ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
Học phần: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG
DẠY – HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11
Cán bộ hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS. TS. Phan Đức Duy Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Lớp: Sinh K22
Huế, 11/2014
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là nền móng vững chắc để phát triển công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
sự phát triển, đầu tư cho tương lai”. Vậy làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách
hàng đầu? Làm thế nào để đào tạo được nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội và yêu cầu của sự nghiêp CNH- HĐH đất nước
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện
nay? Để trả lời cho những câu hỏi đó, ngành giáo dục - đào tạo cần thiết phải đổi mới,
cải cách để đào tạo nên những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng
tốt và vận dụng khéo léo kiến thức đã học vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự
nghiệp phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đòi hỏi người giáo viên (GV)
không những luôn phải trau dồi kiến thức mà còn phải tìm kiếm các phương pháp dạy
học phù hợp, tích cực… để giúp học sinh (HS) tự khám phá những nguồn tri thức mới,
chủ động chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Dạy học tình huống là một phương pháp dạy học tích cực, phát huy tốt các kỹ
năng học tập của học sinh. Với phương pháp này, học sinh sẽ được đặt vào một tình
huống trong đó việc xử lí tình huống không những hình thành ở các em tri thức mới
mà còn giúp các em củng cố, vận dụng khéo léo kiến thức vào thực tiễn. Từ đó, các kỹ
năng học tập sẽ dần dần được rèn luyện, nâng cao hơn, học sinh hứng thú hơn, hiệu
quả dạy học sẽ tốt hơn.
Trong chương trình Sinh học 11 - chương Sinh sản, kiến thức về sinh sản của cơ
thể được trình bày khá đa dạng với khá nhiều ứng dụng vào thực tiễn (các vấn đề:
giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô, sự điều hòa sinh sản và ứng dụng tăng năng suất
vật nuôi, điều chỉnh dân số, kế hoạch hóa gia đình…). Tuy nhiên, kiến thức có sự tách
biệt, rời rạc giữa động vật và thực vật. Việc sử dụng phối hợp các kỹ năng tư duy
thông qua giải quyết các bài tập tình huống sẽ giúp học sinh học hiểu sâu hơn, phân
biệt rõ hơn về các hình thức sinh sản cũng như sự tiến hóa của chúng, khả năng vận
dụng tốt kiến thức của học sinh vào vấn đề thực tiễn.
Phối hợp những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập
tình huống trong dạy học chương Sinh sản, Sinh học 11”.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
PHẦN NỘI DỤNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình huống, tình huống dạy học
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi
trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”.
Trong dạy học, tình huống là những tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn
đề là bài toán Ơristic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải có tác
dụng kích thích được tính tích cực trong học sinh. Giải quyết mâu thuẫn này chính là
sự lĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn mới tạo ra
nhu cầu, động cơ để giải quyết mâu thuẫn mới.
1.2. Bài tập tình huống dạy học
1.2.1. Bài tập tình huống dạy học là gì?
“Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể
xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải
bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được những kỹ năng cần
thiết”.
1.2.2. Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học
Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học là sự mâu thuẫn giữa nội dung
kiến thức truyền đạt và phương pháp truyền đạt kiến thức đó cho học sinh. Đó là cầu
nối rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn dạy học.
1.3. Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
1.3.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
- Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài tập
tình huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân các kỹ
năng.
- Bản thân bài tập tình huống mang tính chất gợi vấn đề.
- Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với bài tập tình huống chứ không
có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với bài tập tình huống.
- Việc đánh giá kiến thức và kỹ năng dựa trên hành động và thực tiễn.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
1.3.2. Ưu - nhược điểm của dạy học tình huống
* Ưu điểm:
- Là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của
học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ
năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày của học
sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới
nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp;
chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp
này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.
