Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.72 KB, 29 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHƯƠNG 1:
Câu 1: Tại sao nói kế toán quản trị là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định quản lý
của nhà quản trị trong DN?
Câu 2: Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị?
Câu 3: Có phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị là kế toán
chi tiết không?
Câu 4: Hãy nêu khái niêm và kể tên các nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán
quản trị trong doanh nghiệp?
Câu 5: Hãy làm rõ vai trò kế toán quản trị với chức năng quản lý?

CHƯƠNG 2:
A.CÂU HỎI
Câu 1: Khái niệm và bản chất của chi phí?
Câu 2: Tại sao phải phân loại chi phí? Các cách phân loại chi phí? Mục đích của các
cách phân loại?
Câu 3: Các phương pháp tách chi phí hỗn hợp? So sánh ưu, nhược của các phương
pháp?
Câu 4: So sánh các loại chi phí sau đây:
- Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ;
- Biến phí và định phí;
- Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc;
- Định phí tùy ý và định phí bắt buộc;
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp;
- CP kiểm soát được và CP không kiểm soát được.
Câu 5: Xu hướng tăng dần Định phí so với biến phí: Nguyên nhân và tác động?
B.BÀI TẬP
Bài 2.1: Có tài liệu sau đây về các loại chi phí, hãy sắp xếp các loại chi phí trên bằng
cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp:
CP
Biến Định sản


phí phí
phẩ
m
1. NVL dùng cho
sản xuất sp

CP
thờ
i kỳ

CP
bán
hàn
g

CP
QL

CP
NVL
DN TT

CP
NC
TT

CP
SXC

CP

sản
xuấ
t


2. Tiền lương bộ
phận QLDN
3. Điện dùng tại
phân xưởng SX
4. Hoa hồng cho
người bán hàng
5. Lương công
nhân trực tiếp SX
6. BHXH của nhân
công trực tiếp SX
7. Tiền lương và
bảo hiểm của
nhân viên phân
xưởng
8. Vật liệu phụ
dùng trong SX
9. Khấu hao thiết
bị, máy móc SX
10. Khấu hao văn
phòng làm việc
11. Phân bổ công
cụ, dụng cụ mua
dùng trong SX
12. Lương nhân
viên bán hàng

13. Lương quản
đốc phân xưởng
14. CP sản xuất
chung khác


Bài 2.2: Khách sạn Sầm Sơn có tất cả 400 phòng. Số phòng cho thuê hàng tháng
đạt mức cao nhất vào tháng 6 đạt khoảng 95%, ở mức này, chi phí hoạt động bình
quân là 105.000 đ/ phòng/ ngày. Tháng thấp nhất, tỷ lệ phòng cho thuê được chỉ
đạt 50%. Tổng chi phí hoạt động trong tháng này là 765.000.000 đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định biến phí của mỗi phòng một ngày
b. Xác định tổng định phí hoạt động trong tháng
c. Xây dựng công thức dự toán chi phí hoạt động của khách sạn. Giả sử trong

tháng 8, lượng phòng được thuê ước đạt 80%, chi phí hoạt động dự kiến là
bao nhiêu?
d. Xác định chi phí hoạt động bình quân cho một phòng tại các mức hoạt động

95%, 80%, 50%. Giải thích nguyên nhân sự biến động chi phí của 3 mức hoạt
động trên.
Bài 2.3:
Có tài liệu về các loại chi phí của công ty Thành Công trong 6 tháng đầu năm
200N như sau:
Tên chi phí
1. Giá vốn hàng bán
2. Hoa hồng bán hàng

Số tiền
59.800/ sản phẩm

5% Doanh thu

3. Chi phí quảng cáo

500.000.000 đồng/ tháng

4. Lương quản lý

275.000.000 đồng/ tháng

5. Khấu hao TSCĐ

285.000.000 đồng/ tháng

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài

?

Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản như: chi phí điện nước, chi phí vận
chuyển, sửa chữa TSCĐ… là chi phí hỗn hợp. Giả sử rằng chi phí này thay đổi
theo số lượng hàng tiêu thụ. Số liệu hàng bán và chi phí dịch vụ mua ngoài của 6
tháng đầu năm 200N như sau:


Tháng

Sản lượng tiêu thụ (Chiếc)

Chi phí dịch vụ mua ngoài


1

100.000

160.000.000

2

125.000

186.450.000

3

132.000

201.573.000

4

146.000

215.200.000

5

135.000

204.125.000


6

128.000

191.852.000

Yêu cầu:
a. Giả sử rằng chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty Thành Công là tuyến tính.

Lập phương trình biểu diễn chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty Thành
Công bằng phương pháp thích hợp.
b. Giả sử rằng trong tháng 7, công ty dự kiến tiêu thụ được 140.000 sản phẩm

với giá bán 80.000 đồng/ sản phẩm. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của
công ty theo cách ứng xử của chi phí.
Bài 2.4:
Tại doanh nghiệp X chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm. Kế toán tổng hợp lập báo cáo thu
nhập cho 2 quý như sau:
Chỉ tiêu

Quý I

Quý II

1. Doanh thu tiêu thụ

420.000

450.000


2. Giá vốn hàng bán

252.000

270.000

3. Lợi nhuận gộp

168.000

180.000

4. Chi phí bán hàng và QLDN

105.000

108.000

63.000

72.000

5. Lợi nhuận thuần
Yêu cầu:

a. Xác định bộ phận chi phí cố định – định phí và chi phí biến đổi – biến phí

trong giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
b. Giả sử trong quý III, doanh thu tiêu thụ đạt 480.000 nghìn đồng, lãi thuần sẽ
là bao nhiêu?

c. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí của 2 quý trên.


CHƯƠNG 3:
A.CÂU HỎI
Câu 1: Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Nêu các phương pháp xác định chi

phí? Vai trò của việc xác định chi phí trong sản xuất kinh doanh?
Câu 2: Trình bày khái niệm, kết cấu và ý nghĩa của báo cáo sản xuất?
Câu 3: So sánh hai phương pháp xác định chi phí: Phương pháp xác định chi phí
theo công việc và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất?
Câu 4: So sánh báo cáo sản xuất theo 2 phương pháp trung bình trọng và nhập
trước xuất trước?
B. BÀI TẬP
Bài 3.1:
Theo tài liệu chi phí sản xuất chung của công ty ABC như sau:
Chỉ tiêu
1. Biến phí sản xuất chung:
- Nguyên vật liệu
- Nhiên liệu, năng lượng
- Lương thợ bảo trì
2. Định phí sản xuất chung
- Lương quản lý
- Khấu hao
- Thuê nhà
- Bảo hiểm tài sản
- Chi phí hành chính
3. Sản lượng sản xuất
4. Định mức giờ máy
5. Định mức giờ lao động trực tiếp


