Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.1 KB, 13 trang )

Nội dung câu hỏi bài thu hoạch:
1.
2.
3.

Hãy chia sẽ một số lỗi trong giao tiếp của bản thân. Qua đó phân tích nguyên
nhân và tìm cách khắc phục?.
Làm thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt khi giao tiếp lần đầu tiên
với đối tác?.
Bạn tâm đắc được điều gì qua môn học này và sẽ vận dụng như thế nào vào
trong công việc và cuộc sống?.

1


Bài làm bài thu hoạch
1.




Một số lỗi trong giao tiếp của bản thân, nguyên nhân và cách khắc
phục.
Bị rung, lo sợ, lúng túng không tự tin trong giao tiếp hay nói chuyện
trước đám đông, hội trường.
Khi bạn mới quen một ai đó hoặc gặp những người mà bạn không có
nhiều điều chung để nói, bạn sẽ thấy lúng túng, và đôi khi cả hai người cứ
im lặng, ngại ngùng. Những khi đó, bạn sẽ thấy căng thẳng, hồi hộp. Để cải
thiện được điều này, hãy dành thời gian đọc một vài tờ báo mỗi ngày. Mỗi
khi lúng túng vì không có đề tài cho cuộc nói chuyện, bạn có thể chuyển
sang nói về những vấn đề đang nổi bật trên báo chí.


Một cách khác là hãy tìm cách nói về những gì xung quanh bạn lúc này,
ví dụ đồ uống ra sao, bản nhạc mà quán đang chơi. Điểm mấu chốt là bạn
hãy cố gắng làm cho tinh thần mình thoải mái hơn, ví dụ, với người mới gặp,
bạn hãy tưởng tượng như đó là người bạn thân rất lâu ngày với gặp lại và
bạn muốn nói rất nhiều điều với họ. Như vậy, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi
chuyện trò. Nhưng đừng lạm dụng điều này, và cũng đừng làm điều gì “lố”
quá, chẳng hạn như ôm hôn một người mới gặp thì không hay.
Do thói quen tự ti, không được tiếp xúc hay nói chuyện trước đám đông
nhiều, thiếu kinh nghiệm lẫn kiến thức giao tiếp. Tự quan trọng quá vấn đề
khi có rất nhiều đôi mắt hướng về phía mình để rồi tự mình làm mình sợ. Sợ
người ta ghét mình, sợ bị mắc lỗi trong lời nói hay cử chỉ. Cách khắc phục là
phải có sự chuẩn bị trước về tinh thần cũng như những thứ mà được gọi là
người thứ 3 trong giao tiếp và đó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thành công
trong cuộc giao tiếp. Phải thường xuyên tiếp xúc với nơi có nhiều người như
hội trường, hợp nhóm lớp, tham gia các hoạt động của Đoàn đội, tích cực
xung phong phát biểu và đóng góp ý kiến, hát những bài hát mà mình thích
cho họ nghe và điều đó làm cho mình thích tự tin hơn.
Xưng hô với nhau trong cuộc giao tiếp.
Do thường xưng hô không đúng vai trò với nhau trong cuộc giao tiếp
như: xưng hô khiếm nhã thích làm lớn hơn người khác, ra vẽ ta đây không
thua trước một ai, tự tin thoái quá hay xưng hô với nhau quá tình cảm cũng
gây cho người khác cảm giác không thân thiện thật lòng, chỉ tạo cảm giác
2









