Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận bài tập tình huống trong dạy học sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.44 KB, 32 trang )

PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát
triển năng động của các nền kinh tế, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi con
người phải tích cực, năng động, phát huy được sức mạnh của chính mình.
Đứng trước xu thế chung của thời đại, một yêu cầu cấp bách đối với hệ thống
giáo dục và đào tạo ở nước ta là phải đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong đó người học phải đóng vai
trò tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của người
dạy. Hơn nữa, trong dạy học cần phải coi trọng việc rèn luyện các kỹ năng tư duy cho
học sinh nhằm góp phần đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu
của người lao động mới trong thời đại ngày nay
Một trong những phương pháp dạy học phát huy cao năng lực cá nhân của học
sinh là phương pháp dạy học bằng tình huống, bài tập tình huống. Từ việc giải quyết
các bài tập tình huống, học sinh sẽ không chỉ được trang bị kiến thức mà còn có năng
lực trong việc xử lý các tình huống sẽ gặp trong thực tế.
Trong phần sinh học cơ thể, các kiến thức liên quan đến thực tiễn khá nhiều
nhưng phần lớn với kiến thức của học sinh phổ thông, các em vẫn chưa thể giải thích
được, đây chính là điều chúng ta có thể khai thác để sử dụng trong các tiết dạy. Bằng
việc dẫn dắt học sinh vào bài mới thông qua các tình huống sẽ khơi gợi được trí tò mò,
hứng thú học tập và nhu cầu tìm đến tri thức để giải quyết vấn đề đặt ra.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế các bài tập tình huống
để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học chương VI-Sinh sản – Sinh
học 11, THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để khai thác nội dung kiến thức
chương IV -Sinh sản thuộc phần Sinh học cơ thể, sinh học 11 nhằm rèn luyện các kỹ
năng tư duy cho người học.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
1




Sưu tầm tài liệu có liên quan để hiểu rõ cơ sở lý luận về bài tập tình huống. Từ
đó tiến hành thiết kế và sử dụng bài tập tình huống một cách hiệu quả.
3.2. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với thấy cô, đồng nghiệp có hiểu biết và từng sử dụng bài tập tình
huống trong dạy học.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Tình huống và tình huống dạy học
1.1.1.1. Tình huống:
Xét về mặt tâm lý học: “Tình huống là một hệ thống những điều kiện bên
trong quan hệ với chủ thể, những điều kiện này tác động một cách gián tiếp lên tính
tích cực của chủ thể đó”.
Nói một cách khái quát hơn: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một
nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”.
Người ta phân biệt tình huống làm hai dạng chính :
 Tình huống đã xảy ra, đây là những tình huống đã xảy ra và được tích luỹ
lại trong vốn tri thức của loài người.
 Tình huống sẽ xảy ra (dự đoán), đây là những tình huống mà con người dự
đoán xảy ra trong tương lai.
1.1.1.2. Tình huống dạy học:
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ
thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mục đích

dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong
được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một số cách tiếp cận mới của tình huống
dạy học đó là tình huống mô phỏng hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân
của người đó, nhằm đạt mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình
huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hóa tạo nên tổ hợp các tình
huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng

3


này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình
chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học.
Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp,
chứa đựng mối liên hệ mục đích – nội dung – phương pháp theo chiều ngang tại một
thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức.
1.1.1.3. Yêu cầu của một bài tập tình huống tốt
- Về mặt nội dung:
+ Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
+ Bài tập tình huống phải mang tính giáo dục.
+ Tạo khả năng để học sinh đưa ra được nhiều đáp án.
+ Phải chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích.
+ Tạo được sự hứng thú cho người học.
+ Nêu ra được những vấn đề quan trọng, cốt lõi cho người học và phù hợp với
người học.
- Về mặt hình thức, bài tập tình huống phải:
+ Có cách thể hiện sinh động.
+ Có sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, ẩn danh.
+ Kết cấu rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
+ Có trọng tâm và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá

nhiều thông tin….
1.1.2. Phương pháp dạy học bằng tình huống:
Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ
chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án
giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra .
1.1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống
- Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri thức, kỹ
năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản
thân kỹ năng.
- Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một giải pháp
cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm)