Dự toán

Thực tế

1.000.000đ
2.000.000đ
3.000.000đ

1.200.000đ
2.300.000đ
3.400.000đ

2.000.000đ
5.000.000đ
4.000.000đ
1.500.000đ
500.000đ
1.000sp
2h/sp
2,5h/sp

2.200.000đ
5.000.000đ
4.000.000đ
1.500.000đ
560.000đ
1.200sp
1,8h/sp
3h/sp


Yêu cầu:
1. Tính chi phí sản xuất chung phân bổ khi chọn mức độ hoạt động là sản phẩm?
2. Tính chi phí sản xuất chung phân bổ khi chọn mức độ hoạt động là số h máy?
3. Tính chi phí sản xuất chung phân bổ khi chọn mức độ hoạt động là số h lao động?
Bài 3.2:
Công ty dược liệu M tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo
chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính, trong kỳ đã ký với công ty hóa Mỹ phẩm


hợp đồng ngày 25/04/N sản xuất 10kg dược liệu tinh chất MCT với doanh số
320.000.000đ, giao tại kho số 1 của công ty hóa Mỹ phẩm lần 1 ngày 15/05/N là
40%, lần 2 ngày 31/05/N là 60%. Ngày 01/05/N công ty đã triển khai sản xuất ở
phân xưởng hóa 1 và phân xưởng tinh lọc 2 theo mã số công việc HĐDL-1. Theo tài
liệu về tình hình thực hiện trong tháng 05/N như sau:
1. Phiếu xuất kho số 03 ngày 01/05/N xuất 100kg dược liệu thô dùng cho chế
biến ở phân xưởng 1, đơn giá 400.000đ/kg.
2. Phiếu xuất kho số 04 ngày 02/05/N xuất 40kg phụ liệu dùng cho sản xuất
ở phân xưởng 1, đơn giá 40.000đ/kg.
3. Phiếu xuất kho số 05 ngày 10/05/N, xuất 50kg dược liệu thô dùng cho chế
biến ở phân xưởng 1, đơn giá 420.000đ/kg.
4. Phiếu xuất kho số 06 ngày 14/05/N, xuất 1 lít hóa chất tinh lọc dược liệu
dùng cho chế biến ở phân xưởng 2, đơn giá 1.000.000d/lít.
5. Phiếu xuất kho số 07 ngày 20/05/N, xuất 200kg dược liệu thô dùng cho
chế biến ở phân xưởng 1, đơn giá 305.000đ/kg.
6. Phiếu xuất kho số 08 ngày 27/05/N, xuất 2 lít hóa chất tinh lọc dược liệu
dùng cho chế biến ở phân xưởng 2, đơn giá 1.100.000đ/lít.
7. Bảng kê tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí trong kỳ
lập ngày 30/05/N:
Các yếu tố

Lương chính phải trả
Lương phụ phải trả
Phụ cấp tiền ăn giữa ca
KPCĐ, BHXH, BHYT,
BHTN

Sản xuất sản phẩm
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
25.000.000đ
4.000.000đ
1.490.000đ
5.510.000đ

20.000.000đ
5.000.000đ
1.250.000đ
4.750.000đ

Phục vụ sản
xuất
10.000.000đ
1.000.000đ
410.000đ
2.090.000đ

8. Tập hợp chi phí khác thực tế phát sinh ở 2 phân xưởng:
Yếu tố chi phí
Phiếu xuất kho nhiên liệu số 1


Sản xuất sản phẩm
Phân xưởng Phân xưởng 2
1

Phục vụ sản
xuất
2.000.000đ


ngày 01/05/N
Phiếu xuất kho công cụ phân bổ
2 kỳ số 2 ngày 01/05/N
Khấu hao tài sản cố định (bảng
phân bổ 1)
Hóa đơn dịch vụ điện nước
Phiếu chi tiền sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định
Các chi phí khác bằng tiền

1.000.000đ

1.400.000đ

13.000.000đ

5.000.000đ

3.000.000đ

1.000.000đ

200.000đ

2.000.000đ
300.000đ

300.000đ

400.000đ

250.000đ

500.000đ

9. Dự toán chi phí sản xuất chung và mức độ sản xuất trong kỳ:
- Biến phí sản xuất chung 700.000đ/kg.
- Tổng định phí sản xuất chung 48.000.000đ.
- Mức độ sản xuất trung bình 2 phân xưởng mỗi kỳ từ 9kg – 15kg dược liệu
MCT.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn đặt hàng theo tiêu thức sản lượng
sản xuất.
10. Báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 05/N:
- Ngày 14/05/N chế biến hoàn thành nhập kho 6kg và chuyển bàn giao lần 1
cho công ty hóa Mỹ phẩm 4 kg tại kho số 1 ngày 15/05/N.
- Ngày 29/05/N chế biến hoàn thành nhập kho 4kg và chuyển bàn giao lần 2
cho công ty Mỹ phẩm 6kg tại kho số 1 ngày 30/05/N.
11. Báo cáo quyết toán tiền tạm ứng về chi phí sản xuất chung thực tế khác
trong tháng 05/N được tính vào chi phí của đơn đặt hàng lúc cuối năm:
- Chi phí mua bảo hiểm tài sản ở 2 phân xưởng tháng 05/N là 2.000.000đ.
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định ở phân xưởng 2 là 4.500.000đ.
Yêu cầu:

1. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và lập phiếu chi phí theo công việc. Cho
biết mức phân bổ chi phí bán hàng là 2.000.000đ/kg. Mức phân bổ chi phí quản lý
doanh nghiệp là 2.500.000đ/kg.


