Tư tưởng triết học trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh” của
V.I.Lênin. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và cấu trúc
* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra tháng tám năm 1914, kéo dài
hơn bốn năm. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai nhóm cường quốc đế quốc chủ
nghĩa để phân chia lại thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng, để cướp bóc và nô dịch
các dân tộc khác. Một nhóm thì do chủ nghĩa đế quốc Đức đứng đầu và gồm có
Áo-Hung, Thổ-nhĩ-Kỳ và Bun- ga –Ri. Còn nhóm kia (Đồng minh) thì do bọn đế
quốc Anh và Pháp đứng đầu và gồm cả nước Nga Nga hoàng. Về sau, gia nhập
Đồng minh có thêm Ý, Nhật, Hợp chủng quốc Mỹ và các nước khác.
Các giai cấp thống trị, tư sản và địa chủ sử dụng tất cả mọi phương tiện tác
động tư tưởng để ủng hộ cho chiến tranh trước các dân tộc, đầu độc quần chúng
bằng cách làm cho họ mê mấn vì chủ nghĩa sô vanh, chia rẽ công nhân các nước
tham chiến, xúi giục họ đánh lẫn nhau. Các đảng tư sản và tiểu tư sản ở mỗi
nước đều lừa gạt quần chúng nhân dân, che giấu những mục đích thật của chiến
tranh, tuyên bố rằng chiến tranh có tính chất phòng ngự, được tiến hành vì sự
nghiệp “cứu quốc” và kêu gọi “bảo vệ tổ quốc”. Sau chiến tranh thế giới nổ ra
được một năm, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, thái độ của loài người với
chiến tranh rất đa dạng phong phú. Ngay trong phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế cũng đa dạng. Bọn cơ hội lợi dụng tình chiến tranh, lợi dụng những diễn
biến phức tạp kinh tế xã hội tập chung cơ bản những nguyên lý của nghĩa Mác
và nguồn gốc tính chất chiến tranh vì vậy tháng 8/1915 Lênin viết tác phẩm “
chủ nghĩa xã hội và chiến tranh”. Trong tác phẩm, Lênin đã vạch trần một cách
sâu sắc bản chất và nguyên nhân của chiến tranh thế giới, chỉ rõ rằng chỉ có dựa
trên cơ sở đó mới có thể vạch ra một đường lối đúng đắn của đảng trong điều
kiện chiến tranh. Đồng thời, Lênin nhấn mạnh rằng phép biện chứng duy vật
“đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện mỗi hiện tượng xã hội, trong quá trình phát
triển của hiện tượng đó, và đòi hỏi phải đi từ cái bề ngoài, đến những động lực
chính, đến sự phát triển của lực lượng sản xuất và đến cuộc đấu tranh giai cấp”.
Tác phẩm được Lênin viết trước cách mạng tháng hai và cách mạng tháng mười
Nga, trước ngày hội nghị Béc-Nơ ( Hội nghị được họp ở Béc-Nơ thuỵ sĩ
5/9/1915). Ra nghị quyết chi bộ hải ngoại của đảng công nhân dân chủ xã hội
Nga, trong tác phẩm Lênin gọi hội nghị xim-méc-Van, lúc đầu viết dưới dạng
cuốn sách nhỏ, được dịch ra nhiều thứ tiếng như Nga, Pháp, Đức, Thuỵ Điển. Để
khi đến hội nghị phân phát cho các đại biểu, với mục đích đoàn kết những người
cánh tả trong phong trào dân chủ xã hội quốc tế trên lập trường cách mạng.
Thông qua hội nghị Lênin công bố thái độ những người Mác xít với chiến tranh,
được những người phái tả xim-Méc-Van và nhóm Các-Nơ Nép Nếch dịch bí mật
đưa vào Pháp, Đức.
