1
`
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN PHÚC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VACCINE H5N1 TRONG
THỰC ĐỊA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
THÁI NGUYÊN - 2015
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN PHÚC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VACCINE H5N1 TRONG
THỰC ĐỊA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 64 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. NGUYỄN QUANG TÍNH
2 .PGS.TS. TÔ LONG THÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Trần Văn Phúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng
nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tính và
PGS.TS. Tô Long Thành đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y- Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ nhân viên thuộc Chi
cuc Thú y tỉnh Thái Nguyên, các hộ gia đình nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh và
các đồng nghiệp trong ngành đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên,
giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015.
Tác giả
Trần Văn Phúc
iii
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Tên đầy đủ
Tên viết tắt
1
%
Phần trăm
2
ºC
Độ C
3
cs
Cộng sự
4
TP.
Thành phố
5
HGKT
Hiệu giá kháng thể
7
GMT
Geometric Mean Titer
8
HI
Haemagglutination Inhibition
9
HA
Haemagglutination
10
Read time
Real time Polymerase Chain Reaction
RT - PCR
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Thái Nguyên Từ năm 2010 đến 2014
40
Bảng 3.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên từ năm
2010 đến 2014
41
Bảng 3.3. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm theo mùa vụ
43
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh cúm theo loại gia cầm
46
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi
47
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn
49
Bảng 3.7. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên
50
Bảng 3.8. Kết quả theo dõi độ an toàn của vaccine trên đàn gia cầm sau khi
tiêm năm 2014
52
Bảng 3.9. Hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vaccine H5N1 mũi 1
53
Bảng 3.10. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vaccine H5N1
mũi 1
56
Bảng 3.11. Hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vaccine H5N1 mũi 2
60
Bảng 3.12. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vaccine H5N1
mũi 2
62
Bảng 3.13. Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vaccine H5N1 mũi 1
66
Bảng 3.14. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt được tiêm vaccine H5N1
mũi 1
69
Bảng 3.15. Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vaccine H5N1 mũi 2
73
Bảng 3.16. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt được tiêm vaccine H5N1
mũi 2
75
Bảng 3.17. Giám sát sự cảm nhiễm và lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm
được tiêm vaccine
78
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Trần Văn Phúc
vi
thời điểm 90 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
Hình 3.16. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại
thời điểm 120 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
64
Hình 3.17. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại
thời điểm 150 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
65
Hình 3.18. Biểu đồ về tỷ lệ số huyết thanh mẫu dương tính và đạt bảo hộ
ở vịt sau tiêm vaccine mũi 1 tại các thời điểm lấy mẫu
67
Hình 3.19. Biểu đồ biến động hiệu giá kháng thể ở đàn vịt được tiêm
vaccine mũi 1 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
68
Hình 3.20. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 30 ngày sau tiêm vaccine mũi 1
70
Hình 3.21. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 60 ngày sau tiêm vaccine mũi 1
71
Hình 3.22. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 90 ngày sau tiêm vaccine mũi 1
71
Hình 3.23. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 120 ngày sau tiêm vaccine mũi 1
72
Hình 3.24. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 150 ngày sau tiêm vaccine mũi 1
72
Hình 3.25. Biểu đồ về tỷ lệ số huyết thanh mẫu dương tính và đạt bảo hộ
ở vịt au tiêm vaccine mũi 2 tại các thời điểm lấy mẫu74
74
Hình 3.26. Biểu đồ biến động hiệu giá kháng thể ở đàn vịt được tiêm
vaccine mũi 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
74
Hình 3.27. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 30 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
76
Hình 3.28. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 60 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
76
Hình 3.29. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 90 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
77
Hình 3.30. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại
thời điểm 120 ngày sau tiêm vaccine mũi 2
77
vii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
1.1. BỆNH CÚM GIA CẦM .................................................................................................. 4
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm ....................................................................... 4
1.1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm ...............................................................................4
1.1.3. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm .........................................................................6
1.1.4. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gia cầm ..................................................... 10
1.1.5. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm ở gia cầm ....................................................... 14
1.1.6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm ...................................................... 18
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VIRUS CÚM TYPE A ............................................. 19
1.2.1. Đặc điểm về hình thái, cấu trúc .................................................................................. 19