2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cuối niên độ. Cho biết, trong năm công ty chỉ
thực hiện đơn đặt hàng trên chi phí bán hàng phân bổ thực tế 1.500.000đ/kg, chi
phí quản lý doanh nghiệp phân bổ thực tế 2.700.000đ/kg.
Bài 3.3:
Công ty BC có quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm sản xuất trải qua 2
giai đoạn chế biến liên tục ở phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Vật liệu chính sử dụng
từ đầu quá trình sản xuất, vật liệu phụ sử dụng theo mức độ chế biến, tổ chức kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính
I. Số dư đầu tháng 3 năm N như sau:
1. Phân xưởng 1:

Chỉ tiêu
Số lượng sản phẩm dở dang
Mức độ hoàn thành
CPSX dở dang cuối kỳ (1.000)

Số lượng
sản
phẩm
400sp
4.782

Vật
liệu
chính

400sp
100%
3.060

Vật liệu
phụ
400sp
80%
292

Chi phí
nhân
công
trực tiếp
400sp
40%
1.080

Chi phí
sản
xuất
chung
400sp
35%
350

2. Phân xưởng 2:
Chi phí
Chi phí nhân
Chi phí sản

nguyên vật
công trực tiếp
xuất chung
Số
liệu trực tiếp
Chỉ tiêu
lượng BTP
BTP
BTP

2

2
GĐ 1
GĐ 1
GĐ 1 GĐ 2
1. Số lượng sản phẩm 800sp 800sp 800sp 800sp 800sp 800sp 800sp
dở dang
2. Tỷ lệ hoàn thành
100% 90% 100% 85% 100% 75%
3. CPSX DDCK
6850 1296 5.400 1.287 2.000 1.296

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 3 năm X như sau:
1. Xuất nguyên vật liệu chính sản xuất sản phẩm ở phân xưởng 1 là 16.860.000đ


2. Xuất nguyên vật liệu phụ trong kỳ dùng:
- Sản xuất sản phẩm ở phân xưởng 1: 3.688.000đ
- Sản xuất sản phẩm ở phân xưởng 2: 4.050.000đ

- Quản lý ở phân xưởng 1: 1.050.000đ
- Quản lý ở phân xưởng 2: 950.000đ
3. Xuất công cụ loại sử dụng 2 lần ở phân xưởng 2 với giá 420.000đ
4. Tiền lương phải trả trong kỳ của:
- Công nhân sản xuất trực tiếp ở phân xưởng 1: 7.700.000đ
- Công nhân sản xuất trực tiếp ở phân xưởng 2: 6.600.000đ
- Nhân viên quản lý ở phân xưởng 1: 2.000.000đ
- Nhân viên quản lý ở phân xưởng 2: 1.500.000đ
5. Tiền lương nghỉ phép phải trả của:
- Công nhân sản xuất ở phân xưởng 1: 197.000đ
- Công nhân sản xuất ở phân xưởng 2: 174.000đ
6. Trích BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% vào chi phí
7. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng:
- Phân xưởng 1: 2.200.000đ
- Phân xưởng 2: 710.000đ
8. Tiền điện thoại phải trả trong tháng 550.000đ trong đó thuế giá trị gia tăng 10%
phân bổ phân xưởng 1 là 60%, phân xưởng 2 là 40%.
9. Chi tiền mặt trong tháng:
- Mua 100kg vật liệu chính với đơn giá 20.000đ/kg và thuế suất thuế giá trị gia
tăng 10%, chuyển thẳng giao sản xuất sản phẩm ở giai đoạn 1 không qua kho.


- Phục vụ cho quản lý ở phân xưởng sản xuất 1 là 150.000đ, phân xưởng sản xuất 2
là 230.000đ.
III. Báo cáo của các phân xưởng sản xuất:
1. Phân xưởng 1 hoàn thành 2.200 bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng 2 và
còn 500 sản phẩm chế biến dở dang với mức độ chi phí nguyên vật liệu chính 100%,
chi phí vật liệu phụ 85%, chi phí nhân công trực tiếp 60%, chi phí sản xuất chung
30%.
2. Phân xưởng 2 hoàn thành 2.700 thành phẩm còn 300 sản phẩm chế biến dở dang

với mức độ hoàn thành chi phí vật liệu phụ 90%, chi phí nhân công trực tiếp 70%,
chi phí sản xuất chung 50%.
IV. Tài liệu bổ sung:
1. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung bán thành phẩm giai đoạn 1 là 2.500đ/sp
2. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung thành phẩm ở giai đoạn 2 là: 2.1600đ/sp
3. Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
4. Sản phẩm hoàn thành tương đương tính theo phương pháp bình quân
5. Chênh lệch chi phí sản xuất chung giữa thực tế với dự tính nếu <10% chi phí sản
xuất chung dự toán được tính vào tài khoản giá vốn hàng bán.
Yêu cầu:
1. Tính toán và phản ánh vào sơ đồ tài khoản tình hình trên
2. Lập báo cáo sản xuất
Bài 3.4:
Tháng 6/201N ở công ty XYZ có tình hình sau:
1. Sản phẩm dở dang ngày 1/6: 10.000 sản phẩm trị giá 26.500.000 đồng. Trong

đó:
-

CP NVL trực tiếp (Mức độ hoàn thành 100%): 22.000.000 đồng;
CP chế biến (Mức độ hoàn thành 20%): 4.500.000 đồng.


2. Số lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất trong tháng 6: 100.000 sản phẩm.
3. Số lượng sản phẩm hoàn thành và bắt đầu nhập kho trong tháng 6: 80.000 sản

phẩm.
4. Sản phẩm dở dang ngày 30/6 như sau:
- CP NVL trực tiếp (Mức độ hoàn thành 100%);
- CP chế biến (Mức độ hoàn thành 33,33%).

5. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 6:
- CP NVL trực tiếp: 198.000.000 đồng;
- CP chế biến: 158.400.000 đồng, trong đó:
o CP nhân công trực tiếp: 52.800.000 đồng;
o CP SXC phân bổ: 105.600.000 đồng.
Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo phương pháp bình quân?

CHƯƠNG 4:
A.CÂU HỎI
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
(mối quan hệ CVP)?
Câu 2: Nội dung phân tích mối quan hệ CVP? Những hạn chế khi phân tích mối
quan hệ CVP?
Câu 3: Trình bày hiểu biết của mình về Điểm hòa vốn?
Câu 4: Thế nào là phương trình lợi nhuận? Cách tính? Ý nghĩa?
B. BÀI TẬP
Bài 4.1
Công ty KAPUJI chuyên kinh doanh kẹo. Tuy kinh doanh nhỏ nhưng đã có
những bước phát triển vững chắc trong những năm gần đây, mặc dù giá kẹo mua
vào tăng lên.
Tình hình hoạt động trong năm hiện tại như sau:
*

Giá bán bình quân mỗi hộp kẹp: 4.000 đ/ hộp;

*

Biến phí bình quân mỗi hộp kẹo

*


Giá kẹo mua vào: 2.000 đ/ hộp;

*

Chi phí bán 400 đ/ hộp;

*

Tổng định phí hàng năm: 440.000.000 đ;

*

Doanh thu thực hiện trong năm 1.500.000.000 đ.


Các nhà sản xuất thông báo rằng giá kẹo sẽ tăng lên 15% trong năm tới do
sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và tiền công. Công ty cố gắng giữ nguyên các
chi phí khác như trong năm hiện tại.
Yêu cầu:
*

Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí? Xác
định độ lớn đòn bẩy kinh doanh và nêu ý nghĩa của chi tiêu trên?

*

Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn?

