Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.77 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

INCLUDEPICTURE " \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \*
MERGEFORMATINET

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ths. Huỳnh ANh Bình

NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Diệp Mỹ Hân
LỚP: Văn học 8A
HẠN NỘP: 28/7/2016

CẦN THƠ, THÁNG 7 NĂM 2016


Mục lục
Mục lục....................................................................................................................................2


Lời nói đầu
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là hoạt động không thể thiếu


của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội. Đặc biệt trong cuộc sống văn minh ngày nay,
chúng ta sống phụ thuộc nhiều vào cộng đồng. Hàng ngày chúng ta phải giao
tiếp, ứng xử với không biết bao nhiêu người, và vấn đề đặt ra là chúng ta phải
ứng xử sao cho khéo léo, được lòng mọi người đúng như câu “lời nói chẳng mất
tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để tạo lập được các mối quan hệ tốt
đẹp, và từ đó thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, tốt đẹp và ý nghĩa
hơn.
Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với
rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử. Xã hội
càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng
xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành
công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người.
Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách
tích cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh.
Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây đầu tiên gặp
gỡ. Vì vậy khi đi phỏng vấn xin việc hoặc những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn
phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn tượng tốt về mình, để công việc của
mình được thuận lợi.
Và sau này khi bạn đi làm, thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm việc
nhóm tốt, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó đạt được nhiều
thành quả và được thăng tiến trong công việc.
Nếu không biết Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, chúng ta sẽ gặp khó
khăn
Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống hiện đại ngày nay là
cuộc sống liên quan đến cộng đồng. Người này phụ thuộc vào người kia, người
kia phụ thuộc vào người nọ, không nhiều thì ít. Ví dụ như bạn phụ thuộc vào
đồng nghiệp và sếp của mình để công việc suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc
vào bạn. Bạn phụ thuộc vào anh bảo vệ cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ phụ
thuộc vào bạn vì đó là công việc mang đến miếng cơm manh áo cho anh ta.

Không ai có thể tự sống một mình được. Vì vậy, nếu bạn không biết cách
giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn sẽ không kết nối được với cộng đồng
xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ, trợ giúp từ những người
khác, từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cô đơn lạc lõng, công việc của bạn sẽ
1


gặp nhiều trở ngại.
Có 1 vị tỷ phú từng nói rằng: “tôi đánh giá sự thành công của một người
dựa vào các mối quan hệ mà người đó có được.”. Nếu bạn không giao tiếp ứng
xử hoặc tạo lập tốt các mối quan hệ, bạn sẽ đối mặt với nhiều thất bại trong cuộc
sống.
Câu 1: Phân tích câu nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” trong
giao tiếp ứng xử ngày nay?
Con người từ khi sinh ra đã sở hữu một công cụ có sức mạnh to lớn. Bạn
dùng nó để ru ngủ, kích động, chọc giận, xoa dịu, ve vuốt, công kích, đưa một
người lên tận mây xanh hoặc dìm kẻ đó xuống vực thẳm, nó cũng có thể ngọt
như mật hoặc sắc bén tựa lưỡi dao. Chính tác giả Robert Kiyosaki đã từng nhận
xét: “Nếu ai muốn là bậc thầy tài chính trước hết phải là bậc thầy vận dụng công
cụ này, vì qua nó, người ta thấy được linh hồn con người”. Công cụ đó là gì mà
quyền lực đến như vậy ?
Đó là ngôn ngữ.
Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi
nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công cụ để biểu lộ suy
nghĩ, thế nhưng nó cũng có thể tạo ra những lời nói không phù hợp, vô nghĩa
hoặc không cần thiết, dẫn đến phiền não không đáng có.
Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như
thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ
chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì
thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì

không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Lời nhắc nhở khuyên răn nầy là cả một kinh nghiệm già dặn trong việc
giao tiếp xử thế của người xưa. Bởi người xưa rất am hiểu và rất sợ cái lưỡi
không xương của con người. Chính vì nó không xương nên nó mới có nhiều
đường lắt léo. Nó muốn uốn như thế nào cũng được. Nó uốn xuôi cũng được mà
uốn ngược cũng hay. Khi có cảm tình với ai, thì nó uốn theo ý muốn của người
đó. Có khi vì muốn được quyền lợi riêng tư nào đó, thì nó uốn cong theo kiểu ton
hót nịnh bợ. Người đó muốn thứ gì nó cũng uốn chiều theo được hết. Mục đích
nó uốn là để lấy lòng thủ lợi. Dù cho người đó xử sự hành động trăm lần sai trái,
nó cũng uốn cong ca ngợi người đó cái gì cũng tốt đẹp hết. Ðó là nó uốn theo
chiều gió để được hưởng chút lợi lộc.
Nó uốn miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Nó không cần biết đến
2


phẩm cách thể diện giá trị làm người chi cả. Ðây là nó uốn theo chiều hạ đẳng để
được lợi lộc ấm thân.
Ngược lại, khi mà nó ghét ai, thì nó uốn theo kiểu trù rủa, đâm thọc, nói
xấu, đặt điều thêm thắt, mắng nhiếc, nhục mạ. Nghĩa là bằng mọi cách nó phải
dìm hại người đó cho đến chết mới thôi. Ðó là nó uốn theo chiều gian xảo quỷ
quyệt rất là độc ác. Ðại khái nó uốn theo cách đường mật cũng được hay nó uốn
theo cách cay đắng như ớt như bồ hòn cũng xong. Cho nên trong năm giới cấm
của người Phật tử tại gia, thì giới thứ tư là giới Phật cấm người Phật tử không
được nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều và nói lời hung ác.
Chính vì không muốn cho nó uốn một cách vô ý thức và gây ra nhiều tội
ác như thế, nên các bậc Cổ Ðức mới khuyên răn người ta trước khi nói phải uốn
lưỡi bảy lần. Lời dạy nầy, theo tôi, là nó hàm chứa một ẩn ý mang tính chất ngụ
ngôn. Nghĩa là cái ý hay đẹp nó ẩn trong lời nói. Thật ra, không có ai phải uốn
cái lưỡi bảy lần rồi mới nói. Nếu hiểu theo nghĩa đen như thế, thì thử hỏi làm sao
chúng ta giải thích được. Ðâu có ai điên khùng gì đến độ trước khi nói phải uốn

