Lời mở đầu
Kinh tế ngày càng phát triển khi đất nước chúng ta mở cửa hội nhập với thế giới.Cùng
với đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ càng ngày càng gay gắt, Vậy làm thế nào
để doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/thương hiệu của mình đến với khách hàng
cũng như nâng cao hình ảnh, uy tín , tạo thị phần tâm trí , trái tâm trong khách hàng,
Và truyền thông marketing là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn , sự tích
hợp của các công cụ truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng giá ,
Để có thể hiểu rõ hơn hiệu quả của truyền thông trong việc giúp doanh nghiệp quảng bá
sản phẩm/thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp ,hãy theo dõi một đề tài mà nhóm
nghiên cứu,
“ Lựa chọn một chương trình truyền thông Markting một sản phẩm/dịch vụ của một
doanh nghiệp kinh doanh? Hãy phân tích đánh giá mức độ đáp ứng chương trình xúc tiến
bán hàng của sản phẩm/thương hiệu này với mục tiêu Marketing, mục tiêu truyền thông
Marketing, tình thế Marketing của doanh nghiệp,đánh giá mức độ phối hợp với các thành
tố khác của truyền thông Marketing ?”
Mục lục
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1
Khái niệm truyền thông Marketing tích hợp
Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là khái niệm về sự hoạch định truyền thông
marketing nhằm xác định giá gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến
lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, tuyên
truyền và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn,
hiệu quả tối đa.
Mục tiêu của Marketing
Mục tiêu truyền thông.
Doanh thu và lợi nhuận
Thị trường và thị phần
Thương hiệu và định vị thương hiệu
Mục tiêu của truyền thông Marketing có hai mục
tiêu chính
- Mục tiêu về doanh số ( mục tiêu định
lương): thường quan tâm kết quả doanh số
bán, có thể lượng hóa
- Mục tiêu thị phần ( mục tiêu định lượng):
tác động về đáp ứng của khách hàng mục
tiêu như sự quan tâm. Thái độ yêu thích,
ấn tượng về thương hiệu và khuynh hướng
mua hàng.
Các nhân tố khi phân tích tình thế Marketing
Nhân tố bên trong
Đánh giá khả năng tổ chức và TTMKT của DN
Đánh giá chương trình TT trước đây của DN
Đánh giá hình ảnh doanh nghiệp và các mối quan
hệ mật thiết cho giới truyền thông
Đánh giá điểm mạnh yếu của SP/DV
-
Nhân tố bên ngoài
Khách hàng
Cạnh tranh
Môi trường
Các thành tố của truyền thông Marketing
Quảng cáo
Marketing trực tiếp
Bán hàng cá nhân
Quan hệ công chúng
Xúc tiến bán
Chương II. Phân tích đánh giá mức độ đáp ứng của chương
trình XTB
1.Giới thiệu chung
Công ty OPPO
2
OPPO Electronics Corp là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại
Đông Hoản, Quảng Đông. OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc
MP3, Tivi LCD, eBook, DVD/Blu-ray và điện thoại thông minh.