4


- Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm theo ý thích
của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thich nghi, điều
tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống.
- Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức
nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống.
- Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
1.1.2.2. Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống
* Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia
tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết
vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình
bày... của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình
huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống
phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh.
Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.
* Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo,

trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời
gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có
kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp
để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên thực tế, không phải giáo viên nào
cũng hội đủ các phẩm chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh
do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương
pháp này.
1.1.3. Kỹ năng học tập của học sinh:
1.1.3.1. Kỹ năng
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được
trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo,
khéo léo trở thành kỹ xảo”.
5


Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên
nội dung ta đạt được mục tiêu.
Mục tiêu= Kỹ năng × Nội dung
Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo (nội
dung).
1.1.3.2. Các kỹ năng tư duy
Có các nhóm kỹ năng tư duy chính sau: Kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tíchtổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng suy luận.
Kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phân tích là sự phân chia trong tư duy một sự vật hiện tượng nào đó thành những
yếu tố cấu thành nên nó để giúp nghiên cứu sự vật hiện tượng đó có chiều sâu.
Để phân tích một sự vật hiện tượng nào đó cần thực hiện các bước sau
+ Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng
+ Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó
+ Xác định yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển.

+ Môi trường và điều kiện hoạt động.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy những yếu tố thành phần đối tượng thành
chỉnh thể nhằm nhận thức sự vật hiện tượng một cách toàn vẹn. Bởi vì các sự vật hiện
tượng trong tự nhiên tồn tại đồng thời các yếu tố đó và tổng hợp giúp người học nhận
thức đầy đủ nhất về sự vật hiện tượng.
Phân tích – tổng hợp là 2 mặt của 1 quá trình tư duy thống nhất, liên hệ mật thiết
với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng, từ đó có
phương hướng để phân tích đối tượng, về sau sự tổng hợp đầy đủ hơn, cao hơn.
Kỹ năng phân tích – tổng hợp có thể diễn đạt bằng sơ đồ, lời, bảng hệ thống,
tranh sơ đồ tùy theo từng loại kiến thức khác nhau.
Kỹ năng so sánh:
6


So sánh là sự phân tích đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng.
Tùy vào mục đích mà khi so sánh nặng về tìm đặc điểm giống nhau hay khác nhau.
Khi so sánh nên rèn luyện cho học sinh theo tuần tự các bước sau
Bước 1: Cho biết đối tượng cần so sánh
Bước 2: Xác định tiêu chí so sánh
Bước 3: Xác định những đặc điểm giống nhau
Bước 4: Xác định những đặc điểm khác nhau
Bước 5: Trả lời câu hỏi “ Tại sao có sự giống và khác nhau đó?”
Qua sự so sánh, học sinh phân biệt, hệ thống hóa, củng cố các khái niệm. đồng
thời đây cũng là 1 thao tác tư duy giúp người học tìm ra cái mới.
So sánh có thể đạt được bằng những hình thức như lời, bảng hệ thống, tranh – sơ
đồ, biểu đồ, sơ đồ logic.
Kỹ năng khái quát hóa:
Khái quát hóa là một hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom những đối tượng có
cùng thuộc tính và bản chất vào một nhóm là quá trình chuyển từ cái đơn nhất thành
cái chung.

Khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu trong sự hình thành những khái niệm mới.
Có các hình thức khái quát hóa sau:
+ Khái quát hóa sơ bộ: khi nhìn thoáng qua, tri giác thoáng qua
+ Khái quát hóa cục bộ: khi phát hiện ra dấu hiệu bản chất dẫn đến việc hình
thành khái niệm
+ Khái quát hóa chuyên đề: Dẫn tới lĩnh hội một hệ thống khái niệm về những đối
tượng cùng loại
+ Khái quát hóa tổng kết
+ Khái quát hóa liên môn
7