1.2.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A .......................................................... 19
1.2.3. Thành phần hóa học và sức đề kháng của virus ....................................................... 20
1.2.4. Quá trình nhân lên của virus ....................................................................................... 20
1.2.5. Độc lực của virus ......................................................................................................... 22
1.2.6. Danh pháp ..................................................................................................................... 22
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................................... 23
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 27
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................30
2.1.2. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ nghiên cứu ......................................................30
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 31
viii
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 31
2.3.1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên .31
2.3.2. Đánh giá tác dụng của vaccine phòng bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên ..31
2.3.3. Giám sát sự cảm nhiễm và lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm được
tiêm vaccine của tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................31
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 31
2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu và tình hình dịch cúm gia cầm trong 5 năm gần đây
(2010 - 2014) ............................................................................................................31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ....................................................................31
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu ...............................................................32
2.4.4. Thực hiện các phản ứng .................................................................................33
2.4.5. Phương pháp Read time RT - PCR ...............................................................36
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................ 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 40
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CÚM GIA CẦM TẠI
TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................40
3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Thái Nguyên từ năm 2010 đến 2014 ..........40
3.1.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010
đến nay ........................................................................................................ 41
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo mùa ..................................................................... 43
3.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh cúm theo loại gia cầm ...........................................................45
3.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi ..................................... 47
3.1.6. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn ..............................................48
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VACCINE PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM TẠI
THÁI NGUYÊN .......................................................................................................50
3.2.1. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên năm
2014 ..........................................................................................................................50
3.2.2. Kết quả khảo sát độ an toàn của vaccine cúm gia cầm qua lâm sàng ............51
3.2.3. Giám sát huyết thanh học của gà sau khi được tiêm phòng vaccine ...................... 53
ix
3.2.4. Giám sát huyết thanh học của vịt sau khi được tiêm phòng vaccine ...................... 65
3.3. GIÁM SÁT SỰ CẢM NHIỄM VÀ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM
ĐƯỢC TIÊM VACCINE H5N1 CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN .................................78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 80
1. Kết luận ................................................................................................................80
2. Đề nghị .................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 81
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh cúm gia cầm đã từng được biết đến từ sau những vụ đại dịch xuất hiện
tại Hồng Kông năm 1997 gây ra cho các đàn gia cầm ở nhiều nước trên thế giới.
Gần đây, bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI - Highly Pathogenic Avian
Influenza) xuất hiện, có tốc độ lây lan rất nhanh với tỉ lệ gây chết cao trong đàn gia
cầm nhiễm bệnh. Virus gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài chim và
còn gây bệnh cho cả con người. Với những tính chất nguy hiểm của bệnh, Tổ chức
Thú y Thế giới (OIE) xếp bệnh vào Bảng A - Bảng danh mục các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm nhất (Cục Thú y, 2004) [7].
Theo Fuller T. L. và cs. (2015) [41], virus cúm gia cầm là một trong những
mầm bệnh nguy hiểm gây bệnh cho cả con người, nó cũng gây thiệt hại đáng kể cho
ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện bất ngờ vào cuối năm 2003, khi
đó ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta chủ yếu theo phương thức nông hộ nhỏ lẻ
nên quá trình kiểm soát và khống chế dịch bệnh cực kỳ khó khăn, vì đây là một dịch
bệnh mới, có khả năng lây lan rất nhanh. Hiện nay, dịch cúm gia cầm đang là mối
quan tâm lo ngại của toàn cầu, đã có khoảng 50 nước trên thế giới xuất hiện dịch và
dịch bệnh có chiều hướng diễn biến khá phức tạp. Tính từ năm 2003 tới tháng
12/2009, Việt Nam phải gánh chịu liên tiếp 6 đợt dịch cúm gia cầm ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước và đã gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, ảnh hưởng nặng nề cho
nền kinh tế quốc gia.
