Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN , man non 123 doc hh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 27 trang )

I. MỞ ĐẦU (ĐẶT VẤN ĐỀ)
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục Mầm Non là yêu cầu cấp thiết của nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Bộ giáo dục - Đào tạo và trung tâm nghiên cứu giáo dục Mầm
Non chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non đều lấy hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Thông
qua hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về: Nhận thức, thể chất, thẩm
mỹ, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội một cách tích cực, đồng thời hình
thành nhân cách cho trẻ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi
đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động vui chơi. Tôi thiết nghĩ việc lồng
ghép ca khúc đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian vào trong việc tổ chức các hoạt
động hằng ngày cho trẻ ở Trường Mầm Non là rất cần thiết và có ý nghĩa, nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ cũng như trong việc giữ gìn, duy trì phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Di sản văn hoá Việt Nam có rất nhiều trong đó có thể nói, đồng dao, ca
dao, dân ca, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó
được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và
niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, đồng dao,
ca dao, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho
thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện thỏa mãn và phát
triển nhu cầu giải trí, vui chơi, năng lực sáng tạo, quyền được chia sẻ niềm vui
của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp
hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo
suốt cuộc đời; làm giàu tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, đồng dao,
ca dao, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường
tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu
những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con
mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò
chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy,


sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất


nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và
không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em
không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở
cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi
dân gian là một việc làm cần thiết”.
Để tiếp tục thực hiện tốt phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện –
Học sinh tích cực” Tôi đưa đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian lồng ghép vào các
hoạt động dạy học, hoạt động vui chơi của trẻ. Nhưng làm thế nào để các trò chơi
dân gian, đồng dao, ca dao tổ chức thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ là
một bài toán khó với giáo viên mầm non. Vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm các biện
pháp để lồng ghép ca khúc dân ca, ca dao, đồng dao và các trò chơi dân gian một
cách có hiệu quả nhất. Nên tôi chọn đề tài “Sưu tầm, tuyển chọn những ca khúc
đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian vào trong việc tổ chức thực hiện các
hoạt động giáo dục cho trẻ Mẫu giáo”.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống biện pháp
Sưu tầm, tuyển chọn những ca khúc đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian vào
trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ Mẫu giáo.
- Sưu tầm, tuyển chọn các ca khúc đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian cho
trẻ Mầm Non là nhu cầu cần thiết nhằm bồi dưỡng tình cảm và phát triển nhân
cách cho trẻ;
- Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, ca dao và chơi với các trò chơi
dân gian có tầm quan trọng cao trong chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày;
- Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức,
thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội, hướng đến với truyền thống văn hóa dân
tộc;
- Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh

nghiệm để giáo dục trẻ đạt hiệu quả.
3. Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu; Thực trạng
vấn đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nhà trường


Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, tôi phải cân
nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ
nhớ, dễ hiểu;
Ngay từ thở ấu thơ chúng ta được nghe đồng dao, ca dao qua lời ru của bà,
của mẹ, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc và phù hợp với nhận thức và hoạt
động vui chơi của trẻ, đồng dao gần gũi với cách nói vần vè, giàu nhịp điệu ngôn
ngữ nhi đồng, nhiều lời đồng dao có lối kết cấu vòng tròn, trẻ có thể đọc đi đọc
lại không chán, không kết thúc. Đồng dao có khả năng thỏa mãn nhu cầu vui chơi
của trẻ nhỏ do lời đồng dao gắn với trò chơi;
Bên cạnh đó, trong trường Mầm Non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ
tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác
nhau. Chính vì thế, các trò chơi dân gian cũng cần phải được lựa chọn cho phù
hợp với từng độ tuổi. Nhằm phát triển tư duy và khả năng nhận thức của trẻ.
4. Phạm vi và đối tượng của đề tài
4.1. Phạm vi áp dụng đề tài
Việc sưu tầm, tuyển chọn những ca khúc đồng dao, ca dao, các trò chơi
dân gian vào trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ tại
trường Mầm non Hoà Phước.
Với các bài đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian được sưu tầm và tuyển
chọn tôi đã áp dụng vào trong công tác giáo dục trẻ tại trường Mầm Non Hòa
Phước như sau:
- Tôi tổ chức cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, ca dao, trò chơi dân
gian ở mọi lúc mọi nơi: trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, đón trẻ,
các hoạt động chuyển tiếp, giờ sinh hoạt chiều và tích hợp trong các môn học

khác …;
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao;
- Tùy theo độ tuổi của trẻ, tùy theo từng chủ đề, tùy theo nội dung giáo dục
mà giáo viên có thể lựa chọn những bài đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian khác
nhau cho phù hợp.
4.2. Giới hạn lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu


Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc sưu tầm, tuyển chọn những ca
khúc đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian vào trong việc tổ chức thực hiện các
hoạt động giáo dục cho trẻ Mẫu giáo lớn.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượng
nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu lý luận, sau đó đọc, phân tích, tổng
hợp, sưu tầm, tuyển chọn các tài liệu tham khảo, luyện tập, thực hành cô tiến
hành khảo sát đánh giá trẻ.
4.4. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong một năm học bắt đầu từ tháng 08 năm 2016
đến tháng 12 năm 2017.
II. NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trò chơi dân gian, đồng dao, ca dao, có tầm quan trọng rất lớn đối với sự
phát triển của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi,
vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực
cho trẻ, phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu,
chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn, giúp trẻ trở thành những người lao động
giỏi trong tương lai;
Đồng dao gồm những câu hát, bài hát, thơ ca dân gian của trẻ em Việt
Nam. Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em là câu hát chơi mà trẻ
thơ hay hát, lời hát trong các trò chơi, các bài hát trong đồng dao có ý nghĩa đối

với các em. Qua đôi mắt trẻ thơ thiên nhiên gắn bó với các em như chị em, gắn
bó với trò chơi của trẻ;
Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca để ru con.
Đó có thể là những tiếng ru à ơi của bà của mẹ, bàn tay ấm áp của cha, xuất phát
từ mong muốn dành cho bé yêu những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống;
Trò chơi dân gian gần gũi với đời sống của trẻ mang ý nghĩa khát vọng
chiến thắng. Mỗi trò chơi dân gian đều gắn liền với một bài đồng dao. Có lẽ
những kĩ niệm thời thơ ấu gắn liền với những trò chơi hấp dẫn lôi cuốn trẻ sẽ
không bao giờ quên, cuộc sống đối với trẻ không thể thiếu trò chơi đặc biệt là trò


chơi dân gian vì thế giúp các em hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi dân
gian là một việc làm rất cần thiết.Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò
chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa của dân tộc. Mỗi trò chơi
dân gian đều gắn liền với một bài đồng dao, đối với các trò chơi có lời đồng dao
kết hợp cô nên hướng dẫn trẻ đọc diển cảm lời đồng dao đó.
Vui chơi là nhu cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Các trò chơi dân
gian của trẻ phần lớn đều gắn với các bài đồng dao, ca dao, có tác dụng bổ sung,
làm rõ chức năng thẩm mỹ của đồng dao, ca dao. Ngược lại, đồng dao có vai trò
rất lớn trong trò chơi trẻ em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt, vô vị. Lời đồng
dao đóng góp quan trọng đến thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui
chơi của trẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Những thuận lợi, mặt tốt, ưu điểm
- Được sự hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng giáo
dục Hòa Vang và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường,
nhà trường đã chỉ đạo đưa trò chơi dân gian, đồng dao, ca dao vào trong quá trình
tổ chức các hoạt động cho trẻ;
- Bản thân tôi và trẻ lớp tôi đang phụ trách được sinh ra và lớn lên tại vùng
quê, tuổi thơ của tôi đã được nghe rất nhiều những ca khúc đồng dao, ca dao và

