Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tổ chức thương mại thế giới wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.26 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------

MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
“TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI-WTO”
Giảng viên: Phan Thị Thanh Huyền
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Nguyễn Văn Thành- QLĐT5
Nguyễn Thanh Uyên –TCC5A
Phạm Thị Việt Chinh- KHT5A
Nguyễn Trọng Nhân- KHPT5A

1 1


MỤC LỤC

2 2


Lời mở đầu
Trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia không ngừng hội nhập, WTO là
một đặc trưng cho quá trình đó. WTO là tên viết tắt của tổ chức thương mại
thế giới, khi gia nhập vào tổ chức này các thành viên sẽ bị ràng buộc các điều
khoản, đổi lại họ được hưởng những đặc quyền mà các nuớc không phải là
thành viện sẽ không có. Mục đích của việc thành lập WTO là tạo một môi
trường kinh tế cạnh tranh công bằng tự do, thúc đẩy quá trình tự do hóa
thương mại. Bất kể là một quốc gia mạnh hay yếu khi gia nhập vào tổ chức
này sẽ được đãi ngộ như nhau.


Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt mới mở ra cho nền kinh tế nước
ta. Vị thế của Việt Nam sẽ dần được nâng cao, thế giới sẽ nhìn thấy được sự
năng động của kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO là đòn bẩy cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến nhanh đến nên kinh tế công
nghiệp hiện đại cùng các cường quốc bước tới nền văn minh mới – văn minh
công nghệ.
Vậy Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO là gì? Nguyên tắc và cơ chế hoạt
động như thế nào? Quá trình gia nhập WTO cra Việt Nam ra sao? Nó đã đem
lại cho Việt Nam những thách thức đến nền kinh tế của nước ta như thế
nào?...Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề : “ WTO và
những tác động đến nền kinh tế Việt Nam”.

3


Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1. WTO là gì ?
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục
tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định
chung về Thương mại và thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các
lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc
gia trên thế giới.Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các
nước đàm phán và ký kết.
Hiên tại tính đến 7/2016 thì WTO có 162 thành viên và Việt nam gia nhập WTO

vào năm 2007 là thành viên thứ 150 của tổ chức.
2.

Cơ cấu WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống
thấp):
- Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện
cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan
trọng của WTO;
- Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng
của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại
hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan
rà soát các chính sách thương mại;
- Các ủy ban, Hội đồng chuyên trách:Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ
hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực
- Ban thư ký: Ban thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám
đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không
phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
3. Chức năng của WTO
4


- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn
khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có)
-Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam
kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO
- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế

4. WTO có bao nhiêu quy định?
WTO là một tập hợp rất nhiều quy định, được sắp xếp theo một hệ thống nhất
định. Cụ thể, hệ thống các quy định trong WTO được chia làm 03 nhóm, bao
gồm:
-

Nhóm các Hiệp định chung (Hiệp định đa biên);

-

Nhóm các Biểu cam kết riêng; và

-

Nhóm các Hiệp định nhiều bên.

Nhóm các Hiệp định chung
Cho đến nay, WTOcos tổng cộng 16 Hiệp định chung, là tập hợp các nguyên tắc
thương mại có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO, tập
trung vào 03 lĩnh vực:
+ Thương mại hàng hoá (Hiệp định GATT và các Hiệp định bổ sung);
+ Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS và các Phụ lục);
+ Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định
TRIPS);
Nhóm các Bảng cam kết mở thị trường của từng thành viên
+ Các bảng cam kết mở cửa thị trường là tập hợp các cam kết giảm thuế quan
và lộ trình mở cửa đối với từng loại dịch vụ của từng thành viên.
Mỗi thành viên WTO có bảng cam kết riêng, với mức cam kết và lộ trình thực
hiện riêng (là kết quả đàm phán được với các thành viên khác trong WTO).
Nhóm các Hiệp định nhiều bên

5


Trong WTO có một số Hiệp định mà chỉ một số thành viên WTO ký kết và chỉ
có hiệu lực với các thành viên này. Người ta gọi các Hiệp định này là Hiệp định
thương mại nhiều bên (để phân biệt với 16 Hiệp định chung mà tất cả các thành
viên WTO đều có nghĩa vụ thực hiện).
Hiện nay chỉ còn 02 Hiệp định trong số này còn hiệu lực, bao gồm:
+Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng;
+ Hiệp định về mua sắm của chính phủ.
5. Các nguyên tắc cơ bản của WTO là gì?
Mặc dù khá dài và phức tạp, các Hiệp định trong WTO xoay quanh một số
nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc có thể tác động trực tiếp đến
quyền và lợi ích của các doanh nghiệp:
-

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): Theo nguyên tắc này, mỗi nước thành
viên phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hoá và dịch vụ đến từ
các nước thành viên WTO khác nhau.

Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường sẽ được cạnh tranh công
bằng với doanh nghiệp xuất khẩu đến từ các nước khác.
-

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước
thành viên phải đối xử với hàng hoá, dịch vụ đến từ các nước thành viên
khác (sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế liên quan) không kém thuận
lợi hơn hàng hoá, dịch vụ nội địa của mình.

Với nguyên tắc này doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nhập khẩu về cơ

bản sẽ được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nội địa trong nước nhập
khẩu đó.
-

Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử dụng các biện pháp phi thuế
quan: theo nguyên tắc này, các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm
thuế quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan này để bảo vệ sản xuất trong
nước - phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (hạn ngạch, cấp
phép nhập khẩu…) trừ một số trường hợp hãn hữu được phép.

Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hoá sẽ trở nên rõ ràng và dễ dự đoán
hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.

6


-

Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên WTO phải
công khai, rõ ràng, dễ dự đoán trong các thủ tục, quy trình hay quy định
liên quan đến thương mại.

Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết cho
hoạt động kinh doanh của mình mà không mất quá nhiều chi phí.Ngoài ra, minh
bạch hoá cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận biết và bảo vệ
lợi ích hợp pháp của mình.

7



CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN CÁC NƯỚC
TRONG KHỐI VÀ NGOÀI KHỐI.
1. Tác động của WTO đối với những nước trong khối ( các nước đang phát
triển)
Phần lớn các nước trong khối WTO đều là các nước đang phát triển, các nước
đang phát triển chiếm 2/3 trên tổng thành viên. Cùng với quá trình toàn cầu hoá
kinh tế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
bình quân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5%. Tỷ trọng
kinh tế của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ
13% năm 1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời). Tỷ trọng
trong thương mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 11%
đến 32% trong cùng thời kỳ.. Đặc biệt, các nền kinh tế Đông á trong nhiều năm
liền có tốc độ tăng trưởng nhanh đã đạt đến tỷ lệ 7%. Các nước Mỹ La Tinh
cũng đạt mức tăng trưởng bình quân cao; các nước Châu Phi đã dần dần bước ra
khỏi tình trạng bi đát về kinh tế. Năm 1999, Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng
3,6% là mức cao nhất từ hơn một thập kỷ qua.
1.1 Tác động tích cực
Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành
viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO được
đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước
phát triển. Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một
thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi
quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình.
Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biện
pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên
của WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO. Do đó cơ hội xuất khẩu
của các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch
vụ được mở rộng. Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá
các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài.

Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động, tạo
được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngành
nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế
và xã hội của nước đó.
8


Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một
môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên
thế giới. Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần
của mình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được
cho mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước
ngoài.
Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên được
mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xã hội, khoa
học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng như
tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới.
Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi,
khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển
bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thể
nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển
và có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàn
cầu hoá hiện nay.
Thứ bẩy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ
dàng hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các
nước đang phát triển. Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuất
khẩu lao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền
lương mà nước sở tại trả cho người lao động.
1.2 Tác động tiêu cực

Thứ nhất, các nước đang phát triển cũng không là ngoại lệ.Các nước này đều
chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mình có lợi thế so sánh và mặt
hàng xuất khẩu nhiều nhất là nguyên liệu thô và các mặt hàng công nghiệp có
giá trị thấp.Tuy nhiên trên thực tế, các nước đang phát triển cũng bị buộc phải
sản xuất ra các mặt hàng có giá trị và lợi nhuận thấp đó. Các nước phát triển sử
dụng đòn bẩy thuế quan buộc các nước đang phát triển phải tập trung khai thác
và xuất khẩu hai loại hàng hoá có mức thuế thấp như nguyên liệu thô và hàng
hoá bán thành phẩm, còn mặt hàng công nghiệp có giá trị cao thì chịu thuế cao
hơn và vấn đề tìm kiếm thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến nền công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển. Do các
nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng công nghiệp có giá trị thấp,
không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp giá trị cao
9