Kỹ năng suy luận:
Suy luận là một hình thức của tư duy, nhờ đó rút ra phán đoán mời từ một hay
nhiều phán đoán trước đó theo một quy tắc logic.
Có 3 yêu tố:
+ Tiền đề: là phán đoán xuất phát.
+ Kết luận: là phán đoán mới.
+ Lập luận: cách thức logic để rút ra kết luận.
Suy luận có 3 kiểu:
+ Suy luận quy nạp:
Là suy luận trong đó khái quát những tri thức của đối tượng thành tri thức chung,
đi từ cái riêng đến cái chung.
Trong Sinh học, suy luận quy nạp thường liên quan đến lý thuyết xác suất.
Có hai loại suy luận quy nạp: hoàn toàn và không hoàn toàn, trong đó suy luận
không hoàn toàn được ứng dụng trong Sinh học.
+ Suy luận diễn dịch:
Là suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ cái phổ biến đến cái cá biệt.
Trong dạy học Sinh học, suy luận diễn dịch là quá trình đi từ các khái niệm, các
quy luật đến các sự kiện, hiện tượng cụ thể.

Suy luận diễn dịch thường được sử dụng nhiều ở các lớp lớn
+ Suy luận loại suy. Là suy luận mà trong đó, suy luận ở kết luận có cùng cấp độ
với suy luận ở tiêu đề, người ta gọi đó là phép tương tự.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương “Sinh sản” phần Sinh học cơ thể–
Sinh học 11
1.2.1.1. Mục tiêu

8


- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính và hữu tính ở cấp độ cơ thể
+ Phân biệt được sinh sản vô tính và hữu tính, các kiểu sinh sản vô tính và hữu tính
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tư duy: phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát
hóa...
- Thái độ:
+ Thông qua chương giúp học sinh có cái nhìn khái quát về chiều hướng tiến hóa của
sinh giới.
+ Việc rèn luyện các kỹ năng góp phần giúp học sinh hứng thú hơn đối với môn học.
1.2.1.2. Nội dung
Chương “Sinh sản” phần “Sinh học cơ thể” bao gồm các bài:
A. Sinh sản ở thực vật
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 43: Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật
B. Sinh sản ở động vật
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

9


1.2.1.3. Cấu trúc

Sinh sản

Sinh sản vô tính

Sinh sản
phân đôi

Sinh sản
sinh
dưỡng

Sinh sản hữu tính

Sinh sản
bằng bào
tử

10

Tiếp hợp

Thụ tinh



Chương 2: Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện một số kỹ năng trong
dạy học chương IV Sinh Sản, Sinh học 11
2.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống:
- Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính
sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
- Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ
năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
- Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa
cho phép.
- Bài tập tình huống gồm 2 phần: tình huống và yêu cầu
2.2. Quy trình thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng
nhận thức:
2.2.1. Quy trình thiết kế:
Bước 1: Xác định các kỹ năng nhận thức cần rèn luyện cho học sinh
Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn: có từ câu phát biểu, câu trả lời của học sinh, dự
giờ, bài kiểm tra, từ đó phân tích câu trả lời đúng, sai? Vì sao lại sai?
Bước 3: Xử lý sư phạm, thiết kế tình huống
2.2.2. Quy trình sử dụng:
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống (các nhóm làm việc)
Bước 3: Cho học sinh thảo luận kết quả (thông báo kết quả)
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức

11


2.2.3. Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tu
duy trong dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11, THPT.:

2.2.3.1 Một số bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh
Bài tập 1: Bạn Nam cho rằng: Hình thức sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính
và bạn đã lập bảng với các tiêu chi so sánh giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
nhưng chưa hoàn thành bảng. Em hãy giúp bạn hoàn thành bảng nhé. Nếu em đồng
tình với ý kiến trên thì em hãy giải thích vì sao?
Tiêu chí so sánh

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm
Thế hệ bố mẹ
Nguồn gốc tế bào
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm
Thế hệ con
Ý nghĩa
Đáp án:
Tiêu chí so sánh

