Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.21 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ
Ths. Huỳnh Anh Bình

NGƯỜI THỰC HIỆN:
Nguyễn Thị Diễm Xương
LỚP: Đại học Văn học 8A
Hạn nộp: 28/7/2016

CẦN THƠ, THÁNG 7/2016


1. Phân tích câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng xử hàng ngày

Đề Bài:
Câu 1: Phân tích câu nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng
xử hàng ngày.
Câu 2: Làm thế nào để gây thiện cảm tích cực tốt với đối tác khi lần đầu tiên
gặp gỡ để trao đổi công việc?
Câu 3: Bạn tâm đắc điều gì nhất sau khi học môn này và sẽ vận dụng như thế
nào vào công việc và cuộc sống?
Bài làm
Từ xưa đến nay, văn hóa đạo đức con người luôn được mọi người coi trọng
nhằm đánh giá, nhìn nhận để đặt sự tin cậy cũng như sự tôn trọng qua cách ứng xử.


Chính vì thế mà “Cái răng cái tóc là gốc con người”, còn phải “học ăn, học nói, học
gói, học mở”, từ đó cho ta thấy ở bất kì giai đoạn nào thì hình thức, tác phong đều
được mọi người đặt lên bàn cân để cân đo giá trị đạo đức của mỗi người. Tuy nhiên,
hình thức vẫn chưa phải là quan trọng nhất, bởi vì “lời nói” còn phải “gói vàng”, để
dễ nghe, dễ đồng cảm và dễ yêu thương, thế nên ông cha ta mới có câu phải “uốn
lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Trước tiên chúng ta cần hiểu “lời nói” là gì?. “lời nói là một phương tiện giao
tiếp bằng ngôn ngữ, là công cụ bổ trợ để chúng ta có thể bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,
tương tác, trao đổi thông tin. Ngoài ra “lời nói” còn là một sợi dây liên kết chặt chẽ
giữa các bộ phận trên cơ thể khi giao tiếp, “lời nói” và hành động luôn bổ trợ nhau
trong những tình huống giao tiếp nhằm đem lại ý nghĩa trọn vẹn cũng như nội dung
chính xác mà chúng ta muốn gởi gấm đến đối phương hoặc những người xung
quanh. Có một lời nói đã đi vào lịch sử, thêu dệt vào thơ ca để lại trong lòng người
nghe bao điều xúc cảm, đó chính là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 02
tháng 9 năm 1945, Bác hỏi đồng bào với câu nói đầy giản dị mà mang bao tình cảm
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”, một câu nói vô cùng tình cảm mà bao quát chứa
đầy sự tôn trọng đối với nhân dân, đối với mọi người là như nhau, là bình đẳng, lời
nói từ một người mà được nghe đến hàng vạn người. Sức mạnh của lời nói không
chỉ đơn thuần trong giao tiếp mà nó còn ẩn chứa sâu xa bên trong những điều kì diệu
trong cuộc sống này.