Năm 1918 tác phẩm mới được phát hành dưới dạng cuốn sách mỏng ở Bê
tôgrát và phổ biến rộng rãi, lúc đầu số lượng sách có rất ít vì vậy giai cấp công
nhân Nga phải chép tay, và chuyền cho nhau xem, vì đang sống dưới chế độ Nga
Hoàng. Tác phẩm được coi như nghị quyết của Đảng Bôn sê vích
*Cấu trúc của tác phẩm
Tác phẩm gồm có lời tựa và 4 chương
Chương 1 : Những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và chiến tranh 19141915 (trang 399-414)
Chương 2 : Các giai cấp và chính Đảng ở Nga ( trang 414-423)
Chương 3 : Khôi phục lại quốc tế (trang 423-432)
Chương 4 : Lịch sử phân liệt và tình hình hiện nay của Đảng dân chủ xã
hội Nga
Trong tác phẩm bàn về nhiều khía cạnh, trên nhiều nội dung song chỉ đi
sâu phân tích và làm rõ nguồn gốc bản chất chiến tranh.
2. Tư tưởng triết học về nguồn gốc bản chất chiến tranh, tính chất chiến
tranh của tác phẩm
Khi bàn về nguồn gốc và bản chất của chiến tranh, thì không phải ở thời
đại Lênin người ta mới đi bàn. Mà ngay từ thời cổ đại Arít xtốt cũng đã đề cập
ông cho rằng chiến tranh như là nghệ thuật. Và đến các thời kỳ lịch sử người ta
cũng đều bàn về nguồn gốc và bản chất của chiến tranh, Hêghen cho rằng chiến
tranh là công cụ phục vụ cho chính trị. Claudêvít xơ cho rằng chiến tranh là một
hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phải phục tùng ý chí của mình. Chiến
tranh là sự huy động sức mạnh không hạn độ lực lượng các bên tham chiến. Kế
thừa những tư tưởng đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra bản chất của chiến
tranh, chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội đặc điểm chủ yếu là chiến
tranh vũ trang, Mục đích chính trị của chiến tranh bao giờ cũng gắn lợi ích của
giai cấp nhà nước. Chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng thủ đoạn khác thủ
đoạn bạo lực.
Chiến tranh chỉ là một thời đoạn một bộ phận không tách rời, không làm
gián đoạn chính trị. Mọi chức năng, nhiệm vụ luôn trong chiến tranh, tất nhiên
đấu tranh vũ trang là chính. Chiến tranh hiểu theo nghĩa là sự tiếp tục chính trị,
kế tục chủ yếu cốt lõi, nhất là đường lối chính trị thể hiên tập trung nhất, cô đọng
sâu sắc, tự giác nhất. Theo nghĩa hẹp, chiến tranh là sự tiếp túc đường lối chính
trị của giai cấp nhà nước bằng bạo lực vũ trang.
Hai mặt trên đây của bản chất chiến tranh, có tác động qua lại lẫn nhau,
trong đó đường lối chính trị là yếu tố cơ bản nhất, nó quyết định chiến lược và
thông qua chiến lược mà tác động nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật của đấu
tranh vũ trang, đấu tranh vũ trang tác động rất lớn tới đường lối chính trị, thậm
chí làm thay đổi đường lối chính trị.
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng nguồn gốc của chiến tranh do chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất, đây là nguồn gốc sâu sa, nguồn gốc trực tiếp là do xã
hội xuất hiện giai cấp và có mâu thuẫn giai cấp. V.I.Lênin đã viện dẫn câu danh
ngôn của Claudêvit xơ “ chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện
pháp khác” (cụ thể bằng bạo lực). V.I. Lênin giữ nguyên câu chữ của công thức
đó, đồng thời khẳng định quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về bản chất
chiến tranh cũng vậy. Xuất phát từ công thức đó làm cơ sở lý luận cho việc xem
xét từng cuộc chiến tranh nhất định ( kể cả cuộc chiến tranh trong thời đại ngày
nay)
V.I. Lênin cho thấy rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là do những điều kiện
của thời đại chủ nghĩa đế quốc gây ra và nó nảy sinh do kết quả của sự phát triển
không đều của chủ nghĩa tư bản, kết quả của sự thay đổi so sánh lực lượng giữa
các nước đế quốc chủ nghĩa. Chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là sự tiếp tục chính
sách ăn cướp đế quốc chủ nghĩa của các nước tư bản chủ nghĩa trước chiến tranh.