nghi ngờ lẫn nhau. Điều duy nhất để làm tốt được điều này là xưng hô cho
tròn vai của mình.
Nói leo, nói chen ngang khi người khác đang nói.
Bạn là người năng động, hoặc bạn là một người rụt rè thì dù muốn dù
không bạn vẫn phải giao tiếp hàng ngày để trao đổi về nhiều vấn đề như
công việc, tám linh tinh chẳng hạn. Đối với những người rụt rè thì việc chen
ngang, chém gió chắc chắn sẽ không bao giờ diễn ra, nhưng với những
người xàm xàm “thích được nói, nói như chưa bao giờ được nói, nói một
cách ham hố” thì việc chen ngang, nói leo vẫn thường xuyên xảy ra. Đó là
một thói quen tệ hại, bạn nên học cách lắng nghe, kiểm soát cảm xúc của
mình. Chen ngang làm cho đối phương cảm nhận bạn là một con người hấp
tấp, thiếu tế nhị, không có sự sâu sắc, những người như thế chỉ thích hợp tán
gẫu chứ không phù hợp để bàn những việc quan trọng. Vì vậy bạn hãy học
cách loại bỏ thói quen này đi, đừng để người khác đánh giá thấp mình chỉ vì
mình có thói quen chen ngang, nói leo khi người khác đang nói.
Ngó lơ đi chổ khác khi đang nói chuyện với ai đó hay trong cuộc giao
tiếp.
Nếu bạn và người yêu đang ngồi chuyện trò với nhau. Khi bạn nói với cô
ấy mà mắt cứ nhìn đi chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào mắt nhau. Hoặc
khi bạn đi đàm phán về một hợp đồng, bạn và đối tác trao đổi qua lại về
những điều khoản trong hợp đồng, mắt đối phương thì cứ nhìn ra cửa sổ chứ
không nhìn thẳng vào bạn. Chắc chắn khi đó bạn sẽ có một cảm giác rất khó
chịu, cảm thấy mình không được tôn trọng. Ánh mắt không dám nhìn thẳng
vào đối phương khi giao tiếp thể hiện sự rụt rè, thiếu tự tin, bối rồi. Bạn có
biết, sức mạnh của ánh mắt giúp bạn thể hiện sự tự tin, thân thiện, đồng thời
gây được nhiều cảm tình đến với đối phương, đôi khi trong giao tiếp hàng
ngày bạn không cần phải quá nhiều lời nếu như bạn biết cách nói chuyện
bằng ánh mắt thì chắc chắn bạn đã diễn đạt được rất nhiều điều muốn nói
rồi. Đối với người mình yêu quý nhất thì hầu như ánh mắt đã nói lên tất cả

những gì bạn muốn nói. Chính vì thế, đừng bao giờ ngó lơ đi chỗ khác khi
đang nói chuyện.
Điện thoại ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp hay trò chuyện.

3




Xã hội hiện đại, không quá khó để mỗi chúng ta có được một chiếc điện
thoại và nó rất cần trong cuộc sống này. Nhưng đôi khi chính chú dế công
nghệ này là nguyên nhân chính, nếu như không muốn nói là vô duyên chen
ngang vào những lời tâm sự giữa bạn, người yêu chẳng hạn. Bạn và ấy đang
tâm sự rất là tâm đầu ý hợp thì bỗng nhiên điện thoại bạn réo inh ỏi, khi đó
bạn sẽ làm gì? Cách tốt nhất là bạn nên nói chuyện một cách ngắn gọn với
người đầu máy bên kia, càng ngắn gọn càng tốt, nếu bạn nói chuyện điện
thoại quá dài dòng, quá lâu sẽ gây cho ấy của bạn một cảm giác đang bị bỏ
rơi. Tuyệt đối càng không nên cố tỏ ra vip khi đi cùng ấy bằng cách lấy điện
thoại ra nhắn tin chăm chú vì đó là cách làm đơn giản nhất để bạn cùng ấy
dễ dàng xa nhau đấy. Cũng đừng nhân cơ hội mang dế của mình ra săm soi
như có ý khoe sự giàu có, hiện đại sành điệu đó. Đó chỉ là trò đùa của những
đứa trẻ con mới lớn thôi chẳng có gì hay cả. Trong công việc cũng vậy, khi
đang trong cuộc hợp hay giao tiếp với đối tác quan trọng thì việc nghe điện
thoại lại vô cùng không nên. Nếu có cuộc gọi quan trọng hơn thì bạn phải
nói “ xin lỗi tôi có điện thoại, xin ra ngoài nge một tí, tôi sẽ quay lại ngay”
và nói ngắn rọn nhất có thể. Những lúc vậy tuy không ảnh hưởng nghiêm
trọng nhưng cũng làm giảm đi sự thân thiện và cảm hứng như lúc ban đầu.
Mọi thứ đều bắt đầu từ sự nhỏ nhất, có những tiểu tiết tưởng chừng đơn
giản nhưng lại rất quan trọng, vì vậy bạn cần lưu ý, cũng như hoàn thiện kĩ
nằng giao tiếp hàng ngày của mình.