cong cái lưỡi lên xuống qua lại bảy lần rồi mới nói. Và nếu uốn như vậy, thì đâu
có lợi ích và ý nghĩa gì. Chỉ làm khổ nhọc cho cái lưỡi thêm đau mà thôi. Cho
nên, nói uốn lưỡi bảy lần ở đây, ta có thể hiểu là ý cổ nhân muốn khuyên dạy ta
trước khi nói: “phải nhìn lên, nhìn xuống, nhìn bốn phía, và rồi nhìn ngang”. Ðó
là cách nhìn suy tư giống như con số bảy (7). Vì con số bảy gồm có: thượng, hạ,
đông, tây, nam, bắc và dấu gạch ngang thân hình của nó ( lối viết theo người
Ðông phương ). Ðiều nầy nói lên ý nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi
phát ngôn. Nhìn lên, thì lời nói không để cho xúc phạm với các bậc trưởng
thượng. Nhìn xuống, thì không nên nói năng gây ra làm khổ cho người thấp dưới
mình. Như chửi rủa la rầy nặng lời con cháu chẳng hạn. Nhìn ngó bốn bên là lời
nói không gây ra ác độc làm khổ lụy cho bất cứ một ai. Và cuối cùng, nhìn ngang
khi phát ra lời nói ta cũng cố giữ hòa khí đừng để gây ra làm mất lòng với những
đồng bạn đồng hành ngang hàng với mình.
Uốn Lưỡi 7 Lần Trước Khi Nói Một trong những bí quyết để trở thành
một người giao tiếp tốt là “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói Một khoảng dừng ngắn
(từ 3 đến 5 giây) sẽ mang lại cho bạn cả ba lợi ích sau: Thứ nhất, bạn tránh được
hành động khiếm nhã là ngắt lời • của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn
nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói. Thứ hai, với việc không chen ngang
vào cuộc trò chuyện, bạn
thể hiện mình suy nghĩ nghiêm túc trước những lời nói của người đối diện.
3


Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Nhờ • vậy, những lời
nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Với
một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời, bạn thể hiện mình là một người biết cách
giao tiếp. Đặt câu hỏi khi cần
Một cách nữa để trở thành một người giao tiếp tốt là đặt câu hỏi để làm rõ
vấn đề. Đừng bao giờ tự cho mình đã hiểu hết những gì người khác đang nói hay
muốn nói. Hãy hỏi: “Ý bạn muốn nói gì?” nếu bạn chưa hiểu rõ điều họ trình bày.

Người trò chuyện với bạn khó lòng mà từ chối trả lời câu hỏi này. Khi bạn hỏi “Ý
bạn muốn nói gì?”, mọi người sẽ giải thích ý họ rõ ràng hơn. Dựa vào đó, bạn có
thể hỏi tiếp những câu hỏi mở khác và khiến cuộc trò chuyện được tiếp nối một
cách liền mạch. Nhắc lại và ngắn gọn hơn Bí quyết thứ ba để trở thành một người
giao tiếp tốt là nhắc lại lời của người trò chuyện với bạn một cách ngắn gọn hơn
và bằng ngôn từ của chính bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem
tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …” Nhắc lại lời người khác nói
một cách ngắn gọn hơn thể hiện bạn đang thật sự chú tâm và nỗ lực để hiểu ý
nghĩ hay cảm xúc của họ. Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi
người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy
thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh. Luôn luôn lắng nghe
Sở dĩ lắng nghe là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng và
nghệ thuật giao tiếp vì nó giúp bạn xây dựng lòng tin. Bạn càng lắng nghe người
khác chăm chú, người ta càng tin tưởng bạn hơn. Ngoài ra, lắng nghe cũng góp
phần làm người đối diện cảm thấy được tôn trọng hơn. Cuối cùng, lắng nghe giúp
rèn luyện tính kỷ luật của con người. Do trí óc của bạn có thể xử lý từ ngữ ở tốc
độ 500 – 600 từ một phút, và mọi người chỉ có thể nói ở tốc độ 100 – 150 từ một
phút nên bạn sẽ phải nỗ lực nhiều mới có thể duy trì sự tập trung khi lắng nghe
những lời người khác nói. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc
của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” nơi khác. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính
là một cách hay để bạn phát triển tính cách và nhân cách của chính bạn. Bài tập
dành cho bạn Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện ngay để luyện kỹ năng giao
tiếp: - Đầu tiên, hãy tập thói quen luôn dừng 3 đến 5 giây sau khi nghe người
khác nói rồi hãy trả lời. - Thứ hai, hãy luôn hỏi “Ý bạn muốn nói gì?” nếu bạn
chưa hiểu rõ những điều mọi người nói. Việc này sẽ giúp bạn lắng nghe họ tốt
hơn
Nói tóm lại, nói uốn lưỡi bảy lần, đó là cách nói ẩn ý ngụ ngôn mà người
xưa đã khuyến nhắc chúng ta phải hết sức cẩn trọng giữ gìn ở nơi lời nói. Vì: “lời
4



nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hay “Chim khôn kêu
tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Chúng ta nên ghi nhớ
câu: “ Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”. Một lời nói hưng nhà lợi nước,
cũng một lời nói mà nước mất nhà tan. Một lời nói tán thân mất mạng và một lời
nói cứu muôn vạn sanh linh. Ðối với người Phật tử, Phật dạy ta nên dùng lời ái
ngữ chân thật trong khi giao tiếp với mọi người. Lời nói của ta phải là lời nói
mang chữ ký có giá trị muôn đời.
Câu 2: Lầm thế nào gây thiện cảm tích cực (tốt) với đối tác lần
đầu tiên gặp gỡ để trao đổi công việc?
Giao tiếp ứng xử là một hoạt động thường ngày của mỗi chúng ta, thế
nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã "thành thạo". Trên thực tế, có
nhiều nguyên tắc giao tiếp ứng xử bạn không hề biết, và chính sự không biết này
vô tình làm cho bạn mắc lỗi trong quá trình giao tiếp thường nhật. Để giao tiếp
ứng xử và tạo lập quan hệ hiệu quả thì chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc
sau:
Trước hết, chúng ta phải chào hỏi người đối diện, giữ thái độ hòa nhã, vui
vẻ. Có như vậy thì chúng ta mới phá bỏ được sự ngượng ngùng, e ngại của 2 bên
trong thời gian đầu.
Và chúng ta cũng phải biết dùng 2 từ này thường xuyên. Ở các nước phát
triển, người dân của họ dùng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, nhưng
ở Việt Nam chúng ta thì rất ít. Đó là 2 từ: “cám ơn” và “xin lỗi”. Nhiều trường
hợp đã chứng minh rằng, 2 từ đó đã giúp giải quyết ổn thỏa những bất đồng hoặc
tranh cãi. 2 từ đó tuy ngắn gọn nhưng có đầy quyền lực.
Và khi giao tiếp, nói chuyện với người khác, thì ánh mắt rất quan trọng.
Chúng ta phải hướng ánh mắt mình về người đối diện. Nếu là 1 nhóm người thì
hướng ánh mắt bao quát hết mọi người.
Khi đứng nói chuyện với người khác, thì chúng ta cũng giữ khoảng cách
sao cho hợp lý, không gần quá, mà cũng không xa quá. Thường thì khoảng cách
2 bước chân là tốt nhất.

Để Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ một cách hiệu quả, cần lưu ý :
Khi giao tiếp ứng xử, một điều rất quan trọng mà mọi người hay quên, đó
là tên của người đối diện mà mình đang giao tiếp. Việc quên tên của người ta sẽ
vô tình thể hiện rằng mình không quan tâm đến họ, có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn
không tôn trọng họ, hoặc nhiều lúc họ còn nghĩ rằng bạn khinh thường họ. Vì
5


vậy, việc nhớ tên của người khác là rất quan trọng.
Đối với những người mới gặp, thì việc nhớ tên sẽ rất khó. Nhiều lúc họ
mới giới thiệu tên, rồi vài giây sau bạn sẽ bị quên, đó là chuyện thường xảy ra.
Vì vậy, đối với những tình huống như vậy, thì cách tốt nhất để nhớ tên của người
mới gặp, là bạn lặp lại tên của họ ít nhất 2 lần. Ví dụ như khi bạn bắt tay với
người mới quen, bạn nói: chào anh Trung, rất hân hạnh được gặp anh Trung.
Một vài lời khuyên về việc Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ.
Khi giao tiếp nói chuyện với người khác, thì chúng ta nên hạn chế khoanh
tay trước ngực. Việc khoanh tay trước ngực là 1 bản năng của con người khi
muốn bảo vệ mình trước một người nào đó. Vì không có vật gì để ngăn bạn với
người khác, nên bạn dùng tay mình để ngăn. Hậu quả thứ nhất là có thể bạn sẽ
làm người đối diện nghĩ rằng bạn còn giữ kẻ, bạn chưa thật sự mở lòng mình và
tin tưởng họ. Và có khi bạn vô tình thể hiện rằng bạn là cấp trên, bề trên. Hậu
quả thứ 2 là khi bạn khoanh tay, thì bạn chỉ tiếp thu được 20% thông tin của
người đối diện nói với mình. Đó thực sự là kết quả của 1 nghiên cứu.
Và việc khoanh chân khi ngồi cũng có tác dụng tiêu cực giống như khoanh
tay. Vì vậy, ngoại trừ những tình huống bất khả kháng, thì bạn hạn chế khoanh
tay, khoanh chân.
Ngoài ra, việc giao tiếp với người khác đôi lúc diễn ra trên bàn ăn, hoặc
trong một bữa ăn uống. Nếu bạn không để ý thì khi nhai và ăn uống, bạn tạo ra
tiếng động thiếu tế nhị, không được lịch sự. Những lúc như vậy, bạn lưu ý miệng
của mình, đừng để hở môi khi nhai, thì bạn sẽ không tạo ra tiếng động.