được chơi rất nhiều những trò chơi dân gian, tôi rất thích các trò chơi dân gian
Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp
với trẻ mẫu giáo;
- Trong khi thực hiện bản thân tôi gặp những thuận lợi như được sự hưởng
ứng và đồng tình của cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường cũng như
các bậc phụ huynh ở các lớp. Vì khi nghe trẻ đọc, hát, chơi những trò chơi dân
gian phụ huynh rất phấn khởi vì nội dung mang tính giáo dục cao, giúp cho trẻ
phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẫm mỹ… một cách tự nhiên;
- Việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, đồng dao, ca dao trong
lớp còn những ưu điểm như: Lồng ghép ca khúc đồng dao, ca dao, trò chơi dân
gian vào trong các hoạt động của trẻ, trẻ rất thích thú hăng say thể hiện qua nét
mặt vui tươi của trẻ khi đọc các bài đồng dao, khi chơi các trò chơi dân gian và


hơn hết bản thân đã đưa vào xây dựng mạng chủ đề vào trong các chuyên đề,
hoạt động một ngày của trẻ, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,
qua trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ đã lồng ghép vào trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ về ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian,
- Bản thân đã cố gắng tìm tòi, sưu tầm đĩa, các ca khúc đồng dao, ca dao
đơn giản, các trò chơi dân gian gần gũi với trẻ để lồng ghép tích hợp vào trong
hoạt động âm nhạc vào trong các hoạt động của trẻ qua đó đã đi vào tâm hồn trẻ
nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ thơ.
- Từ những thực tế trên ngay từ đầu năm học 2016 -2017 tôi đã lên kế
hoạch lồng ghép chuyên đề, trò chơi dân gian, ca dao, đồng dao vào trong các
hoạt động dạy trẻ tại lớp tôi phụ trách
2.2. Những khó khăn, hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp không ít khó khăn một vài lớp chưa
có điều kiện thực hiện những nội dung của tôi đưa ra vì các cô là giáo viên mới
nên họ còn phân vân trong việc lựa chọn các ca khúc đồng dao, bài hát dân ca, trò
chơi dân gian cho phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

- Việc tổ chức trò chơi dân gian cũng như việc lồng ghép đồng dao, ca dao,
dân ca trong thực tế cũng còn hạn chế chỉ ở mức thư giản để thay đổi trạng thái
học tập cho trẻ mà thôi;
- Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất ít vì một trò chơi không thể diễn ra
trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích
hợp vào một phần các hoạt động mà thôi;
- Trong lớp còn một số trẻ vô ngang trẻ chưa được học qua lớp nhỡ, lớp bé
nên trẻ rụt rè, nhút nhát, ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn, trẻ chưa linh hoạt chưa
tích cực thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Song để
tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết lựa
chọn, người chơi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo;
- Đôi lúc do công việc chăm sóc các cháu còn bận bịu nên chưa có đầu tư
nhiều cho nghiên cứu, và việc tổ chức cho trẻ làm quen các ca khúc đồng dao, ca
dao, trò chơi dân gian đôi lúc chưa thường xuyên, khả năng chú ý của trẻ còn ít,


việc làm đồ dùng đồ chơi của cô giáo chưa đẹp nên trẻ chưa tập trung chú ý nhiều
trẻ mau chán, mau bỏ cuộc khi chơi.
- Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi suy nghĩ tìm ra giải pháp làm sao
để đưa những khúc đồng dao, bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào trong hoạt
động hằng ngày của trẻ một cách có hệ thống, khoa học, phù hợp với từng độ tuổi
và đạt hiệu quả cao. Theo tôi là chọn theo từng chủ đề để lồng ghép vào hoạt
động hằng ngày của trẻ là biện pháp tối ưu nhất.
3. Mô tả, phân tích các biện pháp, giải pháp, các ứng dụng, cách làm
mới đã thực hiện, sử dụng làm cho vấn đề nghiên cứu có chất lượng và hiệu
quả hơn đó là
3.1. Biện pháp 1. Lồng ghép các bài đồng dao vào các hoạt động của
trẻ
a) Lồng ghép chủ đề “Bản thân và Ngành nghề”
- Nội dung bài đồng dao “Đi cầu đi quán” thật đa dạng và phong phú, từ

đôi bàn tay cần cù chăm chỉ với những dụng cụ thô sơ họ đã tạo nên nhiều sản
phẩm đem lại lợi ích cho mọi người
- Đồng dao: ĐI CẦU ĐI QUÁN
Đi cầu đi quán

