Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các Khái Niệm Cơ Bản Trong Thông Tin Di Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.35 KB, 14 trang )

Contents

Chương 1: Tổng quan
Phân loại các hệ thống điện thoại di động
1. Phân loại theo đặc tính tín hiệu: mạng thông tin di động tương tự và mạng di động kỹ
thuật số.
2. Phân loại theo cấu trúc hệ thống: mạng di động tổ ong, mạng di động vệ tinh, mạng
không dây cố định WLAN, WiMAX…
3. Phân loại theo phương thức đa truy cập vô tuyến: đa truy cập phân chia theo tần số
FDMA (Frequency Division Multiplex Access), đa truy cập phân chia theo thời gian
TDMA (Time Division Multiplex Access), đa truy cập phân chia theo mã CDMA (Code
Division Multiplex Access)
4. Phân loại theo phương thức song công: đơn công ( quảng bá – truyền hình), bán song
công (hệ thống bộ đàm), song công ( vừa nghe gọi cùng một lúc – hệ thống điện thoại
diđộng ngày nay).

Chương 2 : Mạng di động tế bào tổ ong
Tại sao phải tái sử dụng tần số?
• Càng nhiều tần số thì càng đáp ứng được nhiều lưu lượng
• Tài nguyên tần số dành cho mạng di động là hữu hạn
• Ứng dụng dữ liệu đa phương tiện (ảnh, yotube, game online, xem phim trực tuyến )
tăng => Nhu cầu băng thông tăng.
• Mạng di động với vùng phủ sóng rộng không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng băng thông
=> Nghẽn mạng


Tái sử dụng tần số => Để tăng lưu lượng băng thông => Chia thành các vùng phủ sóng
nhỏ hơn
Tại sao chọn tế bào hình lục giác?
• Yêu cầu phủ sóng mà không có khoảng trống.
• Coi địa hình là bằng phẳng lý tưởng, coi mỗi tế bào như 1 đa giác đều.Nếu đa giác phủ


kín mặt phẳng thì công thức sau phải được thỏa mãn:
k
4
(n − 2).180o. = 360 o => k = 2 +
n
n−2

n: số cạnh đa giác.

k: số đa giác chung có chung 1 đỉnh để lấp kín 360 độ
• Do n,k đều là số nguyên nên n-2 phải là ước của 4 do đó n nhận giá trị 3,4,6 tức là đa
giác đều phải là tam giác, tứ giác, lục giác đều.
• Khi sử dụng angten phát tròn đặt tại tâm đa các đa giác này thì vs tế bào lục giác các
hình tròn ngoại tiếp của 2 đa giác kề nhau có diện tích chồng nhau là nhỏ nhất. Do vậy
mô hình tế bào lục giác được chọn trên thực tế.
Khái niệm cell?
• Tế bào hay ô: là đơn vị cơ sở của mạng, tại đó trạm di động MS tiến hành trao đổi
thông tin với mạng qua trạm thu phát gốc BTS (BS).
Khái niệm cluster?
• Tập hợp 1 số tế bào gọi là các cụm tế bào. toàn bộ các kênh tần số sẵn có của hệ thống
được phân bố cho các cell trong cụm tế bào. Toàn bộ tần số này sẽ được sử dụng lại ở tất
cả các cụm khác.
• mẫu 3/9 :
 Tần số sử dụng được chia thành 9 nhóm tần số ấn định trong 3 trạm gốc. Mẫu này
có khoảng cách giữa các trạm đồng trên D=5,2R
 Số kênh trong 1 cell lớn, nhiễu cao, thường dùng cho những vùng có mật độ di
động cao
• mẫu 4/12 :
 Tần số sử dụng được chia thành 12 nhóm tần số ấn định trong 4 trạm gốc. Mẫu
này có khoảng cách giữa các trạm đồng trên D=6R

 Sử dụng cho vùng có mật độ lưu lượng trung bình
• Mẫu 7/21 :


