Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng giao tiếp (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.98 KB, 10 trang )

Câu 1: phân tích câu nói: “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng xữ ngày
nay.

BÀI LÀM
Trong cuộc sống hàng ngày lời nói là phương tiện giao tiếp của con
người, nhằm trao đổi thông tin và tình cảm với nhau. Từ xa xưa ông bà
ta thường nói rằng:
“lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hay: “học ăn, học nói, học gói, học mỡ”
Mà ở đây, điển hình là câu nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong
giao tiếp ứng xữ. Giờ đây, đã được Bill Mcfarlan viết thành sách. Uốn
lưỡi bảy lần trước khi nói sẽ đem lại những giá trị hữu ích và hiệu quả
để bạn cải thiện những kỹ năng giao tiếp và giúp bạn mở rộng thêm các
mối quan hệ trong công việc học tập cũng như trong cuộc sống.
Từ xa xưa chúng ta, đã được nghe ông bà ta hay nói “ uốn lưỡi bảy
lần trước khi nói”, dần dần câu nói ấy đã đi vào cửa miệng của mỗi
người, dần dần đi vào cuộc sống. Câu nói là một lời nhắc nhở, khuyên
răng dạy bảo là cả một kinh nghiệm già giặn trong giao tiếp đó là xu
thuế của ông bà ta ngày xưa. Bởi chính họ rất am hiểu và rất sợ cái lưỡi
không xương của miệng đời, cũng chính vì nó không xương nên nó mới
lắt léo. Nó uốn như thế nào mà chả được, muốn uốn xui thì uốn, uốn
ngược thì uốn. Bản thân những người miệng lưỡi không xương, một khi
họ có tình cảm với một ai đó, họ sẽ uốn người đó theo kiểu vuốt ve.
Những người này họ sống họ chỉ nghĩ đến quyền lợi, gió chiều nay bay
theo chiều đó, sống theo kiểu nịnh bợ, ai có lợi ích thì họ uốn, dù cách
hành xử của người kia không biết là có sai trái hay không họ cũng uốn,
ca ngợi một cách tốt đẹp. Trong cuộc sống có mặt này cũng phải có mặt
khác, những người miệng lưỡi không xương một khi họ có tình cảm với
một ai đó thì họ sẵn sang ca tụng người kia vô điều kiện. Ngược lại, khi
họ ghét một ai đó thì họ sẽ uốn theo kiểu đâm thọc, nói xấu, mắng nhiếc,


nhục mạ người khác, đau đớn hơn là còn bị trù rũa. Nghĩa là bằng mọi
cách phải dìm người đó đến chết. Đồng tiền còn có hai mặt, huống hồ gì
lưỡi không xương, nó như con dao hai lưỡi kề sát vào cổ người ta một
cách tàn hình. Câu nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” không hẳn được
hiểu với nghĩa đên như thế thật ra có rất nhiều cách hiểu, chỉ là quan
trọng bạn đứng ở vị trí nào để hiểu nghĩa của nó. Thật ra, trong cuộc
sống ngày nay không phải ai cũng uốn lưỡi bảy lần trước khi nói . Nếu
chúng ta hiểu theo nghĩ đen như trên thì thật ra không có gì để giải
thích hết vì nó là điều hiển nhiên nó tồn tại trong cuộc sống của chúng
ta. Vậy câu nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” đem lại lợi ích gì và ý


