Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.15 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

NGƯỜI THỰC HIỆN:

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÍ

NGUYỄN THANH VŨ
LỚP: ĐH DƯỢC 8B
HẠN NỘP: 01/08/2016

HUỲNH ANH BÌNH


1.Quan điểm cá nhân về câu nói “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người
khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” trong giao tiếp ứng xử thời kỳ hội nhập.
Tục ngữ có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.”
Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận
hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức
của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ,
cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời
hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người
văn minh, thanh lịch.
Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ


thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học
gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác
với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng
cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải
chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ,
không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói
rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt
Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không
được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười
vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa
chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời.
Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn,
học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được.


Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng
không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục
hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ
hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là
thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể
dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được
chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới
ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không
được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc.
Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt
trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm
qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?)
Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là
vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng
không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với

người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu
quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông
người.
Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng
Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà
Nội với bồ tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta
đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi
bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác
như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai
miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni
bạn ốm (=gầy) he.”. B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một
tí thôi
Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng
phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực
cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa.
Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu
chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn
trước người nghe. Như lời ca dao của cha ông:


Lời nói chẳng mất tiền múa
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tác Dụng Của Lời Nói Trong Giao Tiếp
Ngôn ngữ là công cụ dùng để giao tiếp. Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ, người
ta không chỉ thuần tuý chuyển tải thông tin khách quan mà còn nhằm tác động
vào đối tượng, chinh phục đối tượng hoặc thể hiện sự đánh giá tình cảm của
mình... Ngôn ngữ có sức mạnh thật diệu kì. Nó có thể làm cho con người gần
gũi, gắn bó ("Lời nói nên vợ nên chồng") hay mãi cách xa. Nó có thể làm cho
chúng ta yêu thương hay căm giận. Nó có thể làm cho đối tượng tham gia giao
tiếp phơi phới yêu đời hoặc dằn vặt, đau đớn ("Lời nói đau hơn roi vọt")

hay tiếc nuối, day dứt khôn nguôi ("Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời").
Nó có thể gây nên chiến tranh ("Khẩu thiệt đại can qua") mà cũng có khả năng
làm "sóng yên biển lặng"...Vì thế, khi nói về giá trị của lời ăn tiếng nói, nhân
dân ta đã dùng những hình ảnh biểu trưng cho sự quý giá để so sánh như:
"Lời nói, gói vàng"; "Lời nói quan tiền tấm lụa"... thậm chí rất cần thiết cho sự
sống: "Một lời nói, một đọi máu". Giá trị càng cao thì người sở hữu càng phải
trân trọng, giữ gìn khi vận dụng bởi:"Vàng sa xuống giếng khôn tìm, người sa
lời nói như chim sổ lồng". Không biết kiểm soát ngôn từ, nói không đúng chỗ,
lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ không hợp lí, không phù hợp
với đối tượng, không diễn đạt chính xác tâm tư tình cảm của mình thì có thể
gây nên những hậu quả khôn luờng. Bởi vì dù "Lời nói gió bay" nhưng có thể
"há miệng mắc quai" do "Một lời đã trót nói ra, dù rằng bốn ngựa khó mà đuổi
theo"; "Sẩy chân đã có ngọn sào, sẩy miệng biết nói làm sao bây giờ".
Lời Nói Và Phong Cách
Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng
mỗi người, khi sử dụng lại có những thể hiện riêng, có thói quen ngôn ngữ
riêng. Ngay cả mỗi cá nhân, cùng một nội dung thông báo nhưng nếu hoàn
cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp...thay đổi thì việc vận dụng ngôn ngữ
cũng có sự thể hiện khác biệt. Tất cả những điều này tạo nên sự sinh động, đa
dạng, phong phú và biến đổi không ngừng của ngôn ngữ giao tế. Sự hiện thực
hoá ý tưởng bằng những phát ngôn cụ thể trong quá trình ngôn giao đều mang
đậm dấu ấn phong cách của mỗi người. Có thể nói qua lời ăn tiếng nói, người
ta phần nào thể hiện tâm hồn, tính cách và tình cảm của mình... Nếu Buffon
(1707- 1788)- một nhà văn, nhà lí luận Pháp- có khẳng định:"Phong cách là
chính con người" (Le style, c’est l’homme) thì từ xa xưa, điều này đã được tục


ngữ Việt Nam đề cập. Khác với cách nói mang tính hàn lâm, tục ngữ thể hiện
cái logic của mình bằng lối nói so sánh hình tượng; giàu sắc thái biểu cảm mà
không kém phần triết lí:"Vàng thì thử lửa thử than, chim khôn thử tiếng người

ngoan thử lời"; "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu
dàng dễ nghe"; "Đất tốt trồng cây rườm rà, những người thanh lịch nói ra dịu
dàng"; "Đất rắn trồng cây ngẳng nghiu, những người thô tục nói điều phàm
phu". Ai cũng có lúc "nhả ngọc phun châu" và cũng có khi không thể kiềm
lòng mà tuôn ra những lời khó nghe, khiếm nhã.