*


Giá bán mỗi hộp kẹo trong năm tới phải là bao nhiêu để bù đắp chi phí
tăng lên mà vẫn duy trì được tỷ lệ số dư đảm phí như năm hiện tại?

*

Trong trường hợp giá bán không thay đổi, doanh thu năm tới cần đạt
là bao nhiêu để duy trì mức lợi nhuận như hiện tại?

Bài 4.2:
Công ty giầy Thượng Đình đang tính toán tìm 1 giải pháp giao cho các đại lý phân
phối của công ty. Dưới đây là tài liệu tại công ty (ĐVT: 1.000 đ):
*

Giá bán

: 30/ đôi;

*

Biến phí SX

: 19,5/ đôi;

*

Hoa hồng bán hàng

: 1,5/ đôi;


*

Các chi phí cố định / năm:

*

Tiền thuê nhà

*

Lương nhân viên

: 200.000;

*

Chi phí quảng cáo

: 80.000;

*

Chi phí cố định khác

: 20.000.

*

Cho biết tỉ lệ SDĐP, SDĐP đơn vị?


*

Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn?

*

Nếu công ty bán được 35.000 đôi thì lợi nhuận của công ty là bao
nhiêu? Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí?

*

Nếu công ty dự định thưởng cho nhân viên bán hàng 300đ/ đôi thì sản
lượng và doanh thu hòa vốn là bao nhiêu?

*

Nếu tiền lương bộ phận bán hàng được tính theo nguyên tắc trả thêm
một khoản chi phí cố định 81.000.000 đ thì điểm hòa vốn thay đổi như
thế nào?

*

Nếu sau điểm hòa vốn phải thưởng cho nhân viên bán hàng thêm 300
đ/ đôi thì lợi nhuận của công ty là bao nhiêu nếu sản phẩm tiêu thụ
được là 50.000 đôi?

: 60.000 ;

Yêu cầu:


Bài 4.3:


Nhà hàng NA phục vụ khách ăn trưa và tối với số thu bình quân 1 thực khách
là 70.000 đ. Biến phí bình quân cho 1 bữa ăn của thực khách là 28.000 đ. Định phí
hàng tháng là 105.000.000 đ.
Yêu cầu:
*

Để có lãi hàng tháng trước thuê thu nhập là 42.000.000 đ nhà hàng
phải có số bữa ăn được phục vụ là bao nhiêu?

*

Số bữa ăn được phục vụ trong tháng là bao nhiêu để nhà hàng đạt hòa
vốn?

*

Giả định rằng tiền thuê nhà và các định phí khác hàng tháng lên tới
147.000.000 đ và biến phí cho mỗi bữa ăn cũng tăng lên 37.500 đ. Nếu
nhà hàng tăng giá mỗi bữa ăn lên 90.000 đ, để đạt số lãi hàng tháng là
42.000.000 đ thì số bữa ăn cần phục vụ là bao nhiêu?

*

Kế toán quản lý nhà hàng cho rằng nếu tăng giá bán lên 90.000đ thì số
khách có thể giảm 10%. Nếu điều đó xảy ra thì số lãi hàng tháng là
bao nhiêu? Giả định rằng số bữa ăn phục vụ hàng tháng trước đây là
3.500 suât.


*

Giả sử để níu chân 10% thực khách trên, nhà hàng mời một nhạc sĩ
trình diễn Guitar 4 giờ/ đêm. Tiền thuê 8.000.000 đ/ tháng. Theo dự
tính, số bữa ăn được phục vụ sẽ tăng lên vào khoảng 3.450 bữa ăn.
Vậy tổng số lãi của cửa hàng tăng lên là bao nhiêu?

Bài 4.4:
Công ty RV chuyên sản xuất bia lon. Có 2 loại: bia thường và bia hảo hạng. Cụ thể
như sau:
*

Giá bán:

*

Bia thường : 4.200 đ/ lon;

*

Bia hảo hạng: 6.500 đ/ lon.

*

Biến phí:

*

Bia thường : 2.050 đ/ lon;


*

Bia hảo hạng: 3.100 đ/ lon.

*

Các chi phí cố định bao gồm:

*

CP SXC cố định

: 90.000.000 đ/ tháng;

*

CP BH & QLDN

: 75.000.000 đ/ tháng.

*

Sản lượng bia thường tiêu thụ gấp đôi sản lượng bia hảo hạng;

*

Công ty còn trả thêm hoa hồng bán hàng cho nhân viên bán hàng với
tỷ lệ bằng 10% doanh thu.


Yêu cầu:
*

Xác định sản lượng bia mỗi loại để doanh nghiệp đạt hòa vốn?


*

Hiện nay công ty đang tiêu thụ 90.000/ lon/ tháng. Trưởng phòng bán
hàng cho rằng nếu thực hiện chiến dịch quảng cáo cho bia hảo hạng là
4.000.000 đ/ tháng thì có thể làm tăng số bia hảo hạng được tiêu thụ
là 20%. Tuy nhiên, theo dự đoán số bia thường tiêu thụ vì đó có thể
giảm 5%. Theo bạn, công ty có nên tiến hành chiến dịch quảng cáo hay
không?
CHƯƠNG 5:

A.CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày khái niệm và nội dung phân loại bộ phận trong đơn vị ?
Câu 2: Trình bày lý do phải phân bổ chi phí các bộ phận phục vụ ?
Câu 3: Căn cứ phân bổ là gì ? Các tiêu chuẩn lựa chọn căn cứ phân bổ ?
Câu 4: Có mấy hình thức phân bổ chi phí bộ phận phục vụ ? Trình bày nguyên tắc
phân bổ, ưu, nhược điểm của các hình thức phân bổ chi phí đó ?
Câu 5: Trình bày nội dung cách phân bổ chi phí bộ phận phục vụ theo cách ứng xử
của chi phí ? Ưu, nhược điểm của hình thức này là gì ?
Câu 6: Những điểm nào cần lưu ý khi phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ ?
Câu 7: Trình bày khái niệm, đặc điểm của báo cáo bộ phận ?
B.BÀI TẬP
Bài 5.1 :
Doanh nghiệp tư nhân Thảo Nguyên 3 có hai bộ phận phục vụ là quản lý và bảo
vệ, hai bộ phận sản xuất là phân xưởng 1 và 2.

Bộ phận quản lý được phân bổ chi phí theo số giờ hoạt động.
Bộ phận bảo vệ được phân bổ chi phí theo diện tích mặt bằng sử dụng.
Có số liệu về tình hình công ty như sau:
Chỉ tiêu
1. Chi phí kinh doanh (nghìn đồng)
2. Số giờ lao động
3. Diện tích mặt bằng sử dụng

BP quản lý
600.000
450

BP bảo vệ
380.000
12.000

Phân
xưởng 1
1.200.000
14.000
1.800

Phân
xưởng 2
2.000.000
16.000
2.200

Yêu cầu: hãy phân bổ chi phí của hai bộ phận quản lý và bảo vệ theo phương pháp
trực tiếp? Cho biết tổng chi phí của hai phân xưởng sau phân bổ?