Thành lập vào năm 2004, công ty đã đăng ký tên thương hiệu OPPO ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Năm 2008, OPPO cho ra mắt dòng điện thoại đầu tiên, bắt đầu dấn thân vào thị trường
Smartphone lúc bấy giờ
Giới thiệu về điện thoại OPPO
Các sản phẩm của OPPO khá đa dạng. OPPO có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, tuỳ
thuộc vào điều kiện từng thị trường. Tại thị trường Việt Nam, Oppo cũng tung ra rất
nhiều các dòng sản phẩm, chủ yếu nhằm vào giới trẻ, thông qua các tính năng của
Camera, cấu hình hay thiết kế. Các dòng sản phẩm điển hình như:
-
OPPO Neo 5:Thiết kế 2 mặt gương của Neo 5 bản 16GB, màn hình 4.5 inch độ
phân giải FWVGA,camera hỗ trợ phơi sáng kép
OPPO Neo 7:Thiết kế đẹp,kết nối OTG tiện lợi,camera độ phân giải 8 MP
OPPO F1s: Thiết kế cao cấp,camera siêu nét,vân tay siêu nhạy
Chương trình xúc tiến bán của OPPO Việt Nam đối với sản phẩm F1s
Xúc tiến bán định hướng người tiêu dùng
*** Marketing sự kiện
Ngày 11/08/2016 chiếc điện thoại thông minh Oppo F1s chính thức được bán tại hơn
1.500 điểm bán trên toàn quốc. Đặc biệt tại các điểm bán trực tiếp như tại Thế Giới Di
Động Nguyễn Thái Học (Q.1 Tp.HCM) còn có sự xuất hiện của gương mặt đại diện cho
dòng sản phẩm này là ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Tại các điểm bán này, khách hàng khi đến
tham quan mua sắm sản phẩm F1s sẽ được đội ngũ bán hàng tại các điểm bán tư vấn
nhiệt tình, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm, chính sách bán. Tại điểm bán FPT Nguyễn
Thị Minh Khai (Q.1, Tp.HCM), 100 khách hàng đầu tiên, đã đặt hàng trước (Pre-order)
đến mua hàng tại đại điểm này sẽ nhận được một phần quà là chiếc loa Bluetooth trị giá
800.000 đồng.
*** Quà tặng
Khách hàng khi mua điện thoại OPPO tại nhà phân phối sản phẩn của OPPO tại Việt
Nam như Thế Giới Di Động sẽ có quà tặng đi kèm tùy theo hình thức mua và thanh toán:
3
-
-
Mua và trả tiền ngay: Tặng mũ bảo hiểm VP trị giá 220.000đ ; Tặng gậy chụp ảnh
monopod ; Tặng ốp lưng chính hãng; Tặng dán màn hình ; Tặng phiếu mua phụ
kiện giảm giá 30% ; Giảm 30% gói bảo hành mở rộng
Mua theo hình thức trả góp: Trả góp lãi suất 0% ; Tặng ốp lưng chính hãng; Tặng
dán màn hình ; Mũ bảo hiểm VP ; Tặng phiếu mua phụ kiện giảm giá 30% ; Giảm
30% gói bảo hành mở rộng
Xúc tiến bán định hướng thương mại
Oppo đã hợp tác với 2 nhà bán lẻ di động hàng đầu Việt Nam là Thế giới di động và FPT
Shop để phân phối và bán các sản phẩm điện thoại F1s tới các đối tác và người tiêu dùng.
OPPO đã cùng với 2 đối tác này xây dựng một chiến lược bán hàng bài bản từ những
ngày F1s còn chưa chính thức ra mắt khách hàng, đó là đào tạo đội ngũ bán hàng phù hợp
với chiến lược sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng.
Ngoài ra, dưới sự hợp tác với OPPO, Thế giới di động còn chạy một chương trình xúc
tiến bán vào ngày mở bán F1s. Cụ thể, Thế giới di động dành 600 phần quà đặc biệt cho
những khách hàng đến trải nghiế sản phẩm tại 4 cửa hàng được chỉ định sẵn vào sáng
ngày 11/08/2016. Những khách hàng này là những người chưa đăng ký mua trước sản
phẩm F1s. Điều này cùng với sự xuất hiện của ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã thu hút một
lượng lớn công chúng đến với sự kiện mở bán F1s của Thế giới di động vào sáng ngày
11/08.
2.Đánh giá mức độ đáp ứng
2.1 Đối với mục tiêu Marketing
- Doanh số: Khi tung ra siêu phẩm F1s tại Việt Nam, OPPO kỳ vọng trung bình trong 1
tháng bán được từ 10.000 đến 15.000 máy, cao điểm có thể lên đến 25.000 máy, dựa trên
doanh số của OPPO Neo 7 thời gian trước đó. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên mở
bán F1s tại thị trường Việt Nam, OPPO đã có đơn đặt hàng lên đến 400.000 máy trong 2
tháng kể từ ngày mở bán 11/08/2016, riêng 1 tháng đầu tiên là 200.000 máy. Trong đó
riêng ngày đầu tiên đã có gần 20.000 máy được kích hoạt bảo hành, một con số tương
đương với lượng máy Neo 7 bán ra trong 1 tháng.