Lời nói và vị thế xã hội
Tục ngữ còn đề cập đến vị thế của người giao tiếp. Mỗi người, khi tham
gia giao tiếp, bao giờ cũng xuất hiện với một tư cách, một cương vị nhất định
mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy định. Có mối quan hệ ngang vai, có
mối quan hệ không bằng vai. Trong quan hệ giao tiếp không bằng vai, rõ ràng
lời nói của vai trên có "sức nặng" hơn vai dưới. Trên nói, dưới nghe. Gia đình
và xã hội khó mà ổn định và phát triển nếu trật tự này bị xoá nhoà hay không
được tôn trọng. Nhưng điều đó cũng không cho phép vai trên muốn nói gì thì
nói theo kiểu "Chân lí nằm trong tay kẻ mạnh". Khi đề cập đến vị thế của
người giao tiếp, sự thể hiện của tục ngữ có phần nào đó vừa mỉa mai, chỉ trích
vừa bi quan, chua chát: "Tay mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá người nghe
ầm ầm"; "Trong lưng chẳng có một đồng, lời nói như rồng chúng chẳng thèm
nghe". "Miệng nhà quan có gang có thép".
Một Số Tiêu Chuẩn Của Nói Năng Giao Tiếp
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con
người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì
vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được
mục đích như mong muốn
Xưa nay ông cha ta luôn khuyên răn và chỉ dạy con cháu mình phải biết: Học
ăn, học nói, học gói, học mở. Có lẽ khi nói đến những điều này không ít người
tự hỏi: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi? Phải chăng, để làm
một con người cho ra một con người tử tế, thì chí ít cũng phải thấu hiểu về
minh triết của 4 từ ăn, nói, gói, mở, mà cha ông ta luôn khuyên dạy



Con người không thể sống nếu không ăn và cũng khó thể tồn tại và phát triển
nếu thiếu sự giao tiếp. Trong quá trình thực hiện các hành động này, nếu nhai
không tốt, nghĩ chưa sâu thì đều có thể dẫn đến kết quả xấu. Để nhấn mạnh
điều này, tục ngữ Việt đã nêu lên những hậu quả khôn lường khi nói năng
thiếu nghĩ suy bằng những so sánh giàu hình tượng:"Sẩy chân còn hơn sẩy
miệng"; "Vạ ở miệng mà ra, bệnh qua miệng mà vào"; "Vạ tay không hay
bằng vạ mồm"...Triết lí này dẫn đến một yêu cầu thứ ba khi vận dụng ngôn
ngữ. Đó là cần chú ý lựa lời khi nói năng.

KẾT LUẬN
Giá trị đích thực của hoạt động nói năng không chỉ là thông tin mà còn là để
con người gần nhau, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Lấy tình cảm làm nguyên
tắc lựa lời là văn hoá ứng xử, giao tiếp của người Việt Nam: "Chim khôn chưa
bắt đã bay, người khôn chưa nói dang tay đỡ lời"; " Chim khôn ai nỡ bắn,
người khôn ai nỡ nói nặng"; "Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi, người khôn ai nỡ nặng
lời đến ai"; "Người khôn ai nỡ roi đòn, một lời nói nhẹ hãy còn đắng cay" ;
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Lời khuyên
này có lẽ không bao giờ cũ, không bao giờ thừa với tất cả mọi người.

