Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TÍNH tất yếu xây DỰNG QUÂN đội về CHÍNH TRỊ NHỮNG GIẢI PHÁP xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM VỮNG MẠNH về CHÍNH TRỊ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Xây dựng quân đội về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng
quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, là cơ sở để nâng cao sức mạnh
tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.
Trong kho tàng lý luận về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công
nhân, các nhà kinh điển mácxít, nhất là V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới vấn đề
xây dựng Quân đội về chính trị nhằm tăng cường, củng cố bản chất giai cấp
công nhân, bảo đảm cho quân đội luôn luôn là lực lượng chính trị tin cậy và
trung thành của Đảng Cộng sản, là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng nòng
cốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội
kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tế lịch sử và tình hình cách
mạng Việt Nam, trong 70 năm qua, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm coi trọng xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, nhất là xây dựng
Quân đội về chính trị, do vậy, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với
Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, trở thành quân đội “bách chiến, bách thắng”,
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, được Đảng tin, dân mến và kẻ thù
khiếp sợ.
Xây dựng quân đội về chính trị đã trở thành nguyên tắc và là bài học
kinh nghiệm lớn trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, có giá trị cả
trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
Trong phạm vi bài tiểu luận môn “Học thuyết Mác - Lênin về chiến
tranh và quân đội”, học trò xin được trình bày vấn đế “Tính tất yếu xây
dựng quân đội về chính trị và những giải pháp cơ bản xây dựng quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị trong giai đoạn hiện nay”

3


NỘI DUNG
I. TÍNH TẤT YẾU XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT


NAM VỀ CHÍNH TRỊ
1.1. Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng
quân đội về chính trị
Cũng như giai cấp và nhà nước, chiến tranh và quân đội là những hiện
tượng chính trị - xã hội. Sự xuất hiện của chiến tranh và quân đội gắn chặt với
sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Quân đội ra đời trong giai đoạn phát
triển nhất định của xã hội loài người, khi xuất hiện chế độ tư hữu và loài
người bị phân chia thành giai cấp. Khi xuất hiện bộ máy cưỡng bức đặc biệt là
nhà nước, thì cũng đẻ ra thiết chế xã hội mới về chất là quân đội. Bản chất của
quân đội là công cụ của nhà nước, giai cấp tổ chức ra nó, trung thành với lợi
ích của giai cấp, nhà nước; nhà nước nào tổ chức ra quân đội thì đều phải
quan tâm đến nó. V.I.Lênin viết: “Giai cấp vô sản muốn là giai cấp thống trị
và nếu nó thực sự thống trị, thì nó phải tỏ rõ điều đó bằng tổ chức quân sự của
mình”1. Theo Ph.Ăngghen: “Quân đội là một tập đoàn người vũ trang có tổ
chức, do nhà nước xây dựng nên và dùng vào cuộc chiến tranh tấn công hoặc
chiến tranh phòng ngự”2. Đây là định nghĩa kinh điển về quân đội, cho chúng
ta phương pháp luận để định nghĩa quân đội hiện nay. Theo đó, “Quân đội, tổ
chức vũ trang chuyên nghiệp (tập trung, thường trực) do một tập đoàn nhà
nước, tập đoàn chính trị hoặc phong trào chính trị làm chức năng nhà nước
xây dựng để tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị
của nhà nước, tập đoàn hay phong trào đó” 3. Vì vậy, quân đội là công cụ bạo
lực của nhà nước, của giai cấp nhất định do đó quân đội thực hiện mục tiêu
chính trị của giai cấp, nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó mà chủ yếu phục
vụ cho chiến tranh. Về vấn đề này, Lênin khẳng định: “Chiến tranh là sự tiếp
1

V.I.Lênin, Bàn về bảo vệ tổ quốc, Nxb.QĐND, Hà Nội, 1975.
Giáo trình Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, Nxb.QĐND, Hà Nội, 2008, tr.60.
3 Giáo trình Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, Nxb.QĐND, Hà Nội, 2008, tr.160-161.
2