- Thị phần: OPPO tung ra siêu phẩm F1s nhằm gia tăng thị phần trong phân khúc smart
phone trung cấp (giá từ 5-7 triệu), tiến tới dẫn đầu thị phần trong phân khúc này mà
SamSung đang chiếm giữ. Với chiến lược đúng đắn, việc xuất hiện F1s thực tế đã làm thị
phần phân khúc smart phone trung cấp của OPPO tăng lên hơn gấp đôi (27% của tháng 8
4
năm 2016 so với 11% của tháng 8 2015), đe doạ trực tiếp ngôi vương của SamSung. F1s
đã góp đến 77% vào thị phần tăng trưởng của OPPO.
- Thương hiệu và định vị thương hiệu: Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt
Nam, OPPO đã xác định tấn công trực tiếp vào tập khách hàng là giới trẻ. Việc OPPO
tung ra sản phẩm F1s là nhằm thoả mãn nhu cầu selfie của phần lớn giới trẻ Việt Nam,
những người thuộc phân khúc khách hàng chủ yếu của OPPO. Thông qua các chiến lược
xúc tiến, quảng cáo mạnh mẽ, sử dụng hình ảnh các ca sĩ diễn viên thuộc hàng sao tại
Việt Nam như Sơn Tùng M-TP, Chi Pu, Tóc Tiên,… OPPO thông qua siêu phẩm F1s đã
xây dựng cho mình một hình ảnh là một thương hiệu trẻ trung, cá tính, là một chuyên gia
trong việc chụp ảnh “tự sướng”. Mục đích cuối cùng là biến OPPO trở thành một thương
hiệu được yêu thích tại Việt Nam và có chỗ đứng vững chắc trong phân khúc smart
phone trung cấp.
2.2. Đối với mục tiêu truyền thông marketing.
Cuối năm 2012, OPPO bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam bằng chiến lược gia nhập thị trường
tốt, thương hiệu Trung Quốc này đã có bước tăng trưởng rất nhanh chóng.
OPPO đã lựa chọn "đối đầu" với các thương hiệu có tên tuổi lớn như Samsung,
Microsoft, HTC ở phân khúc điện thoại cao cấp, với mức giá tương đương, thậm chí cao
hơn. Sau 3 năm, chiến lược này đã chứng minh thành công khi doanh thu của OPPO khá
ổn định. Theo số liệu từ IDC, thị phần doanh số trong quý 1/2015 của Samsung là 35,2%,
còn Oppo ở mức 10,4%. Như vậy, cứ 3 chiếc điện thoại của Samsung đến tay người dùng
thì có một của OPPO.
Trong quý 4/2014 và quý 1/2015, OPPO đã vươn lên vị trí thứ ba các hãng smartphone
bán nhiều nhất tại Việt Nam. Thống kê của GFK ở mảng smartphone cũng cho thấy, tính
đến tháng 2/2015 thị phần của OPPO đã tăng từ 2,8% lên 7,9%.
Theo các DN trong cùng lĩnh vực này, việc mở rộng kênh bán hàng của OPPO cùng việc
tập trung cho marketing đã đóng góp làm nên tên tuổi cho hãng này. Tính đến nay, Oppo
đã có khoảng 2.000 điểm bán hàng và để cạnh tranh, trong năm 2015, Oppo sẽ mở 36
điểm bảo hành ở các tỉnh thành.
Thị trường di động tại Việt Nam 6 tháng đầu 2016 vẫn do Samsung và Oppo thống lĩnh.
Hãng điện thoại Hàn Quốc hiện chiếm 34,7%, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong
khi đó Oppo tăng 9,2%, từ 12,6% lên mức 21,8%.