Bài 5.2:
Doanh nghiệp tư nhân Thảo Nguyên 2 có hai bộ phận phục vụ là quản lý và bảo
vệ, hai bộ phận sản xuất là phân xưởng 1 và 2.
Bộ phận quản lý được phân bổ chi phí theo số giờ hoạt động.
Bộ phận bảo vệ được phân bổ chi phí theo diện tích mặt bằng sử dụng.


Có số liệu về tình hình công ty như sau:
Chỉ tiêu
1. Chi phí kinh doanh
2. Số giờ lao động
3. Diện tích mặt bằng sử dụng

BP quản lý

BP bảo vệ

25.000

10.000
4.000

200

Phân
xưởng 1
180.000
20.000
1.500


Phân
xưởng 2
320.000
26.000
2.500

Yêu cầu: Hãy phân bổ chi phí của hai bộ phận quản lý và bảo vệ theo phương pháp
gián tiếp? Cho biết tổng chi phí của hai phân xưởng sau phân bổ?
Bài 5.3:
Công ty Thảo Nguyên có hai phân xưởng sản xuất. Phân xưởng I chuyên sản
xuất sản phẩm X. Phân xưởng sản xuất II chuyên sản xuất hai loại sản phẩm Y và Z.
Có tài liệu về tình hình sản xuất của hai phân xưởng của Công ty trong tháng 3 như
sau: ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
1. Giá bán đơn vị sản phẩm
2. Biến phí đơn vị sản phẩm
3. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Phân xưởng I
Sản phẩm X
100
75
30.000

Phân xưởng II
SP Y
SP Z
50
60
30

40
25.000
20.000

Tổng định phí của toàn công ty là 1.350.000. Trong đó định phí trực thuộc chi
tiết cho từng loại sản phẩm, cho từng phân xưởng sản xuất như sau:
Phân xưởng sản xuất I:
600.000
Phân xưởng sản xuất II:
700.000
Sản phẩm Y: 320.000, sản phẩm Z: 280.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo bộ phận của phân xưởng 2 (Chi tiết cho hai sản phẩm Y và Z) và nhận
xét kết quả.
2. Lập báo cáo bộ phận của công ty Thảo Nguyên (Chi tiết cho hai phân xưởng) và
nhận xét kết quả./.
Bài 5.4:
Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Tiến Thắng có 3 loại sản phẩm. Các loại sản
phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tuy nhiên việc xuất khẩu những sản
phẩm này ra nước ngoài không đạt kết quả như mong muốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I/ 200N của công ty như sau:
Chỉ tiêu
1. Doanh thu tiêu thụ

Tổng số
1.300.000

Trong nước
1.000.000


Xuất khẩu
300.000


Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
Tổng CP BH & QL
6. Lãi thuần
2.
3.
4.
5.

1.010.000
290.000
105.000
52.000
157.000
133.000

775.000
225.000
60.000
40.000
100.000
125.000

235.000

65.000
45.000
12.000
57.000
8.000

Việc tiêu thụ loại sản phẩm này ở nước ngoài được thực từ 1 năm trước đây nhằm tận
dụng tối đa năng lực ssanr xuất của công ty,nhưng thực tế cho thấy kết quả tiêu thụ không
cao bởi vậy công ty đang nghiên cứu xem xét lại cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và tìm một
hướng mới. Có các thông tin dưới đây để nghiên cứu các phương án tốt hơn:
Chỉ tiêu
1. Doanh thu tiêu thụ
• Trong nước
• Xuất khẩu
2. CP SX khả biến (tỷ lệ so với doanh thu)
3. CP bán hàng khả biến (tỷ lệ so với doanh thu)

SP A

SP B

SP C

400.000
100.00
60%
3%

300.000
100.000

70%
2%

300.000
100.000
60%
2%

Tổng chi phí sản xuất chung cố định là 190.000 trong đó chi phí sản xuất chung
cố định trực tiếp cho SP A 30.000,SP B 40.000 SP C 70.000
Những khoản chi phí này là những chi phí không thể tránh được trong thời gian
ngắn hạn. Nếu xem xét chi phí theo phạm vi tiêu thụ thì 90.000 chi phí sản xuất chung
cố định là chi phí cố định thuộc tính đối thị trường trong nước; 20.000 là chi phí thuộc
thuộc tính đối với thị trường xuất khẩu, những khoản chi phí này cũng là nhưng khoản
chi phí không thể tránh được.
Toàn bộ chi phi quản lý doanh nghiệp là chi phí cố định và chung cho cả 3 loại
SP và cả 2 thị trương tiêu thụ.
Chi phí bán hàng cố định là chi phí cố định thuộc tính và có thể tránh được đối
với từng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra chi phí bán hàng cố định là 40.000 tính trực tiếp
cho sản phẩm cho SPA 30%, SFB 30%, SFC 40% cũng là chi phí có thể tránh được.
Các nhà quản lý cho rằng nếu ngưng xuất khẩu các loại sản phẩm ra nước ngoài
thì doanh thu tiêu thụ ở thị trường trong nước có thể tăng thêm 200.000. Trong đó
doanh thu tiêu thụ SF A 40%, SF B 40%, và SF C 20%.
Các nhà quảm lý dự định thay thế việc sản xuất SF C bằng SF D vào cuối năm
nay. Việc thay thế này sẽ làm tăng chi phí cố định là 30.000 mỗi quý. (Biết tỷ lệ chi phí
khả biến so với doanh thu của SF D như SF C)
Yêu Cầu:
1. Lập báo cáo kết quả báo cáo kinh doanh bộ phận theo sản phẩm.
2. Lập báo cáo kết quả báo cáo kinh doanh bộ phận theo thị trường tiêu thụ sản phẩm.



3. Cho biết có nên ngừng xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài hay

không?
4. Giả sử công ty ngừng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hãy xác định tổng lợi nhuận
doanh nghiệp có thể đạt được nếu công ty thay thế sản xuất SF C bắng việc sản xuất
SF D.
Bài 5.5:
Tại một công ty thương mại có 2 bộ phận kinh doanh. Phía Bắc và phía Nam,
văn phòng công ty được đặt ở Hà Nội. Mỗi bộ phận đều kinh doanh 2 loại sản phẩm X
và Y. Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 200N được xác đinh ở bảng sau.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2.Biến phí
3.Số dư đảm phí
4.Định phí bộ phận
5.Số dư bộ phận
6.Định phí bộ phận
7.Thu nhập thuần

Toàn công
ty
750
405
345
168
177
120
57


BP phía bắc
150
45
105
78
27

Bộ phận phía nam
Tổng số
SP X
SP Y
600
400
200
360
260
100
240
140
100
90
20
52
150
120
48

Yêu cầu:
1. Năm (200N+1) DN dự tính tăng doanh thu của khu vực phía nam lên 100.000.000đ.