Mua một đàn gà

Đi bán lợn con

Về cho ăn thóc

Đi mua cái xoong

Mua lược chải tóc

Đem về đun nấu

Mua cặp cài đầu

Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà

Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối


- Nội dung của bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” giáo dục trẻ biết sự
phối hợp với nhau trong lao động đem lại hiệu quả cao.
- Đồng dao: RỀNH RỀNH RÀNG RÀNG


Rềnh rềnh ràng ràng

Chân gầy chân béo

Ba gan chiếu trả

Dệt vải cho bà

Xích lại cho gần

Vải hoa vải trắng

Một người hai chân

Đến mai trời nắng

Hai người bốn chân

Đem vải ra phơi

Ba người sáu chân

Đến mốt đẹp trời

Bốn người tám chân

Đem ra may áo.

- Nội dung của bài đồng dao giúp trẻ biết: Từ đôi bàn tay xinh xắn giúp
chúng ta làm rất nhiều việc đem lại lợi ích cho con người.

- Đồng dao TAY ĐẸP

Một tay đẹp

Tay đắp núi

Hai tay đẹp

Tay đào sông

Ba tay đẹp

Tay cạo lông

Tay dệt vải

Tay mổ lợn

Tay vải rau

Tay bắt vượn

Tay buông câu

Tay bắt voi

Tay chặt củi

Tay bẻ roi



Tay đánh hổ.
- Đồng dao: MƯỜI NGÓN TAY NGOAN
Mười ngón tay

Ngón cầm lẫy

Ngón đi cày

Ngón đánh cò

Ngón tát nước

Ngón chèo đò

Ngón chải đầu

Ngón dò biển

Ngón đi trâu

Tôi ngồi tôi đếm

Ngón đi cấy

Mười ngón tay

b) Chủ đề Gia đình
Đồng dao: CÁI BỐNG
Cái bống là cái bống bang

Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.
- Nội dung của bài đồng dao Thằng Bờm là lời ca rất chân thật mọc mạc,
thể thiện tính cách thật thà của người dân quê Việt Nam
- Đồng dao: THẰNG BỜM
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi


Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
- Đồng dao: CHÚ CUỘI
Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cởi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút, cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa.

- Nội dung bài đồng dao Bà còng đi chợ trời mưa thể hiện sự yêu thương,
giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Đồng dao:


BÀ CÒNG ĐI CHỢ TRỜI MƯA
Bà còng đi chợ trời mưa
Cái Tôm cái Tép đi đưa bà còng
Đưa bà đến quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, Tôm nhặt được trả bà mua rau.

- Nội dung bài đông dao Mẹ em đi chợ đằng trong là lời ca nói lên tình
cảm của mẹ luôn dành cho con.


- Đồng dao: MẸ EM ĐI CHỢ ĐẰNG TRONG

Mẹ em đi chợ đằng trong
Mua em cây mía vừa cong vừa dài
Mẹ em đi chợ đằng ngoài
Mua em cây mía vừa dài vừa cong.

Qua các ca khúc đồng dao về chủ đề gia đình, giúp cho trẻ càng hiểu thêm
mối quan hệ thân thiết ruột thịt của những người thân trong gia đình như giúp đỡ
nhau trong công việc. Như chúng ta đã biết, giáo dục trẻ thơ từ tình cảm gia đình
là việc làm quan trọng, đồng dao là một thể loại văn học thiếu nhi có tác dụng
giúp trẻ hiểu biết thêm về cuộc sống và con người xung quanh, bước đầu hình
thành cho trẻ hiểu được công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà và mọi người
trong gia đình luôn dành những điều tốt đẹp cho trẻ thơ.
b) Chủ đề động vật
- Nội dung bài đồng dao: Mau mau tỉnh dậy thật nhộn nhịp đáng yêu đối
với trẻ thơ
- Đồng dao: MAU MAU TỈNH DẬY



Tiếng con chim ri

Gọi cô gọi chú

Gọi dì gọi cậu

Tiếng con tu hú

Tiếng con sáo sậu

Gọi chú gọi dì

Gọi cậu gọi cô.