GV: Huỳnh Anh Bình

1

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


1. Phân tích câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng xử hàng ngày


“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” không phải diễn tả một hoạt động vật lí đơn
thuần trong miệng, mà là thể hiện cả văn hóa ứng xử của một con người được phản
ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau trong giao tiếp như: Âm thanh, ngữ điệu, nội
dung,... Nói nghe giọng điệu hay vẫn chưa đủ, mà âm thanh còn phải vừa nghe, nhẹ
nhàng và nội dung cần phải phù hợp với từng trường hợp cần diễn đạt. Những yếu tố
này cần có sự liên kết chặt chẽ để có được một sự đồng điệu khiến người nghe cảm
thấy thu hút, dễ gây thiện cảm và tạo thuận lợi hơn cho mục đích giao tiếp (như: tạo
mối quan hệ, giữ mối quan hệ thân thiết và tạo điều kiện hợp tác lâu dài,…).
Giao tiếp hằng ngày là một yếu tố hết sức quan trọng giúp chúng ta rèn luyện
sự “uốn lưỡi” trong nhiều tình huống khác nhau, tăng sự linh hoạt và ứng biến hơn.
Để tránh những trường hợp làm người khác nghĩ sai về nội dung lời nói của mình,
hoặc giận mình hay tệ hơn là mất đi một mối quan hệ, thì tốt nhất chúng ta nên cân
nhắc thật kĩ những điều trước khi nói, ngoài ra còn phải tập tính chọn lọc sẵn để tìm
ra những câu nói phù hợp hơn và mang tính tích cực hơn.
Ví dụ một trường hợp bạn có một người chị bà con đã khá đứng tuổi mà vẫn
chưa có chồng, chắc hẳn trên 90% các bạn sẽ hỏi những câu đại loại như: “Sao chị
chưa có chồng?”,”chị chưa có chồng à?” hoặc “chừng nào chị mới lấy chồng?”,…
Thay vì hỏi những câu hỏi như thế, ta có thể hỏi rằng “Chị dễ mến thế, chắc có lí do
gì đó khiến chị chưa muốn lấy chồng chăng?”, cùng một mục đích nghi vấn, nhưng
đã có sự thay đổi khi tác động vào tâm lý của chị ấy. Với ba câu nghi vấn trước có
thể khiến người nghe ngại trả lời, không muốn trả lời hoặc thậm chí là sẽ “mãi mãi”
không trả lời, còn với câu nghi vấn sau sẽ khiến người nghe cảm thấy mình được
nâng niu và tôn trọng hơn nên chắc rằng họ sẽ cởi mở mà giãi bày cùng bạn. Bạn Cứ
thử xem.
Một ví dụ tiếp theo tôi muốn nói ở đây là sự phù hợp về ngữ cảnh, lời nói hay
và dễ nghe là một lẽ, nhưng phù hợp ngữ cảnh lại là một yếu tố không kém phần
quan trọng. Có một chương trình văn nghệ “gây quỹ vì người nghèo”, những người
biểu diễn trong chương trình khi được phỏng vấn rằng “Bạn tham gia chương trình
này nhằm mục đích gì?”, thì y như rằng trên 90% họ sẽ trả lời rằng tham gia chương
trình để “ủng hộ người nghèo”, hóa ra tham gia chương trình là muốn người nghèo

càng nghèo hơn hay sao mà ủng hộ?, trong trường hợp này cần phải nói là “hỗ trợ”,
“trợ giúp” hoặc “góp phần trợ giúp/hỗ trợ” thì chính xác hơn. Bạn chỉ có thể nói
GV: Huỳnh Anh Bình

2

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


1. Phân tích câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng xử hàng ngày

“ủng hộ” cho những vấn đề phát triển tính tích cực như: “ủng hộ sự trung thực”,
“ủng hộ bảo vệ môi trường”, hoặc “ủng hộ sự minh bạch”. Bạn thấy đó, cùng một
nội dung mình muốn diễn đạt, nhưng khi dùng từ không phù hợp thì nghĩa của nó đã
khác đi và khiến cho nội dung trở nên buồn cười (trong trường hợp này).
Sau đây tôi xin đưa ra thêm một ví dụ về hai người lễ tân khách sạn khi gặp
một vị khách bước vào, nội dung như sau. Có một vị khách khá cao tuổi lại khó tính
bước đến gần vị trí lễ tân, theo phép lịch sự thông thường của trên 90% người phục
vụ thì cô đầu tiên hỏi vị khách: “Dạ tôi có thể giúp gì cho ông?”; Ông ta quay lại và
bảo: “Tôi chẳng già yếu, chẳng bệnh tật, cũng chưa có nhu cầu ăn uống, trông tôi
giống người cần sự giúp đỡ lắm à?”; Cô ta trở nên lúng túng, không biết nói gì tiếp
theo vì đây là lần đầu tiên cô gặp vị khách khó tính này, Cô lễ tân thứ hai nhìn thấy
liền chạy đến hỏi ngay: “Chẳng hay chúng tôi có thể phục vụ ông ngay bây giờ
không ạ?”; Ông ta quay qua nhẹ giọng xuống: “Đương nhiên rồi”, Cô hỏi tiếp: “Thế
ông cần chúng tôi phục vụ gì thưa ông! Chúng tôi rất sẵn lòng”; Ông nhẹ giọng bảo:
“Tôi cần một phòng cho một người ở, hai ngày một đêm”. Các bạn thấy đấy, mọi
trường hợp đều có thể xảy ra, nhưng nếu chúng ta biết kiểm soát được ngôn ngữ thì
việc thuyết phục một ai đó là hoàn toàn không khó.
Các tình huống giao tiếp hằng ngày dù rất đời thường và đơn giản nhưng nó sẽ
xuất hiện ở nhiều tình huống khác nhau, nên việc sàn lọc, cân nhắc trong lời nói là

điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự đoàn kết, thân ái và đạt được những hiệu quả
tích cực nhất. Không phải bỗng nhiên lại có quá nhiều những câu châm ngôn, câu
nhắc nhở về lời ăn tiếng nói trong ứng xử vì thế ngoài việc “uốn lưỡi bảy lần” thì
“lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời khuyên của
Ông cha ta tuy mộc mạc, nhẹ nhàng mà quý giá và sâu sắc biết bao.
Trong giao tiếp hằng ngày, lời nói ra chúng ta chẳng mất gì, nhưng nếu không
khéo lại mất tình, vì thế lời nói mang tầm ý nghĩa vô cùng to lớn, có tính quyết định
trọng yếu trong một cuộc giao tiếp. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo
phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự
thể hiện lối sống văn minh, văn hóa. Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn
nói văn minh lịch sự được biểu hiện ở nhiều mặt từ các sử dụng từ ngữ, giọng điệu,
dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực:

GV: Huỳnh Anh Bình

3

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


1. Phân tích câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong giao tiếp ứng xử hàng ngày

không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và
phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.
Một ví dụ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp nơi công cộng giữa một người
nhiều tuổi hơn và một người ít tuổi. Chuyện xảy ra trong tình huống một hành khách
có việc vội muốn xuống xe buýt thật nhanh, một bé học sinh đứng trước cửa xe chờ
đến nơi, ông tay đi tới quát lớn: “Nhóc tránh đường ra tao xuống”; Cậu bé quay lại
nhìn và tỏ ra không phản ứng, hành khách đó đẩy cậu bé sang một bên suýt té, ông
đi xuống xe thật nhanh; ba phút sau một hành khách khác xuống xe, cũng nói với

cậu:”Cháu tránh một bên giúp bác để bác xuống nhé!”; Cậu bé quay lại đáp
ngay:”Dạ, không có gì ạ” rồi cười với người hành khách ấy. Một hành động tưởng
chừng đơn giản nhưng nó thể hiện rằng không chỉ lời nói mang tính lễ phép, lịch sự
mà còn phải thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người ở bất kì trường hợp nào lứa tuổi
nào, dù như thế nào đi nữa thì tác phong và đạo đức của chúng ta cũng phải biết ổn
định ở một giới hạn chuẩn mực, không thể vì chuyện cá nhân mà cáu gắt và giận lậy
người khác, đó là hành động của người chẳng có văn hóa tí nào.
“Chim khôn kêu tiếng rãnh rang
Người khôn nói chuyện dịu dàng dễ nghe”
Đúng như thế, người có tác phong đạo đức tốt là người luôn có sự khôn ngoan
cần thiết trong mọi hoàn cảnh giao tiếp, đó chính là sự đóng góp to lớn của một cá
thể dành cho xã hội, góp phần cải thiện xã hội trở thành một môi trường văn minh
lịch sự, môi trường mà ở đó moi người đều yêu thương, đoàn kết, chia sẻ, gắn bó và
đối xử với nhau một cách có văn hóa. Một môi trường lành mạnh trong nếp sống và
giao tiếp giữa con người đối với tất cả mọi việc xung quanh.

