Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.19 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL
----------

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

VÕ CHÍ TÂM

HUỲNH ANH BÌNH

LỚP ĐHQLĐĐ8
Ngày nộp: 03/08/2016

Cần Thơ, 08/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL
----------

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

VÕ CHÍ TÂM

HUỲNH ANH BÌNH

LỚP ĐHQLĐĐ8

Cần Thơ, 08/2016


MỤC LỤC


1. Giao tiếp ứng xử trong đời sống và trong công việc
1.1 Khái quát về giao tiếp
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thông tin với một hoặc nhiều
người. Thông qua giao tiếp con người có thể trao đổi, bộc lộ cảm xúc,
đàm phán, thương lượng với nhau nhằm đạt được lợi ích nào đó. Trong
giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đậy ý nghĩ của mình
và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn
giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều vấn đề
khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình
như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hieur rõ về các thông tin
cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như

bạn mong đợi...? Đây là một trong những kỹ năng cần có để hỗ trợ cho
công việc của mình.
Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: trao đổi thông tin,
tiếp xúc tâm lý; hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và
kinh nghiệm về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào
những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục
đích giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp hình thành qua các con đường như những thói
quen ứng xử được xây dựng trong gia đình; do vốn sống, kinh nghiệm cá
nhân qua tiếp xúc với mọi người, trong các quan hệ xã hội; do rèn luyện
trong môi trường qua các lần thực hành giao tiếp.
Giao tiếp luôn gắn với mỗi người chúng ta suốt cả cuộc đời và có
ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ trong công việc, trong cuộc
sống. Do đó, có được kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ cần thiết đối với
sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường mà còn giúp cho họ tự tin hơn
khi bước vào công việc sau này.
1.2 Vai trò trong giao tiếp
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người. Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người
không thể hình thành và phát triển nhân cách được. Mặt khác, giao tiếp
4


có chức năng định hướng hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hành vi của
con người.
Ví dụ: Trong học tập, nếu giao tiếp tốt với bạn bè trong lớp cũng
như ở trường sẽ giúp chúng ta học tập được nhiều kiến thức bổ ích. Mở
rộng nâng cao được trình độ chuyên môn trao đổi với bạn bè xung quanh
sẽ giúp cho chúng ta biết được khuyết điểm của bản thân để ta có thể

biết cách sửa chữa khắc phục, hỗ trợ cho việc học tập được tiến độ và đạt
được kết quả tốt. Ngoài ra, giao tiếp tốt với mọi người sẽ tạo dựng được
cho chúng ta nhiều tình cảm, quan hệ bạn bè tốt “tương thân tương ái”
giúp đỡ nhau càng tiến bộ.
Trong công việc, cuộc sống xã hội thì việc giao tiếp đóng vai trò
quan trọng, nó thắt chặt thêm quan hệ giữa đồng nghiệp, giữa cấp trên
và cấp dưới, giữa các đối tác,...
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nó mang đến kết
quả kinh doanh tốt, năng suất lao động và doanh thu tăng cao. Trong
quá trình làm việc, nếu giao tiếp tốt sẽ giúp cho chúng ta trao đổi, học
tập được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ,... với đồng nghiệp, với
các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra việc giao tiếp tốt se giúp cho ta tạo được
các mối quan hệ tốt với cấp trên với các nhà lãnh đạo. Góp phần làm cho
công việc được hoàn thành sớm và đạt được kết quả tốt.
1.3 Thực tế về kỹ năng giao tiếp của sinh viên hiện nay
“Hiện có tới 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ
năng mềm, 37% không tìm được việc làm phù hợp vì nhiều nguyên nhân
– trong đó do thiếu yếu tố kỹ năng là chủ yếu. Còn theo thống kê từ Viện
Khoa học Lao động (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội), cứ 2.000 hồ
sơ xin việc được nộp vào các doanh nghiệp thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu
cầu. Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank cũng bộc bạch: Tôi rất
bức xúc khi thấy không ít bạn sinh viên thực tập, hoặc sinh viên mới ra
trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức
mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi
trước trong cơ quan” [4]. Điều này cho thấy kỹ năng giao tiếp đóng một
vai trò không nhỏ cho mỗi thành công của con người và thiếu kỹ năng
giao tiếp đã làm cho sinh viên “mất điểm” trước nhà tuyển dụng dù kiến
thức chuyên môn có thật sự vững vàng.
5



