Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận cao học Vai trò truyền thông trong xây dựng thương hiệu của quận đồ sơn TP hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.75 KB, 13 trang )

NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TRONG XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Mối quan hệ giữa báo chí và xây dựng thương hiệu.
Vấn đề thương hiệu và xây dựng quảng bá thương hiệu đang là vấn đề
được nhiều địa phương, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm hiện nay. Các nhà
quản lý của Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng và quảng bá thương hiệu địa phương và bước đầu đã sử dụng nhiều
phương tiện truyền thông để thực hiện việc xây dựng và quảng bá thương
hiệu cho địa phương mình. Trong xã hội hiện đại, báo chí có vai trò rất quan
trọng đối với đời sống xã hội. Nó làm thay đổi nhận thức tiến tới làm thay đổi
hành vi của các đối tượng trong xã hội. Đây chính là hệ thống công cụ để các
nhà quản lý định hướng dư luận, tập hợp đoàn kết các lực lượng để thực hiện
những nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.
Có thể thấy, xã hội hiện nay mang tính chất của xã hội truyền thông,
con người sống trong xã hội luôn có nhu cầu nắm bắt thông tin, từ những vấn
đề nổi bật mang tính thời sự có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội, những
vấn đề không chỉ ở trong nước mà còn ở tất cả mọi nơi trên thế giới đến
những nội dung liên quan với đời sống hàng ngày của người dân như giá cả,
thời tiết, giao thông...
Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, thương hiệu địa phương đang
phổ biến và mang lại những lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững hơn so
với các địa phương, quốc gia thụ động khác. Với tư duy mới, chính quyền
phục vụ người dân, doanh nghiệp và xem bản thân địa phương mình cũng là
một thương hiệu. Thương hiệu địa phương không chỉ mang lại lợi ích thiết
thực cho chính quyền, mà còn tạo ra những hiệu ứng tốt về hiệu quả đầu tư và
thị trường từ bên ngoài, kích thích những nội lực bên trong, góp phần làm
thăng hoa các giá trị bản sắc và mang lại những lợi ích bền vững trong phát
1



triển của địa phương. Cách thức mà các địa phương nỗ lực tạo dựng và quảng
bá được những đặc tính khác biệt của mình chính là yếu tố quyết định sự
thành công hay bị tụt hậu trong cuộc đua tới sự thịnh vượng.
Đồ sơn là quận có nhiều tiềm năng thế mạnh nổi trội về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, và nền văn hoá phi vật thể.
- Quận Đồ Sơn có biển Đồ Sơn với bãi cát khá mịn, với nhiều loại cây
như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ và hệ thống nhà hàng - khách sạn tương
đối hoàn chỉnh.Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua
chúa quan lại. Hiện nay còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại - ông vua
cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
- Đồ Sơn có đền Bà Đế được xây dựng đẹp, kết hợp nét cổ kính và
hiện đại, có khoảng sân rộng, gần biển. Hằng năm, cứ vào dịp đầu xuân,
đền Bà Đế đón hàng vạn du khách thập phương đến thăm và cầu mong
cho sự yên bình.
Hằng năm ở Đồ Sơn còn lễ hội đảo Dấu thu hút người dân Đồ Sơn nói
riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương
cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an.
Đồ Sơn còn nổi tiếng là nơi hàng năm diễn ra lễ hội chọi trâu độc đáo
vào ngày 9 tháng 8 âm lịch. Là người Việt Nam, dù chưa một lần được đến
Đồ Sơn, nhưng ai cũng biết Đồ Sơn qua câu ca dao truyền khẩu:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu"
1.2. Vai trò của báo chí trong việc phát triển kinh tế và xây dựng
thương hiệu.
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin chính xác, kịp thời là sức mạnh
tạo nên thắng lợi cạnh tranh. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò to
lớn trong việc cung cấp những thông tin có giá trị đó. Các lĩnh vực thông tin
2