Sinh sản vô tính
Là hình thức sinh sản tạo ra
những cá thể mới giống hệt

Khái niệm

mình, không có sự kết hợp
giữa các giao tử đực và giao


Thế hệ bố mẹ

tử cái
Một cá thể

Là hình thức sinh sản có sự kết
hợp giữa giao tử đực và giao tử
cái tạo thành hợp tử phát triển
thành cơ thể mới
Thường là hai cá thể

Nguồn gốc tế bào

Tế bào sinh dưỡng

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Đặc điểm

Sinh sản hữu tính

Tế bào sinh sản
Nguyên phân, giảm phân, thụ

Không có sự tái tổ hợp vật

tinh
Có sự tái tổ hợp vật chất di


chất di truyền nên tạo nên

truyền nên tạo ra các tổ hợp

những cơ thể đồng nhất về

gen phong phú và đa dạng

12


Thế hệ con
Ý nghĩa

mặt di truyền
Sao lại nguyên văn đặc điểm
di truyền của bố, mẹ
Thích nghi với đời sống ít

Có những đặc điểm khác bố mẹ
Thích nghi với đời sống có

biến đối
nhiều thay đối
Sinh sản hữu tính tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính do:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống luôn biến đổi
+ Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền nên tạo ra các tổ hợp gen phong phú và đa dạng
tạo ra sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và
tiến hóa.

Bài tập 2:
Bạn Loan đã lập bảng so sánh sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật nhưng còn
nhầm lẫn một số chỗ. Em hãy sửa lại cho đúng?
Tiêu chí so sánh

Sinh sản hữu tính thực vật
- Giao tử đực và cái được

1. Hình thành giao tử

hình thành ngay sau khi giảm
phân

2. Thụ tinh

- Giao tử đực và cái chưa
hình thành sau giảm phân
mà qua nhiều lần nguyên
phân

Không có hiện tượng thụ tinh
kép
Hợp tử phân chia thành phôi
ngay sau khi thụ tinh, phôi sẽ

3. Phát triển phôi

Sinh sản hữu tính động vật

phát triển thành cơ thể mới

độc lập với cơ thể mẹ, qua
biến thái hoặc không qua
biến thành

Có hiện tượng thụ tinh kép
Hợp tử có thể ở trạng thái
không phân chia thành phôi
1 thời gian sau thụ tinh, phôi
sẽ phát triển thành thể bào tử
sống độc lập hoặc sống phụ
thuộc trên cơ thể mẹ không
qua biến thái.

4. Cấu tạo cơ quan sinh sản Đơn giản hơn

13

Phức tạp hơn


5. Mối quan hệ với sinh
sản vô tính trong chu kỳ
sống

Có sự xen kẽ sinh sản vô tình Có sự xen kẽ sinh sản vô
và hữu tính, không có sự xen tính và hữu tính chặt chẽ, có
kẽ thế hệ giao tử thể (n) và sự xen kẽ thế hệ giao tử thể
bào tử thể (2n)

(n) và bào tử thể (2n)


Sinh sản hữu tính thực vật

Sinh sản hữu tính động vật

Đáp án:
Tiêu chí so sánh

- Giao tử đực và cái chưa
1. Hình thành giao tử

hình thành sau giảm phân

- Giao tử đực và cái được hình

mà qua nhiều lần nguyên

thành ngay sau khi giảm phân

phân.
2. Thụ tinh

Có hiện tượng thụ tinh kép

Không có hiện tượng thụ tinh
kép

Hợp tử có thể ở trạng thái
không phân chia thành phôi


Hợp tử phân chia thành phôi

1 thời gian sau thụ tinh, phôi ngay sau khi thụ tinh, phôi sẽ
3. Phát triển phôi

sẽ phát triển thành thể bào tử phát triển thành cơ thể mới
sống độc lập hoặc sống phụ

độc lập với cơ thể mẹ, qua

thuộc trên cơ thể mẹ không

biến thái hoặc không qua biến

qua biến thái.

thành.