Nhưng thực tế cho thấy nhiều sinh viên hiện nay khi giao tiếp với
mọi người xung quanh (ngay cả những thầy cô trong trường) cũng đang
thiếu hẳn những câu thưa gởi và thường sử dụng câu thiếu chủ ngữ,…
Trong thư viện hay ở phòng thâu ngân, không ít sinh viên chỉ nói gọn lỏn
“cho trả sách”, “cho đóng tiền”; hay khi khoa mời một số chuyên gia nói
chuyện chuyên đề về nghề nghiệp, giúp đỡ sinh viên làm quen với thực tế
và những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp thì sau đó
rất ít sinh viên còn liên hệ với các chuyên gia để cảm ơn, tạo lập, duy trì
mối quan hệ (dù các chuyên gia sau khi nói chuyện đều cho email, số điện
thoại để sinh viên liên hệ). Chính việc chủ động liên hệ để cảm ơn, tạo lập
mối quan hệ giao tiếp với các chuyên gia là sinh viên đã biết tạo ra hiệu
ứng xác lập hình ảnh cho bản thân và tạo ra sự lưu luyến trong quá trình
giao tiếp,…
Bên cạnh đó, vấn đề “ngại nói” của sinh viên cũng là điều đáng bàn.
Trong giờ học, khi thầy cô giảng bài thì một số sinh viên ngồi phía sau
nói chuyện riêng nhưng khi cho thảo luận, đặt câu hỏi chỉ có vài sinh viên
tích cực trong khi số còn lại ngồi im, không phát biểu ý kiến: “Em không
tự tin nên em rất ngại phát biếu, em vẫn ngồi im cho dù em biết”, “em chỉ
muốn nói là em rất ngại đứng nói trước đám đông”,…. Vì vậy, một số sinh
viên khi có thắc mắc hay có một vài điểm chưa hiểu trong bài học cũng
“ngại” bày tỏ với giảng viên và cuối cùng là “chỗ nào chưa hiểu thì vẫn
không hiểu”. Có nhiều bạn khi được gọi tên đứng lên lại không thể diễn
đạt được một câu rõ ràng, cứ lắp ba lắp bắp “không phải em sợ cô đâu
nhưng cứ tới môn này em lo cô gọi tới tên mình là run lắm” và không có
thói quen phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm. Việc thiếu tự tin đã làm
cho sinh viên lo sợ rằng mình phát biểu sai, nói không đúng,… Vậy thì làm
sao những sinh viên đó có thể thành công khi được phỏng vấn mà không
thể trình bày mạch lạc những câu hỏi trước nhà tuyển dụng; các bạn làm
sao có thể tự tin trình bày những sáng tạo trong công việc, kế hoạch, dự

án của mình trước mọi người. Điều đó cho thấy, sinh viên đang thiếu cả
kỹ năng lắng nghe và diễn đạt ý kiến trước mọi người: không nghe để
thu thập thông tin, hiểu vấn đề và không diễn đạt được ý kiến trước mọi
người, “ngại” phát biểu trong học tập đã trở thành một lối mòn.
Một số sinh viên lại thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc khi giao tiếp với
người khác. Vì vậy, các bạn đã làm tổn thương người khác trong giao
6