Không quyết đoán.
Sự quyết đoán được hiểu là sự thẳng thắn trong việc diễn đạt những gì
mình muốn mà vẫn quan tâm đến mong muốn và nhu cầu của người khác.
Trong giao tiếp, khi bạn biết rõ điều mình muốn là gì và nói chuyện một
cách thẳng thắn, tự tin, nhiều khả năng bạn có thể điều khiển mọi việc theo ý
mình, hoặc ít nhất là đạt được thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Sự quyết
đoán cũng đồng nghĩa với việc nói “không” khi cần thiết. Và nghệ thuật ở
đây là làm thế nào để từ chối đề nghị, yêu cầu của người khác mà không làm
hỏng mối quan hệ.
Chú ý: Sự quyết đoán không giống với sự hung hăng. Hung hăng nghĩa
là tìm mọi cách áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên người khác mà
chẳng quan tâm đến quyền lợi, mong muốn và nhu cầu của đối phương.
4




Dùng một chiến lược cho mọi mặt trận.
Việc sử dụng một cách thức duy nhất cho mọi tình huống thể hiện rằng
bạn chẳng hề quan tâm tới sự khác biệt tính cách, nhu cầu và kỳ vọng của
người nghe. Trên thực tế, khi lựa chọn các phương thức khác nhau trong
giao tiếp, việc tính đến những khác biệt này là tối quan trọng.





Nếu bạn đang chuẩn bị một bài thuyết trình, hãy luôn nhớ rằng mỗi khán
giả lại có một cách tiếp nhận thông tin khác nhau, khả năng hấp thu thông tin
khác nhau. Và việc của bạn là phải làm sao để giúp cho mọi người đều nắm

bắt nội dung bạn truyền tải dễ dàng nhất. Nghĩa là, bạn cần đảm bảo rằng, tất
cả mọi người - từ những người thích học bằng cách đọc sách cho tới những
người có khuynh hướng học hỏi qua thực hành đều có thể thu điều gì đó
hữu ích sau khi nghe bạn nói.
Không lắng nghe
Khi người khác nói, bạn có nóng vội đợi đến lượt mình nói hay không?
Nếu bạn không gác “cái Tôi” của bạn sang một bên thì sẽ không bao giờ bạn
có thể thực sự lắng nghe điều mà người khác đang nói. Khi bạn thực sự lắng
nghe người khác nói, bạn sẽ hiểu được nội dung họ muốn đề cập. Khi bạn
hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung cuộc nói chuyện, người nói sẽ cảm
thấy được bạn tôn trọng và nhận thấy bạn thích câu chuyện của họ. Hãy
khéo léo hỏi những câu hỏi khơi gợi được nhiều thông tin. Cuộc hội thoại
không thể là “một chiều”, cũng không phải là một chương trình chạy tự
động. Sự tương tác giữa hai người sẽ khiến cuộc đối thoại diễn ra theo chiều
hướng tốt đẹp.
Diễn đạt khó hiểu, cữ chỉ tay chân lung tung.
Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người. Bạn
không thể diễn đạt được điều mà bạn muốn nói dù thông qua lời nói hay
điệu bộ, cử chỉ. Hãy thử một số cách như dưới đây:
Nói chậm lại: khi bạn hứng thú với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu
hướng nói nhanh hơn, nhiều hơn về chủ đề đó. Hãy cố nói chậm lại. Điều
này sẽ giúp người nghe có thể nghe những gì bạn muốn nói tốt hơn, chính
xác hơn và hiểu nội dung đó dễ hơn. Nói to hơn để người khác dễ nghe, nói
rõ ràng, đừng ậm ừ.
5