4. Cấu tạo cơ quan sinh sản Đơn giản hơn
Có sự xen kẽ sinh sản vô
5. Mối quan hệ với sinh

tính và hữu tính chặt chẽ, có

sản vô tính trong chu kỳ

sự xen kẽ thế hệ giao tử thể

sống


(n) và bào tử thể (2n)

Bài tập 3:

14

Phức tạp hơn
Có sự xen kẽ sinh sản vô tình
và hữu tính, không có sự xen
kẽ thế hệ giao tử thể (n) và
bào tử thể (2n)


Bạn Hoàng đang băn khoăn về ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con ở
động vật. Em hãy lập bảng giúp bạn so sánh tính ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng,
đẻ con nhé.
Đáp án:
Đẻ trứng
- Không mang thai nên con cái
không khó khăn khi tham gia các
Ưu điểm

hoạt động sống.
- Trứng thường có vỏ bọc chóng các
tác nhân bên ngoài

Đẻ con
Chất dinh dưỡng từ mẹ qua
nhau thai rất phong phú,
nhiệt độ của cơ thể mẹ phù

hợp với sự phát triển của
thai nhi. Phôi thai được bảo
vệ tốt nên tỷ lệ chết thấp.
Gây khó khăn cho mẹ vì
mang thai. Đồng thời tiêu

Nhược điểm

Tỷ lệ nở thường thấp khi môi trường

tốn nhiều năng lượng để

bất lợi

nuôi thai.

Dễ bị các động vật khác sử dụng làm

Sự phát triển của thai nhi

nguồn thức ăn

phụ thuộc vào sức khỏe của
mẹ.

Bài tập 4:
Để phân biệt các phương thức thụ tinh (dựa vào môi trường thụ tinh), An đã đưa ra các
tiêu chí như sau:
Tiêu chí


Thụ tinh ngoài

1. Khái niêm

2. Môi trường thụ tinh
3. Cơ quan giao phối
4. Hiệu suất thụ tinh
15

Thụ tinh trong


5. Bảo vệ và chăm sóc phôi
và con
6. Năng lượng tiêu tốn
7. Mức độ tiến hoá
Hãy giúp An hoàn thành bảng so sánh nhé.
Đáp án
Tiêu chí

Thụ tinh ngoài
Là hình thức thụ tinh mà

Thụ tinh trong
Là hình thức thụ tinh mà

1. Khái niêm

trứng gặp tinh trùng ở bên


trứng gặp tinh trùng ở bên

ngoài cá thể

trong cơ quan sinh dục cái

2. Môi trường thụ tinh

Môi trường nước

Trong cơ thể

3. Cơ quan giao phối

Không có cơ quan giao phối Có cơ quan giao phối

4. Hiệu suất thụ tinh

Thấp

Cao
Hợp tử được bảo vệ tốt, ít

5. Bảo vệ và chăm sóc phôi
và con

6. Năng lượng tiêu tốn

Hợp tử không được bảo vệ


chịu ảnh hưởng của môi

tỉ lệ hợp tử phát triển thành

trường ngoài tỉ lệ hợp tử

con thấp

phát triển thành con non

Tiêu tốn nhiều năng lượng

cao.
Tiêu tốn ít năng lượng hơn

trong việc hình thành số

trong việc hình thành trứng

lượng trứng lớn để thụ tinh
Tiến hoá thấp vì hiệu quả

để thụ tinh

thụ tinh thấp, tiêu tốn nhiều
7. Mức độ tiến hoá

năng lượng, phôi không
được bảo vệ, tỉ lệ sống sót
thấp.


Tiến hoá cao vì hiệu quả thụ
tinh cao, tiêu tốn ít năng
lượng hơn, phôi được bảo
vệ, tỉ lệ sống sót cao

Bài tập 5
Để so sánh sự hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật, giáo viên cho học sinh quan
sát hình ảnh về sự phát triển của hạt phấn và túi phôi:

16


Khi quan sát hình trên, một bạn học sinh đã đưa ra được các tiêu chí so sánh quá trình
hình thành hạt phấn và túi phôi : Tế bào ban đầu, diễn biến, số lần nguyên phân, kết
quả. Em hãy giúp bạn lập bảng so sánh với các tiêu chí trên nhé.
Đáp án:
Tiêu chí
Tế bào ban đầu
Diễn biến