Căn bệnh là các virus thuộc họ Orthomyxoviridae, type A với nhiều phân
type khác nhau gây nên. Về bản chất virus cúm là virus ARN với bộ gen gồm: 8
phân đoạn mã hóa cho 10 loại protein khác nhau (Alexander D. J., 1993 [38], Ito T.
và Kawaoka Y., 1998 [44]). Đặc điểm là gen virus cúm gia cầm thường xuyên biến
đổi do vậy, việc phòng bệnh bằng vaccine trở nên rất khó khăn do phải luôn chú ý
tới tính tương đồng của virus vaccine và virus ngoài thực địa để lựa chọn vaccine
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng
nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tính và
PGS.TS. Tô Long Thành đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y- Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ nhân viên thuộc Chi
cuc Thú y tỉnh Thái Nguyên, các hộ gia đình nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh và
các đồng nghiệp trong ngành đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên,
giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015.
Tác giả
Trần Văn Phúc
3
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, bổ
sung thêm những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và đáp ứng miễn dịch sau
khi tiêm phòng vaccine cúm H5N1 cho đàn gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên; bổ sung
thêm số liệu vào kết quả đánh giá tác dụng của việc tiêm phòng trong công tác
phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH CÚM GIA CẦM
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm hay bệnh cúm gà (Avian Influenza), là một bệnh truyền
nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều subtyp
khác nhau trong đó (chủ yếu là loại H5, H7 và H9) gây nên có tốc độ lây lan nhanh
với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. Trong những năm gần đây, dịch
cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI – Highly Pathogenic Avian Influenza) xuất
hiện và đã giết chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới, đồng thời khiến hàng tỷ
gia cầm khác phải tiêu hủy bắt buộc để tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành chăn nuôi. Tính nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở khả năng biến chủng của
Virus, gây bệnh cho cả con người và có thể thành đại dịch, vì thế bệnh cúm gia cầm
đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết (Alexander D. J., 1993) [38].
Theo Tô Long Thành (2005) [30], virus cúm gia cầm là virus ARN phân
mảnh có khả năng đột biến mạnh với hai kháng nguyên bề mặt H (từ H1 đến H16)
và N (từ N1 đến N9) đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và miễn dịch học.
Tác giả Lê Văn Năm (2004a) [22] cho biết: Đây là bệnh rất nguy hiểm, có
tốc độ lây lan nhanh với tỷ lệ chết rất cao trong đàn gia cầm bị nhiễm. Virus gây
bệnh cúm gia cầm chủ yếu là loại H5, H7, H9 và có thể trở thành đại dịch.
Theo Alexander D. J. (1993) [38], tính nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở
khả năng biến chủng của virus và khả năng gây bệnh cho cả con người. Như vậy,
bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở nên nguy hiểm.
1.1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Năm 412 trước Công nguyên, Hippocrates đã mô tả về bệnh giống như bệnh
cúm. Năm 1680, một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra
31 vụ đại dịch.Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch vào các năm 1889,
1918, 1957 và 1968.
5
Năm 1878 ở Italia đã xảy ra một bệnh gây tỷ lệ tử vong rất cao ở đàn gia
cầm, sau đã được đặt tên là bệnh dịch hạch gia cầm. Đến năm 1901, Centanni và
Savunozzi đã đề cập đến ổ dịch này được gây ra bởi virus qua lọc. Nhưng phải đến
năm 1955 mới xác định được virus đã chính là virus cúm type A (H7N1 và H7N7)
gây chết nhiều gà, gà tây và các loài khác.
Những chủng vi rút đặc biệt này gây ra dịch cúm gia cầm ở nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như: Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Nam Phi, Trung Đông, Viễn đông, Châu Âu, Anh, Liên Xô cũ.
Từ sau khi phát hiện ra virus cúm type A, các nhà khoa học đã tích cực
nghiên cứu và nhận thấy virus cúm có nhiều ở loài chim hoang dã và gia cầm nuôi ở
những vùng khác nhau trên thế giới và thấy rằng bệnh dịch nghiêm trọng nhất xảy
ra đối với gia cầm là những chủng gây bệnh cao thuộc phân type H5 và H7, như ở
Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm 1983 - 1984 là H5N2.
Năm 1963, virus type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do lây từ loài
thuỷ cầm di trú vào đàn gà.
Cuối thập kỷ 60, phân type H1N1 thấy ở lợn và thấy có liên quan đến những ổ
dịch gà tây với biểu hiện đặc trưng là những triệu chứng ở đường hô hấp và giảm đẻ.
