Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.15 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

NGƯỜI THỰC HIỆN:

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

TRẦN THỊ TƯỜNG VI

HUỲNH ANH BÌNH

MSSV: 13D850103118
LỚP: QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI 8
HẠN NỘP: 05/08/2016

CẦN THƠ, THÁNG 8/2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội đặt ra cho con người chúng ta ngày càng
cao, không những về kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi con người phải có kỹ
năng giao tiếp tốt để đẩy nhanh tốc độ xúc tiến công việc và năng cao hiệu quả
trong việc vận dụng kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp chúng ta có
được những thành công nhất định trong công việc và cả trong cuộc sống, đặt biệt


là kỹ năng tạo lập mối quan hệ. Hiện nay, kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ
là một hiện tượng xã hội không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Đôi khi bạn
có thể giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng không có khả năng giao tiếp thì sẽ
không đem lại cho mình những thành công như mình mong muốn, ngược lại nếu
bạn không có kiến thức chuyên môn nhưng có khả năng giao tiếp tốt, có mối
quan hệ tốt với nhiều người thì bạn vẫn có thể có được vị trí cao trong công việc
Đối với sinh viên ngoài việc cần có kiến thức chuyên môn trong quá trình học
tập thì việc có khả năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ sẽ là bước khởi đầu để
sinh viên ra trường sẽ tiềm kiếm được những cơ hội thăng tiến cao trong công
việc và đạt được thành công như mình mong muốn. Bên cạnh đó, hầu hết sinh
viên đều muốn trang bị cho mình một số khả năng giao tiếp để phục vụ cho công
việc của mình sau này. Vì thế mà nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được
gặp và học hỏi từ Diễn giả - Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình là một “người
truyền lửa” mà chúng em kính trọng và nể phục đã dạy chúng em về những kỹ
năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ.

2


I . Những lỗi mắc phải trong giao tiếp thường gặp của các bạn trẻ hiện nay?
Đề xuât cách khắc phục để giao tiếp tốt?
1. Không lắng nghe
 Nguyên nhân của việc không lắng nghe
-

Lười lắng nghe: phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Thông
thường chúng ta nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu
người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói
- Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, trong
con người chúng ta. Bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề

của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà
người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai
của người nói để phản bác lại. Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nhận lấy hậu
quả từ thái độ này: bạn sẽ chẳng có thêm chút kiến thức nào cả nếu có chỉ là sự
hài lòng một cách ngộ nhận về kiến thức của bản thân; bạn sẽ làm mất lòng rất
nhiều người nếu thái độ này tiếp diễn ngày càng nhiều.









 Cách khắc phục:

Khi một người nào đó nói bạn có thực sự nghe được những gì họ nói không,
hoặc bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào chưa? Điều đầu tiên là hãy cố
gắng để đầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn
trọng nhau. Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng
diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết đẻ có thể học hỏi nhiều hơn
- Hãy khách quan khi lắng nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn
bộ thông tin. Tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động, và tiến
gần tới người nói chuyện hơn để có thể lắng nghe dễ dàng hơn
- Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước những gì họ sẽ nói và suy nghĩ về
những gì họ đã nói thì người nói sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bạn với họ

3



- Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy
khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn giả kết thúc phần trình bày.
- Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có thể gây lo ra trong khi bạn đang nỗ lực
đạt tới trọng điểm của vấn đề và sẽ làm cho người khác cảm thấy khó chịu
- Hãy đưa ra ý kiến phản hồi để họ biết bạn đang theo dõi cuộc nói chuyện, hãy
nhìn thẳng vào họ… Và cuối cùng, hãy lắng nghe bằng cả con tim và khối óc.

-

-

-

-

-

-

2 Đặt câu hỏi quá nhiều hoặc không đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi đúng cách là trọng tâm của việc giao tiếp và trao đổi thông tin
hiệu quả. Bằng cách sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể nâng
cao kỹ năng giao tiếp của mình. Đặt câu hỏi một cách khéo léo sẽ giúp bạn giữ
nhịp được cuộc nói chuyện, thu hút được sự chú ý của người nghe, khẳng định
vấn đề một cách khéo léo, mà người nghe vẫn vui vẻ hài lòng...Trong thế giới
giao tiếp muôn màu muôn vẻ, việc có được thêm một nghệ thuật trong tài ăn nói
sẽ góp phần giúp bạn có được thông tin tốt hơn, học hỏi được nhiều hơn
 Những sai lầm thường mắc phải
Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: Thay vì hỏi bạn lại đi sâu vào vấn đề như chính

