Tuần 25
Tiết 99
Bài 24:Lượm
-- Tố Hữu --
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của Lượm.
Ý nghĩa cao đẹp về sự hi sinh của Lượm.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong
bài thơ có yếu tố tự sự.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Giáo án
- Chân dung nhà thơ Tố Hữu
- Tư liệu, hình ảnh về thiếu nhi liên lạc thời chống Pháp.
Học sinh: - Soạn bài
- Sưu tầm tư liệu tham khảo (về nhà thơ Tố Hữu…)
C. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số)
2. Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: kiểm tra
bài cũ.
Hình tượng Bác Hồ
hiện ra qua cái nhìn
của anh đội viên và
được miêu tả từ
những phương diện
nào?
HS trả lời
Trả lời:
Hình tượng Bác Hồ hiện ra qua
cái nhìn của anh đội viên và được
miêu tả từ những phương diện:
hình dáng, tư thế, vẻ mặt (ngồi
lặng yên, mặt trầm ngâm – ngồi
đinh ninh), cử chỉ, hành động (đốt
lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ, dém
chăn, nhón chân nhẹ nhàng) và
lời nói (bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng
của Bác cho bộ đội và nhân dân)
Hình tượng Bác Hồ hiện lên
giản dị, gần gũi, chân thực mà hết
sức lớn lao.
1
Hoạt động 2: dẫn vào
bài mới.
Đất nước chúng ta đã trải
qua hai cuộc kháng chiến
trường kì chống Pháp và
chống Mĩ. Cùng với các
thế hệ cha anh cũng có
biết bao các anh hùng nhỏ
tuổi hi sinh xương máu
cho cuộc sống hòa bình
ngày hôm nay.Hình ảnh
những anh hùng nhỏ tuổi
ấy đã được các nhà văn-
thơ ngợi ca trong các tác
phẩm của mình. Hôm nay,
cô trò ta sẽ cùng đi tìm
hiểu bài thơ “ Lượm” của
nhà thơ Tố Hữu các em
nhé!
Hoạt động 3: Hướng dẫn
đọc - tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn cách đọc
bài thơ và gọi một HS
đọc.(chú ý thay đổi giọng
và nhịp đọc thích hợp với
từng câu, từng đoạn.
Giọng vui tươi, sôi nổi,
nhí nhảnh ở đoạn đầu và
đoạn điệp khúc cuối cùng;
giọng đối thoại giữa hai
chú cháu – giọng Lượm
hồn nhiên, ngây thơ…)
GV: Dựa vào phần chú
thích, em hãy nêu những
hiểu biết của mình về nhà
Một HS đọc bài
thơ
HS trình bày
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Đọc
2.Chú thích
a.Tác giả
-Tên khai sinh: Nguyễn Kim
Thành(1920-2002)
- Quê quán: Thừa Thiên- Huế.
2
thơ Tố Hữu?
GV: Có những tập thơ nào
của tác giả mà em biết?
GV: Em hãy nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ
này? Bài thơ được in
trong tập thơ nào?
GV: Bài thơ này viết về
ai? Về sự việc gì?
GV: Để viết về Lượm,
nhà thơ đã chọn và sử
dụng phương thức biểu
đạt nào?
GV: Em chia bài này
thành mấy phần? Nội
dung của từng phần?
Hoạt động 4: Hướng dẫn
đọc – hiểu văn bản.
Gọi HS đọc 5 khổ đầu.
GV dẫn dắt: Tác giả và
chú bé Lượm đã có cuộc
gặp gỡ tình cờ không
hẹn trước nhưng hình
ảnh Lượm đã để lại ấn
tượng sâu đậm trong
lòng tác giả.
“Chú bé loắt choắt…”
HS kể tên
HS trả lời
HS trả lời
HS nêu nhận xét
HS phát biểu.
- Là nhà cách mạng, là người mở
đầu cho thơ ca cách mạng Việt
Nam hiện đại.
- Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy,
Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu
và hoa…
b. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1949- Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, in trong
tập Việt Bắc.
- Bài thơ viết về Lượm- một chú
bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh
dũng khi làm nhiệm vụ.