Nói có cảm xúc hơn: nếu bạn nói chuyện mà như đang đọc một trang
sách thì chắc không ai muốn nghe bạn nói. Hãy nói với ngữ điệu phù hợp
với cảm xúc, nó sẽ khiến người nghe chăm chú hơn
Có những đoạn nghỉ: khi bạn đã xong một ý trong mạch nói chuyện, hãy
dừng lại đôi chút để nhấn mạnh vào ý tiếp theo.
Học cách sử dụng điệu bộ, động tác thích hợp: không nên quơ tay chân
lung tung, chân chéo quẫy và nhịp chân, vuốt ve tóc lien tục một cách vô tội
dạ…
Nói về những chủ đề không thích hợp
Ví dụ, tại một bữa tiệc mà bạn lại nói về trộm cướp, bệnh tật hoặc chết
chóc thì thật không phù hợp. Hãy chọn những chủ đề hợp với người nghe và
với hoàn cảnh của buổi nói chuyện.
Không có sự trao đổi.
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy cởi mở và chia sẻ, trao đổi thông tin với
những người khác. Ví dụ, nếu một người nói về những kinh nghiệm cá nhân
của họ, hãy lắng nghe và nói với họ về những kinh nghiệm tương tự của bạn.
Đừng thụ động, im lặng, đợi người khác hỏi rồi mới nói. Những người tham
gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện, đừng để
cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều. Những người tham gia cuộc nói
chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện, đừng để cuộc nói
chuyện chỉ diễn ra một chiều.

• Trang phục khi giao tiếp:

Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng
không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục
đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách
của bạn và môi trường bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang
phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ việc ăn mặc trong

một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác với khi bạn đến dự một hội nghị
khách hàng quan trọng. Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản
trong kỹ năng giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những
người khác.
6


• Ngôn ngữ giao tiếp:

Rào cản tiếp theo hạn chế khả năng giao tiếp của bạn là ngôn ngữ. Vấn
đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá
nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh. Một số bạn rất ngại
khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu
tại các buổi xã giao, hội họp. Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng,
không biết phải nói gì. Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp
dở và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp.
Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn hãy tự tin và chân thành
lắng nghe đối phương, thi thoảng góp ý và bày tỏ quan điểm của mình về
chủ đề đang nói, đừng chỉ im lặng sẽ làm đối phương hiểu lầm bạn không
muốn trò chuyện cùng họ. Ngược lại, có những bạn nói quá nhiều về mình
mà không quan tâm người kia có muốn nghe hay không. Vì vậy, việc quan
sát đối phương trong lúc trò chuyện là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, tùy
từng trường hợp mà các bạn sử dụng ngôn từ thích hợp để giao tiếp. Ví dụ
khi nói chuyện với đối tác sẽ khác với khi bạn trò chuyện với bạn bè thân
thiết. Và điều quan trọng nên nhớ là cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
• Tâm lý giao tiếp:

Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất
đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời
khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá

hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản trong kỹ năng giao tiếp không thể
không nhắc đến đó chính là tâm lý. Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết
cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm
một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng nên vội
vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ
không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người
khác và chính bạn.
• Thói quen ngại giao tiếp:
7


Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến
những nơi công cộng có đông người. Các bạn xa lạ và cảm giác không an
toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương
trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, ngại giao tiếp. Điều đó
không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp
bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, khi có cơ hội
tham gia những cuộc hội họp, giao lưu, gặp gỡ nhiều người, các bạn hãy
thay đổi thói quen này bằng cách chủ động bắt chuyện với người khác. Để
có được sự tự tin này, bạn hãy tìm hiểu trước nội dung của chương trình,
chuẩn bị trang phục phù hợp và quan trọng trên hết là vượt lên chính mình,
thay đổi thói quen để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ xây dựng và giữ gìn được các mối
quan hệ tốt đẹp xung quanh từ bạn bè, đồng nghiệp, đến gia đình, đối tác,…
Vì vậy, đừng để những rào cản này hạn chế khả năng giao tiếp của bạn. Nên
nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp có thể được rèn luyện, trau dồi từng ngày. Và
nếu bạn quyết tâm học hỏi, khắc phục sẽ cải thiện được rất nhiều.


