Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.22 KB, 14 trang )

Phụ lục A: TRANG BÌA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC - ỨNG DỤNG
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

NGƯỜI THỰC HIỆN: Trần Chí Đại

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

LỚP: Quản lý đất đai 8

HUỲNH ANH BÌNH

HẠN NỘP: Ngày 3/8/2016

CẦN THƠ, THÁNG 8/2016


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha ông
ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều
thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối
quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong
tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán thương


lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Giao tiếp ứng xử có văn hóa,
có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong công đồng, quan hệ
tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra môi
trường xã hội có lợi cho sức khỏe của con người. Trong cuộc sống hằng ngày người
Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người Việt Nam do thiên về tình hơn
về lý nên khi trong giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc xử dụng ngôn
ngữ để đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hòa. Vì vậy ca
dao Việt Nam có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa long nhau”
Người Việt luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn,
tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất long người khác. Ông cha ta luôn dạy con
cháu: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”. Hơn nữa người Việt luôn coi trong nghĩa tình,
những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình chứ không phải
vì vật chất nên trong văn hóa ứng xử người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần
lên hàng đầu. Thế nhưng chúng ta không còn xa lạ gì và cũng có thể là khá dễ dàng
bắt gặp chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó có thể cứu chữa bởi
những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ.
Việc để thay đổi được một thói quen quả thật là một câu chuyện không phải là dễ
dàng, đặc biệt khi điều này lại không nhận được sự giáo dục từ những người xung
quanh hay xã hội. Chỉ cần chúng ta bỏ ra một chút thời gian nhỏ để ghé thăm một số
chatroom, forum trực tuyến, một số mạng xã hội chúng ta sẽ không khó bắt gặp
những lời lẽ thiếu văn hóa, miệt thị lẫn nhau, giới trẻ đưa lên và đăng tải các ngôn
từ, hình ảnh mang tính phản cảm thiếu văn hóa đối với người đọc và những người
xem nó.

2


I. MỘT SỐ LỖI CÁC BẠN TRẺ THƯỜNG MẮC PHẢI KHI GIAO TIẾP VÀ

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển cả về công nghệ lẫn các hình
thức kinh tế khác. Chưa bao giờ cuộc sống lại có nhiều thay đổi như hiện nay, mọi
nền tảng dường như bị lay động trước sự chuyển mình của nền kinh tế, xã hội.
Trước nhịp sống nhanh của kinh tế thị trường, các bậc cha mẹ không còn nhiều thời
gian dành cho con cái, thế nên, họ quyết định bù đắp sự thiếu hụt tình cảm bằng
cách thỏa mãn cho trẻ nhu cầu vật chất mà chúng đòi hỏi.
Những chiếc điện thoại thông minh được trang bị cho trẻ với mục đích học tập
lại được dùng để truy cập mạng xã hội… Cùng với các phương tiện hiện đại, người
trẻ tự phát triển một loạt ngôn ngữ “tuổi teen” dành riêng cho mình. Kéo theo đó là
hệ thống ngôn ngữ, từ chữ viết đến tiếng nói đều được thay đổi sao cho phù hợp. Từ
đó, ta có thể nhìn nhận và liệt kê ra 1 số lỗi trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay:
1. Không lắng nge:
Ernest Hemingway đã từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất
nhiều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người không bao giờ lắng
nghe.” Đừng giống như hầu hết mọi người đó. Đừng chỉ háo hức chờ đợi đến lượt
mình nói chuyện. Hãy kiềm chế cái tôi của bạn. Hãy học cách lắng nghe những gì
mọi người đang thực sự nói. Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ nhận ra được
vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện.

Không biết cách lắng nghe là một trong những sai lầm thường gặp nhất trong kỹ
năng giao tiếp hằng ngày.

2. Giới hạn chính mình:
3


Khi trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp mặt, hoặc khi một vài chủ
đề thông thường trở nên nhàm chán, một sự im lặng hoặc một tâm trạng khó xử có
thể xuất hiện. Hoặc bạn có thể trở nên lo lắng vì không biết chính xác lý do tại sao.

Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng để nói thì bạn luôn có thể chữa cháy bằng cách nói
về những tin tức hiện nay. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó
lần đầu tiên, hãy cố gắng giả định các mối quan hệ.