Một điểm đáng quan tâm, đó là thị trường di động Việt Nam trong 3 năm qua vẫn tăng
trưởng đều đặn. Năm 2015, thị trường tăng trưởng hơn 30%, từ 9,8 triệu máy lên gần 13
5
triệu máy. Từ đó, có thể thấy OPPO đã phát triển mạnh như thế nào. Con số 15,1% thị
phần năm 2015, tương đương với gần 2 triệu điện thoại Oppo đã được bán ra tại Việt
Nam.
2.3. Phân tích tình thế marketing
2.3.1. Nhân tố bên trong.
Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm F1s
F1s là sản phẩm kế nhiệm của F1 mang đầy đủ đặc điểm đã tạo nên dấu ấn của F1 như
thiết kế đẹp, cấu hình tốt và đặc biệt là selfie được đặc biệt nhấn mạnh. Dưới đây là các
đánh giá về ưu nhược điểm của sản phẩm này.
Điểm mạnh
Thiết kế nguyên khối với màu Rose Gold sang trọng
Camera selfie độ phân giải lớn 16MP cho hình ảnh
chi tiết cao
Cấu hình tốt với 3GB RAM
Thời lượng pin tốt
Cảm biến vân tay cho tốc độ nhận diện nhanh
Đánh giá hình ảnh doanh nghiệp OPPO
Điểm yếu
Vi xử lý chưa thực sự mạnh
Chất lượng hiển thị không quá
xuất sắc
Cảm giác trên tay có phần trơn
trượt, thiếu thoải mái
OPPO chính thức xuất hiện tại Việt Nam với sản phẩm OPPO Find 5.Với 12 năm kinh
nghiệm hoạt động và đứng trong top 5 thương hiệu điện thoại nội địa của Trung Quốc,
chỉ 4 năm sau OPPO đã trở nên phổ biến và được định vị một cách sâu sắc trong tâm trí
người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ vì OPPO đã đúng vào tâm lý của người tiêu dùng trẻ
và nhu cầu Selfie ngày càng cao,một smartphone với thiết kế đẹp, camera selfie lên đến
16 megapixel, kèm theo đó là các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và một loạt người người
nổi tiếng làm đại diện thương hiệu,
Đánh giá chương trình truyền thông trước đây của OPPO
OPPO xây dựng thương hiệu thông qua 2 thông điệp với 2 nội dung khác nhau:
- Một bên họ lồng sự hài hước và vui vẻ bên cạnh việc giới thiệu chương trình sản phẩm
với series quảng cáo cho F1s , sự góp mặt của ca sĩ Sơn Tùng MTP cùng với một câu
chuyện xoay quanh nhan sắc , từ đó cũng làm nổi bật tính năng selfie của F1s
- Một bên họ lại tiếp thị mang ý nghĩa xã hội trong chiến dịch quảng cáo “Làm cha cần cả
đôi tay” nhằm khuyến khích các ông bố dành nhiều thời gian cho con hơn là việc sử dụng
điện thoại qua các đoạn video quảng cáo ngắn trêm truyền hình, OPPO cũng tài trợ cho
6
chương trình “Bố ơi, mình đi đâu thế” để có thể truyền tải một cách chân thực hơn cho
thông điệp truyền thông nói về tình cảm giữa bố con,
OPPO đã thực hiện các chương trình xúc tiến một cách linh hoạt, khôn khéo dành cho cả
các đối tượng là người tiêu dùng và trung gian.
Với người tiêu dùng, OPPOdành các ưu đãi giá đặc biệt trong đợt khai giảng tựu
trường cho học sinh, sinh viên cùng nhiều phần quà hấp dẫn như tặng sim bùm với
lưu lượng KB cộng hàng tháng lên tới 1 GB, dùng thử sản phẩm với sự kiện
“Dùng thử OPPO Clover” trong vòng 1 tháng.
- Đối với trung gian thì thực hiện tài trợ về quảng cáo và cung cấp hàng miễn phí tại
các quầy hàng.