Nói lời xin lỗi.

Một vài người cho rằng xin lỗi sẽ làm họ mất thể diện và là một hành động hạ
mình, nhưng nếu không xin lỗi kịp thời bạn dễ làm tổn thương người đối diện và
phá hỏng mối quan hệ đang có. Đừng quên lời xin lỗi chân thành, kịp thời có thể
giúp bạn hàn gắn mối quan hệ đang xấu đi và cũng tạo điều kiện để ai đó tha thứ
cho bạn.
Điều quan trọng nhất là thành ý và thái độ của bạn. Trước bạn bè, có thể bạn
không cần quá rườm rà nhưng phải thật sự chân thành nếu muốn được tha thứ và
nên cho thấy mình hối hận về những gì đã làm. Hãy tỏ ra có trách nhiệm bằng
cách nhìn nhận lỗi lầm của mình và không cố gắng bào chữa hay đổ lỗi cho người
khác. Cho người ta biết bạn đã hiểu rằng hành động đó làm tổn thương đối phương
ra sao và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bù đắp những tổn thương đã gây ra. Nếu
lời xin lỗi trực tiếp không có tác dụng, nên tìm cách khác như viết một bức thư để
họ có thời gian suy xét và đưa ra quyết định. Có thể lúc đầu họ từ chối, nhưng theo
thời gian, bạn sẽ được tha thứ.

8


2.










Để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt khi giao tiếp lần đầu tiên với đối

tác thì ta phải.
Chuẩn bị trước.
Trước khi bắt đầu cuộc gặp, bạn nên chuẩn bị trước một số nội dung cho
cuộc nói chuyện. Đó có thể là một vài câu hỏi, một vài câu chuyện bông đùa
để tạo không khí thoải mái, vui vẽ… Hãy dành ít phút để tìm hiểu về thói
quen, sở thích của người mà bạn sẽ gặp. Chẳng hạn như: họ có thích xem
phim không, có mê thể thao gì không, có thích nói đùa cho vui hay không?...
Họ sẽ thật bất ngờ khi ngay trong lần gặp đầu tiên mà bạn đã hiểu và có
quan tâm về họ.
Đúng giờ
Nên nhớ, chẳng ai hài lòng khi bạn trễ hẹn dù với bất kì “lý do lý trấu”
gì. Hãy thu xếp đến sớm vài phút và nhớ trừ hao thời gian cho chuyện kẹt xe
hay lạc đường nhé. Thà tới sớm còn hơn trễ hẹn.
Không nên tỏ ra là người quá hiểu biết.
Vì sao chúng tôi khuyên bạn như vậy bởi vì trong lần đầu gặp gỡ sẽ có
rất ít người thích bạn nếu như bạn cứ luôn kể cho họ về những người nổi
tiếng, những chuyện trên trời dưới đất sẽ khiến người nghe nhàm chán ,bởi
vì họ chỉ muốn biết về bạn và bạn cần biết về họ và đôi khi học còn tò mò về
bạn, nhưng cũng không nên hỏi quá nhiều về người ta. Một nhà kinh doanh
có kinh nghiệm và thận trọng sẽ không thích những ai tỏ ra biết quá nhiều về
họ hoặc người nào đó. Nếu bạn tỏ ra là người hiểu biết thì đối với họ bạn chỉ
là một kẻ “ra vẻ” để tạo ấn tượng với người khác.
Luôn nở nụ cười khi lần đầu gặp mặt.
Đừng quên nở nụ cười trong khi gặp gỡ và nói chuyện với nhau. Nghiên
cứu cho thấy, số lần bạn cười trong suốt cuộc trò chuyện cho thấy mức độ
thân thiện của bạn. Điều này không làm hại bạn, một nụ cười có thể khơi
nguồn cho nụ cười khác và một nụ cười có thể là ấn tượng ban đầu trong
giao tiếp với người khác.
Lịch sự và chu đáo.
Sự lịch sự trước hết thể hiện ở việc bạn đến đúng giờ, cách ăn mặc chỉnh