3. Kĩ năng truyền đạt kém:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải là
những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Việc thay đổi những thói quen này có thể tao
ra một sự khác biệt lớn bởi vì giọng nói và ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng
trong giao tiếp. Một số điều bạn cần xem xét:
• Chậm lại: Khi bạn hào hứng về một cái gì đó bạn có khả năng sẽ nói nhanh
hơn. Cố gắng làm chậm lại. Điều này sẽ làm cho mọi người dễ dàng lắng nghe
bạn và giúp bạn truyền tải những gì bạn muốn nói với họ điều này sẽ giúp bạn
ghi điểm về kỹ năng giao tiếp trong mắt mọi người.
• Nói to lên: Đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người nghe được bạn.
• Nói rõ ràng, Không lí nhí: Nói chuyện với cảm xúc: Không ai chịu lắng nghe
lâu nếu bạn cứ nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh
cảm xúc của bạn.
4


Sử dụng các khoảng nghỉ: Nói chậm lại cộng thêm một khoảng dừng nhỏ giữa
các suy nghĩ hay các câu nói sẽ tạo ra một chút căng thẳng và dự đoán. Mọi
người sẽ bắt đầu lắng nghe chăm chú hơn.
Đồng thời, tìm hiểu về tiếng cười, tư thế và cách giữ thức uống trong 18 cách
để cải thiện ngôn ngữ cơ thể của bạn.
4. Chứng tỏ mình đúng: Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các
chủ đề. Thường một cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay
vào đó trò chuyện là một cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn
“chiến thắng” mỗi cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy
trì những cảm xúc tốt đẹp.

5. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực: Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hoặc
ở một nơi mà bạn chỉ mới vừa kết bạn với một số người, bạn nên tránh một số chủ
đề nhất định. Bạn nên tránh nói về sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ tồi tệ,
công việc hoặc ông chủ không hấp dẫn, các vụ giết người hàng loạt, hay các biệt
ngữ kỹ thuật mà chỉ có bạn và một số người khác hiểu, hoặc bất cứ điều gì có thể
dập tắt năng lượng tích cực của mỗi người. Những chủ đề như tôn giáo hay chính trị
nên được để dành để bàn luận với những người bạn thân của bạn thôi.


6. Không chịu trao đổi với người khác : Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và
chia sẻ những cảm xúc của bạn. Nếu có ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở
và chia sẻ lại những kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời ngắn
ngủn. Một khi ai đó đang “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, họ muốn bạn cũng phải
“đầu tư” như họ. Điều này làm cho bạn ít thụ động hơn và cho người khác thấy quan
điểm của bạn.
7. Không đóng góp nhiều: Bạn có cảm thấy rằng bạn không có nhiều ý kiến để
đóng góp cho cuộc trò chuyện. Nhưng dù sao cũng hãy cố gắng. Lắng nghe thực sự
và quan tâm đến những gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi. Phát biểu những câu có
liên quan. Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ vật
thú vị xung quanh và nói về chúng.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
1. Nguyên tắc 3S: Giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp và để mọi
người hiểu rõ bạn muốn gì.

5


2. Nói ít hiểu nhiều: Nói chậm rãi và bạn có thể dùng những câu nói thông dụng để
diễn đạt ý của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng câu “Tiền nào của nấy” để diễn đạt ý giá

cả đi liền với chất lượng và ngược lại.
3. Kỹ năng lắng nghe: Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang
làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu
và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy
bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về
mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
4. Tôn trọng những điểm khác nhau: Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là
một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho
thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình
cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề
chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng
giải quyết.
5. Gặp nhau ở điểm giữa: Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức
giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn
trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với
người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm
giữa của lối đi tìm giải pháp. Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả như bạn mong
muốn, bạn cần đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của người bạn đang nói chuyện
để hiểu họ hơn. Lắng nghe giúp bạn hiểu được những điều họ nói và cả những điều
họ không nói ra. Để hiểu được đối phương bạn cần:
• Tập trung vào người đang nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang
lắng nghe họ. Không nên ngắt lời, đưa ra nhận xét hay bình phẩm khi họ đang
nói.
• Khi người nói vừa dứt lời, đừng nên đáp lại ngay. Dừng lại một lúc trước khi
nói giúp bạn hiểu người nói ở mức độ cao hơn.
Đặt câu hỏi. Bạn không nên nghĩ rằng mình hiểu hết những gì mới nghe thấy.
Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, đừng ngại hỏi lại “Có phải ý bạn là…?”. Nếu không
chắc những gì mình đã nghe hãy lập lại những lời đó để xác nhận với người nói, ví
dụ “Bạn đã nói… Như vậy có đúng không?”. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh
hiểu nhầm và cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe của bạn


