Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HOÁ HỌC 10
I/ CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
1/ BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
* Kích thước và khối lượng nguyên tử :
– Đường kính nguyên tử khoảng 10–10m
(Chú ý: nhớ : 1nm = 10–9m ; 1Ǻ = 10–10m ; 1nm = 10Ǻ)
– Nguyên tử hidro có bán kinh nhỏ nhất khoảng 0,053 nm.
– Đường kính hạt nhân vào khoảng 10–5 nm.
– Đường kính electron và proton khoảng 10–8nm.
* Hạt nhân : Proton (p) : điện tích = 1+ ; khối lượng 1u
Nơtron (n): điện tích = 0 ; khối lượng 1u
* Vỏ nguyên tử: Electron (e): điện tích =1– ; khối lượng : 5,5.10–4u
2/ BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
* Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = Z.
* Số Khối A :
A=Z+N
* Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điên tích hạt nhân = Z.
* Kí hiệu nguyên tử : ZA X
* Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác
nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng cũng khác nhau.
* Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần
đơn vị khối lượng nguyên tử.
* Nguyên tử khối trung bình:
A=
aA + bB
100
Trong đó: A, B là nguyên tử khối của đồng vị A, B.
a, b là % số nguyên tử của đồng vị A và B.
3/ BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
1) Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau
Năng lượng của electron ở lớp trong thấp hơn năng lượng của electron ở lớp ngoài.
Có 7 lớp electron ( tính từ hạt nhân ra ngoài)
n = 1 2 3
4 5 6
7
tên lớp : K L M N O P
Q
năng lượng tăng dần
2) Phân lớp: có 4 phân lớp : s, p, d, f.
Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
Lớp K: có 1 phân lớp : 1s
Lớp L: có 2 phân lớp : 2s và 2p
Lớp M: có 3 phân lớp : 3s, 3p và 3d
Lớp N: có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d và 4f
3) Số E trong tối đa trong mỗi phân lớp:
Phân lớp s : Có tối đa 2 electron.
Phân lớp p : Có tối đa 6 electron.
Phân lớp d : Có tối đa 10 electron.
Phân lớp f : Có tối đa 14 electron.
1
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
Số e tối đa trong mỗi lớp:
-Lớp K có 2.12 : chứa tối đa 2e
-Lớp L có 2. 22 : chứa tối đa 8e
-Lớp M có 2.32 : chứa tối đa 18e
-Lớp N có 2.42 : chứa tối đa 32e
Tổng quát : lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron.
4) Thứ tự năng lượng :
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d……
5) Cấu hình electron nguyên tử:
6) Đặc điểm lớp electron ngoài cùng:
Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố .
a- Lớp ngoài cùng có tối đa 8 electron : Bền vững. Các nguyên tố này hầu như không tham gia
phản ứng hóa học ( trừ He có 2e ngoài cùng là bền vững) là nguyên tử khí hiếm.
b- các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử kim loại.
c- nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử phi kim.
d- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim.
II/ CHƯƠNG II : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NTỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
1/ BÀI 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1) Nguyên tắc sắp xếp :
2) Cấu tạo bảng tuần hoàn:
a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó .
b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp
theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tựcủa chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các
nguyên tố trong chu kỳ đó.
* Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.
* Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do
đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
d- Khối các nguyên tố:
* Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
* Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA ( trừ He). Nguyên
tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
* Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.
Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
* Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các
nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
2/ BÀI 8 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẤN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
1) Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
* Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị= số electron lớp ngoài cùng.
* Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện
tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2) Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển tiếp).
* Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da nsb(a=110)
* Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng chưa bão hòa.
* Ta có : - a + b ≤ 7 thì số thứ tự nhóm B = a + b.
- a + b = 8, 9, 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.
2
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
- a + b > 10 thì số thứ tự nhóm B = 10 – (a + b).
3/ BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA
HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
1) Sự biến đổi tính kim loại – tính phi kim.
a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng:
* tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng:
* tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
2) Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó
khi tạo thành liên kết hóa học.
Khi điện tích hạt nhân tăng:
+ trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.
+ trong cùng nhóm, độ âm điện giảm
3) Sự biến đổi hóa trị:
Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị
đối với hidro giảm từ 4 đến 1.
4) Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng:
a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit tăng .
b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit giảm.
III/ CHƯƠNG III : LIÊN KẾT HÓA HỌC.
1. Khái niệm liên kết hóa học-Liên kết ion.
a. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
b. Quy tắc bát tử ( 8 electron) : Theo quy tắc bát tử ( 8 electron) thì nguyên tử của các nguyên tố có
khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm
với 8 electron ( hoặc 2 đối với heli ) ở lớp ngoài cùng.
c. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện gọi là ion :
* Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.
* Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion.
* Số điện tích dương ( dấu +) hoặc điện tích âm (dấu –) = số electron mà nguyên tử đã cho
( nhường) hoặc nhận .
d. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Liên kết ion được hình thành giữa kim lọai điển hình và phi kim điển hình ( 2 nguyên tử có tính
chất khác nhau hoàn toàn).
2. Liên kết cộng hóa trị .
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron
chung.
Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim giống nhau hoàn toàn ( đơn chất)
hoặc khác nhau không nhiều ( hợp chất) .
3. Tinh thể nguyên tử tạo thành từ các nguyên tử liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Các tinh thể
nguyên tử có độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. VD: kim cương.
Tinh thể phân tử tạo thành từ sự liên kết giữa các phân tử. VD : tinh thể iot, nước đá. Tinh thể phân tử
dễ nóng chảy , dễ bay hơi.
4. Hiệu độ âm điện : * 0 ≤ ∆χ < 0,4 : lk cộng hóa trị không cực
* 0,4 ≤ ∆ χ < 1,7 : lk cộng hóa trị có cực.
* ∆χ ≥1,7 : lk ion.
5. Hóa trị và số oxi hóa:
a. Hóa trị trong hợp chất ion: – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và
bằng điện tích của ion đó.
3
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
– Trị số điện hóa trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử
của nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo ion.
b. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị:
– Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị .
– Trị số cộng hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với
các nguyên tử khác trong phân tử.
c. Số oxi hóa:
IV/ CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ.
1. Định nghĩa:
1) Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
2) Chất oxihóa (chất bị khử) là chất thu electron.
3) Quá trình oxihóa ( sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
4) Quá trình khử ( sự khử) là quá trình thu electron.
5) Phản ứng oxihóa - khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản
ứng, hay phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số
nguyên tố.
2. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
3. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG :
a. Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa :
Gồm có : Một số phản ứng hóa hợp , một số phản ứng phân hủy và phản ứng trao đổi.
b. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa:
Gồm có : Môt số phản ứng hóa hợp, một số phản ứng phân hủy và phản ứng thế.
BÀI TẬP ÔN TẬP NĂM HỌC 2013 – 2014
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số
hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82 hạt, trong đó tổng số các hạt mang
điện nhiều gấp 1.733 lần tổng số hạt không mang điện. Tìm X? Viết phương trình phản ứng xảy ra khi
cho dạng đơn chất của X tác dụng với HCl, Cu, O2, S, H2O, N2.
Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 33 hạt. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X?
Câu 4: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 13. Tìm số lượng từng hạt?
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 10, nguyên tử của nguyên tố Y
có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 4 đơn vị. Tìm X và Y?
Câu 6: Ion A2-, B3+ có tổng số hạt mang điện lân lượt là: 34 và 23. Hãy viết cấu hình electron của A, B và
xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn?
Câu 7: Biết trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền 79Br và 81Br, nguyên tử khối trung bình của brom là
79.92u. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị?
Câu 8: Các nguyên tố A, B, C, D, E, F có điện tích hạt nhân theo thứ tự sau: 12, 20, 35, 25, 26, 29. Hãy
viết cấu hình electron của chúng và cho biết tên nguyên tố, vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Câu 9: Nguyên tố clo có 2 đồng vị. Biết số lượng nguyên tử của đồng vị thứ nhất gấp 3 lần số lượng
nguyên tử của đồng vị thứ hai và đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối
trung bình của clo là 35.5. Tìm số khối của hai đồng vị?
Câu 10: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân
nguyên tử là 39. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.
Câu 11: A và B là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau, B ở nhóm V, ở trạng thái đơn chất A và
B có phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Xác định vị trí
của A và B.
4
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
Câu 12: X là một nguyên tố nhóm VA, Y là một nguyên tố phi kim cùng chu kì với X. Tổng số điện tích
dương trong hai hạt nhân X và Y là 32. Tìm X và Y.
Câu 13: Tổng số proton của hai nguyên tố A, B là 32, biết chúng thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kỳ
liên tiếp nhau. Tìm A và B.
Câu 14: Cho 0.585 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, thu được 0.168 lít khí H2 thoát ra ở
đktc
a) Xác định tên và vị trí của kim loại kiềm.
b) Anion của nguyên tố nào có điện tích 1- có cùng cấu hình e với cation của kim loại vừa xác định
được.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp d là 6. Nguyên tử của nguyên
tố B có số electron ít hơn nguyên tử của nguyên tố A là 18 hạt. Tìm A và B, hãy viết các hợp chất có thể
có của A và B?
