................................................................72
Bảng 2.17: Điểm số trung bình của các đối tượng bên ngoài ngân hàng đối với yếu tố
chất lượng sản phẩm dịch vụ. ........................................................................................73
Bảng 2.18: Điểm số trung bình của các đối tượng bên ngoài ngân hàng đối với yếu tố
mạng lưới các điểm giao dịch tự động ATM, POS .......................................................73
x


Bảng 2.19: Điểm số trung bình của các đối tượng bên ngoài ngân hàng đối với yếu tố
khả năng cạnh tranh về lãi suất, phí ..............................................................................74
Bảng 2.20: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của ngân hàng ...............................................75

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô ................................................................16
Hình 1.2. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ...................................31
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Phú Quốc .................................46


xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu
BIDV Phú Quốc là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, là chi nhánh mới được thành lập (nâng cấp từ Phòng giao dịch). BIDV đã
hiện diện tại địa bàn huyện đảo Phú Quốc từ năm 2001, với quy mô mạng lưới phân bố
ở các khu dân cư đông đúc như: thị trấn Dương Đông, An Thới. BIDV Chi nhánh Phú
Quốc nhiều năm liền hoạt động có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát
triển chung của toàn hệ thống BIDV và sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất
là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt
(có 11 ngân hàng lớn tại Phú Quốc) trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một thách
thức to lớn đối với BIDV Phú Quốc. Vì vậy, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Quốc là một vấn đề cấp
thiết để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của BIDV Phú Quốc và các đối thủ cạnh tranh
trên địa bàn. Từ đó, đưa ra những biện pháp phù hợp để BIDV Phú Quốc hoạt động
ngày càng hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc.
Thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc trong mối quan hệ
so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại địa bàn Phú Quốc.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho BIDV Phú Quốc.
3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp tổng hợp tài
liệu và hệ thống hóa cơ sở lý luận; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê,
so sánh và tổng hợp số liệu. Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng thông qua khảo sát,
thăm dò đối với khách hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng.
4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết, lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các

chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc trong thời điểm hiện nay,
làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho Ban lãnh đạo BIDV Phú Quốc và các tổ chức, cá
nhân khác có nhu cầu nghiên cứu thêm.
xiii


Kết quả nghiên cứu qua phân tích thống kê, khảo sát ý kiến các chuyên gia,
khách hàng, tác giả đề xuất 02 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh tại BIDV Phú Quốc.
5. Kết luận
Từ nghiên cứu đã tìm ra được những điểm mạnh của BIDV Phú Quốc là: uy tín
thương hiệu, năng lực tài chính mạnh, mạng lưới rộng khắp, tiên phong trong công
nghệ thông tin, có chính sách đào tạo, đãi ngộ tốt và những điểm yếu là: chi phí hoạt
động cao, khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động có chất lượng.
Từ những nghiên cứu trên giúp cho tác giả có thêm những kiến thức về cạnh
tranh trong ngành ngân hàng và sẽ ứng dụng vào công tác chuyên môn tại đơn vị.
6. Từ khóa
Năng lực cạnh tranh, BIDV Phú Quốc, ngân hàng thương mại.

xiv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh lĩnh vực ngân hàng ở nước ta hiện nay đang đứng trước những
thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cơ chế kinh
tế thị trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tính cạnh tranh trên thị trường
ngày càng khốc liệt, các ngân hàng mới ra đời ngày càng nhiều, do đó ngân hàng luôn

đặt ra những chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và hành động cụ thể để có thể đứng vững
trên thương trường. Muốn đạt được điều đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân
hàng là một yêu cầu tất yếu.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các ngân hàng phải đổi mới
một cách toàn diện trong mọi hoạt động kinh doanh của mình như: nâng cao khả năng
quản trị điều hành, chất lượng phục vụ khách hàng, cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm,
mở rộng mạng lưới bán hàng, đổi mới công nghệ, thu hút nhân tài…nhằm chiếm lĩnh
thị phần trên địa bàn.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là Ngân hàng thương
mại Nhà nước hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng. Quá trình hình thành và phát triển trong suốt
gần 59 năm, BIDV đã có một hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với 182 Chi
nhánh cấp I, 799 Phòng Giao dịch, 1.823 ATM, 25.432 POS, gần 24.000 cán bộ, nhân
viên, và có tổng tài sản 850.670 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư 804.037 tỷ
đồng, trong đó dư nợ tín dụng 622.556, tổng nguồn vốn huy động 790.580 tỷ đồng,
vốn điều lệ 34.187 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.473 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,68% (số
liệu đến 31/12/2015). Với qui mô họat động vừa nêu, chứng tỏ BIDV đã đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Để có thể tồn tại và phát triển vững chắc trong
sự cạnh tranh khốc liệt của 96 ngân hàng hiện nay đang họat động trên lãnh thổ Việt
Nam và có thể vươn lên vị trí hàng đầu thì từng đơn vị thành viên của BIDV phải biết
tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có và cố gắng hạn chế tối đa những điểm yếu của
mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn được giao.
Tại địa bàn huyện đảo Phú Quốc, tính đến thời điểm hiện tại đã có 11 Chi nhánh,
phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động. Điều này
cho thấy sự cạnh tranh sẽ diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng nhằm tìm kiếm, xác
lập và phát triển thị phần. BIDV Chi nhánh Phú Quốc mới được thành lập (nâng cấp từ
1