chu, nói năng có cảm xúc cho phù hợp… Một lưu ý nhỏ là không nên nói
chuyện điện thoại vời người khác quá lâu hoặc quá chú ý đến bản thân mình,
9










nói quá nhiều mà quên mất vị trí của người đối diện bạn. Đừng quên nói lời
tạm biệt khi ra về bằng thái độ thân thiện. Chắc rằng cô bạn sẽ nhớ bạn khi
bạn dắt hộ xe hoặc đưa người ta về nhà nếu cả 2 về muộn. Vì vậy hãy lưu ý
cách hành xử của bạn ngay trong lần gặp đầu tiên.
Luôn nói lời khen ngợi bất cứ khi nào bạn thấy điều gì đáng được khen
ngợi.
Nếu bạn thực sự đánh giá cao người khác như vẽ đẹp hay sự thong minh
của họ, các kỹ năng, khả năng cảm thụ nghệ thuật… thì mọi người sẽ tự
động nhớ đến bạn và từ đó bắt đầu thích bạn. Nhưng hãy chắc chắn những
lời khen của bạn là chân thực, nên tránh những hành động thái quá hay khoe
khoang thể hiện.
Cởi mở và tự tin.
Hầu như tất cả mọi người đều có một chút lo lắng khi hẹn ai đó lần đầu
tiên. Điều này làm bạn không được thoải mái, tự nhiên trong khi nói chuyện.
Hãy khắc phục điểm yếu này và cố gắng thể hiện sự tự tin để cả hai cảm
thấy thoải mái và gần nhau hơn. Để tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp tốt
thì ngoài cách ăn mặc, hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến

người đối diện . Hãy chào đón hộ bằng nụ cười tươi, cái bắt tay thân thiện,
trò chuyện một cách cởi mở và thoải mái để xóa bỏ ranh giới lạ lẵm ban đầu
giữa hai người.
Nhắc đến tên của họ thường xuyên.
Dành một chút thời gian để nghĩ về một số người mà bạn mới gặp. Nếu
bạn gặp một ai đó thường nhắc đến tên của bạn khi trò chuyện, bạn sẽ đông
ý rằng nó khiến cuộc trò chuyện trở nên thân mật hơn. Thêm vào đó, việc
này cho người kia thấy bạn quan tâm đến họ ngay từ đầu và bạn đủ xem
trọng để luôn nhớ đến tên của họ. Một lợi ích khác nữa đó là nhắc tên họ
trực tiếp sẽ giúp bạn ghi nhớ nó và gây ấn tượng với họ thâm chí hơn nữa
khi bạn gặp lại họ lần thứ hai.
Một người biết lắng nghe.
Là một người biết lắng nghe không quá khó khăn và phức tạp như nhiều
người vẫn nghĩ. Khi bạn thảo luận với một ai đó, hãy cư xử một cách tế nhị
để họ biết rằng bạn chú tâm đến những gì họ nói. Thỉnh thoảng, bạn cũng
đừng quên gật đầu và tán thành với người nói bằng những câu như “Tôi biết
10




3.