- Góp phần làm tăng tính thực tiễn của môn học, giảm nhiều rủi ro cho người
học khi tham gia thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp; nâng cao tính chủ động,
sáng tạo và hứng thú cho người học; cung cấp kinh nghiệm, cách nhìn và giải pháp
mới cho người dạy…
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất "dân chủ,
năng động và tập thể" để đạt được mục đích dạy học.
* Nhược điểm:
- Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ của
học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và
công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kỹ
năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để
giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng. Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng
hội đủ các phẩm chất trên.
- Cùng với sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và sự thụ động của học
sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng
phương pháp này.
1.4. Kỹ năng học tập của học sinh
1.4.1. Kỹ năng là gì?
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo,
khéo léo trở thành kỹ xảo”.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
Theo Nguyễn Đình Chỉnh: “Kỹ năng là một thao tác đơn giản hay phức tạp
mang tính nhận thức hay mang tính hoạt động chân tay nhằm thu được một kết quả”.
Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời
là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay.
1.4.2. Kỹ năng học tập là gì?
Theo các nhà tâm lý: “Kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có
kết quả các hành động học tập phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nhất định nhằm đạt
được mục đích, nhiệm vụ đề ra”.
Kỹ năng học tập được thể hiện thông qua cách thức thực hiện hành vi học tập
có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành
Một kỹ năng chỉ biểu diễn thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên
nội dung ta đạt được mục tiêu.
Mục tiêu = Kỹ năng X Nội dung
1.4.3. Một số kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng phân tích - tổng hợp
- Kỹ năng so sánh
- Kỹ năng khái quát hóa
- Kỹ năng suy luận
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
Chương II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG
DẠY - HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung của của chương sinh sản
Chương Sinh sản là chương cuối trong phần Sinh học cơ thể, thuộc Sinh học
11. Sinh sản cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của sự sống, giúp phân biệt
với vật chất vô cơ nói riêng, giữa thực vật, động vật nói chung, gồm hai phần:
Phần A. Sinh sản ở thực vật gồm:
- Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
Phần B. Sinh sản ở động vật gồm:
- Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
2.2. Hệ thống bài tập tình huống được thiết kế và sử dụng trong dạy học chương
Sinh sản- Sinh học 11.
2.2.1. Bài tập 1
Trước giờ Sinh học, cô giáo yêu cầu mỗi nhóm mang một số mẫu vật về sinh
sản vô tính, nhóm bạn Linh đã chuẩn bị:
- Củ khoai lang để lâu ngày ở đất ẩm mọc thành cây con
- Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm đã mọc thành cây con ở các mắt
- Một đoạn sắn đã được vùi vào đất ẩm trước đó đang mọc chồi
- Một hạt đậu rơi xuống đất ẩm đang mọc thành cây con
- Dây rau má gồm nhiều cây con lớn nhỏ
- Hạt bắp mẹ Linh trồng đang mọc thành cây con
Nhóm bạn Linh chuẩn bị như vậy đã đúng chưa? Tại sao? Vậy thế nào là sinh
sản vô tính?
* Mục đích:
- Dùng để dạy học mục I, II bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Rèn luyện kỹ năng phân tích- tống hợp, khái quát hóa cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
- Trong các ví dụ trên, ví dụ về hạt đậu và hạt bắp là không đúng. Vì cây cây
đậu, cây bắp sinh ra từ hạt, hạt là do noãn biến đổi thành sau khi thụ tinh, có sự kết
hợp giữa giao tử đực và cái. Những mẫu vật còn lại là sinh sản vô tính, vì cây con đã
được mọc ra từ một phần của cơ thể mẹ.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và
giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, giống nhau và giống mẹ.
2.2.2. Bài tập 2
Nghỉ hè, bố mẹ cho anh em Nam về thăm quê ngoại. Trước nhà ngoại là cây
hoa giấy to, hoa lòa xòa phủ kín hiên với đủ màu: hồng, trắng, cam, tím. Đứa em gái
thích thú nhìn thật lâu rồi tròn mắt lên hỏi: “ Anh ơi, sao có mỗi một cây mà được hoa
nhiều màu đẹp thế anh?”