kinh tế cần như: Thông tin thị trường, hàng hóa (bao gồm thông tin giá cả, sức
tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu dùng)…; Thông tin thị
trường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu, sự vận động của các dòng tài
chính), thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường công nghệ
(chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao công nghệ). Báo chí không chỉ dừng lại
trong việc cung cấp thông tin thuần túy mà còn có thể hướng dẫn thị trường,
hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, giới thiệu
những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Với việc phổ
biến các kinh nghiệm thành công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và áp
dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chí góp phần tạo
nên hiệu quả kinh tế lớn cho xã hội.
Báo chí được xem là kênh chính quảng bá thương hiệu, sản phẩm của
doanh nghiệp bởi báo chí là phương tiện chính thống, phổ biến được cộng
đồng dân cư chú ý nhất.
1.3. Chiến lược quan hệ với báo chí trong việc xây dựng thương
hiệu địa phương của Quận Đồ Sơn - TP. Hải Phòng.
Từ thực tế muốn phát triển mạnh hơn nữa, Quận Đồ Sơn đang phát
động một kế hoạch truyền thông đặc biệt đó là xây dựng thương hiệu địa
phương. Việc phát triển truyền thông đúng định hướng chính là một trong
những giải pháp quan trọng, việc tạo điều kiện để các cơ quan báo chí hoạt
động trên địa bàn thuận lợi và việc ký kết hợp tác truyền thông giữa chính
quyền địa phương với một số cơ quan báo chí, truyền thông là thực sự cần
thiết, nhằm tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và thế mạnh của Đồ Sơn đến
mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, góp phần nâng cao vị thế của Đồ
Sơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an
ninh quốc phòng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tinh
thần, an sinh xã hội cho nhân dân.
Quá trình truyền thông tốt phải tạo môi trường thông tin minh bạch và

phát huy vai trò của các loại hình truyền thông, các phương tiện truyền thông
3


được xem như là một trong những giải pháp quan trọng trong việc xây dựng
thương hiệu địa phương ở quận Đồ Sơn
Đó là nhận định của các diễn giả, các nhà báo cũng như các nhà quản
lý báo chí tại phiên thứ 2 của Hội nghị truyền thông “Truyền thông và phát
triển” về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương và thương hiệu quốc
gia. Tại phiên tọa đàm, cũng có nhiều ý kiến quan trọng nhằm hiến kế xây
dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương.
Phần đông các diễn giả tham gia phiên tọa đàm đều chung ý kiến:
Không thể phủ nhận vai trò của truyền thông trong định hướng tuyên truyền
chính sách, giáo dục và phản biện xã hội, cung cấp thông tin thiết yếu cho
công chúng. Một vai trò khác, ngày càng rõ ràng hơn của báo chí là hỗ trợ xây
dựng hình ảnh của các doanh nghiệp, thương hiệu, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh, làm giàu cho xã hội. Tuy nhiên, thương hiệu địa phương,
thương hiệu quốc gia cũng cần phải được hỗ trợ tuyên truyền mạnh mẽ qua
truyền thông. Một ví dụ sinh động là sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa chính
quyền quận Đồ Sơn và các cơ quan truyền thông trong việc khai thác các thế
mạnh của địa phương, quảng bá các hoạt động tích cực, những chuyển biến
đáng kể trong chính sách thu hút đầu tư, thu hút nhân tài của Đồ Sơn, hỗ trợ
cho tỉnh trong chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài
Tiếng nói Việt Nam đã kể về quá trình xây dựng thương hiệu Đài Tiếng nói
Việt Nam. Qua quá trình đó, Đài đã rút ra được một số bài học là: Phải xác
định được đúng chiến lược của mình. Vì nếu sai chiến lược sẽ không sửa
được; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, từ đó sản xuất ra nhiều
chương trình hấp dẫn gắn với nhiều đối tượng; hệ thống truyền dẫn phát
sóng phù hợp; vấn đề quản lý phải ngày càng chặt chẽ hơn… Tính nhất

quán trong quá trình xây dựng thương hiệu của Đài là hướng về công
chúng, hướng về cơ sở, hướng về phương thức truyền thông hiện đại. Ông
Nguyễn Đăng Tiến cũng cho biết:
4


