Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.46 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ :

KỶ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ
HUỲNH ANH BÌNH

NGƯỜI THỰC HIỆN:
DƯƠNG MINH THƠ
LỚP: ĐH QLĐĐ8
HẠN NỘP: 05/8/2016

CẦN THƠ, THÁNG 8 NĂM 2016
1


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển và
hội nhập sâu rộng thì yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với người lao động được
đặt ra ngày càng khắt khe. Những yêu cầu đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi kiến
thức chuyên ngành mà còn bao gồm cả kinh nghiệm công tác, kỹ năng sống, sự
nhanh nhạy trong xử lý công việc, cũng như sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công
nghệ thông tin… Điều này đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức cho tất cả
sinh viên, đặc biệt là những người vừa mới ra trường, chưa có kinh nghiệm cũng
như các kỹ năng sống và kỹ năng làm việc.
Kiến thức chuyên ngành mà sinh viên được trang bị trong quá trình học tập tại


trường đại học là điều kiện cần, tuy nhiên vẫn chưa phải là điều kiện đủ để làm hành
trang cho sinh viên có thể bước ra giảng đường để tìm kiếm những công việc như
mong muốn với mức thu nhập phù hợp. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với sinh
viên là bên cạnh việc không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, công
nghệ thông tin thì còn phải quan tâm đến việc học tập và hoàn thiện các kỹ năng
mềm của bản thân.
Vậy, kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (soft skills) được hiểu là tất cả các kỹ năng giúp con người tư
duy và tương tác với nhau trong công việc, chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính
cách con người, không mang tính chuyên môn, bao gồm: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng
thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý quỹ thời gian; kỹ năng lãnh
đạo; kỹ năng học và tự học; kỹ năng đàm phán…
Phương pháp để trau dồi kỹ năng mềm cho sinh viên?

2


Về phía nhà trường, các trường đại học, cao đẳng cần phải xây dựng các
chương trình giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng một môn học trong
chương trình đào tạo. Đây là cách thức hiệu quả để định hình nên những nhìn nhận
bước đầu của sinh viên đối với kỹ năng mềm, để thuật ngữ này không trở nên xa lạ
đối với mỗi sinh viên.
I. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP Ở CÁC BẠN TRẺ TRONG KHI GIAO
TIẾP VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH KHẮC PHỤC.
1. Không lắng nghe
Ernest Hemingway đã từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất
nhiều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người không bao giờ quan
tâm đến kỹ năng lắng nghe.” Đừng giống như hầu hết mọi người đó. Đừng chỉ háo
hức chờ đợi đến lượt mình nói chuyện. Hãy kiềm chế cái tôi của bạn. Hãy học cách
lắng nghe những gì mọi người đang thực sự nói. Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe,

bạn sẽ nhận ra được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện. Nhưng tránh các câu
hỏi dạng Có/Không vì bạn sẽ không nhận được nhiều thông tin khi hỏi như vậy. Ví
dụ: nếu ai đó nói rằng họ đã đi câu cá với một vài người bạn vào tuần trước thì bạn
có thể hỏi:


Bạn đã đi câu cá ở đâu?



Tại sao bạn lại thích câu cá?



Ngoài câu cá khi bạn còn làm gì ở đó nữa không?
Và người đó sẽ đào sâu vào chủ đề này để cung cấp cho bạn thêm thông tin

cũng như những ý tưởng để bạn tiếp tục. Nếu điều đầu tiên họ nói là : “Ồ, tôi không
biết” thì bạn cũng đừng vội từ bỏ. Cố gắng thúc đẩy họ thêm. Hỏi lại lần nữa. Họ
biết rằng họ chỉ cần suy nghĩ nhiều thêm một chút. Và khi họ bắt đầu mở lời, cuộc
trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn bởi vì nó không còn cứng nhắc nữa.