Nếu là Nam, em sẽ trả lời em gái thế nào?
* Mục đích:
- Dùng để dạy, củng cố mục III. Phương pháp nhân giống vô tính, bài 41: Sinh
sản vô tính ở thực vật
- Rèn luyện kỹ năng phân tích- tống hợp cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
Ứng dụng phương pháp ghép cành: chọn một gốc cây hoa giấy đủ khỏe, lớn
làm gốc ghép; chọn các cành có màu sắc hoa muốn ghép sau đó tiến hành ghép cành
đã chọn lên gốc ghép.
2.2.3. Bài tập 3
Để phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, An đã thực hiện được như
sau thì cúp điện. Em hãy thay An hoàn thành nhé!
Tiêu chí Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Là hình thức sinh sản không có
sự kết hợp giữa các giao tử đực
và giao tử cái,con sinh ra từ một
phần của cơ thể mẹ
Thế hệ con Có những đặc điểm khác bố mẹ
Nguồn gốc Tế bào sinh dưỡng
Cơ sở tế bào
học
Nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
Đặc điểm di
truyền
Không có sự tái tổ hợp vật chất di
truyền nên tạo nên những cơ thể
đồng nhất về mặt di truyền
Thế hệ bố mẹ Thường là hai cá thể
Ý nghĩa
Thích nghi với đời sống ít biến
đối
* Mục đích:
- Dùng để dạy, củng cố bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
Tiêu chí Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Là hình thức sinh sản không có
sự kết hợp giữa các giao tử đực
và giao tử cái,con sinh ra từ một
phần của cơ thể mẹ
Là hình thức sinh sản có sự kết
hợp giữa giao tử đực và giao tử
cái tạo thành hợp tử phát triển
thành cơ thể mới
Thế hệ con
Sao lại nguyên văn đặc điểm di
truyền của bố, mẹ
Có những đặc điểm khác bố mẹ
Nguồn gốc Tế bào sinh dưỡng Tế bào sinh sản
Cơ sở tế bào
học
Nguyên phân
Nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh
Đặc điểm di
truyền
Không có sự tái tổ hợp vật chất di
truyền nên tạo nên những cơ thể
đồng nhất về mặt di truyền
Có sự tái tổ hợp vật chất di
truyền nên tạo ra các tổ hợp gen
phong phú và đa dạng
Thế hệ bố mẹ Một cá thể Thường là hai cá thể
Ý nghĩa
Thích nghi với đời sống ít biến
đối
Thích nghi với đời sống có nhiều
thay đối
2.2.4. Bài tập 4
Giờ kiểm tra, thầy giáo viết đề lên bảng: "Có người nói rằng, ở thực vật hạt kín
đã xảy ra sự thụ tinh kép và đó cũng chính là lựa chọn rất thông minh. Em suy nghĩ
thế nào về nhận định trên?”
Tèo bối rối chưa biết phải làm sao, em hãy giúp Tèo thử xem?
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
* Mục đích:
- Dùng để củng cố bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Rèn luyện kỹ năng phân tích- tống hợp, suy luận cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
- Thụ tinh kép vì cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh: một giao tử kết
hợp với noãn cầu thành hợp tử, một giao tử kết hợp nhân cực thành nội nhũ
- Tiền đề: Thụ tinh kép có sự tham gia của 2 tinh tử cùng lúc:
+ Tinh tử thứ nhất (n) + trứng (n)→ hợp tử (2n)
+ Tinh tử thứ hai (n)+ nhân cực (2n)→ nội nhũ (3n)
- Kết luận: Thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là sự lựa chọn thông minh của thực
vật trong quá trình tiến hóa
- Lập luận: Trên cơ sở kiến thức đã học về thụ tinh ở thực vật hạt kín, ưu điểm
của sinh sản hữu tính ở thực vật Hs thảo luận trả lời:
Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 giao tử đực đều tham gia thụ tinh, một giao tử
(n) kết hợp với trứng (n) tạo hợp tử (2n), một giao tử khác kết hợp với nhân lưỡng bội
(2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Sự thụ tinh kép như vậy, thứ nhất sẽ tiết kiệm
vật liệu di truyền, thứ hai nhân tam bội hình thành nội nhũ nguồn cung cấp dinh
dưỡng dồi dào nuôi phôi (2n) phát triển cho đến khi nó có thể tự dưỡng đảm bảo
cho thế hệ sau sinh trưởng, phát triển tốt, có sức thích nghi với điều kiện môi trường
sống luôn thay đổi nhằm duy trì nòi giống sau này. Như vậy, thụ tinh kép thực sự là
một lựa chọn rất thông minh của thực vật trong quá trình tiến hóa.