tiếp, làm giảm giá trị của chính mình như trường hợp của H “Gần đây, do
xích mích với một sinh viên quê Thanh Hóa, H. (sinh năm 1993), sinh viên
khoa cơ học kỹ thuật và tự động, Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia
Hà Nội) lập ra “Hội những người ghét dân Thanh Hóa” trên mạng xã hội
Facebook với nhiều lời lẽ kích động, xúc phạm. Hành động này đã gây
mâu thuẫn giữa H với nhiều bạn trẻ khi lời qua tiếng lại một cách phản
cảm trên mạng. Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi hàng trăm bạn trẻ (chủ yếu
quê Thanh Hóa) kéo đến, vây kín cổng ký túc xá Đại học Quốc gia Hà Nội
để gặp H. Chỉ khi rõ danh tính và phải đối mặt với kỷ luật thôi học, H. mới
nhận ra sai lầm và xin lỗi cộng đồng người Thanh Hóa” [3].
Vấn đề “viết” của sinh viên cũng là điều cần quan tâm. Một số sinh
viên không thể viết rõ ràng cái đơn gởi lên khoa, phòng hay trường khi
có một vấn đề nào đó cần đến; không thể trình bày được cái thư cảm ơn
đối với các vị chuyên gia đã truyền đạt những kinh nghiệm và giúp đỡ
các bạn. Khi các bạn viết một lá đơn thì lỗi thường gặp là sai chính tả,
chữ viết cẩu thả, chữ hoa, chữ thường viết tùy tiện, viết tắt vô tội vạ… và
không nêu bật được điều cần khi gởi đơn. Vì vậy, khi gởi hồ sơ xin việc
(một số nơi tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc phải viết tay) chính sinh viên
đã bị loại ngay từ đầu khi có những đơn xin việc như thế: “1/2 nhà tuyển
dụng được hỏi đã cho biết, họ sẽ cho điểm số cao đối với những ứng viên
có kỹ năng viết tay tốt; Đa số ứng viên không vượt qua được ngưỡng

phỏng vấn ban đầu, không phải do thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong
lĩnh vực ứng tuyển, mà là do đơn xin việc viết tay của họ quá kém cỏi. 3,1
tỷ đô la là số tiền mà các công ty Mỹ phải chi ra hàng năm chỉ để nâng
cao kỹ năng viết tay cho công nhân viên” [5]. Điều đó cho thấy kỹ năng
viết là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong công việc.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần chú ý vấn đề trang phục khi giao tiếp,
khi đến giảng đường, khi đi xin việc. Các trang phục quần ngố, quần lửng,
áo ngắn trước ngắn sau,… đang được một số sinh viên “vô tư” đem vào
lớp học, có sinh viên đi phỏng vấn xin việc với bộ trang phụcquần jeans,
áo pull mà quên rằng trang phục cũng là “bộ mặt” của nhân cách con
người, cũng thể hiện sự tôn trọng bản thân và cả những người xung
quanh.

7


1.4 Một số cách khắc phục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Để có kỹ năng giao tiếp tốt thì sinh viên phải nắm vững kiến thức
trong lĩnh vực này và không ngừng luyện tập, vận dụng trong thực tiễn
để việc giao tiếp được tốt hơn. Chính sinh viên phải ý thức được tầm
quan trọng của giao tiếp đối với bản thân, học tập, công việc và nhận ra
những điểm yếu của mình để luôn trau dồi chứ không chỉ “trường dạy gì
em học nấy”. Vì vậy, trong giao tiếp hằng ngày, bản thân sinh viên phải
chú ý rèn luyện cách nói năng, cách viết đơn từ, sử dụng ngôn ngữ phù
hợp, biết tạo lập và nuôi dưỡng các mối quan hệ, rèn luyện qua quan sát
con người, qua tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống để hiệu quả
giao tiếp ngày càng tốt hơn.. Hơn nữa, sinh viên cũng cần phải quan tâm
lựa chọn trang phục phù hợp với hình thể, với môi trường giao tiếp,… để
đẹp hơn trong mắt mọi người, tạo được thiện cảm khi giao tiếp với mọi
người.