1. Nói chuyện nhưng không đánh giá, phán xét
Chuyên gia Robin Dreeke tiết lộ đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng
bậc nhất trong kỹ năng giao tiếp. Đặt câu hỏi. Lắng nghe. Nhưng không đánh giá
hay phán xét. Ông nói: “Chiến lược đầu tiên mà tôi luôn luôn tâm niệm đó chính
là không phán xét khi trò chuyện. Không ai muốn bị đánh giá khi chia sẻ về suy
nghĩ hay nêu ý kiến, hay bất kỳ hành động nào”. Việc tìm hiểu đối tác cần gì,
mong muốn gì và nguyện vọng ra sao là cả một quá trình, trong thời gian dài. Sự
xác nhận đó không thể ngày một ngày hai nên khi giao tiếp không cần quan tâm
đến những mong muốn của họ tốt hay xấu.
Theo chuyên gia kỳ cựu Robin, thay vì phán xét bạn hãy nhẹ nhàng nói
rằng: “Ồ, thật hấp dẫn. Tôi chưa bao giờ nghe đến vấn đề này. Tại sao bạn lại
nghĩ ra ý tưởng hay vậy? Bạn hãy giúp tôi hiểu thêm đi”. Hãy cho người đối diện
thấy thiện chí của bạn, khuyến khích họ nói về bản thân nhiều hơn. Một nghiên
6


cứu cho thấy khi được nói về bản thân, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc, còn
hơn cả khi kiếm được nhiều tiền hay được thưởng thức một món ăn ngon.
2. Dẹp bỏ cái tôi cá nhân
Hầu hết chúng ta có thói quen quá chú ý đến lỗi sai của người đối diện.
Khi nghe những điều mâu thuẫn với suy nghĩ của bản thân, chúng ta khó giữ
được bình tĩnh, tư duy lập luận logic biến mất, não bộ hoạt động để sẵn sàng
chiến đấu, phản bác. Tuy nhiên, điều này vô tình sẽ giết chết mối quan hệ mà bạn
đang cố tạo dựng. Nên nhớ, tranh cãi không bao giờ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
Lời khuyên chuyên gia đưa ra chính là đừng bao giờ cố gắng thay đổi quan điểm
hay lời nói của người đối diện ngay lần gặp đầu tiên. Tạm thời gạt bỏ cái tôi cá
nhân là kỹ năng cần thiết giúp bạn giữ được hòa khí, gây thiện cảm với người đối
diện.
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp
Không nên quan trọng hóa và tập trung nhiều vào việc mình sẽ nói gì. Hãy

chú ý nhiều hơn tới những gì người đối diện đang chia sẻ. Hãy sáng suốt, lắng
nghe và đặt câu hỏi cho họ, khuyến khích họ nói về bản thân.
Chuyên gia Robin cho rằng: “Lắng nghe không phải là im lặng. Lắng nghe là tạm
thời dừng nói. Khi bạn im lặng, cũng có nghĩa bạn đang suy nghĩ về những gì sẽ
nói ra sau đây. Bạn lắng nghe với một nửa não bộ, phần còn lại đang sẵn sàng chờ
đợi để được bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi họ nói xong”.
Nghệ thuật của sự lắng nghe nằm ở việc tập trung tìm ra vấn đề bản thân
hứng thú và muốn tìm hiểu thêm trong câu chuyện của người đối diện. Điều đó sẽ
giúp bạn kéo dài câu chuyện, tạo niềm hứng khởi, niềm vui cho cả hai.
Theo chuyên gia Robin, để trở thành người biết lắng nghe nên thực hiện
những gợi ý sau:
Tập trung lắng nghe những gì người đối diện nói.

Không chen ngang, không bày tỏ ý kiến không đồng tình ngay tức thì
và không đánh giá.

Gật đầu và thi thoảng thêm vào những câu nói thể hiện sự cảm thông,
đồng thuận.

Không ngần ngại hỏi, nhắc lại những gì bạn chưa hiểu rõ.


7


Hỏi lại để khẳng định sự tập trung cũng như thiện chí của mình.
4. Chia sẻ về những khó khăn họ đang phải đối mặt


Tất cả mọi người đều gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống.

Việc sẵn sàng chia sẻ, nói chuyện cùng họ về những vấn đề khúc mắc là một sự
thông minh khi muốn gây thiện cảm.
Chuyên gia Robin nói: “Câu hỏi thông minh nhất chính là gần đây bạn
đang gặp phải vấn đề khó khăn nào trong công việc hay trong cuộc sống gia
đình”.
Đặt các câu hỏi liên quan một cách hợp lý có sức mạnh ghê gớm. Tuy
nhiên, xen giữa việc kể chuyện thông thường, xin lời khuyên từ người đối diện
chính là mẹo tuyệt vời nhất để gây thiện cảm trong kỹ năng giao tiếp.
5. Tạo cảm giác an toàn
Bí quyết đầu tiên nên làm đó là nói với đối phương rằng bạn chỉ có thể
dành ra một vài phút để tiếp chuyện họ vì bạn đang rất bận. “Tâm lý chung khi
người đối diện nói họ chỉ có chút thời gian nói chuyện, chúng ta sẽ cảm thấy thoải
mái hơn vì nghĩ rằng họ sẽ không soi ta quá nhiều”.
Con người vốn có lòng nhân hậu, họ muốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn nhiều
hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên, cái họ cần chính là cảm giác an toàn mà bạn tạo ra. Bởi
không một ai thích cảm giác bản thân bị lừa dối, bị mắc bẫy của người khác.
Theo chuyên gia Robin, một trong những lý do cơ bản khiến đối tác cảm
giác bất an, không đáng tin tưởng chính là ngôn ngữ bạn lựa chọn và ngôn ngữ cơ
thể chưa phù hợp.

6. Ngôn ngữ cơ thể, vũ khí vô cùng quan trọng
Bên cạnh lời nói thì cử chỉ, điệu bộ đóng vai trò quan trọng trong việc gây
thiện cảm ngay trong lần đầu gặp gỡ.
Bắt đầu từ nụ cười. Một nụ cười tự nhiên, thân thiện sẽ mở khóa vào trái
tim người đối diện, là bước đơn giản tạo dựng niềm tin. Đầu hơn cúi, cằm hạ thấp
xuống, là kỹ năng giao tiếp cần thiết chứng tỏ cho đối phương hiểu bạn không có
8


ý định đánh giá họ.

