Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.23 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL



BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ
KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ TẠO LẬP
MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :

NGƯỜI THỰC HIỆN :

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

NGUYỄN VĂN THÁI

HUỲNH ANH BÌNH

LỚP : ĐẠI HỌC DƯỢC 8B
HẠN NỘP : NGÀY 01/8/2016

1

CẦN THƠ, THÁNG 8/2016


I- Quan điểm cá nhân về câu nói:“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.” Trong giao tiếp ứng xử thời kỳ
hội nhập.
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang


Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.”
Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một
bộ phận hết sức quan trọng, trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và
cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay,
tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy.
Ứng xử bằng lời nói hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để
xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.
Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn
ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh,khi nói phải
lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ,(Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói
luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời
hay ý đẹp” cho nhau. Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên
phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi,
xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Người
xưa từng nói “lạt mềm buộc chặt” - lời nói ngọt ngào, dịu dàng bao giờ
cũng mang ấn tượng tốt, mang lại cảm tình, niềm vui giao tiếp cho người
được tiếp xúc.Từ vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về
cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không
được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế
được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng
cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp
người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là
người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn
nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép.
Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi
lấy cho bằng được. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày,
chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để
cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn.
Mỗi cử chỉ, mỗi hành vi, mỗi việc làm, lời nói đều bộc lộ phần nào
phẩm chất, đạo đức, nhân cách của con người. Một khi lời nói đã thốt ra thì


2


không bao giờ lấy lại được. Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người
dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè,
không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát
từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà
mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Một người có khả năng
đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu
quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại
bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đnag không tôn
trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên
một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Một học sinh ngoan
ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học
sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu
chẳng hạn. Trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến
thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông
minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao
và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác.
Ai cũng muốn mình đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp.
Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Đã có một sự thật là không thiếu người
có bằng cấp cao nhưng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí ngay
lĩnh vực chuyên môn làm nên tấm bằng cũng chưa phải đã sâu sắc, thuyết
phục được đồng nghiệp. Ngược lại, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà
thông thái, sâu sắc khiến mọi người phải nể phục. Sống giữa cộng đồng dân
cư, tôi nhận ra một điều có khi thường ngày ít ai để ý: Văn hóa không phải
là một vấn đề cao xa, mà từ trong cách ứng xử tử tế với nhau trong cuộc
sống đời thường. Văn hóa có những cấp độ khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi
trình độ "hàn lâm, cao sang quyền quý” nhưng nói chung tính văn hóa bắt

đầu từ lòng chân thành đốỉ với nhau, giản dị, trung thực và thấm đẫm tình
người. Chẳng hạn như đến ngày sinh nhật của người bạn thân nên có một
lời chúc tốt đẹp, một giỏ hoa đẹp để tặng, một món quà lưu niệm nhỏ thay
lời chúc mừng, thế mà đã có mấy ai nhớ đến? Một cuộc viếng thăm không
được hẹn trước vào cuối giờ tan ca, khi gia chủ đã mệt nhừ người, có nên
chăng? Ngay cả việc nhỏ như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có
văn hóa mà không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lởi điện thoại cộc
lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không
còn là chuyện cá biệt. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến
mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Chúng ta hiện
3


nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh
ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh hưởng nhiều của mặt
trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá
nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao
đời để lại. Bây giờ không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái
không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho
người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửỉ bậy, chửi thề trước đông người
cũng là những biểu hiện không có văn hóa. Những kẻ bất lịch sự không chỉ
thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã
nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách
hành xử như vừa nêu là những biểu hiện rất thiếu vãn hóa, không thể chấp
nhận trong giao tiếp xã hội.
Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói,
đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ
người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào
có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn
nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những

quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc,
đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như
sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người
có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào
với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm ván hóa dân tộc: nắm tay nhau,
bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn,… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu
ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia
đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, côi mở hơn. Mục
đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ
thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục
ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ", vậy mà có những người quen biết
nhau, khi ra đường gặp nhau cố tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, Đó là biểu
hiện của bất lịch sự, ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp.
Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, Ánh mắt có thể
thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có
thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không
thông qua ánh mắt của bạn. Hơn nữa, thông qua ánh mắt, bạn sẽ hiểu được
4


phần nào tính cách, nội tâm bên trong và nắm bắt được tâm trạng, cảm xúc
lúc đó của người đối diện để có cách nói chuyện phù hợp. song đừng nhìn
chằm chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để
giảm tải căng thẳng cho cả hai. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng
mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói
trước cử tọa đông người. rèn luyện kỹ năng giao tiếp kèm theo các cử chỉ.
Có như vậy, họ mới có thể nhận ra sự thật bên trong suy nghĩ của các
khách hàng được thể hiện thông qua các dấu hiệu, cử chỉ. Đồng thời giúp
họ tránh các xung đột, xây dựng mối quan hệ giao tiếp hòa hợp với khách
hàng và tăng hiệu quả công việc nhanh chóng.