Hình thành hạt phấn

Hình thành túi phôi

Tế bào mẹ hạt phấn (trong bao Tế bào mẹ túi phôi (trong
phấn)
Tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm

noãn)

Tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo

phân tạo 4 tế bào (n). Mỗi tế

4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến

bào (n) nguyên phân tạo 1 hạt

còn 1 tế bào nguyên phân 3 lần

phấn gồm:

liên tiếp tạo túi phôi gồm : 3 tế

+ Tế bào sinh sản về sau tạo

bào đối cực (n), 2 tế bào kèm

ra 2 giao tử đực (n).

(n), 1 tế bào trứng (n) và 1 tế

17


+ Tế bào sinh dưỡng (n) về
sau tạo ống phấn

Số lần nguyên phân


1 lần

3 lần

Từ 1 tế bào mẹ hạt phấn (2n)
cho ra 4 hạt phấn (n), mỗi hạt
phấn gồm: 1 tế bào sinh sản

Kết quả

về sau tạo ra 2 giao tử đực (n),
tế bào sinh dưỡng (n) về sau

Bài tập 6:

bào nhân cực (2n)

Từ 1 tế bào mẹ túi phôi cho ra
1 túi phôi gồm: 3 tế bào đối cực
(n), 2 tế bào kèm (n), 1 tế bào
trứng (n) và 1 tế bào nhân cực

(2n).
tạo ống phấn.
Nga cố gắng hoàn thành bảng nhưng vẫn còn một số chổ thiếu sót Hãy

giúp Nga điền vào những chổ còn thiếu nhé.
PHÂN BIỆT CÁC PHƯƠNG THỨC THỤ TINH
(THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO)
Phương thức


Đặc điểm

thụ tinh

Nhận xét mức độ

Sinh vật đại

tiến hoá và giải

diện

thích
Tiếp hợp
Tự thụ tinh

Trùng đế giày
Một cá thể có thể hình
thành cả giao tử đực và
giao tử cái, rồi giao tử
đực và giao tử cái của cá
thể này thụ tinh với nhau.

Thụ tinh chéo
Mục đích:

- Củng cố bài Sinh sản vô tính ở động vật và bài Sinh sản hữu tính ở

động vật.

- Đáp án
Phương thức

Đặc điểm

Nhận xét mức độ
18

Sinh vật đại


thụ tinh
Tiếp hợp

tiến hoá và giải

diện

thích
Hai cá thể áp chặt vào Chưa tiến hoá vì Trùng đế giày
nhau và tạo ra một cầu chưa có sự khác biệt
nối tế bào chất, qua cầu rõ về giới tính và
nối này diễn ra sự trao đổi chưa hình thành giao
nhân, ở đây có sự tổ hợp tử.

Tự thụ tinh

lại vật chất di truyền.
Một cá thể có thể hình Mức độ tiến hoá Bọt biển
thành cả giao tử đực và thấp vì vật chất di

giao tử cái, rồi giao tử truyền trong con ít
đực và giao tử cái của cá được đổi mới.

Thụ tinh chéo

thể này thụ tinh với nhau.
Giao tử đực và giao tử cái Mức độ tiến hoá cao Gà
được hình thành trên 2 cơ vì vật chất di truyền
thể khác nhau thụ tinh với trong con được đổi
nhau.

mới, dễ thích nghi.

2.2.3.2 Một số bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa
Bài tập 1:
Sau khi học xong về sự sinh sản hữu tính ở thực vật, một bạn đã phát biểu về hướng
tiến hóa trong sinh sản hữu tính của thực vật như sau:
+ Sinh sản hữu tính ngày càng chiếm ưu thế
+ Thụ tinh ngày càng ít phụ thuộc vào môi trường nước
Em có nhận xét gì về ý kiến trên?
Đáp án
Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở thực vật
- Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính.
- Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính:
19


+ Phân hóa giới tính: Cơ thể lưỡng tính cơ thể đơn tính.
+ Tự thụ phấn thụ phấn chéo.
+ Thụ tinh nhờ nước  thụ tinh không nhờ nước .