3


2. Đặt câu hỏi quá nhiều:
Nếu bạn hỏi quá nhiều, cuộc nói chuyện sẽ giống như một cuộc thẩm vấn.
Hoặc giống như bạn không đóng góp ý kiến gì cả. Một lựa chọn khác là trộn lẫn các
câu hỏi với các câu nói. Tiếp tục cuộc trò chuyện ở trên, bạn có thể bỏ qua các câu
hỏi và nói: Vâng, thật là tuyệt vời khi được đi chơi với bạn bè và thư giãn vào cuối

tuần. Chúng tôi thường mang một két bia ra công viên và cùng nhau chơi cờ. Hay
đấy. Còn chúng tôi thì đã đi chơi bằng thuyền của bạn tôi vào tháng trước, và tôi đã
thử những mồi câu mới chế tạo. Chúng quả thực rất sát cá..
Và sau đó là cuộc trò chuyện có thể trôi chảy từ đó. Và bạn có thể thảo luận về
đánh cờ, hay những ưu điểm/ nhược điểm của các loại mồi khác nhau hoặc loại bia
yêu thích của bạn.
3. Giới hạn chính mình
Khi trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp mặt, hoặc khi một vài chủ
đề thông thường trở nên nhàm chán, một sự im lặng hoặc một tâm trạng khó xử có
thể xuất hiện. Hoặc bạn có thể trở nên lo lắng vì không biết chính xác lý do tại sao.
Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không đọc báo.”
Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng để nói, thì bạn luôn có thể chữa cháy bằng cách
nói về những tin tức hiện nay. Bạn cũng nên cập nhật các chủ đề đang phổ biến.
Nhận xét về hồ cá tại bữa tiệc, hay một bộ phục trang Halloween thú vị của một cô
gái hoặc danh sách các bài hát của chủ nhà. Bạn luôn luôn có thể bắt đầu một cuộc
trò chuyện mới về những thứ xung quang bạn. Giả sử như bạn đã có các mối quan
hệ thân thiết. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu tiên,
hãy cố gắng giả định các mối quan hệ.
Có nghĩa là bạn có thể tưởng tượng ra cảm xúc của bạn khi gặp một người bạn
thân. Và giả vờ rằng người quen mới này là một trong những người bạn thân đó của

4


bạn. Nhưng đừng lạm dụng nó, tất nhiên là bạn không nên ôm hôn họ ngay lập tức.
Nhưng nếu bạn tưởng tượng như vậy, bạn sẽ đi vào một trạng thái cảm xúc tích cực.
Và bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu nói chuyện với người mới với một nụ cười, một thái
độ thân thiện, thoải mái.Vì đó là cách bạn nói chuyện với bạn bè. Nghe có vẻ điên rồ
một chút, hay quá đơn giản. Nhưng nó thực sự có tác dụng.
4. Kĩ năng truyền đạt kém

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải
là những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Việc thay đổi những thói quen này có thể
tạo ra một sự khác biệt lớn bởi vì giọng nói và ngôn ngữ cơ thể là một phần quyết
định đến việc giao tiếp hiệu quả. Một số điều bạn cần xem xét:
* Chậm lại. Khi bạn hào hứng về một cái gì đó bạn có khả năng sẽ nói nhanh
hơn. Cố gắng làm chậm lại. Điều này sẽ làm cho mọi người dễ dàng lắng nghe bạn
và giúp bạn truyền tải những gì bạn muốn nói với họ điều này sẽ giúp bạn ghi điểm
về kỹ năng giao tiếp trong mắt mọi người.
* Nói to lên. Đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người nghe được bạn.
* Nói rõ ràng. Không lí nhí. Nói chuyện với cảm xúc: Không ai chịu lắng
nghe lâu nếu bạn cứ nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh
cảm xúc của bạn.
* Sử dụng các khoảng nghỉ: Nói chậm lại cộng thêm một khoảng dừng nhỏ
giữa các suy nghĩ hay các câu nói sẽ tạo ra một chút căng thẳng và dự đoán. Mọi
người sẽ bắt đầu lắng nghe chăm chú hơn.
Bạn có thể lắng nghe một trong các CD của Brian Tracys hoặc các podcast của
Steve Pavlina. Hãy nghe xem việc sử dụng các khoảng nghỉ ngắn đã làm cho những
gì họ đang nói thú vị hơn như thế nào. Tìm hiểu một chút về kỹ năng sống cải thiện

5


ngôn ngữ cơ thể vì điều này có thể giúp bạn truyền đạt hiệu quả hơn. Tìm hiểu về
tiếng cười, tư thế và cách giữ thức uống trong 18 cách để cải thiện ngôn ngữ cơ thể
của bạn
5. Luôn muốn thu hút sự chú ý:
Tôi thường mắc phải lỗi này. Mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện cần
phải được tỏa sáng. Không gián đoạn ai đó khi họ đang kể chuyện hoặc chia sẻ quan
điểm của họ về những gì bạn đang thảo luận để chuyển hướng sự chú ý trở lại chính
mình. . Hãy tìm sự cân bằng giữa nghe và nói.