2.2.5. Bài tập 5
Hai bạn Lâm và Mai đang tranh luận. Lâm nói: “Sinh sản hữu tính ưu việt hơn
sinh sản vô tính”. Mai lại cho rằng: “ Sinh sản vô tính mới ưu việt hơn”.
Em đồng tình với ý kiến của ai? Tại sao?
* Mục đích
- Dùng để dạy, củng cố bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
- Đồng ý với Lâm rằng sinh sản hữu tính tiến hóa hơn vì:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống luôn biến đổi
+ Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền nên tạo ra các tổ hợp gen phong phú và đa
dạng tạo ra sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự
nhiên và tiến hóa.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
2.2.6. Bài tập 6
Giờ kiểm tra 15 phút tiết, cô giáo cho sơ đồ sau và yêu cầu học sinh hoàn
thành:
Nếu em là một học sinh của lớp, em sẽ làm thế nào?
* Mục đích:
- Dùng để dạy học, củng cố, kiểm tra- đánh giá bài sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
"'
?
3
456
? ?
7'56
785692:
5;
3
Sơ đồ sự hình thành hạt phấn
* Gợi ý trả lời:
2.2.7. Bài tập 7
Sau khi học xong bài “Sinh sản hữu tính ở động vật”, Hoàng nói với Hân:
"Trong quá trình tiến hóa, cũng như thực vật, động vật chuyển từ đời sống dưới nước
lên cạn sẽ gặp những trở ngại liên quan đến quá trình sinh sản. Việc khắc phục trở
ngại đó thể hiện trong quá trình tiến hóa của sinh sản hữu tính". Bạn Hoàng suy luận
như vậy có đúng không? Em có suy nghĩ gì về ý kiến này?
* Mục đích:
- Dùng để dạy, củng cố, kiếm tra – đánh giá sau khi học xong nội dung sinh sản
hữu tính ở động vật
- Rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
- Tiền đề: Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở thực vật
- Kết luận: Khi chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn, động vật sẽ gặp những
trở ngại liên quan đến quá trình sinh sản và nó khắc phục trong quá trình tiến hóa.
- Lập luận:
+ Chuyển lên cạn không có môi trường nước, chênh lệch nhiệt độ cao, nhiều
tác nhân gây hại hơn, ánh sáng mặt trời mạnh Trứng đẻ ra sẽ bị khô, dễ hư hỏng, bị
sinh vật khác làm thức ăn, phá hoại không thực hiện được thụ tinh ngoài.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
"'
+-
4<9:
456
79: 7=569:
7'56
785692:
5;
+*>5;?@
Sơ đồ sự hình thành hạt phấn
Động vật đã khắc phục: Chuyển hình thức thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong,
Cơ quan sinh sản phân hóa ngày một hoàn thiện, đẻ trứng có vỏ bọc dày (vỏ đá vôi
và protein) hoặc phôi phát triển trong cơ thể mẹ, phôi và con non được bảo vệ, chăm
sóc và nuôi dưỡng tốt hơn.
2.2.8. Bài tập 8
Giờ kiểm tra một tiết , cô giáo chiếu sơ đồ sau và yêu cầu cả lớp hoàn thành:
Sơ đồ sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật
Tý chưa hiểu rõ nên cứ loay hoay, em có thể hoàn thành giúp Tý không?
