Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN TÍNH tất yếu QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA sự PHÁT TRIỂN KHOA học tự NHIÊN với sự RA đời của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG ý NGHĨA vấn đề HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.39 KB, 14 trang )

2
MỞ ĐẦU
Mỗi sự vật hiện tượng ra đời, đều có quá trình phát sinh phát triển và gắn
liền với các sự vật hiện tượng khác. Trong lịch sử phát triển của mình, triết
học duy vật luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học tự nhiên. Tuy nhiên ở
mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, có các quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Ngay từ thời kỳ cổ đại, khi khoa học chưa phát triển, triết học được coi là
khoa học của mọi khoa học, vì vậy các nhà triết học đồng thời cũng là nhà
khoa học tự nhiên. Dần dần do nhu cầu thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, con người
phải khái quát và hiểu thực chất trong từng lĩnh vực, của cuộc sống đặt ra.
Các khoa học tự nhiên trong quá trình phát triển đã dần dần tách khỏi triết học
và trở thành khoa học độc lập. Mặc dù vậy, giữa chúng lại luôn có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Bởi vì, mỗi bước phát triển và mỗi thành tựu của khoa học
tự nhiên đều là cơ sở, là tiền đề cho những khái quát của triết học duy vật,
triết học nó là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn cho sự giải
thích sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mặt khác sự phát triển của khoa học
tự nhiên giúp cho con người hiểu thực chất sự vật, và hiểu bản chất và sâu sắc
về chúng. Đồng thời là cơ sở chứng minh tính đúng đắn và bác bỏ những sai
lầm của các quan điểm sai trái trong triết học đem lại, bởi chính sự phát triển
của khoa học tự nhiên đưa lại những cuộc khủng hoảng trong triết học duy
vật, đó là cơ sở để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tiến công chống lại triết học
duy vật và bảo vệ củng cố lý thuyết sai lầm của mình.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự
hiên có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của cả triết học và khoa học tự
nhiên. Trong mối liên hệ đó đã đề cập đến nhiều vấn đề, tuy nhiên, dưới góc
độ một bài thu hoạch, em chỉ tập trung đi sâu làm rõ “Tính tất yếu quan hệ
biện chứng giữa sự phát triển của khoa học tự nhiên với sự ra đời của chủ
nghĩa duy vật biện chứng - ý nghĩa của vấn đề trong tình hình hiện nay”.


2


NỘI DUNG
1. Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của khoa học tự nhiên với
chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản
ánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại. Trong
thần thoại bên cạnh niềm tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các
vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể. Triết học và
thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới. Thực chất triết học
cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại,
nhưng bằng một phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề
ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Về mặt lịch sử,
sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của
tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận.
Ở thời kỳ cổ đại, Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là
các nhà khoa học, như Thalets, Pithagore,... Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu
và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể. Trong nền triết học
tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi phối
bởi triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học
thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng
tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học
mang tính tư biện (speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu
là dựa trên những phỏng đoán và giả định.
Thời Phục hưng và đặc biệt là trong các thế kỷ XVII - XVIII, sự phát
triển của khoa học, nhất là các khoa học tự nhiên ngày càng diễn ra nhanh
chóng. Mối quan hệ triết học - khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ
chỗ phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây, nó độc lập trong lĩnh vực
nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh hướng
phát triển của triết học và phương pháp tư duy. Chính sự thay đổi này đã tạo



2
ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng
(posistivism) tuyên bố rằng, chỉ có các khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại
các tri thức tích cực (positive), còn triết học thì không. Chính xác hơn, chủ
nghĩa thực chứng thừa nhận trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa
phát triển đầy đủ, thì triết học từng đóng vai trò tích cực là khoa học bao
trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí là “khoa học của các khoa học”. Nhưng
khi các khoa học lần lượt xuất hiện và trưởng thành, đem lại một khối lượng
tri thức khổng lồ thì triết học dần đánh mất vai trò lịch sử của mình. Số phận
của triết học thật trớ trêu, chẳng khác gì King Lear - nhân vật văn học của
Shakespeare, người chia toàn bộ vương quốc và tài sản to lớn của mình cho
các con đã trưởng thành để rồi trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường.
Từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng
ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này,
chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý
học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học,... lần lượt trở thành các khoa
học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu
riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành
đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Việc này là cần thiết, đặc biệt trong
giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải
sưu tập, tích lũy các tài liệu. Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và
chính đáng ấy của khoa học tự nhiên cũng đã ảnh hưởng đến và in dấu lên tư
duy triết học đương thời - phương pháp tư duy siêu hình. Mặt khác, trong các
khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có cơ học là môn khoa học được coi là đạt
đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì thế, tư duy cơ học máy móc cũng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến triết học. Chúng ta có thể nói rằng, trong thời kỳ
Phục hưng và cận đại, khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự
phát triển của triết học. Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này
hay cách khác tác động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học.