Xuất phát từ tính chất đế quốc chủ nghĩa của chiến tranh, V.I.Lênin xác định lập
trường của đảng đối với chiến tranh. Người đề ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế
quốc chủ nghĩa thành nội chiến cách mạng. V.I.Lênin đã áp dụng quan điểm của
Clau DêVít Xơ để xét cuộc chiến tranh hiện tại “ Các bạn sẽ thấy rằng, suốt mấy
chục năm, trong gần một nửa thế kỷ, các chính phủ và các giai cấp thống trị ở
Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo và Nga, đã thi hành một chính sách cướp bóc thuộc địa,
áp bức các dân tộc nước ngoài, đàn áp phong trào công nhân. Chính cái chính
sách ấy, và chỉ có chính sách ấy là đang được tiếp tục trong chiến tranh hiện tại.
Nhất là ở Áo, và Nga, chính sách thời bình cũng như thời chiến là nhằm nô dịch
các dân tộc, chứ không nhằm giải phóng họ. Trái lại, ở Trung quốc, ở Ba tư, ở
Ấn Độ, và các nước phụ thuộc khác…”1. V.I. Lênin cho rằng không thể loại bỏ
chiến tranh nếu không thủ tiêu giai cấp và sự thống trị giai cấp. Bởi, theo
V.I.Lênin : Chủ nghĩa đế quốc xét về bản chất mà nói là nguồn gốc sinh ra chiến
tranh, chừng nào chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại, thì vẫn còn cơ sở kinh tế của
những cuộc chiến tranh xâm lược, bởi giai cấp tư sản (đế quốc chủ nghĩa) luôn
tồn tại khuynh hướng lao tới những cuộc phiêu lưu quân sự và những cuộc chiến
tranh xâm lược. V.I.Lênin viết “ Chỉ cần xét cuộc chiến tranh hiện đại, trên
phương diện là một sự tiếp tục của chính trị của những cường quốc lớn, và của
giai cấp chủ yếu trong các cường quốc ấy, là đủ thấy ngay tính chất phản lịch sử
rành rành, tính chất lừa bịp, giả dối cái ý kiến cho rằng có thể biện hộ cho tư
tưởng “bảo vệ tổ quốc” trong cuộc chiến tranh này”2.
V.I.Lênin đã khẳng định cuộc chiến tranh mà các nước đế quốc gây ra đó
là cuộc chiến phản động, tuy nhiên chúng luôn cho rằng đó là cuộc chiến chính
nghĩa, thật là trò lừa bịp, phản động. Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa
đế quốc là hệ thống duy nhất, một hệ thống bao trùm, nó đã quyết định chính
sách nhà nước ở khắp nơi, đã thống trị hoàn toàn trên vũ đài quốc tế, còn các lực
lượng yêu chuộng hoà bình thì đang còn non yếu và chưa đủ sức ngăn chặn các
cuộc chiến tranh xâm lược.
V.I.Lênin chỉ ra cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra là
để:
Một là, củng cố chế độ nô dịch các nước thuộc địa bằng cách phân chia
các thuộc địa cho “công bằng” hơn và bằng cách sau này bóc lột các thuộc địa ấy
cho có “ phối hợp” hơn.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr 397
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr 398
1
2
Hai là, để tăng cường áp bức các dân tộc khác ở chính ngay các cường
quốc “lớn”, vì cả Áo, lẫn Nga ( nước Nga còn tệ hơn nhiều và tệ hơn nước Áo
rất nhiều đều chỉ đứng vững được là nhờ có sự áp bức đó, sự áp bức mà các
nước ấy dùng chiến tranh để tăng cường thêm.
Ba là, để củng cố và kéo dài chế độ nô lệ làm thuê, vì giai cấp vô sản bị
chia rẽ và bị kiệt quệ, còn bọn tư sản thì có lợi trong khi chúng nhờ chiến tranh
mà làm giàu, trong khi chúng kích thích những thành kiến dân tộc và tăng cường
thế lực phản động đã ngóc đầu dậy trong tất cả các nước, ngay cả trong nước
cộng hoà tự do nhất.