2.Làm thế nào để duy trì và phát triển một mối quan hệ.Khi xảy ra xung
đột, anh chị sẽ xử lý xung đột như thế nào để xung đột không leo thang
trong giao tiếp và ứng xử.
Vạn vật trên thế gian này đều có những mối quan hệ với nhau, và con người
với là nhóm động vật bậc cao có mối quan hệ phức tạp hơn cả. Từ khi sinh ra,
gia đình chào đón ta trong những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ và nụ cười
của cha. Mối liên kết gia đình dần dần mạnh mẽ và lớn lên theo thời gian. Đến
tuổi trưởng thành, mỗi ngưởi dung nhập vào xã hội, tạo nên các liên kết mật
thiết với bạn bè. Lớn hơn, chúng ta bắt đầu yêu đương rồi tiến tới hôn nhân
với người bạn đời mà chúng ta tin tưởng. Khi tuổi già dần tới, chúng ta lại vui

vầy cùng con cháu… Tình thầy trò, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình
vợ chồng, tình thân … tất cả đều là những mối quan hệ trân quý mà mỗi
chúng ta đều gắng sức giữ gìn.


Trong Phật Giáo, các mối quan hệ trong kiếp này của bạn đều có nhân có quả.
Trong luân hồi, duyên sẽ đi theo bạn từ những kiếp trước. Ân oán, yêu
thương, nợ tình cũng theo duyên này, và dẫn bạn đến với những người bạn cần
gặp. Kiếp trước hay kiếp này, dù tên gọi và vai trò có khác, nhưng họa chăng,
tất cả đều là những người bạn cần gặp, hoặc phải gặp… để hướng đến cuộc
sống an lạc hạnh phúc sau này.
Sống một cuộc đời cần sống, gặp những con người phải gặp, và giữ gìn những
mối duyên tốt đẹp.
Có lẽ duy trì lâu dài những mối quan hệ trong cuộc sống là một mục tiêu mà ai
cũng muốn đạt được. Bởi sự thành công của một con người không thể chỉ đo
bằng tiền tài danh vọng, mà còn bằng độ hài lòng trong cuộc sống và sự gìn
giữ các mối quan hệ có ý nghĩa.
Hạnh phúc sẽ đến với những ai có niềm tin vững chắc về sự hướng thiện, lòng
nhân ái trong cuộc sống.
Biết rằng việc giữ gìn các mối quan hệ rất quan trọng, nhưng thực hiện lại là
một con đường khó khăn đầy chông gai thử thách vì trong cuộc sống, không
phải tất cả mọi chuyện đều thuận lợi. Tùy vào từng mối quan hệ mà chúng ta
lại có những phương pháp và cách thấu hiểu khác nhau. Dưới đây là một số
phương pháp giúp bạn hiểu rõ bản chất và cách thức để duy trì những mối
quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn cảm thấy lo lắng khi mới bước vào công ty, bạn đặt ra nhiều tình huống
khác nhau cho những ngày đi làm đầu tiên với hy vọng nhanh chóng gây được
ấn tượng, hòa đồng với “ma cũ” và làm quen với công việc mới. Nhưng không
phải mọi thứ đều như những gì bạn mong muốn vì có nhiều thứ xảy ra ngoài
tầm kiểm soát của bạn. Vậy phải làm thế nào để bạn vượt qua được vòng thử

thách đầu tiên này và nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mới?
Phương pháp giải quyết xung đột
Hiểu biết về thuyết “Phương pháp mối quan hệ dựa trên lợi ích” (The
"Interest-Based Relational Approach" – “IBR”)
Để giải quyết xung đột, bạn nên làm theo những phương pháp sau:
Giữa tốt mối quan hệ là mối quan tâm hàng đầu: Chắc rằng bạn đối xử lịch
thiệp và điềm đạm với mọi người, xây dựng văn hóa tôn trọng lẫn nhau và
tránh để mọi người cảm thấy bị áp lực trong mối quan hệ hàng ngày;
Tách vấn đề ra khỏi con người; Điều này giúp bạn có một cuộc tranh luận sôi
nổi mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau;


Chú ý đến những lợi ích hiện có: Bằng việc lắng nghe một cách cẩn thẩn bạn
sẽ hiểu được tại sao mọi người chấp nhận vị trí hiện tại của họ;
Hãy lắng nghe trước khi nói: Để giải quyết một vấn đề một cách hiệu quả bạn
cần phải lắng nghe để hiểu được họ đang mong muốn mình sẽ được gì sau khi
kết thúc chuyện này;
Đưa ra “sự việc”: Đồng ý và thiết lập mục tiêu, những yếu tố đáng lưu ý sẽ tác
động lên quyết định; và
Đưa ra nhiều lựa chọn: Đưa ra ý kiến về những sự lựa chọn đó và cùng nhau
bàn luận.
Bằng việc làm theo những phương pháp trên, bạn có thể giải quyết xung đột
trong sự bình tĩnh và lịch sự. Điều này giúp bạn ngăn ngừa sự phản đối và đối
lập có thể dẫn đến “ẩu đã” trong công ty của bạn.
Các bước giải quyết xung đột
Dựa trên những lý luận ở trên, điểm đầu tiên khi đối diện với những xung đột
là bạn phải nhận ra loại xung đột đang mắc phải. Theo thời gian, khả năng tự
giải quyết xung đột sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng. Việc nhận ra được
dạng xung đột là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải hiểu được từng loại xung
đột sẽ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Hãy nhìn vào khía cạnh