Hãy cho biết thu nhập thuần của công ty sẽ tăng lên bao nhiêu (Giả sử định phí thuộc
tính va định phí chung không đổi)
2. Giả sử doanh thu của bộ phận phía Bắc tăng lên 60.000.000đ. Trong năm 200N+1,
doanh thu của bộ phận phía Nam và định phí không đổi.
a. Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ phận và toàn công ty (cột số tiền và tỷ
lệ)
b. Bạn có nhận xét gì về chỉ tiêu số dư đảm phí và số dư bộ phận phía Bắc của công ty
trên báo cáo mới lập. Tỷ lệ số dư đảm phí và tỷ lệ số dư bộ phận có thay đổi không?
Công ty muốn quảng cáo cho 1 trong 2 sản phẩm trong kỳ tới. Chi phi quảng cáo
10.000.000đ, bộ phận tiếp thị cho biết nếu thực hiện quảng cáo thì doanh thu của sản
phẩm X dự tình tăng là 80.000.000đ hoặc doanh thu của sản phẩm Y tăng lên
75.000.000đ. Theo bạn nên quảng cáo cho loại sản phẩm nào? Vì sao?
CHƯƠNG 6:
A.CÂU HỎI


Câu 1: Liệt kê các lợi ích và chi phí của việc phân cấp quản lý.
Câu 2: Nêu khái niệm các trung tâm trách nhiệm. Chỉ tiêu đánh giá kết quả các
trung tâm và ý nghĩa?
Câu 3: Trình bày hiểu biết của mình về Chỉ tiêu tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
Câu 4: Nêu những thuận lợi và bất lợi của việc sử dụng giá trị còn lại để tính ROI
Câu 5: Định giá dự toán thông thường bao gồm các phương pháp nào? Nêu khái
quát nội dung các phương pháp đó.
B. BÀI TẬP
Bài 6.1:
Công ty B có tài liệu kinh doanh qua các năm như sau:
Chỉ tiêu
Năm N
1. Doanh thu
8.000

2. Chi phí kinh doanh
- Giá thành sản xuất
4.500
- Chi phí bán hàng
1.500
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.000
3. Chi phí tài chính
300
4. Vốn hoạt động bình quân
8.000
5. ROI tối thiểu
5%

Năm N+1
8.000
5.000
1.000
1.000
500
10.000
5%

Yêu cầu:
1. Tính RI, ROI qua các năm
2. Trong năm N+2, với tỷ trọng chi phí kinh doanh trên doanh thu không thay
đổi và vốn hoạt động bình quân tăng thêm 20% so với năm N+1, Công ty B nên điều
chỉnh doanh thu, chi phí là bao nhiêu để đảm bảo tỷ lệ ROI vẫn giữ như năm
N+1.Cho biết, trong chi phí kinh doanh Năm N+1, Có 40% là định phí.
Bài 6.2:

Các số liệu ghi nhận được tại Công ty XYZ trong năm 2014 như sau:
(ĐVT: triệu đồng)
Lợi nhuận: 4.000
Doanh thu: 50.000
Vốn đầu tư bình quân: 20.000
Yêu cầu:


1. Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay của vốn, tỷ lệ hoàn vốn

đầu tư ROI của Công ty
2. Hãy chỉ ra cách mà nhà quản lý của công ty nên thực hiện để tăng ROI lên
25%.
3. Giả sử rằng giá sử dụng vốn của công ty là 10%. Hãy tính thu nhập thặng dư
– RI của công ty trong năm 2014.
Bài 6.3:
Số liệu được ghi nhận tại Công ty thương mại X trong năm 2013 như sau:
(ĐVT: nghìn đồng)
Doanh thu

: 2.000.000

Giá vốn hàng bán

: 1.100.000

Chi phí hoạt động

: 800.000


Vốn đầu tư bình quân

: 1.000.000

Yêu cầu:
1. Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số quay vòng của vốn, và sức sinh lời
trên vốn đầu tư của công ty trong năm 2013.
2. Nếu doanh thu và vốn đầu tư trong năm tới (năm 2014) vẫn giữ nguyên như năm
2013, để tăng ROI của công ty lên thành 15% thì tổng chi phí của công ty phải được
cắt giảm đến mức nào?
3. Giả sử chi phí đã được cắt giảm. Hãy tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
công ty năm 2014 và chỉ ra chỉ tiêu này đã cải thiện ROI của công ty như thế nào?
Bài 6.4:
Công ty Hoàng Lan có tài liệu về chi phí ở phạm vi năng lực sản xuất tối đa
50.000 sản phẩm Y như sau: (đvt: nghìn đồng)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2.000.000;
- Chi phí nhân công trực tiếp
: 1.500.000;
- Chi phí sản xuất chung
: 1.400.000;
- Chi phí bán hàng và quản lý
: 1.400.000 (trong đó chi phí bao bì và hoa
hồng là biến phí);
Biết rằng:
- Vốn hoạt động bình quân năm: 6.750.000
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là biến phí.
- Biến phí sản xuất chung/sản phẩm: 8
- Chi phí hoa hồng bán hàng/sản phẩm: 7
- Chi phí bao bì/sản phẩm: 5



Yêu cầu:
1. Hãy định giá bán sản phẩm Y theo phương pháp trực tiếp và phương pháp

toàn bộ nếu công ty muốn đạt tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI là 20%?
2. Giả sử Công ty bán sản phẩm Y với giá 150.000 đồng/ sản phẩm thì sản

lượng và doanh thu hòa vốn là bao nhiêu?
3. Với giá bán 162.000 đồng/ sp, Công ty dự định thưởng cho nhân viên bán
hàng 12.000 đồng/sp bán trên mức hòa vốn. Cần bán bao nhiêu sản phẩm để
đạt lợi nhuận 1.470.000.000 đồng/ năm?
Bài 6.5:
Công ty M kinh doanh 1 loại sản phẩm Y với năng lực sản xuất tối đa là
10.000 sản phẩm/ năm, ROI mong muốn là 9%, vốn hoạt động bình quân là 2.000
triệu đồng. Công ty đang định giá bán theo phương pháp toàn bộ với đơn giá bán là
90.000đ/sp. Một số thông tin về chi phí: (đvt: 1000đ)
-

-

Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 60
Trong đó: Chi phí NVL trực tiếp: 30
Chi phí nhân công trực tiếp: 12
Tổng định phí sản xuất chung/ năm: 130.000
Trong chi phí bán hàng và quản lý chỉ có chi phí bao bì tiêu thụ 3/sp là biến
phí.