V.I.Lênin đã phê phán bọn chủ nghĩa xã hội sô vanh, chúng thi hành một
chính sách phản bội giai cấp vô sản, một chính sách tư sản, vì trên thực tế họ
không “bảo vệ tổ quốc” theo ý nghĩa là đấu tranh chống ách thống trị của nước
ngoài, mà là các cường quốc lớn họ có quyền cướp bóc thuộc địa áp bức các dân
tộc khác. Chúng luôn tìm mọi cách lừa phỉnh nhân dân của giai cấp cho rằng
chiến tranh được tiến hành để bảo vệ tự do và sự tồn tại của các dân tộc, và do đó
họ chạy sang phía giai cấp tư sản để chống lại giai cấp vô sản. Chủ nghĩa xã hội
sô vanh, là chủ nghĩa thực tế chủ trương bênh vực những đặc quyền đặc lợi,
những hành động cướp bóc và tàn bạo của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa của
nước mình.
V.I. Lênin đã phê phán nội dung chính trị tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội
và của chủ nghĩa xã hội sô vanh cũng là một, hợp tác giai cấp chứ không phải
đấu tranh giai cấp từ bỏ những biện pháp đấu tranh cách mạng, giúp đỡ chính
phủ nước mình đang gặp khó khăn đó của chính phủ để làm cách mạng.
Theo nhận xét của V.I.Lênin thì những cuộc chiến tranh trong thời kỳ cách
mạng Pháp từ 1789 đến công xã Pa ri 1871 là một trong những loại hình có tính
chất tư sản tiến bộ vì nó có tính chất giải phóng dân tộc tư sản tiến bộ, lật đổ chế
độ chuyên chế, chế độ phong kiến, lật đổ ách áp bức của nước ngoài. làm dung
chuyển chế độ phong kiến và chế độ chuyên chế của toàn thể Châu Âu thời nông
nô. V.I. Lênin là người mác xít đầu tiên đề xuất lý luận phân loại chiến tranh và
những căn cứ của sự phân loại đó. Để xác định cuộc chiến tranh đó là tiến bộ hay
phản động thì phải căn cứ vào mục đích chính trị mà cuộc chiến tranh đó thực
hiện, giai cấp nào tiến hành chiến tranh và hoàn cảnh lịch sử của cuộc chiến
tranh đó nổ ra. V.I. Lênin viết “ Cuộc đại cách mạng Pháp đã mở ra một thời đại
mới trong lịch sử nhân loại…các cuộc chiến tranh có tính chất giải phóng dân
tộc tư sản tiến bộ là một trong những loại hình chiến tranh. Nói cách khác, nội
dung chính và ý nghiã lịch sử của những cuộc chiến tranh ấy là lật đổ chế độ
chuyên chế và chế độ phong kiến, là triệt hạ những chế độ đó, là lật đổ ách áp
bức của nước ngoài. Vì thế đó là cuộc chiến tranh tiến bộ”3.
V.I.Lênin đã nhấn mạnh trong thời đại ngày nay có hai loại hình chiến
tranh đó là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa “ Thứ nhất những
cuộc chiến tranh phi chính nghĩa, đế quốc chủ nghĩa, nhằm mục đích xâm lược
và nô dịch các nước và các dân tộc khác, tiêu diệt các nhà nước xã hội chủ nghĩa,
dân chủ và giải phóng dân tộc…thứ hai là những cuộc chiến tranh chính nghĩa,
nhằm mục đích bảo vệ nhân dân chống lại sự tấn công từ bên ngoài và những
mưu toan nô dịch họ, giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ách phong kiến và
tư bản, giải thoát các thuộc địa và các nước phụ thuộc khỏi ách của chủ nghĩa đé
quốc bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa chống lại sự tấn công của đế quốc chủ
nghĩa”4.