bình thường nhất và nghĩ về dạng xung đột có thể xảy ra tương ứng. Sau đó sử
dụng lần lượt các bước sau đây để giải quyết:
Bước 1: Thiết lập một bức tranh tổng quát
Tùy tình huống có thể xảy ra, bạn có thể ứng dụng phương pháp IBR hay một
phượng pháp nào đó của riêng bạn. Nhưng bạn phải bảo đảm rằng bạn hiểu
được bản chất của xung đột cũng như những vấn để liên quan đến chúng, mẫu
thuẫn có thể được giải quyết tốt thông qua thảo luận, đối thoại hơn là tranh
chấp nóng nảy. Nếu vấn đề cần giải quyết có liên quan đến bạn thì phải luôn
tự nhắc nhở mình phải bình tĩnh không thiên vị cho cá nhân nào. Sử dụng kỹ
năng nghe để đảm bảo rằng bạn nghe và hiểu được những quan điểm của họ.
* Trình bài lại những vấn để đã nghe
* Làm đơn giản vấn đề
* Tóm tắt lại toàn bộ những gì đã biết
Và phải bảo đảm rằng khi nói, bạn phải dùng một thái độ thật bình tĩnh và
mang tính xây dựng chứ không phải bằng một giọng điệu khiêu khích, moi
móc…
Bước 2: Tập hợp những thông tin đã có
Bây giờ bạn cẩn phải làm nổi bật lên lợi ích, nhu cầu cũng như điều bạn lo
lắng bằng cách hỏi những người xung quanh về vấn đề mà bạn đang phải đối
mặt, phải bảo đảm rằng bạn đang tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ
cũng như mong muốn họ góp phần trong việc giải quyết chúng. Cố gắng hiểu
động lực và mục đích của họ cũng như hành động tiếp theo của bạn sẽ ảnh


hưởng đến họ như thế nào. Bạn phải luôn đặt ra những câu hỏi như: Hành
động của bạn sẽ có tác dụng như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng đến khách hàng ra
sao? Nó có cản trở công việc của công ty hay không?...Và bạn phải luôn tự
nhắc mình không để những tình cảm cá nhân liên quan trong khi giải quyết
vấn đề.
* Lắng nghe và hiếu được những quan điểm của những người xung quanh

* Nhận dạng vấn đề rõ ràng và chính xác
* Duy trì tính linh họat
* Phân biệt những luồng tư tưởng
Bước 3: Kiểm định lại vấn đề
Bước 3 cũng giống như bước 2 ở trên, bạn lần lượt nhìn lại những gì bạn xác
định và hãy kiểm định xem chúng có thật sự chính xác chưa? Sự phân biệt các
dạng xung đột khác nhau sẽ dẫn tới việc chọn ra hướng giải quyết khác nhau.
Bước 4: Phát thảo hướng giải quyết có thể có
Một giải pháp thật sự hiệu quả khi chúng thỏa mãn được yêu cầu của số đông.
Cho nên, phát thảo những giải pháp có thể có là một phương pháp hiệu quả
tạo điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp giải pháp của mình.
Bước 5: Thương lượng để tìm ra giải pháp
Xung đột chỉ thật sự được giải quyết chỉ khi và chỉ khi hai bên hiểu được
mong muốn của đối phương và giải pháp thật sự khi nó thỏa mãn được đòi hỏi
của cả hai phía. Tuy nhiên cũng có những giải pháp đòi hỏi phải có sự thỏa
hiệp từ cả hai bên. Trong trường hợp này bạn có thể xử dụng phương pháp
thương lượng W-W ( win-win). Phương pháp này có thể giúp bạn tìm ra giải
pháp tốt nhất để thỏa mãn cả hai phía trong hòang cảnh khó khăn nhất. Có 3
nguyên tắc trong thương lượng là: nhẫn nại, bình tĩnh và tôn trọng đối
phương.
Lời khuyên:
Xung đột có thể làm mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu quả trong công việc
của nhóm hay công ty. Quản lý không đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong
công ty. Nó sẽ mau chóng lớn nhanh nếu không được giải quyết thỏa mãn. Và
khi tính đoàn kết bị mất đi, những công việc đòi hỏi sự cộng tác sẽ trở thành
nỗi ám ảnh của nhân viên. Trong tình huống này, bạn nên làm cho xung đột
này dịu xuống. Thảo luận một cách bình tĩnh với thái độ xây dựng và tập trung
vào thẳng vấn đề chứ không vào cá nhân. Nếu làm được điều này thì mọi
người đều lắng nghe cẩn thận và hiểu được vấn đề cũng như cùng đưa ra giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

