Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học tư TƯỞNG về CON NGƯỜI TRONG TRIẾT học cổ điển đức ý NGHĨA đối với VIỆC PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.95 KB, 26 trang )

TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN
ĐỨC - Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Tư tưởng về con người và giải phóng con người là một trong những nội
dung cơ bản mà các trào lưu triết học nói chung, triết học Mác nói riêng đều
tập trung giải quyết. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại lịch sử vấn đề đó được đặt ra
và giải quyết trong những bối cảnh và nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào thế
giới quan và nhân sinh quan của các nhà triết học.
I. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NÔI DUNG CƠ BẢN CỦA
TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học cổ điển Đức
Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học
của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu
từ hệ thống triết học của Cantơ (1724 - 1804) trải qua Phíchtơ (1762 - 1814),
Sêlinh (1775 - 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 -1831) và triết
học duy vật nhân bản của Phoiơbắc (1804 - 1872).
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư
tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Đây là đỉnh cao
của thời kì triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới
triết học hiện đại.
Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế
độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về mặt tư tưởng cho chế độ
đó. Thời kì cuối thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) ảnh hưởng
mạnh đến nước Phổ, và Hêghen là một người tán dương cuộc cách mạng đó.
Đồng thời xã hội Phổ lúc này với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đã


làm nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp. Tất cả cái đó tạo
nên nét riêng của triết học cổ điển Đức.


Do điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hết sức đặc biệt của nước Đức
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội
dung cách mạng, nhưng hình thức của nó thì cực kì “rối rắm” và có tính chất
bảo thủ.
Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt.
Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước rất lạc
hậu về kinh tế và chính trị so với nhiều nước ở châu Âu như Anh và Pháp. Đó
còn là một quốc gia phong kiến điển hình, với 360 tiểu vương quốc tự lập
trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị.
Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn. Triều đình vua Phổ
Phriđrich Vinhem (1770 - 1840) vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ
quân chủ phong kiến, cản trở đất nước Đức phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần
chúng. Đây là một trong những thời kì hèn kém nhất trong lịch sử nước Đức
(Ăngghen).
Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu
như Italia, Anh, Pháp…, đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có. Ở
nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thực hiện cuộc
cách mạng công nghiệp làm rung chuyển cả châu Âu, đưa châu Âu bước vào
nền văn minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh
thần phản kháng cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ
khác của xã hội Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức và những lực lượng tiến
bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số
lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư
sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cuộc cách mạng về phương diện tư


tưởng. Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập
trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển đất nước.
Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức thời kì này đạt được sự

phát triển chưa từng có về triết học, văn hóa và nghệ thuật. Đây là quê hương
của nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Hecđơ, Gớt,
Sinlơ, Cantơ… Họ, một mặt, tiếp thu những di sản tư tưởng và văn hóa Đức
truyền thống, kế thừa các quan niệm của Nicôlai Kudan, Lepnit…, mặt khác,
được sự cổ vũ to lớn của tư tưởng Khai sáng và văn hóa Pháp thế kỉ XVIII.
Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) là hậu thuẫn thực tiễn thức tỉnh giai cấp
tư sản Đức đấu tranh vì một trật tự xã hội mới ở Đức. Thể hiện nguyện vọng
đó của giai cấp tư sản, các tác phẩm của Gớt, Sinlơ, Cantơ, Phíchtơ… đều
toát lên một tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất công của xã hội Đức
thời đó.
Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: Phát
hiện ra điện, phát hiện ra ôxy và bản chất sự cháy của Antoine Lavoisier, việc
phát hiện ra tế bào của Robert Hooke, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng của Lômônôxốp, học thuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo...
Bối cảnh chính trị - xã hội và sự phát triển của khoa học ở Tây Âu và
nước Đức lúc đó chứng tỏ sự hạn chế và bất lực của phương pháp tư duy siêu
hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã
hội đang diễn ra cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Nó đòi hỏi cần có cách
nhìn mới về bản chất các hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại,
cũng như cần có quan niệm mới về khả năng và vai trò của con người. Triết
học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
1.4.2. Đặc điểm Triết học cổ điển Đức


- Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình
thức của nó cực kỳ “rối rắm”, bảo thủ. Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất
trong triết học của
Cantơ và Hêghen.
- Đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một

thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.
Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính
mình; tư duy và ý thức của của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình
con người nhận thức và cải tạo thế giới.
- Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học cổ đại, triết học Đức xây
dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với
phương pháp tư duy siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự
nhiên và xã hội. Giả thuyết hình thành vũ trụ của Cantơ; việc phát hiện ra
những quy luật và phạm trù của Hêghen đã làm cho phép biện chứng trở
thành một khoa học thực sự mang ý nghĩa cách mạng trong triết học. Đây là
một đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển Đức.
- Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học Đức có tham
vọng xây dựng một hệ thống triết học vạn năng không những làm nền tảng
cho thế giới quan của con người mà còn trở thành một thứ khoa học của các
khoa học. Do vậy, trong học thuyết triết học của Cantơ, Duyrinh, Hêghen
thường bàn đến nhiều vấn đề như: khoa học tự nhiên, pháp quyền, lịch sử,
luân lý, mỹ học.
1.2. Nôi dung cơ bản của tư tưởng về con người trong triết học cổ
điển Đức
1.2.1. Tư tưởng về con trường trong triết học của Cantơ
Khác hẳn với các nhà triết học Anh, Pháp, Cantơ không chỉ bàn đến lĩnh
vực bản thể luận, nhận thức luận mà còn bàn đến con người với tính cách là
một chủ thể hoạt động. Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thực tiễn” Cantơ đã