2
Chủ nghĩa Mác ra đời dựa trên một trong những tiền đề là trạng thái và
các thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Khác với các thế kỷ trước
đó, khoa học tự nhiên trong thế kỷ XIX đã không còn là khoa học sưu tập
nữa. Những gì nó tích lũy được trong thời kỳ trước đã cho phép nó có thể sắp
xếp, tổng hợp lại. Và nhiệm vụ này đến lượt nó, khiến người ta phải chú ý
nhiều hơn tới những mối liên hệ vốn có của bản thân giới tự nhiên: Sự thống
nhất của thế giới tự nhiên, sự vận động và phát triển nội tại của nó. Các phát
minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX trong các lĩnh vực vật lý và
sinh vật, như định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết cấu tạo tế
bào và thuyết tiến hóa của các loài, đã chứng minh trên những nét cơ bản và
đem lại một cái nhìn duy vật biện chứng về thế giới tự nhiên. Chính vì vậy
chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng chỉ ra đời vào những năm
40 của thế kỷ XIX, khi có sự chín muồi của những tiền đề về kinh tế xã hội,
của những tiền đề về lý luận và khoa học tự nhiên. Tuy nhiên sự chín muồi đó
không phải cứ tự nhiên nó có, mà đòi hỏi có một quá trình vận động phát triển
tương đối lâu dài, qua nhiều bước trung gian quá độ. Khoa học tự nhiên cũng
vậy, để cho sự ra đời của những phát minh có tính chất vạch thời đại đòi hỏi
phải tạo tiền đề khoa học, cho Mác và Ph.Ăngghen có sự khái quát mới về
mặt triết học, thì khoa học tự nhiên ẩtước đó đã có những bước tiến quan
trọng, một mặt nó thiết thực phục vụ cho sự phát triển của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, nhưng mặt khác nó trực tiếp góp phần làm cho từng bước đẩy lùi
những quan niệm siêu hình, máy móc về tự nhiên và chuẩn bị cho sự ra đời
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Qua nghiên cứu, thấy rằng ngay từ thế kỷ XVII, đã xuất hiện đường lối
chống quan điểm siêu hình, máy móc trong khoa học tự nhiên gắn với những
phát minh, những thành tựu khoa học mới trên hầu hết trên các lĩnh vực khoa
học tự nhiên thời kỳ đó. Trên lĩnh vực vật lý học, trước hết đó là những cống
hiến của Lômônôxốp. Ông là người mở đầu truyền thống duy vật chủ nghĩa



2
trong khoa học và trong triết học tiên tiến ở Nga. Những cống hiến của Ông
hầu hết mọi người đều biết, đặc biệt là những thành quả về vật lý học. Sự
cống hiến quan trọng nhất vào khoa học là đã phát hiện định luật bảo tồn vật
chất và vận động, coi như định luật tự nhiên, có tính phổ biến và định luật đó
đã được chứng minh bằng lý luận và bằng thực nghiệm. Ông đã kiên quyết
chống lại thuyết nhiên tốvà đưa ra thuyết phân tử động học về các chất khí mà
trước kia người ta coi đó là những chất không có trọng lượng cả trong các
hiện tượng điện, ánh sáng và phát triển những quan niệm mới tiến bộ về các
hiện tượng ấy.
Có thể thấy rằng, ngay từ giữa thế kỷ XVIII với những phát minh và
cống hiến quan trọng của mình chỉ riêng trong lĩnh vực vật lý, Lômônôxốp đã
tạo nên những đòn đầu tiên quan trọng vào quan điểm siêu hình, máy móc về
tự nhiên của các nhà triết học và khoa học thế kỷ XVII- XVIII. Với những
quan điểm khoa học của ông, thế giới không còn là cái gì đó bao gồm những
sự vật, những hiện tượng cô lập, tách biệt nằm im bên cạnh cái kia, mà giữa
chúng có mối liên hệ. Theo quan điểm của ông vật chất và vận động không
bao giờ tiêu diệt được và không bao giờ được tạo ra. Ông khẳng định rằng,
vật chất và vận động không tách rời nhau, chính vì vậy nó đã làm cho quan
điểm máy móc, siêu hình trở nên không hợp thời, và lộ rõ chân tướng là một
sự đóng kín, và vị trí của “cái hích đầu tiên” của “chúa”, đã bắt đầu lung lay
trong khoa học. Trong nửa đầu thế kỷ XVIII, vật lý học đã thu được những
thành tựu to lớn, và có tính chất đột phá trong việc nghiên cứu các hiện tượng
nhiệt, điện và từ… Trong giai đoạn trước, các ngành này mới ở trình độ sơ
khai ban đầu. Sau đó, chúng được phát triển một cách rộng rãi và có một cơ
sở khoa học vững chắc. Quá trình phát triển của công cụ lao động đã làm cho
năng xuất lao động ngày càng tăng, biểu hiện như sự phát triển của máy hơi
nước, và việc vận dụng rộng rãi hơi nước trong công nghiệp, trong vận tải, và