GV: Huỳnh Anh Bình

4

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


2. Làm thế nào để gây thiện cảm tích cực tốt đến đối tác lần đầu tiên gặp gỡ trao đổi công việc

Bài làm
Nói thêm về một chủ đề về giao tiếp thì đây lại là một chủ đề khá đặc biệt,
quyết định hơn về sự thành công của một người trong công việc. Trong kinh doanh,
để chiếm được lòng tin hợp tác của đối tác thì những bước đầu tiên gặp mặt là thật
sự quan trọng để gây ấn tượng tốt và giúp mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, muốn

đạt được điều đó chúng ta cần phải làm gì? làm như thế nào? chuẩn bị ra sao? và
chuẩn bị cái gì?. Theo ý kiến cá nhân tôi, muốn gây thiện cảm tích cực đến đối tác
lần đầu tiên gặp gỡ trong công việc thì chúng ta cần phải làm cho đối tác cảm thấy
được tôn trọng, có giá trị và nhận được đồng cảm. Nhưng có một điều lưu ý là tránh
để người đối diện xem thường chúng ta trong khi đàm phán công việc.
Người đối tác cảm thấy họ được tôn trọng khi người bạn làm việc với mình có
sự chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ, kĩ lưỡng, và có thể cung cấp cho nhau những thông
tin cần thiết. Để làm họ có cảm giác được tôn trọng và quý mến bạn, theo tôi bạn
cần chuẩn bị hai việc chính, đó là Chuẩn bị thật kĩ lưỡng về mặt nội dung và hình
thức (kể cả khi mới gặp và trong lúc giao tiếp). Giờ chúng ta sẽ bàn về 15 giây đầu
tiên gây ấn tượng, đó chính là trang phục chuyên nghiệp phù hợp với lĩnh vực chúng
ta đang hoạt động. tóc tai gọn gàng, vệ sinh thân thể và răng miệng kĩ lưỡng, tránh
gây ra những mùi vị gây cản trở trong khi giao tiếp. Một điều vô cùng quan trọng là
đúng giờ. Theo quan điểm của Cá nhân thì tôi luôn nghĩ “người đợi có thể là mình
nhưng không thể là người mình gặp”. Tiếp theo là chuẩn bị về phần nội dung cho
cuộc nói chuyện. Đầu tiên phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng một đoạn giới thiệu ngắn gọn
nhưng đủ ý nghĩa, thu hút, hấp dẫn đối tác (điều này tùy thuộc vào tư duy của mỗi
cá nhân), sau đó hãy suy nghĩ như một kịch bản mà chúng ta có thể mườn tượng nó
sẽ xảy ra, tự đặc ra trước những câu hỏi liên quan trong lần gặp mặt rồi tự trả lời,
điều đó sẽ tạo thuận lợi rất lớn trong tâm lý, cho ta cảm giác an toàn để “chiến đấu”.
Càng đưa được đối tác đi theo hướng của mình, càng góp phần thành công trong
việc thỏa thuận cũng như tạo được mối quan hệ thân thiết.
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết về hành động trong suốt cuộc nói
chuyện với đối tác. Các bạn cần lưu ý khi nói chuyện cùng đối tác thì mắt chúng ta
cần nhìn thẳng vào đối tác, điều đó sẽ khiến người đối diện có cảm giác mình được
chú ý, được lắng nghe và có sự tập trung. Tránh có ánh mắt lơ là nhìn xung quanh
một cách không cần thiết, điều đó sẽ làm đối tác cảm thấy mình không được để tâm
GV: Huỳnh Anh Bình

