Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phép thử tam giác trong đánh giá cảm quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.66 KB, 7 trang )

1.Giới thiệu về phép thử tam giác.
Phép thử tam giác được sử dụng nhằm xác định sự khác nhau giữa hai sản phẩm
mà không cần biết bản chất của sự khác nhau đó. Trong trường hợp có nhiều sản
phẩm cần đánh giá thì tiến hành phép thử tam giác trên từng cặp sản phẩm.
*Nguyên tắc thực hiện
Người thử nhận được đồng thời 3 mẫu thử đã được mã hóa và sắp xếp theo trật tự
ngẫu nhiên, trong đó có 2 mẫu giống nhau và 1 mẫu khác hai mẫu kia. Người thử
được yêu cầu thử mẫu theo trật tự xác định và chỉ ra mẫu nào khác hai mẫu còn lại
(hoặc hai mẫu nào giống nhau). Nhưng dạng thông thường của phiếu đánh giá cảm
quan là yêu cầu người thử cho biết mẫu nào khác hai mẫu còn lại. Họ cũng có thể
được yêu cầu mô tả sự khác biệt này (nếu cần). Chất thanh vị được sử dụng giữa
các mẫu thử. Các mẫu được gắn mã số gồm 3 chữ số.
Phép thử này được áp dụng trong trường hợp sự khác nhau giữa hai sản phẩm là
tương đối nhỏ. Nếu người thử không xác định được mẫu không lặp lại thì họ vẫn
phải chọn ra một mẫu bất kì, như vậy xác suất để người thử đó lựa chọn được câu
trả lời đúng một cách ngẫu nhiên là 1/3, có nghĩa là 1/3 số câu trả lời đúng khi
người thử không cảm nhận được sự khác nhau giữa các mẫu.
Cũng như các phép thử cảm quan khác, số lần bộ hai mẫu được đem thử là yếu tố
quyết định sự chính xác của phép thử tam giác. Người thử trong phép thử này
không nhất thiết đã phải trải qua quá trình huấn luyện và số lượng người thử là bao
nhiêu còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Về mặt lý thuyết thì mô hình thống kê
của phép thử này là mỗi người thử đánh giá bộ sản phẩm một lần. Do vậy đối với
người điều hành phép thử thì hai câu hỏi sau cần được giải quyết trước tiên
-

Cần tiến hành bao nhiêu lần thử.
Có thể có bao nhiêu người thử.

Tìm được con số trả lời cho hai câu hỏi trên thì người điều hành thí nghiệm sẽ xây
dựng được cho mình mô hình thực nghiệm của phép thử bao gồm các thông tin
như: Số lần thử, số người thử, số lần lặp cần thiết và kế hoạch giới thiệu mẫu.


2. Phương pháp tiến hành
Lập phiếu chuẩn bị thí nghiệm sao cho phải đảm bảo trong một nửa số lần thử thì
người thử nhận được mẫu A là mẫu không lặp lại và nửa còn lại nhận mẫu B là
mẫu không lặp lại. Trong trường hợp lặp lại phép thử thì mỗi người thử phải nhận
được ít nhất một lần mẫu A và mẫu B là không lặp lại. Có 6 tổ hợp trật tự trình bãy
mẫu có thể có : AAB, ABA, BAA, BBA, BAB, ABB.


PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
Phép thử tam giác
Ngày thử:

/

/ 2015

Bánh bích quy A, mã số sử dụng : 498, 383, 131, 919.
Bánh bích quy B, mã số sử dụng : 693, 743, 661, 747.
*Trường hợp 1. Cần 24 câu trả lời cần thiết.
Mời được 24 người.
Số lần lặp : 1
Người thử

Trình bày mẫu

Mã số

1

AAB


489,383,693

2

ABA

489,693,383

3

BAA

693,489,383

4

BBA

693,743,498

5

BAB

693,498,743

6

ABB


489,693,743

7

BBA

661,747,131

8

BAB

661,131,747

9

ABB

131,661,747

10

AAB

131,919,661

11

ABA


131,661,747

12

BAA

661,131,919

BAA

747, 919,489

……
24

Câu trả lời
nhận được

Nhận xét


*Trường hợp 2 Cần 24 câu trả lời cần thiết
Có 12 người
Số lần lặp 2.
Lần thứ 1
Người thử