Oppo không chỉ thực hiện truyền thông qua quảng cáo mà còn bằng rất nhiều phương
tiện khác như băng rôn, catalogue, hay các biển quảng cáo, dán quảng cáo trên phương
tiện xe bus.
Đánh giá khả năng tổ chức và truyền thông Marketing của doanh nghiệp.
Khi mới xâm nhâp thị trường Việt Nam, vì đến sau nên OPPO biết được tầm quan trọng
của truyền thông trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu cho mình.
Quảng cáo với nội dung nêu bật lên các tính năng vượt trội của từng dòng sản phẩm và
OPPO rất biết cách tạo điểm nhấn trong tâm trí khách hàng, phương tiện quảng cáo đa
dạng.
Hoạt động truyền thông của OPPO vô cùng hiệu quả khi sử dụng hình ảnh đại diện
thương hiệu đều là các nhân vật nổi trội trong giới showbiz, hướng tới đối tượng tiêu
dùng chính là giới trẻ.
OPPO chủ động phản hồi và tương tác với khách hàng trên các diễn đàn mà các "ông
lớn" trong ngành chưa thực hiện được.Ví dụ, OPPO có truyền thống tung cập nhật
firmware mỗi tuần một lần. Dù người dùng thích tốc độ này, một số cảm thấy firmware
như đang trong trạng thái thử nghiệm. Do đó, OPPO đưa ra giải pháp là có hai lộ trình
firmware cho người dùng lựa chọn: tùy chọn Offical cập nhật khoảng 2-3 tháng/lần còn
tùy chọn Beta cho những ai muốn có tính năng mới nhất, nhanh nhất mà không quan tâm
đến sự ổn định.
Bằng cách này, OPPO tạo được thương hiệu như một công ty thực sự hiểu người dùng và
không phải là công ty chỉ chăm chăm bán hàng.
2.3.2. Môi trường bên ngoài
Môi trường.
7
Thị trường Smartphone hiện nay không ngừng phát triển với nhiều dòng điện thoại thông
minh với nhiều tính năng độc đáo. Sự gia nhập mới của nhiều dòng Smartphone đến từ
trung quốc cũng làm cho thị trường này trở nên đa dạng hơn như Huawei, Xiaomi,
Mobistart,…
Nửa đầu năm 2016, OPPO đã giới thiệu 2 mẫu tầm trung và cao là F1 và F1 Plus. Hiện
tại, F1 vẫn đang có sức bán rất tốt, tạo đà phát triển cho OPPO trong phân khúc 6 triệu.
Sự đi xuống không phanh của Microsoft, Asus và sự chững lại của HTC, Sony, Lenovo
cũng tạo đà phát triển cho OPPO trên toàn thị trường Việt Nam ở mọi phân khúc.
Cạnh tranh
Samsung và OPPO là 2 hãng di động nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam (tổng thị
phần là 56,5%, theo số liệu của GFK 6 tháng đầu năm 2016. Samsung không ngừng phát
triển ra nhiều loại Smartphone với nhiều tính năng nổi trội, là đối thủ đáng quan tâm của
OPPO. Sản phẩm thay thế của F1s có thể là máy ảnh, máy tính cũng có một số tính năng
tương tự có thể cạnh tranh với F1s.
Hiện tại cuộc chiến giữa Samsung và OPPO diễn ra xoay quanh 2 dòng sản phẩm chính:
Oppo F1s và Samsung Galaxy J7 Prime.
Khách hàng
OPPO hướng vào dòng sản phầm tầm trung khi gia nhập thị trường Việt Nam vì OPPO
nhận thấy thu nhận của Việt Nam nằm ở mức trung bình so với thế giới và khu vực.
Đối với F1s,OPPO hướng nhóm người dùng trẻ với thiết kế đẹp và camera selfie độ phân
giải cao. Hình ảnh đại diện đều là các nhân vật nổi tiếng được giới trẻ yêu thích.