5


SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


2. Làm thế nào để gây thiện cảm tích cực tốt đến đối tác lần đầu tiên gặp gỡ trao đổi công việc

trong cuộc nói chuyện này. Đừng để cuộc nói chuyện của bạn bị cắt ngang, hoặc mất
đi bất cứ khoảnh khắc quan trọng nào, tốt nhất bạn nên để điện thoại ở chế độ rung
hoặc tắt luôn điện thoại (nếu không có gì quan trọng), hơn nữa bạn cũng có thể khéo
léo chủ động khiến đối tác cũng làm như mình bằng cách lấy điện thoại ra, chỉnh chế
độ rung (hoặc tắt máy) rồi đặt nó lên bàn với tư thế úp, trước mặt người đối diện, đó
sẽ là sự nhắc nhở khéo léo thay vì dùng lời nói mang tính yêu cầu. Hãy ngừng mọi
việc mà bạn đang làm và đừng làm gì gián đoạn. Đây là một thói quen rất hiệu quả
nhưng lại vô cùng đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay lập tức. Nó không đòi hỏi
bất kỳ nỗ lực hay kỹ năng nào.
Hãy gọi đối tác bằng tên sau khi được họ cho phép (Anh A, Chị B, Ông C, Bà
D…), điều đó có thể khiến họ cảm thấy gần gũi và khá tuyệt vời khi người đối diện
lần đầu gặp đã biết (hoặc nhớ) tên mình, điều đó thể hiện bạn quan tâm đối tác, hơn
nữa còn thể hiện sự tìm hiểu kĩ lưỡng về đối tác trước cuộc gặp, thể hiện bạn là một
người tận tâm trong mối quan hệ. Hãy thường xuyên mỉm cười, bạn biết đấy nụ cười
mang một sức mạnh vô hình, nụ cười thể hiện bạn là người thân thiện, cởi mở, và
điều đó dễ dàng tạo ra một không khí thoải mái khi giao tiếp. Hãy kết hợp nụ cười
với ngôn ngữ cơ thể để thấy bạn là một người khá hòa đồng, dễ dàng nhận được sự
đồng cảm và chia sẻ thông tin từ đối tác hơn.
Tuy nhiên hãy nên lưu ý một điều cực kì quan trọng, đó là nên “nghe nhiều
hơn” và “nói ít lại”. Nghe nhiều để thu nhận những thông tin mà chọn lọn sau đó
tiếp nhận những điều bổ ích, những điều chúng ta nói ra hoặc diễn giải đa phần là
những thông tin mà chúng ta đã biết, mục đích chính của cuộc gặp là để nắm bắt,
thấu hiểu, chia sẻ và tìm cách đạt được những hiệu quả tích cực trong công việc.
Hãy nói khi đối tác cần và hãy nghe khi đối tác nói. Hơn nữa, không chỉ lắng nghe

là đủ, mà còn phải nghe thật tích cực. Vậy thế nào là nghe tích cực? Nghe tích cực là
sự châm chú nghe nhưng không ngắt lời, bên cạnh đó còn phải kết hợp với khả năng
tư duy, tự đánh giá và sau đó mới phản hồi. Tư duy để biết được bạn đang nghe
những gì, điều nào là cần thiết nhớ và quan trọng, tự đánh giá để bạn có thể biết
được những thông tin mình nghe cái nào đáng tin cậy, phản hồi là bước cuối cùng để
giúp cho bạn nhận được những giải đáp thắc từ đối tác, hơn nữa thông qua phản hồi
để chứng minh với đối tác rằng những thông tin của đối tác đều đã được nghe và ghi
nhận cẩn thận. Hãy làm như thế, bạn sẽ trở thành người được yêu quý.
GV: Huỳnh Anh Bình

6

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


2. Làm thế nào để gây thiện cảm tích cực tốt đến đối tác lần đầu tiên gặp gỡ trao đổi công việc

Hãy dựa vào những thông tin đã biết để có những lời khen ngợi tích cực dành
cho đối tác, hãy biến họ trở thành những chuyên gia hoặc một đối tượng đang được
bạn đánh giá cao, hay ngưỡng mộ. Họ sẽ cảm thấy được giá trị có ích của mình đối
với bạn và tất cả mọi người. Điều đó sẽ tạo hưng phấn cho người đối diện, có khả
năng thúc đẩy họ có động lực để cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến bạn, khoa
học chứng minh rằng một người sẽ thể hiện nhiều hơn khi họ biết những gì họ làm
là có giá trị và được chú ý. Cũng giống như vậy, hãy đánh giá cao những thông tin
mà bạn nhận được một cách thật khéo léo để có thể nhận được những thông tin bổ
ích khác một cách hiệu quả.
Thông thường những người lịch sự họ sẽ có những lời khen đáp trả, thế bạn có
biết cách nhận những lời khen đó như thế nào là phù hợp nhất không hay chỉ đơn
thuần là: “cảm ơn”, “Cảm ơn! Bạn quá lời rồi”, “Làm sao tôi có thể bằng bạn được”.
Hãy thể hiện bản lĩnh của mình bằng một cách thật nghệ thuật, dù có những lời khen