+ Thụ tinh thụ tinh kép
Bài tập 2:
Khi dạy khái niệm sinh sản vô tính, giáo viên đưa ra 4 ví dụ cụ thể như sau:
1. Lá cây thuốc bỏng  Cây thuốc bỏng
2. Hom sắn  Cây sắn mới
3. Cây đậu xanh ra hoa  quả  hạt  nảy mầm  cây đậu xanh mới
4. Củ khoai tây mọc mầm thành cây khoai tây mới.
Hãy chỉ ra hình thức sinh sản tương ứng với từng ví dụ? Từ đó em hãy nêu khái niệm
sinh sản vô tính là gì?
Đáp án
Sự tiến
sản hình thức 3 thuộc hình thức
Hình thức 1, 2 , 4 thuộc hình thức
sinhhóa
sảntrong
sinhsinh
dưỡng,
hữu tính ở động vật
sinh sản hữu tính.
Khái niệm sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp
nhất giữa giao tử dực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
Cơ quan sinh sản
Hình thức thụ tinh
Bài tập 3:

Bảo vệ phôi và
chăm sóc con

Một bạn lập sơ đồ về sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật nhưng còn thiếu.
Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ

Phân hóa

Trứng phát
triển lệ
thuộc môi
trường

Thụ tinh
ngoài

Trứng phát
triển ít lệ
Thụ tinh
20

chéo

thuộc môi
trường


Đáp án

Sự tiến hóa trong sinh sản
hữu tính ở động vật

Đáp án:

Cơ quan sinh sản


Chưa phân
hóa

Hình thức thụ tinh

Phân hóa
Thụ tinh

Tự thụ
tinh

Bảo vệ phôi và
chăm sóc con

Trứng phát
triển lệ
thuộc môi
trường

ngoài
Trứng phát
Cơ thể
lưỡng tính

Cơ thể đơn
tính

triển ít lệ
21 Thụ tinh


chéo

thuộc môi
trường

Đẻ trứng

Đẻ con


Thụ tinh
trong

Bài tập 4: Bạn Linh tóm tắt các hình thức sinh sản bằng sơ đồ như sau

Sinh sản phân đôi
Sinh sản vô tính
Sinh sản sinh dưỡng
Sinh sản

Sinh sản bằng bào tử
Tiếp hợp
Sinh sản bằng bào tử
Sinh sản hữu tính

Các em có nhận xét gì về sơ đồ trên?

Thụ tinh
Sinh sản phân đôi


Gợi ý phần trả lời: sơ đồ trên chưa
xáctính
Sinhchính
sản vô

Sinh sản sinh dưỡng
Sinh sản
Tiếp hợp
Sinh sản hữu
22 tính
Thụ tinh


Bài tập 5: Bạn Linh cho rằng hình thức sinh sản hữu tính ở động vật trải qua 3 giai
đoạn. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, bạn đã quên điền các giai đoạn đó. Em hãy
giúp bạn lập sơ đồ?
Gợi ý phần trả lời:

Hình thành tinh trùng và trứng

Thụ tinh

Phát triển phôi thành cơ thể
2.2.3.3 Một số bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tíchtổng hợp
Bài tập 1
Trước giờ Sinh học, cô giáo yêu cầu mỗi nhóm mang một số mẫu vật về sinh sản vô
tính, nhóm bạn Trâm đã chuẩn bị:
- Củ khoai lang để lâu ngày ở đất ẩm mọc thành cây con
- Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm đã mọc thành cây con ở các mắt
- Một hom sắn đã được vùi vào đất ẩm trước đó đang mọc chồi

- Một hạt đậu rơi xuống đất ẩm đang mọc thành cây con
- Dây rau má gồm nhiều cây con lớn nhỏ
- Hạt bắp mọc thành cây con