Trình bày mẫu


Mã số

1

AAB

489,383,693

2

ABA

489,693,383

3

BAA

693,489,383

4

BBA

693,743,498

5

BAB


693,498,743

6

ABB

489,693,743

7

BBA

661,747,131

8

BAB

661,131,747

9

ABB

131,661,747

10

AAB


131,919,661

11

ABA

131,661,747

12

BAA

661,131,919

Câu trả lời
nhận được

Nhận xét


Lần thứ 2
Người thử

Trình bày mẫu

Mã số

1

BBA


661,747,131

2

BAB

661,131,747

3

ABB

131,661,747

4

AAB

131,919,661

5

ABA

131,661,747

6

BAA


661,131,919

7

AAB

489,383,693

8

ABA

489,693,383

9

BAA

693,489,383

10

BBA

693,743,498

11

BAB


693,498,743

12

ABB

489,693,743

*Trường hợp 3 Cần 24 câu trả lời cần thiết
Mời được 10 người

Câu trả lời
nhận được

Nhận xét


*Trường hợp 4 Cần 24 câu trả lời cần thiết
Mời được 6 người
Số lần lặp : 4
Lần thứ 1
Người thử

Trình bày mẫu

Mã số

1


AAB

489,383,693

2

ABA

489,693,383

3

BAA

693,489,383

4

BBA

693,743,498

5

BAB

693,498,743

6


ABB

489,693,743

Câu trả lời
nhận được

Nhận xét

Câu trả lời
nhận được

Nhận xét

Lần thứ 2
Người thử

Trình bày mẫu

Mã số

1

BBA

661,747,131

2

BAB


661,131,747

3

ABB

131,661,747

4

AAB

131,919,661

5

ABA

131,661,747

6

BAA

661,131,919

Lần thứ 3
Lần thứ 4



PHIẾU TRẢ LỜI
Phép thử tam giác
Họ và tên : Phạm Thị B

Ngày thử :

/

/ 2015

Bạn sẽ nhận được ba mẫu bánh, hai trong số chúng hoàn toàn giống nhau. Bạn hãy
quan sát màu sắc, bẻ bánh, cắn bánh rồi nếm để đánh giá độ giòn, màu sắc của ba
mẫu bánh từ trái qua phải và nói cho chúng tôi biết mẫu nào khác với các mẫu còn.
lại.
Nếu thực sự bạn thấy chúng không khác nhau thì cũng đưa cho chúng tôi câu trả
lời của bạn bằng cách chọn mẫu “ ưng ý” nhất.
Chú ý sử dụng nước để thanh vị sau mỗi lần thử.
Trả lời:
Lần thử
1
2
3
4

Nhận xét :

Mẫu không lặp lại



Xử lí kết quả
Để đưa ra kết luận về sự khác nhau có thể có giữa hai mẫu bánh, ta dựa vào tần
suất câu trả lời đúng so với tổng số câu trả lời nhận được. Nếu tần suất câu trả lời
đúng càng cao, nghĩa là người thử dễ dàng nhận ra mẫu không lặp lại thì nghĩa là
sự khác nhau giữa A và B càng lớn. Nhưng đâu là giới hạn để có thể A được coi là
khác B.
Cách 1: Kết luận dựa vào giá trị khi bình phương tính toán được so với khi bình
phương tiêu chuẩn. Nếu giá trị tính được lớn hơn hoặc bằng giá trị tiêu chuẩn ở
mức ý nghĩa nào đó thì hai mẫu A và B được coi là khác nhau ở mức ý nghĩa đó .
Cách 2: Sử dụng phụ lục 4: Bảng số lượng câu trả lời chính xác của phép thử tam
giác để kết luận về hai mẫu thí nghiệm. Theo dòng n là tổng số câu trả lời thu được
sẽ tìm được số lượng câu trả lời đúng tới hạn, số lượng câu trả lời đúng tối thiểu
cần có để chắc chắn rằng hai sản phẩm A và B khác nhau ở mực ý nghĩa anpha lần
lượt là 5, 1 và 0.1 %.



×