tặng đến người khác, những cũng phải giữ cho mình một giá trị bằng cách có những
lời đáp khi nhận được một lời khen. Nếu thống nhất với lời khen thì bạn có thể cảm
thấy mình tự cao, tự tin, vậy hãy biến những điều đó trung hòa lại để có thể vừa
khen mình và vừa cảm ơn người đối diện. VD: “Cảm ơn bạn! Nhờ học hỏi thêm
thôi”, “Cảm ơn bạn! Mình còn phải học hỏi nhiều”. Những câu đáp như thế sẽ biến
bạn trở thành một người vừa khiêm tốn mà lại biết phấn đấu hoàn thiện, và cũng
không mang tính phủ nhận tài năng của mình.
Nên nói về những điều tích cực, điều này sẽ giúp bạn tạo cho đối tác những
vấn đề tốt đẹp dễ tiếp nhận hơn là than vãn và cần sự hợp tác. Đương nhiên trong
mọi lĩnh vực công việc mọi người đều muốn sự hợp tác thuận lợi với một đối tác
tiềm năng có thể giúp nhau phát triển, chứ không phải gặp bạn để nghe những lý do
đại loại như: “Công ty cũng chúng tôi sẽ phát triển hơn nếu có sự hợp tác của bạn”
chả lẽ không hợp tác thì công ty sẽ không phát triển nữa, “Nếu bạn hợp tác với tôi,
tôi tin chắc bạn sẽ đạt được…” nói thế này chẳng lẽ đối tác cần bạn và thua bạn.
Hãy biến mọi thứ trở nên trung lập, tôn trọng và ngang tầm. Bạn có thể nói cách
khác: “Sự hợp tác của chúng ta sẽ rất tuyệt khi chúng ta có thể thực hiện…”, “Còn
gì bằng khi sự hợp tác của chúng ta tạo ra…” Những câu nói đại loại như thế có ý
nghĩa như sự họp tác là cần thiết và đáng xem xét, là chúng ta đang cần có nhau, chứ
không phải ai cần ai. Điều này sẽ làm tăng giá trị cho cả công ty bạn lẫn công ty đối
tác. Hãy đừng than thở về những khó khăn, mà hãy bàn với nhau biện pháp khắc
GV: Huỳnh Anh Bình

7

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


2. Làm thế nào để gây thiện cảm tích cực tốt đến đối tác lần đầu tiên gặp gỡ trao đổi công việc

phục và phát triển, những khó khăn sẽ khiến người nghe cảm thấy sự không thể xảy

ra rất cao, chỉ nên cho họ thấy cơ hội thật nhiều hơn là đưa ra quá nhiều thách thức.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cua họ nhiều hơn thay vì sử dụng ngôn ngữ của mình.
Nói đến đây chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc sử dụng ngôn ngủ của họ là như thế nào? Sử
dụng ngôn ngữ của họ không phải là nói theo lời họ mà là hãy nói những gì liên
quan và có thể có lợi cho họ. vì dụ: Bạn bán giới thiệu thiết bị số cho một bà mẹ, khi
bà ấy nhắc đến những đứa con bằng từ “bé” thì bạn không nên dùng những từ khác
như: “nhóc ở nhà…”, “cu ở nhà…” và hãy tư vấn thiết bị của bạn gắn với những gì
bà mẹ đề cập. Ví dụ: bạn hãy nói về những lợi ích của chiếc điện thoại thông minh
ngoài việc có thể sử dụng thì còn mang đến lợi ích trong việc học tập cho bé, ánh
sáng có thể tự động hiệu chỉnh để đảm bảo an toàn cho mắt bé. Đối với đối tác kinh
doanh cũng thế, hãy sử dụng những ngôn ngữ liên quan quan với lĩnh vực của đối
tác để khiến đối tác cảm nhận rằng bạn cũng chú ý và có hứng thú trong lĩnh vực
đó.
Bạn thấy đó, để tạo được ấn tượng trong giao tiếp với đối tác, bạn cần có sự
chuẩn bị thật kĩ lưỡng và cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa kĩ năng cứng và kĩ năng
mềm của mình, để thiện hiện rằng ở bất kì tình huống nào bạn đều là người chu
toàn, chuyên nghiệp và luôn luôn nghiêm túc. Đó chính là ấn tượng tốt nhất mà bạn
có thể tạo ra cho bất kì đối tác nào trong cuộc gặp gỡ hoặc đàm phán.