và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước phát triển. Công nghiệp nội địa
của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội để phát triển.
Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải chịu
những tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên của
WTO:
Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển cùng
chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càng khan
hiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị. Sản lượng
lương thực của nhiều nước giảm đi rõ rệt.
Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trở nên rõ
rệt hơn. Các nước đang phát triển phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng dù tỷ lệ
tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại các khu vực
nông thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên. Sự phồn vinh
chỉ thấy được tại các khu vực thành thị.
Thứ ba, xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn bị

hạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống. Nhiều thành phố vì thế
đã trở nên quá tải, mật độ dân cư tăng lên quá nhanh ,đã khiến cho tình trạng ô
nhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông... tăng vọt.
Thứ tư, để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ bị
thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ
và phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nước
ngoài tự do tràn vào, gây ra các tác động xấu:
-

-

-

-

10

Các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để
cạnh tranh với các tập đoàn lớn, có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế
chân họ trên thị trường trong nước.
Hàng hoá hoặc dịch vụ nước ngoài có thể tràn ngập thị trường, thế chỗ
hàng hóa và dịch vụ nội địa do chúng có sức cạnh tranh cao hơn, như giá
rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.
Tình trạng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển gia tăng, do
các chính sách đãi ngộ cao của các nước phát triển, nhằm thu hút lao động
có trình độ cao sang làm việc cho họ. Nguồn nhân lực tại các nước đang
phát triển bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kĩ năng cao.
Quá trình tự do hoá thương mại đã kéo theo nhiều vấn đề, ảnh hưởng xấu
đến nền văn hoá, lối sống tại các nước đang phát triển, du nhập nhiều sách
báo, văn hoá phẩm không lành mạnh, làm cho nhận thức của người dân bị

sai lệch, do ảnh hưởng của lối sống nước ngoài; tình trạng xung đột bạo


lực ngày một gia tăng...Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng
khai thác bừa bãi, các chất độc hại của các khu công nghiệp thải ra môi
trường không kiểm soát được. Trong xã hội, tình trạng bất bình đẳng ngày
càng trầm trọng, người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi,
sự bất bình đẳng vốn đã ngấm ngầm trong xã hội về giai cấp, sắc tộc, màu
da... hiện nay càng trở nên rõ rệt và sâu sắc hơn bao giờ hết.
2 . Tác động của WTO với các nước ngoài khối.
Đặc biệt là triều tiên là một nước có nền kinh tế đóng với mức thu nhập bình
quân đầu người hàng năm vào khoảng 1,233 tỷ USD. WTO chủ yếu là các hiệp
định, các cam kết đã được kí kết giữa các thành viên về thương mại, Triều tiên
là nước kinh tế đóng lên không chịu nhiều tác động từ WTO.

11


CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM

Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương mại thế Giới (WTO). Từ đó đến này, người dân Việt Nam đã chứng
kiến nhiều diễn biến kinh tế phức tạp,có cái hay nhưng cũng không ít điều dở, từ
việc hội nhập này.
1.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt

được nhiều kết quả tích cực và quan trọng, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế, thu
hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu… Khát quát về tổng quan
tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 10 năm hội nhập WTO và làm rõ những vấn
đề đặt ra trong giai đoạn tới.
Nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh
hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ
công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm, nền kinh
tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%. Là thành tựu hết sức quan trọng,
nếu xét trong điều kiện rất khó khăn thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế
giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu…
Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì
đến năm 2015 con số này đã là 2.228 USD, dự kiến năm 2016 là 2.445 USD,
cao gấp gần 8,5 lần so với năm 1995. Sau 10 năm gia nhập WTO, GDP bình
quân đầu người đạt ở mức khả quan, bình quân là 1.600 USD đầu người, mức
sống của người dân đã được cải thiện. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển
dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.