4


tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực)” 4. Tức là
phải tổ chức ra lực lượng vũ trang để thực hiện mục tiêu đề ra. Theo quan
điểm của Claudơvít - một trong những tác giả sâu sắc nhất về những vấn đề
quân sự đã viết: “Chiến tranh chỉ là sự kế tục đơn thuần của chính trị bằng
những biện pháp khác”5. V.I.Lênin đánh giá cao luận điểm đó, đồng thời cũng
chỉ ra những hạn chế của ông hiểu về chính trị như là trí tuệ của quốc gia,
chính trị chung chung. Ông viết: “Chiến tranh chỉ là một sự tiếp tục của chính
trị bằng những biện pháp khác. Đó là công thức của Claudơvít, một trong
những cây bút vĩ đại viết về lịch sử chiến tranh; những tư tưởng của ông đã
được Hêghen làm cho phong phú thêm. Và quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen luôn luôn cũng chính là như vậy, các ông coi bất cứ cuộc chiến
tranh nào cũng đều là sự tiếp tục của chính trị của một số cường quốc hữu
quan nào đó - và của các giai cấp khác nhau trong nội bộ những cường quốc
đó - trong một thời gian nhất định”6. Như vậy, sự xuất hiện quân đội trong
lịch sử bao giờ cũng gắn với chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước và chiến
tranh. Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực; quân đội
là công cụ để tiến hành chiến tranh, để thực hiện mục đichd chính trị của một
giai cấp, một nhà nước nhất định. Trong đó quân đội là công cụ chủ yếu nhất
để thực hiện mục đích chính trị của chiến tranh do giai cấp, nhà nước phát
động. Nhưng Lênin chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa “chính trị” mà giai cấp
vô sản quan niệm với thứ “chính trị” như cách hiểu của Claudơvít. Theo đó,
Lênin khẳng định: “chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế” 7, và “chính
trị là mối quan hệ giữa các giai cấp các dân tộc” 8, chính trị là sự thống nhất
giữa đường lối đối ngoại và đường lối đối nội. Như vậy, theo cách hiểu của
V.I.Lênin thì quân đội là lực lượng đặc biệt của một giai cấp, là công cụ bạo
4


V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980, tr.397.
Giáo trình Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội, 2008, tr.79.
6 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980, tr.275-276.
7 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1976, tr.349.
8 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 49, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1978, tr.500.
5

5


lực vũ trang chủ yếu của nhà nước để tiến hành chiến tranh nhằm thực hiện
mục đích chính trị và cuối cùng là mục đích kinh tế của giai cấp. Như vậy,
chiến tranh và quân đội có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị - chính trị giai
cấp và với kinh tế.
Như vậy, quan điểm của Lênin đó là sự lệ thuộc của những mục đích
chính trị đối với các lợi ích kinh tế và chính trị của các giai cấp và các nhà
nước đang đấu tranh với nhau. Chính luận điểm này mà ông đã phát triển nên
một tầm cao mới về bản chất của chiến tranh. V.I.Lênin viết: “Chiến tranh
chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối, chỉ là sự tiếp tục thực hiện cùng
những mục đích... của các giai cấp... với những phương pháp khác mà thôi” 9.
Nếu áp dụng quan điểm đó vào xem xét cuộc chiến tranh hiện tại, chúng ta sẽ
thấy được rằng đó là cuộc chiến tranh ăn cướp, nó mang mục đích chính trị
của các nước đế quốc, của giai cấp áp bức bóc lột. Như vậy, theo Lênin đây là
cơ sở khoa học để các nhà kinh điển đánh giá các cuộc chiến tranh, kể cả
chiến tranh hiện tại: “Chỉ cần xét cuộc chiến tranh hiện tại, trên phương diện
là một sự tiếp tục của chính trị của những cường quốc “lớn” và của những
giai cấp chủ yếu trong các cường quốc ấy, là đủ thấy ngay được tính chất
phản lịch sử rành rành, tính chất lừa bịp, giả dối của các ý kiến cho rằng có
thể biện hộ cho tư tưởng “bảo vệ tổ quốc” trong cuộc chiến tranh này” 10.

V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến mục đích chính trị, không nên áp đặt mục đích
chính trị một cách chung chung. Bởi vì, theo V.I.Lênin, “Trong lịch sử, đã
từng nhiều lần có những cuộc chiến tranh tiến bộ, - mặc dù những cuộc chiến
tranh này, cũng như bất cứ cuộc chiến tranh nào khác, không tránh khỏi đem
lại những nỗi khủng khiếp, tai hoạ, đau khổ, - nghĩa là những cuộc chiến tranh
có ích cho sự phát triển của nhân loại, góp phần tiêu diệt những chế độ đặc
biệt có hại và phản động”11. Đó là những cuộc chiến tranh do giai cấp bị áp
9

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Maxcơva,1981, tr.356.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 49, Nxb Tiến bộ, Maxcơva,1978, tr.398.
11 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980, tr.390 - 391.
10