* Mục đích:
- Dùng để củng cố, kiếm tra – đánh giá sau khi học xong nội dung sinh sản hữu
tính ở động vật
- Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
ABC'D*EFGH
I
JK*' "L)
B
75MNOC
)5P
Q?
*HM
R
Sơ đồ sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật
2.2.9. Bài tập 9
RQ'<SP>G''GT'*>*@*H=
$
Sơ đồ cơ chế điều hòa quá trình sinh trứng ở động vật
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
ABC'D*EFGH
I
JK*' "L)
B
75MNOC
J'
5;C'
%;C'
UV
E
(
E
B
B
B
A
B
B
W
B
W
)5P
Q?
*HM
R
)5P
Q?
*HM
R
(X)
'C<
5M
OC
(X
GY<
O
C*M
V
Nếu là một học sinh của lớp, em sẽ làm như thế nào?
* Mục đích:
- Dùng để củng cố, kiếm tra – đánh giá sau khi học xong nội dung cơ chế điều
hòa quá trình sinh trứng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh
* Gợi ý trả lời:
Sơ đồ cơ chế điều hòa quá trình sinh trứng ở động vật
2.2.10. Bài tập 10
Nhà bé Dân có một con khỉ rất dễ thương. Dân thích lắm, rất muốn nó có thể
nhanh chóng sinh thêm nhiều con dễ thương như vậy. Nhưng bà nội nói rằng: “Khỉ
chỉ sinh mỗi lần một con thôi”. “ Ước gì em khỉ nhà mình có thể sinh 2, 3 con nhỉ!” –
Dân thở dài ao ước.
Em có cách gì giúp bé Dân toại nguyện không? Nếu có, cơ sở khoa học của
biện pháp đó là gì?
* Mục đích:
- Dùng để dạy, củng cố bài 47: “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có
kế hoạch ở người”
- Rèn luyện lỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
* Gợi ý trả lời:
- Sử dụng biện pháp đa thai nhân tạo
- Cơ sở khoa học: Dựa vào cơ chế điều hòa sinh trứng tiêm hormone thùy
trước tuyến yên để làm nhiều trứng chín, rụng lấy trứng ra ngoài, thụ tinh nhân tạo
cùng thời điểm nuôi cấy trong môi trường thích hợp để hợp tử phát triển thành
phôi cấy vào tử cung con cái( ở đây là khỉ cái)
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành tiểu luận, em đã thiết kế được 10 bài
tâp tình huống với mục đích rèn luyện các kỹ năng: phân tích-tổng hợp, so sánh, suy
luận, khái quát hóa trong chương Sinh sản, Sinh học 11
Từ những bài tập tình huống này giáo viên có thể sử dụng trong nhiều khâu
khác nhau của quá trình dạy học: dạy bài mới, củng cố, kiểm tra - đánh giá. Thông
qua bài tập tình huống, học sinh sẽ thích thú hơn, tích cực học tập, các kỹ năng tư duy
từ đó được hình thành và rèn luyện tốt hơn, hiệu quả học tập cao hơn.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Đức Duy, Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học, Trường ĐHSP
Huế.
2. Phan Đức Duy (2013), Bài giảng phát triển lý luận dạy học sinh học, Trường
ĐHSP Huế.
3. Trần Thị Kim Nhạn (2011), Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học
Sinh học 11, THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Huế.
4. Đỗ Minh Thành (2012), Phát triển kỹ năng tư duy cho học sinh trong dạy học
chương sinh sản – Sinh học 11, Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ.
5. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Trần Văn
Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2010), Sinh học 11 nâng cao, Nxb
Giáo dục, Quy Nhơn
6. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh,
Nguyễn Quang Vinh (2008), Sinh học 11 nâng cao sách giáo viên, NXB giáo dục.
!"#$% &&%'()#*"!"$+*,-+./0122