Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.02 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG ỨNG XỬ GIAO TIẾP VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

THỰC HIỆN: TRẦN T. HẢI NGHI

DIỄN GIẢ-CHUYÊN GIA TÂM LÝ

LỚP: NNA 8B

HUỲNH ANH BÌNH

HẠN NỘP: 29/7/2016

CẦN THƠ, THÁNG 7/2016


BÀI THU HOẠCH
KỸ NĂNG ỨNG XỬ GIAO TIẾP VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ
NỘI DUNG THU HOẠCH
Câu 1. Những giá trị mang lại của lắng nghe trong giao tiếp ứng xử?
Mọi cuộc giao tiếp thất bại đều xuất phát từ việc người đối thoại không có
kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải là một bản năng mà là một
nghệ thuật thấu hiểu người khác bởi lẽ "Con người mất 3 tuổi để học nói
nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe". Biết cách lắng nghe cũng là
phương thức giúp bạn hiểu hơn về người đối diện và làm giàu thêm cho tâm
hồn.


Suy nghĩ kỹ trước khi nói
Tuy là ai cũng biết phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, nhưng trong nhiều tình
huống thực tế, đặc biệt là khi chúng ta bị thôi thúc phải phát biểu trước khi
“đối phương” ra tay, nhiều người trong chúng ta đã có những phát ngôn không
kịp suy nghĩ kĩ. Trong một số trường hợp may mắn, sai lầm được chỉnh sửa
kịp thời. Nhưng nếu chúng mình cứ buột miệng nói mà không thực sự có đóng
góp gì vào câu chuyện, sẽ không có ai thực sự lắng nghe chúng mình cả. Vì
vậy, trước khi nói bất cứ điều gì, cho dù là tình huống có đang có vẻ là cần
câu trả lời rất “khẩn cấp” đi chăng nữa, hãy hít một hơi thật sâu và suy nghĩ
một chút. Luôn nhớ rằng bạn thật sự có nhiều sự lựa chọn thay vì chỉ có một
con đường duy nhất để đi. Bạn càng suy xét vấn đề càng kỹ, mọi người sẽ
càng lắng nghe sâu sắc và trân trọng câu chuyện của bạn hơn.
Lắng nghe trước khi kết luận
Nhu cầu tốc độ trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay thường ép chúng
mình phải đơn giản hóa những giao tiếp hàng ngày đến độ, đôi khi những giao
tiếp đó lại trở nên vô dụng. Chỉ dựa vào vài câu nói, thậm chí vài từ vu vơ,
chúng ta đã tự sáng tạo những định kiến, suy nghĩ, thậm chí là kết luận về một
sự việc hoặc một con người nào đó. Những suy nghĩ đó có thể không chính
xác, nhưng chúng ta cũng không để dành thời gian để thực sự lắng nghe.Thực
sự lắng nghe không chỉ là dành thời gian để đối phương nói xong, mà còn là

2


nhìn vào quan điểm của người khác. Khi bạn lắng nghe, bạn đang luyện tập
cách nhìn sự vật dưới góc nhìn của người khác.
Chỉ quan tâm đến những thông tin quan trọng với bạn
Thông tin lan tràn tự do trên mạng Internet và các phương tiện truyền thông
đại chúng hiện nay luôn làm chúng mình bị quá tải không những bởi khối
lượng khổng lồ, mà còn là mức độ liên quan của thông tin. Những câu chuyện,