Câu 16: Cho 0.64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với
H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là 0.224 lit. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M.
Câu 17: Cho 0.85 gam hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49.18 gam nước
thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M.
a. Xác định hai kim loại.
b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.
Câu 18: Hòa tan hết 3.3 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Zn, Fe và Ca trong dung dịch HCl thu được
1.344 lit khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là bao
nhiêu?
Câu 19: A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng
tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 32. Tìm ZA, ZB.
Câu 20: Hai nguyên tử của nguyên tố X, Y có tổng số hạt là 112, tổng số hạt của nguyên tố X nhiều hơn
của nguyên tố Y là 8 hạt. Tìm X và Y.
Câu 21: Tổng số hạt cơ bản trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
Tìm A và B.
Câu 22: Hãy giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử sau và xác định điện hoá trị của từng
nguyên tố: NaCl, CaCl2, K2O, MgO.
Câu 23: Viết công thức electron, công thức cấu tạo các phân tử sau và xác định cộng hóa trị của từng
nguyên tố : Cl2, O2, N2, HCl, CO2, NH3, CH4, C2H4, C2H2.
Câu 24: Xác định số OXH của từng nguyên tố trong các phân tử và ion sau: O2, H2, NaCl, H2O, CH4,
−
H2S, SO3, PH3, H2SO4, H3PO4, , CuSO4, KClO3, KMnO4, Na2Cr2O7, Br-, NO 3
Câu 25: Cho 4,6 gam kim loại kiềm (nhóm IA) M vào nước dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định M.
Câu 26:Cho 5,6 gam kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl dư, được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định M.
Câu 27: Cho 3 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch
Y và khí Z. Để trung hoà dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Xác định nguyên tố A .
Câu 28: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B ở hai chu kỳ kế tiếp nhau của nhóm IIA. Lấy 0,88g X cho
hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y
thu được m gam muối khan. Giá trị của m và tên của A, B?
Câu 29: Khi cho 3,425 gam một kim loại hoá trị II tác dụng với nước thì thu được 0,56 lít khí H 2
(đkc).Xác định tên kim loại
Câu 30: Hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số
điện tích hạt nhân là 25.Viết cấu hình e của nguyên tử A,B và cho biết vị trí A,B trong BTH
Câu 31: Cho 10,5 g hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của BTH tác dụng với
axit H2SO4 dư thu được 6,72 lít H2( đktc). Xác định 2 kim loại
5
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít
khí N2 duy nhất (đktc). Tính V?
Câu 33: Cho 1,44g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với
H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO 2(đktc) thu được là 0,224lit. Cho biết rằng hoá trị lớn nhất của M là
II. Tìm kim loại M.
Câu 34: Cho 0.585 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, thu được 0.168 lít khí H2 thoát ra ở
đktc
a) Xác định tên và vị trí của kim loại kiềm.
b) Anion của nguyên tố nào có điện tích 1- có cùng cấu hình e với cation của kim loại vừa xác định
được.
Câu 35: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp d là 6. Nguyên tử của nguyên
tố B có số electron ít hơn nguyên tử của nguyên tố A là 18 hạt. Tìm A và B, hãy viết các hợp chất có thể
có của A và B?
Câu 36: Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
1. Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O
2. FeCl3 + H2S → FeCl2 + S + HCl
3. KI + HNO3 → I2 + KNO3 + NO + H2O
4. CrI3 + KOH + Cl2 → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
5.CuSO4 + KI → CuI + I2 + K2SO4
6. Na2SO3 + H2SO4 + KMnO4 → K2SO4 + Na2SO4 + MnSO4
7.CuS + HNO3 → CuSO4 + NO + + H2O
8. MnO2 + K2MnO4 + H2SO4 → KMnO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
9.NaBr + KMnO4 + H2SO4 → Br2 + MnSO4 + Na2SO4 + K2SO4 + H2O
10.Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
11. S + NaOH → Na2SO4 + Na2S + H2O
12.Br2 + NaOH → NaBr + NaBrO3 + H2O
13.FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3
14.FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O
Câu 37: Cho m gam KMnO4 tác dụng với HCl đặc thì thu được 3.36 lit khí clo (đktc). Tính m?
Câu 38: Cho 0.1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với axit H 2SO4 loãng thu được dung dịch A để phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tìm m?
Câu 39: Cần bao nhiêu (g)Cu để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85 ml dung dịch AgNO 3 0.15M?