Để phát triển sự tự tin, kỹ năng nghe và nói, trình bày quan điểm
của mình trước mọi người, bản thân sinh viên phải ý thức được điểm yếu
của mình bằng việc tập trung chú ý trong khi thầy cô giảng bài để hiểu
vấn đề, thu thập được thông tin về vấn đề thầy cô đang giảng thì mới có
thể liên hệ để phân tích, diễn đạt ý kiến khi phát biểu. Khi lắng nghe, sinh
viên sẽ phát hiện được vấn đề mình hiểu, vấn đề còn chưa rõ trong bài
học từ đó sẽ phản hồi, đặt câu hỏi để hiểu tốt hơn. Đồng thời, để phát
triển kỹ năng lắng nghe, sinh viên không chỉ tập trung chú ý khi thầy cô
giảng bài mà còn rèn luyện cả trong giao tiếp hằng ngày để thu thập
thông tin, hiểu tâm tư, momg muốn,… của người khác đồng thời thể hiện
sự tôn trọng những người đang cùng giao tiếp với mình, từ đó quá trình
giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
Đối với kỹ năng nói, sinh viên tập đưa ra ý kiến, quan điểm khi làm
việc nhóm, thảo luận học tập trên lớp sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều.
Lúc đầu, sinh viên có thể đưa ra ý kiến, quan điểm của mình trong nhóm
nhỏ (vài người khi thảo luận) rồi dần dần mở rộng ra trình bày trước
nhiều người hơn và sau đó là phát biểu, thuyết trình trước lớp. Các bạn
cũng không ngừng rèn luyện khả năng giao tiếp của mình thông qua các
hoạt động đoàn. Chính sinh viên cũng phải chủ động trong việc tìm gặp
giảng viên khi cần đến sự hướng dẫn để nâng cao năng lực bản thân,
8


không ngừng trao đổi xin góp ý của giảng viên để hoàn thiện khả năng
của mình.
Bên cạnh đó, giảng viên khi giảng dạy cũng khuyến khích, động viên
sinh viên rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý kiến trước mọi người bằng cách
lắng nghe không phê phán, không đánh giá khi sinh viên phát biểu ý kiến,
thay vì để sinh viên tự nguyện thuyết trình bài của nhóm thì chỉ định sinh
viên lên thuyết trình và sau đó trong phần tổng hợp giảng viên khéo léo

để sinh viên nhận ra cái gì đúng, cái gì sai. Trước khi giao bài thuyết
trình cho sinh viên làm nhóm, giảng viên cũng nên hướng dẫn sinh viên
cách làm một bài thuyết trình, cách trình bày như thế nào. Từ đó, sinh
viên sẽ biết cách giải quyết, phối hợp các thành viên trong nhóm để làm
tốt bài tập thầy cô giao.
Các trường cũng nên chú trọng giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh
viên tất cả các khoa (chứ không chỉ ở một số khoa như hiện nay) và
giảng dạy về giao tiếp không chỉ bằng những kiến thức lý thuyết khô
cứng mà phải để sinh viên thực hành bằng chính các tình huống trong
thực tế hay các tình huống trên lớp, diễn kịch, sắm vai,… để sinh viên học
tập một cách chủ động, từ đó có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngày
một hoàn thiện và tốt hơn.
Ngoài ra, nhà trường cũng như các khoa có thể tổ chức những hoạt
động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển kỹ năng của mình như: các câu
lạc sinh hoạt về nghề nghiệp, các sinh hoạt chuyên đề,… qua đó sinh viên
sẽ có điều kiện để giao tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo lập các
mối quan hệ cũng như biết bản thân đang thiếu gì để rèn luyện, chuẩn bị
cho tương lai.
2. Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
Trong giao tiếp, bạn luôn mong sẽ tạo ấn tượng tốt cho mọi người,
nhưng điều quan trọng ngay từ đầu phải làm cho người khác thích bạn,
thường đối phương chỉ cần mất vài giây để đánh giá bạn trong lần gặp
đầu tiên. Với thời gian ngắn như vậy, ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ,
thái độ và cách ăn mặc của bạn chính là những yếu tố tác động chủ yếu.
Mỗi lần gặp gỡ là một lần bạn được đánh giá. Và đáng tiếc là bạn
không bao giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên. Do đó, hãy
9


cố gắng tạo ấn tượng tốt ngay lần đầu tiên để thiết lập mối quan hệ tốt

đẹp về sau.
2.1 Đúng giờ
Nên nhớ, chẳng ai hài lòng khi
bạn trễ hẹn dù với bất kì “lý do lý
trấu” gì. Hãy thu xếp đến sớm vài
phút và nhớ trừ hao thời gian cho
chuyện kẹt xe hay lạc đường nhé.
Thà tới sớm còn hơn trễ hẹn, nhớ
nhé!.