trong cả những triển vọng phong phú của việc áp dụng các hiện tượng điện và


2
từ trong kỹ thuật, do sự phát hiện ra các quá trình điện, từ và nhiệt…đã làm
cho người ta rất chú ý đến các hiện tượng ấy và tạo ra những tiền đề vật chất
kỹ thuật cho những phát minh quan trọng nhất. Các thực nghiệm khoa học
được tiến hành chu đáo và rộng rãi đã cung cấp những dẫn chứng không thể
chối cãi về sự chuyển hoá định tính giữa công nhiệt và công cơ và về sự bảo
toàn của chúng. Ph.Ăngghen cho rằng, sự xác định đương lượng cơ học của
nhiệt đã chấm dứt mọi hoài nghi về kết quả ấy. Điều đó chứng minh rằng
không thể xem xét các hiện tượng như nhiệt, điện, từ, ánh sáng… như đặc
tính của các chất “không có trọng lượng” mà phải giải thích các hiện tượng ấy
theo một quan điểm khoa học mới đó là có sự chuyển hoá giữa năng lượng cơ
- nhiệt - điện - và từ…thực nghiệm và công nghiệp đã chứng minh nhiệt năng
có thể biến thành cơ năng, thành điện năng, điện năng có thể chuyển hoá
thành quang năng, thành năng lượng từ… và người ta còn phát minh ra hiện
tượng nhiệt hoá và điện hoá.
Từ những phát minh khoa học đem lại ý nghĩa rất quan trọng, và khả
năng to lớn để bác bỏ những quan điểm siêu hình về tự nhiên, làm phá sản
hoàn toàn quan niệm về chất “không có trọng lượng”. Một quan niệm cho
rằng các hiện tượng như: nhiệt, điện, từ, ánh sáng, là đặc tính của các chất
“không có trọng lượng”, và chuẩn bị cho sự thừa nhận những mối tương quan,
liên hệ và sự chuyển hoá giữa các lĩnh vực tự nhiên, tức quan điểm biện
chứng về tự nhiên. Những phát minh đó, đã trực tiếp chuẩn bị cho việc nêu ra,
và xây dựng nên một học thuyết chung, về năng lượng và cuối cùng đặt
những cơ sở vững chắc cho định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, một
phát minh có tính chất vạch thờ đại ở những năm 40 của thế kỷ XIX, và nó đã
chứng minh một cách hết sức rõ ràng tính chất nghèo nàn, hạn hẹp và thậm
chí phản khoa học của các quan niệm siêu hình về tự nhiên, đồng thời những

phát minh ấy đã vạch ra phép biện chứng khách quan có sẵn trong các hiện
tượng tự nhiên.