chia sẻ, tin tức đôi khi rất “lá cải”, đôi khi chẳng mấy quan trọng luôn hiện
diện hàng ngày, hàng giờ trước mắt chúng ta. Mỗi khi mở Facebook, đăng bài
blog mới, hay mỗi khi nói điều gì đó, bạn cũng đang góp phần vào đám mây
mù đó. Vì vậy, trước khi phát biểu, hãy dành một ít thời gian suy nghĩ điều
bạn sắp nói có thực sự quan trọng không? Đôi khi, im lặng thực sự là vàng.Có
một thực tế là lý do chúng ta nói, viết emails, cập nhật mạng xã hội …, cho dù
là hình thức nào, đôi khi đơn giản chỉ là cho bản thân cơ hội phát ngôn và lắng
nghe giọng nói của chính mình. Hãy tưởng tượng, nếu ai cũng chỉ nói những
điều quan trọng với mình, thế giới sẽ im lặng và thông tin sẽ cô đọng biết bao!
Hiểu về người đối diện hơn
Điều đó có nghĩa là không chỉ nói chuyện với nhau mà còn là làm việc cùng
nhau. Khi làm việc, chơi đùa cùng nhau, bạn sẽ hiểu người kia tốt hơn nhiều
so với chỉ ngồi nói chuyện suông.
Có được cuộc sống tốt đẹp hơn
Khi bạn nói ít đi, cũng tức là bạn làm nhiều hơn. Sự tập trung của bạn sẽ
chuyển từ nói sang làm. Tất nhiên nói chuyện và thể hiện cảm xúc của bạn là
quan trọng, nhưng thực sự bắt tay vào làm cũng quan trọng không kém. Nếu
bạn chỉ cần nói ít hơn bình thường 5 phút thôi, sau một tháng bạn sẽ tiết kiệm
được 2,5 tiếng cho bản thân mình. Bạn sẽ làm gì với khoản “tiết kiệm” bất
ngờ này? Cho dù bạn muốn làm gì đi nữa, chỉ cần mục đích của bạn không
phải là “làm bá chủ thế giới, lật đổ địa cầu”, thêm thời gian cho bản thân
mình, công việc, gia đình, bạn bè luôn giúp bạn vui vẻ hơn, thành công hơn và
cuộc sống cũng theo đó mà tốt đẹp hơn.

3


Câu 2. Chia sẻ những lỗi giao tiếp của bản thân và đề xuất cách khắc
phục. Từ đó đề xuất làm thế nào để ứng xử thông minh và chuyên
nghiệp?

Những lỗi giao tiếp và đề xuất khắc phục:
Có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân không? Chắc chắn là có. Có
thể sẽ mất một khoảng thời gian để thay đổi những thói quen giao tiếp đã ăn
sâu trong con người nhưng không gì là không thể. Sau đây là những lỗi
thường gặp của bản thân cũng như đa số mọi người hay mắc phải và cách khắc
phục nó.
1. Không lắng nghe
Ernest Hemingway đã từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất
nhiều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người không bao giờ
lắng nghe.” Đừng giống như hầu hết mọi người đó. Đừng chỉ háo hức chờ đợi
đến lượt mình nói chuyện, hãy kềm chế cái tôi của bạn. Khi bạn bắt đầu thực
sự lắng nghe, bạn sẽ nhận ra được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện. Ví
dụ: nếu ai đó nói rằng họ đã đi câu cá với một vài người bạn vào tuần trước thì
bạn có thể hỏi:


Bạn đã đi câu cá ở đâu?



Tại sao bạn lại thích câu cá?



Ngoài câu cá khi bạn còn làm gì ở đó nữa không?
Nhưng tránh các câu hỏi dạng Có/Không vì bạn sẽ không nhận được nhiều
thông tin khi hỏi như vậy.
2. Đặt câu hỏi quá nhiều
Nếu bạn hỏi quá nhiều, cuộc nói chuyện sẽ giống như một cuộc thẩm vấn.
Hoặc giống như bạn không đóng góp ý kiến gì cả. Bạn có thể thảo luận về

quần áo hay những ưu điểm/ nhược điểm của các nhãn hiệu khác nhau hoặc
loại thức uống yêu thích của bạn hoặc đủ thứ chuyện trên đời.

