Tải bản đầy đủ (.pptx) (197 trang)

BÀI GIẢNG An toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bài Giảng

An toàn lao động
GV: Th.S Lê Thị Thu Dung


Chương 1:

những vấn đề chung về

bảo hộ lao động


I- KHÁI NIỆM CHUNG
1. Bảo hộ lao động là gì?
 Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật
pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật...
nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn
lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.
 Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao
động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và
vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu
nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố
cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe
và an toàn tính mạng cho người lao động.



2. Mục đích của bảo hộ lao động
 Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
 Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
 Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung, góp
phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.


3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
3.1 Về mặt chính trị
 Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản
xuất và phát triển quan hệ sản xuất.
 Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động
 Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.


2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
3.2 Về mặt pháp lý
 Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các
giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá
bằng các quy định luật pháp.
 Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động
thực hiện.


3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
3.3 Về mặt pháp lý
 Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm
và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao
động, biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô
nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.

 Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,
hạn chế tai nạn lao động xảy ra.
 Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa
học về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong
sạch.


3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
3.4 Ý nghĩa về tính quần chúng
 Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại
bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
 Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm tham gia vào việc
thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.
 Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi,
hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào
việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.


3. Những quan điểm trong công tác bảo hộ lao động
 Năm 1947: Sắc lệnh 29/SL quy định chế độ lao động trong cả nước
đối với người làm công ăn lương
 Năm 1950: Sắc lệnh 76/SL - quy chế công chức
Sắc lệnh 77/SL quy định chế độ lao động trong các
doanh nghiệp nhà nước
• Con người là vốn quý nhất của xã hội
• Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất
• Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ 3 tính chất: khoa
học kỹ thuật, luật pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả cao.

• Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ
lao động cho người lao động


4. Nội dung của Bảo hộ lao động
BHLĐ

Luật pháp

Vệ sinh
lao động

Kỹ thuật
an toàn

Kỹ thuật phòng
cháy, chữa cháy


I – PHÁP LUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Thuật ngữ?
 Người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản
lý, điều hành của người sử dụng lao động.
 Người sử dụng lao động: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân, có thuê mướn, sử dụng lao động theo
hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi
dân sự.
 Tập thể lao động: là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm
việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận cơ

cấu của tổ chức lao động.


Luật pháp bảo hộ lao động:
 Là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như:
 Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi.
 Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân.
 Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức.
 Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao

động.
Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ
sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cứ
vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi,
bổ sung dần dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng
thời kỳ kinh tế của đất nước.

Vệ sinh lao động
 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động

sản xuất lên cơ thể con người.
 Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn

chế ảnh hưởng của các nhân tố phát sinh những nguyên nhân
gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất.


Kỹ thuật an toàn lao động:
 Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn


th−ơng, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản
xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ
lao động cho công nhân.
 Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ

thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an
toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy
 Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ

trên công trường.
 Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu

quả nhất.
 Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây

ra.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
 Phải tiến hành phân tích các nguyên
nhân chấn thương và bệnh nghề
nghiệp trong thi công xây dựng,
nguyên nhân phát sinh cháy nổ trên
công trường.
 Xác định được những quy luật phát
sinh nhất định của những nguyên
nhân đó, cho phép thấy trước được

những nguy cơ tai nạn, những yếu
tố độc hại và nguy cơ cháy nổ trong
sản xuất.
 Đề ra các biện pháp phòng ngừa và
loại trừ nguyên nhân phát sinh của
chúng, đảm bảo tiến hành các quá
trình thi công xây dựng an toàn, vệ
sinh và an toàn chống cháy.


1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Thuật ngữ

Giải nghĩa

An toàn lao động

Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.

Điều kiện lao động:

Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội , tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể
hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi
trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng,
tạo điều kiện hoạt độngcủa con người trong quá trình sản xuất.

Yêu cầu an toàn lao
động:
Sự nguy hiểm
trong sản xuất

Yếu tố nguy hiểm
trong sản xuất
Yếu tố có hại trong sản
xuất

Các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao động.
Khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối
với người lao động.
Khả năng tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất.
Khả năng tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất.