Phòng giao dịch) cho nên BIDV đã hiện diện tại địa bàn huyện đảo Phú Quốc từ năm

2001, với quy mô mạng lưới phân bố ở các khu dân cư đông đúc trên đảo như: thị trấn
Dương Đông, An Thới. BIDV Chi nhánh Phú Quốc (hay Phòng giao dịch trước đây)
nhiều năm liền hoạt động có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển
chung của toàn hệ thống BIDV và sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là
lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt
trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một thách thức to lớn đối với BIDV Chi
nhánh Phú Quốc.
Qua quá trình công tác tại BIDV Chi nhánh Phú Quốc, với nhận thức được tính
cấp thiết của vấn đề nêu trên đối với công việc của bản than ở hiện tại và tương lai, tôi
đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Quốc” để làm Luận văn
Thạc sỹ của mình.
Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của một đơn vị sản xuất kinh doanh là
một chủ đề nghiên cứu tiêu biểu, truyền thống của chuyên ngành QTKD. Hiện có một
số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng ở bậc thạc sỹ như: Nguyễn Phong
Thiên (2014), Hoàng Minh Thắng (2015), Nguyễn Văn Dương (2012), Nguyễn Mậu
Trừ (2012),…. Tuy nhiên, tại BIDV Phú Quốc, hiện vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu
về chủ đề này. Do đó, tác giả kỳ vọng công trình nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian
tới. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho Ban lãnh đạo Ngân hàng và các tổ chức, cá
nhân khác có nhu cầu nghiên cứu thêm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của BIDV Phú Quốc trong mối
quan hệ với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh trong tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh BIDV Phú Quốc.
Thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc so với các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp tại địa bàn Phú Quốc.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho BIDV Phú Quốc.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc.
Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và thời gian
từ năm 2012 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp số liệu. Nghiên cứu tâm lý người tiêu
dùng thông qua khảo sát, thăm dò đối với khách hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực
ngân hàng.
4.1 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin.
- Đối với thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp, bao gồm các số liệu về tài
chính, về hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV Phú Quốc hay của Ngành ngân
hàng, các thông tin về xã hội, môi trường sẽ được thu thập thông qua các báo cáo, các
tài liệu khác như: sách báo, tạp chí thống kê, tạp chí ngân hàng, tài liệu Đại Hội đồng
cổ đông của BIDV, báo cáo kinh doanh của BIDV Phú Quốc, các trang web về ngân
hàng

như:

/>
www.sbv.gov.vn;

thoibaonganhang.vn

;



- Đối với thông tin sơ cấp: Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều
tra trực tiếp. Cụ thể là thông qua phỏng vấn đối với một số chuyên viên, lãnh đạo
trưởng, phó phòng của BIDV Phú Quốc, khách hàng của BIDV.
Phương pháp xử lý thông tin
- Đối với thông tin thứ cấp: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, tổng
hợp và tính toán số liệu.
- Đối với thông tin sơ cấp:
Thông tin thu thập từ điều tra khách hàng: Sau khi thu thập số liệu điều tra,
loại bỏ các phiếu điều tra không hợp lệ, dùng phương pháp tổng hợp số liệu và rút ra
kết luận.
Thông tin thu thập được từ ý kiến của các chuyên gia: Tổng hợp số liệu thu
thập được, sau đó tính điểm số trung bình tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và rút ra
kết luận.
4.2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
4.2.1 Xây dựng nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
3