bạn trả lời luôn câu hỏi cho chính bạn.
Hỏi để hạ phẩm giá của người khác: Đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó
làm người đó không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế nhị
ảnh hưởng đến cuộc sống hay danh dự của họ.
Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của người được hỏi, từ đó áp đặt xoáy sâu
vào những thông tin bất lợi đó. Điều này sẽ gây mất thiện cảm đối với người
được hỏi.
Không tập trung lắng nghe câu trả lời vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết, điều này
giống như bạn đang khinh thường người khác
Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không gian,
thời gian.
 Cách khắc phục
Việc rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp là không khó,
tuy nghiên đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả là một vấn đề khác. Và luôn
luôn trong đầu bạn nên chú ý ta đang hỏi cái gì? Ta nên hỏi cái gì?.
Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần
hỏi, nếu còn thời gian mới đến các câu nên hỏi, chú ý các câu nên hỏi là những
câu mang tính chất tìm hiểu thêm.
Hãy tập hỏi những câu hỏi ngắn gọn, cụ thể vào vấn đề, tốt nhất mỗi một vấn đề
là một câu hỏi. Tập cho mình tư duy làm chủ để dẫn dắt vấn đề trong các cuộc
đối thoại. Một điều quan trọng nữa là bạn đừng ngắt lời của người nói, hãy tập
thái độ tôn trọng người nói như chính bạn đang nói vậy.

4


-

-


-

-

-

-

-

3. Giới hạn chính mình
Khi trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp mặt, hoặc khi một vài chủ đề
thông thường trở nên nhàm chán, một sự im lặng hoặc một tâm trạng khó xử có
thể xuất hiện. Hoặc bạn có thể trở nên lo lắng vì không biết chính xác lý do tại
sao.
Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng để nói, thì bạn luôn có thể chữa cháy bằng cách
nói về những tin tức hiện nay. Bạn cũng nên cập nhật các chủ đề đang phổ biến.
Bạn luôn luôn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện mới về những thứ xung quanh
bạn.
 Cách khắc phục
Bạn có thể tưởng tượng ra cảm xúc của bạn khi gặp một người bạn thân. Và
giả vờ rằng người quen mới này là một trong những người bạn thân đó của bạn.
Nhưng nếu bạn tưởng tượng như vậy, bạn sẽ đi vào một trạng thái cảm xúc tích
cực. Và bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu nói chuyện với người mới với một nụ cười,
một thái độ thân thiện, thoải mái.Vì đó là cách bạn nói chuyện với bạn bè. Nghe
có vẻ điên rồ một chút, hay quá đơn giản. Nhưng nó thực sự có tác dụng.
4. Kĩ năng truyền đạt kém
Khi người nói và cả người nghe không nắm vững kỹ năng này thì thường xảy ra
chuyện nghe mà hiểu không đúng, không đủ (hoặc cả hai ). Khi phải thông tin
cho nhân vật thứ ba, thứ tư… thì rất nhiều khả năng câu chuyện sẽ bị hiểu sai đi

khá nhiều so với thông tin ban đầu
Giọng nói: Khi giao tiếp chúng ta quá chú trọng vào lời nói mà không quan tâm
tới giọng nói và cách nói sẽ có thể là một trong những nguyên nhân giao tiếp
kém mà ít ai để ý.
Kỹ năng ngôn ngữ: cách diễn đạt, cách dùng từ chuyên môn, từ có ý nghĩa
ngược lại, nghĩa hàm ý…
Nhận thức khác nhau: do sự khác nhau về nhận thức của người truyền đạt và
người nghe. Mỗi người nhận thức một sự một sự việc tùy thuộc vào kinh nghiệm
riêng và sự khác nhau này là tự nhiên và không thể tránh được
Sức khỏe :sức khỏe không tốt cũng dẫn đến tình trạng mất tập trung khi truyền
đạt ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của người nghe
Cảm xúc : những biểu hiện như: mệt mỏi, thiếu tập trung, sợ, lo lắng cũng sẽ ảnh
hưởng đến khả năng truyền đạt thông tin
Quá tải thông tin: hiện tượng thông tin đi vào vượt quá năng lực xử lý của một
cá nhân, dẫn đến người nhận thông tin không thể nắm bắt được đâu là những ý
chính mà người gửi muốn người nghe tiếp nhận
 Cách khắc phục
Chú ý đến giọng nói của mình, nói Chậm lại. Nói to lên. Nói rõ ràng, không lí
nhí. Sử dụng các khoảng nghỉ.
Phải có tinh thần tỉnh táo, tâp trung để truyền đạt thông tin có hiệu quả
Tóm gọn lại những thông tin cần thiết để truyền đạt