Câu 40: Kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric, người ta thu được 1.2g
mangan (II) sunfat.
a) Tính số gam iot tạo thành?
b) Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng.
Câu 41 Cho biết tổng số hạt p,e,n trong nguyên tử của nguyên tố X là 52 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
hạt không mang điện là 16 hạt
a. Xác định số hiệu nguyên tử , số khối của X
b. Viết cấu hình electron , từ đó xác định vị trí của X trong bảng HTTH
c. Viết kí hiệu nguyên tử của Y.
Câu 42 Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản bằng 48, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
a. Xác định số proton, số electron, số nơtron, đthn.
b. Viết cấu hình e?
c. Xác định số e ở từng lớp.
Câu 43. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 60.. Biết X thuộc phân nhóm chính nhóm IIA. Xác định
số p,e,n có trong X, viết cấu hình e của X và xác định vị trí trong BHTTH.
Câu 44 Số khối của của X nhỏ hơn 43 và tổng số hạt trong nguyên tử X là 62. Xác định tên nguyên tố X.
6
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
2−
3
Câu 45 Cho biết tổng số electron trong ion AB là 42. Trong các hạt nhân của A cũng như B số proton bằng số
nơtron. Xác định số khối của A, B. Biết số khối của A gấp đôi của B
10
Câu 46 Nguyên tố Bo có 2 đồng vị, trong đó 5 B chiếm 19%. Tìm số khối của đồng vị thứ 2, biết nguyên tử khối
trung bình của Bo là 10,81.
Câu 47 Khối lượng nguyên tử trung bình của Ne là 20,2 đ vc. Ne có hai đồng vị: đồng vị thứ nhất là
20
10
Ne
(90%) , Xác định đồng vị thứ hai.
Câu 48 Một nguyên tố R có hai đồng vị mà số nguyên tử tỉ lệ nhau là 45:455. Tổng số hạt của đồng vị I là 32,
nhiều hơn tổng số hạt của đồng vị II là 2 nơtron. Tìm nguyên tử khối trung bình của R.
Câu 49 R thuộc nhóm VIIA. Trong công thức oxi cao nhất, R chiếm 47,02 % về khối lượng.
a. Xác định tên nguyên tố R.
b. Trong tự nhiên R có 2 đồng vị, đồng vị thứ nhất hơn đồng vị thứ 2 là 2 notron, đồng vị thứ nhất chiếm 25
%. Xác định số khối của 2 đồng vị.
Câu 50 Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 65Cu và 63Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54.Tính thành
phần % của 65Cu trong CuCl2 (Nguyên tử khối của Cl là 35,5).
Câu 51 R có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 2np2. Tỉ khối số giữa % khối lượng của oxi trong oxit cao nhất với %
khối lượng của hidro trong hợp chất khí với hidro là 32:11. Tìm tên R.
Câu 52 R là một nguyên tố kim loại nhóm IIIA. Trong oxit cao nhất, R chiếm 52,94 % về khối lượng.
a. Xác định tên và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó
b. Cho 20,4g oxit trên của R tác dụng vừa đủ với 240 g dung dịch A nồng độ 18,25% (A là hợp chất với
hiđro của một phi kim X thuộc nhóm VIIA ), sau phản ứng thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm của
dung dịch B.
Câu 53 Viết công thức của các loại phân tử CuCl2 biết Cu và Cl có các đồng vị sau: 65Cu ,63Cu , 35Cl, 37Cl
Câu 54 Cấu hình e của nguyên tử nhôm là 1s22s22p63s23p1.
a.Nhôm có bao nhiêu electron? bao nhiêu lớp e?Cho biết số e trong từng lớp?
b. Nhôm thuộc nguyên tố s,p,d hay f ? Tại sao ?
Câu 55 Cation R2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6, anion X- có cấu hình electron giống R2+. Viết cấu
hình electron của R và X.
Câu 56 Cho kí hiệu hoá học 1531P . Xác định số p, A, nguyên tử khối, điện tích hạt nhân và số n.
Câu 57 Cho nguyên tố X (Z=13), Y (Z=16)
a. Viết cấu hình e của X, Y. Vị trí của X, Y trong BHTTH.
b. Tính chất hoá học của X, Y.
c. Hoá trị cao nhất với oxi của X, Y. Công thức oxit cao nhất. Công thức hidroxit tương ứng.
d. Công thức hợp chất khí với Hidro.
Câu 58 Viết cấu hình e ứng với các trường hợp sau
a. X thuộc chu kì 2, nhóm VA.
b. X thuộc chu kì 4, nhóm IIA
c. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7 e.
d. X thuộc chu kì 3, có 3 e lớp ngoài cùng.