Năm 1971, Beard đã mô tả khá kỹ virus gây bệnh và đặc điểm bệnh lý lâm
sàng trong các ổ dịch cúm gà, gà tây khá lớn xảy ra ở Mỹ mà chủng gây bệnh là
H7N1. Từ năm 1960 - 1979, bệnh được phát hiện ở Canada, Hồng Kông, Nhật Bản,
các nước vùng Trung Cận Đông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xô (Đào
Yến Khanh, 2005) [17].
Sự lây nhiễm từ chim hoang sang gia cầm đã có bằng chứng trước năm 1970
nhưng chỉ được công nhận khi xác định được tỷ lệ nhiễm virus cúm cao ở một số
loài thủy cầm di trú (Cục Thú y, 2004) [7].
Tại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Tiến (2013) [35] cho biết tình hình dịch cúm từ
năm 2009 tới nay như sau:
Năm 2009: Dịch cúm trên gia cầm phát ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ
bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Camphuchia, Trung Quốc, Đức, Đặc khu hành
6
chính Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Nga, Tây Ban
Nha, Thái Lan, Togo, Việt Nam.
Năm 2010: Dịch cúm gia cầm phát ra tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ bao
gồm: Bangladesh, Bhutan, Bungary, Camphuchia, Trung Quốc, Khu đặc hành chính
Hồng Kông, Ấn Độ, Israel, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Rumani, Nga, Tây
Ban Nha và Việt Nam.
Năm 2011: Dịch cúm gia cầm phát tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm:
Bangladesh, Camphuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iral, Israel, Nhật Bản,
Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc, Khu đặc hành chính Hồng Kông và Việt Nam.
Năm 2012 tới nay: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại Ai Cập, Bangladesh,
Nepal, Bhutan, Myanmar, Ấn Độ, Khu đặc hành chính Hồng Kông, Trung Quốc,
Irael, Indonesia và Việt Nam.
Như vậy, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở khắp các châu lục với mức độ ngày
càng nguy hiểm. Đứng trước nguy cơ dịch bệnh lây lan mạnh và nguy hiểm Hiệp
hội các nhà chăn nuôi gia cầm đã tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về bệnh cúm
gà. Hội thảo lần đầu tiên tổ chức vào năm 1981, lần thứ 2 tại Ailen năm 1987, lần
thứ 3 cũng tại Ailen vào năm 1992. Từ đó đến nay trong các hội nghị về dịch tễ trên
thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung được coi trọng (Lê
Văn Năm, 2004a) [22].
1.1.3. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm
1.1.3.1. Động vật cảm nhiễm
Tất cả các loài gia cầm và chim hoang dã (đặc biệt là các loài thuỷ cầm di
cư) đều mẫm cảm với virus. Virus thường được các loài chim hoang dã lưu giữ
ngoài tự nhiên, chỉ khi nhiễm cho gia cầm (gà, vịt, gà tây, chim cút…) thì mới bùng
phát thành dịch. Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫm cảm với virus cúm type A.
Ngoài gây bệnh cho gia cầm, virus còn gây bệnh cho các loài động vật khác như lợn
và cả người (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004) [2].
Trong quá trình nghiên cứu, người ta bất ngờ khi xác định được virus cúm
type A có ở các loài sống dưới nước (cá voi, hải cẩu…). Lợn mắc bệnh cúm thường
7
do phân type H1N1, H3N3. Vịt nuôi cũng nhiễm virus cúm, nhưng ít phát hiện
được do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh, kể cả chủng có độc lực cao gây
bệnh nặng cho gà và gà tây.
1.1.3.2. Động vật mang virus
Virus cúm đã phân lập được ở hầu hết các loài chim hoang dã khắp thế giới
như vịt, thiên nga, hải âu, mòng biển, vẹt đuôi dài, vẹt mào, chim thuộc họ chim sẻ,
diều hâu...
Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy, tần suất và số lượng virus phân lập
được ở các loài thuỷ cầm (đặc biệt là vịt trời) đều cao hơn ở các loài khác. Trong
nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng: Vịt từ khi nhiễm đến khi bài thải virus trong vòng
30 ngày. Ngoài ra, virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp
theo lại truyền lại cho con non (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004) [2].