Liên quan đến việc truyền thông trong xây dựng thương hiệu quốc gia,
thương hiệu địa phương, ông Lê Nghiêm, Cục trưởng Cục thông tin đối
ngoại, Bộ TT&TT; cũng khẳng định: Công tác thông tin, quản bá hình ảnh đất
nước, thương hiệu quốc gia và các tỉnh thì thời gian qua luật được Đảng, Nhà
nước quan tâm chỉ đạo một cách sâu sắc. Cụ thể, ngày 14-2 2012, Bộ Chính
trị đã có Kết luận số 16-KL/TW đã khẳng định tầm quan trọng của công tác
thông tin, quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người… Tuy nhiên, hình
ảnh của Việt Nam vẫn chưa được quảng bá trên các phương tiện thông tin
quốc tế chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế của nước ta hiện nay… Chính vì
vậy, để xây dựng được thương hiệu của quốc gia, của địa phương, cần phải
đẩy mạnh chiến lược thông tin, thông tin đối ngoại. Trong đó đặc biệt chú
trọng đến việc đổi mới nội dung, hình thức quảng bá qua các phương tiện
thông tin truyền thông. Đối với việc xây dựng thương hiệu địa phương, Hải
Phòng là một trong những tỉnh, thành phố đi đầu cả nước về công tác này.
Hội nghị hôm nay là minh chứng cụ thể nhất.
Cũng theo ông Lê Nghiêm, điều quan trọng nhất trong xây dựng
thương hiệu địa phương là sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo đạo địa phương.
Bởi điều kiện tiên quyết để đạt đến thành công là nhận thức của lãnh và sự
lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng. Ông cho rằng cần phải tận dụng các cơ quan
báo chí lớn ở trong nước và thế giới để tuyên truyền quảng bá. Đối với quận
Đồ Sơn cũng vậy, muốn xây dựng thương hiệu thì cần tiếp tục thực hiện tốt
công tác thông tin, tuyên truyền. Ông Lê Việt Đông, Phó Tổng Giám đốc
Công thông tin Chính phủ cho rằng, vấn đề xây dựng thương hiệu của địa
phương, thương hiệu quốc gia là vấn đề rất mới ở nước ta. 5 năm trở lại đây

vấn đề xây dựng thương hiệu là chủ đề được nhiều cơ quan báo chí quan tâm.
Trong đó, Đồ Sơn với chương trình “Biển gọi” đã được thực hiện rất bài bản.
Đó là cảm hứng của sự sáng tạo cho báo chí. Theo ông Đông, Đồ Sơn cần
phải tập trung tuyên truyền mạnh mẽ hơn, nhân cái tốt lên, tạo sự lan tỏa sâu,
rộng, đồng thời tạo động lực để làm tốt hơn nữa.
5


Tại phiên tọa đàm, các diễn giả đều thống nhất nội dung quan trọng
trong xây dựng thương hiệu địa phương chính là hình ảnh của người “thủ
lĩnh” địa phương. Có diễn giả gợi ý lãnh đạo địa phương nên tham gia mạng
xã hội. Đồng thời, tăng cường xây dựng hình ảnh, quảng bá hình ảnh ở địa
phương trên các mạng xã hội. Nhiều diễn giả cũng đồng tình và đánh giá cao
việc Đồ Sơn thành lập hội đồng tư vấn để xây dựng thương hiệu.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC TUYÊN TRUYỀN
QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA QUẬN ĐỒ SƠN THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG BÁO TRÍ, TRUYỀN THÔNG.
2.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu địa phương.
Vấn đề thương hiệu mạnh đủ để cạnh tranh giữ vững thị trường nội địa,
đang được đặt ra như một thử thách hàng đầu cho các địa phương muốn tồn
tại và phát triển. Việc họ nên làm là xây dựng một hệ thống nhận diện thương
hiệu từ logo ấn tượng với câu slogan dễ nhớ và đi sâu vào tâm trí khách hàng
đến những tấm danh thiếp, giấy tiêu đề, phong thư bạn gửi đi hay những mẫu
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảng quảng cáo biển
bảng,... tất cả đều thể hiện nhất quán sự khác biệt của thương hiệu chính là sự
khởi đầu vững chắc để tạo dựng nên một thương hiệu danh tiếng.
Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là bước kế tiếp quan
trọng của việc hiện thực hóa những ý tưởng chiến lược thương hiệu. Đó là sự
hợp nhất giữa kế hoạch sáng tạo và triển khai có tính định hướng nhằm truyền
tải thông điệp của thương hiệu đến rộng rãi nhất những công chúng mục tiêu

của doanh nghiệp. Kế hoạch này giúp xác định các mục tiêu truyền thông tiếp
thị, sử dụng các kênh truyền thông một cách hiệu quả với chi phí hợp lý.
2.1. Những giải pháp thực hiện.
Chiến dịch truyền thông quảng bá liên hoan Du lịch Hải Phòng - Đồ
Sơn biển gọi 2014 với sự tham gia của hàng loạt cơ quan truyền thông từ địa
phương đến thành phố và trung ương.