12


Sau 10 năm gia nhập WTO, mức thâm hụt thương mại Việt Nam tuy được cải
thiện nhưng tỷ trọng của thâm hụt thương mại trên GDP và trên tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn cao. Điều này chứng tỏ, các nước đã tận dụng
tốt cơ hội trong hội nhập WTO để đưa hàng hóa vào Việt Nam ngày càng nhiều,
trong khi Việt Nam lại chưa tận dụng tốt cơ hội từ WTO mang lại.
Tóm lại, sau 10 năm hội nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát
triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
này chưa được cải thiện nhiều, dẫn đến hiệu quả thấp, tăng trưởng kinh tế phát
triển thiếu bền vững, nhiều vấn đề xã hội, môi trường chưa được giải quyết hiệu
quả.

2.

Tác động đến kim gạch xuất nhập khẩu.

Việc gia nhập WTO đã thúc đẩy hoạt động giao thương của Việt Nam với các
nước tăng lên. Xuất, nhập khẩu 10 năm qua đạt được những kết quả vượt trội
nhờ mở rộng thị trường. Nổi bật, năm 2015, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt
162,4 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007, tăng 8,1% so với năm 2014.
Đặc biệt đến năm 2016 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần,
từ 62,68 tỷ USD năm 2007 lên 165,65 tỷ USD năm 2015. 10 tháng đầu năm,
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 140,6 tỷ USD. Trong đó, các thị
trường nhập khẩu chủ yếu gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU
và Mỹ...

13


Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Tổng cục hải quan, trị giá hàng hoá nhập
khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10/2016 đạt gần 7,78 tỷ USD, tăng 5,9%
( tương ứng tăng 437 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 9/2016. Tính đến hết
ngày 15/10/2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 132,6 tỷ
USD, tăng 1,8% (tương ứng tăng gần 2,31 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Năm 2015, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 327,76 tỷ USD, tăng gấp
2,9 lần so với năm 2007.

Trong giai đoạn 2007 -2015, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vào các thị
trường trọng điểm, đặc biệt là các thị trường có FTA đều đạt mức tăng trưởng
cao.
14



Bên cạnh những cơ hội, kết quả đạt được, hoạt động thương mại cũng tồn tại
một sô hạn chế, thách thức trong giai đoạn 2007 – 2016. Kể từ sau khi gia nhập
WTO, thì ba năm gần đây (2012-2014) Việt nam mới có thặng dư cán cân
thương mại, chứ các năm khác đều là thâm hụt cán cân thương mại lớn. Cán cân
thương mại hàng hóa cả nước 2015 thâm hụt 3.54 tỷ,trái ngược so với xu hướng
thặng dư 2,37 tỷ của năm 2014.
Xét về tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và nhập khẩu thì giảm so với thời điểm
trước khi gia nhập WTO. Xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp
nhất cả giai đoạn. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mang tính chất quy luật, khi
quy mô xuất nhập khẩu ngay càng lớn thì giá trị xuất nhập khẩu tăng lên nhưng
tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
3.

Tác động đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Việc gia nhập WTO giúp tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến. Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế theo
hướng minh bạch và thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, mở cửa thị trường
hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm
tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Điều
này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt
Nam cũng như mạnh dạn hơn trong việc tăng vốn, mở rộng quy mô các dự án
đầu tư.
Theo báo cáo giám sát mới nhất của Ủy ban kinh tế Quốc hội ,sau khi gia nhập
WTO, huy động vốn đầu tư xã hội tiếp tục tăng về số tuyệt đối.Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đóng góp 21,7% tổng đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2014.
Trong khi đó, mức cao nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO là 30,9% năm
2008, thấp nhất là 21,6% năm 2012, nhưng vẫn vượt so với tỷ lệ trước khi gia
nhập tại 14,9% năm 2005 và 16,2% năm 2006.


15


Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), ĐTNN vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, gia tăng mạnh mẽ cả
về vốn thực hiện và vốn đăng ký.

Năm 2007, vốn FDI đăng ký có bước tiến vượt bậc với 21,3 tỷ USD, tăng 77,8%
so với năm 2006. Năm 2008 là năm thu hút đỉnh cao của đầu tư nước ngoài với
vốn đăng ký đạt trên 71,7 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2007, đây là năm
có số vốn FDI đăng ký cao nhất trong lịch sử thu hút ĐTNN vào Việt Nam. Sau
đó khi kinh tế thê giới gặp khủng hoảng vốn FDI giảm dần từ năm 2009 đến
năm 2011; tăng dần từ năm 2012 đến này và năm 2014 ở mức 21,9 tỷ USD.
Điều đó cho thấy quy mô của khu vực FDI được mở rộng nhanh chóng, trở
thành một nguồn lực quan trọng đối tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ
hậu WTO.