6


6. Kỹ năng ra quyết định: Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi
việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với
thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản
trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ
phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự
lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với
bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực
7. Kỹ năng tiếp nhận thông tin:
Ai cũng cần thời gian để tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt là những
thông tin hay ý kiến yêu cầu họ thay đổi thói quen hay quan điểm của mình. Theo tự
nhiên, ai cũng nói “Không” trước sự thay đổi hay ý kiến mới. Chính vì vậy, hãy
dành cho người nghe khoảng 72 giờ để tiếp nhận và suy nghĩ về những thông tin
này.
Vì bản chất con người là không thích thay đổi nên khi mở lời về những ý tưởng
mới, bạn nên chọn cách tiếp cận như sau: “Tôi đang nghĩ không biết mình có thể
thực hiện/giải quyết vấn đề này theo hướng này được không? Anh thấy sao?”. Khi
bạn không áp đặt chủ kiến của mình thì người nghe sẽ thấy cởi mở và thoải mái hơn
khi lắng nghe bạn.
Cuối cùng, để giao tiếp tốt, cơ bản là bạn phải đặt trọng tâm vào người mà bạn
đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện. Hãy cởi mở, thân thiện và lịch sự để
những cuộc gặp gỡ không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề nào đó mà còn mang lại
cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc lẫn trong cuộc sống!

7



II. CÁC CÁCH THỨC ĐỂ TẠO ĐƯỢC ẤN TƯỢNG TỐT NHẤT:
Trong giao tiếp, bạn luôn mong sẽ tạo ấn tượng tốt cho mọi người, nhưng điều
quan trọng ngay từ đầu phải làm cho người khác thích bạn, thường đối phương chỉ
cần mất vài giây để đánh giá bạn trong lần gặp đầu tiên. Với thời gian ngắn như vậy,
ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, thái độ và cách ăn mặc của bạn chính là những
yếu tố tác động chủ yếu.
Mỗi lần gặp gỡ là một lần bạn được đánh giá. Và đáng tiếc là bạn không bao
giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên. Do đó, hãy cố gắng tạo ấn tượng
tốt ngay lần đầu tiên để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp về sau.
Gây ấn tượng tốt đẹp trong lần gặp đầu tiên quả thật rất quan trọng đối với bất
kì ai, dù đang thiết lập một mối quan hệ xã giao hay đi phỏng vấn. Hãy tham khảo
vài cách dưới đây để nâng cao kỹ năng của mình nhé.
1. Đúng giờ: Nên nhớ, chẳng ai hài lòng khi bạn trễ hẹn dù với bất kì “lý do lý trấu”
gì. Hãy thu xếp đến sớm vài phút và nhớ trừ hao thời gian cho chuyện kẹt xe hay lạc
đường nhé. Thà tới sớm còn hơn trễ hẹn, nhớ đấy!
2. Tự tin và thoải mái: Nếu bạn quá căng thẳng, tự nhiên không khí của buổi gặp gỡ
sẽ bị căng thẳng theo và điều đó thì chẳng tốt chút nào. Khi bạn tự tin và bình tĩnh,
người đối diện cũng sẽ thấy thoải mái và bắt đầu cuộc trò chuyện một cách dễ dàng.
3. Thể hiện một cách thích hợp: Tất nhiên ngoại hình là một trong những tác nhân
rất quan trọng. Ai đó mới gặp bạn lần đầu chẳng có cơ sở gì để đánh giá bạn ngoài
ngoại hình cả.
Nhưng cũng không có nghĩa bạn phải ăn mặc giống như người mẫu để “tấn
công” thị giác của đối phương (trừ khi bạn đang được mời phỏng vấn với nhà tuyển
dụng người mẫu).
Chính xác là cách thể hiện bản thân mới chính là chìa khóa mở cửa thành công
cho bạn. Người ta thường nói “trăm nghe không bằng mắt thấy”, và hiển nhiên, cách
bạn thể hiện ra bên ngoài sẽ cho người ta “thấy” nhiều về bạn. Liệu bạn đã chuẩn bị
xuất hiện một cách thích hợp ?.
Bắt đầu trước với cách ăn mặc của bạn nhé! Làm sao để chọn quần áo phù hợp đây.
Hẹn gặp đối tác thì mặc gì cho trang trọng ? Com-lê, sơ mi hay đồ bình thường ?