6


Dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5, hàng vạn người dân và du khách đã đến với Đồ
Sơn, tham dự Liên hoan Du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn biển gọi 2014. Mở màn
cho chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2014 và
hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng đỏ lần thứ ba của thành phố. Liên hoan tạo
sức hút với du khách bằng những hoạt động mang đậm sắc màu du lịch biển.
Đêm khai mạc “đậm đà tình biển” đã được đài truyền hình Hải phòng
tường thuật trực tiếp và hàng loạt báo, đài đồng loạt đưa tin đã tạo nên một
hiệu ứng vô cùng ấn tượng không chỉ với dân địa phương mà đã thu hút được
sự quan tâm rất lớn của người dân cả nước cũng như khách du lịch quốc tế.
Phát biểu khai mạc liên hoan, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn Hoàng
Đình Bình nồng nhiệt chào mừng các đại biểu, du khách cùng toàn thể nhân
dân đã về với Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng và khẳng định: Liên hoan Du lịch
Hải Phòng - Đồ Sơn biển gọi 2014 tiếp tục giới thiệu và tuyên truyền, quảng
bá giới thiệu tiềm năng du lịch Đồ Sơn và thành phố; tăng cường hội nhập
quốc tế và thu hút các nguồn đầu tư để phát triển du lịch gắn với các ngành
kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương theo hướng bền vững; cũng là dịp biểu dương ý chí, quyết
tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận thi đua phấn đấu đưa quận
Đồ Sơn vững bước tiến lên trong công cuộc đổi mới. Đây cũng là dịp để các
địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ
hội hợp tác, đầu tư và để du khách thăm quan, thưởng ngoạn các giá trị văn

hoá vật thể, phi vật thể do thiên nhiên và con người Hải Phòng tạo dựng.
Chương trình nghệ thuật của đêm hội được dàn dựng theo 3 chương:
chương 1- Đồ Sơn hoa biển; chương 2 - Tình biển và chương 3 - Sóng hát lời tình
ca. Với sân khấu lớn được dựng ngay ở cửa ngõ ra vào của khu du lịch Đồ Sơn,
chương trình khai mạc đã tạo được điểm nhấn và hiệu quả quảng bá đối với du
khách. Theo ông Hoàng Trung Hiếu, Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, đây cũng
là tiền đề để Đồ Sơn tiếp tục triển khai dự án xây dựng quảng trường biển với quy
mô lớn hơn, đáp ứng điều kiện để Đồ Sơn, Hải Phòng đăng cai các sự kiện văn
7


hóa, du lịch biển tầm cỡ khu vực, cả nước và quốc tế. Về Đồ Sơn nghe biển hát
tình ca, con người và đất trời, thiên nhiên như hòa vào làm một trong niềm say
đắm tình yêu với biển, hứa hẹn cho những ngày hè rực nắng tại Đồ Sơn, làm nên
một Liên hoan du lịch Hải Phòng mới mẻ, hấp dẫn.
Tưng bừng các hoạt động du lịch đã được các báo, đài đưa tin rầm rộ
trong suốt cuộc liên hoan nhằm quảng bá nền văn hóa vật thể cũng như phi
vật thể của quận Đồ sơn
Năm nay Liên hoan Du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn Biển gọi được tổ chức
với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, hấp dẫn và ấn
tượng. Cụ thể là 9 sự kiện diễn ra từ ngày 26-4 đến ngày 3-5: giải golf du lịch
biển; giải đua thuyền rồng trên biển; giải câu cá biển; giải đua xe đạp... Một
nét mới của Liên hoan du lịch năm nay là việc tổ chức lễ đón bằng công nhận
cây di sản Việt Nam đối với rặng cây thị tại phường Ngọc Xuyên gồm 17 cây
có tuổi đời hàng trăm năm. Đây cũng chính là điểm đến, sản phẩm du lịch
mới được giới thiệu đến du khách trong mùa du lịch năm 2014.
Sáng 30-4, quận Đồ Sơn phối hợp với Hội bảo vệ thiên nhiên và môi
trường Việt Nam tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam dành
cho rặng thị này. Đây là quần thể di sản thứ 3 trên địa bàn quận Đồ Sơn được
vinh danh, sau quần thể cây đa búp đỏ ở đảo Dấu và hai cây đa tại khu biệt