Kết quả nghiên cứu ở Bắc Mỹ cho thấy, trên 60 % chim non bị nhiễm virus
do tập hợp đàn trước khi di trú. Trong 3 năm nghiên cứu quần thể chim hoang ở hồ
Canada, người ta đã phân lập được 27 kiểu kết hợp giữa kháng nguyên H và N của
virus cúm tạo ra những biến chủng virus mới. Những virus này không gây độc đối
với vật chủ, được nhân lên trong đường ruột của chim hoang dã và bài thải ra ngoài
khiến cho các loài chim này vừa là vật mang virus vừa là nguồn gieo rắc virus cho
các loài khác, đặc biệt là thuỷ cầm.
1.1.3.3. Sự truyền lây
Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và
tiêu hóa. Sự lây truyền bệnh được thực hiện theo hai phương là trực tiếp và gián tiếp
(gián tiếp là chủ yếu).
Lây trực tiếp: do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh, thông qua
các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước
uống bị nhiễm.
Lây gián tiếp: qua các hạt khí dung qua không khí với khoảng cách gần
những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua
chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển, côn trùng… Đối
8
với virus cúm chủng độc lực cao (HPAI) thì sự truyền lây chủ yếu qua phân và
đường hô hấp.
Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thường thấy là:
- Từ các loài gia cầm nuôi khác nhau ở trong cùng một trang trại hoặc trang trại
khác liền kề như vịt lây sang gà hoặc từ gà tây sang gà, gà Nhật hay lây sang gà lôi.
- Từ gia cầm nhập khẩu có mang virus.
- Từ chim di trú: Hiện nay, các nhà khoa học đã có bằng chứng về đường dẫn
nhập virus cúm của chim di trú đặc biệt là thuỷ cầm và gia cầm nuôi. Nhưng không
có nghĩa là thuỷ cầm mang virus cúm truyền lây trực tiếp cho các loài chim khác, loài
gia cầm khác mà vai trò của thuỷ cầm trong ổ dịch (Tô Long Thành, 2005) [30].
+ Tỉ lệ lưu hành bệnh sẽ cao hơn đối với gia cầm nằm trên đường di trú của
loài thuỷ cầm, như ở Minnesota của Mỹ hoặc Norfolk của Anh.
+ Tỷ lệ lưu hành bệnh cao hơn đối với các gia cầm nuôi nhốt trong điều kiện
phơi nhiễm như gà tây được nuôi trong các trang trại, vịt nuôi vỗ béo tại các cánh
đồng gần trại.
+ Các ổ dịch cúm ở các khu vực có nguy cơ cao thường xuất hiện theo mùa
cùng lúc với các hoạt động di trú của thuỷ cầm.
+ Phần lớn các ổ dịch đều ghi nhận có sự tiếp xúc với thuỷ cầm tại thời điểm
phát dịch đầu tiên.
Như vậy, thuỷ cầm được coi là đối tượng chính dẫn nhập virus vào quần thể
gia cầm nuôi nhốt nhưng cũng cần quan tâm tới khả năng khác như virus cúm
H5N1 đã tồn tại trên lợn, người, gà tây và thông qua lợn những virus này xâm nhập
vào gà tây.
- Từ người và động vật có vú khác: Phần lớn các ổ dịch cúm gia cầm gần đây
có sự lây lan thứ cấp thông qua con người. Một số công trình nghiên cứu khác cho
thấy virus có nguồn gốc từ lợn đã phân lập được từ gà tây (Bùi Quang Anh và Văn
Đăng Kỳ, 2004) [2].
1.1.3.4. Sức đề kháng của virus cúm
Virus mất độc lực ở nhiệt độ 56 - 60 0C trong vài phút, ở nhiệt độ 40 0C virus
tồn tại được 30 - 35 ngày, ở 20 0C tồn tại được 7 ngày. Tuy nhiên virus tồn tại khá
9
lâu trong các vật chất hữu cơ như phân gà ít nhất 3 tháng. Trong thức ăn, nước uống
bị ô nhiễm virus có khả năng tồn tại hàng tuần. Đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm
và tiềm tàng để làm lây lan dịch bệnh (Lê Văn Năm, 2004a) [22].
Trong nước ao, hồ virus vẫn có thể duy trì đặc tính gây bệnh tới 4 ngày ở
nhiệt độ 22 0C và trên 30 ngày ở nhiệt độ 0 0C.
Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipid nên chúng mẫn cảm với các chất dung
môi và chất tẩy rửa như formalin, axit, ete, β - propiolacton; sau khi tẩy vỏ, các hóa
chất như phenolic, NH4+, axit loãng, natrihypochlorit và hydroxylanine có thể phá
hủy virus cúm gia cầm. Người ta thường dùng các hóa chất này như các chất sát
trùng hữu hiệu để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi (Lê Văn
Năm, 2004b) [23].
1.1.3.5. Tuổi mắc bệnh
Gia cầm mắc bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 4 66 tuần tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỉ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần
đầu và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất
càng cao thì càng mẫn cảm với cúm gia cầm. Gia cầm non và già mẫn cảm với mầm
bệnh hơn gia cầm trưởng thành.
1.1.3.6. Mùa bệnh
Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào lúc thời
tiết lạnh, độ ẩm cao, hoặc khi chuyển mùa.
1.1.3.7. Tỉ lệ mắc, tỷ lệ chết
- Tỷ lệ mắc bệnh dao động lớn, có khi lên tới 100%.
- Gia cầm mắc bệnh ở thể cấp tính và quá cấp tính có tỷ lệ chết cao 70% 100% (Lê Văn Năm, 2004a) [22].
* Nhận xét về tình hình dịch tễ học của bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam
- Về phân bố địa lí: Các đợt dịch phát ra tập trung ở khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Những vùng này có nhiều hệ thống sông
ngòi, kênh rạch, mật độ chăn nuôi cao, tổng đàn gia cầm lớn và việc buôn bán, vận
chuyển, tiêu thụ gia cầm cao hơn các vùng khác.
- Về thời gian xảy ra dịch: Dịch phát ra nặng vào vụ Đông Xuân, cao điểm
10
vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Trong thời gian này thời tiết thay đổi, độ ẩm cao,
nhiệt độ thường xuống thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại, phát triển và
lây lan. Đồng thời giai đoạn này là lúc mật độ chăn nuôi gia cầm và hoạt động vận
chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm diễn ra sôi động nhất trong năm cũng là điều
kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan dịch.
- Về loài mắc bệnh: Ở đợt dịch thứ nhất và thứ hai tỷ lệ gà mắc bệnh cao hơn
vịt, ngan. Nhưng đợt dịch thứ 3 có sự thay đổi lớn khi các thống kê cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh chết và tiêu hủy ở vịt cao gần gấp hai lần gà. Điều này cho thấy mầm
bệnh đã lây lan, tồn tại trong đàn thủy cầm, có thể tăng độc lực và bột phát thành
đợt dịch thứ ba. Tỷ lệ dương tính huyết thanh ở đàn thủy cầm tăng từ 15% trong đợt
2 lên 39,6% trong đợt 3.
- Về loại hình, quy mô và mức độ dịch: Dịch phát ra ở tất cả các loại hình chăn
nuôi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở loại hình chăn nuôi hỗn hợp các loài gia cầm (đặc biệt
chăn nuôi gà lẫn với vịt) và giảm dần ở những trại chăn nuôi gà có số lượng lớn. Quy
mô của dịch đợt 1 là lớn nhất, trong đợt 2, 3 và 4 mặc dù dịch vẫn xảy ra nhiều tỉnh,
thành phố nhưng quy mô đã giảm nhiều (Trương Văn Dung, 2008) [9].
1.1.4. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gia cầm
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm
Theo Phạm Sỹ Lăng (2004) [19], các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của
bệnh diễn biến rất đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực,
số lượng virus, loài nhiễm bệnh, mật độ chăn nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi (độ
bụi, amoniac, sulphua hidro,...), chế độ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch của vật
chủ trước khi nhiễm virus và sự cộng nhiễm cùng với virus cúm gia cầm của các vi
khuẩn, virus khác như E. coli, Mycoplasma, Newcastle...
- Thời kì ủ bệnh rất ngắn từ vài giờ đến 3 ngày tuỳ theo lượng virus, đường
nhiễm bệnh và loài cảm nhiễm virus gây bệnh.