6


bức tiến hành nhằm xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột; muốn tiến hành chiến tranh
thì nhà nước, giai cấp đó phải tổ chức ra quân đội - là lực lượng chính trị đặc
biệt, và rõ ràng, quân đội không thể đứng ngoài chính trị.
Trong khi chăm lo xây dựng sức mạnh toàn diện của quân đội, để làm
cho quân đội kiểu mới thực sự trung thành và phục vụ lợi ích của giai cấp vô
sản, CMác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin hết sức chăm lo xây dựng quân đội về
chính trị, nhất là chăm lo củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân
cho quân đội, coi đó là vấn đề sống còn của quân đội cách mạng, là một trong
những nguyên tắc hết sức cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới. Trong
quá trình xây dựng quân đội về chính trị, các ông thường xuyên quan tâm xây
dựng trên cả ba phương diện chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là việc giáo
dục mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của giai cấp công nhân; giáo dục hệ tư tưởng
Mác - Lênin và đường lối, nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân cho

quân đội.
Như vậy, xây dựng quân đội về chính trị theo nghĩa đó là cả yếu tố chính
trị tinh thần và yếu tố chính trị vật chất của quân đội (xây dựng tổ chức quân
đội), đây là những yếu tố cơ bản, quyết định trong sức mạnh chiến đấu của
quân đội. Theo lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin bàn
về chiến tranh và quân đội, các ông đều cho rằng, muốn đánh giá đúng đắn
khả năng chiến đấu của quân đội, không chỉ xem xét yếu tố vũ khí, trang bị kỹ
thuật quân sự, mà còn phải xem xét đến tinh thần quyết chiến, khả năng chịu
đựng gian khổ của nó trong chiến tranh. V.I.Lênin viết: “Trong mọi cuộc
chiến tranh rút cuộc thắng lợi hay thất bại đều tuỳ thuộc vào tâm trạng của
quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” 12. Điều đó cho ta thấy sự khẳng
định của Lênin như là một chân lý, như một quy luật khách quan quan trọng
nhất của chiến tranh. Quy luật này thể hiện đặc biệt rõ nét (có tính chất điển

12

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1979, tr.147.

7


hình) trong những cuộc chiến tranh mà một bên theo đuổi mục đích chính
nghĩa, còn một bên là xâm lược.
Yếu tố chính trị giữ vai trò quyết định trong chiến tranh. Bởi vì, yếu tố
chính trị tinh thần khi được thấm nhuần, nó trở thành sức mạnh vật chất, làm
cho sức mạnh chiến đấu của quân đội được tăng lên gấp bội. Chỉ có tinh thần
chính trị cao thì quân đội mới có thể chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, hy
sinh ác liệt của cuộc chiến tranh hiện đại, nâng cao hiệu quả của các loại vũ
khí hiện đại ở mức cao nhất. Ngược lại tinh thần chính trị thấp sẽ làm cho
quân đội không những không có sức chiến đấu mà còn mất phương hướng

mục tiêu chính trị, không sử dụng và phát huy hiệu quả vũ khí trang bị cho dù
vũ khí tối tân hiện đại. Do vậy, việc xây dựng quân đội về chính trị là một vấn
đề tất yếu, cơ bản hàng đầu quyết định sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Như vậy, CMác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin còn quan tâm xây dựng, củng
cố và phát triển mối quan hệ giữa quân đội với nhân dân; các mối quan hệ
trong nội bộ quân đội; quan hệ “cán - binh”; tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ
luật trên cơ sở thống nhất về nghĩa vụ và quyền lợi; tăng cường củng cố và
phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quân đội xã hội chủ nghĩa; nâng cao
vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản đối với quân đội; đấu tranh bác bỏ luận
điểm sai lầm và phản động của giai cấp tư sản v.v..
1.2. Xuất phát từ việc xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới vào điều kiện cụ thể của nước ta; kinh
nghiệm và truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam; kế thừa
tinh hoa quân sự nhân loại; trực tiếp là tham gia lãnh đạo các cuộc đấu tranh,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận về chiến
tranh, quân đội ở các nội dung cơ bản của nó. Hồ Chí Minh đã khẳng định
nhiều nội dung đối với quân đội trong đó khẳng định sự ra đời của quân đội là