Mau mau tỉnh dậy

Tiếng con cồ cồ

Mà đi ra đồng

- Có những bài đồng dao còn miêu tả về những con vật nuôi trong gia đình
mỗi con vật có một đặc điểm và ích lợi khác nhau.
- Đồng dao: CON GÀ CỤC TÁC “LÁ CHANH”
Con gà cục tác “Lá chanh”!
Con lợn ủn ỉn: “ Mua hành cho tôi”!
Con chó khóc đứng, khóc ngồi!
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng! Những loài vật cũng có mối quan hệ mật thiết trong cuộc sống, như những con
người bình thường qua bài:

- Đồng dao : TU HÚ LÀ CHÚ BỒ CÁC
Tu hú là chú bồ các
Bồ cát là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các.

- Đồng dao : CON CUA MÀ CÓ HAI CÀNG


Con cua mà có hai càng
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn,thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng nam,bắc, đông, tây tỏ tường.
c) Chủ đề thực vật
Chủ đề thế giới động vật với sự hấp dẫn và đáng yêu của các loài vật thì
thế giới thực vật cũng mang đến cho chúng ta nhiều màu sắc và hương vị của các
loài hoa, quả như bài đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành”, bài “Cây ngô
đồng”.....
Ngoài ra, thiên nhiên trong đồng dao cũng thật trong trẻo, tươi sáng. Đồng
dao tạo cho ta một không gian ấm áp tình người, một vì sao, một vầng trăng cũng
đem lại cho chúng ta sự gần gũi thân thiết thể hiện qua bài:
- Đồng dao: ÔNG SẢO ÔNG SAO

Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi

Cái tôm cái tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chống

nậy
Ông ngồi lên chiếu

Ông ngồi dậy

Tôi biếu củ khoai

Ông về trời.

Ông nhai nhóp nhép


- Đồng dao: HẠT MƯA
Tôi ở trên trời

Theo máng theo mương

Tôi rơi xuống đất

Cho người trồng trọt

Tưởng rằng tôi mất


Thóc vàng chật cót

Chẳng hóa tôi không

Cơm trắng đầy nồi

Tôi chảy ra sông

Vậy chớ khinh tôi

Nuôi loài tôm cá

Hạt mưa hạt móc.

Qua các làng xã
Thiên nhiên trong đồng dao thật phong phú, đa dạng và có tính giáo dục về
mọi mặt.
Bên cạnh những ca khúc đồng dao các bài hát ca dao còn mang đến cho
các cháu sự thích thú, kích thích tính tò mò của trẻ qua các bài hát: “Con bìm
bịp” “Lý con cua” với chủ đề bản thân có bài hát “Con nít con nôi” lời của bài
hát thật hồn nhiên, vui tươi và trong sáng.Với những bài hát nói về tình cảm gia
đình như bài: “Công cha nghĩa mẹ”, “Ai ơi bưng bát cơm đầy”....
3.2. Biện pháp 2: Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho
trẻ mẫu giáo lớn:
Những trò chơi dân gian giúp cho trẻ biết kết hợp cùng với bạn khi chơi,
biết chơi cùng bạn, chia sẽ cùng bạn lúc thắng cuộc cũng như thua cuộc như trò
chơi: “Tạt lon” trò chơi “Cướp cò”, “ kéo co”, “Ô ăn quan”, “Nhảy sạp”,
“Đập chuồn chuồn”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đĩa ba ba”..... Qua các trò chơi
không chỉ rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mà giúp trẻ phát triển vận động, sự

nhanh trí, sự gắn kết tập thể.... Trò chơi rất dễ chơi, gây sự chú ý cho trẻ khác,
không đòi hỏi nhiều dụng cụ như trò chơi “Ô ăn quan” chỉ cần ít sỏi và hai viên
gạch thì trẻ có thể tham gia vào trò chơi, như trò chơi cờ gánh chỉ vài cái nắp chai
chúng ta nhặt được rồi vẽ ô trên sàn nhà có thể chơi một ván cờ gánh ngay trong
lớp học...


* Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi
của trẻ.
* Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, tôi phải
cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn
giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, trong trường Mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ
tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác
nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với
từng độ tuổi.
Cụ thể như sau:
- Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (từ 3 đến 4 tuổi): khả năng chú ý có chủ định
còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy, trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi
đơn giản như: “Lộn cầu vồng”; “Chi chi chành chành”; “Tập tầm vông”, “Nu
na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ”…
- Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn (từ 4 đến 6 tuổi): khả năng chú ý có chủ định
và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể
chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
+ Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
+ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
+ Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.