- Thời kỳ lây truyền thường từ 3 - 5 ngày, có khi đến 7 ngày kể từ khi có
triệu chứng bệnh.
+ Thể quá cấp tính (hay gặp): xảy ra từ vài giờ đến 24 giờ.
11
+ Thể cấp tính: từ 1 - 4 ngày
+ Thể á cấp tính (ít gặp): Có thể kéo dài trên 7 ngày.
- Nhiều trường hợp gà bị nhiễm cúm gia cầm nhưng không có dấu hiệu lâm
sàng, song cũng có nhiều trường hợp dịch nổ ra dữ dội với các triệu chứng điểm
hình về đường hô hấp, tiêu hoá và thần kinh.
Triệu chứng điển hình của bệnh cúm gia cầm truyền nhiễm thể độc lực cao
(HPAI) là:
- Gia cầm chết đột ngột, tỷ lệ tử vong cao có khi lên đến 100% trong vài ngày.
- Có các biểu hiện triệu chứng hô hấp khá điển hình như: khoẹc, lắc đầu, vẩy
mỏ, chảy nước mũi, nước mắt, gà há mồm thở dốc.
- Mí mắt bị viêm, sưng, sưng mọng, mặt phù nề và đầu sưng to. Mào và tích bị
dày lên do thuỷ thũng, có rất nhiều điểm xuất huyết, nhiều trường hợp thấy hoại tử.
- Thịt gà bệnh bị bệnh thâm xám, xuất huyết dưới da vùng chân là những
biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm.
- Các biểu hiện thần kinh: Gà đi lại không bình thường, chệnh choạng, run
rẩy, mệt mỏi, nằm li bì hoặc đứng tụm đống với nhau, lông xù. Gà giảm đẻ rõ rệt.
- Triệu chứng về tiêu hóa: gà bị tiêu chảy mạnh.
Những dấu hiệu này dễ thấy ở gia cầm trước khi chết, có thể ít xuất hiện các
triệu chứng hoặc xuất hiện kết hợp.Trong một số trường hợp bệnh bùng phát nhanh,
trước khi gia cầm chết không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Vịt và các loài thuỷ cầm khác bị nhiễm ít biểu hiện triệu chứng ngay cả với
chủng gây bệnh HPAI ở gà, nhưng khi phát bệnh thì viêm xoang, viêm màng mắt,
viêm đường hô hấp, tỉ lệ tử vong nhanh và rất cao.
- Gia cầm bị nhiễm các chủng virus cúm có độc lực yếu hơn cũng có những
triệu chứng tương tự nêu trên nhưng mức độ nhẹ hơn và tỉ lệ chết thấp hơn. Nhưng
khi có các vi khuẩn bội nhiễm với virus cúm hoặc gia cầm bị điều kiện bất lợi tác
động thì tỉ lệ tử vong tới 60 - 70% của tổng đàn và các biểu hiện lâm sàng cũng
nặng hơn (Lê Văn Năm, 2004a) [22].
- Các loài chim hoang dã bị nhiễm virus cúm gia cầm thường không có triệu
chứng rõ ràng.
12
- Một số chủng virus cúm không gây bệnh có thể cư trú trong các tế bào biểu
mô ở đường hô hấp và trong ruột, thường tập trung nhiều trong phân gia cầm, không
gây ra triệu chứng lâm sàng nhưng khi gặp các điều kiện bất lợi và nhiễm các mầm
bệnh khác thì virus cúm không độc này lại có khả năng gây bệnh trầm trọng ở gà.
Triệu chứng do bệnh cúm type A gây ra ở người:
+ Sốt cao liên tục, bệnh nhân có thể rét run.
+ Ho khan, đau ngực, đau đầu và đau cơ.
+ Khó thở, tím tái, trường hợp nặng có thể suy hô hấp, có thể ỉa chảy, rối
loạn ý thức, có thể có những biến chứng nguy hiểm gây tử vong nhanh (Phạm Sỹ
Lăng, 2004) [19].
1.1.4.2. Bệnh tích bệnh cúm gia cầm
a. Các biến đổi bệnh lý đại thể
Mức độ biến đổi các bệnh lý đại thể phụ thuộc rất nhiều vào độc lực của
virus và quá trình diễn biến bệnh.