Lòng bàn tay mở rộng khi nói chuyện giúp gửi thông điệp bạn đã sẵn sàng
cởi mở, lắng nghe, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu chuyện nào. Cuối cùng là lông
mày. Lông máy rướn cao là dấu hiệu của sự thoải mái, cởi mở.
7. Ứng xử thẳng thắn với những người mà bạn không tin tưởng
Trước hết, bạn nên giữ thái độ nhã nhặn, không nên có thái độ thù địch,
nhẹ nhàng hỏi rõ mục đích của đối phương là gì. Theo chuyên gia Robin, bạn nên
phân loại rõ từng mục đích, tạm dừng cuộc trò chuyện và nói: “Rõ ràng, bạn rất
thông minh, luôn hiểu rõ việc bạn làm. Bạn đã nói khá nhiều về vấn đề này. Vậy
mục đích của bạn là gì? Tôi cũng có mục tiêu của mình, và bạn nên tự cố gắng để
đạt mục tiêu của chính bản thân bạn. Vì vậy, nếu bạn có thể nói rõ mong muốn
của bạn, chúng ta sẽ bàn luận, có thể cùng hợp tác phát triển”.
Theo ông Dreeke, việc thẳng thắn đặt câu hỏi trên có thể ngăn chặn được
những ý đồ xấu, và vẫn không đánh mất những mối quan hệ tốt.
Nên nhớ rằng, để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người đối diện, bạn phải
tập trung vào việc gây dựng niềm tin bằng các kỹ năng giao tiếp cần thiết chứ
không phải việc sử dụng mánh khóe.
CÁC NGUYÊN TẮC KHI GIAO TIẾP BẰNG LỜI:
- Xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải
gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì...Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể
xưng tên. Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi
cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với
đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không
xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.
- Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ,
độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác
nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh
nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà
truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói
chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ,
kém hòa đồng.

9


- Tránh lối nói mỉa mai, "nói mát": lối nói chỉ trích người khác một cách
bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn
tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi
mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người
khác. Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con
dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không
cảm thấy thoải mái, đúng không?
- Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác: thỉnh thoảng,
cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện
cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói "sao
sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy" sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói "nhìn
mặt cậu có vẻ khá hơn lúc ốm đấy". Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt
với những người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.
- Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không
quan tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm. Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ
đề tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính.
- Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa
phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, từ
cổ, ngôn từ quá hoa mỹ: người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, hoặc bạn là
người của những thế kỷ trước.
>> Cải thiện ngoại hình, tự tin giao tiếp: Khám phá ngay

CÁCH ỨNG XỬ KHI GIAO TIẾP:
- Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên. Tránh tỏ ra khó chịu,
gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác - như thế sẽ gây ra ấn
tượng xấu ở người đối diện.
- Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người

khác phải chờ đợi.
- Không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn
làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.
- Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao
10


thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được điều
này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người
nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt
trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác...hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc
nhanh câu chuyện.
- Khi nói chuyện, nên giữ một khoảng cách vừa phải. Nếu không gian có
nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung
tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên
đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.
- Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì
thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí
mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
- Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.
- Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối. Ví dụ, có người hỏi
bạn chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng
giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc
đưa ra một cách trả lời khéo léo: "hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi
thấy không thích lắm..."
>> Cải thiện ngoại hình, tự tin giao tiếp: Khám phá ngay

SỬ DỤNG ÁNH MẮT KHI GIAO TIẾP
- Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm
chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng

thẳng cho cả hai.
- Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện
với người khác nữa.
- Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài
hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.
- Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm
11


tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối
diện.
- Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên
nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh
mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
- Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm
chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ
bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng
túng.
- Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó
xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.
Xem ra đây chưa phải là tất cả các nguyên tắc giao tiếp ứng xử bạn cần
nắm, nhưng ít nhất, bạn cũng sẽ học được cách giao tiếp tốt hơn bằng việc tuân
thủ các nguyên tắc này đấy. Chúc bạn thành công nhé!
2. Các yếu tố bảo đảm giao tiếp có hiệu quả
Hoạt động giao tiếp có hiệu quả, cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:
- Phải xây dựng được một bản thông điệp có hiệu quả, nghĩa là nội dung
phải rõ ràng, trình bày hợp lý và chuyền đi hữu hiệu.
- Bảo đảm dòng chảy thông tin, có nghĩa là trong giao tiếp phải bảo đảm
thông tin liên tục, không bị gián đoạn, ngắt quãng để người phát và nhận thông
tin dễ chia sẻ với nhau.