6. Chứng tỏ mình đúng:
Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các chủ đề. Thường một
cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay vào đó trò chuyện là một
cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn “chiến thắng” mỗi cuộc trò
chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy trì những cảm xúc tốt đẹp.
7. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực:
Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hoặc ở một nơi mà bạn chỉ mới vừa kết
bạn với một số người, bạn nên tránh một số chủ đề nhất định. Bạn nên tránh nói về
sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ tồi tệ, công việc hoặc ông chủ không hấp
dẫn, các vụ giết người hàng loạt, hay các biệt ngữ kỹ thuật mà chỉ có bạn và một số
người khác hiểu, hoặc bất cứ điều gì có thể dập tắt năng lượng tích cực của mỗi
người. Những chủ đề như tôn giáo hay chính trị nên được để dành để bàn luận với
những người bạn thân của bạn thôi.
8. Nhàm chán:
Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để ý đến môi
trường xung quanh. Sẵn sàng ngưng một chủ đề nào đó khi bạn bắt đầu làm mọi

6


người chán nản. Hoặc khi mọi người bắt đầu nhàm chán và chủ đề không còn thú vị
để bàn luận. Một cách tốt để có những chủ đề thú vị để bàn luận- chỉ đơn giản là
sống một cuộc sống thú vị. Và tập trung vào những điều tích cực. Đừng than vãn về
sếp hoặc công việc của bạn, mọi người không muốn nghe điều đó. Thay vào đó, hãy
nói về chuyến du lịch gần đây của bạn, một số chuyện hài hước xảy ra trong khi bạn
mua sắm quần áo, kế hoạch cho đêm giao thừa hoặc một cái gì đó buồn cười hoặc
thú vị.
Một cách khác để quan tâm người khác thật lòng. Như Dale Carnegie đã nói:
“Bạn có thể quen được nhiều bạn bè trong hai tháng bằng cách thực sự quan tâm đến
người khác hơn là trong hai năm cố gắng để người khác quan tâm đến bạn. Nói cách

khác, cách để kết bạn là hãy trở thành một người bạn.“
Biết một chút về nhiều thứ hoặc ít nhất là cởi mở để nói về chúng thay vì cố
gắng để lái cuộc trò chuyện trở lại chủ đề yêu thích của bạn. Nghĩa là: nói về những
cái gì đó giống như công việc, ban nhạc rock yêu thích, TV-show và nhiều những
thứ khác… “Khai thông” một chút và đừng cứ mãi đeo bám về một chủ đề, việc này
sẽ làm cho cuộc trò chuyện thoải mái và cởi mở hơn. Bạn sẽ như một người có thể
nói về nhiều vấn đề một cách dễ dàng . Khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm với những
người khác, bạn sẽ thấy phẩm chất này rất đáng giá trong một cuộc trò chuyện và
làm cho bạn cảm thấy rằng bạn có thể kết nối với mọi người dễ dàng hơn.
9. Không chịu trao đổi với người khác:
Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và chia sẻ những cảm xúc của bạn. Nếu có
ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở và chia sẻ lại những kinh nghiệm của
bạn. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời ngắn ngủn. Một khi ai đó đang “đầu tư”
vào cuộc trò chuyện, họ muốn bạn cũng phải “đầu tư” như họ. Giống như trong rất
nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, bạn không thể luôn luôn chờ đợi cho bên kia bắt
đầu trước. Khi cần thiết, hãy chủ động và là người đầu tiên khai mào và đầu tư vào