+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu
giáo lớn: “Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Hát chuyền sỏi”,
“Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng
đe”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Ném còn”, “Cướp cờ”, “Ném vòng cổ chai”, “Cờ
đi đường”, “Đúc cây dừa”…


RỒNG RẮN LÊN MÂY

BỊT MẮT BẮT DÊ

* Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ
chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong
phú, mang tính đặc trưng. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng
đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ như trò chơi: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một
đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi “Ném còn”
không thể diễn ra nếu thiếu quả còn. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt…
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó,
tôi luôn tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố
cần thiết cho trò chơi.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời ca: (đối với những trò chơi có lời đồng dao)
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao
giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc
đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ,

nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài
nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi “Đập chuồn
chuồn” trẻ hát:
“Đập chuồn chuồn- Ba luồn ba long- Đập chong chóng- Ba lóng ba luồn…”.


Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò
chơi không thể tiến hành. Hay như chơi “Rải ranh” trẻ hát: “Rải ranh – Bẻ cành
– Hái ngọn – Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi
một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại
giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước
khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động
chiều, hoạt động ngoài trời… Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và
tích cực tham gia chơi.
 Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những
trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng và phù hợp cho trẻ như “
Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”…
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ
như “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Ô ăn quan”…

BÉ KÉO CO CÙNG BẠN


TRÒ CHƠI “Ô ĂN QUAN”
Chính vì tôi nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để

từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Như vậy trẻ
mới thích thú và không bỏ dỡ cuộc chơi.
* Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt
động
- Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát
triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, tôi lựa chọn và tổ chức
các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
+ Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng tôi tổ
chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho
trẻ như: “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Kéo co”…


+ Với hoạt động góc: tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm
nhỏ trong một không gian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Cờ đi
đường”, cờ lúa ngô”…
+ Với hoạt động chung và hoạt động chiều (chủ yếu diễn ra trong lớp): nên
tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Chơi
cờ”, “ Vấn đáp”, “Đếm sao”, “ Đọc câu”…
- Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, tôi lựa
chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
+ Ví dụ:
 Với hoạt động thể chất: Tôi lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn
luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải
mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng, vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe
mạnh và năng động.
 Chẳng hạn:

 Với trò chơi: “Ném vòng vào cổ chai” hỗ trợ cho động tác ném trúng
đích nằm ngang;
 Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc
đuôi – Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật
nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại
phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác;
 Trò “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò” có nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một,
bàn hai…đến bàn mười . Trò chơi này hỗ trợ phát triển sức mạnh của đôi chân;
 Trò chơi “Trồng nụ trồng hoa” …Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết
nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và
khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
- Với HĐKPKH, toán, văn học: khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng
được các tiêu chí sau:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.


+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ
năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
 Ví dụ:
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền:
“Con ruồi có cánh - Đòn gánh có mấu - Châu chấu có chân…”
Hoặc:

“Con mèo, con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có coi (Quai)”

Đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật, cây cối
và đồ vật quen thuộc.

+ Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng
động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:
“Nghe vẻ, nghe ve- Nghe vè nói ngược- Ngựa đua dưới nước- Cá chạy trên
bờ…”
* Với hoạt động âm nhạc: tôi chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát
như các trò chơi: “Tập tầm vông” , “ Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “ Huê
nghé”…
* Với chuyên đề bảo vệ môi trường: Tôi chọn trò chơi: “Ba lá xùm”
(Trước khi chơi cô nói cách chơi và yêu cầu trẻ chọn lá rụng về bỏ vào sọt rác)
 Cô nói: Bum lá xà, ba lá xùm.
 Trẻ hỏi: Xùm lá chi
 Cô yêu cầu: Xùm lá bàng (Hoặc lá phượng…)
* Với lễ hội: “Ngày hội đến trường của bé” tôi tổ chức các trò chơi như:
+ Đối với trẻ chơi: Bịt mắt đánh trống, bỏ khăn, bịt mắt bắt dê, đi guốc
nhặt bóng…
+ Đối với cô chơi: Nhảy sạp, đội nón không quai hái hoa


* Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề
của bài dạy như:
- Chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức chơi: “Đồng dao hỏi tuổi xứ
Quảng”, “Phụ đồng ếch”, “Thi tìm những con vật có từ láy”…
- Chủ đề: “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Mít mật
mít gai”, “Làm nón mũ bằng lá”, “Đúc cây dừa”…
- Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ
các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như: “Ném còn”, “Cướp
cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Đẩy gậy”, “Chơi đu”,“Múa lân”…
* Biện pháp 4: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả

những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi
nhất định. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi
càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm,
vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “Rồng rắn
lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người
đều được chơi, được chạy như nhau. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như
nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị
tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó, tinh thần tập
thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
* Biện pháp 5: Vai trò của cô giáo
Lòng nhiệt tình là một trong những thuộc tính cần thiết của giáo viên Mẫu
giáo, cô giáo nhiệt tình thường được mô tả là năng động, hoạt bát, khích lệ và cởi
mở. Lòng nhiệt tình còn được biểu hiện thông qua lời nói, điệu bộ, nét mặt. Nắm
được ưu điểm đó nên khi hướng dẫn trẻ chơi tôi không những di chuyển bao quát
trẻ mà còn trực tiếp tham gia làm một thành viên trong trò chơi.
 Ví dụ: Trò chơi: “Rồng rắn lên mây” tôi làm đầu, làm đuôi hoặc làm
ông chủ.
Đáp lại lòng nhiệt tình của tôi là trẻ rất cố gắng để bắt được cô và rất thích
thú, hãnh diện khi bắt được cô.


Thêm vào đó chút tính khôi hài tôi sẽ làm cho trò chơi trở nên vui vẻ, làm
tăng sự hứng thú của trẻ. Pha trò trong lúc chơi của tôi có tác dụng tăng cường
tính tích cực, sự hưng phấn cho trẻ khi hoạt động, nâng cao khả năng nhận thức,
mạnh dạn, tự tin, tính hợp tác cao, đặc biệt thể hiện được tính thân thiện giữa cô
và trẻ.
 Ví dụ: Trò chơi: “Chi chi, chành chành” trẻ thường sợ bị bắt nên đưa
tay vào một cách thò thụt hoặc chưa gần đến câu cuối của bài đồng dao trẻ đã lấy
tay ra, lúc đó tôi nói:
- Bạn Lan sao nhát như thỏ đế thế?

- Bạn Vân thò thụt như con rùa vậy?
Tôi vừa nói vừa làm điệu bộ của “chú thỏ”, “con rùa”. Thế là trẻ vứt bỏ
ngay sự nhút nhát và tỏ ra vẻ “oai” mạnh dạn, tự tin và cùng hợp tác chơi tích
cực hơn. Tuy nhiên tôi chỉ sử dụng tính khôi hài có chừng mực, đúng lúc chứ
không lạm dụng quá mức sẽ làm giảm khả năng tập trung của trẻ.
- Khi tổ chức các trò chơi dân gian cô nên lựa chọn về thời gian để tổ chức
cho cháu chơi được tốt.
4. Kết quả nghiên cứu
Với những giải pháp đã trình bày trên, qua thời gian thực hiện đã đem lại
cho tôi nhiều kết quả:
- Bản thân đã lồng ghép vào trong các chủ đề, chuyên đề, vào trong các
hoạt động của trẻ, ở mọi lúc mọi nơi đã thành thạo và thích chơi nhiều các trò
chơi dân gian;
- Hầu hết trẻ ở các lớp đều thuộc nhiều ca khúc đồng dao, ca dao và biết
chơi được các trò chơi dân gian mà tôi đã sưu tầm đạt ở mức độ từ 80- 90% ở các
độ tuổi;
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào các trò chơi dân gian nhất là vào giờ hoạt
động ngoài trời;
- Thông qua trò chơi và khi đọc các bài đồng dao rồi hát các bài hát dân ca
giúp cho trẻ phát triển vốn từ;
- Trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, biết kết hợp với bạn khi chơi;