- Bảo đảm cho ý nghĩa của thông điệp phản ánh được hiểu theo 1 nghĩa
nhất định, tránh được hiện tượng “ông nói gà, bà hiểu vịt”.
- Nắm được môi trường xã hội khi giao tiếp (giao tiếp với ai? như thế nào?
khi nào? trong bao lâu?…).
- Thực hiện sự đáp ứng (tức là sự hồi đáp) cần thiết.
- Người phát tin và nhận tin (đặc biệt là người phát tin) phải có kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ, các kiến thức cần thiết.
+ Giọng nói nhẹ nhàng và phong thái lễ phép.
+ Phải nhớ tên và gọi tên người đối thoại khi cần thiết.
+ Hãy chú ý lắng nghe người đối thoại nói.
+ Nói ít lại, hỏi và khen nhiều hơn
12


Câu 3: Bạn tâm đắc điều gì sau khi học môn này và sẽ vận dụng như
thế nào vào công việc và cuộc sống?
Điều làm tôi tâm đắc ở môn học này là: trước hết nói về giảng viên là
người chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm và theo quan điểm cá nhân tôi
thầy là người tận tâm tận tụy với công việc chuyên gia tâm lý và diễn giả của
mình. Thầy truyền đạt kiến thức đầy nhiệt huyết, tạo không khí sôi nổi, không
nhàm chán và luôn tạo được sự hứng thú khi học. Thứ hai về lĩnh vực chuyên
môn sau khi học xong kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ chỉ trong ba buổi
nhưng tôi cũng đã đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân trước đây đã
từng mắc phải những lỗi trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh
nhưng thông qua chương trình học kỹ năng mềm do trường tổ chức tôi cảm thấy
tự tin hơn và đúc kết một số kinh nghiệm cho bản thân để làm hành trang sau này
và tôi sẽ vận dụng vào cuộc sống và công việc của mình như sau:
. Gây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp:
- Bắt đầu từ thái độ: Thái độ vẫn được xem là sự khởi đầu những mối
quan hệ, và thậm chí là của những cơ hội. Hãy tưởng tượng bạn là một

người mới đến cơ quan, thái độ cư xử đúng mực như sự khiêm nhường phù
hợp, tôn trọng những người ở cơ quan
câu chào và cử chỉ thân thiện sẽ đem lại thiện cảm của bao người, dù đó là
những cán bộ kế toán khó tính nhất, cán bộ tín dụng hay bảo vệ và người phục
vụ.
- Làm thật tốt công việc của mình: Cách đơn giản nhất và dễ nhất bạn
có thể bắt đầu xây dựng được mối quan hệ ở nơi làm việc, cũng như mở đầu
những câu chuyện, hay thậm chí sâu hơn là hiểu về những người xung quanh,
chính là từ công việc của bạn. Trong một cơ quan làm việc chuyên nghiệp, mỗi cá
nhân luôn là một mắt xích, không kể đến vị trí làm việc của bạn cao hay thấp,
công việc bạn làm là một phần không thể thiếu, và sẽ có mối liên hệ với các đồng
nghiệp khác, có thể là cùng phòng hay khác phòng/ban, thường một công việc
không chỉ bó hẹp trong một phòng/ban. Nếu khởi đầu với một thái độ tốt, lại biết
cách lắng nghe và học hỏi hợp lý, tích cực trong công việc, chắc hẳn mọi người
đều không ngần ngại hỗ trợ bạn làm tốt công việc, thậm chí chia sẽ nhiều hơn cả
những gì bạn mong muốn.
- Tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động: Khi mọi người đã
mở lòng mình với bạn, hãy trân trọng và giữ gìn nó. Có nhiều cách để làm được
việc này, nhưng có lẽ cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là sự chân thành.
Chân thành, không suồng sã quá, hay bộc trực quá thì lại càng tốt, bởi không chỉ
13


trong môi trường xã hội thu nhỏ, mà kể cả gia đình, nhiều lúc sự tế nhị là cần
thiết để giữ cho mối quan hệ không bị nhàm chán hoặc quá sa đà.
- Tham gia các hoạt động tập thể dù bạn có thích hay không: Công
việc bận rộn, thời gian hạn chế đôi khi làm cho những nỗ lực gắn kết tập thể trở
nên không hiệu quả, bởi mọi người muốn dành chút thời gian nghỉ ngơi ít ỏi cho
bản thân và gia đình. Tuy nhiên, từ lời khuyên của những tập đoàn tư vấn nhân sự
lớn, cũng như thực tiễn cuộc sống, các hoạt động tập thể lành mạnh vàtích cực

luôn giúp cho các thành viên trong cơ quan hiểu nhau hơn, còn đối với những
người mới, đó là cơ hội giao tiếp và làm quen.
- Giao lưu ngoài giờ: Cũng giống như các hoạt động mang tính tập thể
của cơ quan, nhưng giao lưu ngoài giờ mang màu sắc gắn kết chặt chẽ hơn, giúp
cho những người cùng chí hướng và mục tiêu, lý tưởng, có cơ hội để kết bạn,
thân thiết hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm bạn hữu hoặc đơn giản là muốn có
mối quan hệ gần gũi hơn với đồng nghiệp, đây chính là hiệu quả. Nếu như môi
trường cho thấy cách ứng xử của mỗi con người trong công việc, thì các hoạt
động tập thể cho thấy cách họ xử lý các mối quan hệ xã hội, con giao lưu ngoài
giờ có thể giúp có một bức tranh toàn diện hơn về những tâm tư, nguyện vọng và
tình cảm của mỗi cá nhân. Chẳng hạn, giao lưu công đoàn, giao lưu thể thao giúp
cho bạn gần gũi hơn với mọi người, bộc lộ những cá tính riêng.
3.1. Hợp tác ăn ý với đồng nghiệp
- Xác định mục tiêu chung: Nếu mỗi người một ý và khăng khăng thực
hiện theo ý mình thì thật khó để có thể hoàn thành công việc đúng hạn. Do đó,
trước khi bắt tay vào công việc, bạn và đồng nghiệp nên thảo luận, đặt ra mục tiêu
chung về hướng đi, kết quả cần đạt được. Các bạn nên gặp mặt trực tiếp để thống
nhất mọi việc. Điều này sẽ giúp mọi người đi đúng hướng và tránh sự bất đồng
không cần thiết trong quá trình thực hiện công việc.
- Đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác: Bạn có thể cải thiện mối
quan hệ của mình với nhân viên khác, bằng cách nhìn nhận vấn đề từ hoàn cảnh
của họ. (Ví dụ, Bạn thấy bực mình khi đồng nghiệp trả lời cụt lủn trong khi bạn
đã gửi email trình bày chi tiết, cụ thể). Nhưng nếuđặt mình vào vị trí của họ bạn
sẽ biết rằng họ bận trăm công nghìn việc đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi,
nên không có thời gian viết lại cho bạn bức thư dài dòng như bạn mong đợi. Họ
sẽ cảm thấy thoải mái và đánh giá cao, nếu bạn trình bày ngắn gọn và đi vào
trọng tâm vấn đề khi nói chuyện.
- Luôn lịch sự và chuyên nghiệp: Hãy luôn chân thành với đồng nghiệp
14