7


cuộc trò chuyện. Có một cách là: thay thế một số câu hỏi bằng những câu khẳng
định. Điều này làm cho bạn ít thụ động hơn và cho người khác thấy quan điểm của
bạn.
10. Không đóng góp nhiều:
Bạn có cảm thấy rằng bạn không có nhiều ý kiến để đóng góp cho cuộc trò
chuyện. Nhưng dù sao cũng hãy cố gắng. Lắng nghe thực sự và quan tâm đến những
gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi. Phát biểu những câu có liên quan. Hãy mở rộng
tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ vật thú vị xung quanh và
nói về chúng. Phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng
quan điểm về những điều thú vị trên thế giới. Đọc báo và bắt kịp với những chủ đề

nóng hổi đang diễn ra.

- Một số phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp:
1. Quan sát kỹ năng giao tiếp từ những người đang giao tiếp hiệu quả.
Trong khi kỹ năng giao tiếp mang tính cá nhân và có nét độc đáo riêng của mỗi
người, bạn có thể học được rất nhiều bằng cách nhìn thấy cách người khác giao tiếp
ứng xử hàng ngày. Chú ý đến những gì họ làm tốt và cố gắng thực hiện với các
phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, xem cách người khác ứng phó với các kỹ thuật
truyền thông khác nhau.
2. Lắng nghe người khác.
Đừng cố gắng để được thể hiện quan điểm của bạn cho đến khi bạn biết làm
thế nào những người khác trả lời. Bạn có thể tìm hiểu về những người khác bằng
cách đơn giản là lắng nghe họ. Bằng cách lắng nghe, bạn có thể xác định những lợi
ích đặc biệt quan trọng với chúng.

8


3. Tìm thấy điểm chung trước khi cố gắng để giao tiếp với người khác.
Trong khi nghe và nói chuyện với những người khác, bạn có thể tìm thấy bạn
có ít điểm chung với những người bạn đang cố gắng để giao tiếp. Cố gắng hết sức
để tìm một cái gì đó mà cả hai đều có điểm chung. Bạn sẽ thấy rằng mặc dù ấn
tượng đầu tiên của bạn là chưa tốt nhưng có ít nhất một vài điều mà bạn cả hai có
thể xác định với nhau sẽ tạo nên hứng thú và tiếng nói chung.
4. Hỏi những người khác nếu bạn đang giao tiếp hiệu quả.
Nhiều người cảm thấy họ đang truyền thông tốt, nhưng họ có thực sự làm được
như vậy không! Để tìm hiểu xem bạn có thực sự nhận được điểm cộng cho kỹ năng
giao tiếp của mình hãy nhờ người khác lặp lại những gì bạn vừa nói với họ - không
chỉ là lời nói mà còn là những gì bạn thể hiện. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những
gì bạn nghĩ là giao tiếp hiệu quả, có thể bạn đã hoàn toàn hiểu lầm.

Và cuối cùng: Hãy thử những cách khác nhau để giao tiếp:
Nếu bạn không nhận được đánh giá tốt về kỹ năng giao tiếp như trên, bạn có
thể thay đổi giao tiếp theo những cách khác. Một số người có đáp ứng tốt hơn khi
giao tiếp bằng hình ảnh hoặc văn bản vì họ không xử lý từ hoặc suy nghĩ nhanh.
Hãy thử một vài cách khác nhau để làm cho thông điệp của bạn rõ ràng hơn.

II.

Cách thức để tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp:
Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được ấn
tượng tốt ở người khác ngay trong lần đầu tiếp xúc, thì điếu đó có nghĩa là họ có
cảm tình với chúng ta, họ còn muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính là điều
kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với
họ. Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta có những sơ suất và để lại