 Tần số sử dụng được chia thành 21 nhóm tần số ấn định trong 7 trạm gốc. Mẫu
này có khoảng cách giữa các trạm đồng trên D=7,9R
 Sử dụng cho vùng có mật độ lưu lượng thấp
Nhiễu : Các nguồn nhiễu tác động và cách khắc phục
• Intra cell: Nhiễu từ các MS trong cùng 1 cell
• Inter cell: Nhiễu từ các MS đang tiến hành gọi từ các cell lân cận
• Nhiễu từ các trạm gốc sử dụng cùng băng tần
• Nhiễu từ các hệ thông khác
•Nhiễu đồng kênh: sinh ra từ các ô tế bào sử dụng cùng tần số do việc tái sử dụng tần số
gây lên
=> các khắc phục:
+ Sử dụng anten định hướng
+Hạ thấp độ cao anten trạm gốc
+ Tăng khoảng cách tái sử dụng tần số. Khoảng cách tái sử dụng tần số D là khoảng
cách tối thiểu của các kênh tần số tại đó mức nhiễu là chấp nhận được
D = 3N × R

Q=

hệ số tái sử dụng tần số

D
= 3N
K

, N: kích thước cluster.


D: khoảng cách giữa 2 cell đồng kênh

n

+ Đê giảm nhiễu đồng kênh cần tăng tỉ số S/I

S 1 D
1
=  ÷ =
I 6 R 
6

(

3N

)

n

+ Tăng n (số mũ suy giảm sóng điện từ): chỉ số này phụ thuộc vào môi trường truyền
sóng, công suất phát nên không thể thay đổi.
+ Tăng tỉ số lặp lại kênh D/R: Ta có thể tăng khoảng cách giữa các tế bào có kênh
truyền giống nhau hoặc giảm R là bán kính của một tế bào. Hoặc tăng kích thước nhóm
N điều này làm giảm dung lượng hệ thống dẫn đến việc quản lý các cell phức tạp, và tốn
kém do phải lắp đặt nhiều trạm BTS. Như vậy cần tính toán D/R và kích thước nhóm phù
hợp với địa hình và mật độ dân cư, và số kênh tương ứng với mỗi tế bào.
+ Không thể dùng bộ lọc để loại bỏ giao thoa này do các máy phát có cùng tần số.
• Nhiễu kênh lân cận: gây ra bởi bộ lọc máy thu không lý tưởng và hiệu ứng xa gần

biểu hiện rõ ở bộ thu của trạm gốc. Vì bộ lọc không lý tưởng nên tín hiệu ko mong muốn


ở kênh có tần số lân cận bị triệt tiêu mạnh song nếu nó là tín hiệu rất mạnh vẫn chui vào
bộ thu gây nhiễu tín hiệu mong muốn của 1 máy di động khác khi máy này ở xa bộ thu
trạm gốc.
•Cải thiện bộ lọc máy thu
Các khái niệm về lưu lượng người dùng, lưu lương cuộc gọi và lưu lượng toàn
hệ thống:
Lưu lượng người dùng: Lưu lượng người dụng là đại lượng đo khoảng thời gian sử
dụng có ích trong 1h.
Cường độ lưu lượng: Diễn tả lưu lượng trung bình của người sử dụng lưu lượng
tổng cộng
6. Nâng cao dung lượng hệ thống:
Nguyên nhân:
Khi số người sử dụng tăng lên, mật đô người sử dụng cũng tăng lên trong khi
nguồn tài nguyên tần số có hạn vì vậy nhiệm vụ của các nhà mạng là nâng cao chất lượng
phục vụ bằng cách nâng cao dung lượng hệ thống nhằm làm giảm tắc nghẽn mạng. Nâng
cao dung lượng hệ thống là nâng cao việc tái sử dụng tần sô. Việc tái sử dụng tần số tác
động nhiễu đồng kênh. Vì vậy cần tìm những phương pháp làm giảm nhiễu đồng kênh sẽ
nâng cao được dung lượng hệ thống.
Các phương pháp: có 3 kĩ thuật nâng cao dung lượng hệ thống khi người sử dụng
tăng cao –chia nhỏ tế bào- sử dụng an ten định hướng- Phân vùng tế bào.
- Chia nhỏ tế bào: Là thay thế một tế bào lớn hơn bằng những tế bào nhỏ hơn với
trạm gốc đặt thấp hơn và có công suất phát nhỏ hơn. Dung lượng tăng thêm là do việc
tăng thêm sự sử dụng lại kênh.(kích cỡ tế bào R thay đổi xong tỉ số D/R vẫn giữ nguyên).
+ Ưu điểm: Tăng được sự sử dụng lại kênh, đáp ứng được những vùng có mật độ
dân cư cao, nâng cao dung lượng hệ thống.
+ Nhược điểm: Khi thiết bị di động di chuyển với tốc độ nhanh khó có thể kiểm
soát, vì vậy phải có một tế bào lớn bao chông phủ các tê bào nhỏ nhằm kiểm soát thiết bị