đưa ra quan điểm như sau: Con người là chủ thể hoạt động là nền tảng và là
điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người vừa là chủ thể, đồng thời
là kết quả quá trình hoạt động của chính mình. Bản thân lịch sử là phương
thức tồn tại của con người. Mỗi cá nhân hoàn toàn làm chủ vận mệnh của
mình và tự ý thức về mình. Bên cạnh quan điểm tiến bộ đó, Cantơ cùng bộc lộ

hạn chế ở chỗ, đề cao sự mạnh trí tuệ của con người tới mức cực đoan: sáng
tạo ra các quy luật của thế giới. Thần thánh hóa con người tới mức coi bản
thân thế giới tự nhiên phải hoạt động theo ý chí con người.
Về lĩnh vực nhận thức con người, khi nghiên cứu triết học Cantơ, người
ta cũng có thể thấy rất rõ thái độ trân trọng của ông đối với con người và lý trí
con người. Chỉ có điều, là một nhà triết học độc đáo nên việc đề cao con
người ở Cantơ cũng rất khác biệt so với các nhà tư tưởng khác. Theo Cantơ,
"thế giới vật tự nó" là thế giới dành cho cảm giác.
Do vậy, thế giới đó đóng kín đối với lý tính và đối với khoa học. Tuy
thế, theo cách giải thích của Cantơ, đối với "thế giới vật tự nó", con người
không phải là tuyệt nhiên không thể vươn tới được. Bởi lẽ, con người, trong
quan niệm của Cantơ, luôn sống trong cả hai thế giới - thế giới mà cảm giác
có thể đạt tới và thế giới mà trí tuệ có thể đạt tới (còn gọi là thế giới khả giác
và thế giới khả niệm).
Thế giới mà cảm giác có thể đạt tới, theo Cantơ, đó là giới tự nhiên. Còn
thế giới mà trí tuệ đạt tới - đó là thế giới của tự do. Tự do trong quan niệm của
Cantơ là một trạng thái mà ở đó, con người hoàn toàn không bị lệ thuộc vào
những nguyên nhân tiền định nào đó vốn có trong thế giới có thể cảm giác
được. Tự do là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giác tính con người
hoạt động độc lập với các quy luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện
tượng luận, nó tồn tại một cách tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận.
Trong biên giới của tự do, hành động và hành vi của con người không bị chi
phối bởi lý tính lý luận mà bị chi phối bởi tính thực tiễn. Lý tính được gọi là


thực tiễn, theo Cantơ, là lý tính mà ý nghĩa chủ yếu của nó là điều chỉnh hành
vi con người. Động lực của lý tính thực tiễn không phải là tư duy, mà là ý chí
của con người. Cantơ gọi ý chí của con người là vương quốc của sự tự trị. ở
đây, ý chí của con người được quy định không phải bởi các nguyên nhân bên
ngoài, tức là những nguyên nhân thuộc về tính tất yếu của giới tự nhiên hoặc

những nguyên nhân thuộc về Thượng đế. Theo Cantơ, ý chí của con người
được quy định bởi những quy luật, luật lệ vốn có của riêng nó. Đó là những
quy luật, luật lệ mà ý chí tự đặt ra cho bản thân mình.
Như đã nói ở trên, chính Cantơ chứ không phải ai khác, là người đầu tiên
đã đề xuất và "bảo vệ một cách quyết liệt nhất" việc phân chia nhân học thành
một khoa học độc lập. Trong so sánh với các lĩnh vực tri thức đã được xác
lập, Cantơ coi nhân học, mà trước hết là nhân học triết học (philosophical
anthropology) là một ngành có đối tượng riêng của mình, có phương thức
nghiên cứu riêng của mình. Theo P.S. Gurevich, “nhà nghiên cứu sâu sắc hơn
cả trong tư tưởng Nga hiện đại về vấn đề con người” , thì "Cantơ là người đầu
tiên của nền triết học châu Âu khẳng định rằng, con người là một thực thể độc
nhất vô nhị có khả năng suy tư một cách riêng biệt và độc đáo. Con người - là
khách thể bí ẩn và hấp dẫn tột cùng của sự tư biện triết học. Để khám phá bí
ẩn của con người, cần phải có những công cụ không tầm thường và độc lập.
Trong ý nghĩa đó, nhân học triết học đối lập với khu vực tri thức triết học
truyền thống - bản thể luận (học thuyết về tồn tại), logic học, lý luận nhận
thức, lịch sử triết học, đạo đức học, thầm mỹ học, triết học tự nhiên, triết học
xã hội, triết học lịch sử”. Với Cantơ, nhận thức con người cũng có nghĩa là
nhận thức thế giới; chỉ có thông qua con người, các vấn đề của nhận thức thế
giới, xã hội mới được giải quyết. Cantơ viết: "Mục tiêu của tất cả những thành
tựu văn hoá mà con người học được là ứng dụng những tri thức và những
kinh nghiệm đã thu nhận được vào thế giới. Nhưng đối tượng quan trọng nhất
trong thế giới mà những tri thức này có thể ứng dụng được - đó là con người,