9


những ấn tượng không tốt, thì chúng ta thuờng khó khăn trong những lần gặp sau đó
và phải mất không ích công sức mới có thể xóa được ấn tượng đó. Không phải ngẫu
nhiên mà trong kinh doanh, người ta ví ấn tượng ban đầu như là phần vốn góp của
giới doanh nhân.
Muốn gây ấn tượng tốt trong lần đầu tiếp xúc, bạn cần chú ý tuân thủ các yêu
cầu sau :
- Trang phục ấn tượng
Trang phục khi giao tiếp phải tươm tất, không phục sức sặc sỡ hay rườm rà,
không nên trang điểm lòe loẹt, không nên bôi sực nức nước hoa, đặc biệt khi giao
tiếp với người Nhật.
Điều này không còn là mới mẻ bởi chúng ta đều biết “người đẹp vì lụa” thế
nhưng đây là sự thật, trang phục là một phần rất quan trọng để giúp bạn tạo ấn

tượng. Một bộ trang phục ấn tượng có thể làm cho người mà bạn gặp phải nhớ trong
10 năm. Người ta vẫn nói là “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Nhưng vấn đề ở đây là ăn
mặc thế nào cho ấn tượng. Trang phục của bạn nên thể hiện một phong cách hiện đại
nhưng khiêm tốn, sang trọng và thích hợp với con người của bạn. Dù trang phục đẹp
đến đâu thì bạn cũng nên nhớ rằng chúng phải sạch sẽ và có mùi dễ chịu.
- Tạo bầu không khí thân mật, hữu nghị :
Ngay trong những giây phút đầu tiên tiếp xúc, chúng ta phải tạo được bầu
không khí thân mật, gần gũi, hữu nghị. Trong bầu không khí đó, người đối thoại sẽ
cảm thấy tự tin, yên tâm, tin tưởng, nghĩa là chúng ta đã đặt nền móng cho việc xây
dựng hình ảnh tích cực về mình. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần chú ý đến những
biểu hiện bề ngoài của mình như : ánh mắt, nét mặt, nụ cười, tư thế, lời nói, thậm chí
cả kiểu bàn ghế được dùng và cách bố trí chúng trong cuộc gặp gỡ, khoảng cách
giữa chúng ta với người tiếp xúc…Chẳng hạn, khi khách đến, chúng ta cần nhanh
nhẹn đứng dậy, mời khách ngồi, òn bản thân thì chủ động ngồi ở vị rí ngang tầm,
không quá xa…Khi trò chuyện, cần tỏ ra nhiệt tình, chân thành, cởi mở, không được
làm cho bầu không khí trở nên nặng nề, căng thẳng mà phỉa tạo ra được sự thân mật
ấm cúng vui vẻ.

10


- Ngôn từ giao tiếp phải rõ ràng và dễ hiểu.
Đây là một điểm quan trọng nhất để người khác có hứng thú khi nghe bạn nói
một điều gì đó. Để có thể nhấn mạnh điều muốn nói thì trước tiên bạn phải biết thể
hiện thật rõ ý. Không còn gì khó chịu hơn là việc phải ngồi nghe một người nào đó
nói các vấn đề mà bạn không hiểu gì. Việc diễn tả ý, lời không hiểu là do người đó
luôn cắt xén từ ngữ khi nói, vì vậy khi nói bạn nên vận dụng ngữ pháp và câu cho
thích hợp. Tuyệt đối nên tránh những từ tiếng lóng và những từ mang hàm nghĩa
chửi đổng. Hãy lịch sự và nhã nhặn trong mọi tình huống và mọi thời gian.
- Sử dụng tên của người nói chuyện một cách thường xuyên.

Hãy bỏ ra một vài phút để nhớ một cách rõ ràng tên người bạn đang nói
chuyện. Nếu bạn gặp một người nào đó mà người ta nhớ tên bạn sau lần gặp đầu tiên
thì rõ ràng bạn rất vui và thích bắt chuyện. Hơn thế nữa, khi bạn nhớ được tên người
đó thì bạn thể hiện cho người đó biết rằng bạn rất quan tâm đến họ và họ có một
phần quan trọng đối với bạn. Hãy nhớ tên người ta ngay lập tức, bạn sẽ thích nhớ và
có ấn tượng với người đó luôn.
- Bắt đầu bằng cách nói về những vấn đề mà hai bên quan tâm
Trong cuộc sống, có một số người, khi tiếp xúc với người khác, chỉ quan tâm
đến những đề tài mà họ cảm thấy hứng thú, không để ý đến yêu cầu của người đối
thoại. Những người này thương khó chiếm được cảm tình cảu người khác vì thực ra
họ không quan tâm đến người khác. Ngược lại, cũng có những người chỉ lo thỏa
mãn người đối thoại, gạt bỏ hứng thú của cá nhân mình, do đó không thể phát huy
được ưu thế của bản thân. Cách tốt nhất để mở đầu cuộc gặp gỡ là chọn vấn đề cả
hai bên cùng quan tâm. Nhưng làm thế nào để xác định được vấn đề mà người đối
thoại quan tâm trong lần đầu tiếp xúc với họ? Ở đây bạn phải sử dụng thủ thuật. Bạn
có thể chọn những câu chuyện đời thường để “ném đá dọn đường”, và khi đã tìm
được vần đề ăn ý nhau thì tiếp tục đưa câu chuyện đi sâu hơn nữa.
- Tận dụng sự hài hước.
Hài hước là một điều gì đó rất tuyệt vời giúp bạn hấp dẫn được người khác,
nhưng tất nhiên đó phải là những lời nói hài hước thông minh. Một câu nói hài hước