Thuật ngữ

Giải nghĩa

An toàn của thiết bị sản
xuất
Phương tiện bảo vệ
người lao động
Kỹ thuật an toàn

Tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các chức
năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời gian quy định
Dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có
hại trong sản xuất đối với người lao động
Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng
ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao
động.


Vệ sinh sản xuất

Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng
ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy hiểm
và có hại trong sản xuất.
chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo
các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính được coi như chấn
thương.
Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao
động.

Tai nạn lao động
Chấn thương

Bệnh nghề nghiệp


1.4 NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG
1.4.1 Các khái niệm
a. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là trường hợp làm chết hoặc làm tổn
thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con
người do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài
dưới dạng cơ, lý, hóa sinh học xảy ra trong quá trình lao
động.
b. Bệnh nghề nghiệp
Là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ hoặc cấp
tính của các yếu tố độc hại tạo ra trong sản xuất lên cơ
thể người lao động. Có một số bệnh nghề nghiệp không

chữa được về để lại di chứng, nhưng bệnh nghề nghiệp
có thể phòng tránh được.
c. Chấn thương: là trường hợp tai nạn gây ra vết
thương, hoặc sự hủy hoại khác cho cơ thể con người.
Hậu quả của chấn thương có thể làm tạm thời hay vĩnh
viển mất khả năng lao động, có thể là chết người.


1.4.2 Nguyên nhân gây tai nạn lao động.
 Trong quá trình lao động tâm trí và thể lực con người
luôn ở tình trạng căng thẳng.
 Sự căng thẳng phụ thuộc vào tính chất và cường độ lao
động, tư thế khi làm việc và tình trạng vệ sinh của môi
trường sản xuất..

Nguyên nhân

Kỹ thuật

Tổ chức

Vệ sinh MT

Thiết bị

Tập huấn

Môi trường

Thao tác kỹ

thuật

Người lao
động

Chiếu sáng

Làm việc

Giám sát

Vệ sinh cá
nhân

Hệ thống

Vi phạm chế
độ LĐ

ĐK vi khí hậu


a. Nguyên nhân kỹ thuật
 Sự hư hỏng của các thiết bị máy móc, dụng cụ phụ
tùng, các đường ống;
 Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện
nghiêm chỉnh những quy định về kỹthuật an toàn,
sử dụng máy móc không đúng đắn.;
 Khoảng cách cần thiết giữa các thiết bị bố trí
không hợp lý; chỗ làm việc đi lại chật chội

 Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín
hiệu, thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn bị
hỏng, gia cố hố đào không đáp ứng yêu cầu.


b. Nguyên nhân tổ chức
 Thiếu huớng dẫn về công việc được giao, hướng
dẫn và theo dõi thực hiện các quy tắc không được
triệt để (Công nhân không được huấn luyện quy tắc
và kỹ thuật an toàn lao động)…dẫn đến vi phạm
quy tắc, quy trình kỹ thuật.
 Sử dụng công nhân không đúng ngành nghề và
trình độ chuyên môn;
 Thiếu hoặc giám sát kỹ thuật không đầy đủ;
 Vi phạm chế độ lao động;


c. Nguyên nhân vệ sinh môi trường
 Môi trường không khí bị ô nhiễm hơi, khí độc, có
tiếng ồn và rung động lớn.
 Chiếu sáng chổ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói
mắt.
 Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh
cá nhân..
 Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi (Tình trạng vệ
sinh của các phòng phục vụ sinh hoạt kém, thiếu hoặc
kiểm tra vệ sinh của y tế không đầy đủ...)