8


tất yếu lịch sử, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc và đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, trên cơ sở nắm vững lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững đặc điểm xã hội và điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, để xây dựng lực lượng vũ
trang cách mạng, phải xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, từ lực
lượng chính trị mà phát triển thành lực lượng quân sự, từ đấu tranh chính trị
mà chuyển thành đấu tranh quân sự. Hồ Chí Minh đã lập luận và cho rằng sự

ra đời của quân đội là tất yếu, nó xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam. Người viết: “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn
đánh chúng phải có lực lượng quân sự. Muốn có lực lượng quân sự phải có tổ
chức”13. Cùng với việc tổ chức ra quân đội, theo Hồ Chí Minh phải chú trọng
xây dựng bản lĩnh chính trị cho quân đội, coi trọng giáo dục, nuôi dưỡng, xây
dựng phẩm chất chính trị cho quân đội, đó là cơ sở để xây dựng quân đội cách
mạng. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,
Chỉ thị nêu rõ: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là
chính trị trọng hơn quân sự”14, “Quân sự mà không có chính trị như cây
không có gốc, vô dụng lại có hại” 15. Hồ Chí Minh lập luận rằng chính trị
không chỉ có chính trị tinh thần mà chính trị bao hàm tổng hoà các yếu tố tạo
nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Người viết: “Chính trị biểu hiện ra
trong lúc đánh giặc”16. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu vấn đề
xây dựng quân đội về chính trị, xây dựng và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội làm cho quân đội ta
luôn luôn là lực lượng chính trị trung thành và tin cậy của Đảng, của Nhà
nước và của nhân dân. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội về
chính trị biểu hiện ở các nội dung cơ bản như sau: Người đặt lên hàng đầu vấn
13

Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb.QĐND, Hà Nội, 1962, tr.125.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2001, tr.768.
15 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2001, tr.318.
16 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2001, tr.319.
14

9


đề xây dựng quân đội về chính trị, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở cho mọi

mặt xây dựng khác, coi việc xây dựng nhân tố chính trị tinh thần là một trong
những nhân tố quyết định đến tiến trình và kết cục của chiến tranh; tăng
cường củng cố bản chất giai cấp công nhân cho quân đội nhân dân, trong đó
thành phần tham gia quân đội cơ bản là con em các tầng lớp lao động, chủ yếu
là nông dân, đó là đóng góp lớn của Hồ Chí Minh về lý luận xây dựng quân
đội kiểu mới; bên cạnh đó Người luôn quan tâm đến việc xây dựng toàn diện
các yếu tố khác tạo thành sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội cách
mạng, không tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố chính trị - tinh thần. Thực tiễn
đã chứng minh qua 70 năm xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, chúng ta đã tạo nên được sức mạnh chính trị tinh thần to lớn của
quân dội ta để chiến đấu và chiến thắng những đội quân xâm lược nhà nghề,
góp phần vào sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.3. Xuất phát từ cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận, đấu tranh ý thức
hệ ở nước ta hiện nay
Hiện nay, cùng với những tàn dư của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu
tư sản là hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa chống cộng công khai và chủ nghĩa cơ
hội hữu khuynh, xét lại đang tấn công toàn diện và mạnh mẽ vào bản chất
cách mạng của quân đội ta. Chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù rất
coi trọng mặt trận tư tưởng và văn hoá trong chống phá cách mạng nước ta,
bằng nhiều thủ đoạn khác nhau chúng làm th hoá về chính trị, tư tưởng đạo
đức, lối sống của cán bộ, chiến sỹ, làm cho quân đội ta biến chất về chính trị.
Vì vậy, cuộc đấu tranh trên ý thức hệ đang diễn ra ngày càng gay gắt,
đây là cuộc chiến không có khói lửa, không có tiếng súng, không dễ dàng
nhận rõ mặt kẻ thù như trong chiến tranh vũ trang trước đây, đòi hỏi Quân đội
phải chỉ chiến đấu trên mặt trận lý luận tư tưởng mà còn phải chống lại cả
nguy cơ “tự diễn biến” từ bên trong, vì vậy phải xây dựng chính trị để giữ

10



vững cuộc đấu tranh này. Đồng thời có những biện pháp cần thiết để giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho hệ tư tưởng đó trở
thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thàn của quân đội, là một nội
dung rất cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến xây dựng quân đội về chính trị.
1.4. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, giai cấp ở nước ta hiện nay
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, sự phát triển của kinh tế, sự ổn định chính trị của đất nước đã tác
động tích cực đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của cán bộ,
chiến sỹ trong quân đội, lòng tin vào Đảng, vào chế độ được củng cố, ý thức,
trách nhiệm chính trị đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc
phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ được nâng cao, làm tăng
thêm sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội ta.
Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ nghĩa của
chúng ta đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội có
biến đổi, do đó nó làm phân hoá, phân tầng giai cấp xã hội. Một mặt, có xu
hướng xích lại gần nhau, liên kết, hợp tác với nhau, trên cơ sở khối đại đoàn
kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Mặt khác, cơ cấu xã hội - giai cấp không thuần nhất, phát triển đa
dạng, đan xen, thâm nhập vào nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh dẫn tới sự
không thuần nhất về chính trị - tư tưởng, sự xuất hiện các khuynh hướng chính
trị - tư tưởng khác nhau, thậm chí đối lập nhau là điều kiện không thể tránh
khỏi; do đó thành phần tham gia vào Quân đội có những biến đổi, nó sẽ tác
động đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị; cùng với sự biến đổi đó là
nhiều thành phần gia nhập vào Quân đội, vì vậy, phải xây dựng quân đội về
chính trị.
Tuy nhiên, bên cạch sự tác động tích cực của sự biến đổi kinh tế - xã hội
đến xây dựng quân đội về chính trị, nền kinh tế nhiều thành phần và mặt trái
của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện những tiêu cực mới trên mọi phương