11


và hóm hỉnh có thể mở ra cho người giao tiếp một suy nghĩ về một hiện tượng và có
thể gợi ra một buổi gặp gỡ lần tiếp theo. Hài hước thông minh là một điều rất hay,
tuy nhiên nếu bạn không cẩn thận trong khi nói thì sẽ dẫn đến những hậu quả trái
với mong muốn. Nếu không khéo léo để hài hước thì bạn có thể gây ra một sự khó
chịu cho người khác. Nếu tính bạn hay đùa thì hãy cố gắng đừng đụng chạm hoặc
xúc phạm tới người đó. Chắc chắn bạn sẽ không muốn có những cuộc tranh luận vô

ích xảy ra chứ?
- Nắm vững thời cơ và giây phút quyết định của cuộc tiếp xúc
Sau khi đã chọn được vấn đề hai bên cùng quan tâm, chúng ta tiếp tục đẩy câu
chuyện theo hướng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện dạo đầu nhằm tạo không khí
tiếp xúc và tìm hiểu tâm lí người đối thoại, chúng ta không để cho cuộc tiếp xúc trôi
mãi theo hướng đó. Chúng ta gặp gỡ người đối thoại không chỉ để trò chuyện cho
vui mà là vì công việc, nghĩa là chúng ta phải biết nắm lấy những giây phút quyết
định, chọn thời điểm thích hợp để nêu ra vấn đề và giải quyết. Nói chung, những
giây phút đầu tiên là bước khởi đầu then chốt, thương quyết định thành côn hay thất
bại cảu cả quá trình tiếp xúc sau đó. Trong khoảng thời gian gắn gũi này, chúng ta
vừa phải tìm hiểu người đối thoại, tạo sự sẵn sang hợp tác ở họ, vừa phải biết chớp
thời cơ để đạt mục đích. Điều này chứng tỏ năng lực của chúng ta. Trong trường
hợp ngược lại, chúng ta có thể bị đánh giá là “dễ mến nhưng thiếu năng lực”.
- Hãy biết lắng nghe.
Hãy học cách lắng nghe không nhất thiết là phải nghĩ đến điều đó. Khi đưa ra
một quyết định với ai đó thì bạn hãy chắc chắn cho anh ta biết rằng bạn lắng nghe
anh ta nói. Đừng e ngại tiếc nuối cái gật đầu khi mà bạn thể hiện sự hoà hợp và đồng
ý. Trong tâm lý học người ta gọi đây là sự đồng cảm, biểu hiện qua những câu “tôi
hiểu, tôi biết...”. Nếu bạn không hiểu ý người đối diện với mình đang nói gì thì hãy
cố gắng nói chuyện với người đó hơn nữa để tìm hiểu. Đừng bao giờ ngắt lời một ai
đó và nghi thức xã hội thích hợp là điều quan trọng mỗi khi bạn lựa chọn. Hãy để
người khác là trung tâm. Có thể điều quan trọng nhất trong khi giao tiếp là biết chờ
đợi và biết “nâng” người khác lên bởi ai cũng muốn khẳng định được cái tôi của