có tốc độc chuyển động cao. Hơn nữa thêm với việc công xuất phát nhỏ nên bên máy thu
phải có bộ lọc tốt để tránh hiện tượng nhiễu kênh lân cận.
- Sử dụng anten định hướng: Là sử dụng các anten phát theo một hướng nhất định
thay thế các anten phát tròn. Làm giảm giao thoa cùng kênh cho phép các tế bào cùng
kênh ở gần nhau hơn ( giảm tỉ số D/R tức là giảm kích cỡ cụm hay tăng sự lặp lại tần số)
dẫn đến tăng dung lượng hệ thống khi kích thước tế bào không đổi.
+ Ưu điểm: Làm giảm kích cỡ cụm hay tăng sự lặp lại tần số không làm thay đổi
kích thước tế bào.


+ Nhược điểm: Làm tăng số anten trên một trạm gốc, phần nào làm giảm hiệu
suất trùn kế và tăng thêm số lần chuyển giao, làm quá tải các phần tử chuyển mạch.
-Phân vùng trong tế bào: Thay các trạm gốc lơn bằng các trạm công xuất nhỏ hơn
phủ sóng những phần nhỏ hơn trong tế bào và các trạm này được kết nối về điều khiển
chung một trạm gốc của tế bào (điều này sẽ giảm nhiễu đồng kênh).
+ Ưu điểm: Chuyển giao không xảy ra giữa các anten trong cùng một tế bào mà
chỉ thay đổi anten quản lý khi MS di chuyển từ vùng này sang vùng khác trong tế bào(tức
là dải tần giữ nguyên không bị thay đổi). Được dung dọc theo các đường cao tốc có lưu
lượng lớn.
+ Nhược điểm: Làm tăng số cột + anten.

Chương 3: Truyền sóng vô tuyến di động trong phạm vi rộng
Đặc điểm truyền sóng trong môi trường di động
• Kênh vô tuyến di động là hạn chế cơ bản tới hoạt động của mạng thông tin di động.
• Đường truyền vô tuyến di động từ vật phát đến vật thu có thể là đường thẳng trực tiếp
hoặc bị che bởi các vật chắn như tòa nhà, núi non, thậm chí là lá cây .
• Đường truyền là không cố định, thay đổi liên tục do người sử dụng di chuyển.
• Tín hiệu nhận được tại máy di động là tổng của các đường truyền vô tuyến khác nhau
• Tất cả điều này gây ra suy giảm tín hiệu, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của mạng di
độngG tự do

• Ba

cơ chế lan truyền sóng:

1. Phản xạ
 Xảy ra khi sóng điện từ truyền đi chạm vào vật thể có kích thước lớn hơn rất nhiều
so với bước sóng của sóng điện từ. Vật phản xạ thường là: các tòa nhà, các bức
tường.
2. Khúc xạ
 Xảy ra khi sóng điện từ truyền đi từ phần phát đến phần thu bị gặp phải mép của
vật thể, nó sẽ đổi hướng theo một góc độ nhất đinh, phụ thuộc vào tần số.
 Tần số càng cao, góc khúc xạ càng lớn
 Tín hiệu bị bẻ cong khi nó đi qua 1 chất liệu có mật độ khác biệt so với môi
trường trước đó
 Thay đổi hướng đi của sóng.
3. Tán xạ (Lệch hướng khi va chạm vào vật khác)


 Xảy ra khi sóng truyền qua môi trường có nhiều vật cản mà kích thước của nó nhỏ
so với bước sóng và số lượng vật cản thường có số lượng tập trung lớn.
 Tín hiệu bị phân tán thành nhiều đường tín hiệu có cường độ yếu hơn.
4. Suy giảm
 Gây ra bởi bất kỳ vật cản nào trên đường đi của sóng. Tần số càng cao suy giảm
càng cao.