thự của Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn. Điểm đặc biệt của Rặng thị là tất cả
đều được đặt tên gắn với địa danh hoặc một truyền thuyết.
Theo các nhà nghiên cứu, sự trường tồn của Rặng thị là một trong
những yếu tố đặc trưng của một vùng long khí thịnh vượng có huyệt đất quý
của vùng đất Đồ Sơn, cơ sở dựng lên Tháp Tường Long linh thiêng đến ngày
nay. Rặng thị có sức sống mãnh liệt, biểu thị rõ nét đó chính là tuổi cây. Mỗi
cây thị đều có một hình dáng riêng và được đặt một cái tên gần gũi với đời
sống của nhân dân. Theo truyền ngôn, và lời kể của các cụ cao niên nơi đây:
thời xưa có một người làm nghề khắc con bài đến mua cây về để khắc thành
con bài cây được đặt tên là cây thị Bài; Cây thị Khe có tuổi trên 800 năm cao
8


hơn 20m, đường kính thân hơn 1,4m, được trồng bên khe suối gọi là cây thị
Khe. Cây thị Khe thân rỗng có thể chứa được 2 người. Thời kỳ kháng chiến
chống Pháp gốc cây trở thành hầm bí mật của di kích; hay Cây thị Bà Vải trên
700 năm tuổi cao 20m, tán rộng, đường kính thân 1,8m, trong thời kỳ kháng
chiến được chọn là chòi báo canh. Đặc biệt là cây Thị cổ có tuổi đời gần 1000
năm, toàn bộ rễ cây chồi lên mặt đất gốc cây mọc ra 7 chồi, được người dân
ví như thần cây và đặt tên là cây thị bảy chồi, đường kính gốc là 8m, dưới gốc
cây có hầm chứa được khoảng 10 người… Hầu hết các cây đều mang trên
mình vẻ rêu phong và cây ký sinh, rặng thị sống trên sườn núi tạo nên màu
xanh huyền bí của núi rừng
Dưới mỗi gốc của một số cây thị còn lưu giữ lại dấu tích của những căn
hầm bí mật kháng chiến, nơi tránh trú an toàn và cũng chính là nơi cất giấu tài
liệu cách mạng bí mật. Trải qua gần 1.000 năm tuổi, rặng thị duy trì cân bằng
môi trường sinh thái và làm giàu, đẹp thêm cảnh quan của quần thể di tích
đình Ngọc, suối Rồng, tháp Tường Long, là đại diện tiêu biểu của sự phong
phú, đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch
của quận Đồ Sơn nói riêng, của thành phố Hải Phòng nói chung.

Việc Rặng Thị cổ phường Ngọc Xuyên vừa được công nhận là cây di
sản Việt Nam đem lại lợi thế lớn cho địa phương trong việc khai thác hoạt
động du lịch tại cho quận Đồ Sơn nói riêng, Hải Phòng nói chung có thêm
một tour du lịch sinh thái, tâm linh mới hấp dẫn.
Tất cả những hoạt động của quận Đồ Sơn qua những phương tiện truyền
thông đều nhằm một mục đích đưa đến cho người dân địa phương nói riêng, nhân
dân cả nước nói chung những thông tin tích cực về con người, vùng đất, về những
thế mạnh của Đồ sơn trên cả lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Qua đó xây
dựng nên thương hiệu địa phương một cách ấn tượng và bền vững.
2.3. Những vấn đề tồn tại và giải pháp khắc phục
Mặc dù quận ủy Đồ Sơn, ủy ban nhân dân cũng như các ban ngành
trong quận đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên sự kết hợp với báo chí nói riêng và
các loại hình truyền thông nói chung vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ
9