nghĩa gì? Có ai đã uốn lưỡi bảy lần trước khi nói chưa, không, không có
ai cả, vì khi uốn chỉ khổ cho cái lưỡi của họ thôi. Ở đây, không phải hiểu
theo nghĩa như vậy, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói chính là nói đên hình
thúc giao tiếp, ứng xử của con người là khi nói phải biết nhìn trước,
nhìn sau, liếc ngang, liếc dọc, đặc biệt là suy nghĩ thật kĩ trước khi mình
muốn nói điều gì. Bổng dưng, tôi nhớ đến câu nói của cha ông ta ngày
xưa hay dặn chúng ta:
“lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Ông cha ta hay nói, lời nói không mất tiền mua, nên trước khi nói hay
làm một điều gì đó phải biết ngó trước dòm sau, suy nghĩ thật kĩ rồi hãy
nói. Vì một khi nói ra rồi chúng ta không thể nào rút lại được cũng như
ly nước hất đi rồi không lấy lại được. Cũng như lời cổ nhân ta ngày
trước có dạy phải biết nhìn lên, nhìn xuống, nhìn bốn phía rồi nhìn
ngang. Đó là cách suy tư giống như con sô 7 vì con số bảy gồm có:
thượng, hạ, đông, tây, nam, bắc và dấu gạch ngang than hình của nó.
Điều này có nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ trước khi nói một
vấn đề nào đó. Ở đây, nhìn lên nghĩa là lời nói không để cho xúc phạm

với các bậc trưởng thượng. Nhìn xuống thì nói năng không nên làm khổ
người khác thấp dưới mình như ông bà cha mẹ không nên mắng chửi
rủa con cái nặng lời. Nhìn ngó bốn bên là lời nói không gây ra độc địa
cho người khác và cuối cùng là nhìn ngang khi phát ngôn một khi phát
ra lời nói thì phải suy nghĩ, phải biết giữ hòa khí đừng vì lời nói mà
đánh mất tình cảm và mất lòng với những người cùng đồng hành gắn
bó với bạn. Đó là cách nhìn nhận của ông bà ta ngày xưa theo cách dạy
của cố nhân, dạy làm thế nào để uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, Đó là lời
nói không làm ảnh hưởng, cũng không gây tổn hại cho ai. Chúng ta nên
sử dụng lời nói để giao tiêp với con người với mục đích gắn kết con
người lại với nhau. Mặc khác trong cách giao tiếp ứng xử ngày nay câu
nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” có lẻ không còn phổ biến như trước
kia nữa. Không phải, bây giờ ai ai cũng uốn lưỡi bảy lần trước khi nói,
đều đó chỉ xuất hiện ở một số người thôi mà câu cửa miệng người ta hay
nói nhưng cũng mang một ý nghĩa chung đó là:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hoặc “Chim kêu nói tiếng rãnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Hay “họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”
Ý câu này là một lời nói hưng nhà lợi nước, cũng một câu nói mà nước
mất nhà tan. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của lời nói. Làm thế


nào để phát ngôn tốt, giao tiếp ứng xử tốt điều đó có lẻ là phụ thuộc vào
bản thân của mỗi người. Đều quan trọng là chúng ta hiểu và nhìn nhận
như thế nào về ý nghĩa của câu nói đó. Khổng tử nói rằng: “nếu bạn
không hiểu được sức mạnh của ngôn từ, bạn chưa hiểu được sức mạnh
của con người”. Ngôn từ có sức mạnh rất lớn và khó lường. Sử dụng
hợp lí và uyển chuyển sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn trên đường đời còn cẩu