11


diện, tác động không nhỏ đến xây dựng quân đội về chính trị như: ý thức giác
ngộ chính trị; nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; sự thoái hoá về
phẩm chất đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ chiến sỹ bị giảm sút.
Vì vậy, đòi hỏi phải kiên định con đường xã hội chủ nghĩa giữ vững định
hướng chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa mà
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa
chọn là vấn đề cốt tử trong xây dựng quân đội về chính trị, đồng thời làm
nòng cốt cho giữ vững định hướng chính trị trong xây dựng đất nước.
1.5. Xuất phát từ cuộc khủng hoảng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô hiện nay
Sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu, đây là bài
học đau xót và là lời cảnh tỉnh cho những ai xa rời những nguyên lý, nguyên
tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới, nhất là vấn đề
xây dựng quân đội về chính trị, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công
nhân của quân đội kiểu mới. Mặt khác, sự sụp đổ đó đã làm cho tương quan
so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng thay đổi bất lợi cho chủ
nghĩa xã hội, nó tác động mạnh mẽ đến tư tưởng chính trị của cán bộ chiến sỹ
Quân đội ta trên nhiều phương diện. Sự sụp đổ đó có nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân về sự sụp đổ về xây dựng chính trị. Cuộc đấu tranh
giai cấp dân tộc tiếp tục diễn ra trong điều kiện mới, nội dung mới, hình thức
phức tạp, dưới những sứac thái mới, mà tính chất của chúng không kém phần
gay go, quyết liệt. Vì vậy phải xây dựng Quân đội về chính trị để quân đội
đứng vững trước các vấn đề phức tạp đó.
1.6. Xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước
ta trong giai đoạn mới
Hiện nay, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong

giai đoạn hiện nay có bước phát triển mới. Yêu cầu, nhiệm vụ của bảo vệ Tổ

12


quốc ở nước ta hiện nay có sự phát triển mới: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị và
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu và hành động chống phá của các thế lưc thù địch đối với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta”17. Như vậy, bảo vệ Tổ quốc hiện nay bao gồm
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao, quân sự; về xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây
dựng quân đội nhân dân để chủ động ứng phó với mọi tình huống, ngăn ngừa
chiến tranh, tạo môi trường hoà bình, thuận lợi để phát triển đất nước, đồng
thời chuẩn bị sẵn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng an ninh với đối ngoại; quốc phòng, an
ninh, đối ngoại với xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Trong đó nhiệm vụ
xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ, quan
hệ khăng khít với nhau.
Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển với tốc
độ phi thường, nó đã đật được những tiến bộ vượt bậc, làm xuất hiện nhiều
nhân tố mới, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội thế giới, chủ
nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đang lợi dụng
những thành tựu khoa học đó vào lĩnh vực quân sự, chúng sử dụng vũ khí
công nghệ cao làm đòn răn đe, đồng thời sử dụng nhiều phương thức khác
nhau trong đó có phương thức phi vũ trang, chúng sử dụng chiến lược “Diễn
biến hoà bình”, sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá, lối
sống... nếu không thành công chúng sẽ sử dụng đòn đánh phủ đầu bằng vũ khí
công nghệ cao. Trong những hình thức đó, chúng đang chống phá chúng ta về

chính trị tư tưởng và coi đó là biện pháp hàng đầu. Vì vậy, với chúng ta cũng

17

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2011, tr.81-82.