4


3. Giới hạn chính mình
Khi trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp mặt, hoặc khi một vài chủ
đề thông thường trở nên nhàm chán, một sự im lặng hoặc một tâm trạng khó
xử có thể xuất hiện. Hoặc bạn có thể trở nên lo lắng vì không biết chính xác lý
do tại sao. Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không đọc
báo.”Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng để nói, thì bạn luôn có thể chữa cháy
bằng cách nói về những tin tức hiện nay. Bạn cũng nên cập nhật các chủ đề
đang phổ biến. Bạn luôn luôn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện mới về
những thứ xung quang bạn. Giả sử như bạn đã có các mối quan hệ thân thiết.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu tiên, hãy cố
gắng giả định các mối quan hệ. Có nghĩa là bạn có thể tưởng tượng ra cảm xúc
của bạn khi gặp một người bạn thân. Và giả vờ rằng người quen mới này là
một trong những người bạn thân đó của bạn. Nhưng đừng lạm dụng nó, tất
nhiên là bạn không nên ôm hôn họ ngay lập tức. Nhưng nếu bạn tưởng tượng
như vậy, bạn sẽ đi vào một trạng thái cảm xúc tích cực. Và bạn sẽ chào hỏi và
bắt đầu nói chuyện với người mới với một nụ cười, một thái độ thân thiện,
thoải mái.Vì đó là cách bạn nói chuyện với bạn bè. Nghe có vẻ điên rồ một
chút, hay quá đơn giản. Nhưng nó thực sự có tác dụng.
4. Kĩ năng truyền đạt kém
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải
là những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Việc thay đổi những thói quen này có
thể tao ra một sự khác biệt lớn bởi vì giọng nói và ngôn ngữ cơ thể là một
phần quan trọng trong giao tiếp. Một số điều bạn cần xem xét:



Chậm lại. Khi bạn hào hứng về một cái gì đó bạn có khả năng sẽ nói nhanh
hơn. Cố gắng làm chậm lại. Điều này sẽ làm cho mọi người dễ dàng lắng nghe
bạn và giúp bạn truyền tải những gì bạn muốn nói với họ điều này sẽ giúp bạn
ghi điểm về kỹ năng giao tiếp trong mắt mọi người.



Nói to lên. Đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người nghe được bạn.



Nói rõ ràng. Không lí nhí. Nói chuyện với cảm xúc: Không ai chịu lắng nghe
lâu nếu bạn cứ nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh
cảm xúc của bạn.



Sử dụng các khoảng nghỉ: Nói chậm lại cộng thêm một khoảng dừng nhỏ
giữa các suy nghĩ hay các câu nói sẽ tạo ra một chút căng thẳng và dự đoán.
Mọi người sẽ bắt đầu lắng nghe chăm chú hơn.

5


5. Luôn muốn thu hút sự chú y
Tôi thường mắc phải lỗi này. Mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện cần
phải được tỏa sáng. Không gián đoạn ai đó khi họ đang kể chuyện hoặc chia
sẻ quan điểm của họ về những gì bạn đang thảo luận để chuyển hướng sự chú
ý trở lại chính mình. . Hãy tìm sự cân bằng giữa nghe và nói.

6. Chứng tỏ mình đúng
Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các chủ đề. Thường một
cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay vào đó trò chuyện
là một cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn “chiến thắng”
mỗi cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy trì những
cảm xúc tốt đẹp.
7. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực
Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hoặc ở một nơi mà bạn chỉ mới vừa kết
bạn với một số người, bạn nên tránh một số chủ đề nhất định. Bạn nên tránh
nói về sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ tồi tệ, công việc hoặc ông chủ
không hấp dẫn, các vụ giết người hàng loạt, hay các biệt ngữ kỹ thuật mà chỉ
có bạn và một số người khác hiểu, hoặc bất cứ điều gì có thể dập tắt năng
lượng tích cực của mỗi người. Những chủ đề như tôn giáo hay chính trị nên
được để dành để bàn luận với những người bạn thân của bạn thôi.
8. Nhàm chán
Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để ý đến môi
trường xung quanh. Sẵn sàng ngưng một chủ đề nào đó khi bạn bắt đầu làm
mọi người chán nản. Hoặc khi mọi người bắt đầu nhàm chán và chủ đề không
còn thú vị để bàn luận. Một cách tốt để có những chủ đề thú vị để bàn luậnchỉ đơn giản là sống một cuộc sống thú vị. Và tập trung vào những điều tích
cực. Đừng than vãn về sếp hoặc công việc của bạn, mọi người không muốn
nghe điều đó. Thay vào đó, hãy nói về chuyến du lịch gần đây của bạn, một số
chuyện hài hước xảy ra trong khi bạn mua sắm quần áo, kế hoạch cho đêm
giao thừa hoặc một cái gì đó buồn cười hoặc thú vị.