Thuộc tính quan trọng đối với khách hàng: OPPO biết cách đánh vào tâm lý của người
tiêu dùng trẻ bằng cách tung ra một Smartphone với thiết kế đẹp, camera selfie lên đến 16
megapixel, kèm theo đó là các chiến dịch quảng bá rầm rộ nhấn mạnh vào tính năng chụp
hình của máy.
3. Đánh giá mức độ phối hợp giữa XTB và các thành tố khác trong truyền thông
Tuy mới vào thị trường việt nam chưa lâu nhưng OPPO lại có được khá nhiều
thành công trong thị trường này. Điều này phần lớn là do các chương trình truyền thông,
xúc tiến rầm rộ, phối hợp các công cụ truyền thông một cách nhịp nhàng của thương hiệu
này trong suốt thời gian qua. Cụ thể như:
•
Quảng cáo
8
Về quảng cáo, OPPO đã mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng với giới trẻ để làm
gương mặt đại diện cho từng dòng điện thoại của mình. Chi Pu với OPPO Miror 5 “lấp
lánh tựa kim cương”; Tóc Tiên với OPPO R5 “đẳng cấp từ dáng vóc”; và đặc biệt là Sơn
Tùng MTP với dòng điện thoại “chuyên gia selfie” OPPO F1s. đây đều là các nhân vật
nổi tiếng và quen thuộc đối với giới trẻ - nhóm đối tượng mà OPPO hướng tới. Hơn nữa,
tần suất phát các quảng cáo của OPPO cũng cho thấy OPPO đang muốn điện thoại của
mình trở nên quen thuộc đối với khách hàng của mình.
Qua các clip quảng cáo OPPO muốn truyền thông điệp đến khách hàng và giới
thiệu tính năng selfie tuyệt đẹp đến với khách hàng. Chương trình quảng cáo giúp gia
tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm điện thoại OPPO F1s, điều này
giúp cho chương trình xúc tiến bán tiến hành thuận lợi hơn, lượng khách hàng tìm đến
nhiều hơn.
•
Bán hàng cá nhân
Để đẩy mạnh cho việc xúc tiến bán oppo đã hợp tác với 2 nhà bán lẻ di động hàng
đầu việt nam là Thế Giới Di Động và FPT Shop để phân phối và bán các sản phẩm điện
thoại F1s tới các đối tác và người tiêu dùng. Qua đó công ty có thể tận dụng đội ngũ bán
hàng của đối tác và đào tạo họ để có thể bán sản phẩm một cách hiệu quả nhất phù hợp
với mục tiêu chiến lược của công ty.
•
Marketing trực tiếp
Ngoài ra vào ngày đầu tiên sản phẩm ra mắt, công ty đã thực hiện những chương
trình marketing trực tiếp tại các điểm bán 1 loạt chương trình khuyến mại dành cho khách
hàng như tặng loa bluetooth cho 100 khách hàng đặt hàng trước đầu tiên... Hay như sử
dụng các ca sỹ nổi tiếng đến quảng cáo trực tiếp tại các điểm bán để thu hút công chúng
và tăng thêm phần thu hút cho chiến dịch xúc tiến.
Qua đây chúng ta có thể thấy được mức độ phối hợp của các chương trình quảng
cáo, bán hàng cá nhân marketing trực tiếp... Đã giúp cho chiến dịch xúc tiến bán của
công ty tăng thêm phần hiệu quả. Các phương thức phối hợp với nhau rất hiệu quả và tạo
nên 1 chiến dịch xúc tiến bán thành công vang dội.
•
Xúc tiến bán
OPPO cũng đã đưa ra rất nhiều các chương trình khuyến mãi khi mua sản phẩm
OPPO F1s như: quà tặng ưu đãi; tham gia quay số trúng thưởng chuyến du lịch khám phá
kỳ quan thế giới và tham gia chương trình “Mỗi ngày một điện thoại F1s dành cho khách
hàng may mắn"; chương trình mua OPPO F1s tặng ngay 5000 bình giữ nhiệt, hay việc
Sơn Tùng M-TP bất ngờ xuất hiện tại sự kiện để cùng FPT Shop tìm ra chủ nhân giải
9
thưởng du lịch đến kỳ quan thế giới tại Ấn Độ cũng khiến sự kiện mở bán F1s tạo được
nhiều chú ý.