Các hợp đồng ký kết hợp tác với truyền thông còn nhiều vướng mắc,
các loại hình truyền thông chưa phong phú và có sức truyền tải lớn, còn nặng
về tính tường thuật thiếu sự thu hút các tầng các giới trong xã hội, đặc biệt là
với du khách quốc tế.
Chưa tận dụng triệt để mạng xã hội để quảng bá thương hiệu địa
phương đến mọi nơi,mọi đối tượng trên thế giới, đặc biệt là đối tượng trẻ có
tri thức và tiềm năng kinh tế cao.
Do đó vấn đề là chúng ta cần biết cách xây dựng hình ảnh, câu chuyện
của mình, tạo nên những ảnh hưởng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng
quốc tế, để các nước trong khu vực và trên thế giới biết đến và tin tưởng. Gần
đây, các địa phương cũng đã có cố gắng bước đầu quảng bá hình ảnh của
mình ra thế giới bằng những thương hiệu sản phẩm, sự kiện văn hóa, danh
lam thắng cảnh, đó chính là lý do Đồ Sơn cần cố gắng nhiều hơn nữa nhằm
quảng bá thương hiệu của mình.

Cần thường xuyên tổ chức các hội nghị truyền thông nhằm thắt chặt
hơn nữa những lợi ích kinh tế, xã hội giữa địa phương, doanh nghiệp và các
cơ quan báo chí, truyền thông. Phối hợp đồng bộ các bên làm cho chiến dịch
xây dựng thương hiệu thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

10


KẾT LUẬN
Trong chiến dịch xây dựng thương hiệu, sự quan hệ mật thiết với báo
chí truyền thông là việc làm vô cùng quan trọng và thiết thực. Với những
phương thức, loại hình thông tin đa dạng, phong phú, hệ thống báo chí hiện
đại chuyển đến công chúng lượng tri thức to lớn, phong phú về nhiều vấn đề,
về nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Báo chí cố gắng tiếp cận, phân
tích, đánh giá, phản ánh tất cả những gì vừa xảy ra và đang xảy ra trong tự
nhiên, xã hội có liên quan đến con người, được con người quan tâm.
Có thể nói, báo chí góp phần to lớn vào công cuộc nâng cao dân trí, giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các
tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp phát
triển đất nước giàu đẹp, văn minh. Số lượng và chất lượng các sản phẩm báo
chí cũng là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một cộng
đồng, một đất nước. Hơn thế nữa, mức độ và khuynh hướng tiếp nhận sản
phẩm truyền thông còn là tiêu chí đánh giá trình độ, diện mạo văn hóa mỗi
con người. Giao tiếp qua báo chí và truyền thông đại chúng có vai trò rất quan
trọng trong việc khẳng định và nhân rộng các giá trị văn hóa dân tộc giữ gìn
và lưu truyền các giá trị văn hóa ấy. Điều quan trọng nhất trong xây dựng
thương hiệu địa phương là sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo đạo địa phương.
Bởi điều kiện tiên quyết để đạt đến thành công là nhận thức của lãnh và sự
lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng. Cần phải tận dụng các cơ quan báo chí lớn ở
trong nước và thế giới để tuyên truyền quảng bá. Đối với Đồ sơn cũng vậy,

muốn xây dựng thương hiệu thì cần tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin,
tuyên truyền. Quá trình truyền thông tốt phải tạo môi trường thông tin minh
bạch và phát huy vai trò của các loại hình truyền thông, các phương tiện
truyền thông được xem như là một trong những giải pháp quan trọng trong
việc xây dựng thương hiệu địa phương ở Quận Đồ Sơn- TP. Hải Phòng.
11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản – PGS.TS Nguyễn Văn Dững
2. Báo Chí -Truyền thông hiện đại – PGS.TS Nguyễn Văn Dững
3. Truyền thông đại chúng và dư luận xa hội, Mai Quỳnh Nam, Tạp chí Xã
hội học số 1 (53), 1996.
4. Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng, Mai Quỳnh Nam, Tạp chí
Xã hội học, số 2 (70), 2000.
5. Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Mai Quỳnh Nam,
tạp chí Xã hội học, số 4 (76), 2001.
6. Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc Đổi mới, Mai Quỳnh Nam,
tạp chí Xã hội học, số 2 (54), 1996.

12


MỤC LỤC

13




×