12


mình. Khi bạn chỉ nói về bản thân mình mà không để ý đến những gì xung quanh thì
đó là lúc bạn đang dập tắt cuộc hội thoại.
Một sai lầm lớn là bạn cứ nói về một điều không cần thiết và bắt người ta phải

nghe. Càng ngày người ta càng thấy có nhiều “anh chàng ích kỷ” bởi anh ta chỉ quan
tâm đến bản thân. Hãy hỏi thông tin và câu chuyện về người đang nói với mình để
họ tự bộc lộ, như vậy bạn không chỉ tỏ ra vẻ lịch sự mà còn biết những gì bạn muốn
biết. Bạn sẽ học hỏi nhiều hơn nếu bạn lắng nghe người khác nói và biết đâu thông
tin của họ sẽ giúp ích cho bạn.
III.

HÃY NÓI LÊN SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ ỨNG XỬ THÔNG MINH TRONG
GIAO TIẾP?
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao
tiếp; mỗi con người đều phải giao tiếp với cộng đồng, với thế giới xung quanh để
hoàn thành chức trách của mình.
Khi bước vào môi trường đại học, có nghĩa là sinh viên đã bước vào một môi
trường mới, khác nhiều với các môi trường giao tiếp khác. Ở môi trường đại học
sinh viên đã là những người trưởng thành chứ không còn như khi ở phổ thông. Đặc
biệt ở môi trường đại học, sinh viên được nhìn nhận là những con người có học vấn,
có nhận thức, và có trình độ văn hóa cao; đối tượng quan hệ giao tiếp thường
xuyên, chủ yếu của sinh viên là những người có tri thức: thầy cô, bạn bè sinh
viên,v.v.Vì thế đòi hỏi sinh viên phải có những kĩ năng giao tiếp cơ bản, thiết yếu
nhằm biết cách xây dựng được các mối quan hệ nơi trường lớp và trong cuộc sống,
tạo nên một bầu không khí thật sự tốt đẹp văn minh, lịch sự.
Để được lòng của mọi người xung quanh bạn hãy thể hiện mình là người có
cách giao tiếp thông minh. Nói về việc giao tiếp thì có muôn vàng tình huống khác

13


nhau, nhưng ở đây chúng ta chỉ nhắc tới tình huống khi mở đầu câu chuyện sao cho
tạo được sự thiện cảm của người khác.

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng nó quyết định thái độ của họ với bạn sau này.
Vậy việc tạo ấn tượng tốt khi mới gặp mặt vài lần đầu rất quan trọng. trong đó việc
chào hỏi ban đầu là yếu tố quyết định cho thái độ của họ sau này. Để trở thành
người giao tiếp thông minh Có hai yếu tố bạn nên nằm lòng trong màng chào hỏi là:
sau khi hỏi vệ công việc bạn phải khen và than:

Những lời khen như bạn giỏi quá ha, lương cũng khá quá bạn nhỉ,…sẽ khiến
cho họ rất thỏa mái và nói chuyện với bạn nhiều hơn về công việc của họ. thực tế ai
chẳng khó chịu khi nói về mình và bị người khác chê ngay cả.
Bên cạch những lời khen lúc nào cũng kèm theo sự than thở đồng cảm với họ
các câu kiểu: công việc chắc bận lắm bạn nhỉ, công việc này áp lực lắm…Phần lớn
ai chả có khó khăn trong công việc nên họ sẽ thấy bạn thật hiểu chuyện và thân
thiện. Bạn có thể than thở sự khó khăn của chính mình cho thấy sự đồng cảm của
bạn, khiến họ cửi mở và thân thiện với bạn hơn.
KẾT LUẬN
Một người đạt được thành công trong cuộc sống, phải hội tụ đủ kỹ năng
chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng, sinh viên được và tự trang bị ngay chính ngành chuyên môn
trong trường học, trong công việc tập sự, trong định hường nghề nghiệp bạn quan
tâm.
Kỹ năng mềm, sinh viên được trang bị từ các khóa học và trong chính cuộc sống và
phải thực hành nhuần nhuyễn, sống và sử dụng nhiều lần kỹ năng ấy cho đến khi trở
thành của chính bản than mình thì lúc đó sinh viên mới thật sự có kỹ năng mềm.

14


15




×