GV: Huỳnh Anh Bình

8

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


3. Bạn tâm đắc điều gì sau khi học môn này? Và vận dụng như thế nào vào công việc?

Bài làm
Chẳng có điều gì đơn lẻ để tâm đắc nhất, vì các kĩ năng giao tiếp trong ứng xử

dù ở hoàn cảnh nào và vào đối tượng nào đều quan trong hơn cả, môn học này là sự
tập trung tất cả những kĩ năng giao tiếp ứng xử cần thiết nên nếu nói tâm đắc thì tôi
tâm đắc nhất chính môn học.
Môn học này đã giúp cho Sinh viên tiếp cận thêm những kĩ năng cần thiết làm
hành trang cho tương lai, để sau này dù có trở thành ông/bà chủ, bà nội trợ, nhân
viên, cha/mẹ, Ông/bà, và ở đối tượng nào thì cũng luôn cần có những kĩ năng cần
thiết trong giao tiếp. Và ứng với mỗi đối tượng khác nhau chúng ta cần phải có
những kĩ năng giao tiếp ửng xử phù hợp, ăn nói khéo léo trước khách hàng, lễ phép
với người lớn, lễ độ với người nhỏ tuổi hơn, trung thực thẳng thắn với đồng nghiệp
và quan tâm những người xung quanh. Vì lẽ đó, kĩ năng giao tiếp chính là chìa khóa
thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của chúng ta.
Giao tiếp không chỉ đơn thuần là kĩ năng mà nó còn là một nghệ thuật giao
tiếp, bên cạnh áp dụng thật tốt nghệ thuật ấy trong giao tiếp, chúng ta cũng cần học
hỏi và rèn luyện thêm những kĩ năng như: Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và sử dụng
ngôn ngữ,… Muốn cải thiện được kĩ năng cảu mình thì người giao tiếp cần phải cởi
mở hơn, giao tiếp thường xuyên, thực hành nhiều hơn để rèn luyện phản ứng trở nên
nhạy bén hơn, linh hoạt hơn ở mọi hoàn cảnh và ở mọi đối tượng.
Hằng ngày dù ở bất cứ đâu, chúng ta đều phải tương tác và giao tiếp, thế
nhưng vẫn còn quá nhiều người chủ quan trong vấn đề này và biến nó trở nên lệch
lạc dần dần hình thành những thói quen xấu ảnh hưởng đến mối các mối quan hệ
trong giao tiếp. Bởi vì họ nghĩ những việc giao tiếp thông thường là việc đơn giản
không cần phải học hỏi mà vẫn có thể làm tốt được. Trong khi “học ăn, học nói, học
gói, học mở” là vô cùng quan trọng luôn được ông cha chúng ta nhắc nhở.
Giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không
ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện
cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc. Một trong những lợi ích
đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình luôn rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với
mọi người. Rất nhiều cá nhân do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên
thường xuyên e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp
mặt. Điều này đã khiến cho không ít người đánh mất một cơ hội có thêm một người

GV: Huỳnh Anh Bình

9

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


3. Bạn tâm đắc điều gì sau khi học môn này? Và vận dụng như thế nào vào công việc?

bạn tốt, một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ.
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của bạn trong mắt người khác tăng
lên. Từ đó những lời mà bản thân phát ngôn ra luôn có trọng lượng với mọi người và
ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng mặt mà bằng lòng với mình. Hơn thế
nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc, chúng ta sẽ chủ
động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn làm
cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan tâm
trong quá trình giao tiếp. Khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc
cao hơn thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức
hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất
cho sự nghiệp của mình.
Qua những phân tích trên, đó chính là những lý do vì sao tôi tâm đắc môn học
“mềm” này, tuy nhiên học là một lẽ, tôi còn phải học thêm cách để vận dụng và ren
luyện nó như thế nào mới vô cùng quan trọng. Chẳng ai tự sinh ra đã sở hữu hết
những kĩ năng ấy hết, mà cần phải qua một quá trình rèn luyện tu dưỡng, trải qua
nhiều trường hợp và tiếp thu những kinh nghiệm để hoàn thiện từng ngày.
Làm cách nào để khắc phục hoặc cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Đối với
thời đại công nghệ bùng nổ, không quá khó để chúng ta tham gia các khóa học tại
lớp, học trực tuyến, hay là tìm kiếm các tài liệu về giao tiếp để tham khảo, và đặc
biệt là tham gia các khóa học kỹ năng giao tiếp để có cơ hội thực hành và trau dồi kỹ
năng giao tiếp từ chuyên gia. Nhưng vấn đề quan trọng là bạn cần dành nhiều thời