2
Trên lĩnh vực thiên văn học, thời kỳ này cũng đã đạt được những thành
tựu rất đáng kể. Can tơ (1724-1804) và Lapơlaxơ đã giáng cho quan điểm siêu
hình một đòn chí mạng. Học thuyết của Can tơ đưa ra quan niệm mới tiến bộ
và cách mạng đối với thời đại của ông, với lý thuyết về bầu trời, ông cho rằng
trái đất và toàn bộ hệ thống mặt trời được cấu tạo một cách tự nhiên từ những
tinh vân, do tác dụng của lực hút và lực đẩy, tạo nên những chuyển động xảy
ra trong vũ trụ,và kết quả là đã tạo ra trái đất và hệ mặt trời. Với quan niệm
như vậy ông đã tránh được quan niệm siêu hình và về “cái hích” đầu tiên của
Niu tơn. Theo Ph.Ăng ghen thì ý nghĩa khoa học khách quan giả thuyết của
Can tơ cũng còn ở chỗ là nếu cho rằng trái đất được hình thành bởi cái gì đó
trong thời gian, thì trạng thái địa chất và các trạng thái khác của trái đất, động
vật và thực vật của nó cũng được hình thành từ một cái gì đó trong thời gian.
Như vậy theo Can tơ, thế giới này là vật chất và nó tồn tại trong sự vận động,
trong quá trình tự thân phát triển chứ không phải do bàn tay sáng tạo của
chúa, quan điểm ấy vừa duy vật vừa biện chứng.
Trên lĩnh vực địa chất học, khoa học cũng thu được những thành tựu
quan trọng và có giá trị to lớn trong việc bác bỏ quan điểm siêu hình. Ở đây
phải nói đến những cống hiến của Laien (1797-1875), nhà địa chất học người
Anh, người sáng lập ra thuyết về sự phát triển trong địa chất học. Theo Laien
thì những biến đổi của trái đất không phải là do những tai hoạ ngẫu nhiênmà
là kết quả của những tác động dần dần liên tục của những yếu tố tự nhiên.
Ph.Ăngghen chi ra thuyết của Laien bên cạnh những thiếu sót của nó, nó có ý
nghĩa to lớn đó là: Thứ nhất, nó đã làm thay đổi quan niệm cho rằng trái đất
và những biến đổi của nó là do “tính bất thường” của “đấng tạo hoá” và làm
cho quan điểm đó mất hết cơ sở. Thứ hai, quan niệm về sự biến hoá không

ngừng của vỏ trái đất đã đưa đến học thuyết về sự biến hoá dần dần của các
cơ thể và sự thích nghi của các cơ thể với môi trường đang biến đổi. Quan
niệm mới về sự phát triển, của giới tự nhiên hữu cơ đã được phát triển trong


2
các tác phẩm của G.Buyphông, Đi đrô, E.Đácuyn, G.S.ILêra…và của nhiều
nhà sinh vật học cũng như các nhà triết học cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ
XIX. Trong đó những học thuyết của Lamác, của Đác uyn là những đóng góp
to lớn vào cuộc đấu tranh những quan điểm siêu hình về tự nhiên.
Trong những năm 30 của thế kỷ XIX, thuyết tế bào được xây dựng nên
trong các công trình của I.Đuốckin, Gôrianhinốp, S.Lâyđen, và Svan. Những
thuyết này đặt cơ sở vững vàng hơn cho sự nghiên cứu các vật chất sống trong
tự nhiên. Nó khẳng định tính thống nhất trong cấu tạo cơ thể động vật và thực
vật, bởi vì trước đó người ta quan niệm động vật và thực vật đối lập nhau và
không quan hệ gì với nhau. Điều đó làm cho vai trò sáng tạo của chúa đối với
giới tự nhiên trở nên lạc lõngvà kệch kỡm đồng thời cung cấp thêm một bằng
chứng không thể chối cãi được tự nhiên vốn tồn tại trong trạng thái biện chứng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự phát triển của khoa học từ cuối thế
kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX đã làm cho khoa học đạt được những thành tựu
rực rỡ, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của sản xuất, của
đời sống xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học sau này, đồng
thời nó có nghĩa về mặt triết học rất to lớn. Những thành tựu ấy nó đã phá vỡ
quan niệm siêu hình và mở ra tiền đề cần thiết trong xây dựng một quan niệm
mới có tính chất cách mạng trong tự nhiên đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Trong những thành tựu khoa học đó, được các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đặc biệt quan tâm đó là ba phát minh quan trọng, có ý
nghĩa vạch thời đại đó là:
Thứ nhất, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Maye người
Đức, một thành tựu khoa học hiện đại được kết tinh từ toàn bộ những thành

tựu của vật lý học, của hoá học, sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nó đã
phá tan khuôn khổ trật hẹp của chủ nghĩa duy vật siêu hình và mở ra một
hướng phát triển mới trong triết học và khoa học. Định luật đó đã có đầy đủ,
những cơ sở lý luận, và thực nghiệm chứng minh cho tính đúng đắn của nó,