3.Anh/chị tâm đắc điều gì sau khi học môn này. Vận dụng như thế nào vào
công việc và cuộc sống.


Được gặp và nghe thầy truyền đạt những kinh nghiệm thực tế về các cách ứng
xử và giải quyết vần đề với các mối quan hệ trong cuộc sống qua những câu
chuyện thực tế và vui vẻ là điều khiến em tâm đắc nhất.
Ngoài ra em chân thành cám ơn Trường ĐH Tây Đô, cám ơn quý thầy cô đã
tạo điều kiện cho em và các bạn được tiếp xúc với môn học mang đầy giá trị
và bổ ích đó là môn Kỹ năng giao tiếp, đặc biệt em cám ơn thầy Bình – người
đã trực tiếp truyền cảm hứng, người truyền lửa đầy nhiệt huyết cho chúng em.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng trong cuộc đời mỗi
người từ người lớn, trẻ em, học sinh, sinh viên, công nhân viên, chủ doanh
nghiệp, kể cả bà nội trợ..mọi đối tượng cần có kí năng giao tiếp khéo léo, ứng
xử thông minh, hiệu quả trong từng tình huống của cuộc sống và xã hội. Khi
giao tiếp với người lớn tuổi cần lễ phép, lịch sự, khi giao tiếp với khách hàng
cần sự khéo léo, có tính thuyết phục, khi giao tiếp xây dựng mối quan hệ với
bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung thực, thẳng thắn...Vì vậy tầm quan trọng của
kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa thành công và hạnh phúc.
Qua môn học với sự hướng dẫn giảng dạy của Thầy, điều em tâm đắc nhất là
có được sự tự tin khi giao tiếp với mọi ngời xung quanh, song đó em rút ra
được nhiều bài học kinh nghiệm cũng như các kỹ năng trong cách ứng xử,
giao tiếp và tạo lập mối quan hệ, để em có thể vận dụng vào công việc sau này
và cả trong đời sống hằng ngày. Môn học giúp em biết nắm bắt được tâm lí
người giao tiếp (khách hàng, đối tác, đồng nghiệp....), biết được cách thể hiện
và sử dụng ngôn ngữ của mình một cách đúng đắn, những cái nên và không
nên trong giao tiếp để tạo được thiện cảm với mọi người và công việc của em
sẽ suôn sẻ hơn. Hằng ngày, dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp
với người khác, chính vì thế mỗi người chúng ta đều phải tự hình thành kỹ
năng giao tiếp từng ngày, từng giờ trong cuộc sống. Phải làm thế nào để tạo

được ấn tượng lần đầu tiên gặp gỡ, cách ăn mặc và chuẩn bị những gì khi đi
phỏng vấn xin việc, phải ứng biến ra sao khi gặp tình huống khó, phải tạo sự
thân thiện cho người đối diện ra sao, thuyết phục như thế nào để bản thân
mình là người được chọn, những ngày đầu đi làm phải thể hiện mình như thế
nào,..... tất cả những việc đó, sau khi được Thầy truyền đạt giảng dạy qua môn
học Kỹ Năng Mềm em có thể tự rèn luyện, học hỏi thường xuyên, tạo cho
mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết trong giao
tiếp, bên cạnh đó em sẽ cố gắng sửa đổi các khuyết điểm, phát huy các ưu
điểm hơn nữa để có một cái nhìn rộng hơn và trau dồi học hỏi thêm kỹ năng
ứng xử, giao tiếp để bản thân đạt được thành công trong công việc và cuộc
sống.



×