gian để rèn luyện, cải thiện chúng bằng một cách phù hợp nào đó với chính cá nhân
mình.
Hiện với tư cách vẫn còn là một Sinh viên, tôi thừa biết mình vẫn còn non trẻ,
cần học hỏi và rèn luyện rất nhiều, tôi đã cố gắng phân bố thời gian để vừa có thể
học, vừa có thể tham gia những chương trình ngoại khóa nhằm mở rộng mối quan
hệ bạn bè, hoàn thiện khả năng gia tiếp, hòa đồng với mọi người xung quanh cũng
như rèn luyện khả năng linh hoạt trong giao tiếp. Trong lớp thì tôi không ngừng học
hỏi ở các bạn nhiều đức tính khác nhau, để có thể hoàn thiện hóa mối quan hệ một
cách thích hợp nhất với mọi người, đặc biệt tôi sẵn sàng giúp đỡ những bạn gặp khó
khăn trong học tập cũng như học hỏi để có thêm kiến thức từ thầy cô bạn bè.

GV: Huỳnh Anh Bình

10

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương


3. Bạn tâm đắc điều gì sau khi học môn này? Và vận dụng như thế nào vào công việc?

Sự hòa đồng, nhã nhặn, lễ độ trong giao tiếp đã giúp tôi rất nhiều khi tôi vẫn
còn trên giảng đường Đại học, tôi đã dễ dàng hơn trong sự tìm hiểu nghiên cứu
những vấn đề liên quan trong học tập, các thầy cô cũng rất vui và sẵn lòng để hỗ trợ
những điều tôi còn thắc mắc. Tôi thường xuyên thích tham gia những chương trình
thiện nguyện để giúp cho lòng mình cởi mở hơn, dễ thông cảm và chấp nhận hơn.
Điều đó sẽ luôn khiến mình cảm thấy hạnh phúc.
Đến thời điểm này điều kiện rất tốt để tôi tiếp cận gần điều mà tôi đang rèn
luyện đó là môn học “kĩ năng mềm – Giao tiếp, ứng xử”, môn học đã cung cấp cho
tôi nhiều thông tin và đầy đủ hơn. Những kinh nghiệm quý báu này tôi sẽ giữ làm
hành trang để phụ vụ cho công việc sau này của mình. Để tạo thuận lợi trong công

việc sau này, tôi sẽ thật sự lắng nghe nhiều hơn để tiếp thu những thông tin cần thiết,
tích lũy những kinh nghiệm giao tiếp để biết được mức độ phù hợp nhằm ứng xử tốt
với đồng nghiệp. Người có tài mà không có văn hóa đạo đức tác phong tốt thì sẽ trở
thành kẻ vô dụng, tuy nhiên có tác phong mà không rèn luyện về chuyên môn thì
làm việc gì cũng khó.
Tôi sẽ tranh thủ hết mức, để có thể phối hợp nhuần nhuyễn giữa Văn hóa ứng
xử và chuyên môn của mình, để có đủ điều kiện trở thành một nhân viên tốt. Đó
chính là những cơ hội, những tiềm năng sáng lạng của tương lai mà tôi cần phải nắm
bắt. Kể từ bây giờ tôi sẽ không dừng lại, cố gắng hết sức, hoàn thiện không ngừng
bản thân để có thể đạt được những điều thành công và hạnh phúc nhất trong cuộc
sống.

GV: Huỳnh Anh Bình

11

SV: Nguyễn Thị Diễm Xương



×