Yêu cầu:
1. Hãy xác định tỷ lệ phần tiền cộng thêm và định giá theo phương pháp trực


tiếp?
2. Giả định trong năm công ty chỉ có thể tiêu thụ được 70% năng lực dự kiến
với giá đã định. Nếu có một khách hàng quen thuộc muốn mua hết số sản
phẩm còn lại với giá 54.000 đồng/sp thì công ty có nên bán hay không? Tại
sao?

CHƯƠNG 7:
A.CÂU HỎI:
Câu 1: Quyết định ngắn hạn là gì? Đặc điểm? tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn
hạn, lấy ví dụ về các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp.
Câu 2: Thế nào là thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp? Vì sao phải
phân biệt chúng? Lấy ví dụ về thông tin không thích hợp?
Câu 3: Trình bày các bước phân tích thông tin thích hợp?


Câu 4: Quyết định dài hạn là gì? Các quyết định dài hạn? Đặc điểm, phân loại, ý
nghĩa của quyết định dài hạn?
B. BÀI TẬP
Bài 7.1:
Tại công ty Ngọc Lan hiện đang có một bộ phận sản xuất linh kiện A để lắp
ráp vào thành phẩm của Công ty sản xuất. Nhu cầu hiện tại của Công ty về linh kiện
này là 10.000 linh kiện/năm.
Chi phí liên quan đến sản xuất linh kiện A trong năm qua như sau:
(Đơn vị: 1.000 đồng)
Khoản mục chi phí

1 đơn vị linh kiện

Tổng số(10.000linh kiện)


NVL trực tiếp

640

6.400.000

Nhân công trực tiếp

240

2.400.000

Biến phí sx chung

160

1.600.000

Định phí sx chung

240

2.400.000

Định phí QLDN phân bổ

80

800.000


Tổng cộng

1.360

13.600.000

Có một nguồn cung cấp đến chào hàng linh kiện A với Công ty đảm bảo cung cấp
đầy đủ theo yêu cầu của Công ty về số lượng và chất lượng và sẽ cung cấp lâu dài
linh kiện X cho Công ty, với giá 1.150 nđ/linh kiện.
Vậy Công ty có nên nhận lời ký hợp đồng với nhà cung cấp này hay không? Kế
toán quản trị hãy tính toán và tư vấn cho nhà quản lý Công ty.
Bài 7.2:
Một trong những chi tiết sản phẩm của công ty M hiện đang được mua với giá
225 ngđ/ 100 chi tiết. Ban giám đốc đang xem xét khả năng sản xuất chi tiết này.
Dữ liệu về chi phí và sản xuất như sau:
Sản xuất hàng năm (thông thường) là 70.000 đơn vị. Định phí (vẫn không thay
đổi dù các chi tiết được sản xuất hay mua) là 38.500 ngđ. Biến phí là 0,95 ngđ/đơn
vị đối với vật liệu trực tiếp, 0,55 ngđ/đơn vị đối với lao động trực tiếp, và 0,60
ngđ/đơn vị đối với chi phí sản xuất chung.
Công ty M nên sản xuất chi tiết trên hay tiếp tục mua ngoài.
Bài 7.3:


Nhu cầu thị trường/ tháng (sp)

SP. A
100

SP. B
200


SP. C
300

Số giờ máy/sản phẩm

2

1

3

Đơn giá bán (ngđ)

10

20

30

Biến phí đơn vị (ngđ)

5

12

15

Năng lực sản xuất tối đa: 1.200 giờ máy / tháng.
1) Công ty nên bán sản phẩm nào nhiều; sản phẩm nào nên bán ít hơn.

2) Kết cấu hàng bán có lợi nhất?

3)
Bài 7.4:
Công ty MW đã mua cái máy cách đây 1 năm là 100.000.000 đồng. Tại thời
điểm đó ước tính thời gian sử dụng là 5 năm và không có giá trị tận dụng. Việc vận
hành máy yêu cầu 4 công nhân làm việc toàn bộ thời gian, mỗi người được trả
15.000.000 đồng/ năm. Chi phí sửa chữa bảo trì hàng năm là 10.000.000 đồng và
những chi phí khác cho hoạt động của máy là 6.000.000 đồng/năm.
Hiện tại có một máy mới hiện đại hơn, giá chỉ 150.000.000 đồng. Máy mới chỉ
cần 2 công nhân thay vì 4 công nhân, mỗi công nhân được trả 15.000.000 đồng/
năm. Chi phí sửa chữa bảo trì ước tính là 5.000.000 đồng/ năm và những chi phí
khác cho hoạt động của máy là 4.000.000 đồng/năm. Bởi vì máy cũ lạc hậu nên chỉ
bán được 50.000.000 đồng. Máy mới có thời gian sử dụng là 4 năm và không có giá
trị thu hồi.
Quản đốc phân xưởng nói: “ Chúng ta sẽ bị mất 30.000.000 đồng do thải máy
cũ! Chúng ta cần giữ máy cũ cho đến khi thu hồi đủ vốn”
Yêu cầu:
Sử dụng thông tin thích hợp để chỉ ra sự khác nhau giữa giữ máy cũ và thay
máy mới? Bạn trả lời như thế nào với quản đốc phân xưởng?

Bài 7.5:
Tại Công ty H, các sản phẩm A, B, C được sản xuất chung từ một loại nguyên
vật liệu. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này trong tháng như sau:
Sản phẩm
A

Biến phí đơn vị Số lượng sản Đơn
giá
bán

(nghìn đồng)
phẩm sản xuất và (nghìn đồng/sp)
tiêu thụ (sp)
23,5
12.000
50


B
C

36
16

17.000
21.000

60
40

Tổng định phí hàng tháng của Công ty là 620 triệu đồng.
Ban giám đốc đang xem xét phương án tiếp tục chế biến các sản phẩm A, B, C
thành các sản phẩm X, Y, Z rồi mới bán. Giá bán của các sản phẩm X, Y, Z lần lượt
là 60.000Đ/sp; 70.000đ/sp; 50.000đ/sp. Chi phí do sản xuất chế biến them được
cho như sau:
Sản phẩm A
Biến phí tăng 7
thêm cho 1 sp
(1000đ/sp)
Chi phí mua máy 1.440.000

mới (1000đ)