Chương 4: Fading tầm hẹp và hiệu ứng đa đường
Khái niêm:
- Mô tả sự biến động nhanh của biên độ, pha của các loại trễ đa đường của tín hiệu
vô tuyến trong một khoảng thời gian ngắn hoặc qua những khoảng di chuyển nhỏ.
- Fading tầm hẹp có hai nguyên lý - sự trải thời gian (time-spreading) của tín hiệu

và đặc tính thay đổi theo thời gian (time-variant) của kênh truyền
Nguyên nhân:
- Gây ra bởi sự giao thoa giữa hai hoặc nhiều phiên bản của tín hiệu phát khi tới
trạm thu với thời gian hơi lệch nhau.
- Fading gây nên bởi tín hiệu đa đường
- Sóng đa đường có thể làm mạnh lên hoặc yếu đi tín hiệu tổng thu được tại trạm
thu do biên độ và pha của tín hiệu thu được bị thay đổi
- Fading tầm hẹp, do xây dựng và hiện tượng đa đường truyền giữa máy phát và
máy thu
- Sự thăng giáng của tầng điện ly đối với hệ thống sóng ngắn
- Sự hấp thụ gây bởi các phân tử khí, hơi nước, mưa, tuyết, sương mù...sự hấp thụ
này phụ thuôc vào dải tần số công tác đăc biệt là dải tần cao (>10Ghz).
- Sự khúc xạ gây bởi sự không đổng đều của mật đô không khí.
- Sự phản xạ sóng từ bề măt trái đất, đăc biệt trong trường hợp có bề măt nước và
sự phản xạ sóng từ các bất đổng nhất trong khí quyển. Đây cũng là môt yếu tố
dẫn đến sự truyền lan đa đường.
- Sự phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ từ các chướng ngại trên đường truyền lan sóng
điện từ, gây nên hiện tượng trải trễ và giao thoa sóng tại điểm thu do tín hiệu
nhận được là tổng của rất nhiều tín hiệu truyền theo nhiều đường. Hiện tượng này
đăc biệt quan trọng trong thông tindi động.
Các yếu tố ảnh hưởng tới Fading
• Sóng truyền đa đường
– Sự xuất hiện của các vật phản xạ và tán xạ gây nên đa phiên bản của tín hiệu
phát đi tới trạm thu
– Với các biên độ khác nhau và trễ thời gian (trải trễ) khác nhau
– Gây nên tín hiệu tổng tại trạm thu bị suy giảm hoặc méo


• Tốc độ di chuyển
– Gây nên dịch chuyển Doppler tại mỗi thành phần của sóng đa đường .

– Gây nên điều chế tần số ngẫu nhiên
• Tốc độ của các vật thể xung quanh
– Gây nên dịch chuyển Doppler biến thiên theo thời gian trên các thành phần của
sóng đa đường
• Băng thông truyền dẫn của kênh
– Nếu băng thông của tín hiệu phát lớn hơn băng thông của kênh đa đường truyền, tín
hiệu nhận được sẽ bị méo, nhưng cường độ tín hiệu không bị suy giảm nhiều qua
– Nếu tín hiệu phát có băng thông hẹp so với kênh truyền dẫn, biên độ của tín hiệu
thay đổi rất nhanh, nhưng tín hiệu không bị méo theo thời gian
•Phân loại Fading
- Fading phẳng
• Nếu kênh vô tuyến di động có biên độ không đổi và đáp ứng pha tuyến tính
trong một băng thông lớn hơn băng thông của tín hiệu phát thì tín hiệu thu được sẽ
là fading phẳng.
• Tức là trong kênh Fading phẳng, tất cả các thành phần tần số truyền qua băng
thông kênh đều chịu ảnh hưởng Fadinh như nhau
B(băng thông tín hiệu) < Bc (băng thông kênh truyền)
TD < T

(chu kì kí hiệu)