Các chương trình này đã thu hút một lượng lớn khách hàng đến tìm mua sản phẩm
điện thoại OPPO F1s. Theo thống kê trong ngày đầu tiên ra mắt của F1s, cứ 3s thì có 1
máy OPPO F1s được bán ra thị trường và đã được xác nhận con số ấn tượng với hơn
19.000 máy đến tay người dùng.
Việc kết hợp các công cụ truyền thông một cách chặt chẽ và nắm bắt tâm lý của
giới trẻ - khách hàng mục tiêu của mình, OPPO đã thu được thành công lớn với dòng
điện thoại Smartphone F1s của mình. Đây cũng là một bài học cho các doanh nghiệp Việt
Nam khi muốn truyền thông cho sản phẩm của mình.
Chương 3: Đánh giá và kết luận về chương trình truyền thông của
OPPO
1. Thành tựu đạt được
Sau khi triển khai các chương trình xúc tiến cho sản phẩm OPPO F1s, OPPO đã đạt được
những thành công như sau:
Liên tục đứng vị trí top 2 trong bảng xếp hạng các Smartphone bán chạy các tháng
đầu năm 2016 và hiện thị phần phân khúc Smartphone trung cấp của OPPO tăng
lên hơn gấp đôi (27% của tháng 8 năm 2016 so với 11% của tháng 8 năm 2015).
− OPPO đồng loạt ra mắt Smartphone F1s tại các thị trường Ấn Độ, Indonesia và
Việt Nam. Trong đó, tại Việt Nam với sự tham gia của 1200 khách mời gồm đại
lý, đối tác, nghệ sĩ Việt Nam và giới truyền thông. Sản phẩm F1s đã gây được sự
chú ý của giới chuyên môn và cả người tiêu dùng.
− Các chương trình này đã thu hút một lượng lớn khách hàng đến tìm mua sản phẩm
điện thoại OPPO F1s. OPPO F1s đã đạt được một con số kết quả đặt hàng kỷ lục
(19.054 sản phẩm được kích hoạt trong ngày mở bán đầu tiên) và là chương trình
pre-order thành công nhất từ trước đến nay, F1s trở thành Smartphone OPPO bán
ra nhanh nhất tại Việt Nam.
− Định vị sản phẩm tốt: F1s được gọi với tên là "camera phone", thay vì
Smartphone như thông thường. Trên vỏ hộp của máy có ghi dòng chữ "selfie
expert" (chuyên gia chụp selfie). Điều này khiến bất cứ người dùng nào cũng hình
dung về một chiếc di động chuyên chụp hình. Với một chiếc di động tầm giá 6
triệu đồng, việc trang bị camera trước 16 megapixel là một sự đầu tư lớn của
−
10
OPPO,dáng đẹp, khả năng chụp ảnh selfie tốt, OPPO F1s là chiếc di động đánh
đúng vào thị hiếu của nhóm người dùng trẻ hiện nay.
2. Hạn chế
Hiệu năng trung bình: Ưu tiên cho thiết kế sản phẩm và camera selfie, OPPO buộc
phải tiết kiệm chi phí ở một số chi tiết khác. Điển hình là việc máy chỉ dùng màn
hình 720p. Người dùng sẽ thấy màn hình của máy hơi rỗ nhẹ. Sẽ hoàn hảo hơn
nhiều nếu hãng trang bị màn hình Full HD cho model này.
− Một điểm chưa tốt nữa ở màn hình của máy OPPO F1s là góc nhìn hẹp. Ở góc
nhìn không tốt, máy sẽ bị biến màu. Đây là điểm khá tệ.