6


9. Không chịu trao đổi với người khác
Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và chia sẻ những cảm xúc của bạn. Nếu có
ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở và chia sẻ lại những kinh nghiệm

của bạn. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời ngắn ngủn. Một khi ai đó đang
“đầu tư” vào cuộc trò chuyện, họ muốn bạn cũng phải “đầu tư” như họ. Giống
như trong rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, bạn không thể luôn luôn chờ
đợi cho bên kia bắt đầu trước. Khi cần thiết, hãy chủ động và là người đầu tiên
khai mào và đầu tư vào cuộc trò chuyện. Có một cách là: thay thế một số câu
hỏi bằng những câu khẳng định. Điều này làm cho bạn ít thụ động hơn và cho
người khác thấy quan điểm của bạn.
10. Không đóng góp nhiều
Bạn có cảm thấy rằng bạn không có nhiều ý kiến để đóng góp cho cuộc trò
chuyện. Nhưng dù sao cũng hãy cố gắng. Lắng nghe thực sự và quan tâm đến
những gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi. Phát biểu những câu có liên quan.
Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ vật thú
vị xung quanh và nói về chúng. Phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của
bạn bằng cách mở rộng quan điểm về những điều thú vị trên thế giới. Đọc báo
và bắt kịp với những chủ đề nóng hổi đang diễn ra.
Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, cách nói chuyện và cố gắng giả định các mối
quan hệ để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Nhưng hãy thư giãn. Bạn không cần
làm tất cả cùng một lúc. Nếu không bạn sẽ chỉ cảm thấy bối rối và choáng
ngợp. Thay vào đó, chọn ra ba điều quan trọng nhất mà bạn cảm thấy cần
được cải thiện. Thay đổi chúng mỗi ngày trong 3-4 tuần. Hãy lưu ý sự khác
biệt và tiếp tục. Chẳng bao lâu thì những thói quen mới của bạn sẽ bắt đầu
xuất hiện một cách tự nhiên khi bạn đang trò chuyện.
Làm thế nào để ứng xử thông minh và chuyên nghiệp.
1. Giữ bình tĩnh: Hallie Crawford, một nhà tư vấn về những tình huống trong
công việc cho hay “Đầu tiên và trước nhất, bạn cần thở đều và thư giãn”. Bạn
có thể cảm thấy bất ngờ, khó chịu, thậm chí thất vọng, nhưng hãy bình tĩnh và
lắng nghe hết những gì mọi người nhận xét về bạn mà không được phản ứng
giữa chừng. Hãy tập trung vào nội dung họ đang nói, bạn thậm chí nên ghi
nhớ một vài điểm vào giấy.


7


2. Hành động chứ không phản ứng: Nếu bạn có cảm giác đơn độc và không
có khả năng tự vệ hoặc hơn nữa bạn cảm giác tức giận, hãy cố gắng dành một
chút thời gian nhìn nhận lại những lời nhận xét đó và trả lời những chỉ trích về
bạn. Hãy nói với sếp của bạn rằng bạn có thể dành ra 1 hoặc 2 ngày để lên
những thông tin chi tiết và trả lời mọi vấn đề của các đồng nghiệp đặt ra nếu
đó được coi là vấn đề quan trọng. Điều này cho thấy bạn đang cố gắng tìm ra
giải pháp cho vấn đề một cách nhẹ nhành và vì thế có thể sếp sẽ đứng về phía
bạn.
3. Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan:Bạn không nên chỉ ngồi nghe
mọi lời chỉ trích về công việc của bạn. Thực tế, bạn có thể tranh luận về một
vài điểm bạn cho là chưa đúng. Crawford, một chuyên gia tư vấn nói “bạn chỉ
cần giữ thái độ lịch sự và nhã nhặn khi tranh luận là được. Hãy phản ứng lại
với những chi tiết bạn chắc chắn nhất rằng bạn đã đúng và có lẽ họ nhận xét
như vậy có phần hơi khắt khe”. Điều quan trọng là bạn cần đứng ở vị trí trung
lập để nhìn nhận những nhận xét đó và đảm bảo rằng những điều bạn phản đối
họ là hoàn toàn đúng đắn.
4. Đối mặt với thực tế:Chấp nhận những lời chê, vui vẻ nhận lỗi và tìm
hướng giải quyết. Đó là thái độ giao tiếp thông minh nên có nếu những lời
nhận xét tiêu cực về bạn là đúng sự thật. Đừng tỏ ý hờn dỗi hoặc tỏ ra oan ức
khi trong lòng bạn đã thừa nhận lỗi của mình.
5. Học hỏi từ những sai lầm: Biết sửa sai và đứng lên từ sai lầm, đó là cách
tốt để chứng tỏ mình. Thậm chí bạn còn ghi điểm nhiều hơn những người
được khen ngay từ đầu. Vì vậy, đừng vội cho rằng những lời chê bai luôn
mang lại điều xấu.
Câu 3: Bạn tâm đắc nhất điều gì sau môn học này. Bạn sẽ vận dụng như
thế nào trong cuộc sống và công việc?
Sau ba buổi học “ Kỹ năng ứng xử giao tiếp và tạo lập mối quan hệ”, điều em