thả và bất cần sẽ khiến nó quay lại làm khó chính chủ nhân nó”. Vậy
uốn lưỡi bảy lần trước khi nói trong giao tiếp ứng xữ ngày nay có ý
nghĩa như thế nào? Câu nói đó nhằm mục đích gì? Có lẻ chính bản than
chúng ta phải tự đi tìm câu trả lời, mà câu trả lời là ở chính bản than
chúng ta nhìn nhận nó như thế nào. Riêng bản thân tôi giao tiếp là một
phần quan trọng trong cuộc sống, muốn làm việc tốt quan trọng là phải
biết cách giao tiếp với người khác như thế nào để lại ân tượng tốt trong
mắt người khác. Giờ đây, lời nói là một phần trong cuộc sống mỗi
người, nó là phương tiện quan trọng giúp con người giao tiếp nhằm trao
đổi thông tin với nhau. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày không phải ai
cũng thế, họ sẽ nghĩ phải giao tiếp như thế nào, nói như thế nào mới vừa
lòng mọi người, để tạo sự gần gũi trong khi giao tiếp. Dù lúc đầu có
khoảng cách nhưng khoảng cách đó chỉ là nhất thời. Trong xã hội ngày
nay đòi hỏi con người giao tiếp phải có văn hóa, có lịch sự, giao tiếp dựa
trên sự bình đẳng và tôn trọng người khác. Nếu bạn khó khăn trong
giao tiếp thì bạn hãy tìm đọc cuốn sách “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
của Bill Mcfarlan sẽ đưa ra những phương thức giao tiếp và giúp bạn
mở rộng thêm các mối quan hệ trong công việc cũng như trong cuộc
sống. Bạn sẽ thấy bạn sẽ khác, bạn sẽ hiệu quả hơn như thế nào khi bạn
giao tiếp ứng xử với người khác, bạn sẽ không còn e dè phải suy nghĩ
làm thế nào để vừa lòng người khác. Bạn hãy nghĩ rằng bản thân mình
là ai đều đó không quan trọng, chỉ cần bạn có muốn làm thế nào để loại
bỏ những chướng ngại, những lỗi lầm trong giao tiếp và ứng xử không?
Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi con người cần phải
khôn khéo khi nói hoặc làm. Vì mọi lời nói và hành động của bạn người
khác có thể đánh giá con người bạn. Dù bạn là một người tốt nhưng ăn
nói không ra làm sao thì trong mắt của họ sẽ đánh giá bạn không ra làm
sao cả và họ không muốn kết bạn và làm việc cùng bạn. Cũng chính vì
điều đó hãy thận trọng suy nghĩ thật kĩ trước khi mở lời. Hoặc bạn có
thể trao dồi những kinh nghiệm, những kỹ năng giao tiếp trong cuộc

sống thì uốn lưỡi bảy lần trước khi nói rất đáng để bạn bổ sung trong
cuộc sống của bạn. Qua đó, nó sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn với những sai
lầm tương tự mà bạn vấp phải. Trong lời nói cũng như bạn bè, người
thân, gia đình bạn sẽ trở nên thận trọng hơn trong khi nói. Bạn sẽ trở


nên nhạy cảm, cẩn thận hơn để từng lời nói có sức ảnh hưởng đến mong
muốn của bạn. Ta nhận thấy rằng lời nói là phương tiện để con người
giao tiếp ứng xử với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hằng ngày con người phải thường xuyên dung ngôn
ngữ để nói, để giao tiếp, để ứng xử. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo
dựng hiệu quả trong giao tiếp. Ngày nay thật khó để diễn tả được. là
một sinh viên khi được học bộ môn kỹ năng mềm, tôi đã học được
những kỹ năng cơ bản trong khi giao tiếp trong cuộc sống như thế nào
đem lại hiệu quả tốt cho bạn và người khác.
Sau khi được học môn kỹ năng ứng xử đã giúp tôi có thêm được
nhiều kiến thức nhằm trang bị cho tương lai. Đồng thời giúp tôi có thêm
những kỹ năng ứng xử như thế nào là khéo léo mà trước nay tôi chưa
có. Có lẻ câu nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng xử
ngày xưa và ngày nay đều có nghĩa cố định quan trọng bạn hiểu và nhìn
nhận nó như thế nào. Câu nói này giúp tôi có suy nghĩ khác đi, trong
cuộc sống không phải cái gì cũng có thể nói, phải biết rằng điều gì nên
nói và cái gì không nên nói. Qua đó, tôi học được những giá trị bổ ích từ
thầy một người luôn truyền lửa cho sinh viên, cũng nhờ cách truyền đạt
của thầy sẽ giúp cho tôi hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp còn yếu
kém. Đồng thời nó giúp tôi mở rộng thêm các mối quan hệ với mọi
người.
Câu 2: làm thế nào để gây thiện cảm tích cực tốt với đối tác khi lần đầu gặp gỡ để
trao đổi công việc.
TRẢ LỜI: Cách để gây thiện cảm tích cực tốt với đối tác khi gặp gỡ để trao đổi công