- Giáo viên biết lựa chọn nội dung phù hợp để đưa vào việc tổ chức hoạt
động cho trẻ phù hợp theo từng độ tuổi và có thêm tư liệu để lồng ghép ca khúc
đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian vào trong các hoạt động của trẻ, bản thân đã
sưu tầm được nhiều ca khúc đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian cho trẻ.
- Các bậc phụ huynh rất hài lòng khi nhìn thấy con mình tham gia vào các
trò chơi.
5. Bài học kinh nghiệm

Qua việc sưu tầm các ca khúc đồng dao, bài hát dân ca, trò chơi dân gian
vào việc thực hiện kế hoạch hằng ngày cho trẻ tại trường bản thân tôi rút ra được
những bài học kinh nghiệm sau:
- Lựa chọn những bài đồng dao có vần điệu thuần dễ đọc, dễ thuộc;
- Câu từ rõ ràng có tính hài hướt gây được sự chú ý của trẻ;
- Giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề;
- Có sự đầu tư trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ;
- Biết lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề với từng độ tuổi để dạy cháu.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sưu tầm, tuyển chọn các ca khúc đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian
cho trẻ Mầm Non trong giai đoạn hiện nay hết sức thiết thực, đáp ứng được các
yêu cầu trong đổi mới giáo dục cũng như trong việc thực hiện phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà nghành giáo dục đã phát
động. Thông qua các bài đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian giúp cho trẻ hiểu
biết thêm nhiều về các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam, hình thành cho trẻ
tính nhanh nhẹn, hoạt bát, tinh thần tập thể cao, biết chia sẽ và hợp tác cùng bạn,
về giáo viên giúp cho họ có thêm kiến thức về đồng dao, ca dao, các trò chơi dân
gian, trang bị cho họ thêm kiến thức về âm nhạc như các làn điệu ca dao, đồng
dao bản thân tôi cũng được trao dồi nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa và phong
tục tập quán Việt Nam. Nếu có điều kiện bản thân tôi sẽ tiếp tục sưu tầm, tuyển
chọn thêm nhiều thể loại về đồng dao, trò chơi dân gian nhiều hơn nữa đẻ góp
một phần nhỏ của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.


- Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi,
luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi;
- Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt được
kết quả tốt. Bên cạnh những trò chơi dân gian, tôi còn đăng ký làm đĩa về các bài

hát dân ca về tập hát;
Trên đây là kinh nghiệm sưu tầm, tuyển chọn các ca khúc đồng dao, ca
dao, trò chơi dân gian vào việc thực hiện kế hoạch hoạt động hằng ngày của trẻ ở
lớp Mẫu giáo lớn của tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo. Xin
chân thành cảm ơn!
2. Kiến nghị
Nhà trường trang bị một số trang phục và đồ dùng dân gian để trẻ thực hiện
trò chơi. Cung cấp thêm Tài liệu hướng dẫn các trò chơi dân gian, đồng dao, ca
dao.
IV. PHỤ LỤC
1. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo
các chủ đề xuất bản năm 2010.
2. Tài liệu hướng dẫn các trò chơi dân gian.
3. Tham khảo thêm nhiều thông tin trên mạng.
4. Tham khảo những người lớn tuổi.
5. Tạp chí giáo dục Mầm Non số 47 năm 2012 và nhiều tập chí khác mà
bản thân đã sưu tầm
Hoà Phước, ngày 12 tháng 11 năm 2016
Người viết

Lê Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU


1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích của đề tài

2

3. Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu

2

4. Phạm vi và đối tượng của đề tài

2

4.1. Đối tượng nghiên cứu

2

4.2. Phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu

3


6. Kế hoạch nghiên cứu

3

II. PHẦN NỘI DUNG

3

1. Cơ sở lý luận Mô tả , phân tích các biện pháp, các ứng dụng, cách
làm mới làm cho nghiên cứu có chất lượng đạt hiệu quả hơn
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu

3
4

5. Bài học kinh nghiệm

4

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4

1. Kết luận

5

2. Kiến nghị


5

IV. PHỤ LỤC

6

3. Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em 5 tuổi ở trường mầm non Hoà Phước
3.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ
trương Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi
a) Đối với lãnh đạo địa phương

6
7
7


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×