2.2 Không nên tỏ ra là người hiểu biết.
Trong lần đầu gặp gỡ sẽ có rất ít người thích bạn nếu như bạn cứ
luôn kể cho họ về những người nổi tiếng, những chuyện trên trời dưới
đất sẽ khiến người nghe nhàm chán, bởi vì họ chỉ muốn biết về bạn và
bạn cần biết về họ, hưng cũng không nên hỏi quá nhiều về người ta. Một
nhà kinh doanh có kinh nghiệm và thận trọng sẽ không thích những ai tỏ
ra biết quá nhiều về họ hoặc người nào đó. Nếu bạn tỏ ra là người hiểu
biết thì đối với họ bạn chỉ là một kẻ “ra vẻ” để tạo ấn tượng với người
khác.
2.3 Tự tin và thoải mái
Nếu bạn quá căng thẳng, tự nhiên không khí của buổi gặp gỡ sẽ bị
căng thẳng theo và điều đó thì chẳng tốt chút nào. Khi bạn tự tin và bình
tĩnh, người đối diện cũng sẽ thấy thoải mái và bắt đầu cuộc trò chuyện
một cách dễ dàng.
2.4 Cách thể hiện thích hợp
Tất nhiên ngoại hình là một trong những tác nhân rất quan trọng.
Ai đó mới gặp bạn lần đầu chẳng có cơ sở gì để đánh giá bạn ngoài ngoại
hình cả.

10



Nhưng cũng không có nghĩa bạn phải ăn mặc giống như người mẫu
để “tấn công” thị giác của đối phương (trừ khi bạn đang được mời phỏng
vấn với nhà tuyển dụng người mẫu).
Chính xác là cách thể hiện bản thân mới chính là chìa khóa mở cửa
thành công cho bạn. Người ta thường nói “trăm nghe không bằng mắt
thấy”, và hiển nhiên, cách bạn thể hiện ra bên ngoài sẽ cho người ta
“thấy” nhiều về bạn. Liệu bạn đã chuẩn bị xuất hiện một cách thích hợp?.
Bắt đầu trước với cách ăn mặc của bạn nhé! Làm sao để chọn quần
áo phù hợp đây. Hẹn gặp đối tác thì mặc gì cho trang trọng? Com-lê, sơ
mi hay đồ bình thường? Đoán xem người bạn sắp gặp gỡ sẽ mặc gì – nếu
họ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc hoặc quảng cảo, thì một bộ com-lê
là hoàn toàn sai sách.
Nếu bạn sắp gặp gỡ đối tác làm ăn hoặc tham dự một bữa tiệc, thì
thế nào là một trang phục thích hợp cũng tùy thuộc vào từng đất nước
và văn hóa. Do đó, bạn phải nhớ tìm hiểu về phong tục và tập quán ở đó
trước nhé.
Nên chải chuốt bản thân ra sao? Tốt nhất là bạn nên xuất hiện với
vẻ ngoài sạch sẽ và gọn gàng trong các buổi gặp gỡ đối tác và sinh hoạt
xã hội. Tóc tai thẳng thớm. Quần áo sạch sẽ. Trang điểm kỹ càng. Nhớ
rằng trang phục của bạn phải phù hợp với bạn và giúp bạn hòa nhập tốt
nhé!
Ăn mặc và chải chuốt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong lần đầu
tiên đồng thời giúp bạn thấy mình hòa hợp, tự tin và bình tĩnh. Đó sẽ là
yếu tố thúc đẩy khiến bạn tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.

2.5 Mỉm cười

11



“Hãy mỉm cười và thế giới sẽ cười lại
với bạn”. Vậy tại sao phải tiết kiệm nụ
cười trong lần gặp đầu tiên. Hãy tạo
ra một không khí thân thiện cho cả hai
bằng một nụ cười tự tin và ấm áp.
Nhưng đừng quá lạm dụng bởi có thể
bạn sẽ bị nhầm tưởng thành người
giả tạo hoặc hơi có “vấn đề” đấy.