− Chỉ tập trung cho các sản phẩm ở tầm trung, chưa tập trung phát triển phân khúc
thị trường cao cấp.
3. Giải pháp giúp chương trình xúc tiến bán cuả OPPO đạt hiệu quả cao hơn
trong thời gian tới:
- Xây dựng chương trình “ tháng bảo hành” cho khách hàng đang sử dụng điện
thoại OPPO có nhu cầu bảo hành máy, đặc biệt là khách hàng đã hết thời gian bảo
hành với giá ưu đãi→ nâng cao được hình ảnh trong mắt khách hàng về dịch vụ
chăm sóc khách hàng của công ty
- Tổ chức cuộc thi “ Selfie cùng tôi” để bầu chọn những bức ảnh selfie đẹp với F1s,
vừa tạo ra một cuộc vui cho giới trẻ đồng thời khẳng định thêm về tính năng chjp
ảnh của OPPO F!S
- Triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá theo định kì nhằm thu hút
nhiều khách hàng mới, tiền năng hơn
- Tổ chức sự kiện giao lưu với các đại diện thương hiệu OPPO như Sơn Tùng MTP,
Noo Phước Thịnh, Tóc Tiên,… để tăng sự gắn kết của OPPO với khách hàng hơn.
−
4. Kết luận
Do xác định đúng được khách hàng mục tiêu ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt
Nam đó là nhắm vào tập khách hàng giới trẻ. Đã giúp OPPO không ngừng có những
bước tiến vượt bậc và hiện tại Samsung và OPPO đang là 2 hãng di động nắm giữ thị
phần lớn nhất tại Việt Nam.
-
Việc OPPO tung ra sản phẩm F1s là nhằm thoả mãn nhu cầu selfie của phần lớn
giới trẻ Việt Nam, những người thuộc phân khúc khách hàng chủ yếu của OPPO.
OPPO đã thực hiện các chương trình xúc tiến một cách linh hoạt, khôn khéo dành
cho cả các đối tượng là người tiêu dùng và trung gian. Hoạt động truyền thông của
Oppo vô cùng hiệu quả khi sử dụng hình ảnh đại diện thương hiệu đều là các nhân
vật nổi trội trong giới showbiz như: Sơn Tùng M-TP, Chipu, Tóc Tiên, Noo Phước
Thịnh,… hướng tới đối tượng tiêu dùng chính là giới trẻ.
11
-
Tuy mới vào thị trường việt nam chưa lâu nhưng oppo lại có được khá nhiều thành
công trong thị trường này. Điều này phần lớn là do các chương trình truyền thông,
xúc tiến rầm rộ, phối hợp các công cụ truyền thông một cách nhịp nhàng của
thương hiệu này trong suốt thời gian qua. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công
cụ truyền thông tạo nên hiệu quả rất lớn trong truyền thông của OPPO, góp phần
tạo nên thương hiệu OPPO như bây giờ, và không ngừng phát triển trong tương
lai.
Kết luận chung
Từ một công ty cụ thể trong bài thảo luận của nhóm, các bạn có thể nhận thấy
được hiệu quả mà truyền thông mang lại về việc xây dựng, hình ảnh cũng như là
định vị thương hiệu trong tâm trí cũng như trong trái tim khách hàng,
Và từ đây cũng cho chúng ta thấy được rằng, việc kinh doanh ngày nay của các
công ty hay doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sản xuất sản phẩm,dịch vụ và
làm cách nào để sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng hay người tiêu dùng , Mà
họ còn phải làm sao có thể định vị được hình ảnh trong tâm trí khách hàng và
khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp,
Truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp làm điều đó,
Tuy nhiên thì doanh nghiệp cũng không nên xây dựng chiến lược truyền thông khi
chưa có sự nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,.. nếu không
có sự chuẩn bị đầu tư kĩ lưỡng về chiến lược truyền thông có thể mang lại sự thất
bại cho doanh nghiệp chứ không phải thành công mà doanh nghiệp muốn hướng
tới.
12