việc.
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của bạn và đối tác, bạn sẽ lo lắng và sẽ tự đặt câu hỏi làm sao
để gây được thiện cảm với người khác, làm sao để họ lắng nghe mình nói, rất nhiều câu
hỏi làm sao, mà bạn muốn hỏi?. sau đây làm một số cách để giúp bạn gây được thiện cảm
với người khác.
- Bạn hãy thành thật chú ý tới họ. Nếu bạn thành thật quan tâm họ thì chỉ trong vòng 2 tháng
bạn sẽ có rất nhiều bạn thân. Điều đó tuyệt vời hơn hẳn việc bạn cứ chạy theo và níu kéo người
khác quan tâm bạn trong suốt 2 năm trời. Hãy nhớ tên người đối thoại. Cái tên của người ta
chính là âm thanh êm đềm nhất, quan trọng hơn bất cứ âm thanh nào khác. Hãy luôn giữ nụ
cười trên môi. Nụ cười không làm nghèo người cho đi nó mà lại làm giàu có cho người đươc
nhận lấy nó. Hãy biết lắng nghe người khác nói và khuyến khích họ nói về chính họ. Hãy đặt
những câu hỏi mà họ thích thú trả lời. Hãy thành thật làm cho họ thấy rằng: họ quan trọng đối với
bạn.
- Bạn đừng ham tranh luận. Hãy để tất cả mọi người thắng ta trong những cuộc tranh luận nho
nhỏ. Hãy trọng ý kiến người khác và đừng bao giờ nói họ lầm. Muốn thuyết phục người khác thì


bạn phải lập luận một cách khéo léo lắm, tế nhị lắm, đừng cho người ta đoán được bạn đang
chứng minh bạn đúng và họ thì sai. Hãy để họ tin rắng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến
của họ. Hãy ôn tồn và ngọt ngào với họ. Hãy chứng minh rằng bạn là người bạn thành thật của
họ, lời nói ngọt ngào của bạn sẽ chiếm lĩnh trái tim họ, và không lâu, không xa, bạn sẽ chiếm lĩnh
được cả lí trí của họ. Hãy bắt đầu từ những câu hỏi dễ. Hãy để cho họ phải đáp rằng ” phải ”
ngay từ đầu câu chuyện. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác và xem xét sự việc một cách
thành thật. Hãy để cho người ta nói thỏa thích. Hãy để cho họ trút hết bầu tâm sự, sau đó thì họ
mới nghe bạn nói. Hãy tỏ ra bạn vô cùng thiện cảm đối với những ước vọng của họ. Nếu bạn
lầm lỗi, hãy nhận lỗi ngay. Nếu phản kháng thì cũng không được điều gì, hãy nhường nhịn bạn
sẽ được nhiều hơn cái mà bạn có. Cuối cùng, bạn nên khiêu khích họ. Làm cho họ trỗi dậy lòng
ganh đua cao thượng, mỗi ngày mỗi tiến và thắng cả chính bản thân họ.
- Làm sao để sửa tính người khác mà vẫn không làm họ giận dữ, phật ý: Trước khi phê bình hãy
cho họ họ vài lời khen. Điều này cũng giống như trước khi cạo râu toa một lớp xà bông cho đỡ

rát. Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự nhận lấy khuyết điểm của mình. Khi phê bình hãy giữ thể
diện cho người khác. Đừng ra lệnh, hãy dùng câu hỏi khuyên bảo ngưởi khác. Hãy thành thật
công nhận những tiến bộ của họ, khen ngợi để họ tiếp tục phát huy.