23


Nhóm bạn Trâm chuẩn bị như vậy đã đúng chưa? Tại sao? Vậy thế nào là sinh
sản vô tính?
* Gợi ý trả lời:
- Trong các ví dụ trên, ví dụ về hạt đậu và hạt bắp là không đúng. Vì cây cây
đậu, cây bắp sinh ra từ hạt, hạt là do noãn biến đổi thành sau khi thụ tinh, có sự kết hợp
giữa giao tử đực và cái. Những mẫu vật còn lại là sinh sản vô tính, vì cây con đã được
mọc ra từ một phần của cơ thể mẹ.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và
giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, giống nhau và giống mẹ.
Bài tập 2
Giờ kiểm tra, thầy giáo viết đề lên bảng: "Có người nói rằng, ở thực vật hạt kín
đã xảy ra sự thụ tinh kép và đó cũng chính là lựa chọn rất thông minh. Em suy nghĩ thế
nào về nhận định trên?”
Tèo bối rối chưa biết phải làm sao, em hãy giúp Tèo thử xem?
* Gợi ý trả lời:
- Thụ tinh kép vì cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh: một giao tử kết
hợp với noãn cầu thành hợp tử, một giao tử kết hợp nhân cực thành nội nhũ
- Tiền đề: Thụ tinh kép có sự tham gia của 2 tinh tử cùng lúc:
+ Tinh tử thứ nhất (n) + trứng (n)→ hợp tử (2n)
+ Tinh tử thứ hai (n)+ nhân cực (2n)→ nội nhũ (3n)
- Kết luận: Thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là sự lựa chọn thông minh của thực
vật trong quá trình tiến hóa
- Lập luận: Trên cơ sở kiến thức đã học về thụ tinh ở thực vật hạt kín, ưu điểm

của sinh sản hữu tính ở thực vật
Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 giao tử đực đều tham gia thụ tinh, một giao tử
(n) kết hợp với trứng (n) tạo hợp tử (2n), một giao tử khác kết hợp với nhân lưỡng bội
(2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Sự thụ tinh kép như vậy, thứ nhất sẽ tiết kiệm
vật liệu di truyền, thứ hai nhân tam bội hình thành nội nhũ nguồn cung cấp dinh
dưỡng dồi dào nuôi phôi (2n) phát triển cho đến khi nó có thể tự dưỡng đảm bảo cho
thế hệ sau sinh trưởng, phát triển tốt, có sức thích nghi với điều kiện môi trường sống
24


luôn thay đổi nhằm duy trì nòi giống sau này. Như vậy, thụ tinh kép thực sự là một lựa
chọn rất thông minh của thực vật trong quá trình tiến hóa.
Bài tập 3
Hai bạn Huyền và Mai đang tranh luận. Huyền nói: “Sinh sản hữu tính ưu việt
hơn sinh sản vô tính”. Mai lại cho rằng: “ Sinh sản vô tính mới ưu việt hơn vì tạo ra số
lượng con lớn từ một cá thể trong một thời gian ngắn”.
Với kiến thức về sinh sản em hãy cho biết ý kiến của ai đúng ? Tại sao?
* Gợi ý trả lời:
- Ý của Huyền rằng sinh sản hữu tính tiến hóa hơn đúng vì sinh sản hữu tính :
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống luôn biến đổi
+ Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền nên tạo ra các tổ hợp gen phong phú và đa
dạng tạo ra sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự
nhiên và tiến hóa.
Bài tập 4
Giờ kiểm tra 15 phút tiết, cô giáo cho sơ đồ sau và yêu cầu học sinh hoàn thành:
Hoa
?
Bao phấn
TB mẹ hạt phấn (2n)
Giảm phân


?Hoa

?

4 hạt Nhị
phấn
Bao phấn
?

?

Nếu em là một học sinh của lớp,TB
emmẹ
sẽhạt
làmphấn
thế (2n)
nào?
Sơ đồ sự hình thành hạt phấn
* Gợi ý trả lời:

Giảm phân

4 tế bào (n)

Nguyên phân 1 lần
4 hạt phấn

TB sinh sản (n)


25

TB ống phấn (n)

Sơ đồ sự hình thành hạt phấn


×