V.I.Lênin đã giải thích và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen
về khái niệm chiến tranh tiến công và chiến tranh tự vệ, đặt hai phạm trù này
3
4
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr 391
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, lời tựa XXII, XXIII
trong khái niệm chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Những người
mác xít coi chiến tranh “tự vệ” là chính nghĩa chỉ khi nào có bảo vệ quyền chính
đáng của một dân tộc, một quốc gia chống địa chủ và nông nô. Chỉ là chiến tranh
chính nghiã khi cuộc chiến tranh đó nhằm lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới
tiến bộ hơn và là cuộc chiến tranh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển xã hội.
V.I.Lênin viết “ Khi nói đến tính chất chính đáng của chiến tranh “tự vệ” so với
những cuộc chiến tranh của thời kỳ đó, những người xã hội chủ nghĩa bao giờ
cũng có ý nói đến chính những mục đích đó, mục đích làm một cuộc cách mạng
chống chế độ trung cổ và chế độ nông nô. Những người xã hội chủ nghĩa luôn
luôn tìm hiểu chiến tranh “tự vệ” là một cuộc chiến tranh theo nghĩa đó”5.
V.I.Lênin phê phán gay gắt bọn hoà bình chủ nghĩa (cơ hội) đã xuyên tạc
luân điểm của C.Mác và cho rằng bên nào tiến công trước là tiến hành chiến
tranh phi nghĩa. Theo V.I.Lênin, tính chất chiến tranh không căn cứ vào bên nào
tấn công trước, mà tính chất nó phụ thuộc vào mục đích chính trị mà cuộc chiến
tranh đó thực hiện “ Nếu mai đây Ma Rốc tuyên chiến với Pháp, ấn độ tuyên
chiến với Anh, Ba Tư hay Trung Quốc tuyên chiến với Nga.. thì những cuộc
chiến tranh đó đều là những cuộc chiến tranh “chính nghĩa”, “tự vệ” không kể ai
là kẻ tấn công đầu tiên”6.
V.I.Lênin cũng đã đề cập tới thái độ của những người xã hội chủ nghĩa đối
với chiến tranh, để có thái độ đúng đắn đối với các cuộc chiến tranh trước hết
cần phải xác định rõ tính chất và lịch sử của cuộc chiến tranh hiện đại. Chủ nghĩa
xã hội luôn lên án các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, coi đó là một hành động
dã man và hung bạo. V.I.Lênin cũng chỉ ra sự khác nhau về thái độ đó “ chúng ta
khác bọn hoà bình chủ nghĩa ở chỗ chúng ta hiểu rõ mối quan hệ tất nhiên giữa
5
6
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr392
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr392
các cuộc chiến tranh giai cấp ở trong nước, chúng ta hiểu rằng không thể xoá bỏ
được chiến tranh, nếu không xoá bỏ các giai cấp và không thiết lập chủ nghĩa xã
hội, chúng ta còn khác họ ở chỗ chúng ta hoàn toàn thừa nhận tính chất hợp lý,
tính chất tiến bộ và sự cần thiết của những cuộc nội chiến” 7. Những tư tưởng đó
nhằm trang bị cho những người vô sản những nhận thức đúng đắn, không mơ hồ
trước những luận điệu xuyên tạc của bọn lợi dụng hoà bình chủ nghĩa, kích động
chiến tranh phi nghĩa. Thái độ của người mác xít đối với các cuộc chiến tranh
trong thời đại ngày nay là biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến.
Trong chiến tranh chính nghĩa, khẩu hiệu “bảo vệ tổ quốc” chỉ là giả dối và thái
độ của người mác xít là vạch trần chống lại chiến tranh đế quốc, lật đổ chế độ,
chính phủ. V.I.Lênin nhấn mạnh “Trong trường hợp nổ ra chiến tranh thì nhưỡng
người xã hội chủ nghĩa phải lợi dụng “cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị” do
chiến tranh gây nên, để “đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản” nghĩa là lợi
dụng những khó khăn do chiến tranh gây ra cho các chính phủ, cũng như lợi
dụng sự phẫn lộ của quần chúng, để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa”8.