Thể loại và phương thức biểu
đạt:
- Thể thơ 4 tiếng
- Phương thức biểu đạt: trữ tình
kết hợp miêu tả, tự sự và biểu
cảm.
c. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: ( 5 khổ thơ đầu): hình
ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình
cờ với tác giả.
- Phần 2: ( 7 khổ tiếp): câu
chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi
sinh.
- Phần 3: ( 2 khổ cuối): hình ảnh
Lượm còn sống mãi.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Hình ảnh Lượm trong lần
gặp gỡ tình cờ với tác giả:
3
GV: Hình ảnh Lượm
trong phần một được miêu
tả về dáng điệu, cử chỉ
qua những từ ngữ, hình
ảnh nào?
GV: Tại sao tác giả lại so
sánh Lượm như con chim
chích?
GV: Em hiểu “đường
vàng” có nghĩa là gì?
Chú bé Lượm không chỉ
được miêu tả qua dáng
điệu, cử chỉ mà còn được
miêu tả qua trang phục,
lời nói. Em nào cho cô
biết trang phục và lời nói
của Lượm được tác giả
miêu tả ntn?
Trang phục của Lượm gợi
cho em suy nghĩ gì về
công việc của chú bé đáng
yêu này?
Em có liên tưởng đến hình
ảnh của ai không?
GV: Em hãy đọc lời trò
chuyện của Lượm. Qua đó
em hiểu gì hơn về chú bé
HS tìm những từ
ngữ, hình ảnh
miêu tả Lượm và
nêu ý kiến.
Thảo luận nhóm 2
phút.
Thảo luận nhóm 2
phút.
HS trả lời.
HS trả lời
HS trả lời.
HS nêu ý kiến.
- Dáng điệu, cử chỉ:
+Từ ngữ: loắt choắt, thoăn thoắt,
nghênh nghênh là những từ láy
gợi hình ảnh một chú bé nhỏ
nhắn, nhanh nhẹn.
+Hình ảnh: cười híp mí, má đỏ bồ
quân, như con chim chích.
- So sánh Lượm như con chim
chích nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp
hồn nhiên trong sáng, vui tươi, bé
bỏng non nớt mà nhanh nhẹn.Chú
bé loắt choắt đã vươn mình lớn
dậy trên con đường kháng chiến
rất gian nan, nguy hiểm.
Con đường có nắng vàng, cát
vàng.
Con đường có lúa vàng, rơm
vàng.
Con đường tương lai tươi sáng.
- Trang phục:
Ca lô đội lệch
Cái xắc xinh xinh
thể hiện tính chất công việc
làm liên lạc của chú bé Lượm. Và
vì Lượm còn nhỏ tuổi nên cái xắc
đeo bên mình chỉ “xinh xinh” với
chiếc mũ ca lô đội lệch rất hiên
ngang, hiếu động.
Lượm khiến em liên tưởng đến
hình ảnh của các anh vệ quốc
quân thông minh, dũng cảm
- Lời nói:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
4
Lượm?
GV chốt:
Với cách sử dụng một
loạt các từ láy gợi hình
đặc sắc, hình ảnh so
sánh độc đáo và cách
gieo vần nhịp nhàng,
Lượm hiện lên thật hồn
nhiên, ngộ nghĩnh đáng
yêu rất trẻ thơ. Lời trò
chuyện về công việc càng
giúp chúng ta cảm phục
Lượm hơn về tinh thần
say mê, tự nguyện tham
gia kháng chiến với một
niềm tự hào to lớn.
Em cảm nhận ntn về tình
cảm của tác giả thông qua
việc khắc họa chân dung
Lượm trong 5 khổ thơ
đầu?
Ở phần 1 chúng ta đã
thấy Lượm là một chú
bé rất hồn nhiên, trong
sáng, được tác giả vô
cùng quý mến. Vì sao tác
giả lại có tình cảm trân
trọng, yêu mến Lượm
như vậy, cô trò ta cùng
nhau tìm hiểu phần 2
của bài thơ.
HS trả lời.
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà.
Lời nói của Lượm hồn nhiên,
ngây thơ, chân thật cho ta hiểu
chú bé rất yêu thích công việc
kháng chiến, tự nguyện tham
gia kháng chiến ( niềm vui
chung của cả thế hệ trẻ sau
CMT8
- Tình cảm của tác giả: Yêu mến,
trân trọng.
5