2.6 Cởi mở và tự tin
Có thể nói trong việc tạo ấn tượng đầu tiên, ngôn ngữ cơ thể cũng như vẻ
ngoài chính là yếu tố hiệu quả hơn cả.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tôn lên vẻ tự tin của bạn. Đứng thẳng,
mỉm cười, mắt nhìn thẳng và bắt tay thật chặt. Tất cả những điều đó sẽ
giúp bạn tạo ra tự tin và giúp tạo ra không khí thoải mái giữa hai người.
Hầu như mọi người đều lo lắng khi gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, dẫn đến
căng thẳng và ra mồ hôi tay. Do đó bạn cần để ý tới thái độ lo lắng của
mình và điều chỉnh một chút. Kiềm chế một chút sẽ khiến bạn tự tin hơn
và khiến đối phương cảm thấy dễ chịu.
2.7 Trò chuyện
Đối thoại là một quá trình dựa trên việc cho và nhận. Có thể bạn nên
chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi cho người đối diện. Hoặc dành vài phút để
tìm hiểu về người đó trước buổi gặp mặt. Ví dụ, anh ta có chơi cầu lông
không? Có phải là người làm việc trong các tổ chức từ thiện của địa
phương không?
Bạn có tìm ra điểm chung gì giữa mình và người đó không? Nếu có
thì hãy bắt đầu từ những điểm chung đó nhé!
2.8 Cư xử nhã nhặn và chu đáo


12


Thái độ lịch thiệp, cư xử nhã nhặn, chu đáo và cởi mở là chìa khóa
dẫn tới thành công của bạn. Thực tế, thiếu một trong những yếu tố đó có
thể hủy hoại đi cơ hội duy nhất bạn có được.
Một thói quen khác nữa là “tắt điện thoại di động”, thật không phải
chút nào nếu bạn gặp người đó lần đầu tiên và đang trả lời điện thoại
một người khác. Nên nhớ đó mới chính là người cần bạn tập trung 100%
chú ý nhé!.
3. Ứng xử thông minh trong giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan
trọng trong thế kỷ 21
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất
trong cuộc đời mỗi người từ học sinh – sinh viên, người đi làm, chủ
doanh nghiệp, bà nội trợ, đến ông bà, cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ
năng giao tiếp khéo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc
sống, và xã hội. Khi giao tiếp với khách hàng cần ăn nói khéo, và thuyết
phục, khi nói chuyện với người lớn tuổi cần ăn nói lễ phép, lịch sự, khi
giao tiếp xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung
thực, thẳng thắn…Vì vậy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp chính là
chìa khóa thành công và hạnh phúc.
Giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện
để không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như
đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp
tiếp xúc. Một trong lợi ích đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình luôn rất
tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với mọi người. Rất nhiều do chưa được
trang bị những cách thức giao tiếp nên thường xuyên e ngại, đặc biệt là
những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Điều này đã khiến

cho không ít người đánh mất một cơ hội có thêm một người tâm giao
tốt , một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ….
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của Bạn trong mắt người
khác tăng lên. Từ đó những lời mà bản thân phát ngôn ra luôn có trọng
lượng với mọi người và ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng
mặt mà bằng lòng với mình. Hơn thế nữa, nếu biết cách nắm bắt được
13


tâm lý của những người tiếp xúc, chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh linh
hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn làm cho người
đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan tâm
trong quá trình giao tiếp.
Không những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những
cấp bậc cao hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết
phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó
mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung
đến tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao
tiếp và sự tác động, ảnh hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi
người là rất lớn. Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến
cho họ các mối quan hệ hòa thuận trong gia đình, tình bằng hữu giữa
những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được những đồng nghiệp
và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những
người xung quanh thật sự nể trọng….
Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi
người , mà chỉ có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của việc giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng
của bản thân thông qua các khóa học, đòi hỏi từ những người tiếp xúc,
rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù

hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình huống giao tiếp đa dạng
trong cuộc sống.

14



×