5


-

-

-


-

-

5. Luôn muốn thu hút sự chú ý
Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin
Nói chuyện dài dòng , nhàm chán
Biểu hiện khuôn mặt nghiêm khắc, khó gần
Giao tiếp không có sự chân thành
Không biết lắng nghe và chia sẽ với mọi người
 Cách khắc phục
Thu hút mọi người qua ánh mắt
Nói chuyện một cách rõ ràng, khẳng khái, tránh vấp, tránh nói quá nhanh, nối
ngắn gọn dễ hiểu. Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm
thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe.
Học cách lắng nghe chân thành và phải biết chia sẽ trước
6. Chứng tỏ mình đúng
Luôn tranh cãi và cho rằng mình là người đúng trong tất cả các chủ đề.
Không chấp nhận các ý kiến của người khác
Luôn tỏ ra mình là người hiểu biết, là người giỏi nhất
 Cách khắc phục
Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các chủ đề. Thường một
cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay vào đó trò chuyện là
một cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn “chiến thắng” mỗi
cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy trì những cảm xúc
tốt đẹp.
7. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực
Hay than vãn là sức khỏe không tốt, cuộc sống khó khăn, hay mối quan hệ đang
trở nên tồi tệ của bạn, nói về công việc hay người sếp chẳng ra sao, nói về những

vấn đề kỹ thuật mà chỉ có bạn hoặc một số ít ai đó có thể hiểu được, v.v….trước
những người bạn mới quen biết
Thường bắt đầu câu chuỵện bằng những chủ đề tôn giáo , chình trị …. Với những
người chỉ mới vừa mới kết bạn
 Cách khắc phục
Tất cả những chủ đề dạng này sẽ chỉ khiến câu chuyện đi vào trạng thái nhàm
chán và bế tắc.Nếu bạn đang ở trong một nơi mà bạn chỉ vừa kết bạn, làm quen
với một số người thì bạn nên tránh khởi đầu câu chuyện bằng những chủ đề về
tôn giáo, chính trị, những điều tiêu cực, hoặc bất cứ việc gì có thể làm mất năng
lượng của người nghe. Những chủ đề như thế chỉ thích hợp để bạn bàn luận với
những người mà bạn đã thân thiết mà thôi.

6


-

-

-

-

-

-

8. Nhàm chán
Luôn khoe khoang với người khác
Không chú ý đến thái độ của mọi người xung quanh

Bàn luận về chủ đề không gây hứng thú với mọi người xung quanh
Sử dụng câu trả lời lười biếng, lặp đi lặp lại câu nói của người khác
 Cách khắc phục
Một cách khác nữa để tránh sự nhàm chán trong khi trò chuyện chính là bạn hãy
tỏ ra thực sự quan tâm. Giống như Dale Carnegie đã từng nói: “Nếu chỉ trong
vòng 2 tháng, bạn thực sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ có được số bạn nhiều
hơn nhiều so với số bạn bạn có được trong 2 năm nếu trong khoảng thời gian ấy,
bạn chỉ cố gắng để khiến người khác quan tâm tới bạn. Đây cũng là một cách
khác để nói rằng, cách tốt nhất để tìm kiếm bạn bè là bạn hãy trở thành một
người bạn thực sự”.
Đừng nên khoe khoang trong suốt cuộc trò chuyện mà không để ý gì đến mọi
người xug quanh. Hãy quan sát thái độ của người khác để biết mình nên dừng lại
đúng lúc trước khi làm cho mọi người trở nên chán nản và không muốn tiếp tục
cuộc bàn luận với bạn.
Hoặc có một cách tốt nhất để bạn có thể vừa nói về bản thân vừa tạo sự hứng thú
cho người khác, đó là hãy kể về những điều thú vị, hài hước trong chuyến du lịch
vừa rồi, hoặc nói về kế hoạch giao thừa để mọi người cùng nhau tham gia bàn
luận. Có một điều chắc chắn rằng, không một ai muốn mình im lặng từ đầu tới
cuối cuộc trò chuyện cả!
Hãy luôn là chính mình. Chân thật, thoải mái, tự tin…sẽ làm nên sự cuốn hút
trong lời nói của bạn.
9. Không chịu trao đổi với người khác
Khi gặp muộn phiền, khó khăn trong cuộc sống không chia sẽ cho bạn bè
Luôn chờ đợi người khác bắt đầu trước
Chỉ đứng đó gật đầu và trả lời ngắn ngủn.
Bị thụ đông trong khi giao tiếp
 Cách khắc phục
Nếu người khác đang chia sẻ kinh nghiệm với bạn, thì bạn hãy cởi mở nói lên
những suy nghĩ hoặc chia sẻ lại kinh nghiệm của mình. Đừng chỉ gật đầu cho
qua, người khác sẽ không còn muốn chia sẻ với bạn, họ muốn bạn tương tác và