- Trong giao tiếp không đơn thuần chỉ là nói chuyện xả giao mà nói còn mang tính chất
thành công của bạn trong công việc. Để cuộc giao tiếp của bạn mang lại hiệu quả bạn cần
phải làm cho người giao tiếp thoải mái, hài lòng, hiểu và lắng nghe bạn.
- Yếu tố đầu tiên để thành công trong giao tiếp – ứng xử chính là hiểu được bản thân mình
mong muốn điều gì và người đối thoại cần gì. Khi biết được bản thân cần điều gì bạn mới có
thể khởi đầu vấn đề mình cần nói tới và một khi hiểu đối phương muốn gì bạn mới có thể đưa
ra những ứng xử đúng đắn. Muốn có được thành công cần phải: biết mình, biết người, đồng
thời cần biết thời đại, biết điểm dừng, biết thế nào là đủ, biết được căn nguyên và biết sợ
mình và biết cách “nhẫn”, biết ứng phó.
- Ấn tượng đầu tiên: Bạn tạo ra là yếu tố rất quan trọng quyết định người khác có thiện

cảm với bạn hay không. Khi có ấn tượng tốt với bạn ngay từ đầu, mọi người có xu hướng
đánh giá bạn là tốt, và bạn có ngay cơ hội kết nối với họ. Ngược lại nếu ấn tượng ấy
không tốt, họ sẽ không dành thiện chí cho bạn.- Quan tâm vẻ bề ngoài: Trang phục là thông điệp không lời, ăn mặc cũng là cách để
bạn chuyển tải thông tin. Chính vì thế, trước khi ra ngoài bạn nên để ý đến trang
phục, trang sức hay nước hoa của mình. Không ai muốn tiếp xúc với một người
ăn mặc xuề xòa nhìn không gọn gàng đúng không nào?
- Giao tiếp bằng mắt: “Đây là điều đơn giản đến mức ngu ngốc, nhưng nó vẫn là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng nhất” – Brad Porter – một người dùng Quora, một trang web
dịch vụ hỏi đáp, nhận định. Hãy bắt đầu thói quen này ngay lập tức – Porter nói. Nó chẳng
đòi hỏi kỹ năng gì đặc biệt, mà chỉ cần bạn nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp.


- Giao tiếp bằng nụ cười: Đừng đánh giá thấp sức mạnh của nụ cười. Ngoài ra bạn cũng
nên kể truyện cười. Con người thường vô thức lặp lại ngôn ngữ cơ thể của người mà họ
đang nói chuyện cùng. Nếu bạn muốn được yêu quý, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích

cực, mọi người sẽ đáp trả lại bạn như vậy.

- Cất điện thoại đi: Hãy giữ điện thoại trong túi cho tới khi cuộc trò chuyện kết thúc.
Hãy tâp trung nhìn vào người đối diện. Hãy ngừng mọi việc mà bạn đang làm và đừng
làm gì gián đoạn. Đây là một thói quen rất hiệu quả nhưng lại vô cùng đơn giản và bạn có
thể thực hiện ngay lập tức. Nó không đòi hỏi bất kỳ nỗ lực hay kỹ năng nào.
- Lắng nghe: Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập
cho mình một cách lắng nghe đúng mực. Chú ý đôi mắt không quá dán sát vào người đang
nói, hoặc không có sự tập trung, lơ đãng. Ngoài ra, những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang
nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên
ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều.
- Tập nói rõ ràng: Một điều nữa rất quan trọng nhưng ít được lưu ý, đó là giọng nói của bạn. Rất
nhiều bạn thiếu tự tin một phần cũng vì thói quen nói lí nhí khiến người khác không nghe rõ những
điều bạn nói và hỏi lại, dẫn đến việc bạn ấy càng mất tự tin hơn. Một số khác thường bối rối và mất tự
chủ trước đông người, hoặc khi họ đang xúc động, giọng nói của họ bị nghẽn lại, và họ không thể phát
âm rõ ràng. Những lúc rơi vào trường hợp tương tự, bạn hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, rồi
sau đó hãy nói thật chậm rãi và rõ ràng. Hãy tập nói lớn và rõ ràng. Bạn có thể tập bằng nhiều cách,
tập đọc sách báo để phát âm to rõ, ghi âm lại giọng nói của mình, tự nhận xét và điều chỉnh từ từ. Bạn
sẽ nhận thấy sự cải thiện lớn trong giọng nói của mình khi duy trì luyện tập.
- Luôn nở nụ cười: Có câu nói rằng: “nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng để lại dấu ấn suốt
đời”. Thật sự là như vậy. Bạn có để ý thấy rằng một người hay tươi cười luôn tỏa ra sức thu hút khiến
người khác chú ý đến mình không!? Nụ cười rất dễ gây cảm mến, nó biểu hiện sự vững vàng và tươi
vui trong bạn. Dale Carnegie nói, “khi chúng ta cười, nét mặt chúng ta tràn ngập niềm hân hoan và
tình thân mến. Một nụ cười niềm nở từ tận đáy lòng có thể thay cho lời nói “Tôi thật sự quý mến anh”
hay “Tôi thực sự rất vui khi gặp bạn vì bạn làm cho tôi hạnh phúc”. Vậy nên khi bạn cười, bạn đồng
thời cũng lan toả niềm vui đến với người khác, khơi gợi ở người khác sự cảm mến và tin cậy. Bạn sẽ
rất dễ trò chuyện với bất cứ ai khi nhìn vào mắt họ và nở một nụ cười thân thiện. Hãy nhớ luôn sử
dụng thứ vũ khí đầy sức mạnh này trong giao tiếp bạn nhé.
- Nhớ tên người đối diện: Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới,
hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một

cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui
được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện
cùng.
- Tạo sự thân mật: Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện
mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc


thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và
không nên liên tục ngắt lời đối phương.
- Không nói vòng vo: Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể
dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc
đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể
hiện sự tôn trọng
- Tránh ậm ừ: Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không
nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến
mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong
cuộc nói chuyện của mình.ời gian của đối phương.
- Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết: Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức
thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng
viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày.
Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài
viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh
vực của bạn.
- Hỏi lại những điều chưa rõ: Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung
vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn
nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.
- Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”: Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng
không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ,
90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn
ngữ cử chỉ của bạn. Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là

có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng
vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm
như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người
phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.

- Luôn biết tiết chế trong câu nói: Một “nghệ thuật” rất quan trọng để đem đến thiện cảm
trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta “Chim khôn hót tiếng rảnh
rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”… xem chừng không bao giờ sai. Một giọng
nói nhẹ nhàng, thanh tao với giọng nói lên bổng xuống trầm đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào
lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức
- Phù hợp với môi trường xung quanh: Những người thực sự thành công trong cuộc sống
luôn là người tinh tế và khôn ngoan trong giao tiếp – ứng xử. Đến một buổi xin việc trong vị
trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull hay đến gặp
đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại “kín cổng cao
tường” trong bộ sơ mi đơn giản và cổ điển…
- Sống đúng với bản chất con người mình: Không nên cố tạo dựng vẻ bề ngoài, học cách
nói không để lấy tình cảm của ai đó. Học cách nói không là bước quan trọng trong hành trình


là chính mình. Đừng để mất đi cá tính riêng, thương hiệu của bản thân mình ép mình phải nói
“có” ngay cả khi học muốn nói “không”. Thay vì sợ hãi về những gì người khác nghĩ về
bạn, hãy bắt đầu suy nghĩ về những hình ảnh mà bạn sẽ tạo ra cho chính mình. Hãy cứ tự tin
với những gì mình đang có có như vậy bạn mới có cơ hội để khẳng định bản thân. Hãy học
giao tiếp ứng xử thật nhiều để có những bài học kinh nghiệm rút ra cho cuộc sống tốt đẹp hơn
mỗ ngày và thành công hơn mỗi ngày. Cuộc Sống Đúng Nghĩa sẽ mang đến cho bạn những
giá trị đích thực từ các khóa học kỹ năng.