Để đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc, tác giả xây dựng khung
đánh giá năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng trên địa bàn. Tiếp theo, tác giả chia
khung đánh giá này thành hai nhóm: (1) nhóm các chỉ tiêu dành cho các chuyên gia
bên trong ngân hàng; và (2) nhóm các chỉ tiêu dành cho các đối tượng bên ngoài ngân
hàng.
(1)

Nhóm các chỉ tiêu dành cho các chuyên gia bên trong ngân hàng bao gồm:

- Qui mô doanh nghiệp;
- Mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn;

- Chính sách đãi ngộ, đào tạo & phát triển;
- Khả năng quản lý điều hành;
- Công nghệ thông tin;
- Năng lực tài chính;
- Khả năng phát triển, đa dạng sản phẩm dịch vụ;
(2)

Nhóm các chỉ tiêu dành cho các đối tượng bên ngoài ngân hàng bao gồm:

-

Uy tín thương hiệu;

-

Chất lượng sản phẩm dịch vụ;

-

Hệ thống các điểm giao dịch tự động ATM, POS;

-

Khả năng đa dạng của sản phẩm dịch vụ;

-

Khả năng cạnh tranh về lãi suất, phí;

4.2.2. Lấy ý kiến của chuyên gia và khách hàng

4.2.2.1. Lấy ý kiến của chuyên gia bên trong ngân hàng
a. Đối tượng điều tra :
Bao gồm trưởng, phó các phòng Khách hàng, trưởng phòng Giao dịch khách
hàng, Phòng Quản trị Tín dụng và một số chuyên viên quản lý khách hàng...tổng cộng:
10 người.
b. Nội dung điều tra:
- Đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành ngân hàng.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh trên địa
bàn Phú Quốc... các chỉ tiêu đánh giá bao gồm 7 chỉ tiêu: (1): Quy mô doanh nghiệp;
(2): Mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn; (3): Chính sách đãi ngộ, đào tạo &

4


phát triển; (4): Khả năng quản lý điều hành; (5): Công nghệ thông tin; (6): Năng lực tài
chính; (7): Khả năng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm
c, Phương pháp điều tra: tác giả thiết kế bảng câu hỏi và gửi cho các chuyên gia.
Các chuyên gia sẽ đánh giá và cho điểm từ 1 đến 5 cho từng chỉ tiêu.
4.2.2.2. Lấy ý kiến của các đối tượng bên ngoài ngân hàng
a, Đối tượng điều tra : Bao gồm 100 khách hàng trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Như vậy, tổng số mẫu được chọn là 100 mẫu theo phương pháp chọn thuận tiện.
b. Nội dung điều tra : Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc so với
các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Phú Quốc; các chỉ tiêu đánh giá bao gồm 5 chỉ
tiêu sau: (1): Uy tín thương hiệu; (2): Chất lượng sản phẩm dịch vụ; (3): Hệ thống các
điểm giao dịch tự động ATM, POS; (4): Khả năng cạnh tranh về lãi suất, phí.
c, Phương pháp điều tra: tác giả thiết kế bảng câu hỏi và gửi cho khách hàng kết
hợp phỏng vấn trực tiếp để đánh giá và cho điểm từ 1 đến 5 cho từng chỉ tiêu.
4.2.3. Công cụ phục vụ cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh
- Sử dụng lý thuyết về năng lực cạnh tranh và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của

Micheal Porter.
- Sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đánh giá và so sánh năng
lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc so với các đối thủ cạnh tranh; trên cơ sở đó đề ra
các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
5. Tình hình nghiên cứu
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh, mức độ tín nhiệm tín
dụng…của hệ thống các ngân hàng trên thế giới đã được nghiên cứu một cách cơ bản,
với hệ thống các tiêu chí đánh giá, xếp hạng một cách khoa học và được công nhận
rộng rãi. Tiêu biểu là ba công ty đánh giá tín dụng lớn nhất thế giới hiện nay (xét về
phị phần) là các công ty Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch Group. S&P và
Moody’s có trụ sở ở Mỹ, Fitch có trụ sở tại Mỹ và Anh và do FIMALAC của Pháp
kiểm soát. Các tổ chức này dựa vào các số liệu công bố để đánh giá mức độ tín nhiệm,
cũng như năng lực cạnh tranh của Khối liên minh tài chính (EU), quốc gia và các tổ
chức tín dụng. Dựa vào các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá của các tổ chức trên hoàn
toàn có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm tín dụng cũng như năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
5