13


phải đặt xây dựng mặt trận chính trị tư tưởng cũng phải được đặt lên hàng đầu
và hết sức cần thiết để chống lại âm mưu thủ đoạn đó của kẻ thù.
Mặt khác, một bộ phận cán bộ chiến sỹ ta xa rời bản chất giai cấp công
nhân, mơ hồ mục tiêu lý tưởng, dao động tư tưởng, phẩm chất lối sống bị sa
sút...Vì vậy, phải xây dựng Quân đội tinh nhuệ về chính trị.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường, tác động sâu sắc
nhiều mặt đến đời sống xã hội nước ta và quân đội ta. Chủ nghĩa tư bản điều
chỉnh và đang tiếp tục thích nghi, phát triển; chủ nghĩa xã hội khủng hoảng,
phong trào cách mạng thế giới đứng trước khó khăn thử thách nghiêm trọng.
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá làm cho quan hệ, ảnh hưởng giữa các
quốc gia, dân tộc ngày càng chặt chẽ hơn. Đó là sản phẩm tất yếu của quá
trình vận động lịch sử, bắt đầu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất. Lợi dụng toàn cầu hoá, chủ nghĩa đế quốc đang tăng cường can thiệp
vào các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện mục đích của mình.
2.1. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng đối với quân đội
Bản chất chính trị của quân đội là bản chất giai cấp công nhân. Quân đội
mang bản chất giai cấp công nhân tất yếu phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng

cộng sản, lãnh tụ chính trị của giai cấp. Vì vậy, để tăng cường bản chất giai
cấp đương nhiên phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Sự
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là một nguyên tắc, là quy luật cơ bản
trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, là vấn đề chủ yếu quyết định
sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội. Sự lãnh đạo của Đảng làm cho
quân đội giữ vững mục tiêu chiến đấu, phương hướng chính trị, là cơ sở nâng
cao bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân cho

14


quân đội. Điều đó được thể hiện ở cương lĩnh, nghị quyết, đường lối của
Đảng cũng như Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước, ở Điều lệnh, Điều lệ của
quân đội. Để xây dựng Quân đội về chính trị trước hết phải khẳng định vai trò
độc tôn lãnh đạo của Đảng với quân đội. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về
mọi mặt đối với quân đội thông qua cơ chế lãnh đạo bao gồm: hệ thống tổ
chức đảng, hệ thống chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị,
các tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội. Để giữ
vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quân đội cần tập trung thực hiện
tốt những vấn đề sau:
Xây dựng Quân uỷ Trung ương thực sự là khối đoàn kết, tiêu biểu cho
tầm cao trí tuệ của toàn quân và có sức chiến đấu cao, thực hiện tốt hai chức
năng là: giúp Ban chấp hành Trung ương nghiên cứu, đề xuất những vấn đề
thuộc đường lối nhiệm vụ quân sự, xây dựng, củng cố quốc phòng; đồng thời
lãnh đạo mọi mặt công tác đối với quân đội. Đảng uỷ Quân sự Trung ương
phải cụ thể hoá sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội thành những nghị
quyết, chủ trương, biện pháp, chỉ thị phù hợp với đặc điểm tình hình quân đội.
Xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội từ cơ sở đế toàn quân
vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Hiện nay, cuộc đấu
tranh giai cấp đã dịch chuyển sang mặt trận “phi vũ trang”, yêu cầu về vai trò

lãnh đạo của các tổ chức đảng, về tinh thần tiền phong, gương mẫu của đảng
viên có sự phát triển mới, cao hơn về hàm lượng trí tuệ, về phẩm chất đạo đức
lối sống, trong cả nhận thức, lý luận và thực tiễn. Điều đó đòi hỏi các tổ chức
đảng và đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất
và trình độ năng lực.
Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc
lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức bảo đảm thực hiện đúng nghị quyết của đảng,
mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên. Quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo phát

15


huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đảng viên, tổ chức đảng, đồng thời
đảm bảo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng.
2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng với quân đội
Cơ chế lãnh đạo của Đảng với quân đội là phương thức lãnh đạo của Ban
chấp hành Trung ương Đảng đối với quân đội trong những giai đoạn cách
mạng được thể hiện bằng hệ thống các nguyên tắc lãnh đạo, và phù hợp với
hệ thống các nguyên tắc ấy là hệ thống tổ chức hoàn chỉnh, hợp lý được xây
dựng từ cơ sở đến toàn quân, nhằm đảm bảo cho Đảng lãnh đạo chặt chẽ quân
đội. Năm 1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 27 nhằm khắc phục những mặt
hạn chế của Nghị quyết 07 (1982). Đến nay, sau 20 năm thực hiện, bên cạnh
những mặt tích cực, Nghị quyết 27 cũng bộc lộ những yếu tố bất cập làm ảnh
hưởng đến quá trình lãnh đạo của Đảng với quân đội. Một số cán bộ chỉ huy
trong quân đội có biểu hiện uy quyền cá nhân, độc đoán, gia trưởng. Vai trò
lãnh đạo của tổ chức đảng bị xem nhẹ. Hiện tượng mất đoàn kết, thiếu dân
chủ ở một số đơn vị trở nên trầm trọng kéo dài. Quá trình thực hiện cơ chế
lãnh đạo của Đảng với quân đội còn không ít vướng mắc, trong đó có vấn đề
vị trí chính quyền của người chủ trì công tác đảng, công tác chính trị. Thực tế
cho thấy sau hơn 20 năm bãi bỏ chế độ chính uỷ, chính trị viên, trong quân