2
đã vạch ra một cách rõ ràng phép biện chứng khách quan của tự nhiên, nó đã
chỉ ra vận động gắn liền với vật chất, vận động không do ai sáng tạo ra và
cũng không thể bị tiêu diệt được, hình thức vận động trong vũ trụ vô cùng
phong phú và đa dạng, giữa các hình thức vận động đều có sự liên hệ, có sự
chuyển hoá lẫn nhau, thế giới là một chu trình bất tận của sự vận động chuyển
hoá lẫn nhau của các sự vật hiện tượng, các quá trình. vì vậy định ấy như đột
phá đối với quan điểm siêu hình và là một bằng chứng khoa học hùng hồn
không thể bác bỏ phép biện chứng khách quan của giới tự nhiên.
Thứ hai: Học thuyết tế bào của S.Lâyđen và Svan, một trong những
thành tựu lớn nhất trên lĩnh vực sinh học cũng là hòn đá thử vàng phép biện
chứng của tự nhiên. Nó đã chứng minh tất cả các cơ thể động vật và thực vật
đều được cấu tạo nên từ tế bào, các tế bào phát triển bằng hình thức nhân đôi.
Chính từ phát hiện này đưa tới việc thừa nhận sự thống nhất của toàn bộ thế
giới tự nhiên, từ vô cơ đến hữu cơ, sự thống nhất của toàn bộ quá trình lịch sử
của sự sống từ hình thức đơn giản nhất, đến những cơ thể có cấu trúc phức tạp
nhất. Phát hiện đó cho phép nhìn vào bản chất sự sống theo quan điểm về mối
liên hệ, về sự thống nhất các hình thức của nó và về sự phát triển của các hình
thức ấy, và về sự nhảy vọt.
Thứ ba: Đến năm 1859, với học thuyết tiến hóa của Đácuyn ông đã làm
cho thuyết tiến hoá trở thành khoa học (thuyết tiến hoá do Vôn phơ công bố
năm 1759) như vậy sau 100năm đã được hoàn thiện với thuyết tiến hoá của
Đác uyn. Thuyết tiến hoá đã vạch ra những chứng cứ không thể nào chối cãi
để luận chứng cho sự phát triển của các loài sinh vật, nó là cơ sở luận giải tính

phong phú đa dạng của giới sinh vật, nó chứng minh rằng các loài sinh vật ,
động vật kể cả loài người sống trong trái đất đều là sản phẩm tiến hoá của tự
nhiên. Sự tiến hoá đó diễn ra theo con đường biến dị và di truyền do tác động
của môi trường. Từ những phát minh đó đã giáng một đòn chí mạng vào các
quan điểm siêu hình và quan điểm duy tâm về tự nhiên và xã hội.


2
Tóm lại, với sự phát triển lâu dài bền bỉ của khoa học, với những phát
minh khoa học, nhất là những phát minh có tính chất vạch thời đại, quan niệm
siêu hình về tự nhiên hoàn toàn mất chỗ đứng trong khoa học và quan niệm
mới về tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản. Như Ph.Ăng ghen
viết: Tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì cố định đều biến thành
mây khói, tất cả cái gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở
nên nhất thời, và người ta chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận
động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu. Như thế là chúng ta đã trở về
với quan niệm của những người sáng vĩ đại ra triết học Hy Lạp, cho rằng toàn
bộ giới tự nhiên, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, từ hạt cát cho đến mặt trời,
tự những sinh vật nguyên thuỷ cho đến con người nằm trong tình trạng không
ngừng sinh ra và diệt vong, lưu động không ngừng vận động và biến hoá bất
tận. Như vậy có thể khẳng định rằng , khoa học tự nhiên đến những năm 40
của thế kỷ XIX đã chuẩn bị xong xuôi những tiền đề cần thiết cho sự ra đời
của một triết học mới, đó là triết học duy vật biện chứng.
Từ những sự phát triển của khoa học tự nhiên, các điều kiện về lý luận,
về điều kinh tế xã hội, cùng với thiên tài và tình bạn chí nghĩa chí tình của
C.Mác và Ph.Ăngghen. Hai ông đã nhận trách nhiệm lớn lao mà lịch sử giao
cho, các ông đã kế thừa những tinh hoa của nhân loại, tuy nhiên không phải
kế thừa một cách máy móc, nguyên xy mà kế thừa có sự chọn lọc đồng thời
phê phán những hạn chế của triết học nhân loại đặc biệt triết học cổ điển Đức,
chủ nghiã xã hội không tưởng ở Pháp, kinh tế chính trị học của Anh. Các ông

đã kháiquát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, giải phóng phép
biện chứng khỏi chủ nghĩa duy tâm, giải phóng chủ nghĩa duy vật khỏi phép
siêu hình xây dựng thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng
duy vật, đồng thời vận dụng chúng vào nghiên cứu đời sống và xã hội hình
thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vì vậy triết học đó mang tính cách mạng,
và là học thuyết phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp của giai
cấp công nhân và giải phóng toàn thể nhân loại.