cảm thấy tâm đắc nhất không phải là những cách giao tiếp, cử chỉ, thái độ hay
cách cư xử của các nhân vật, tình huống trong bài giảng bài của thầy Huỳnh
Anh Bình mà là câu nói thầy đã cho chúng em xem. “Sinh ra trong nghèo khó
không phải lỗi của bạn nhưng chết trong nghèo khó là lỗi của bạn” – Bill
Gates.
Câu nói bao hàm toàn bộ tất cả các khía cạnh, nó thúc đẩy ý chí vươn lên,

8


khiến bản thân không muốn lười biếng, không cam chịu phải sống trong cảnh
nghèo khó. Theo em, câu nói đó không đơn giản là một dòng chữ nằm trên
mặt giấy mà nó còn phản ánh trong cuộc sống và cả trong công việc.
Trong cuộc sống: Đừng bao giờ đỗ lỗi cho hoàn cảnh, khi gặp thất bại người
ta thường trách là do số mình đen, do mình không có hoàn cảnh “con ông cháu
cha” như người khác, do tất cả mọi thứ xung quanh. Nhưng sau tất cả thứ
quyết định là bản thân mình. Phải biết tự giác, tự lập, làm tốt chuyện của mình
bởi vì không ai chê cười mình nghèo, người ta chỉ cười mình lười biếng, nhu
nhượt mà thôi.
Trong công việc: Đừng nên thoả mãn với cuộc sống hiện tại của bản thân,
phải có tham vọng sống trong giàu có. Phải siêng năng làm việc để có cuộc
sống tốt hơn, môi trường sống tốt hơn. Phải khẳng định bản thân mình là ai,
mình sẽ có thứ đó chứ không phải là mình muốn có thứ đó. Luôn tự đặt ra
mục tiêu cho bản thân, có thể mục tiêu đó không lớn nhưng chắc chắn phải có.
Đối với sinh viên năm cuối mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong cuộc chạy đua
mà đích đến là công việc. Phải có quyết tâm mình sẽ đi làm chứ không phải là
mình muốn được đi làm. Phải có quyết tâm, kiên trì để đạt được điều mình
muốn.
Cuối cùng, e cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Anh Bình –
người đã truyền lửa cho em và cho nhiều bạn sinh viên sắp bước chân ra đời.

Thầy đã chỉ dạy cho chúng em những kỹ năng giao tiếp, những cách cư xử
khéo léo đến cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất khi đi xin việc. Và nó cũng là
hành tranh quan trọng nhất của mỗi người, vì mỗi bạn đều học những chuyên
ngành khác nhau nhưng kỹ năng giao tiếp dù đi đâu hay làm gì cũng đều cần
đến nó. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy, bài giảng của thầy đã
giúp ích cho em rất nhiều, nhờ có thầy em đã có thêm một chút gì đó tự tin
hơn trong giao tiếp ứng xử với mọi người cũng như khi đi xin việc trong
tương lai gần.
Chúc thầy một ngày tốt lành!

9



×