* Thể á cấp tính
- Viêm mũi từ thể cata đến mủ và bị casein hoá gây tịt mũi, thối mí mắt. Túi
khí dầy lên và có nhiều fibrin bám dính.
- Phúc mạc bị viêm nặng từ cata đến fibrin và nhiều khi trứng non dập vỡ
gây viêm dính các cơ quan nội tạng. Vì thế, một số tác giả gọi hiện tượng này là
“Viêm phúc mạc do lòng đỏ trứng”.
- Buồng trứng bị xuất huyết, trứng non dập vỡ, ống dẫn trứng viêm.
- Ruột bị viêm ca ta hoặc fibrin, viêm nặng nhất là vùng giáp ruột non và
ruột già.
* Thể cấp tính
- Một số gà chết quá nhanh mà không để lại bệnh tích điển hình gì nhưng ở
những gà khác thì các biến đổi đại thể lại thể hiện khá rõ.
- Mào và tích thâm tím, sưng dày lên, phù nề, đầu sưng to.
- Xuất huyết dưới da chân, xác gà khô, gầy, thịt thâm xám.
- Miệng có nhiều dịch nhày, nhớt. Lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù
nề xuất huyết.
iii
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Tên đầy đủ
Tên viết tắt
1
%
Phần trăm
2
ºC
Độ C
3
cs
Cộng sự
4
TP.
Thành phố
5
HGKT
Hiệu giá kháng thể
7
GMT
Geometric Mean Titer
8
HI
Haemagglutination Inhibition
9
HA
Haemagglutination
10
Read time
Real time Polymerase Chain Reaction
RT - PCR
14
- Dạ dày tuyến dầy, phù, sưng, xuất huyết. Niêm mạc ruột hoại tử, xuất huyết
(Lê Văn Năm, 2004a) [22].
1.1.5. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm ở gia cầm
Theo Vũ Triệu An (1998) [1], đáp ứng miễn dịch của gia cầm cũng giống
như các loài động vật khác bao gồm hai loại: Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và đáp
ứng miễn dịch không đặc hiệu.
Những tế bào miễn dịch ở các cơ quan lympho sơ cấp hoặc cơ quan lympho
thứ cấp. Tuyến ức và túi Fabricius là cơ quan sơ cấp, nơi sản sinh tiền tế bào T và
tiền tế bào B biệt hoá và trải qua quá trình chín.
+ Tuyến ức là một cấu trúc phân thuỳ. Mỗi thuỳ có 2 vùng là vùng vỏ ngoại
vi và vùng trung tâm. Vùng vỏ ngoại vi là nơi các lympho bào tập trung dày đặc.
Vùng tuỷ trung tâm là nơi các lympho bào tập trung thưa hơn.
+ Túi Fabricius nằm ở trên lỗ huyệt và nó được tổ chức thành các nang, mỗi
nang chứa đầy lympho bào. Cấu trúc như tuyến ức, các lympho bào được tập trung
ở vùng vỏ ngoại vi và phần tuỷ trung tâm.
- Những tế bào lympho rời cơ quan lympho sơ cấp tới cư trú ở cơ quan
lympho thứ cấp, nơi diễn ra các phản ứng miễn dịch do kích thích của kháng
nguyên. Cơ quan lympho thứ cấp bao gồm: Lách, hạch phổi, mô lympho ruột (hạch
ruột). Túi Fabricius cũng hoạt động như cơ quan lympho thứ cấp. Gia cầm thiếu
một số hạch bạch huyết so với động vật nhưng lại có một số hạch nhỏ tập trung dọc
theo mạch bạch huyết.
1.1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu
Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống lại
bất cứ ngoại vật nào xâm nhập vào cơ thể, chức năng này được thể hiện cụ thể:
- Các rào cản vật lý không cho vật lạ xâm nhập vào cơ thể bao gồm: da, niêm
mạc, hệ lympho, màng nhày, khu hệ sinh vật thường trú, các lông mao, các men tiêu
hoá trong dạ dày, các men phân huỷ protein.
- Các yếu tố kháng khuẩn có trong dịch tiết của cơ thể gồm: Các enzym,
Interferon γ, các yếu tố gây hoại tử mô bào, các yếu tố thực bào, phản ứng viêm
(Nguyễn Như Thanh, 1997) [28].