Tuy nhiên, để có thể có khả năng nhận biết tình huống hay nói năng
một cách nhẹ nhàng, dễ nghe thì chúng ta phải trải qua một quá trình học
tập, rèn luyện rất chăm chỉ. Cần biết để ý, quan sát mọi người xung quanh,
để học hỏi và rút kinh nghiệm. Những người biết chú ý quan sát mọi người,
sẽ biết được những điều nên làm và những điều nên tránh. Ông cha ta có
câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Mọi việc trong cuộc sống của
chúng ta, ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất như việc ăn như thế nào cho
lịch sự, nói thế nào cho đúng, cho hay cũng là cả một quá trình. Khi còn
nhỏ, chúng ta được thầy cô, cha mẹ dạy phải biết lễ phép với người lớn,
hòa nhã với bạn bè, nhường nhịn những người ít tuổi hơn. Và bài học ấy,
vẫn luôn theo chúng ta trên mọi bước đường đời. Nếu chúng ta biết thực
hiện đúng những điều mà chúng ta được dạy, được học, thì chúng ta sẽ trở
thành một người được rất nhiều người xung quanh, vì cách nói chuyện dễ
mến, nhẹ nhàng và lịch sự.
Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch,
ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc,
chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm
chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài
hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp
dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông:
“ Lời nói chẳng mất tiền múa
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

5


II - Để tạo duy trì và phát triển một mối quan hệ. Khi xảy ra xung
đột anh(chi) sẽ xử lý như thế nào để không đẩy xung đột leo thang
trong giao tiếp ứng xử.
Xác định nguyên nhân xung đột

Có hàng trăm lý do dẫn đến xung đột, vì vậy để kỹ năng giải quyết
xung đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính của nó. Việc xác
định được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là vấn đề quan trọng đầu tiên
bạn phải làm, bởi nếu không biết được nguyên nhân bạn sẽ không biết phải
bắt đầu từ đâu, phải giải quyết vấn đề gì và làm thế nào để các bên cùng
cảm thấy được đối xử công bằng, không thiên vị.
Nút thắt của xung đột
Khi đã xác định được nguyên nhân của xung đột, bạn cần tiếp tục tìm
ra chủ nhân tạo ra mâu thuẩn trong môi trường công sở này là ai. Bởi xung
đột là do những tranh cãi cá nhân hoặc tập thể về vấn đề gì đó nhưng không
tìm được tiếng nói chung, lâu ngày mối quan hệ giữa các thành viên càng
bị đẩy ra xa, dẫn đến những hiểu nhầm giữa người này với người kia, tập
thể này với tập thể kia. Do vậy, để giải quyết được xung đột bạn cần phải
tìm được nút thắt chính của nó và tìm cách thảo gỡ.
Lắng nghe trước khi nói
Dù bạn đã bắt đúng bệnh, nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng
cũng đừng vội vàng kết luận hay cố gắng tìm cách giải quyết mà trước tin
bạn hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc. Khi đã
hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm cách để
giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần
nhau hơn.
Đưa ra nhiều lựa chọn
Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là do các bên không đồng nhất về
quan điểm, vấn đề nào đó. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này bạn
không thể chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo
mà hãy đưa nhiều lựa chọn để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương
án tốt nhất, tránh đẩy các bên vào sự gượng ép, như vậy không chỉ tháo gỡ
được sự khó chịu của mà mà sẽ khiến cho xung đột tăng cao hơn. Ta không
nên có phản ứng gay gắt ngay từ đầu. Mà nên dành thời gian để suy nghĩ về
điều đã nói và hiểu cảm giác của người nói trước khi ta đáp lại. Hãy đợi

đến khi mình có đủ thông tin để tránh đưa ra những giả thuyết sai. Quan
điểm của mỗi người còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: nhận thức,
6


trình độ hiểu biết, tính cách....của mỗi người. Vì vậy, chẳng có gì phải căng
thẳng nếu ai đó không đồng quan điểm với mình. Nếu quan điểm của mình
là tích cực thì cũng không nên chỉ chích hay phê phán, xem thường, chế
nhạo suy nghĩ, quan điểm của người khác. Hãy trao đổi dần dần sẽ có lúc
bạn và người đó sẽ hiểu nhau hơn. Không nên nói một cách chung chung
mà nên nói cụ thể, tập trung vào chủ đề đang thảo luận. Không chuyển chủ
đề cho tới khi giải quyết xong.
Công bằng
Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của
người trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Bởi
lúc này các bên đều muốn mình là người đúng và được người khác ủng hộ.
Nếu vô tình bạn bênh vực bên nào đó sẽ khiến họ nghĩ bạn là người không
công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.
Nhận định lại vấn đề
Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ
của cuộc xung đột, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi
thứ bạn biết đều đúng sự thật, bạn không bị bên nào che mắt. Có như vậy
bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.
Sử dụng các câu bắt đầu bằng đại từ “tôi”
Những câu bắt đầu bằng đại từ “tôi” có thể giúp bạn diễn tả được cảm
giác, thái độ, mong muốn của bạn. Sử dụng các thông điệp “tôi” sẽ giúp
bạn tránh người khác có cảm giác bạn đang tấn công họ. Ví dụ, nói “Tôi
cảm thấy không được hài lòng…” sẽ có tác dụng tích cực hơn là nói: “Bạn
làm tôi không được hài lòng…” Hoặc "Tôi nghĩ rằng, nên làm theo cách
này sẽ có hiệu quả hơn..." sẽ có tác dụng tích cực hơn là nói "Bạn hãy làm

theo phương án này..." Với cách sử dụng câu tôi cho phép bạn thể hiện cảm
giác của mình mà không có sự chỉ trích trực tiếp vào người khác.
4.1. Phương pháp cạnh tranh
Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh
hưởng” của mình. Ảnh hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn, hoặc
khả năng thuyết phục.
Áp dụng khi :
• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng
• Người quyết định biết chắc mình đúng
• Vấn đề nảy sinh đột không phải lâu dài và định kì
4.2. Phương pháp hợp tác
7


Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có
liên quan.
Áp dụng khi :
* Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông
tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất
* Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước
* Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên
4.3. Phương pháp lẩn tránh
Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định
đoạt, hoặc người thứ 3 định đoạt. Những người dùng phương pháp này
không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ
cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình.
Áp dụng khi :
• Vấn đề không quan trọng
• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình
• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại

• Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn
4.4. Phương pháp nhượng bộ
Là phương pháp xử lý xung động bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền
lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia.
Áp dụng khi :
* Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu
* Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không
tự tin để đòi quyền lợi cho minh)
Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là
ở mối quan tâmvề đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt
nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ
ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột.
4.5. Phương pháp thỏa hiệp
Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi
đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất.
Áp dụng khi :
* Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi hai bên đều khăng khăng giữ mục
tiêu của mình, trong khi thời gian đang cạn dần

8


* Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự
nhượng bộ của cả 2 bên
4.6. Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột
• Nênbắt đầu bằng phương pháp hợp tác
• Không thể sử dụng tất cả các phương pháp
• Ápdụng các phương pháp theo hoàn cảnh
Câu 3: Điều tâm đắc hoặc nội dung sau buổi học. Sẽ vận dụng như thế nào
vào công việc và cuộc sống ?

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát
triển mối quan hệ thông qua giao tiếp . Làm thế nào để lắng nghe tốt là
một việc không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất
lượng trong những mối quan hệ với người khác.
Chúng ta lắng nghe để có được thông tin.
Chúng ta lắng nghe để hiểu.
Chúng ta lắng nghe để cảm nhận.
Chúng ta lắng nghe để tìm hiểu sâu sắc hơn.
Trong thực tế , hầu như chúng ta không lắng nghe như vậy. Phụ thuộc
vào việc chúng ta sàng lọc thông tin, chúng ta nhớ được trong khoảng từ
25% đến 50% từ những gì chúng ta nghe được. Điều đó có nghĩa là khi bạn
nói chuyện với sếp của bạn, đồng nghiệp, khách hàng trong 10 phút, họ chú
ý ít hơn 1 nửa của cuộc đàm thoại. Đó là cuộc nói chuyện ảm đạm.
Điều đó cho thấy rằng khi bạn nhận được những hướng dẫn trực tiếp
hoặc được trình bày với các thông tin, bạn không nghe được toàn bộ thông
điệp. Hy vọng bạn ghi nhớ từ 25 – 50% những phần quan trọng của cuộc
trò chuyện, nhưng nếu hiệu quả không như vậy thì thế nào nhỉ? Rõ ràng, kỹ
năng lắng nghe đó là một kỹ năng mà chúng ta có thể có lợi từ việc cải
tiến chúng. Bằng cách trở thành một người lắng nghehơn , bạn sẽ cải thiện
được hiệu quả, cũng như khả năng gây ảnh hưởng – thuyết phục – đàm
phán, hơn nữa bạn sẽ tránh được xung đột – hiểu lầm. Tất cả những điều
này là cần thiết cho việc thành công của bạn trong công việc.
9


Kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi một mức độ cao của việc nhận thức bản
thân. Bằng sự hiểu biết phong cách cá nhân của bạn trong giao tiếp, bạn
sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc tạo ấn tượng tốt đẹp và lâu dài
với những người khác.
Cách để trở thành một người có kỹ năng lắng nghe tốt hơn là thực

hành “lắng nghe tích cực”. Đây là cách bạn thực hiện một nỗ lực có ý thức
để nghe không chỉ những từ mà người khác nói, nhưng quan trọng hơn, cố
gắng để hiểu được thông điệp đầy đủ được gửi đi.
Để làm điều này bạn phải chú ý đến người khác rất cẩn thận.
Bạn không thể cho phép mình bị phân tâm bởi bất cứ điều gì khác có thể
xảy ra xung quanh bạn, hoặc bằng cách nhảy vào miệng người khác để
tranh luận ngay khi họ ngưng câu chuyện. Cũng không phải là bạn có thể
cho phép bản thân cảm thấy buồn chán, và mất tập trung vào những gì
người khác nói.
Một người nói hay không bằng một người nghe giỏi.
Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả
hai kỹ năng nói và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp
con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe
giúp chúng ta tìm ra mã số, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác.
Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe là gặt. Thượng đế chỉ cho ta 1 cái
miệng để nói nhưng đến tận 2 cái tai để lắng nghe.

10



×