chừng nào con người còn là mục đích tự thân cuối cùng" . Khi xác định nhiệm
vụ cho triết học, Cantơ tự đặt cho riêng mình 4 câu hỏi mà về sau người ta
hiểu đó là 4 nội dung cơ bản của toàn bộ nhận thức con người:
1.


Tôi có thể biết gì?

2.

Tôi có thể làm gì?

3.

Tôi có thể hy vọng gì?

4.

Con người là gì?

Theo Cantơ, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận.
Câu hỏi thứ hai dành cho đạo
giáo và thần học, đòi

Câu hỏi

thứ ba dành cho tôn

nhữnghy

vọng thực tế và phi thực tế

hỏi

tôn giáo phải cắt nghĩa
của con


đức học.

người. Và

cuối

cùng, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ tư thuộc về nhân học - nhân học, mà
ngay trong cách đặt vấn đề của Cantơ cũng đã được phân biệt rạch ròi với
nhận thức luận, với đạo đức học và với tôn giáo. Rõ ràng, đây là một kiểu
phân loại hết sức độc đáo mà trước đó, khoa học, tôn giáo và triết học thường
có thái độ loại trừ nhau, không thừa nhận tiếng nói và vị thế của nhau trong
đời sống tinh thần con người. Cách phân loại của Cantơ đặt lại vấn đề về ý
nghĩa của sự tồn tại người trong chính nhận thức. Hơn thế nữa, Cantơ còn chỉ
rõ thực chất của sự nhận thức thế giới nói chung đối với con người, hoá ra lại
chính là, nhận thức con người; Cantơ viết: "Về thực chất, toàn bộ điều đó (4
câu hỏi và sứ mệnh trả lời 4 câu hỏi ấy) có thể quy giản về nhân học. Bởi vì,
ba vấn đề đầu tiên thuộc về vấn đề cuối cùng".
Kể từ Cantơ, nhân học triết học nói riêng và đặc biệt, các ngành nhân
học thực nghiệm khác đã có những bước tiến rất dài trong nhận thức về con
người và đời sống con người. Ngày nay, nhắc đến nhân học người ta rất ít nói
về Cantơ, nhưng quả thực công lao của ông đối với ngành khoa học này thì
khó có thể phủ nhận.


Quan niệm về đạo đức: Để trả lời câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” Cantơ
đã xây dựng một số quan niệm về đạo đức, những quan niệm
đựng trong tác

chứa


cần

phải

phẩm

“Phê phán lý tính thực tiễn”. Ông cho rằng, trong xã hội


đó

các quy tắc đạo

đức. Các quy tắc đó không thể xuất phát từ yếu tố cảm tính nhất thời mà
phải xuất phát từ lý tính. “Lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý
và chuẩn mực đạo đức” bởi vì các khát vọng cảm tính chỉ đưa con người tới
ích kỷ, phi đạo đức.
Cantơ đưa ra nguyên lý cơ bản của đạo đức, gọi là mệnh lệnh tuyệt đối.
Mệnh lệnh đòi hỏi mọi người sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình, tôn
trọng người khác, sống theo lẽ phải, tôn trọng sự thật, sống bình đẳng trong
cộng đồng. Người này có quyền nào đó, thì mọi người khác phải có quyền
như thế, tạo điều kiện để họ thực hiện được quyền đó. Mọi người cần phải
ngăn chặn những hành động trái với mệnh lệnh tuyệt đối.
Ông còn cho rằng: Tự do là phạm trù trung tâm của đạo đức, là lý tưởng
cao cả nhất của nhân loại, là cái cao quý nhất trên trần gian.
Quan điểm đạo đức tuy có nhiều điểm không tưởng phi lịch sử, phi giai
cấp, thiếu cơ sở hiện thực nhưng chứa đựng nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc
vì nó góp phần xóa bỏ quan niệm ích kỷ hẹp hòi, giải phóng tư tưởng con
người khỏi gông cùm của ý thức hệ phong kiến.