đóng góp ý kiến cùng họ.
Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và chia sẻ những cảm xúc của bạn.
Khi cần thiết, hãy chủ động và là người đầu tiên khai mào và đầu tư vào cuộc trò
chuyện. Có một cách là: thay thế một số câu hỏi bằng những câu khẳng định.
Điều này làm cho bạn ít thụ động hơn và cho người khác thấy quan điểm của
bạn.

7


-

-

-

-

-

-

-

-

10. Không đóng góp nhiều
Không tham gia đóng góp ý kiến nhiều trong cuộc trò chuyện
Không mở mang tầm mắt, phát triển kiến thức của mình
Thường nói những câu không liên quan đến cuộc trò chuyện

 Cách khắc phục
Hãy cố gắng lắng nghe thực sự và quan tâm đến những gì người khác đang nói.
Đặt câu hỏi, phát biểu những câu có liên quan.
Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ vật thú vị
xung quanh. Phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng
quan điểm về những điều thú vị trên thế giới.
Đọc báo và bắt kịp với những chủ đề nóng hổi đang diễn ra.
Hãy làm việc nhiều hơn với phần ngôn ngữ cơ thể để xem bạn có thể làm gì để
trò chuyện và nâng cao các kỹ năng giao tiếp.
Hãy mở mắt thật to. Hãy phát triển tất cả những kỹ năng quan sát để thâu lượm
những vấn đề thú vị từ những vấn đề mà mọi người xung quanh bạn đang nói.
Hãy thực sự lắng nghe và chia sẻ với những gì người khác đang nói. Hãy hỏi và
đưa ra những bình luận liên quan tới vấn đề chung.
II. Hãy đề xuất các cách thức để tạo ấn tượng tốt ban đầu
Không nên tỏ ra là người hiểu biết: vì trong lần đầu gặp gỡ sẽ có rất ít người
thích bạn nếu như bạn cứ luôn kể cho họ về những người nổi tiếng, những
chuyện trên trời dưới đất sẽ khiến người nghe nhàm chán, vì họ chỉ muốn biết về
bạn và bạn cần biết về họ, nhưng cũng không nên hỏi quá nhiều về người ta
Hãy luôn đúng giờ: Đừng để bao giờ phải nói lời xin lỗi “ tôi đến trễ” khi bạn
đã hẹn với ai đó. Đi trễ giờ không những thể hiện việc thiếu văn hóa mà còn làm
cho người khác nghĩ rằng mình không tôn trọng họ, làm mất thời giờ của họ
Nơi đông người bạn cần phải nép mình lại: Trong những buổi tiệc,buổi giao
lưu, gặp gỡ bạn nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự đó là điều tối thiểu cần
làm nếu bạn muốn tạo ấn tượng ban đầu tốt với đối tác của mình.
Hãy luôn thoải mái: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay còn ngượng ngùng
thì bạn cũng sẽ làm cho người đối diện cảm thấy không tự nhiên. Ngược lại, nếu
bạn luôn bình tĩnh và tự tin, điều đó sẽ giúp họ thoải mái và dễ nói chuyện với
bạn hơn.
Thể hiện mình sao cho phù hợp: Dáng vẻ bề ngoài cũng rất quan trọng. Tất
nhiên người gặp bạn lần đầu sẽ không biết bạn là ai và họ thường có những đánh

giá đầu tiên dựa vào vẻ bề ngoài của bạn.
Thể hiện cá tính của bạn: .phải tùy thuộc vào hoàn cảnh phù hợp mà ta có thể
tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đối với người khác. Nếu gặp gỡ trong công việc,
hãy mặc một bộ đồ công sở. Nếu ở các cuộc gặp gỡ xã giao vào buổi tối, hãy
mặc những bộ đồ thích hợp vào buổi tối, dùng loại nước hoa thích hợp… Và thể
hiện cá tính của mình phù hợp với hoàn cảnh

8


-

-

-

-

-

-

-

-

Hãy luôn cười thật tươi: Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại với bạn”.
Vì nụ cười là cách thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp.
Một nụ cười nồng ấm và tự tin làm cho bạn và người đối diện cảm thấy thoải
mái.