điều này” hoặc “Tôi hiểu”, hay bất kỳ những lời nói khác thể hiện rằng bạn
đang thật sự lắng nghe một cách chăm chú. Bạn cũng hãy thoải mái khi đặt
câu hỏi (hoàn toàn một có gì gây hại nếu chỉ một vài câu) nếu bạn không
chắc chắn về những điều mà người đối diện đang nói. Cuối cùng, đừng bao
giờ chen ngang khi một người khác đang nói chuyện. Ngắt lời một ai đó khi
họ đang nói là một khiếm nhã lớn và sẽ tạo ra một ấn tượng xấu về kỹ năng
giao tiếp của bạn. Lúc nào cũng hãy nhớ là phải có một sự xã giao thích

đáng.
Cá tính, ăn mặc chỉnh chu.
Chỉ là bạn nên điều chỉnh một vài thứ cho thích hợp với hoàn cảnh. Nếu
bạn đang có một cuộc hẹn làm ăn quan trọng, mặc một bộ com lê là hoàn
toàn thích hợp. Còn nếu bạn đang tham dự một sự kiện xã hội, mặc một bộ
dạ tiệc sẽ hoàn toàn thích đáng. Và rồi hãy thể hiện mình một cách thích hợp
với hoàn cảnh đó. Điều này đã quá quen thuộc và cũng vô cùng chính xác.
Mặc dù môi trường kinh doanh ngày nay phát triển và có nhiều đổi thay hơn
so với trước đây, nhưng nguyên tắc này cũng vẫn phù hợp. Chìa khóa ở đây
là hãy ăn mặc một cách chỉnh chu và phù hợp. Không cần thiết phải mặc
những bộ cánh thời trang, mới nhất nhưng hãy chắc rằng quần áo của bạn
phải sạch sẽ và vừa vặn. Mục đích cuối cùng đó là bạn muốn xóa đi những
ấn tượng tiêu cực xuất hiện trước cả khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn ăn mặc
một cách lượm thượm, mọi người sẽ cho rằng có thể bạn cũng tùy tiện trong
việc làm ăn.
Điều tâm đắt qua môn học “ kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ”.
Sau khi học môn này, em mới hiểu ra rằng tất cả các kiến thức mà mình
đã từng học trong nhiều năm qua nhưng khi ra ngoài cuộc sống chỉ dùng
được ít ỏi, hầu như đó chỉ giúp mình biết để làm tốt hơn thoi chứ chưa thể
giúp mình sống tốt và giao tiếp tốt được. Một điều nữa là biết ứng xử thông
minh, biết linh hoạt vận dụng biến lời nói thành hành đông và ngược lại ở
nhiều tình huống khác nhau. Nếu không giao tiếp được tốt lắm thì trước hết
mình phải là một người biết lắng nge tốt, khi đó mình mới có những gì được
gọi là vốn để nói, giao tiếp tốt và hành động tốt. Hơn thế nữa đó là mọi thứ
đều được xây dựng trên sự trân thành, bằng cả tấm lòng chân chính, những
11


lời nói và cảm xúc đều xuất phát từ cả con tim. Chỉ như vậy mới đi sau vào
lòng người và in một dấu ấn thật sâu. Nói lời xin lỗi cũng quan trọng không

thua kém và nó thể hiện việc ứng xử vô cùng thông minh khi cuộc nói
chuyện hay giao tiếp đi vào tiêu cực chỉ vì thiếu hiểu biết, không khéo léo và
kém thông minh.
Cuối cùng, giao tiếp là một phần hết sức cần thiết trong cuộc sống, nó có
thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mình. Qua bài giảng này, giúp em
nhận thức được trong giao tiếp mình có những lỗi gì mà thường mắc phải và
những cách khắc phục chúng trong khi giao tiếp. Đối với bản thân em, sau
bài học này sẽ vận dụng tất cả những gì cần thiết vào trong cuộc sống. Phải
không ngừng trao dòi học hỏi them để mình có thể hoàn thiện hơn nữa và
biết được cách ứng xử trong từng tình huống, trường hợp khác nhau mà có
những cách giao tiếp khác nhau. Mở rộng mối quan hệ, tạo lập được kỹ năng
cho riêng mình, nâng tầm nhìn nhận để được coi trọng hơn bằng chính khả
năng giao tiếp của mình.
Cuối lời em xin chân thành cảm ơn đến Thầy vì những gì mà thầy đã
truyền đạt bằng tất cả chân thành!.
Lời nhận xét.
.....................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
12


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.........................................................................................................................

13



×