Đoán xem người bạn sắp gặp gỡ sẽ mặc gì, nếu họ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc
hoặc quảng cảo, thì một bộ com-lê là hoàn toàn sai sách.
8


Nếu bạn sắp gặp gỡ đối tác làm ăn hoặc tham dự một bữa tiệc, thì thế nào là
một trang phục thích hợp cũng tùy thuộc vào từng đất nước và văn hóa. Do đó, bạn
phải nhớ tìm hiểu về phong tục và tập quán ở đó trước.
Nên chải chuốt bản thân ra sao ? Tốt nhất là bạn nên xuất hiện với vẻ ngoài
sạch sẽ và gọn gàng trong các buổi gặp gỡ đối tác và sinh hoạt xã hội. Tóc tai thẳng
thớm. Quần áo sạch sẽ. Trang điểm kỹ càng. Nhớ rằng trang phục của bạn phải phù
hợp với bạn và giúp bạn hòa nhập tốt.
Ăn mặc và chải chuốt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong lần đầu tiên đồng thời
giúp bạn thấy mình hòa hợp, tự tin và bình tĩnh. Đó sẽ là yếu tố thúc đẩy khiến bạn
tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.
4. Mỉm cười: “Hãy mỉm cười và thế giới sẽ cười lại với bạn”. Vậy tại sao phải tiết
kiệm nụ cười trong lần gặp đầu tiên. Hãy tạo ra một không khí thân thiện cho cả hai
bằng một nụ cười tự tin và ấm áp. Nhưng đừng quá lạm dụng bởi có thể bạn sẽ bị
nhầm tưởng thành người giả tạo hoặc hơi có “vấn đề” đấy.
5. Cởi mở và tự tin: Có thể nói trong việc tạo ấn tượng đầu tiên, ngôn ngữ cơ thể
cũng như vẻ ngoài chính là yếu tố hiệu quả hơn cả.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tôn lên vẻ tự tin của bạn. Đứng thẳng, mỉm cười,
mắt nhìn thẳng và bắt tay thật chặt. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn tạo ra tự tin và
giúp tạo ra không khí thoải mái giữa hai người.
Hầu như mọi người đều lo lắng khi gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, dẫn đến căng thẳng và
ra mồ hôi tay. Do đó bạn cần để ý tới thái độ lo lắng của mình và điều chỉnh một
chút. Kiềm chế một chút sẽ khiến bạn tự tin hơn và khiến đối phương cảm thấy dễ
chịu.
6. Trò chuyện: Đối thoại là một quá trình dựa trên việc cho và nhận. Có thể bạn nên
chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi cho người đối diện. Hoặc dành vài phút để tìm hiểu về

người đó trước buổi gặp mặt. Ví dụ, anh ta có chơi cầu lông không ? Có phải là
người làm việc trong các tổ chức từ thiện của địa phương không ?
Bạn có tìm ra điểm chung gì giữa mình và người đó không ? Nếu có thì hãy bắt đầu
từ những điểm chung đó.
7. Cư xử nhã nhặn và chu đáo: Không cần nói cũng biết thái độ lịch thiệp, cư xử nhã
nhặn, chu đáo và cởi mở là chìa khóa dẫn tới thành công của bạn. Thực tế là, thiếu
một trong những yếu tố đó có thể hủy hoại đi cơ hội duy nhất bạn có được. Nên
chúng ta nhớ phải tận dụng.