3. Ý nghĩa của tác phẩm và vận dụng vào việc nhận thức của cuộc chiến
tranh trong giai đoạn hiện nay
Tác phẩm “chủ nghĩa xã hội và chiến tranh” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận
và thực tiễn, là hình mẫu sáng chói của mối liên hệ hữu cơ giữa lý luận mác xít
và thực tiễn cách mạng, của sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa mác trên cơ sở tổng
kết kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp công nhân trong những điều kiện lịch sử
mới, là tấm gương của sự luận chứng chính sách của đảng một cách sâu sắc về lý
luận.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr390
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr402
7
8
Thông qua tác phẩm chúng ta nhận thấy V.I.Lênin đã trình bày khá hoàn
chỉnh và toàn diện những tư tưởng mác xít về chiến tranh. Những nội dung cơ
bản mà tác phẩm đã đề cập trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn để giai cấp vô sản
các nước, khởi thảo và đề ra chiến lược sách lược cho chiến tranh và hoà bình.
Hiện nay do vận dụng được thành quả của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ từng bước điều
chỉnh thích nghi và thu được những kết quả to lớn về mặt kinh tế. Chúng thường
xuyên tuyên truyền và kích động bằng nhiều hình thức tinh vi và xảo quyệt,
nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong tình hình hiện nay đế quốc
Mỹ ngày càng tỏ rõ thái độ muốn làm bá chủ thế giới, muốn có ảnh hưởng trên
toàn thế giới, mặc dù sự nhận định của Đảng ta trong các văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc gần đây đó là khả năng chiến tranh thế giới không thể xảy ra, nhưng
chiến tranh sắc tộc, tôn giáo chiến tranh cục bộ thì vẫn còn, sự nhận định đó
hoàn toàn có căn cứ khoa học và chính xác, do đó chiến tranh trong thời đại ngày
nay đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng phức tạp và khốc liệt. Để thực hiện tham
vọng sen đầm quốc tế, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ chúng không
từ bỏ một thủ đoạn nào, những thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi và thâm
độc hòng làm cho các nước tự diễn biến. Hiện nay với danh nghĩa là chống
khủng bố, đế quốc Mỹ đã tỏ rõ thái độ xen đầm của mình, chúng cho rằng các
nước nhỏ không có quyền sản xuất những loại vũ khí hạt nhân, trong khi đó Mỹ
là nước đi đầu sử dụng loại vũ khí đó. Chúng tự cho mình cái quyền tự quyết
định nếu như mọt nước nào đó có manh nha sản xuất vũ khí đó là chúng can
thiệp sâu vào nội bộ các nước,thậm chí chúng đem quân đến đánh bằng vũ khí,
một thực tế như ở Cô Xô Vô, I Rắc… Mỹ và các nước đồng minh đã chứng tỏ
sức mạnh của mình, và càng chứng tỏ chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì nguy
cơ chiến tranh vẫn còn xảy ra. Vì vậy, xem xét nguồn góc, bản chất, tính chất
của chiến tranh trong thời đại ngày nay phải đứng vững trên lập trường quan
điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ “chiến tranh ngày nay không riêng gì về mặt quân sự, mà cả
về chính trị, kinh tế văn hoá nữa”9. Trong thực tế hiện nay chúng ta ta cần thấy
được mối quan hệ giữa chiến tranh, với quân đội, với phát triển nền kinh tế đất
nước, nếu không có quan điểm phương pháp luận khoa học cách mạng thì chúng
ta sẽ bị mơ hồ, ngộ nhận các cuộc chiến tranh mà do đế quốc Mỹ và đồng minh
phát động đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Về thực chất thì các cuộc chiến
tranh đó đều nhằm mục đích lợi nhuận, gây ảnh hưởng của Mỹ và các nước đồng
minh, và để Mỹ bán vũ khí thu siêu lợi nhuận.
Trên cơ sở vạch rõ bản chất của các cuộc chiến tranh hiện đại chúng ta
phải đề cao cảnh giác, chủ động chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt cho toàn xã hội, đặc
biệt đối với quân đội không bị bất ngờ trước những tình huống xảy ra. Luôn luôn
huấn luyện cho bộ đội nhận thức sâu sắc âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, mặc dù
hiện nay chủ nghĩa đế quốc tự điều chỉnh thích nghi, do vậy càng phải phát hiện
ra những thủ đoạn của chúng để từ đó xây dựng kế hoạch tác chiến phù hợp,
đồng thời giáo dục trong nhân dân sẵn sàng đối phó khi có tình huống xảy ra.