Sản phẩm B
9

Sản phẩm C
9

1.944.000

864.000

Những máy móc này có thời gian sử dụng 6 năm, khấu hao theo phương pháp
đường thẳng.
Yêu cầu:
Hãy cho biết ban giám đốc công ty có nên thực hiện phương án tiếp tục chế biến
thành các sản phẩm X, Y, Z không, biết rằng:
-

Không có sản phẩm tồn kho đầu tháng
Số lượng sản phẩm tiêu thụ của 3 sản phẩm X, Y, Z được duy trì như khi tiêu
thụ sản phẩm A, B, C.
CHƯƠNG 8:

A.CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày khái niệm, tác dụng và các cách phân loại dự toán?
Câu 2: Hệ thống dự toán bao gồm những dự toán nào? Trình tự dự toán được tiến
hành ra sao?
Câu 3: Trình bày cơ sở để lập các dự toán sau đây:
- Dự toán tiêu thụ;

- Dự toán sản xuất;
- Dự toán Tiền;
- Dự toán bảng cân đối kế toán
B.BÀI TẬP
Bài 8.1: (ĐVT: Trđ)
Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần thương mại Dũng Minh vào ngày 31/3/2013
như sau:
Tài sản

Số tiền Nguồn vốn

Số tiền


1.
2.
3.
4.

Tiền mặt
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản cố định
Tổng

50
100
250
800
1.200


1.
2.
3.
4.

Phải trả người bán
Vay ngân hàng
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận chưa phân phối
Tổng

80
400
670
50
1.200

Công ty đang xây dựng cơ sở kế hoạch của Quý II trên cơ sở các tài liệu sau đây:
- Doanh thu bán hàng dự kiến là 450 trđ, trong đó 350 trđ thu được ngay trong
quý. Số còn lại sẽ thu được một nửa vào quý III, một nửa vào quý IV.
- Các khoản phải thu sẽ thu được 80% trong quý II và số còn lại thu trong quý
III.
- Doanh nghiệp dự kiến mua hàng với giá trị 200 trđ. Trong đó 40% trả ngay cho
nhà cung cấp; Số còn lại trả trong quý III.
- Các khoản phải trả người bán doanh nghiệp cần thực hiện thanh toán ngay
trong quý II.
- Dự kiến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 200 trđ
- Chi phí hoạt động dự kiến là 120trđ, được chi trả ngay khi phát sinh. Trong đó,
chi phí khấu hao 30 trđ.

- Doanh nghiệp dự kiến sẽ tất toán khoản vay với ngân hàng BIDV, hạn mức tín
dụng là 80. Lãi vay dự kiến phải trả trong quý II là 5 trđ.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ vay ngân hàng Sea Bank để mua xe ô tô vận
chuyển hàng mới. Số lượng: 2 chiếc, giá mua là 160 trđ/ chiếc vào tháng 9, lãi
suất vay 18%/ năm.
Yêu cầu: Lập dự toán tiền mặt quý II của doanh nghiệp Dũng Minh.
Bài 8.2:
Cho số liệu về bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần thương mại Hoa Lư tại
ngày 31/3/200N như sau: (ĐVT: triệu đồng)
Tài sản
1. Tiền mặt
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản cố định
Tổng

Số tiền
80
720
300
5.000
?

Nguồn vốn
1. Phải trả người bán
2. Vay ngân hàng
3. Vốn chủ sở hữu
4. LN chưa phân phối
Tổng


Số tiền
150
900
4.200
?
?

Công ty đang tiến hành xây dựng dự toán cho quý II trên cơ sở các tài liệu bổ sung sau
đây:
1. Doanh thu bán hàng dự kiến là 2.500.000.000 đ. Trong đó, 600.000.000 đ thu
ngay, số còn lại chậm trả - Trong số chậm trả này có 1 nửa được thu ngay trong
quý II, số còn lại thu vào quý kế tiếp
2. Tất cả các khoản phải thu của quý I đều được thu vào quý II


3. Mua hàng dự kiến là 2.000.000.000 đ. Toàn bộ giá trị hàng mua được thanh

toán như sau: 40% trả ngay trong quý, số còn lại phải trả trong quý tiếp theo.
Tất cả các khoản phải trả sẽ được chi trả trong quý.
4. Số dư hàng hóa tồn kho dự kiến cuối quý II là 400.000.000 đ
5. Các chi phí hoạt động dự kiến là 510.000.000 đ; trong đó khấu hao TSCĐ là
20.000.000 đ.
6. Khoản vay 900 trđ trên bảng cân đối kế toán dự kiến sẽ tất toán vào quý II, số
tiền lãi dự kiến là 5.000.000 đ
7. Công ty cũng dự kiến vay ngân hàng Sea Bank 280.000.000 đ. Trong đó, mua
thêm máy bảo quản hàng, trị giá 90.000.000 đ; số còn lại bổ sung vốn lưu động.
Yêu cầu: Lập dự toán tiền mặt của công ty trong quý II
Bài 8.3: (ĐVT: trđ)
Công ty Cổ phần Nhật Minh đang xây dựng kế hoạch cho quý IV. Kế toán quản trị
có những thông tin sau:

- Bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày 31/06/2012 như sau:
Tài sản
1. Tiền mặt
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. TSCĐ
Tổng
-

-

-

-

Nguồn vốn
1. Phải trả người bán
1. Vay ngân hàng
2. Vốn chủ sở hữu
2. Lợi nhuận chưa phân phối
Tổng

Số tiền
183
0
1900
?
?

Doanh thu dự kiến các tháng như sau:


6 (Thực
hiện)
Doanh thu (Trđ) 600
Tháng

Số tiền
90
480
126
2141
?

7 (Kế
hoạch)
700

8 (Kế
hoạch)
850

9 (Kế
hoạch)
900

10 (Kế
hoạch)
500

11 (Kế

hoạch)
550

Chính sách bán hàng: Hiện tại, công ty đang áp dụng chiến lược đẩy mạng tiêu thụ
nhằm giành lấy thị phần trên thị trường, công ty chỉ thu 20% ngay bằng tiền mặt, số
còn lại thu trong tháng kế tiếp. Khoản phải thu cuối mỗi quý, sẽ được thu vào tháng
đầu tiên của quý tiếp theo.
Chính sách mua hàng:
Giá vốn hàng bán trong tháng chiếm 60% doanh thu;
Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 30% nhu cầu tiêu thụ của tháng sau;
Giá trị hàng mua được trả ngay 50% bằng tiền mặt, 50% vào tháng sau.
Các chi phí hoạt động trong tháng được dự kiến như sau:
Tiền lương
: 75.000.000 đ
CP quảng cáo: 60.000.000 đ
Hoa hồng bán hàng : 3% Doanh thu


×