- Fading chọn lọc tần số
•Nếu kênh vô tuyến di động có biên độ không đổi và đáp ứng pha tuyến tính trong
một băng thông nhỏ hơn băng thông của tín hiệu phát thì kênh tạo ra fading chọn
lọc tần số trên tín hiệu thu được
• Trong điều kiện như vậy, đáp ứng xung kim của kênh có trải trễ đa đường lớn
hơn băng thông của tín hiệu phát.
• Trong kênh Fadinh chọn lọc tần số, một số đoạn phổ của tín hiệu khi đi qua kênh
Fading chọn lọc tần số sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các phần khác
• Khi Fading chọn lọc tần số xảy ra,tín hiệu thu được bao gồm đa phiên bản của

tín hiệu phát đã bị suy giảm hoặc trễ. Do đó, tín hiệu thu được sẽ bị méo.


• Tín hiệu thu được bao gồm nhiều phiên bản của tín hiệu phát bị suy giảm và trễ
thời gian , vì vậy tín hiệu thu được bị méo.
• Fading chọn lọc tần số là do phân tán thời gian của các ký hiệu được truyền
trong kênh
• Vì vậy kênh sẽ sinh nhiễu liên ký hiệu ( intersymbolinterference )(ISI)
• Mô hình cho loại kênh này khá khó vì mỗi thành phần đa đường phải được mô
hình hóa và kênh phải là bộ lọc tuyến tính
• Mô hình phổ biến: 2-ray Rayleigh fading
•Cũng được gọi là các kênh băng rộng vì băng thông của tín hiệu rộng hơn băng
thông của đáp ứng xung kim của kênh
B(băng thông tín hiệu) > Bc (băng thông kênh truyền)
TD > T

(chu kì kí hiệu)

- Fading nhanh
• Trong kênh Fadinh nhanh, đáp ứng xung kim của kênh thay đổi nhanh trong
khoảng của ký hiệu
• Nói cách khác, thời gian nhất quán của kênh nhỏ hơn chu kỳ ký hiệu của tín hiệu
phát
• Điều này gây nên phân tán tần số (fading chọn lọc thời gian) do trải Doppler, dẫn
tới tín hiệu bị méo
• Tín hiệu méo do Fading nhanh tăng lên cùng với sự tăng của trải Doppler ứng
với băng thông của tín hiệu phát
B(băng thông tín hiệu) > Bc (băng thông kênh truyền)
TC < T


(chu kì kí hiệu)

- Fading chậm
• Trong kênh fading chậm, đáp ứng xung kim của kênh thay đổi với tốc độ chậm
hơn rất nhiều so với tín hiệu phát.
• Kênh có thể coi như tĩnh qua một hoặc vài khoảng băng thông tương quan
• Trải Doppler của kênh bé hơn rất nhiều so với băng thông truyền dẫn cơ bản


B(băng thông tín hiệu) < Bc (băng thông kênh truyền)
TC > T

(chu kì kí hiệu)

Hiệu ứng Doppler
• Khi trạm phát hoặc trạm thu di chuyển thì tần số của tín hiệu thu được thay đổi nghĩa là
nó khác với tần số của tín hiệu phát. Hiện tượng này gọi là Hiệu ứng Doppler.
• Sự thay đổi của tần số được gọi là dịch chuyển Doppler.
– Điều này phụ thuộc vào:
• Vận tốc tương đối của trạm thu so với trạm phát
• Tần số (hoặc bước sóng) truyền
• Hướng di chuyển so với hướng của tín hiệu tới
fd =

BT :

1 ∆φ v
= cos θ
2π ∆t λ


• Dịch chuyển Doppler là số dương
– Nếu máy di động di chuyển cùng hướng với hướng đi của sóng truyền
• Dịch chuyển Doppler là số âm
- Nếu máy di động dịch chuyển ra xa với hướng đi của sóng

Chương 5: MẠNG TTDD
Băng tần :
• Băng tần là 1 băng (1 dải) tần số nào đó được giới hạn bởi 1 tần số thấp nhất và 1
tần số cao nhất
• Mỗi hệ thống được cấp 1 phát 1 hoặc nhiều băng tần
• Trong mỗi băng tần, kênh vô tuyến hệ thống được ấn định
• VD GSM 900 - UL(hướng thuận):890-915 Mhz,
DL(hướng ngược): 935-960Mhz
Phương thức đa truy nhập:
Mạng GSM:


Cấu trúc mạng GSM

 BTS – Base Tranceiver Station hoặc BS: Base Station
• Thu phát vô tuyến
• Ánh xạ kênh logic và kênh vật lý
• Mã hóa và giải mã
• Mật mã hóa và giải mật mã hóa
• Điều chế và giải điều chế
 BSC – Base Section Controller
• Điều khiển 1 số trạm BTS : xử lý các bản tin báo hiệu, điều khiển vận hành, bảo
dưỡng 1 đường đi/đến BTS
• Khởi tạo kết nối
• Điều khiển chuyển giao : Intra và Inter BTSHO

• Kết nối tới BTS,OMC,MSC
 MSC – Mobile Switching Center
• Xử lý cuộc gọi
• Điều khiển chuyển giao
• Xử lý tính cước
• Quản lý di động
• Tương tác mạng GMSC
 HLR – Home Location Register
• Là cơ sở dữ liệu tham chiếu lưu tiữ lâu dài các số liệu về thuê bao
• Các số hiệu nhận dạng thuê bao IMSI, MSIDN
• Các thông tin về thuê bao
• Danh sách các dịch vụ MS được/ hạn chế sử dụng
• Số hiệu VLR đang phục vụ MS
 VLR – Visitor Location Register
• Là cơ sở dữ liệu trung gian lưu trữ tạm thời các thông tin về thuê bao trong vùng
phục vụ của MSC/VLR được tham chiếu từ dữ liệu cơ sở HLR
• Các số hiệu nhận dạng thuê bao IMSI, MSIDN,TMSI
• Danh sách các dịch vụ MS được/ hạn chế sử dụng
• Số hiệu nhận dạng vùng định vị đang phục vụ MS
• Trạng thái của MS ( dỗi, bận)


Thủ tục thiết lập cuộc gọi
 Từ máy MS gọi đi
1. MS dùng RACH yêu cầu kênh báo hiệu
2.
MSC nhận thông báo qua BTS và yêu cầu BSC cấp cho MS 1 kênh báo hiệu tạm
thời SDCCH
3. MS gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi qua kênh SDCCH đến MSC. Qua SDCCH
các thủ tục báo hiệu cho cuộc gọi được thực hiện. Bao gồm:

+ Đánh dấu MS trạng thái “ active” trong dữ liệu VLR
+ Chứng thực
+ Bảo mật
+ Xác định thiết bị
+ Gửi số thuê bao B tới mạng
+ Kiểm tra thuê bao có dịch vụ “ chặn chiều gọi đi” hay không
4. MSC/VLR yêu cầu BSC cấp kênh TCH rảnh cho MS. BTS và MS được điều
chỉnh đến kênh TCH này
5. MSC/VLR chuyển số thuê bao được gọi đế tổng đài của PTSN để thiết lập kết
nối
6. Nếu thuê bao trả lời, kết nối được thiết lập

 Từ MS nhận được cuộc gọi PSTN
1. Cuộc gọi từ mạng cố định được định tuyến đến GMSC yêu cầu kết nối với 1
thuê bao A nào đó
2. GMSC yêu cầu HLR cung cấp vị trí hiện hành của thuê bao A
3. HLR cung cấp thông tin liên quan đến vị trí hiện thời của thuê bao A cho
GMSC
4. Dựa vào đó GMSC sẽ định tuyến và gửi thông tin cần thiết đến MSC mà thuê
bao A có mặt
5. MSC yêu cầu VLR cung cấp số liệu liên quan đến thuê bao A
6. VLR cung cấp thông tin thuê bao A cho MSC
7. MSC tiến hành gọi thuê bao A trên tất cả các trạm BTS thuộc nó kiểm soát vì
MSC ko biết thuê bao A ở đâu
8. Sau khi thuê bao A nhấc máy bắt đầu quá trình trao đổi thông tin giữa thuê
bao A và mạng để kiểm tra SIM và cách thức mã hoá trên đường truyền vô
tuyến. Sau đó
VLR tạo ra TMSI và mạng tiến hành nối mạch