Hãy cởi mở và thật tự tin: Để tạo ấn tượng tốt, không chỉ phụ thuộc vào cách
bạn ăn mặc mà chính hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí
còn hơn cả cách bạn ăn nói. Đứng ngay ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng vào người
đối diện, hãy chào đón bằng cái bắt tay thân thiện sẽ làm cho bạn và cả người
khác cảm thấy thoải mái với nhau hơn.
Hãy lạc quan: Thái độ của bạn thể hiện trong tất cả mọi cử chỉ của bạn. Hãy cố
gắng tự tin ngay cả khi bạn gặp sự phê bình hoặc khi bạn đang lo lắng. Cố gắng
học hỏi và rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp gỡ và nói chuyện sao cho phù
hợp, nhớ là phải luôn giữ tư thế tự tin và nụ cười thoải mái. Hãy lịch sự nhã
nhặn, ân cần, chu đáo và thể hiện sự quan tâm của bạn sẽ tạo được ấn tượng đầu
tiên thật tốt
III. Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về ứng xử thông minh trong giao tiếp
Trong cuộc sống nếu chúng ta biết người biết ta, biết cách ứng xử khéo léo thì
chúng ta hoàn toàn tự tin làm được tất cả mọi thứ mà không gặp khó khăn trở
ngại nào. Ứng xử thông minh giúp cho chúng ta cải thiện được các mối quan hệ
trong xã hội, Khi giao tiếp với khách hàng cần ăn nói khéo léo, và thuyết phục,
khi nói chuyện với người lớn tuổi cần ăn nói lễ phép, lịch sự, khi giao tiếp xây
dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung thực, thẳng thắn…Vì
vậy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông minh chính là chìa
khóa thành công và hạnh phúc.
Tầm quan trong của kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông minh: khi khả năng giao
tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao
khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối người khác
từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp sau này của mình.
Phải biết dũng cảm, chân thành nhận lỗi: Không nên đổ lỗi cho người khác, cũng
đừng “cãi chày cãi cối” để tự bào chữa, biện hộ cho lỗi lầm của mình.
Hãy lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để diễn đạt ý kiến trái ngược hoặc phê bình.
Như vậy, người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách
tình cảm giữa hai người. Trong ứng xử thông minh phải có năng lực tự chủ. Sự
tinh tế và khéo léo khi giải quyết vấn đề sẽ là chìa khóa của sự thành công”.

Muốn đạt được sự thành công trong giao tiếp phụ thuộc vào vốn sống và nếp
giáo dục của gia đình. Điều này, không phải ai cũng có. Ứng xử tốt sẽ thiết lập và
duy trì được các mối quan hệ, giúp cho tinh thần thoải mái, tạo được thiện cảm
và sự tin cậy nơi mọi người.
Muốn ứng xử thông minh và thành công thì cần phải áp dụng các nguyên tắc
sau trong giao tiếp: Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tránh sự áp đặt;
biết giữ thể diện cho người khác; chú ý lắng nghe; quan tâm đến người khác;
khen tặng đúng lúc; nói năng nhỏ nhẹ, ngọt ngào ngay cả khi không vừa ý; khiêm
tốn, chân thành.

9


-

Và tất cả những thành quả khi ứng xử thông minh không phải ngẫu nhiên đến với
mỗi người, mà chỉ có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của việc giao tiếp và ứng xử, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ
năng của bản thân thông qua các khóa học, học hỏi từ những người tiếp xúc, rút
kinh nghiệm từ chính bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất
với bản thân mình trước mọi tình huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống. Phải
biết cách ứng xử để thành công, ứng xử để làm giàu
Cám ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập và đặc biệt là
được gặp gỡ diễn giả - chuyên gia tâm lý và là “người truyền lửa” Huỳnh Anh
Bình, người đã dạy cho chúng em biết những kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử
như thế nào gọi là ứng xử thông minh, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và
ứng xử để phục vụ cho công việc học tập cũng như là kỹ năng xin việc và biết
thế nào là cách ứng xử thông minh để đạt được hiệu quả tốt nhất như mình mong
muốn. Thầy đã dạy cho chúng em biết sống là phải biết thay đổi, phải đặt ra mục
tiêu mà mình muốn đạt được. Không chỉ mong muốn mà là mong muốn vô cùng.

Khát khao đạt được vô cùng. Sống là phải biết lạc quan, tự tin, yêu thương, quan
tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh, biết cách cư xử sao cho phù hợp. Em cảm
ơn thầy rất nhiều người đã làm cho cuộc sống của chúng em bước sang trang
mới. Cảm ơn thầy!

10



×