1.2.2. Tư tưởng về con trường trong triết học của Heghen
Ông chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng của Cantơ, một phần từ các tác
phẩm của Heraclitus và Spinoza. Ông triển khai di sản triết học của Cantơ và
hình thành nên thuyết duy tâm siêu hình học của mình.
Ông đề cập về con người và khả năng lớn lao của lý trí con người. Hegel
đã thiết lập mệnh đề tổng quát rằng “cái gì có lý tính là hiện thực và cái gì
hiện thực là lý tính”, từ mệnh đề này ông đi đến kết luận rằng bất cứ cái gì tồn


tại đều có thể hiểu được. Điều này ông đi ngược lại với những gì mà Cantơ đã
đề cấp đến nhưng cho là không thể giải quyết được trong nhận thức của lý trí
thuần tuý như: Vấn đề Thượng Đế, Bản Ngã và Vũ trụ. Bằng tổng hợp triết
học đồ sộ của mình, Hegel tin lý trí con người có thể lý giải tất cả mọi vấn đề
của thực tại.
Riêng vấn đề con người, khác với Cantơ, Hegel cho rằng các phạm trù
không phải như là những quá trình của tinh thần mà như là những thực tại
khách quan có sự tồn tại độc lập với cá thể tư duy. Ông xem xét những chủ đề
về sự tha hóa của con người khỏi Thượng Đế và sự phục hồi của sự duy nhất
bị đánh mất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, sự vô hạn này là đời sống sáng
tạo vốn ôm ấp mọi tư tưởng trong một vũ trụ duy nhất và đó chính là Thượng
Đế hay Toàn Thể hoặc là Thực tại như là một toàn thế.
Trong tác phẩm chính đầu tiên của ông là Hiện tượng luận về tinh thần
(Phenomenology of the Spirit), Hegel đề cập đến khả năng biện chứng của
con người, “khởi đi với những mức độ thấp nhất của ý thức và công trình của
con người một cách biện chứng hướng đến mức độ mà ở đó tâm trí con người
đạt tới quan điểm tuyệt đối”.
1.2.3. Tư tưởng về con trường trong triết học của Phoiơbắc
Vốn là người có tư tưởng cách tân, Phoiơbắc mơ tới việc thiết kế những
đồ án cho việc cải cách triết học và ông thực sự đã làm như vậy trong 2 tác
phẩm: Những luận điểm dự thảo cho cuộc cải cách triết học (1842), Những

luận đề cơ bản của triết học tương lai (1843). Trong các tác phẩm đó ông đã
khai mở một hướng đi mới cho các nhà triết học hậu thế, đó là truy tìm bí mật
của triết học ngay trong giới tự nhiên và con người: “Hãy quan sát giới tự
nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những bí mật của triết học". “Quan
điểm của tôi chỉ có thể biểu đạt trong hai từ: Giới tự nhiên và con người". Với
cách đặt vấn đề như vậy, người thiết kế đồ án triết học mới này đi sâu vào
việc nghiên cứu bản chất con người bắt đầu từ việc truy tìm:


1)

mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên,

2)

mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại,

3)

mối quan hệ giữa người và người,

4)

mối quan hệ giữa người và thần.

Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên trên nền tảng của chủ
nghĩa duy vật nhân bản, Phoiơbắc cho rằng, con người không phải là sản
phẩm của thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là
sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Heghen nói, mà là sản phẩm của giới tự
nhiên, ông viết: "Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước,

lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì con người là một thực thể
hoạt động thiếu tự chủ và vô thức". Như vậy, sự phát sinh và tồn tại của con
người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện tượng tự nhiên
khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự
nhiên, là một sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với các loài động vật khác
ở đời sống tinh thần của nó: "Sự khác biệt căn bản giữa loài người và loài vật
là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: đó là sự khác nhau trong ý thức đúng
với nghĩa chân chính của từ này... Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở
chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của
mình. Động vật nhận thức mình như một cá thể, nó chỉ làm chủ được quá
trình tự cảm giác mà thôi, chứ không phải như một loài...bởi vậy, động vật
sống đơn giản một mình, còn con người sống có bạn. Đời sống nội tâm của
con vật hoà đồng với thế giới bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều:
nội tâm và thế giới bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật
thiết với loài và bản chất của nó. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với
chính mình".
Toàn bộ mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ánh mối quan
hệ giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, phản ánh tiến trình tiến hoá của sự
sống, theo nghĩa thế giới vô cơ là tiền đề, là cơ sở nền tảng của mọi sự sống


nói chung, của đời sống con người nói riêng. Con người chỉ có thể tồn tại
trong giới tự nhiên, trong sự tiếp xúc với thế giới khách quan bên ngoài nó, và
cũng chính thế giới này quy định sự tồn tại và phát triển của các giác quan
con người chứ không phải ngược lại như chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng
định. Ánh sáng tồn tại không phải để cho con mắt nhìn, mà con mắt tồn tại
bởi vì có ánh sáng, tương tự như vậy, không khí tồn tại không phải để cho con
người hít thở mà con người hít thở bởi vì có không khí, bởi vì, nếu không có
không khí thì sẽ không có sự sống. Tồn tại một mối quan hệ tất yếu giữa thế
giới vô cơ và thế giới hữu cơ. Mối quan hệ qua lại này chính là cơ sở, là bản

chất của sự sống. Bởi vậy, chúng ta không có căn cứ nào để giả định rằng,
nếu như con người có nhiều cảm giác hay nhiều cơ quan thì nó sẽ hiểu biết
được nhiều thuộc tính hay nhiều sự vật của tự nhiên hơn... con người có vừa
đủ những giác quan cần thiết để cảm nhận thế giới trong tính toàn vẹn và tính
tổng thể của nó.
Từ việc quan sát hình thể bên ngoài của con người,.cho đến mọi hoạt
động lao động sản xuất cũng như hoạt động tinh thần của nó, Phoiơbắc cho
rằng, con người là một sinh vật có hình thể vật lý -sinh lý ở trong không gian
và thời gian, nhờ vậy nó có năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các
loài sinh vật khác. Bản chất con người là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn
giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy). Sự thống nhất
toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh
vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.Và sai lầm của chủ
óc, nghĩa duy tầm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của con
người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy thành một
thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất. Còn sai lầm
của chủ nghĩa nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như
những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau đó là một sụ khẳng định vòng
vo, là lối nói nửa vời, tách đôi trái ngược.


Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tầm và chủ nghĩa
nhị nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy,
Phoiơbắc đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại
đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính. Tư duy xuất phát từ tồn
tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy... cơ sở của tồn tại nằm ngay
trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ là sự tất yếu và chân lý...
bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự
nhiên. Tại sao tồn tại là chủ thể, còn tư duy là thuộc tính (của chính chủ thể
đó)? Để trả lời câu hỏi này, theo Phoiơbắc, chúng ta cần đến từ đâu đến, bộ óc

từ đâu đến, cơ quan cơ thể từ đâu đến, thì tinh thần cũng đến từ đấy ngay cả
hoạt động tinh thần cũng là việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, hoạt
động đó khác với các hoạt động khác ở chỗ, nó là hoạt động của đầu óc.
Không phải là người nghiên cứu sâu về sinh lý học, song Phoiơbắc cũng
nhận thấy rằng, mỗi con người cụ thể bằng xương bằng thịt đang sống và hoạt
động là những bằng chứng sinh động về sự thống nhất giữa thể xác và tinh
thần, giữa phương diện vật lý và phương diện tâm lý. Sự thống nhất này phản
ánh sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa giải phẫu học và sinh lý
học. Và cũng từ đó ông dễ dàng rút ra một kết luận triết học duy vật rằng, tư
duy, ý thức của con người không là cái gì khác như là thuộc tính vốn có của
một dạng vật chất có tổ chức cao - bộ óc con người. Chính ở đây, ông đã phần
nào phỏng đoán được nội dung vấn đề cơ bản của triết học, điều mà sau này
Ăngghen đã phát biểu một cách rõ ràng hơn trong tác phẩm Lutvich Phơbách
và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.
Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là
thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Phoiơbắc đi đến việc tìm
hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. "Bản chất chung của
con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính,
ý chí và trái tim. Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và


nguồn lực tình cảm. Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức
mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính
là tình yêu... Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tối cao,
tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó... con người tồn tại để
nhận thức, yêu thương và mong muốn. Nhưng mục đích của lý tính, của ý chí,
của tình yêu là gì? Là để làm cho con người trở thành người tự do". Đoạn
trích này là một văn bản điển hình thuộc Chương I với nhan đề Bản chất
chung của con người trong tác phẩm Bản chất Kitô giáo, do Phoiơbắc viết vào
năm 1841. Qua những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh

rằng, bản chất chung của con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi
năng lực nhận thức và nhu cầu tự nhiên - sinh học đã trầm tích trong quá trình
phát triển lịch sử lâu dài của nó.


II. Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGỜI Ở NỚC TA HIỆN
NAY
Nghiên cứu t tởng về con ngời trong các trào lu triết học nói chung, quan
điểm triết học Mác nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo. Đây là cơ sở khoa
học cho quan điểm xem xét con ngời phải xuất phát từ tính hiện thực và toàn
diện; khắc phục tính trừu tợng, chung chung xa rời thực tiễn và duy tâm, siêu
hình. Đồng thời, đây còn là cơ sở để quán triệt quan điểm, đờng lối của Đảng
ta về con ngời và phát huy nhân tố con ngời trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Vận dụng t tởng và quan điểm của các nhà triết học trớc Mác nói chung
và triết học Mác nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của
nhân tố con ngời đối với sự nghiệp cách mạng, Ngời nói: “Vì lợi ích mời năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngời”, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trớc hết cần có những con ngời xã hội chủ nghĩa”, còn cố Thủ tớng Phạm Văn
Đồng thì cho rằng “Cuộc chiến đấu và chiến thắng của con ngời Việt Nam
trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc cũng nh trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chung quy lại là thắng lợi của con ngời”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta nhận thức ngày càng sâu
sắc hơn vai trò nhân tố con ngời đối với sự phát triển của xã hội. ngay trong
bản chính cơng vắn tắt đầu tiên – năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: mục đích tiến hành cách mạng là để “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến”, giải phóng dân tộc, giải phóng những ngời cần lao
khỏi ách áp bức, bóc lột. Và cơng lĩnh còn xác định “đi tới xã hội cộng sản” là