5.2. Tình tình nghiên cứu trong nước
Liên quan đến các vấn đề về năng lực cạnh tranh, việc xếp hạng tín nhiệm của
các ngân hàng thương mại thời gian gần đây được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm.
Trong đó “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2014” là số thứ 5, đây
là công trình của tập thể các nhà nghiên cứu kinh tế đầu ngành thuộc các trường Đại
học Kinh tế Quốc Dân, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại Thương và các nhà ứng
dụng toán học thuộc Hội Ứng dụng Toán học Việt Nam và CTCP Xếp hạng tín nhiệm
Doanh nghiệp Việt Nam (CRV). Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ
công bố “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2014” với sự tham dự của
các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các doanh

nghiệp lớn, các định chế tài chính và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí trong cả
nước. Tại lễ công bố, ban tổ chức trao chứng nhận xếp hạng tín nhiệm cho một số
doanh nghiệp tiêu biểu.Tất cả các ngân hàng thương mại đều được đánh giá chỉ số
năng lực cạnh tranh tại Hội nghị này.
Năng lực cạnh tranh của NHTM đã được nghiên cứu trong các luận án tiến sỹ
của các tác giả như: Trịnh Quốc Trung (2004), “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh và hội nhập của các NHTM đến năm 2010”, Luận án tiến sỹ kinh tế Đoàn Đỉnh
Lâm (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP ở TP Hồ Chí Minh
trong xu thế hội nhập”, ….. Các nghiên cứu đã hệ thống khá rõ ràng cơ sở lý luận về
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, mục tiêu của các nghiên cứu nhằm
đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh đối với NHTM, về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu
đã phân tích đánh giá dựa vào các tiêu chí về năng lực tài chính, năng lực hoạt động,
năng lực quản lý và công nghệ.
Thời gian gần đây, nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các NHTM và chi
nhánh NHTM là đề tài khá phổ biến của các luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Nha
Trang. Cụ thể như: Nguyễn Phong Thiên (2014), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Kiên Giang”; Hoàng
Đại Trung (2014), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Khánh Hòa”, Nguyễn Văn Dương (2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Nha Trang”, Nguyễn Mậu Trừ
(2012), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
6


nông thôn – Chi nhánh Khánh Hoà, …. Các luận văn đã nêu tính cấp thiết của việc
phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, cũng như hệ thống hóa cơ sở lý
luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM.
Nghiên cứu của Đào Tấn Đạt (2013) đã thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Khánh Hòa". Đây là nghiên cứu về năng

lực cạnh tranh của CN Ngân hàng Kiên Long tại Khánh Hòa. Tác giả nghiên cứu cơ sở
lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung; (ii) phân tích thực trạng kinh
doanh của Ngân hàng Kiên Long - chi nhánh Khánh Hòa trên phạm vi tỉnh Khánh
Hòa; (iii) sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng khung chỉ tiêu đánh giá năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long - chi nhánh Khánh Hòa so với các đối thủ
trực tiếp như Ngân hàng Nam Á, ngân hàng An Bình, ngân hàng SHB,… (Gồm 11
yếu tố) như sau:
* Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kiên Long
- CN Khánh Hòa
Tiêu chí

Trọng số

1. Năng lực tài chính

0,08

2. Phát triển mạng lưới

0,10

3. Hiệu quả hoạt động

0,09

4. Đa dạng sản phẩm, dịch vụ

0,09

5. Hình ảnh thương hiệu


0,09

6. Năng lực quản trị, điều hành

0,10

7. Chất lượng nguồn nhân lực

0,10

8. Giá cả sản phẩm, dịch vụ

0,08

9. Chất lượng dịch vụ

0,09

10. Hệ thống thông tin khách hàng

0,09

11. Khả năng ứng dụng công nghệ

0,09

Tổng cộng

1,00


Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2012) đã thực hiện đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Nha Trang”. Nghiên cứu tiến
hành đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank – chi nhánh Nha Trang bằng mô
hình hình ảnh cạnh tranh SWOT; đồng thời tiến hành phân tích năng lực cạnh tranh
7