đội đã xuất hiện nhiều tâm trạng khác nhau, ảnh hưởng tới sự đoàn kết thống
nhất, làm giảm sức chiến đấu của quân đội. Để khắc phục tình trạng đó, ngày
20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 51 - NQ/TW về việc
tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ
huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội nhân dân
Việt Nam. Vấn đề tiếp theo là cơ chế cần được cụ thể hoá, tổ chức tập huấn,
hướng dẫn trong toàn quân để tổ chức thực hiện, nhanh chóng đưa nghị quyết
vào thực tiễn. Quá trình thực hiện không được nóng vội, mà phải dần dần
từng bước xoá đi nề nếp làm việc theo cơ chế cũ. Một vấn đề hết sức quan
trọng là đội ngũ chính uỷ, chính trị viên cần được lựa chọn, đào tạo, bồi

16


dưỡng kỹ càng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo cơ chế mới. Nghị
quyết 51 là cơ sở để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quân đội nhằm xây
dựng quân đội về chính trị, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân
dân, tính dân tộc cho quân đội.
2.3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả cộng tác tư tưởng, lý luận
trong quân đội, kiên quyết đấu tranh khắc phục những nhận thức, hành
động sai trái và đập tan âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch
Công tác tư tưởng trong quân đội là một lĩnh vực hoạt động quan trọng
để xây dựng quân đội nói chung, xây dựng Quân đội về chính trị nói riêng.
Nhiệm vụ của công tác tư tưởng trong quân đội là góp phần xây dựng con
người mới trong lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng cho họ bản lĩnh chính
trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ hoàn thành
nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh.
Trong giai đoạn hiện nay, mặt trận chính trị tư tưởng trở thành mặt trận
chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc ở nước ta. Đối tượng tác động
của công tác tư tưởng trong quân đội vẫn là đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, nhưng

họ lại xuất thân từ những thành phần kinh tế khác nhau. Do sự tác động của
nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường làm cho sự biến
đổi về cơ cấu giai cấp ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Giai cấp tư sản, tiểu tư
sản đại diện cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, tiểu chủ ngày càng
tăng lên. Điều đó được phản chiếu vào trong quân đội, bởi lẽ quân đội ta là
một bộ phận của xã hội. Việc giáo dục, tăng cường bản chất giai cấp công
nhân cho những cán bộ, chiến sỹ thuộc những thành phần giai cấp đó là vấn
đề rất phức tạp đòi hỏi sự kiên trì và quy trình khoa học của công tác tư
tưởng. Trong điều kiện mở cửa, vấn đề mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế
và sự bùng nổ thông tin ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần
quân đội. Trước tình hình đó, công tác tư tưởng trong quân đội cần có những
đổi mới để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

17


Trước hết phải tập trung đổi mới nội dung, hình thức phương pháp giáo
dục chính trị, nắm vững định hướng của Đảng, coi trọng nâng cao giác ngộ xã
hội chủ nghĩa, tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho bộ đội, củng cố
vững chắc trận địa tư tưởng.
Đồng thời nâng cao cảnh giác, chủ động phát hiện, ngăn chặn và tích cực
đấu tranh chống những quan điểm sai trái, không để chúng ảnh hưởng xấu
đến tư tưởng, tình cảm của bộ đội. Mài sắc lý luận, đập tan luận điệu “phi
chính trị hoá quân đội” của chủ nghĩa đế quốc. Đây là luận điểm của chủ
nghĩa cơ hội, xét lại trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm tách quân đội ra khỏi
sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hoá công cụ bạo lực vũ trang của Đảng, nhà
nước, từ đó tiến đến xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực chất
không thể có quân đội đứng ngoài chính trị, phi chính trị. Quân đội do giai
cấp, nhà nước tổ chức ra nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp và nhà nước đó nên
tất yếu nó phải mang bản chất giai cấp sinh ra nó. Hơn nữa, quân đội là công