9


Một thói quen khác nữa là “tắt điện thoại di động” Thật không phải chút nào nếu
bạn gặp người đó lần đầu tiên và đang trả lời điện thoại một người khác. Nên nhớ đó
mới chính là người cần bạn tập trung 100%.
8. Tích cực: Thái độ của bạn như thế nào, hành động của bạn sẽ như thế đó. Hãy thể
hiện một thái độ tích cực bằng khuôn mặt, dù rằng đang phê bình hoặc lo lắng. Cố
gắng học hỏi từ cuộc gặp và đóng góp một cách tích cực, xây dựng một thái độ lạc
quan và vui vẻ. Tất nhiên nhớ là phải cười.
III. HÃY NÓI LÊN SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ ỨNG XỬ THÔNG MINH
TRONG GIAO TIẾP:
Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động cơ bản và là nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Mỗi người là một mắt xích trong xã hội vì
thế hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đều phải giao tiếp với thế giới xung quanh để
hoàn thành vai trò của mình. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng xử lý
tình huống cũng như thành công hơn trong sự nghiệp. Ứng xử một cách thông minh,
khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn
được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc. Để làm nên
thành công, bạn sẽ phải hội tụ được rất nhiều các yếu tố khác nhau: trí thông minh,
sự kiên nhẫn chăm chỉ làm việc, tài ứng xử khéo léo trong các tình huống và cả yếu

tố may mắn nữa.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: chỉ 30% trong tổng số những người
được khảo sát có chỉ số IQ cao thành công trong cuộc sống. Yếu tố thành công phần
lớn lại được quyết định bởi những người có chỉ số EQ cao. Đó là những người có
chỉ số cảm xúc tốt, nhanh nhạy trong các mối quan hệ và khéo léo trước các hoàn
cảnh mình gặp phải.
Theo tôi, để đạt được nhiều thành công trong giao tiếp thì ai cũng cần phải sở hữu
những yếu tố quan trọng sau đây:
1. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa:
Dân gian có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

10


Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng
những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng
chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
2. Tình huống phải chuyển bại thành thắng:
Trong cuộc sống đời thườnng nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy cơ
thất bại, lúc đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có
thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì để hạn chế
mức thấp nhất những tác hại (ví dụ: điều gì đã đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách
nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được “địch thủ” sẵn sàng
chấp nhận thì chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi tình thế…)
3. Tình huống dùng hài hước:
“Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten).
Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là “chiếc
van an toàn” cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở “cánh cửa lòng”. Lời đối

đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại
hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có
nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình
cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên
lạm dụng nó. Quy luật phổ biến của truyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và hình thành
làm cho người ta nghi vấn. Người kể nên có ngữ điệu bình thường, sau đó tăng thêm
tình tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ.

4. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết:
Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải
bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải
diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản
thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho
người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng cách này cần phải
suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.
5. Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn:
Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp
hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng
phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội
11


dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể
cho đối phương nghe.
Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý
bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không
phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.
Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải
am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì
cả, sẽ không có tác dụng.

6. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác:
Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi
vô lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể
bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi tiếp tục
quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đòi hỏi
của họ là vô lý.
Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau
đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh
tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ
nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ
ra cương quyết.
7. Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau:
Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp
trên, người lớn tuổi, cha mẹ… thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối
phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi phải có
một nghệ thuật nhất định.
Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý
kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự
cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm
vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp
sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ
bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
8. Tình huống cần bạn đồng minh:
Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ
đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và
ủng hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng tình với quan điểm
12


của ta đang trình bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm

đối phương không phản kích lại được.
Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số
đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.
9. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động:
“Mọi lý thuyết đều màu xám
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi” (Gơt)
Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của
mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng
hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có
thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của
ta.
Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động văn
hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa tin tưởng
vào khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản
chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hãy cố gắng tạo ra một vài việc làm
cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, tận dụng thời điểm gây hưng phấn
cao rồi đưa ra những kiến giải hợp lý với các cấp lãnh đạo. Như vậy, mục đích và
kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng của bạn phát triển tốt hơn.

13


KẾT LUẬN
Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Giao
tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết
thành công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người.
Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ gặp rất nhiều
khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống hiện đại ngày nay là cuộc sống
liên quan đến cộng đồng. Người này phụ thuộc vào người kia, người kia phụ thuộc
vào người nọ, không nhiều thì ít. Ví dụ như bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp và sếp

của mình để công việc suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn phụ
thuộc vào anh bảo vệ cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ phụ thuộc vào bạn vì đó là
công việc mang đến miếng cơm manh áo cho anh ta. Không ai có thể tự sống một
mình được. Vì vậy, nếu bạn không biết cách giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn
sẽ không kết nối được với cộng đồng xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận được sự
hỗ trợ, trợ giúp từ những người khác, từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cô đơn lạc
lõng, công việc của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại.

14



×