của Vietcombank – chi nhánh Nha Trang so với các đối thủ khác trên địa bàn thông
qua: năng lực tài chính, khả năng sinh lời và hệ số CAR, thị phần hoạt động, tính đa
dạng của sản phẩm, năng lực công nghệ, chất lượng nhân sự, các yếu tố khác. Nghiên
cứu đã chỉ ra ba vấn đề cốt lõi trong khả năng cạnh tranh của các ngân hàng đó là
thương hiệu, nguồn nhân lực và chính sách giá cả. Điểm mạnh của Vietcombank là
nguồn nhân lực có trình độ cao, có chuyên môn tốt, hệ thống mạng lưới rộng khắp và
thương hiệu mạnh đã thu hút được khách hàng; công nghệ thông tin đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng cũng. Tuy nhiên điểm yếu của Vietcombank là vấn đề maketing
chưa được chú ý tương xứng; sản phẩm chưa được đa dạng và tiện ích theo xu hướng
thị trường. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vietcombank – chi nhánh Nha Trang: tăng cường hoạt động maketing, nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, …
Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Trừ (2012) đã thực hiện đề tài “Nâng cao khả năng
cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Khánh
Hòa". Nghiên cứu này dùng phương pháp phân tích, so sánh và ý kiến chuyên gia và
sử dụng mô hình SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNo – chi nhánh
Khánh Hòa. Nghiên cứu này đã làm rõ điểm mạnh của NHNo – chi nhánh Khánh Hòa:
là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên có năng lực tài chính vững mạnh; tính thanh
khoản cao; ưu thế về việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ; ưu thế tiếp cận với các doanh
nghiệp lớn, mạng lưới kênh phân phối nhiều và phủ rộng, lợi thế về thương hiệu là
ngân hàng của nhà nước nên được khách hàng tín nhiệm… Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng chỉ ra một số diểm yếu của NHNo – chi nhánh Khánh Hòa đó là: Đội ngũ nhân

sự còn nhiều hạn chế về năng lực; cơ chế điều hành quản lý còn mang cơ chế nhà nước
thiếu linh hoạt và chưa hướng tới mục tiêu là khách hàng; cơ chế kiểm soát, phê duyệt
cấp tín dụng chưa được chặt chẽ dẫn đến nợ xấu tăng cao; cấp quản lý chưa có tầm
nhìn để đưa ra các chiến lược trung và dài hạn, mới dừng lại ở việc lập kế hoạch kinh
doanh ngắn hạn…
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, đánh giá các tiêu chí như năng
lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản lý, công nghệ và khả năng cung ứng
sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, bằng phương pháp chuyên gia, các nghiên
cứu đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá, so sánh khả năng cạnh tranh
của một số chi nhánh NHTM tại địa bàn như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương
8


(Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) … với các NHTM khác.
Theo cập nhật của tác giả, cho đến nay đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú
Quốc” chưa từng được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước đây.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận
Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết, lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các chỉ
tiêu đo lường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
- Về mặt thực tiển
Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc trong thời điểm hiện nay,
làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho Ban lãnh đạo BIDV Phú Quốc và các tổ chức, cá
nhân khác có nhu cầu nghiên cứu thêm.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,... Kết cấu của
luận văn bao gồm 03 chương được trình bày như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại. Chương này trình bày những cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, bao gồm: các
khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh; các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại; các yếu tố tạo nên năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân
hàng thương mại; công cụ phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại;
các nghiên cứu trước liên quan đến luận văn; và ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc. Chương
này, trình bày tổng quan về ngân hàng BIDV Phú Quốc, các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc, thực trạng các yếu tố tạo nên năng lực cạnh
tranh của BIDV Phú Quốc, đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc so với
đối thủ cạnh tranh tại thị trường Phú Quốc.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Phú Quốc.
Chương này trình bày hai nhóm giải pháp chủ yếu được áp dụng là: nhóm giải pháp

9


duy trì và phát huy những năng lực cốt lõi, nhóm giải pháp hạn chế những điểm yếu,
bất lợi của đơn vị.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý thuyết về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm Cạnh tranh (Competition)
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói
riêng cũng đều không tránh khỏi quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật tất yếu,

xảy ra trong suốt quá trình vận động của các tổ chức, doanh nghiệp,… Tùy theo đối
tượng nghiên cứu, cạnh tranh được định nghĩa khác nhau. Khái niệm cạnh tranh được
sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành và quốc gia hoặc thậm chí cả khu vực
liên quốc gia. Do vậy, tùy vào đối tượng nghiên cứu mà ta có khái niệm về cạnh tranh
khác nhau.
Ở phạm vi doanh nghiệp, P.Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự kình địch
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.[7]
Chú trọng hơn đến tính chất cạnh tranh và phương pháp cạnh tranh, Giáo sư Tôn Thất
Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành
mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho khách
hàng những giá trị gia tăng cao hơn, mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ
không phải đối thủ của mình”.[8]
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực
cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực
cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm và dịch vụ…Ở luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong ngành.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ
thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị

11


×