- Khen tặng và mĩm cười: Khát vọng sâu xa của mỗi con người là được khen ngợi,
được tôn trọng và được quan tâm. Chính vì thế, trong khi giao tiếp bạn nên vận dụng linh
hoạt lời khen, lồng ghép một cách khéo léo nụ cười vào cuộc nói chuyện. Điều này giúp

người đối diện cảm thấy gần gũi và quý mến bạn hơn. Bạn đã từng nghe câu danh ngôn
này chưa “hãy yêu người nào có thể làm bạn luôn mỉm cười vì chỉ có nụ cười mới có thể xua
đi những góc khuất tăm tối trong tâm hồn” .

Câu 3: Bạn tâm đắc điều gì sau khi học môn này và sẽ vận dụng như thế
nào vào công việc và cuộc sống?
TRẢ LỜI:
- Bạn tâm đắc điều gì sau khi học môn này: sau khi được học môn này,
em rất tâm đắc về những kỹ năng mà thầy đã truyền đạt lại cho em và
cũng như các bạn sinh viên khác, thật sự mà nói đó là những kinh
nghiệm rất bổ ích cho công việc học tâp và làm việc sau này. Qua môn
học này em học ở thầy được rất nhiều điều, một người thầy luôn luồn
truyền lửa cho sinh viên của mình. Ở đây em học được những kỹ năng
mà thầy dạy và cách thầy vận dụng những kỹ năng, cách ứng xử như
thế nào là hợp lí.
- Trong suốt thời gian học môn thầy, mặc dù thời gian học tập không
nhiều nhưng điều mà em tâm đắc nhất ở thầy là cách thầy truyền lửa
cho sinh viên, không khí phòng học không bao giờ nhàm chán mà còn
sôi động hơn, chưa nói đến những kinh nghiệm, những kỹ năng ứng xử,
xử lí tình huống của thầy. Thầy đã cho em thấy được rất nhiều điều
trong cuộc sống cũng như trong học tập và em biết rằng được học tập
và đi làm là một con đường rất dài và không dễ dàng. Con đường đi
không phải lúc nào cũng tràn đầy hoa hồng. Nhưng với những kiến thức
và những kinh nghiêm sống của thầy đã giảng dạy trong nhiều năm
qua. Vì vậy mà em coi đó là động lực để em tiếp tục cố gắng bước tiếp
trên con đường của mình đã chọn ngay từ đầu bằng cách sẽ cố gắng học
tập thật tốt. Thật sự mà nói thì em đã bị thuyết phục bởi cách giản dạy
của thầy, thầy luôn là người truyền lửa cho tụi em, nhưng ngọn lửa ấy



lúc nào cũng mãnh liệt và vụt sáng trong tim của mỗi chúng em. Thật sự
em rất cám ơn thầy, người luôn truyền lửa cho sinh viên tụi em.
- Qua môn học này bạn sẽ vận dụng vào công việc và cuộc sống:
Mặc dù hiện tại em vẫn là sinh viên, chuẩn bị hành trang cho một môi
trường mới, em chưa có cơ hội để trãi nghiệm những điều mà thầy
giảng dạy vào công việc, nhưng trước mắt em sẽ vận dụng nó vào cuộc
sống để hoàn thiện bản thân hơn, để đút kết những kinh nghiệm sống để
sau này ra trường khi đi làm em sẽ có được những kinh nghiệm bổ ích.


LỜI CÁM ƠN.
Đầu tiên em xin gửi lời sâu sắc đến BGH trường Đại Học Tây Đô đã
đưa môn kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy người đã
luôn truyền lửa cho chúng em, cám ơn thầy đã luôn truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báo của thầy trong suốt buổi học vừa qua.
Trong thời gian tham dự buổi học của thầy em đã được học và tiếp thu
được nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống và làm việc
như thế nào là hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, thời gian học tập trên lớp
không nhiều. Mặc dù, em đã cố gắng nhưng có lẻ những hiểu biết và
những kỹ năng của em còn rất nhiều hạn chế. Do đó bài thu hoạch kết
thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và có
những chổ chưa thật sự chuẩn xác. Kính mong giảng viên bộ môn xem
xét và góp ý bài thu hoạch của em được hoàn thiện hơn.
Em thật sự cám ơn thầy! Người luôn truyền lửa cho chúng em.



×