1.5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1.5.1 Phân tích nguyên nhân
Việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất
định, cho phép thấy được những nguy cơ tai nạn. Từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và loại
trừ chúng. Thông thường có các biện pháp sau đây:
a. Phương pháp phân tích thống kê:
• Dựa vào số liệu tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo nghề nghiệp, theocông việc, tuổi
đời, tuổi nghề, giới tính, thời điểm trong ca, tháng và năm→ từ đó thấy rõ mật độ của thông
số tai nạn lao động để có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp để
phòng ngừa.
• Sử dụng phương pháp này cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện pháp đề ra chỉ
mang ý nghĩa chung chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn.
b. Phương pháp địa hình:
• Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ đó phát
hiện được các tai nạn do tính chất địa hình.
• Phương pháp này cần phải có thời gian như phương pháp thống kê.
c. Phương pháp chuyên khảo
• Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê.
• Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hoàn thành các quá trình
thi công và các biện pháp an toàn đã thực hiện.
• Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích.


1.5.2 ĐÁNH GIÁ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Đánh giá tình hình tai nạn lao động không thể căn cứ vào số lượng tuyệt đối tai nạn đã xảy ra mà chủ yếu căn
cứ vào hệ số sau đây:
• Hệ số tần suất chấn thương Kts: là tỷ số giữa số lượng tai nạn xảy ra trong thời gian xác định và số lượng
người làm việc trung bình trong xí nghiệp trong khoảng thời gian thống kê.
Trong đó:
 
+ S: số người bị tai nạn.

+ N:số người làm việc bình quân trong thời gian đó.
→Kts nói lên được mức độ tai nạn nhiều hay ít nhưng không cho biết đầy đủ tình trạng tai nạn nặng hay nhẹ.


Hệ số nặng nhẹ Kn là số ngày bình quân mất khả năng công tác (nghỉ việc) tính cho mỗi lần bị tai nạn:
 
Trong đó:
+D: tổng số ngày nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra.
→Kn chưa phản ánh hết tai nạn chết người và thương vong nghiêm trọng làm cho nạn nhân mất hoàn toàn
khả năng lao động.
• Hệ số tai nạn chung Ktn:

 

→Ktn đặc trưng chính xác hơn về mức độ diễn biến tình hình chấn thương.


Ví dụ:
- Ở một công trường A, số người bị tai nạn trong năm 2003 là 5 người số ngày nghỉ vì tai nạn là 30 ngày.
Công trường A có số công nhân làm việc trung bình là 200 người.
- Ở công trường B, số người bị tai nạn trong năm 2003 là 10 người, số ngày nghỉ vì tại nạn là 50 ngày. Công
trường B có số công nhân làm việc trung bình là 400 người.
- Hãy so sánh tình hình tai nạn của hai công trường.

 
Xét
công trường A:
Hệ số tần suất:

 

Xét
công trường B:
Hệ số tần suất:

Hệ số nặng nhẹ:

Hệ số nặng nhẹ:

Hệ số tai nạn nói chung:

Hệ số tai nạn nói chung:

25 × 6 = 150

25 × 5 = 125

Như vậy xét công trường A và công trường B.
Trong năm 2003 công trường A để xảy ra tai nạn
nhiều hơn công trường B.


1.6 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG
1.6.1 Biện pháp kỹ thuật:
- Cơ khí hóa và tự động hóa qúa trình sản xuất;
- Dùng chất không độc hoặc ít độc thay thế chất độc tính cao;
- Đổi mới quy trình công nghệ, v.v. . .
1.6.2 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh:
- Giải quyết thông gió và chiếu sáng tốt nơi sản xuất;
- Cải thiện điều kiện làm việc.
1.6.3 Biện pháp phòng hộ cá nhân:

- Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp.
1.6.4 Biện pháp tổ chức lao động khoa học:
- Phân công lao động hợp lý;
- Tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, bớt tiêu hao năng lượng;
- Làm cho lao động thích nghi với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất mới, vừa có năng suất lao
động cao lại an toàn hơn.
1.6.5 Các biện pháp y tế:
- Kiểm tra sức khoẻ công nhân, khám tuyển để bố trí lao động phù hợp;
- Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh
mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết.
- Tiến hành giám định khả năng lao động,hướng dẫn luyện tập, phục hồi lại khả năng lao động.
- Có chế độ ăn uống hợp lý.


×