2
Trong quá trình sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác và
Ph.Ăngghen ngay từ đầu đã dựa vào những thành tựu khoa học của tự nhiên.
Từ những vấn đề lý luận của khoa học tự nhiên các ông đã đúc rút được
những lý luận cho việc xây dựng hệ thống lý luận nhằm đấu tranh trên mọi
phương diện chống chủ nghĩa siêu hình máy móc và chủ nghĩa duy tâm. Vừa
trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai
cấp tư sản vừa tập trung viết các tác phẩm để chống lại tư tưởng đối lập.
Như vậy chúng ta thấy rằng chủ nghĩa duy vật biện ra đời đó là sự kết
của nhiều yếu tố, nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan, trong đó một yếu tố
không thể thiếu được đó là sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mỗi bước tiến
của khoa học tự nhiên là mỗi bước mà đòi hỏi phép biện chứng cần khái quát.
Những phát minh sau này của khoa học tự nhiên tiếp tục làm sáng tỏ phép
biện chứng khách quan của tự nhiên và chứng minh tính đúng đắn khoa học
của các nguyên lý trong triết học mác xít. Chẳng hạn như định luật tuần hoàn
của các nguyên tố hoá học do Men-đê-liép sáng tạo ra năm 1869 cũng có ý
nghĩa rất to lớn trong việc củng cố và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Đặc biệt sự phát triển cả khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
với những phát minh như: (Năm 1895) Rơnghen phát hiện ra tia x mở đầu
cuộc cách mạng nghiên cứu thế giới vi mô, cho phép con người ta đi vào
những sự vật nhỏ. (Năm 1896) Béccơren phát hiện phóng xạ chứng minh

nguyên tử có thể phân chia được. (Năm 1897) Tômxơn phát hiện ra điện tử…
từ những phát minh trên cho thấy những quan niệm cũ bị bác bỏ, chính vì vậy
chủ nghĩa duy tâm lại có thời cơ để xuyên tạc và chống lại chủ nghĩa Mác, họ
cho rằng chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng không có đối
tượng nghiên cứu, từ đó họ trượt dài sang duy tâm. Chính vì vậy Lênin đã cho
rằng các nhà khoa học tự nhiên giỏi về vật lý nhưng kém cỏi về mặt triết học.
Lênnin là người kế tục sự nghiệp của Mác và Ph.Ăngghen, ông một mặt bảo
vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng lên tầm cao mới, mặt khác lại


2
phải đấu tranh với bọn cơ hội xét lại, chống quan điểm siêu hình và chủ nghĩa
duy tâm, tôn giáo. Khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên,
mở đường cho khoa học và triết học tiếp tục phát triển.
2. Ý nghĩa của vấn đề và giá trị của mối quan hệ trong tình hình
hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay việc tiếp tục xây dựng và củng cố mối quan hệ
liên minh giữa triết học Mác và khoa học nói chung, khoa học tự nhiên nói
riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo vệ và phát triển nó. Triết học
Mác - Lênin với tính cách là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản trong cuộc
đấu tranh giải phóng mình và giải phóng nhân loại, triết học Mác ngay từ khi
mới ra đời đã là thế giới quan phương pháp luận khoa học cho giai cấp vô sản,
là thế đối trọng của giai cấp tư sản. Bởi vì triết học Mác đã luận giải một cách
khoa học sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Triết học Mác - Lênin trở thành ngọn cờ tư
tưởng, trở thành cơ sở lý luận trực tiếp cho cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân chống giai cấp tư sản. Cho nên ngay từ khi mới ra đời và cho đến ngày
nay, triết học Mác - Lênin luôn luôn là đối tượng chống phá của các nhà lý
luận tư sản. Mục tiêu của sự chống phá đó bác bỏ triết học Mác - Lênin trên
những vấn đề cơ bản nhất của nó, từ đó đi tới làm phá sản hoàn toàn hệ tư