Chuyển giao
• Chuyển đổi BTS phục vụ MS khi MS đang trong chế độ đàm thoại.
• Khi chuyển giao MS được chuyển từ kênh TCH này sang kênh TCH khác.
Điều kiện chuyển giao
• Khi MS đang trong chế độ đàm thoại mà di chuyển từ vùng phục vụ của BTS này
sang vùng phục vụ vủa BTS khác. Khi đó cường độ trường của BTS phục vụ
giảm dần, cường độ trường của BTS kế cận tăng dần. Nếu MS tiếp tục di chuyển
theo hướng này thì đến một thời điểm nào đó thì cường độ của BTS phục vụ
khôngđủ để hoạt động. Do đó muốn tiếp tục đàm thoại thì phải chuyển giao
sang BTS kế cận.
• Khi MS khơng di chuyển nhưng đang hoạt động trong vùng phủ sóng là giao của
2 ơ BTS nếu vì bất cứ 1 lý do nào đó mà tổng số bỉ lỗi trên BTS đang phục vụ
tăng nên thì hệ thống sẽ thực hiện chuyển giao để cải thiện chất lượng => chuyển
giao chất lượng
• Khi MS khơng di chuyển nhưng hoạt động trong vùng phủ sóng là giao của 2
BTS, nếu lưu lượng trên BTS đang phục vụ đã bão hòa và sắp bão hòa thì hệ
thống cũng thực hiện chuyển giao sang 1 số MS sang BTS mới để cho BTS này
phục vụ các MS mới=> chuyển giao này là chuyển giao lưu lượng
Các phương pháp chuyển giao
• Chuyển giao giữa 2 ơ cùng 1 BSC
• Chuyển giao giữa 2 ơ thuộc 2 BSC
• Chuyển giao giữa 2 MSC


Xử lý tín hiệu thoại

 Mã hóa nguồn:
• Tín hiệu thoại được điều chế PCM 13bit/mẫu, tần số lấy mẫu 8kHz. Tốc
độ bit 13bit/mẫu x 8kHZ = 104kb/s => truyền ko hiệu quả
• Thực hiện nén 104kb/s xuống 13kb/s loại bỏ dư thừa dữ liệu

 Mã hóa kênh
• Thêm các bit dư thừa nhằm mục đích phát hiện và sửa lỗi trên kênh
truyền, thường chỉ sửa được lỗi đơn
• Dùng các loại mã khối, mã chập.
 Ghép xen
• Giảm nhiễu cụm
• Đảo trật tự bit để tách lỗi cụm thành lỗi đơn
 Mật mã hóa
• Việc bảo mật được tăng cường theo thuật toán thay đổi theo từng cuộc
gọi
• Có 2 loại bảm mật A3, A5
• Mã hóa theo khóa kc trên SIM
 Tạo cụm
• Cộng thêm dữ liệu nhị phân vào cụm đã được bảo mật giúp cho đồng bộ
và cân bằng tín hiệu nhận được( tạo thành 1 khe thời gian đầy đủ)
• Các tin tức phát đi ứng với 1 khe thời gian có dạng cụm
 Điều chế
• Sử dụng điều chế theo sơ đồ GMSK là 1 loại điều chế số FM đặc biệt

Công Thức


Mô hình hata:

Suy hao vùng đô thị
L(urban) (dB) = 69,55 + 26,16logfc – 13,82loghte - a(hre)+ (44,9 – 6,55loghte).logd
hre: chiều cao anten thu (m)
hte: chao cao anten phát (m)

fc: tần số sóng mang (Mhz)


d: cự ly truyền (km)

Với đô thị vừa và nhỏ:
a(hre) = (1,1 logfc – 0,7).hre - (1,56 logfc – 0,8)
Với các đô thị lớn:
a(hre) = 8,29(log1,54hre)2 - 1,1 với fc < 300 MHz
a(hre) = 3,2 (log11,75hre)2 - 4,97 với fc > 300 MHz

Suy hoa ngoại thành, nông thôn
Với vùng ven đô:
2


 fc  
L 50(db) = L(urban) − 2  log  28 ÷ ÷ − 5.4
Vùng nông thôn:

L 50(db) = L(urban) − 4.78 ( log ( fc ) ) − 18.33log fc − 40.98
2



×