điều kiện thực tế để thực hiện đợc sự giải phóng ấy. Tại Đại hội III, Đảng ta
xác định “con ngời là vốn quý nhất”, đến Đại hội IV, Đảng ta đã đa ra luận
điểm “con ngời mới – con ngời làm chủ tập thể”. Đây là sự vận dụng sáng tạo


và cụ thể hoá quan điểm về “quyền con ngời” và “quyền công dân” của triết
học Mác. Đại hội V, Đảng ta tiếp tục phát triển luận điểm con ngời mới, đồng
thời nhấn mạnh lòng nhân ái là truyền thống đặc trng của nhân dân ta. Đến
Đại hội VI, Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con ngời trong
toàn bộ sự phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, tại Đại hội VII, cơng lĩnh xây
dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đợc thông qua, trong
đó, vấn đề con ngời đợc Đảng ta đặt vào vị trí trung tâm của chiến lợc phát
triển kinh tế – xã hội. Cơng lĩnh xác định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất
của chúng ta là tiềm lực con ngời Việt Nam”. Hội nghị lần thứ T Ban chấp
hành Trung ơng(khoá VII), nhận thức về vai trò nhân tố con ngời của Đảng ta
đợc nâng lên một tầm cao mới. Đảng ta cho rằng: “Sự phát triển con ngời
quyết định mọi sự phát triển nh sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế, phát
triển văn hoá…”. Và cũng tại Hội nghị này, đồng chí Tổng Bí th Đỗ Mời đã
nói: “Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định
của nhân tố con ngời, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và
văn hoá, mọi nền văn minh của quốc gia”. Đây chính là sự cụ thể hoá sâu sắc
t tởng con ngời lịch sử, con ngời xã hội trong triết học Mác vào điều kiện cụ
thể ở Việt Nam. Tại Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: “phát triển đất nớc
theo hớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nớc ta thành
một nớc công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [4 – tr 80]. T tởng đó không chỉ
thể hiện ớc mơ, khao khát, nguyện vọng chính đáng bao đời nay của dân tộc
ta, mà hơn thế nữa nó hoàn toàn phù hợp với xu thế và quy luật phát triển của

thời đại. Đối với nớc ta là nớc nông nghiệp lạc hậu, do vậy, việc đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là thực hiện một cuộc cách mạng toàn
diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là con đờng tất


yếu để đa nớc ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nớc trong khu vực. Đồng thời, đây còn là cơ sở vật
chất tốt nhất để nớc ta có điều kiện giải phóng triệt để và phát triển con ngời
một cách toàn diện. Đây là công việc vô cùng khó khăn, gian khổ, thành công
của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề con ngời đóng vai trò
quyết định. Trên nền tảng t duy đó, Đại hội xác định: “Nâng cao dân trí, bồi
dỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngời Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [5 – tr 21]. Một
trong những quan điểm của đại hội là “Lấy việc phát huy nguồn lực con ngời
làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Đến Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản
về con ngời và phát huy vai trò nhân tố con ngời trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nớc. Đại hội xác định, con ngời vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội.
Xác định con ngời là động lực phát triển kinh tế – xã hội, Đại hội chỉ
rõ: “Nguồn lực con ngời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trởng kinh
tế nhanh và bền vững” [8 – tr 108, 109] và Đại hội còn khẳng định động lực
chủ yếu: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nớc là đại đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo kết
hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và
nguồn lực của các thành phần kinh tế, của xã hội” [9 – tr 86]. Đại hội cũng chỉ
rõ, nguồn lực hàng đầu là năng lực trí tuệ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức
mạnh tinh thần của ngời Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá” [10 – tr 91].

Xác định con ngời là mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội, trên cơ sở
nhất quán những nội dung cụ thể đợc trình bày trong Nghị quyết Trung ơng 5
khoá VIII, Đại hội IX xác định: “Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con


ngời Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, t tởng, trí tuệ, đạo đức, thể
chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn
trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng
đồng và xã hội, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh
thần yêu nớc, ý chí tự lực, tự cờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [11 – tr 114].
Nh vậy, trên cơ sở nhất quán với những nội dung cụ thể đợc trình bày
trong Nghị quyết Trung ơng 5 khoá VIII, Đại hội IX nêu lên một cách khái
quát về mô hình con ngời Việt Nam trong thời kỳ mới, trong đó Đại hội bổ
sung, làm rõ thêm về con ngời phát triển toàn diện, có yếu tố mới nh: trí tuệ,
thể chất, năng lực sáng tạo, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã
hội, ý chí tự lực tự cờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhất quán với quan điểm của các kỳ đại hội, nhất là quan điểm của Đại
hội IX, trên cơ sở tổng kết thực tiễn qua 20 năm đổi mới đất nớc và những bài
học của các nớc xã hội chủ nghĩa trên thế giới, tại Đại hội X, Đảng ta đa ra
những đặc trng cơ bản của mô hình xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng
là: “một xã hội dân giàu, nớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân
dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lợng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản
xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con ngời đợc giải
phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển
toàn diện…” [21 – tr 68]. Với các tiêu chí này, chúng ta có thể nhận thấy
rằng, con ngời – tức toàn thể nhân dân, dân tộc, hiện diện nh mục đích chủ
yếu, nh yêu cầu trung tâm, có ý nghĩa quyết định. Các đặc trng này đã thể
hiện rõ sự vận dụng sáng tạo quan điểm về vai trò của con ngời trong triết học
Mác của Đảng ta một cách sâu sắc và chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực, để từng

bớc thực hiện mục tiêu giải phóng con ngời toàn diện.