cụ tiến hành chiến tranh nhằm kế tục chính trị bằng bạo lực vũ trang nên nó
luôn luôn phục vụ cho việc thực hiện mục đích chính trị. Phi chính trị hoá
quân đội là luận điệu phản động, phản khoa học; nó tuyệt đối hoá mặt bạo lực
vũ trang, mặt tự nhiên mà bỏ qua mặt xã hội, mặt bản chất chính trị của quân
đội. Thực chất “phi chính trị hoá quân đội” là phi vô sản hoá để từng bước tư
sản hoá quân đội vốn là quân đội cách mạng, tước vũ khí của giai cấp vô sản,
vô hiệu hoá công cụ bạo lực của giai cấp công nhân để chuyển sang tay giai
cấp thống trị khác. Chúng ta kiên quyết bác bỏ quan điểm lừa bịp đó của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù, đồng thời thường xuyên đề cao cảnh giác,
tăng cường xây dựng Quân đội về chính trị làm cơ sở xây dựng quân đội vững
mạnh về mọi mặt.
2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị vững
vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có trí tuệ và khả năng hoạt động
thực tiễn, làm nòng cốt để xây dựng Quân đội về chính trị

18


Xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề hệ trọng, rộng lớn và phức tạp đòi
hỏi phải tuân theo những quy luật và nguyên tắc nhất định. Xây dựng đội ngũ
cán bộ phải bám sát nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng cố nền quốc phòng toàn
dân, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, đáp ứng cho cả đấu tranh vũ trang và phi vũ trang. Nâng cao chất
lượng toàn diện đội ngũ cán bộ trước hết là bản lĩnh chính trị và phẩm chất
cách mạng, bảo đảm đội ngũ cán bộ luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc và
nhân dân, luôn là lực lượng chính trị tin cậy của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh trước hết phải tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối
với công tác cán bộ. Thể chế hoá, tạo cơ sở pháp lý khẳng định trách nhiệm
của hệ thống chính trị với việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội.

Đổi mới phương pháp xem xét, đánh giá cán bộ đảm bảo tính khách
quan, khoa học, công tâm theo một quy trình dân chủ. Nắm vững và dựa vào
tiêu chuẩn cán bộ, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá cán bộ. Xây
dựng và thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ. Tiếp tục đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ.
Hoàn thiện mục tiêu yêu cầu đào tạo theo tiêu chuẩn chức vụ cán bộ và có
trình độ học vấn tương tương.

19


KẾT LUẬN

Chừng nào xã hội loài người còn chế độ tư hữu, còn chủ nghĩa đế quốc
thì còn chiến tranh và quân đội còn tồn tại. Quân đội nhân dân Việt Nam là
lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, là công cụ bạo lực nhằm thực hiện
mục đích chính trị của giai cấp công nhân. Xây dựng quân đội phải toàn diện,
trong đó lấy xây dựng về chính trị là cơ sở cho việc nâng cao sức mạnh tổng
hợp của quân đội. Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu, là vấn đề có tính quy
luật sống còn của quân đội ta. Do đó, xây dựng Quân đội về chính trị là một
đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không tuyệt
đối hoá việc xây dựng Quân đội về chính trị. Sức mạnh của quân đội là chất
lượng tổng hợp của nhiều yếu tố. Vì vậy, cần xem xét vai trò yếu tố chính trị
của quân đội một cách biện chứng trong mối quan hệ với các yếu tố khác.
Xây dựng Quân đội về chính trị thực chất là giữ vững, tăng cường bản
chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng, tính nhân dân, tính dân tộc của
quân đội; quán triệt và cụ thể hoá đường lối chính trị, đường lối quân sự,
đường lối đối ngoại của Đảng vào quân đội, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp, về mọi mặt của Đảng với quân đội, làm cho quân đội ta luôn là lực
lượng chính trị tin cậy, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân. Xây

dựng Quân đội về chính trị là nâng cao là nâng cao chất lượng chính trị của
đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong quân đội, để họ sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi
tình huống.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng Quân đội nói chung, xây dựng Quân
đội về chính trị nói riêng là tất yếu khách quan, đồi hỏi phải phát huy cao nhất
vai trò, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, của cả hệ thống
chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi
ngành, mọi quân nhân.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Khoa học xã
hội và nhân văn quân sự: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng quân
đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.38-50.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
3. Giáo trình Học thuyết chiến tranh và quân đội, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2008.
4. Học viện Chính trị, Khoa Triết học, Đặc sắc tư duy triết học và tư duy
quân sự của Ph.Ăng ghen giá trị lịch sử và hiện thực, Nhà xuất bản Chính trị
- Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.183-194.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001.
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001.
7. Nguyễn Tiến Sỹ, Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị nhân tố
quyết định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong tình hình mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam vững mạnh về Chính trị - Lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 2014.
8. V.I.Lênin, Bàn về bảo vệ tổ quốc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1975.
9. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980.
10. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1981.
11. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1976.
12. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1979.
3. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 49, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1978.

21



×