tưởng của giai cấp vô sản.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các nhà
lý luận tư sản cho rằng đã đến lúc con người đi tới một xã hội đạt tới kỷ
nguyên duy lý khoa học, ở đó mọi vấn đề có thể tìm được lời giải đáp kỹ thuật
mà không kêu gọi đến lý luận, đến triết học, sự giải trừ hệ tư tưởng là điều tự
nhiên. Thông qua đó mà phủ nhận vai trò của triết học mà trước hết là triết
học mác xít, nó tước bỏ vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản. Đồng thời các
học giả tư sản đang tìm mọi cách cắt xén, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin nói
chung và triết học Mác - Lênin nói riêng, chúng cho rằng hệ thống lý luận của


2
Mác - Lênin chỉ là sự sáng tạo thuần tuý, thiếu các cơ sở khoa học vững chắc
mà chủ yếu mang tính tư biện và chúng cho hệ thống lý luận đó không còn
phù hợp, không theo kịp sự phát triển của những điều kiện kinh tế xã hội,
ngày nay khoa học đã vượt xa thời đại của Mác - Lênin vì vậy hệ thống lý
luận của Mác - Lênin trở nên thừa và lạc hậu, không có ý nghĩa khoa học, ví
dụ như lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, vấn đề con
người… mà Mác - Lênin đưa ra chỉ là ảo vọng. Vì sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản đã xoá bỏ được mọi đối kháng trong xã hội, chúng cho rằng nhà nước
tư bản là nhà nước phúc lợi chung chứ không phải là cơ quan quyền lực của
giai cấp tư sản, nhất là từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ thì chúng lại càng cho rằng những điều mà
chúng đưa ra hoàn toàn có lý.
Với nước ta, các lực lượng chống đối, thù địch đã sử dụng thủ đoạn
nham hiểm, thâm độc để thực hiện “diễn biến hoà bình” và “bạo loạn lật đổ”
nhằm xoá bỏ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất là lật đổ các nước đi
theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó Việt Nam chúng ta là một trọng
điểm, với mục đích nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, ráo riết phá hoại về mặt tư tưởng đội

ngũcán bộ đảng viên,nhân nhân ta, làm giảm lòng tin sự lãnh đạo của đảng
với quầnchúng, chia rẽ mối đoàn kết toàn dân. Trong tình hình hiện nay, hệ
thống xã hội chủ nghĩa đang rơi vào thế không có lợi bởi sự sụp đổ của Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch cho rằng thời cơ để xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại,
trong đó có Việt Nam đã đến. Lúc này, những kẻ cơ hội về chính trị và bọn
phản động đã dùng mọi hủ đoạn để chống phá ta, chúng đòi Đảng từ bỏ quyền
lãn đạo, đòi bỏ Điều 4 trong hiến pháp năm 1992, tiếp tục đòi đa nguyên
chính trị đa đảng đối lập, tố cáo nhân quyền, tự do ngôn luận….Vì vậy mỗi
chúng ta cần nhận thức được rằng,cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng còn


2
diễn ra rất quyết liệt và lâu dài. Trong cuộc đấu tranh náy chúng ta có rất
nhiều những thuận lợi song cũng đang đứng trước những khó khăn, thách
thức, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta. Vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc
đổi mới, dúng định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế phát triển, xã hội tốt đẹp,
văn hoá tinh thần lành mạnh, quan hệ quốc tế mở rộng, đời sống nhân dân
được nâng cao về mọi mặt, đồng thời tăng cường giáo dục,thông tin cho mọi
cán bộ Đảng viên hiểu rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước để tăng sức đề kháng trong cán bộ và nhân dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân cách mạng chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại, kịp thời
đấu tranh với những luận điệu sai trái phản động, nhạy bén trong xử lý các
tình huống xảy ra, luôn sẵn sàng chiến đấu không bị bất ngờ trong mọi tình
huống. Không ngừng học tập nâng cao nhận thức, cả về trình độ chuyên môn,
cả về bản lĩnh chính trị, tác phong…. trên cương vị là học viên cần tiếp thu tri
thức khoa học vận dụng sáng tạo trong nghiên cứu, sau này là giáo viên cần
gắn những nội dung với thực tiễn hoạt động quân sự, luôn có tư duy biện
chứng, tránh tư duy siêu hình, phiến diện hay duy tâm./.




×