Trên cơ sở nhất quán với các quan điểm của các kỳ Đại hội, nhất là Đại
hội VIII, Đại hội IX đa ra các giải pháp cơ bản để phát huy vai trò nhân tố con
ngời trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, đó là:
Thứ nhất, “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để
phát huy nguồn lực con ngời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội; tăng trởng
kinh tế nhanh và bền vững” [12 – tr 108, 109].
Thứ hai, “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc” [13 – tr 112].
Thứ ba, “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…Mọi
hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con ngời Việt Nam phát triển toàn diện”
[14 – tr 114].
Thứ t, “Giải quyết các vấn đề xã hội…thực hiện công bằng trong phân
phối tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất tăng năng suất lao động xã hội,
khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp…giải quyết việc làm, chăm lo cải
thiện điều kiện làm việc, mở rộng hệ thống bảo hiểm và an ninh xã hội; xây
dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với ngời lao động thất nghiệp; cải
cách cơ bản chế độ tiền lơng cán bộ công chức theo hớng tiền tệ hoá đầy đủ
tiền lơng; thực hiện chơng trình xoá đói giảm nghèo; thực hiện đồng bộ chính
sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân” [15 – tr 104].
Trên nền tảng định hớng của Đại hội IX, Đại hội X, Đảng ta đa ra các
quan điểm chỉ đạo mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn đất nớc hiện nay,
bao gồm:
Một là, “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát
huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén
với cái mới” [22 – tr 71].



Hai là, “Phải gắn tăng trởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển
toàn diện con ngời, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều
việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá
đói, giảm nghèo.Từng bớc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng” [23
– tr 178, 179].
Ba là, “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
chất lợng cao” [24 – tr 95].
Là lực lợng chính trị, lực lợng cách mạng tin cậy của Đảng, Nhà nớc và
nhân dân, lực lợng vũ trang nhân nói chung, quân đội nhân dân nói riêng phải
đợc xây dựng ngày càng thiện chiến và hiện đại cả về chính trị và quân sự, cả
về kỹ thật và chiến thuật…đảm bảo khả năng sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù
xâm lợc dới bất kỳ quy mô và hình thức nào, hoàn thành tốt chức năng đội
quân chiến đấu, lao động sản xuất và công tác trong thời kỳ mới.
Trên nền tảng t tởng đó, Đảng ta xác định, “Tăng cờng quốc phòng, giữ
vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thờng
xuyên của Đảng, Nhà nớc và của toàn dân, trong đó quân đội và công an nhân
dân là lực lợng nòng cốt” [16 – tr 40, 117]. Vì vậy, việc xây dựng quân đội
nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng có ý nghiã hết sức quan trọng
cả trớc mắt và lâu dài. Quan điểm đó đợc thể hiện rõ nét qua các kỳ Đại hội.
Tại Đại hội VI, Đảng ta xác định: “Xây dựng quân đội nhân dân chính
quy ngày càng hiện đại có chất lợng tổng hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp
lý, cân đối, gọn và mạnh, có kỷ luật chặt chẽ, có trình độ sẵn sàng chiến đấu
và sức chiến đấu cao” [1 – tr 38].
Đến Đại hội VII và Đại hội VIII, Đảng ta tiếp tục xác định: “Xây dựng
các lực lợng vũ trang nhân dân có chất lợng ngày càng cao, xây dựng quân
đội nhân dân cách mạng chính quy, từng bớc hiện đại, tinh nhuệ, với cơ cấu tổ
chức và quân số hợp lý, nâng cao chất lợng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu”



[2 – tr 85, 86]

, “Xây dựng lực lợng quân đội và công an nhân dân cách

mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bớc hiện đại” [6 – tr 119].
Trong văn kiện Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định phơng hớng xây
dựng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bớc hiện đại. Đồng thời, Đại hội đặt ra một số tiêu chí cơ bản trong xây dựng
quân đội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
trong tình hình mới, đó là: “Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt
đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có trình độ học vấn và chuyên môn
nghiệp vụ ngày càng cao; quý trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm
chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, kế thừa và phát huy truyền thống
vẻ vang; có năng lực chỉ huy và tác chiến thắng lợi trong bất cứ tình huống
nào; có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu ngày càng cao, thờng
xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mu và hành động xâm phạm độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia, ngăn chặn
và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm tốt trật tự an
toàn xã hội” [17 – tr 40,41,118].
Để tăng cờng sức mạnh chiến đấu cho quân đội ta hiện nay, tại Đai hội
VII Đảng ta đa ra giải pháp xây dựng lực lợng dự bị động viên ngày càng
hùng hậu: “Nâng cao chất lợng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Xây dựng lực lợng dự bị động viên hùng hậu đợc huấn luyện và quản lý
tốt…” [3 – tr 85, 86]. Đến Đại hội VIII Đảng ta nhấn mạnh vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội: “Thờng xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cờng
sự lãnh đạo của đối với quân đội và công an…” [7 – tr 120]. Đại hội IX,
Đảng ta tiếp tục khẳng định: tăng cờng sức mạnh chiến đấu của quân đội ta
hiện nay là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp thiết. Trớc hết cần tập trung vào
một số nội dung chủ yếu sau:

+ Thờng xuyên tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
“Thờng xuyên tăng cờng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng


đối với quân đội nhân dân và công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng
và an ninh” [18 – tr 41, 42, 119].
+ Xây dựng bản lĩnh chính trị, trình độ tổ chức chỉ huy cho cán bộ các
cấp, trớc hết là cán bộ lãnh đạo. “Không ngừng nâng cao trình độ chính trị,
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo, quản lý và công tác vận
động nhân dân, phát huy vai trò tiên phong gơng mẫu” [19 – tr 53, 54], “Xây
dựng đội ngũ cán bộ, trớc hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững
vàng về chính trị, gơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ,
kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn sáng tạo, gắn bó với nhân dân” [20
– tr 141].
Nhất quán với các quan điểm trên đây, căn cứ vào yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nớc trong điều kiện mới, trong văn kiện Đại hội X, Đảng
ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân
dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nớc, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh t tởng văn hoá
và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cơng, an toàn xã hội; giữ vững ổn định
chính trị của đất nớc, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mu, hoạt
động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ” [25 – tr 108, 109].
Trong bối cảnh đất nớc ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
toàn cầu, nhất là sau khi nớc ta gia nhập tổ chức thơng mại thế giới và đợc
bầu là uỷ viên không thờng trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm
kỳ 2008-2009), nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta vừa có những thuận
lợi mới vừa có những khó khăn, thách thức mới. Trớc tình hình đó,để thực
hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra, Đại hội X xác định các nhiệm vụ và giải pháp
cơ bản sau đây:

Một là, Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lợng công tác giáo dục, bồi
dỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân,


có nội dung phù hợp với từng đối tợng và đa vào chơng trình chính khoá
trong các nhà trờng theo cấp học, bậc học.
Hai là, Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cờng sức mạnh quốc
phòng và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nớc.
Ba là, Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bớc hiện đại.
Bốn là, Xây dựng, bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nớc đối với hoạt động quốc phòng, an ninh.
Những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp về quốc phòng và an ninh nói
chung và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ lực lợng vũ trang nói riêng do
các kỳ Đại hội, nhất là Đại hội IX và Đại hội X của Đảng ta đề ra mang nhiều
nội dung và t tởng mới, ngày càng thể hiện rõ nét t duy mới của Đảng ta về
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó là kết quả biện chứng, tổng
hợp từ những đánh giá tổng quát của Đảng ta về tình hình thế giới, khu vực và
đất nớc trong thế kỷ 20, dự báo tình hình những năm đầu thế kỷ 21. Đặc biệt,
những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp ấy đợc rút ra trực tiếp từ những đánh
giá của Đảng ta về kết quả 20 năm đổi mới toàn diện đất nớc theo định hớng
XHCN vừa qua, đồng thời dự báo những âm mu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nớc ta trong những năm
tới.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh những quan điểm, nhiệm
vụ và giải pháp về quốc phòng và an ninh do các kỳ Đại hội, nhất là Đại hội
IX và Đại hội X đề ra là nghĩa vụ thiêng liêng, là trọng trách nặng nề của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Mỗi chúng ta nỗ lực thực hiện đầy đủ những
quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp ấy là thiết thực góp phần thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc trong tình hình mới.



KẾT LUẬN
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó
đã tạo ra những thành quả kì diệu trong lịch sử triết học. Trước hết, nó đã
từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỉ
XVII – XVIII. Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đạt
tới trình độ một hệ thống lí luận – điều mà phép biện chứng thời cổ đại Hy
Lạp đã chưa thể đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỉ XVII – XVIII Tây Âu
cũng không có khả năng tạo ra.
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó
đã tạo ra những thành quả kì diệu trong lịch sử triết học. Trước hết, nó đã
từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỉ
XVII – XVIII. Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đạt
tới trình độ một hệ thống lí luận – điều mà phép biện chứng thời cổ đại Hy
Lạp đã chưa thể đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỉ XVII – XVIII Tây Âu
cũng không có khả năng tạo ra.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức là tính chất duy
tâm, nhất là duy tâm khách quan của Hê ghen, còn chủ nghĩa duy vật của Phơ
bách thì xét về thực chất không vượt qua trình độ chủ nghĩa duy vật thế kỉ
XVII – XVIII.
Triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lí luận cơ bản của triết
học Mac, và toàn bộ chủ nghĩa Mac – Lênin nói chung. Những hạn chế và
thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mac khắc phục, kế thừa
và nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Triết học (Dùng cho nghiên cứu sinh và học
viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1999;
2. GS.PTS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên), Lịch sử triết học, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, 1998;
3. Website: triethoc.edu.vn.

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1986.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1991.
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1991.
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996.
6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996.
7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996.
8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.


10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
12. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
13. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
15. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
16. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
17. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
18. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
19. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
20. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2001.
21. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2006.
22. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2006.
23. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2006.


×