16


Là thành viên của WTO, cùng với việc xóa bỏ các rào cản về đầu tư, Việt nam
đã trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Thu hút ĐTNN đã có sự
phát triển vượt bậc kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO.
Gia nhập WTO là một cú hích mạnh cho FDI vào Việt Nam, có ý nghĩa không
chỉ ở khía cạnh sẽ đem lại một nguồn vốn bổ sung khổng lồ bên cạnh nguồn vốn
đầu tư huy động từ trong nước, mà thậm chí còn quan trọng hơn thế, có tác dụng
tích cực đến cải thiện năng suất và tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nhờ
tự do hóa các ngành từ trước đến nay đóng cửa với đầu tư nước ngoài (như

ngành dịch vụ, đặc biệt những ngành có hàm lượng trí thức cao - tiếp thị, quảng
cáo, tư vấn, quản lý, tài chính, bảo hiểm, tin học, thương mại điện tử, cung ứng,
phân phối - là cấu thành thiết yếu của một nền kinh tế tri thức mà VN đang theo
đuổi).
Tuy nhiện, bên cạnh việc có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng như vậy
nhưng tỷ lệ giải ngân rất thấp. Qua đó chứng tỏ rằng các nhà đầu tư nước ngoài
đã gặp nhiều khó khăn về vốn (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008) nên khả năng huy động vốn thấp. Điều này cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn sau 10 năm gia nhập WTO đạt mực độ thấp.

Tỷ lệ vốn FDI giải ngân thấp

4.

17

Tác động đến các doanh nghiệp trong nước.


Do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn yếu nên khi mở cửa thị
trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài vào (điển hình là từ đầu
năm 2009 đã mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài) thì
các doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh đặc
biệt là hoạt động xuất khẩu như sụt giảm lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu, sản
phẩm bị cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp
nước ngoài...
Do chưa am hiểu luật lệ thương mại quốc tế nên khi gia nhập WTO, các doanh
nghiệp Việt Nam đã bị các doanh nghiệp nước ngoài kiện bán phá giá (trong
thời gian qua đã diễn ra các vụ kiện bán phá giá cá basa, tôm...). Các vụ điều tra
phòng vệ thương mại gây ra những thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp xuất

khẩu của Việt Nam. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguy cơ này còn cao
hơn bởi Việt Nam hiện vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường trong
các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Một số doanh nghiệp chưa thực sự chủ động khai thác cơ hội Việt Nam được
hưởng quy chế tối huệ quốc khi trở thành thành viên chính thức của WTO để
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên WTO.

18


KẾT LUẬN
Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt
Nam có những bước phát triển đáng ghi nhận, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế,
thu hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu…
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chưa được cải
thiện nhiều, dẫn đến hiệu quả thấp, tăng trưởng kinh tế phát triển thiếu bền
vững, thâm hụt thương mại lớn.
Từ đó nhóm xin đưa ra một số giải pháp như sau:
-

-

19

Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Tập trung đầu tư cho các ngành
xuất khẩu chủ lực với các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao cấp độ chế
biến hàng tinh chế, có giá trị gia tăng cao; tạo nguồn nguyên phụ liệu cho
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Để làm được điều này, chúng ta nên phát triển các cụm, khu công nghiệp

phụ trợ bên cạnh các khu công nghiệp chuyên ngành chuyên sản xuất
nguyên phụ liệu, vật tư sản xuất để cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu
Chuyển hướng sản xuất và hình thành vùng nguyên liệu cho các ngành
đang có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu gỗ,…
Cải thiện hiệu quả đầu tư, thu hút có chọn lọc các dự án FDI, khuyến
khích tiết kiệm, giảm bội chi ngân sách nhà nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>2. />3. />4. />5. />6. />option=com_content&view=article&id=109:tr-em-di-14-tui-khong-btbuc-phi-i-m-bo-him
7. />8. Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế ( Học viên Chính sách và Phát triển )
1.

20



×