và cố gắng hợp tác trên con đường dài. Kể cả khi có ai đó cản trở, duy trì sự
chuyên nghiệp và khéo léo sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với tất cả những người
bạn hợp tác. Bạn không nhất thiết phải trở thành người bạn tốt nhất của mọi đồng
nghiệp mà chỉ cần làm việc hiệu quả nhất với họ. Thực tế, có một số người ít
quan tâm đến làm việc hiệu quả với mọi người mà quan tâm hơn là cách ứng xử
để mọi người vừa lòng, vì vậy, họ không được đồng nghiệp tôn trọng về mặt
chuyên môn. Ngược lại, một số người khác quan tâm đến hiệu quả công việc
cùng với mọi người mà quên mất cách ứng xử cho vừa lòng mọi người xung
quanh, họ thường bị mọi người xung quanh phê bình về cách xử sự.
- Xây dựng hình tượng tốt: Cần kiểm soát lời nói và hành động của mình
để xây dựng một hình tượng tốt đẹp là điều rất cần thiết đối với mỗi chúng ta.
Tiên trách kỹ hậu trách nhân, mình muốn được mọi người quý mến trước tiên
mình phải chấn chỉnh mình trước thì mới có thể chỉnh người khác được, phải
dựng chữ Tín lên hàng đầu. Muốn được người khác tôn trọng, trước hết bạn hãy
tôn trọng chính mình bằng việc xây dựng hình ảnh tốt trong mắt những người
xung quanh.
Trích đoạn chuyện cười: Đứa con nói với cha “Bố, cho con xin ít rượu, con
cần uống” Người cha bảo: “ Sao lại uống rượu?” Đứa con: “Đề bài này con giải
không ra” Người cha: “Uống rượurồi sẽ giải được ư” Đứa con: “Chẳng phải bố
từng bảo gặp vấn đề gì khó khăn bố chỉ cần uống chút rượu là sẽ giải quyết gọn
thôi”.
3.2. Được đồng nghiệp yêu mến:
Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng
mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn
không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt
với mọi việc.
Trong công việc cũng vậy, không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ
có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn
trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi

công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao
hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng 6 gợi ý sau, bạn
có thể sẽ tạo nên một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả:
- Thân thiện với mọi người :Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ
thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.
15


Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự
thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có
ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi, nhường
đừng… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp
của bạn cũng vậy!
- Giúp đỡ nhiệt tình: Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép
nghỉ ngơi và thư giãn một chút. Nhưng bạn tận dụng khoảng thời gian này để
giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách
hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình
huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.
- Chủ động nhận việc khó: Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải
quyết những công việc phức tạp. Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc khó về
mình, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại
khó, ngại khổ. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến
thức, lãnh đạo và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm
của bạn.
- Cư xử lịch thiệp: Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở
nơi công cộng, vì vậy, bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng
nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào
máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax,
điện thoại… gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà

hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.
Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để
những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe
nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc
tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu
riêng tại bàn làm việc…
- Chào đón đồng nghiệp mới: Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại
Công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay
sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xẩy ra với đồng nghiệp mới, đặc
biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới,
hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi
cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và Công ty. Lòng tốt của bạn chắc
chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!
- Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp: Trong những tình huống bạn
16


hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ của đồng nghiệp,
hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ, cũng như cho lãnh đạo của bạn biết
vai trò của họ trong tình huống đó. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì giúp được bạn, mối
quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và hai bên sẵn lòng giúp đỡ
nhau khi cần thiết.
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan
hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với
bạn. Tìm cách để mọi người, ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn, nhất
định bạn sẽ thành công.
Để thành công trong công việc và cuộc sống không thể thiếu kỹ năng tạo
lập mối quan hệ. Học 6 chiêu hay để gây dựng mối quan hệ với người khác.
Không phải ai cũng tự tin giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh, hoặc
có tự tin nhưng kỹ năng tạo dựng mối quan hệ chưa nhiều, cùng tìm hiểu về các