Câu 59 Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4. Trong oxit cao nhất , oxi chiếm 53,3 % về khối lượng.
Xác định tên nguyên tố R.
Câu 60 Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5. Trong hợp chất với hidro, R chiếm 82,23 % về khố lượng. Xác
định tên R.
Câu 61 Ion X3- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6.
a. Xác định công thức oxit cao nhất.
b. Công thức hợp chất với hidro.
Câu 62 Nguyên tố R có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Trong hợp chất khí với hidro, hidro chiếm 1,234%
khối lượng. Xác định tên R.
Câu 63 X, Y liên tiếp , thuộc cùng 1 chu kì trong bảng HTTH, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a. Xác định số p, e, đthn.
b. Xác định tính chất hoá học và so sánh tính chất hoá học đó.
Câu 64 Hai nguyên tố X, Y cùng một phân nhóm ở 2 chu kì liên tiếp, có tổng số e là 15. Xác định vị trí của X, Y
trong BHTTH.
Câu 65 Cho các nguyên tố
7
Trường PTDT Nội Trú Than Uyên
Giáo viên: Phạm Văn Lợi
a. P (Z =15), C (Z=6), Na ( Z= 11), N (Z=7). Sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện.
b. Si (Z =14), C (Z=6), Na ( Z= 11), K (Z=19). Sắp xếp giảm dần bán kính nguyên tử.
c. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim của F,S,O,P.
Câu 66
a. Cho các axit sau HClO4, H2SO4, H2SiO3, H3PO4. sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit.
b.Sắp xếp các hiđroxit sau: NaOH, KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều tăng dần của tính bazơ.
Câu 67 Hoà tan 4,05 g một kim loại nhóm IIIA bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 5,04 lít
khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại.
Câu 68 Hoà tan 6,9 g 1 kim loại thuộc nhóm IA bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đkc) và
dung dịch A. Xác định tên kim loại.
Câu 69 Hoà tan 5,6 g hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm liên tiếp nhau vào nước thu được 3,36 lít khí (đkc) và dung
dịch A.
a. Xác định tên 2 kim loại.
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà hết dung dịch A.
Câu 70 Hoà tan 7,6 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đkc). Xác định tên 2 kim loại đó.
Câu 71 Cho một dung dịch chứa 8,19 gam muối NaX tác dụng một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09
gam kết tủa .Tìm nguyên tử khối và gọi tên X
Câu 72 Cho 3,45 gam một kim loại kiềm tác dụng hết với Cl2 khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,775 gam
muối. Xác định tên của kim loại đã dùng.
Câu 73 Khi cho m (g) kim loại canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối
halogenua.
a. Viết PTPƯ dạng tổng quát.
b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng.
Tính giá trị m.
Câu 74 Hoà tan 15 g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại nhóm IIA thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dd HCl
dư thu được 2,24 lít khí (đkc). Xác định tên 2 kim loại.
Câu75 Cho Na(Z =11), Mg (Z =12), S (Z= 16), Fe (Z = 26), Cl (Z=17)
a. Viết cấu hình e của nguyên tử.
b. Viết quá trình tạo thành ion và cấu hình e của ion Na+, Mg2+, S2-, Fe2+, Fe3+, ClCâu 76 Cho Na (Z=11), O(Z=8). Viết công thức hợp chất có thể hình thành và cho biết loại liên kết hoá học hình
thành.
Câu77 Cho H (Z=1), Cl(Z=17). Viết công thức hợp chất có thể hình thành và cho biết loại liên kết hoá học hình
thành.
Câu 78 Viết CTCT của các phân tử sau NaF, CaBr2, KCl, Na2S, H2S, NH3, H2O, Fe3O4, P2O5 , NaOH, Al(OH)3 ,
Al2S3
Câu 79 Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các trường hợp
a. CO32-, MnO4-, PO43-, NH4+, NO2b. CH3Cl, NaClO4, NH4Cl, Na3PO4
c. CH3-CH2-CH3, CH3-CH2-CH2OH, CH2=CH-CHBr2, CH2Cl-CHCl-CH2OH
Câu 80 Cân bằng phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng e
a. Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2+ H2O
b. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + S+ H2O
c. Cl2 + NaOH → NaClO + NaClO3 + H2O
d. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe3O4
e. KMnO4 + KI + H2SO4→ MnSO4 + I2 + K2SO4 + H2O
f. KMnO4 + H2S + H2SO4 → K2MnO4 + MnSO4 + S + H2O
h. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
i. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
j. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2O + H2O
k. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
l. NO2 + NaOH→ NaNO2 + NaNO3 + H2O.
8