Trên cơ sở nắm chắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến tranh và quân đội, phải kế thừa kinh nghiệm truyền thống đánh
giặc giữ nước của ông cha ta, đồng thời nghiên cứu rút kinh nghiệm các cuộc
chiến tranh hiện đại do Mỹ gây ra để có những cách thức phòng ngừa và sẵn
sàng có phương án tác chiến khi tình huống xảy ra. Vận dụng sao cho phù hợp
với cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, quá trình huấn luyện bộ đội phải sát
đúng với yêu cầu nhiệm vụ, đưa bộ đội vào trong những tình huống gian khổ
chịu đựng được trước thử thách của cuộc chiến tranh.
9
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4,Nxb CTQG,H 2002, tr319
Trong giai đoạn hiện nay, để bảo đảm cho quân đội luôn tuyệt đối trung
thành với Đảng với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa thực sự là công cụ sắc
bén của Đảng, của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước. Chúng ta phải làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn
giữ vai trò chủ đạo, định hướng những chiến lược, sách lược và chỉ đạo trong sự
nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân. Đồng thời cần phát triển và bổ sung,
vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện hiện nay. Muốn vậy phải
tăng cường nghiên cứu làm rõ bản chất, tính cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội, cần giáo
dục cho mọi người thấy rõ nguồn gốc của chiến tranh là do sự tư hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất và xã hội có giai cấp và sự đối kháng giai cấp. Đồng thời vạch rõ
thực chất của cuộc chiến tranh hiện đại, tất cả các cuộc chiến tranh xảy ra đều có
nguyên nhân của nó, nhưng chung qui lại thì nguồn gốc về kinh tế vẫn là nguyên
nhân cơ bản và chủ yếu và đều do chủ nghĩa đế quốc gây ra, mặc dù hiện nay
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, dùng nhiều thủ đoạn hòng che đậy
cuộc chiến bẩn thỉu nhưng về bản chất thì không hề thay đổi, về bản chất của
chúng cũng chỉ là sự kế tục về chính trị bằng thủ đoạn khác thủ đoạn bạo lực vũ
trang. Mặc dù trong tình hình hiện nay, Đảng ta nhận định chiến tranh thế giới ít
có khả năng xảy ra nhưng chiến tranh cục bộ, sắc tộc vẫn có xảy ra và vậy để
đánh thắng kẻ thù bằng vũ khí công nghệ cao thì đòi hỏi chúng ta cần xây dựng
nền quốc phòng toàn dân vững chắc, thế trận chiến tranh nhân dân. Phát huy sức
mạnh chiến đấu tổng hợp của mọi tổ chức mọi lực lượng, không ngừng cải tiến
vũ khía trang bị để đáp ứng với cuộc chiến tranh hiện đại. Muốn xây dựng được
lực lượng quân đội cách mạng chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại thì đòi
hỏi phải đầu tư cả về vật chất và tinh thần cho quân đội, để quân đội có lực
lượng đủ mạnh sẵn sàng đối phó trước âm mưu chống phá của kẻ thù. Luôn xây
dựng quân đội vững mạnh toàn diện, đặc biệt chú ý xây dựng quân đội nhân tố
chính trị tinh thần, xây dựng niềm tin của chiến sĩ với đảng, nhà nước, với chế độ
xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, cần phải tăng cường bản chất giai
cấp công nhân cho quân đội, luôn bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của
Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội luôn trung thành với Đảng, với tổ quốc,
với nhân dân, là lực lượng nòng cốt của Đảng, của nhân dân, sẵn sàng đập tan sự
chống phá của kẻ thù, đẩy lùi những âm mưu chia rẽ mối đoàn kết giữa quân đội
với Đảng, quân đội với nhân dân, với các tổ chức chính trị khác, luôn tích cực
tham gia xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của bộ đội và toàn xã hội