bí quyết xây dựng mối quan hệ, bạn sẽ chẳng còn lo lắng không có ai bầu bạn,
hợp tác cùng mình trong mọi hoàn cảnh, kế cả tình huống xấu nhất. Những điều
dưới đây chắc chắn sẽ có ích cho bạn để trau dồi thêm kỹ năng tạo lập mối quan
hệ với người khác của mình đấy!
1. Trở thành một người kể chuyện tài ba
Người kể chuyện bậc thầy luôn có sức quyến rũ lạ thường thông qua
những câu chuyện hấp dẫn của họ. Ai cũng đều có ít nhất một câu chuyện để kể.
Câu chuyện của bạn sẽ tiết lộ cho mọi người biết bản thân và con người của bạn.
Một câu chuyện tình cảm sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ và phát triển nó lên một
tầm cỡ chuyên nghiệp hơn.
2. Hãy là chính mình
Một số chuyên gia trẻ ngày nay dường như họ đang sống và làm việc theo
một khuân mẫu có sẵn nào đó để có thể thành công. Thật không may, bắt chước
phong cách làm việc của một ai đó có thể khiến bạn tự đánh mất con người thật
của mình. Nhưng mỗi lần vấp ngã, hay bị tổn thương chúng ta lại luôn dằn vặt và
thể hiện ra bản chất thực sự. Vì vậy hãy cứ sống thật với chính mình và đấu tranh
với cuộc sống bằng chính con người thật của bạn.
3. Luyện tập tác phong
Một động thái dù có nhỏ nhặt cũng mang lại một sự khác biệt rất lớn khi
bạn hẹn gặp một ai đó lần đầu. Hãy tôn trọng người khác, đây là nguyên tắc tối
thiểu trong kỹ năng tạo lập mối quan hệ và thể hiện tác phong và tính cách của
17


bạn. Hãy giao tiếp bằng ánh mắt, mỉm cười, đưa ra một cái bắt tay thật chắc chắn
và đừng quên đến đúng giờ. Hãy biết nói “xin vui lòng” và “cảm ơn” để người
bạn mới của bạn thấy rằng bạn đang tôn trọng và có trách nhiệm – hai phẩm chất
hầu như đều được tất cả mọi người đánh giá cao.
4. Không ngừng học hỏi
Cách tốt nhất để đảm bảo cuộc trò chuyện thú vị là cần biết nhiều thứ, mỗi

thứ một chút ít. Luôn cập nhật về các sự kiện hiện tại và tin tức công nghiệp. Đọc
blog, báo và các tạp chí thương mại. Tham dự các sự kiện văn hóa và tận dụng
các cơ hội để tìm kiếm thêm các mối quan hệ. Khi càng có nhiều kiến thức cuộc
sống, bạn sẽ không lo bị lạc lõng khi đối tác đề cập đến bất kể một câu chuyện
nào.
5. Hãy cởi mở
Tìm kiếm cơ hội để gặp gỡ những người mới bất cứ khi nào có thể. Bạn
không thể xây dựng mối quan hệ với những người khác nếu cứ ngồi ỳ trong ở
trong văn phòng cả ngày. Thay vào đó, hãy tương tác với thế giới xung quanh.
Tham gia vào các hội, nhóm của doanh nghiệp và tận dụng các cơ hội để tham dự
các hội nghị và các sự kiện được tổ chức bên ngoài.

Hãy cho những người giao tiếp với bạn biết là bạn đang tôn trọng họ và
luôn cởi mở lắng nghe
6. Thể hiện sự quan tâm
Kể câu chuyện của bạn chỉ là khúc dạo đầu, nhưng muốn được người khác
lắng nghe mình và muốn hiểu hơn về họ thì bạn cũng nên quan tâm và khám phá
những câu chuyện mà mọi người kể. Hãy đưa ra những câu hỏi thích hợp và gợi
ra những ý tưởng để người bạn mới có thể dễ bề tâm sự hơn.
Một trong những câu hỏi yêu thích mà tôi thường dùng là: “Nếu không vào
đây cậu nghĩ mình sẽ làm ở đâu?”. Hầu hết mọi người đều thích kể về bản thân
mình và họ sẽ đánh giá cao sự quan tâm của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên hơn nhiều
khi bạn mới của mình nhanh chóng tiết lộ những hoài bão, triết lý mà họ đang ấp
ủ.
7. Tìm ra điểm chung
Tìm hiểu và trân trọng những quan điểm mà những người khác chia sẻ.
18


Bạn không cần phải đồng ý với tất cả ý kiến của một ai đó, nhưng hãy cố gắng

đồng cảm và sẻ chia cảm xúc với họ. Đừng phán xét hay chỉ trích; chỉ cần lắng
nghe. Khi bạn gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, chú ý đến nhân cách và sở thích của họ.
Tìm hiểu những gì quan trọng nhất để bạn có thể bắt đầu tìm thấy điểm chung
giữa 2 người.
8. Biểu thị lòng biết ơn
Khi ai đó mang đến cho bạn một đặc ân hay sự giúp đỡ tận tình, hãy trực
tiếp cảm ơn họ. Hãy mời họ dùng bữa hay đơn giản là mời một tách cà phê nóng.
Đôi khi những hành động nhỏ nhặt này lại có thể tạo ra một ấn tượng và có giá trị
rất lớn với phía đối tác. Khiêm nhường và lòng biết ơn của bạn sẽ tạo ra một danh
tiếng tốt trong cộng đồng và trong ngành công nghiệp của bạn.
9. Hãy kiên trì
Vào một lúc nào đó, bạn sẽ gặp phải một ai đó mà chúng ta không thể kết
nối được với họ. Có thể là do bạn không tìm ra bất kỳ điểm chung nào hay chỉ
đơn giản đó là một ngày tồi tệ của bạn. Đừng để bất cứ một trở ngại nào ngăn cản
bạn. Hãy cứ hướng đôi mắt về phía trước và tiếp tục làm quen với nhiều người
khác để tạo dựng mối quan hệ. Khi bạn càng thực hành nhiều, nỗ lực càng lớn thì
mức độ thành công của bạn sẽ càng lớn dần.
Chúc các bạn sẽ thành công trong việc gây dựng mối quan hệ với người
khác. Và đừng quên không ngừng rèn luyện kỹ năng tạo lập mối quan hệ của
Job360.vn đã hướng dẫn nhé!

19



×